You are on page 1of 62

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

(kèm theo Thông tư số: 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (học
phần II)
2. Tổng tín chỉ (số tín chỉ lý thuyết, số tín chỉ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo
luận): 03 tín chỉ
Số tiết lý thuyết Số tiết thảo luận, bài tập
30 15
3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Lý luận chính trị
4. Mô tả học phần:
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (học phần II) bao
gồm Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác- Lênin về phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa và Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội. Nội
dung của học phần là những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy
luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa và tất yếu sẽ dẫn tới sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất
mới đưa xã hội loài người chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (học phần II) là học
phần thứ hai của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
thuộc hệ thống các môn học lý luận chính trị trong chương trình đào tạo. Học
phần này dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác -
Lênin, từ đó nghiên cứu những quy luật kinh tế, xã hội khách quan, làm sáng tỏ
con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Đồng thời, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (học
phần II) còn là tiền đề để sinh viên tiếp tục nghiên cứu nội dung của môn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và
hiểu được nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng như vận dụng để học tốt các môn
khoa học pháp lý.
5. Mục tiêu học phần:
Sau khi học xong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin (học phần II), sinh viên có thể:
5.1. Về kiến thức:
+ Hiểu được nội dung cơ bản học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cụ thể :
- Hiểu được học thuyết giá trị của C.Mác.
- Hiểu được học thuyết giá trị thă ̣ng dư của C.Mác.
- Hiểu được học thuyết về chủ nghĩa tư bản đô ̣c quyền và chủ nghĩa tư bản đô ̣c
quyền nhà nước.
+ Hiểu được nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội. Cụ
thể :
- Hiểu được những nội dung về kinh tế, chính trị, xã hội trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
-1-
- Hiểu được những dự báo của chủ nghĩa Mác – Lênin về xã hội tương lai.
5.2. Về kỹ năng:
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu môn tư tưởng
Hồ Chí Minh và môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam và các
môn khoa học pháp lý.
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích được một số
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hô ̣i trong nước và quốc tế.
- Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống
hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận,
đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hô ̣i.
5.3. Về thái độ:
- Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá đường lối, chính sách, pháp
luâ ̣t của Đảng và Nhà nước Viê ̣t Nam.
- Củng cố niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.
- Tăng cường tính chủ động, tự tin, bản lĩnh cho sinh viên
- Đấu tranh chống những quan điểm sai trái
5.4. Các mục tiêu khác
- Hình thành và phát triển kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm;
- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;
- Phát triển kĩ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;
6. Nội dung học phần:
PHẦN 1. HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VÀ TIỀN TỆ
I. KINH TẾ HÀNG HÓA VÀ ƯU THẾ CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA
1. Sự chuyển hóa kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa
Sự chuyển hóa của kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa gắn liền với hai
điều kiện kinh tế - xã hội sau đây :
Một là, phân công lao động xã hội.
Hai là, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Đây là hai điều kiện kinh tế xã hội cần và đủ để kinh tế hàng hoá ra đời và
phát triển.
2. Ưu thế của kinh tế hàng hoá
Ra đời từ kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá phủ định kinh tế tự nhiên và có
ưu thế hơn hẳn kinh tế tự nhiên :
Thứ nhất, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng.
Thứ hai, động lực sản xuất mạnh nên nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Thứ ba, nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội được thoả mãn ngày càng
cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, kinh tế hàng hoá cũng có những mặt trái
như phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất, tiềm ẩn những khả năng
khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội…
II. HÀNG HOÁ
1. Hàng hoá và hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá
-2-
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó
của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi (mua bán).
1.1. Giá trị sử dụng của hàng hoá
Giá trị sử dụng của một hàng hoá là công dụng của nó hay khả năng thoả
mãn nhu cầu nào đó của người mua. Giá trị sử dụng của hàng hoá có các đặc
trưng:
- Do thuộc tính cơ, lý, hoá, sinh học của vật chất quyết định.
- Là phạm trù vĩnh viễn.
- Chỉ thể hiện khi tiêu dùng.
- Hàng hoá có thể có một hay nhiều công dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá là nội dung vật chất của của cải. Tạo ra ngày
một nhiều công dụng cho hàng hóa là mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu căn
bản bảo sự thành công trong kinh doanh của người sản xuất.
1.2. Giá trị của hàng hoá
Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh
trong hàng hoá.
- Giá trị hàng hoá có các đặc trưng :
+ Giá trị hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những
phương thức sản xuất có kinh tế hàng hoá.
+ Giá trị hàng hoá luôn phản ánh quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa
những người sản xuất hàng hoá.
- Nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hoá, cho phép rút ra mấy vấn đề có
tính phương pháp luận như sau:
+ Việc nghiên cứu giá trị được bắt đầu từ giá trị trao đổi, nghĩa là đi từ
hiện tượng bề ngoài, từ cái giản đơn, dễ thấy để lần mò ra vết tích của giá trị, cái
bản chất bên trong của sự vật. Theo đó, giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện
của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá
trị trao đổi thay đổi theo.
+ Hàng hoá (cho dù là hàng hoá thông thường hay đặc biệt) đều có hai
thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Thiếu một trong hai thuộc tính thì
không phải là hàng hoá.
+ Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị,
nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Như vậy, người bán bán được hàng, người mua mua được hàng đồng nghĩa
với việc lợi ích kinh tế của họ được thỏa mãn.
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Hàng hoá có hai thuộc tính không phải do có hai thứ lao động khác nhau
kết tinh trong nó, mà do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất hai
mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể) vừa mang tính chất trừu tượng
(lao động trừu tượng). C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt
trong lao động của người sản xuất hàng hoá.

