You are on page 1of 35

CHƯƠNG 4:

HOẠT ĐỘNG
TÌNH CẢM
NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG


II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
III. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TÌNH CẢM.
I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. KHÁI NIỆM
2. ĐẶC ĐIỂM
3. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA XÚC CẢM TÌNH CẢM
4. VAI TRÒ CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM
5. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM
1. KHÁI NIỆM
* Xúc cảm, tình cảm là
thái độ của cá nhân đối
với hiện thực khách
quan có liên quan đến
sự thỏa mãn hay không
thỏa mãn nhu cầu của
cá nhân dưới hình thức
những rung cảm.
* GIỐNG NHAU GIỮA NHẬN
THỨC VÀ TÌNH CẢM

• Đều là hiện tượng tinh thần, hình


thành trong đầu óc con người và phản
ánh hiện thực khách quan.
• Đều chi phối, ảnh hưởng đến hoạt
động của con người
* KHÁC NHAU GIỮA NHẬN THỨC VÀ
TÌNH CẢM
NHẬN THỨC TÌNH CẢM
ĐỐI TƯỢNG PHẢN ÁNH Bản thân hiện thực Mối quan hệ giữa hiện
khách quan thực khách quan với
nhu cầu
PHẠM VI PHẢN ÁNH Rộng hơn Hẹp hơn

HÌNH THỨC PHẢN ÁNH Hình ảnh, biểu tượng, Rung cảm, xao xuyến,
khái niệm, phạm trù, bồi hồi…
quy luật, suy lý, phán
đoán…
TÍNH CHỦ THỂ Thấp hơn. Cao hơn, rõ rệt hơn.

QUÁ TRÌNH HÌNH Hình thành trước Hình thành sau


THÀNH
* Quan hệ giữa nhận thức và tình cảm.

Nguyên nhân

NHẬN THỨC TÌNH CẢM

Chi phối
2. ĐẶC ĐIỂM
• Xúc cảm – tình cảm là thái độ của cá nhân.
Thực chất, đó là những rung động bên trong
trước biến cố hoàn cảnh cũng như trạng thái cơ
thể.
• Xúc cảm, tình cảm có được là do hiện thực
khách quan tác động.
• Chỉ những đối tượng nào liên quan đến việc
thõa mãn hay không thõa mãn nhu cầu của con
người mới tạo nên xúc cảm, tình cảm.
3. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA XÚC
CẢM TÌNH CẢM

• TÍNH NHẬN THỨC

• TÍNH XÃ HỘI

• TÍNH ĐỐI CỰC

• TÍNH CHÂN THỰC CỦA XÚC CẢM

• TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA TÌNH CẢM


4. VAI TRÒ CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM
• Xúc cảm, tình cảm là động lực chi phối hoạt
động của con người.
• Xúc cảm, tình cảm làm tăng hoặc giảm sức
mạnh vật chất và và tinh thần của con người,
ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh lý
của cơ thể, đến sức khỏe của con người.
• Xúc cảm, tình cảm có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong công việc sáng tạo.
5. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA
XÚC CẢM – TÌNH CẢM
• Những động tác biểu hiện ra bên
ngoài:
- Lời nói: là phương tiện biểu cảm
quan trọng sâu sắc và chỉ có ở
riêng con người. Qua lời nói con
người biểu thị cảm xúc, tình cảm
của mình bằng ý nghĩa của câu,
bằng sự to nhỏ của lời nói, bằng
cách diễn đạt …
–Nét mặt: Là phương tiện biểu
đạt rõ nét và thường phơi bày
chân thực nhất tình cảm, qua
nét mặt chúng ta đọc được
nhiều ở người đang giao tiếp
với thái độ của họ.
–Điệu bộ: Thông qua các động
tác của tay chân, qua sự thay
đổi tư thế của thân thể, những
xúc cảm, tình cảm được bộc
lộ rõ rệt.
* Những thể hiện đa
dạng của thân thể:
Nghĩa là những biến
đổi đa dạng trong hoạt
động và trạng thái của
các nội quan: nhịp tim,
diện mạo, sắc mặt. (“đỏ
mặt tía tai”, “mặt vàng
như nghệ”… ).
II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA ĐỜI SỐNG
TÌNH CẢM

