You are on page 1of 3

Chủ đề: “Vấn đề xúc cảm cá nhân?

Làm thế nào kiềm chế xúc cảm nếu nó mang tính
tiêu cực?”
Bài làm:
Xúc cảm là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt, ngắn, nhất thời, không ổn
định.Theo E.Izard có 8 loại xúc cảm làm nền tảng: hứng thú, hồi
hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm,
Kiềm chế xúc cảm đó là hành vi biết kiềm chế trong các tình huống xung đột, biết
cách kiềm chế cảm xúc hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình, không để những nhu
cầu, mong muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối.
có những cảm xúc thường được cho là tiêu cực như giận dữ hay xấu hổ, nhưng
chưa hẳn đúng vì trong nhiều trường hợp đây là những cảm xúc tích cực. Theo đó,
đánh giá tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tương tác giữa chủ
thể và môi trường, tình huống, hoàn cảnh cụ thể, đặc điểm văn hóa, phong tục,
tập quán… cảm xúc theo hướng cảm xúc dương tính – âm tính, trong đó cảm xúc
âm tính được hiểu là
những cảm xúc biểu hiện sự không thoả mãn nhu cầu, làm mất hứng thú, giảm
nghị lực như tức giận, buồn chán, lo âu… và những cảm xúc này ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình học tập và rèn luyện.
Một là ảnh hưởng đến tâm sinh lý sinh viên.
Về phương diện sinh lý, các cảm xúc có thể tạo ra những ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực. Theo Daparôgiét (1977), những phản ứng cảm xúc đều biểu
thị bằng những thay đổi sâu sắc của các quá trình thực vật (thở, tuần hoàn, tiêu
hóa), chính vì vậy những cảm xúc dương tính hay âm tính sẽ tác động đến các
Hai là ảnh hưởng đến học tập, rèn luyện của sinh viên.
Ba là ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của sinh viên.
Như vậy, kiểm
soát là gián tiếp hóa mối quan hệ của cá nhân với môi trường có tính đến những
nhu cầu của nhân cách và các thuộc tính khách quan của kích thích. Như là cơ
chế điều chỉnh các ham muốn, người ta so sánh kiểm soát với cơ chế tự vệ,
nhưng kiểm soát hoạt động trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi giải quyết bất cứ
nhiệm vụ nhận thức nào. Khái niệm kiểm soát có quan hệ chặt chẽ với khái niệm
nhận thức
sự kiểm soát được hiểu là “biết
làm chủ bản thân (kìm hãm, kìm nén những biểu hiện, phản ứng được cho là không
cần thiết hoặc có hại tùy từng trường hợp cụ thể) và biết cách phản ứng phù hợp”.
Qua tiếp cận nghiên cứu các công trình nói trên, nghiên cứu sinh cũng cho
rằng kiểm soát cảm xúc với cách tiếp cận tập trung vào nhận thức – hành vi là
chủ yếu, theo đó có thể khái quát các cách kiểm soát cảm xúc cơ bản gồm: “Điều
chỉnh phản ứng”, “Chuyển hướng chú ý”, “Giải quyết vấn đề”, “Tư duy tích
cực”, “Trao đổi với người khác” và “Chịu trách nhiệm”.
Thứ nhất, Điều chỉnh phản ứng là cách sinh viên thay đổi phản ứng phù
hợp để hạn chế hậu quả. “Điều chỉnh phản ứng” được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Kìm nén cơn nóng giận/Kìm nén cảm xúc và tiếp tục công việc.
+ Hít thở sâu để bình tĩnh lại.
+ Tự trấn an mọi chuyện đều ổn để lấy lại bình tĩnh.
+ Sau khi lấy lại bình tĩnh mới tập trung giải quyết vấn đề.
Thứ hai, Chuyển hướng chú ý là cách sinh viên hướng vào những hoạt
động tích cực để có thể khiến mình thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. “Chuyển hướng
chú ý” được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Giải trí, thư giãn như chơi thể thao, đi dạo, đi mua sắm, nghe nhạc, đọc
sách, chơi game, lướt web...
+ Suy nghĩ về những điều tốt đẹp, vui vẻ để không vướng bận cảm xúc tiêu cực.
57+ Làm điều mình thích để kéo giãn sự tập trung vào cảm xúc tiêu cực.
+ Tự nhủ chuyện xảy ra là bình thường, còn nhiều thứ để mình quan tâm.
Thứ ba, Giải quyết vấn đề là cách sinh viên đối mặt với vấn đề và tìm cách
giải quyết. “Giải quyết vấn đề” được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Tìm hiểu đã xảy ra chuyện gì, phân tích nguyên nhân.
+ Hình dung hậu quả nếu không kiểm soát cơn tức giận/sự buồn chán/sự lo âu.
+ Suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề.
+ Lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện.
Thứ tư, Tư duy tích cực là cách sinh viên đặt ra suy nghĩ của mình theo
hướng tích cực, lạc quan. “Tư duy tích cực” được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Cho rằng sự việc đã xảy ra nhưng vẫn có cách giải quyết.
+ Cho rằng bản thân là sinh viên công an, phải đảm bảo lễ tiết, tác phong,
điều lệnh.
+ Cho rằng mỗi người có nhiệm vụ riêng nên họ làm vậy là có lý do.
+ Học được bài học tốt cho bản thân qua tình huống xảy ra.
Thứ năm, Trao đổi với người khác là cách sinh viên tìm sự chia sẻ, khuyên
bảo của người khác. “Trao đổi với người khác” được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Điện thoại hoặc tìm gặp bạn bè hay người thân nói chuyện để giải tỏa
cơn giận/sự buồn chán/ sự lo âu.
+ Lắng nghe lời khuyên từ người khác để giải quyết vấn đề (giảng viên, cán
bộ chủ nhiệm lớp, bạn bè).
+ Đề nghị người khác giúp đỡ (giảng viên, cán bộ chủ nhiệm lớp, bạn bè...).
+ Thảo luận với người khác để giải quyết vấn đề (giảng viên, cán bộ chủ
nhiệm lớp, bạn bè...).
Thứ sáu, Chịu trách nhiệm là cách sinh viên nhận thức được trách nhiệm,
chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt. “Chịu trách nhiệm” được biểu hiện cụ thể:
+ Cho rằng cảm xúc là của bản thân, không đổ lỗi cho người khác.
+ Chấp nhận những điều mình không mong muốn.
+ Trấn an mình không sao, chấp nhận đối diện vấn đề.
58+ Cho rằng chuyện xảy ra là điều không tránh khỏi.

Kiểm soát cảm xúc luôn gắn liền với việc hiểu cảm xúc, nhận rõ diễn biến
cảm xúc. Theo đó, cảm xúc mạnh mẽ hay yếu sẽ tác động đến việc sinh viên sử
dụng cách kiểm soát nào. Đánh giá mức độ tức giận, buồn bã, lo âu cũng là kênh
thông tin dự báo thực tế sử dụng cách kiểm soát nào là tích cực, phù hợp. Nói
cách khác, tình trạng gia tăng cường độ của các cảm xúc âm tính sẽ chi phối đến
cách kiểm soát cảm xúc, thậm chí mất kiểm soát.

You might also like