2.1. Lao động cụ thể

-3-
Lao động cụ thể là lao động có ích biểu hiện dưới một hình thức cụ thể của
những nghề chuyên môn nhất định.
Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hoá khác nhau về giá trị sử
dụng. Nhưng giữa các hàng hoá đó có điểm chung giống nhau, nhờ đó mà hàng
hóa trao đổi được với nhau – đó là giá trị do lao động trừu tượng tạo nên.
2.2. Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá chỉ xét về
mặt tiêu tốn sức lực trong quá trình sản xuất.
Lao động trừu tượng có các đặc trưng sau:
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá.
+ Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, nghĩa là lao động trừu tượng
được coi là phạm trù chỉ trong kinh tế hàng hoá.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá mang chức năng khác nhau,
lao động cụ thể xem xét người sản xuất tạo ra hàng hoá gì, sản xuất như thế nào,
kết quả ra sao; lao động trừu tượng xem xét quá trình sản xuất, sức lao động của
người sản xuất hao phí nhiều hay ít.
Lao động cụ thể mang tính chất tư nhân là biểu hiện của lao động tư nhân,
lao động trừu tượng mang tính chất xã hội là biểu hiện của lao động xã hội. Lao
động tư nhân và lao động xã hội mâu thuẫn nhau: khi cung vượt quá cầu sẽ có
một số hàng hoá không bán được hoặc mức tiêu hao lao động cá biệt cao hơn
mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được thì hàng hoá cũng không tiêu thụ
được. Đây là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá.
3. Lượng giá trị của hàng hoá
3.1. Đo lường giá trị hàng hoá
Trong trao đổi, giá trị hàng hoá phải được đo lường (so sánh, xác định)
theo thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, cơ sở để trao đổi hàng
hoá cho nhau là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất một
hàng hoá trong điều kiện trung bình, với trình độ thành thạo trung bình và một
cường độ lao động trung bình. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá gần sát với thời gian lao động cá biệt của
người sản xuất cung cấp đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.
Cơ cấu lượng giá trị gồm ba bộ phận: Giá trị = c + v + m
Trong đó:
 c là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, bao gồm c1 là khấu hao giá trị
máy móc thiết bị và c2 là giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đã
hao phí.
 v là giá trị sức lao động hay tiền công.
 m là giá trị của sản phẩm thặng dư.
Cơ cấu giá trị cũng có thể bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ (c) + giá trị mới
(v + m).
Trong nền kinh tế tiền tệ, lượng giá trị vẫn được xác định theo thời gian
lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội) nhưng giá trị xã hội được đo lường bằng

-4-
thước đo tiền tệ nên gọi là giá cả thị trường. Nói cách khác, cơ sở để trao đổi
hàng hoá là giá cả thị trường.
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
Tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều
ảnh hưởng tới lượng giá trị của hành hoá. Chúng ta xem xét ba yếu tố cơ bản, đó
là năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của
lao động.
- Năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng
thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cùng trong một đơn vị thời gian
lao động, nhưng khối lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Như vậy,
giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như : (1) Sức khoẻ
của người lao động, (2) Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm
trong lao động, (3) Phạm vi tác dụng của tư liệu sản xuất, (4) Trình độ tổ chức
quản lý, (5) Các điều kiện tự nhiên. .v.v. . .Muốn tăng năng suất lao động phải tác
động vào các yếu tố trên.
- Cường độ lao động.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao
phí của lao động. Tăng cường độ lao động là tăng mức khẩn trương trong lao
động, về thực chất giống như kéo dài ngày lao động. Cho nên, tăng cường độ lao
động thì khối lượng hàng hoá tăng lên, tổng giá trị hàng hoá tăng lên, nhưng giá
trị một đơn vị hàng hoá không đổi.
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ
một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện, do vậy
trong một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra một lượng giá trị hàng hoá
lớn hơn lao động giản đơn. Trong trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn làm
đơn vị tính toán và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết, giản đơn trung bình.
III. TIỀN TỆ
1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đòi hỏi phải có một vật nào
đó làm môi giới trung gian trong trao đổi dẫn đến sự xuất hiện những vật “ngang
giá chung”. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với
nhiều hàng hoá khác, chúng đều có đặc điểm: quí, hiếm, có công dụng thiết thực,
dễ bảo quản và vận chuyển . .
Lúc đầu, vật ngang giá chung là những hàng hoá tiêu dùng cần thiết cho
từng bộ lạc, từng địa phương. Sau đó, vật ngang giá chung có ý nghĩa tượng
-5-
trưng như: vỏ sò, xương thú, vòng đá . . . Khi trao đổi hàng hoá được mở rộng và
trở thành nhu cầu thường xuyên của các dân tộc thì vật ngang giá chung được
gắn với kim loại.
Kim loại được sử dụng đầu tiên để làm vật ngang giá chung là “Kẽm”, sau
đó đến “Đồng” rồi đến “Bạc”. Đầu thế kỉ 19, với tính chất ưu việt của nó, “Vàng”
bắt đầu đóng vai trò vật ngang giá chung trong trao đổi. Khi vàng độc chiếm vai
trò là vật ngang giá chung trong trao đổi thì tên “vật ngang giá chung” được thay
bằng “ Tiền tệ”.
Từ những vật ngang giá chung là những hàng hoá thông thường đến tiền
tệ, sản xuất và trao đổi hàng hoá đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài. Trong
quá trình này, các vật ngang giá chung đã tự gạt bỏ lẫn nhau: những hàng hoá
làm vật ngang giá chung có giá trị thấp và mang sắc thái giá trị sử dụng được
thay thế bằng vật ngang giá chung có giá trị cao hơn và mang ý nghĩa tượng
trưng. Sự hoàn thiện từng bước của vật ngang giá chung được đánh dấu bằng sự
xuất hiện tiền tệ vào đầu thế kỉ 19 đã phản ánh trình độ sản xuất hàng hoá tiến bộ
vượt bậc so với thời kì trước và sự phong phú về số lượng, chủng loại hàng hoá
đưa ra lưu thông trên thị trường.
Khi vàng đóng vai trò tiền tệ, thế giới hàng hoá được được chia thành hai
cực đối lập: một bên là những hàng hoá thông thường, mỗi hàng hoá trực tiếp
biểu hiện giá trị sử dụng và chỉ có thể thoả mãn một hay một số nhu cầu nào đó
của con người; còn bên kia là Vàng – Tiền tệ, trực tiếp biểu hiện giá trị của mọi
loại hàng hoá khác nhau, vì tiền có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong
bất kỳ điều kiện nào, cho nên tiền có thể thoả mãn nhiều nhu cầu của người sở
hữu nó. Chính vì thế, Vàng – Tiền tệ được coi là một loại hàng hoá đặc biệt.
Như vậy, tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt được sử dụng làm vật ngang
giá chung để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác và
thực hiện trao đổi giữa chúng.
2. Bản chất của tiền tệ
- Về mặt bản chất, tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang
giá chung để đo lường giá trị của các hàng hoá khác, làm phương tiện để trao đổi
hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khản nợ nần. Bản chất này đã mang lại cho
tiền tệ một tính chất hết sức đặc biệt, đó là khả năng có thể đổi lấy bất cứ một
hàng hoá hay dịch vụ nào để thoả mãn nhu cầu của người chủ tiền tệ.
Vàng trở thành tiền tệ, bản thân kim loại này vốn là hàng hoá. Do đó, cũng
như các hàng hoá khác, hàng hoá tiền tệ cũng có hai thuộc tính cơ bản: giá trị sử
dụng và giá trị .
- Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu cho xã hội của
tiền tệ, nó là công dụng của tiền tệ. Tiền tệ có rất nhiều công dụng, trong đó có
công dụng quan trọng đặc biệt là làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông
cho cả thế giới hàng hoá. Vị trí này cho đến nay chưa có hàng hoá nào thay thế
được. Về vấn đề này, C. Mác đã viết “ Giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ
khi nó rút khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là phương
tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó” (1).