Tình
Xúc
cảm cảm
Màu sắc
xúc cảm
của cảm
giác
II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA ĐỜI SỐNG
TÌNH CẢM
1. Màu sắc xúc cảm
của cảm giác:
Là mức độ thấp
nhất, thường đi kèm
với cảm giác. Ví dụ
màu đỏ cho ta cảm
thấy rạo rực....
2. Xúc cảm:
- Là những rung cảm xảy
ra nhanh, mạnh, rõ rệt,
ngắn, nhất thời, hay thay
đổi, không ổn định.
Theo E.Izard có 8 loại
xúc cảm làm nền tảng:
hứng thú, hồi hộp, vui
sướng, ngạc nhiên, đau
khổ, căm giận, ghê tởm,
khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi...
- Cácloại xúc cảm:
+ Xúc động: là một dạng của xúc cảm có
cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời
gian ngắn và
xâm chiếm toàn bộ
hoạt động của con
người một cách
nhanh chóng.
+ Tâm trạng: là một dạng
khác của xúc cảm có
cường độ vừa phải hoặc
tương đối yếu, tồn tại
trong khoảng thời gian
tương đối dài, chi phối
hành vi của con người
trong suốt thời gian tồn
tại tâm trạng đó.
3. Tình cảm:
3.1.Khái niệm tình cảm:
- Đó là thái độ ổn định của con
người đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân. Nó
mang tính ổn định và là thuộc
tính tâm lý của nhân cách.
- So với các mức độ của đời sống
tình cảm đã nêu trên, tình cảm có
tính khái quát hơn, ổn định hơn
và được chủ thể ý thức một cách
rõ ràng hơn.
3.2. Sự khác nhau và quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm.
* Sự khác nhau:

XÚC CẢM TÌNH CẢM

- Có ở cả người và động vật - Chỉcó ở con người


- Là một quá trình hoặc trạng thái tâm -Là một thuộc tính tâm lý tương đối ổn
lý định
- Xuất hiện trước - Xuất hiện sau
- Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc - Có tính xác định và ổn định trong
vào tình huống điều kiện nhất định.
- Luôn ở trạng thái hiện thực - Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Thực hiện chức năng sinh vật (giúp - Thực hiện chức năng xã hội (giúp
cơ thể định hướng và thích nghi với con người định hướng và thích nghi
môi trường bên ngoài với tư cách là với mội trường xã hội với tư cách là
một cá thể) một nhân cách)
- Gắn liền với phản xạ không điều - Gắn liền với phản xạ có điều kiện,
kiện, với bản năng với hệ thống tín hiệu thứ hai
* Quan hệ giữa xúc cảm, tình cảm

• Những xúc cảm cùng loại là cơ sở để


hình thành nên tình cảm
• Tình cảm khi đã hình thành thì quay
ngược trở lại chi phối, định hướng
cho xúc cảm và thể hiện thông qua
xúc cảm.
* Quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm.

Hình thành

XÚC CẢM TÌNH CẢM

Chi phối
3.3. Các loại tình cảm cấp cao
• Tình cảm trí tuệ.
• Tình cảm đạo đức.
• Tình cảm thẩm mỹ.
• Tình cảm hoạt động.
• Tình cảm mang tính chất thế giới quan.
1. Quy luật về tính
hai mặt của đời sống
tình cảm:
Khi thỏa mãn một nhu
cầu nào đó thì một số nhu
cầu khác bị kìm hãm ức
chế. Điều đó tạo ra hai
thái cực trong đời sống
tình cảm con người. Đó
là tính hai mặt của đời
sống tình cảm.
III. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TÌNH CẢM.

2. Quy luật “lây lan”:


Xúc cảm, tình cảm có
thể lan truyền từ
người này sang người
khác.
3. Quy luật
“thích ứng”:
Một xúc cảm, tình
cảm nào đó được
lặp đi lặp lại nhiều
lần một cách không
đổi, thì cuối cùng sẽ
bị suy yếu, bị lắng
xuống. Đó là sự
“chai sạn” của tình
cảm.
4. Quy luật
“tương phản”:
Một xúc cảm,
tình cảm nào đó
có thể làm tăng
cường hoặc suy
yếu một xúc
cảm, tình cảm
khác đối cực với
nó.
5. Quy luật
“di chuyển”:
Xúc cảm, tình
cảm của con
người có thể lan
truyền từ đối
tượng này sang
đối tượng khác.
6. Quy luật “pha trộn”:
Ở một con người,
trong cùng một thời
điểm và đối với
cùng một đối tượng
có thể cùng tồn tại
hai hay nhiều cảm
xúc khác nhau,
thậm chí đối lập
nhau. Chúng không
loại trừ nhau mà
quy định lẫn nhau.
Thật

ảo
• Quy luật về sự hình
thành tình cảm:

Tình cảm được hình


thành từ những xúc
cảm cùng loại do quá
trình tổng hợp hóa,
động hình hóa, khái
quát hóa mà thành.
Câu hỏi tự ôn tập
1. Tình cảm là gì? Vai trò của tình cảm?
2. So sánh hoạt động nhận thức và tình cảm?
3. So sánh cảm xúc và tình cảm?
4. Tình cảm có bao nhiêu mức độn biểu hiện?
5. Các quy luật của đời sống tình cảm?

You might also like