-6-
- Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm “sức mua của tiền tệ”, đó
là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá trong giao dịch. Tuy nhiên khái niệm
sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá
nhất định mà xem xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.
Nếu xếp tất cả hàng hoá trong xã hội vào một “giỏ” thì sức mua của tiền tệ được
phản ánh bằng khả năng mua được bao nhiêu phần của “giỏ” hàng hoá đó. Đây là
sức mua tổng hợp đối với tất cả các hàng hoá trên thị trường.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển cao độ với công nghệ ngân hàng hiện
đại, quan niệm về tiền tệ cũng có nhiều thay đổi. Thực tế cho thấy tiền không chỉ
là vàng, bạc hoặc giấy bạc ngân hàng mà là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung
trong việc thanh toán để giao nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
3. Chức năng của tiền tệ
Trong học thuyết của C.Mác, ông cho rằng, vàng đóng vai trò vật ngang
giá chung là tiền tệ, và Mác đã nêu lên 5 chức năng mà vàng – tiền tệ thực hiện
trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển, đó là:
- Chức năng thước đo giá trị.
- Chức năng phương tiện lưu thông.
- Chức năng phương tiện cất trữ.
- Chức năng phương tiện thanh toán.
- Chức năng tiền tệ thế giới.
Chức năng phương tiện đo lường giá trị
Chức năng phương tiện đo lường giá trị, là việc sử dụng tiền tệ làm đơn vị
đo lường giá trị của các hàng hoá, dịch vụ thay cho thước đo thời gian. Tiền tệ
cũng có giá trị nên nó làm được chức năng thước đo giá trị, cũng giống như dùng
quả cân để đo lường trọng lượng, dùng thước mét để đo độ dài . . . nhờ đó mà
việc trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi.
Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vận dụng chức năng thước đo
giá trị của tiền tệ để lựa chọn đối tượng sản xuất, lựa chọn các nguồn lực cho sản
xuất, lựa chọn nơi chốn tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời chức này đã giúp cho các
doanh nghiệp có thể hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
và qua đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh để chọn hướng đầu tư thích hợp.
Hơn nữa, ở tầm vĩ mô, trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng
thước đo giá trị đã được vận dụng để tính tổng mức GDP, GNP trong từng thời
kỳ. Từ đó, ngoài việc phục vụ cho cho quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc
dân còn giúp nhà nước đánh giá hiệu quả nền kinh tế để có biện pháp tận dụng
những nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Chức năng phương tiện trao đổi
Chức năng phương tiện trao đổi là việc tiền được dùng làm vật môi giới
trong trao đổi hàng hoá.
Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ có thể xuất hiện dưới
hình thức vàng thoi, bạc nén, tiền giấy, công cụ thanh toán như ngân phiếu,
thương phiếu, séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán hoặc sử dụng bút tệ dưới
hình thức chuyển khoản hay thanh toán bù trừ qua tài khoản.

-7-
Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ không chỉ làm cho quan
hệ giao dịch trở nên đơn giản, thúc đẩy nhanh lưu thông hàng hoá, mà qua quá
trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, còn giúp các chủ thể kinh
tế phát hiện những khiếm khuyết trong sản xuất (như mẫu mã, bao bì, kiểu dáng,
chất lượng hàng hoá) cũng như điều tiết cung - cầu hàng hoá trong từng khu vực
của nền kinh tế.
Chức năng phương tiện dự trữ giá trị.
Chức năng dự trữ giá trị là việc sử dụng tiền tệ để cất giữ sức mua qua thời
gian.
Ở mỗi quốc gia, việc dự trữ giá trị có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện
ngoài tiền, như : cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa . . . Những loại tài sản như
vậy có thể mang lại một mức lãi cao hơn cho người chủ sở hữu hoặc có thể
chống đỡ lại sự tăng giá so với giữ tiền mặt. Tuy nhiên, người ta vẫn giữ tiền với
mục đích dự trữ giá trị, bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra
các tài sản khác; còn các tài sản khác nhiều khi phải có thời gian và cần đến môt
chi phí giao dịch rất cao khi muốn chuyển đổi nó sang tiền. Điều này cho thấy,
tiền là một phương tiện dự trữ giá trị phổ biến bên cạnh các tài sản khác.
IV. CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ HIỆN
ĐẠI
1. Quy luật lưu thông tiền tệ
Khi nghiên cứu chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, C. Mác đã
phát hiện ra quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, được gọi là quy
luật lưu thông tiền tệ. Nội dung của quy luật này được phát biểu tổng quát như
sau: Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ
thuận với tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu
thông thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó.
Nội dung này, được diễn đạt qua công thức sau: Md = (P.Q ) / V
Trong đó : : - Md là số lượngtiền cần thiết cho lưu thông.
- P là mức giá cả.
- Q là khối lượng hàng hoá và dịch vụ đem ra lưu thông.
- V là số vòng lưu thông trung bình của tiền tệ.
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá tất yếu nảy sinh quan hệ mua - bán chịu
và do đó tiền có chức năng thanh toán. Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện
lưu thông, vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì khối lượng tiền cần
thiết cho lưu thông được xác định như sau:
1=[2–(3+4)+5]:6
Trong đó : 1 là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông;
2 là tổng giá cả hàng hoá dịch vụ trong lưu thông;
3 là tổng giá cả hàng hoá bán chịu chưa đến kỳ thanh toán;
4 là tổng giá cả hàng hoá khấu trừ cho nhau trong thanh toán;
5 là tổng giá cả hàng hoá bán chịu đến kỳ thanh toán;
6 là tốc độ quay vòng bình quân của tiền tệ.

-8-
Trong thực tế, cung và cầu tiền không bao giờ cân bằng, giữa Ms và Md
luôn luôn có một khoảng cách. Khoảng cách này có thể giả định bằng những tỉ số
sau:
- Giả sử : Ms = Md => Ms / Md = 1 có nghĩa là số lượng tiền trong lưu thông
bằng số lượng tiền cần thiết. Điều này biểu hiện tiền và hàng cân đối trong lưu
thông.
- Nếu Ms < Md => Ms / Md < 1 có nghĩa là tiền trong lưu thông ít hơn lượng
tiền cần thiết. Điều này biểu hiện tình trạng thiếu phát. Hàng hoá chậm tiêu thụ vì
thiếu phương tiện lưu thông.
- Nếu Ms > Md => Ms / Md > 1 có nghĩa là tiền trong lưu thông nhiều
hơn khối lượng tiền cần thiết. Điều này biểu hiện tình trạng lạm phát. Tuỳ theo
mức độ lạm phát cao hay thấp mà nó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật kinh tế phổ biến chi phối quá trình
vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, người ta vẫn vận dụng
quy luật lưu thông tiền tệ trong chống lạm phát, ổn định thị trường vĩ mô, điều
chỉnh đầu tư, dẫn dắt đầu tư, kích thích đầu tư phát triển. Lý luận về quy luật lưu
thông tiền tệ còn là cơ sở để hình thành thị trường tiền tệ, xây dựng các chính
sách tiền tệ trong quản lý kinh tế . . . Có thể nói, nắm vững quy luật lưu thông
tiền tệ có ý nghiã to lớn trong điều tiết vĩ mô, trong quản lý sản xuất kinh doanh
và cho phép lý giải nhiều hiện tượng kinh tế xã hội.
2. Quy luật giá trị.
2.1. Nội dung của quy luật giá trị
Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán cho xã hội. Cơ sở để các
chủ thể kinh tế trao đổi sản phẩm cho nhau đó là giá trị, cụ thể hơn là giá trị xã
hội. Giá trị xã hội mang trong nó lợi ích của cả người mua và người bán, họ đồng
ý trao đổi sản phẩm cho nhau có nghĩa là lợi ích của người bán và người mua
được thực hiện. Quan hệ này là quan hệ bản chất, mang tính phổ biến của kinh tế
hàng hoá nên được gọi là quy luật giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở
giá trị xã hội hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết .
2.2. Chức năng của quy luật giá trị
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều
nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của
các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh
trục giá trị. Sự vận động của giá cả thị trường xoay quanh trục giá trị của nó
chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Cơ chế này làm cho quy luật giá trị
có ba chức năng.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ ba, bình tuyển sự tiến bộ, đào thải sự lạc hậu, phân hoá người sản
xuất.

-9-
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa – kinh tế thị
trường. Từ khi nhân loại nhận thức còn đơn sơ về quy luật giá trị, con người đã
luôn hành động theo sự dẫn dắt của nó. Ngày nay, khi có hiểu biết ngày một sâu
sắc hơn kinh tế hàng hóa – kinh tế thị trường, việc vận dụng quy luật giá trị trở
thành nguyên tắc tuyệt đối trong hoạt động kinh tế.
Ở tầm vi mô, các chủ thể kinh tế luôn vận dụng quy luật giá trị để nâng cao
hiệu quả việc thực hiện các chức năng kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào, sản xuất cho ai) và nâng cao hiệu quả việc quản trị rửi ro. . .
Ở tầm vĩ mô, nhà nước vận dụng quy luật giá trị để điều tiết sản xuất, điều
tiết lưu thông, phát triển thị trường công nghệ . . .; Nhà nước vận dụng quy luật
giá trị qua việc định giá tối đa (Pmax), giá tối thiểu (Pmin) để hỗ trợ cho người
tiêu dung và người cung ứng . . .Có thể nói, nhà nước vận dụng quy luật giá trị để
can thiệp trực tiếp và gián tiếp nhằm ổn định thị trường kinh tế vĩ mô.
3. Quy luật cung - cầu
Sự tác động qua lại giữa cung và cầu hình thành nên giá cả thị trường, đến
lượt nó, giá cả thị trường tác động ngược lại dẫn dắt cung cầu, mối quan hệ này
được coi là nội dung quy luật cung cầu
- Cầu về một loại hàng hoá là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội.
Quy mô của cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: giá cả của chính hàng
hoá đó, thu nhập của dân cư, sức mua của đồng tiền, sở thích hay thị hiếu của
người tiêu dùng . . . Có thể thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số:
Qd = f (A, B, C, D, E . . .)
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thì giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
- Cung về một loại hàng hoá là tổng số hàng hoá có ở thị trường.
Cung phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: giá cả của chính hàng hoá đó, trình
độ kỹ thuật công nghệ và theo đó là chi phí sản xuất, số lượng doanh nghiệp
trong ngành, dự kiến giá cả trong tương lai của sản phẩm . . . Có thể thể hiện mối
quan hệ trên dưới dạng hàm số
Qs = f (a, b, c, d,. . .)
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến cung thì giá cả có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.
- Cung và cầu có mối quan hệ biện chứng qua giá cả. Cầu xác định cung
và ngược lại cung xác định cầu.
Quy luật cung cầu là một trong những quy luật kinh tế chủ yếu của nền
kinh tế thị trường. Nắm vững quy luật cung cầu không chỉ cho phép vận dụng
vào quản lý vĩ mô nền kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô mà còn
lý giải được nhiều hiện tượng kinh tế xã hội.
4. Quy luật cạnh tranh
Đặc trưng chủ yếu của kinh tế hàng hoá – kinh tế thị trường là cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự thi đua, ganh đua, đấu tranh về mặt kinh tế giữa các chủ
thể để giành dật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
hàng hoá và dịch vụ, nhằm thu được lợi ích nhiều nhất. Cạnh tranh là động lực, là
nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan trong kinh tế thị trường.
-10-
Mục tiêu của cạnh tranh đối với người sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận
cao, với người tiêu dùng là gia tăng lợi ích trong tiêu dùng.
Đối tượng cạnh tranh rất đa dạng, từ việc cạnh tranh chiếm hữu các nguồn
nguyên liệu, giành dật các nguồn lực sản xuất đến cạnh tranh về khoa học - công
nghệ; cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp
đồng, các đơn đặt hàng .v.v..
Phương tiện cạnh tranh cũng rất phong phú, đó là kỹ thuật – công nghệ, là
chi phí sản xuất và giá cả, là số lượng và chất lượng hàng hoá, là số lượng và chất
lượng các dịch vụ như: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, thanh toán và bằng các thủ
đoạn kinh tế và phi kinh tế.
Cạnh tranh được chia thành nhiều loại. Cạnh tranh giữa người mua và
người mua, loại này làm cho giá cả có xu hướng tăng lên. Cạnh tranh giữa người
bán và người bán, loại này làm cho giá cả có xu hướng giảm xuống. Cạnh tranh
giữa các ngành để tìm nơi đầu tư có lợi nhất đã làm xuất hiện tỷ suất lợi nhuận
bình quân, làm thay đổi giá trị thị trường của ngành hàng và theo đó là thay đổi
giá cả.
Cạnh tranh có vai trò rất to lớn. Nó buộc các chủ thể kinh tế phải thường
xuyên phát triển kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, làm thay đổi chi phí sản xuất,
giảm giá trị thị trường của ngành hàng, kéo theo giá cả thị trường giảm xuống; nó
cũng đòi hỏi người sản xuất kinh doanh phải năng động, nhạy bén, thường xuyên
cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh để đạt hiệu quả cao. Đặc biệt con
người – chủ thể tối cao của nền kinh tế, cạnh tranh đòi hỏi họ phải không ngừng
hoàn thiện mình thông qua chế độ học tập suốt đời, nếu không muốn bị đào thải.
Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng để lại những hệ lụy: Cạnh
tranh làm cho con người luôn căng thẳng, liên tục phải đối phó với đủ loại sức ép
của đối thủ; nó cũng làm xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng dỏm, lậu thuế, trốn
thuế, lãng phí, tham nhũng, làm băng hoại các giá trị đạo đức, truyền thống . . .
Để hạn chế tình trạng này, một mặt nhà nước phải tăng cường điều tiết kinh tế vĩ
mô bằng pháp luật; mặt khác phải giáo dục sự tự trọng và liêm sỉ cho doanh
nhân, đồng thời tăng hiểu biết và sự lựa chọn cho người tiêu dùng, coi đó là
những phương cách để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Khi người mua
khôn ngoan thì kẻ bán cũng buộc phải đứng đắn mới mong có được khách hàng.
Trên đây là các quy luật kinh tế chủ yếu chi phối quá trình vận động và
phát triển của nền kinh tế hàng hóa – kinh tế thị trường.
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 06 tiết
 Số tiết thảo luận, bài tập: 03 tiết
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2016 (Chương IV).
- Học thuyết kinh tế Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ
biên : Ngô Đạt, Nxb. Lao động, 2013 (Chương 1).
-/-

-11-
CHƯƠNG II. LÝ LUẬN VỀ TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thức xuất hiện
đầu tiên của tư bản. Nhưng không phải bản thân tiền tệ là tư bản, nó chỉ trở thành
tư bản trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định: Một là, người chủ tiền tệ
phải có lượng tiền đủ lớn và sử dụng nó vào mục đích kinh doanh để kiếm lời;
Hai là, quan hệ thuê mướn lao động phải là quan hệ lao động phổ biến trong nền
kinh tế xã hội.
Tiền trong vai trò tư bản vận động theo công thức : T – H – T’ (2), trong
đó T’= T + t .
Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng vào mục đích kinh
doanh để tìm kiếm giá trị thặng dư. T – H – T’ được gọi là công thức chung của
tư bản, vì mọi tư bản (tư bản sản xuất, tư bản thương mại, tư bản ngân hàng) đều
vận động dưới dạng khái quát này.
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Mâu thuẫn của công thức chung biểu hiện ở chỗ: giá trị thặng dư vừa sinh
ra trong lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông; vừa sinh ra ngoài
lưu thông, lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. C.Mác là người đầu tiên phân
tích và giải quyết mâu thuẫn này bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.
2. Hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người. Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất.
Nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:
Một là, người có sức lao động phải là công dân tự do (được tự do về thân
thể), nghĩa là có quyền đem bán sức lao đông như một hàng hóa, nói cách khác là
họ được tự do đi làm thuê.
Hai là, họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác. Trong điều kiện
đó, họ buộc phải đi làm thuê tức bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông
thường, nhưng có đặc điểm riêng.
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng xác định bằng số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nhưng giá trị sức lao động
được quy về giá trị toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái tạo ra năng lực
lao động của chính người lao động và duy trì cuộc sống của gia đình họ. Giá trị
hàng hóa sức lao đông khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu
tố tinh thần và yêu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ,
từng nước kể cả điều kiện địa lý, khí hậu. Giá trị hàng hóa sức lao động khi biểu
hiện bằng tiền được gọi là tiền công hay tiền lương.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người mua để sử dụng vào quá trình sản xuất. Nhưng khi tiêu dùng lại chính
là quá trình lao động, quá trình này sẽ tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của
bản thân nó (tiền công). Đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư.

-12-
II. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất. Vì vậy, để sản
xuất, nhà đâu tư phải mua yếu tố sản xuất gồm tư liệu sản xuất và sức lao động.
Giả định việc mua bán đúng giá trị. Ví dụ, nhà tư bản đầu tư sản xuất sợi :
+ Mua 10 kg bông hết 10 đô la.
+ Thuê 01 công nhân làm việc trong 10 giờ với tiền công là 3 đô la.
+ Để chuyển hết 10 kg bông thành sợi, hao mòm máy móc là 2 đô la.
Giả sử trong 5 giờ, bằng lao đông cụ thể, người công nhân chuyển hết 10
kg bông thành sợi và giá trị của bông được chuyển vào sợi là 10 đô la. Bằng lao
động trừu tượng người công nhân tạo thêm lượng giá trị mới là 3 đô la. Tổng giá
trị hàng hóa sợi là 15 đô la.
Nếu ngày lao động chỉ là 5 giờ thì nhà tư bản không có lợi gì khi tiến hành
đầu tư. Nhưng nhà tư bản thuê công nhân là để làm việc trong 10 giờ, chứ không
phải 5 giờ. Do vậy, trong 5 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản chỉ phải chi phí 10
đô la để mua 10 kg bông và 2 đô la hao mòn máy móc, còn tiền công không phải
chi trả nữa. Tương tự như 5 giờ đầu, nhà tư bản lại có số lượng sợi với giá trị 15
đô la và hàng hóa sợi được tạo ra trong 10 giờ có giá trị là 30 đô la.
Như vậy, trong một ngày lao động 10 giờ, nhà tư bản đã chi phí:
+ Mua 20 kg bông, giá 20 đô la (kí hiệu là C2);
+ Hao mòn máy móc là 4 đô la (kí hiệu là C1);
+ Tiền công lao động là 3 đô la (kí hiệu là V ).
Tổng cộng là 27 đô la (kí hiệu là K).
Nếu bán đúng giá trị, doanh thu sẽ là 30 đô la, trừ đi chi phí là 27 đô la,
nhà tư bản thu được tiền lời là 3 đô la. Đó chính là giá trị thặng dư (kí hiệu là m).
Theo kí hiệu trên, cấu tạo của hàng hóa sợi sẽ là : 24C + 3V + 3m = 30 (đô
la). Từ đó, có thể kết luận là: giá trị thặng dư là phần giá trị mới do lao động của
người công nhân tạo ra trong sản xuất và thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư.
2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sản xuất, không thay đổi về
lượng trong quá trình sản xuất được gọi là tư bản bất biên, kí hiệu là C.
Bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị sức lao động (dùng để mua sức lao
động – tiền công) đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là
tư bản khả biến, kí hiệu là V.
Việc chia tư bản thành C và V là để khẳng định một lần nữa rằng chỉ có
lao động của người công nhân mới tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư nói lên trình độ sản
xuất ra giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm giữa số
lượng giá trị thặng dư (m) mà người công nhân tạo ra với tư bản khả biến (v) hay
tiền công mà họ nhận được. Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên năng lực tạo ra giá trị
thặng dư của một công nhân và được tính bằng công thức sau:
m
m’= v
.100% .
-13-
t'
Công thức này còn có dạng : m’= t
.100%
Trong đó : - t là thời gian lao động tất yếu.
- t’ là thời gian lao động thặng dư
Ví dụ: ngày lao động của công nhân là 10 giờ. Trong ngày lao động, người
công nhân tạo được một lương giá trị là 10 USD. Giá trị sức lao động một ngày
5
(tiền công) là 5 USD, vậy giá trị thặng dư là 5 USD. Do đó: m’= .100% =
5
100%.
Theo ví dụ này, thì một nửa ngày công nhân làm việc cho mình và một nửa
ngày còn lại làm việc để tạo ra giá trị thặng dư cho chủ đầu tư.
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà tư bản thu
được trong một thời gian nhất định và đựợc tính theo công thức:
m
M = m’. V hoặc M = v
.V
Trong đó:
V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian sản xuất (tổng tiền
công trả cho công nhân).
Khối lượng giá trị thặng dư tuỳ thuộc và tỷ lệ thuận vào cả hai yếu tố m’
và V. Khối lượng giá trị thặng dư nói lên trình độ sản xuất giá trị thặng dư của
doanh nghiệp.
4. Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch
Giá trị thặng dư tuyệt đối, là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày
lao động quá giới hạn thời gian lao động tất yếu. Nghĩa là ngày lao động kéo dài
ra trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động (tiền công) và thời gian lao
động tất yếu không đổi.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời
gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản
xuất 14ung14 liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được
thời gian lao động thặng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường
độ lao động vẫn như cũ.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng
công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng
hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số đông các doanh nghiệp trong ngành
hàng đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư
siêu ngạch của doanh nghiệp không còn nữa.
Trong từng doanh nghiệp giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm
thời, nhưng trong phạm vi xã hội nó lại thường xuyên tồn tại. Giá trị thặng dư
siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà đầu tư đổi mới kỹ thuật công
nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ cạnh tranh. C.Mác gọi
giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
5. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Bản chất kinh tế của tiền công (tiền lương) là sự thể hiện bằng tiền của giá
trị sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động (Thế nhưng, trong thực tế

-14-
người ta vẫn gọi vắn tắt là tiền công lao động, là tiền công của dịch vụ lao động).
Có hai hình thưc tiền công :
- Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tính theo thời gian
lao động của công nhân dài hay ngắn.
- Tiền công tính theo sản phẩm hay lương khoán là hình thức tiền công
tính theo số lượng sản phẩm làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong
môt thời gian nhất định.
Cả hai hình thức tiền công nêu trên mới chỉ là biểu hiện của tiền công danh
nghĩa. Cần phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động. Đó là lượng tiền mà người công nhân nhận được hàng tháng hoặc
hàng tuần.
- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tư
liệu tiêu dung mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
6. Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Toàn bộ sự phân tích trên cho thấy tư bản là một quan hệ xã hội, là quan hệ
sản xuất, thể hiện mối quan hệ cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai câp công nhân
làm thuê. Với nhà tư bản, mục đích trực tiếp của họ là mưu cầu giá trị thặng dư.
Không có giá trị thặng dư, không có hoạt động đầu tư tư bản. Cho nên Mác rất có
lý khi khẳng định, quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản là quy luật sản xuất giá
trị thặng dư. Sản xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường
xuyên thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động và phát triển.
Mở rộng không gian phân tích theo logic của Mác, ta thấy quy luật sản
xuất giá trị thăng dư thực sự là sự vươn xa nối dài, là biểu hiện của quy luật giá
trị về mục đích của người sản xuất hàng hóa, là đặc trưng của một xã hội phát
triển theo kinh tế thị trường. Mặt khác, sản phẩm thặng dư gắn liền với toàn bộ
tiến trình lịch sử sản xuất vật chất, là mục tiêu là tiền đề vật chất của sự phát triển
lực lượng sản xuất, là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, là nguồn lực vật chất duy
nhất đưa loài người từ thời kỳ mông muội, dã man đến thời đại văn minh ngày
nay. Tuy nhiên, trong một số giai đoạn lịch sử, sản phẩm thặng dư lại là đối
tượng chiếm đoạt làm của riêng của nhiều người, nhiều nhóm người. Sự chiếm
đoạt này được gọi là bóc lột.
Trong nền kinh tế hàng hóa – kinh tế thị trường, sản phẩm thặng dư với
nhiều hình thức hiện vật khác nhau được biểu hiện chung dưới hình thức giá trị,
do vậy, giá trị thặng dư mà thực chất là giá trị của sản phẩm thặng dư, đang là
phạm trù kinh tế hiện thực. Nếu Mác đã rất có lý khi khẳng định rằng, quy luật
tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản là quy luật sản xuất giá trị thặng dư. Thì ngày nay,
nhiều người cho rằng, tạo ra ngày một nhiều sản phẩm thặng dư – mà giá trị của
nó là giá trị thặng dư – cũng là quy luật tuyệt đối của mọi quốc gia phát triển kinh
tế thị trường. Quan niệm này là sự kế thừa bằng cách “đứng trên vai tiền nhân
một cách trân trọng”.

III. TÍCH LUỸ TƯ BẢN

-15-
1. Thực chất của tích luỹ tư bản và các nhân tố quy định quy mô tích luỹ tư
bản.
Tích luỹ tư bản là một tất yếu khách quan, do quy luật kinh tế cơ bản, quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh quy định. Nguồn gốc duy nhât của tích luỹ là giá
trị thặng dư.
2. Quy luật chung của tích luỹ tư bản
2.1. Tích tụ, tập trung và sự gia tăng nguồn lực tăng trưởng
Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung của tư bản ngày
càng tăng, theo đó là sự gia tăng các nguồn lực tăng trưởng
- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách thường
xuyên tích luỹ. Tích tụ tư bản là yêu cầu khách quan của việc mở rộng sản xuất,
ứng dụng kỹ thuật; mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư tăng lên lại tạo khả
năng cho việc thực hiện tích tụ mạnh hơn.
- Tập trung tư bản là sự hợp nhất nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản cá
biệt lớn hơn.
Có 3 yếu tố tác động đến tập trung tư bản, đó là cạnh tranh, khủng hoảng
kinh tế và nhu cầu gia tăng sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp và của quốc gia.
Tập trung tư bản được thực hiện qua nhiều hình thức như: vay mượn (các hình
thức tín dụng), hùn hạp vốn thành lập công ty (có bao nhiêu hình thức công ty là
bấy nhiêu kiểu tập trung tư bản), thị trường chứng khoán, liên kết thành lập các
tập đoàn kinh tế.
Trong phạm vi một quốc gia, tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên,
và tư bản xã hội tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng
quy mô, còn tư bản xã hội không thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu
hoá, sự tập trung tư bản luôn mang lại cho mỗi quốc gia khối lượng tư bản xã hội
lớn hơn.
Tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng đồng nghiã với việc huy động
ngày một nhiều hơn các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho nhu cầu tăng
trưởng của doanh nghiệp và quốc gia.
Tích luỹ, tích tụ, tập trung tư bản là nhu cầu khách quan của phát triển kinh
tế.
2.2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Tư bản tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị.
Về mặt vật chất gồm có tư liệu sản xuất và sức lao động. Tỷ lệ giữa số
lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất đó do
trình độ kỹ thuật công nghệ trong từng giai đoạn quyết định nên gọi đó là cấu tạo
kỹ thuật của tư bản.
Về mặt giá trị gồm có giá trị tư liệu sản xuất (tư bản bất biến – c) và tiền
thuê công nhân (tư bản khả biến – v). Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả
biến gọi là cấu tạo giá trị của tư bản, kí hiệu là c/v.
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cấu
tạo kỹ thuật thay đổi làm cho cấu tạo giá trị thay đổi theo. C.Mác 16ung phạm trù
cấu tạo hữu cơ để chỉ mối quan hệ này và cũng kí hiệu là c/v.

-16-
Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do
cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật.
Theo mức độ phát triển của khoa học và công nghệ, cấu tại hữu cơ của tư
bản ngày càng tăng. Điều này biểu hiện ở chỗ bộ phận tư bản bất biến (C) tăng
nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến (V).
Trong từng giai đoạn phát triển, khoa học và công nghệ tác động trước hết
vào bộ phận tư bản tích luỹ: một lượng tư bản như trước nhưng lại mua được
nhiều nhân tố sản xuất hơn, máy móc thiết bị có kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn
nên thu hút một lượng công nhân ít hơn so với quá trình tích luỹ trước. Khoa học
công nghệ cũng tác động đến bộ phận tư bản cũ, khi tư bản cố định hao mòn hết
thì phải đầu tư thay thế, tức là đổi mới tư bản cố định, trong điều kiện kỹ thuật
tiến bộ, một số công nhân sẽ bị đào thải.
Như vậy, cấu tạo hữu cơ tăng lên đã tác động trực tiếp đến nạn thất nghiệp.

-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 04 tiết
 Số tiết thảo luận, bài tập: 02 tiết
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2016 (Chương V).
- Học thuyết kinh tế Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ
biên: Ngô Đạt, Nxb. Lao động, 2013 (Chương 2).

-17-
CHƯƠNG III. LÝ LUẬN VỀ LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN
VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI
I. TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
1. Khái niệm chung về tuần hoàn và chu chuyển
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản
xuất và quá trình lưu thông. Lưu thông của tư bản theo nghĩa rộng, là sự vận
động của tư bản, nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, cũng tức
là tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
Tư bản trong quá trình vận động đều trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba
hình thức và thực hiện ba chức năng. Ở giai đoạn I, tư bản mang hình thái tiền tệ,
thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất. Ở giai đoạn II, tư bản mang hình
thái sản xuất, thực hiện chức năng phối hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng
hóa mới trong đó có chứa đựng giá trị thặng dư. Ở giai đoạn thứ III tư bản mang
hình thái hàng hóa, thực hiện chức năng bán, tức là chuyển tư bản hàng hóa thành
tư bản tiền tệ để thu giá trị thặng dư.
Slđ
T–H - - - SX - - - H’ - T ’
tlsx
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III
Như vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản qua ba giai
đoạn, tồn tại dưới ba hình thức, thực hiện ba chức năng rồi quay về dưới hình
thức ban đầu với số lượng lớn hơn.
Tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp
đi lặp lại, thì gọi là sự chu chuyển của tư bản. Chu chuyển của tư bản nói lên
tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm.
Nghiên cứu tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản đều là nghiên cứu sự
vận động của tư bản. Sự khác nhau của chúng là ở chỗ: nghiên cứu tuần hoàn của
tư bản là nghiên cứu sự vận động về mặt chất (các giai đoạn, các hình thức tồn
tại, các chức năng, các điều kiện bảo đảm cho tư bản vận động liên tục), còn
nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận động,
tức là nghiên cứu về tốc độ vận động của tư bản trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
2. Thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản
2.1. Thời gian chu chuyển
Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới
một hình thái nhất định (thường là tư bản tiền tệ) cho đến khi thu về cũng dưới
hình thức ban đầu, với giá trị lớn hơn. Thời gian chu chuyên tư bản cũng chính là
thời gian tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn của tư bản bao gồm
quá trình sản xuất và quá trình lưu thông nên thời gian chu chuyển của tư bản
cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời
gian này lại bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời
gian dự trữ sản xuất.
-18-
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị hàng hóa.
Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới
dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng cần sự tác động của tự
nhiên như thời gian để cây lúa tự lớn lên, rượu ủ men, gạch mộc hoặc gỗ phơi
cho khô hay chờ phản ứng hóa học để đầu vào đạt chuẩn mới tiếp tục sản xuất …
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã mua về,
nhưng chưa đưa vào sản xuất, nằm dưới dạng dự trữ để bảo đảm cho sản xuất
diễn ra liên tục.
Thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra
giá trị sản phẩm. Sự tồn tại hai loại thời gian này là không tránh khỏi, nhưng nói
chung nếu tìm cách rút ngắn được hai loại thời gian này sẽ có ý nghĩa kinh tế xã
hội rất lớn, mà trước hết là nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
Nhìn tổng thể, thời gian sản xuất dài hay ngắn trước hết phụ thuộc vào tính
chất ngành nghề kinh doanh và đặc tính của từng loại sản phẩm. Trong kinh tế thị
trường hiện đại, thời gian sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào trình độ kỹ
thuật công nghệ có thể được áp dụng, quy mô sản xuất cùng khả năng dự trữ các
yếu tố sản xuất và cả sự tác động của tư nhiên đối với từng loại sản phẩm.
Thời gian lưu thông bao gồm thời gian mua các yếu tố sản xuất như
nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị và thời gian bán sản phẩm. Trong điều
kiện toàn cầu hóa hiện nay, thời gian bán ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Nhận biết rõ được thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cho phép định
hình được các giải pháp rút ngắn thời gian chu chuyển, hay tăng tốc độ chủ
chuyển tư bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2. Tốc độ chu chuyển của tư bản
Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay
chậm của tư bản ứng trước. Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng hay
số lần chu chuyển của tư bản trong một thời gian nào đó, thường là tính cho một
năm. Công thức tính như sau:
CH
N= ch
Trong đó : - N là số vòng chu chuyển trong một năm
- ch là thời gian của một vòng chu chuyển
- CH là thời gian tư bản vận động trong một năm (360 ngày hay
12 tháng)
Tốc độ chu chuyển của tư bản vận động theo tỷ lệ nghịch với thời gian chu
chuyển một vòng của tư bản. Thời gian chu chuyển một vòng càng ngắn thì tốc
độ chu chuyển của tư bản càng nhanh.
Tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản luôn là mục tiêu phương tiện của
nhà quản lý vì nó cho phép tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này
đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản cố định và tư bản lưu
động.

3. Tư bản cố định và tư bản lưu động


-19-
Bộ phận tư bản sản xuất (gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng . . .) tham gia
toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần mà
chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất, gọi là tư bản cố định.
Bộ phận tư bản sản xuất (gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, tiên
lương . . .) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó
được chuyển toàn bộ vào sản phẩm gọi là tư bản lưu động.
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị
hao mòn dần. Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt vật chất, hao mòn về giá trị sử
dụng. Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm
cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn, đi tới chỗ hư hỏng phải
thay thế.
Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị. Hao mòn vô hình
xảy ra khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại
hơn, rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương nhưng có công suất cao hơn.
Dưới tác động của cuộc cách mạnh khoa học công nghệ hiện đại, tư bản cố
định ngày càng có nguy cơ hao mòn vô hình rất nhanh. Bởi vậy, việc thu hồi
nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên
thương trường.
4. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước
4.1. Chu chuyển chung của tư bản ứng trước
Chu chuyển chung là chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản
lưu động. Chu chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển
của hai bộ phận nói trên của tổng tư bản. Tốc độ chu chuyển chung của tổng tư
bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định và
giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong năm chia cho giá trị của
tổng tư bản ứng trước. Công thức tính như sau:

Gcđ + Glđ
T = (1)
K
Trong đó : - T là tốc độ chu chuyển chung của tổng tư bản ứng trước.
- Gcđ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định trong
năm (Giá trị tư bản cố định/ số năm sử dụng)
- Glđ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong
năm (Giá trị tư bản lưu động x số vòng hay số lần chu chuyển của nó trong năm)
Tốc độ chu chuyển chung của tư bản ứng trước tỷ lệ thuận với tổng giá trị
chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động, và tỷ lệ nghịch với
tổng tư bản ứng trước. Tốc độ chu chuyển chung cho ta biết hiệu quả sử dụng tư
bản đầu tư.

4.2. Chu chuyển thực tế


-20-
Chu chuyển thực tế là chu chuyển của toàn bộ tư bản cố định. Chu chuyển
thực tế nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian để giá trị tư bản cố định chuyển
hết vào sản phẩm mới hay giá trị tư bản cố định được khôi phục hoàn toàn.
Chu chuyển thực tế càng nhanh thì tư bản cố định nhanh được đổi mới,
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể hiện đại hóa sản xuất theo kịp tốc độ
phát triển của công nghệ mới. Điều này rất có ý nghiã với mọi quốc gia trong
điều kiện toàn cầu hoá, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
5. Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
5.1. Tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển có tác
dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản.
Thứ nhất, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được
chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và vô
hình, đổi mới nhanh được máy móc thiết bị; sử dụng quỹ khấu hao với quy mô
lớn hơn làm quỹ dự trữ để mở rộng sản xuất . . .
Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ cho phép tiết
kiệm được tư bản ứng trước (bộ phận tư bản mua nguyên nhiên liệu được sử
dụng nhiều lần hơn).
Thứ ba, đối với tư bản khả biến, nâng cao tốc độ chu chuyển sẽ trực tiếp
làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
5.2. Các nhân tố và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian từ khi tư bản ứng ra dưới
một hình thức nhất định đến khi nó trở về hình thức đó nhưng có thêm giá trị
thặng dư. Như vậy, để chu chuyển môt vòng, tư bản phải trải qua ba giai đoạn,
hai giai đoạn trong lưu thông và một giai đoạn trong sản xuất.
Muốn tăng tốc độ chu chuyển tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông của nó.
II. TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1. Hai khu vực của nền kinh tế
Dựa vào mặt hiện vật, có thể chia tổng sản phẩm xã hội thành tư liệu sản
xuất và tư liệu sinh hoạt và do đó, toàn bộ nền kinh tế cũng chia thành hai khu
vực:
Khu vực I, gọi là khu vực sản xuất tư liệu sản xuất.
Khu vực II, gọi là khu vực sản xuất tư liệu sinh hoạt.
Mỗi khu vực lại lại bao gồm rất nhiều ngành, và số lượng các ngành này
càng tăng lên cùng với sư phát triển của phân công lao động xã hội.
Trên thực tế, ranh giới giữa các khu vực không phải lúc nào cũng rõ ràng,
có thể một số ngành vừa thuộc khu vực I lại vừa thuộc khu vực II.
Thực hiện tổng sản phẩm xã hội thực chất là phân tích xem các bộ phận
tổng sản phẩm xã hội được bù đắp, trao đổi, mua bán như thế nào giữa các khu
vực, các ngành của nền sản xuất xã hội trên cả hai mặt giá trị và hiện vật.
Tỷ lệ thực hiện sản phẩm giữa hai khu vực là một trong những tỷ lệ cơ bản
của nền kinh tế quốc dân. C.Mác đã đặt cơ sở cho tính quy luật về mối quan hệ

-21-
giữa hai khu vực. Khi nghiên cứu mối quan hệ này, C.Mác bắt đầu từ việc nghiên
cứu tái sản xuất giản đơn, sau đó chuyển sang nghiên cứu tái sản xuất mở rộng.
2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn
Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô
như cũ, vì toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân.
Để thuận lợi cho quá trình phân tích, C.Mác đưa ra sơ đồ tái sản xuất dưới
đây:
Khu vực I: I(4000c + 1000v + 1000m) = 6000 (về mặt hiện vật là 6000 tư
liệu sản xuất - tlsx)
Khu vực II: II(2000c + 500v + 500m) = 3000 (về mặt hiện vật là 3000 tư
liệu sinh hoạt - tlsh)
Tổng sản phẩm xã hội là 9000
Với sơ đồ này, C.Mác đã dựa trên các giả định khoa học:
- Toàn bộ tư liệu sản xuất của khu vực I và tư liệu sinh hoạt của khu vực II đều
được tiêu dùng hết trong một năm.
- Giá cả hàng hoá mua và bán đúng với giá trị; Tỷ lệ giá trị của sản phẩm thặng
dư (m) với giá trị sản phẩm cần thiết (v) là 100%.
- Tạm gác, không xét đến sự thay đổi của kỹ thuật, nghĩa la cấu tạo hữu cơ không
đổi; Tạm gác yếu tố ngoại thương.
Để cho sản xuất năm sau có thể tiến hành với quy mô như cũ, thì toàn bộ
sản phẩm của hai khu vực phải được thực hiện như sau:
Khu vực I: tổng sản phẩm xã hội là 6000 (tlsx)
+ Dùng 4000 để bù đắp 4000c đã hao phí trong năm sản xuất và được trao
đổi trong nội bộ khu vực I. Thực tế là, các doanh nghiệp trong khu vực I mang
sản phẩm ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng mua tư liệu sản xuất về để
khôi phục năng lực sản xuất của mình.
+ Còn 2000 (tương ứng 1000v + 1000m) trao đổi với khu vực II để lấy tư
liệu sinh hoạt. Thực tế là, các doanh nghiệp trong khu vực I mang tư liệu sản xuất
ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng trả lương cho người lao động. Người lao
động và chủ đầu tư lại dùng tiền mua tư liệu sinh hoạt của khu vực II.
Như vậy, các yếu tố sản xuất của khu vực I đã được khôi phục.
Khu vực II: Tổng sản phẩm xã hội là 3000 tlsh
+ Dùng 2000 trao đổi với khu vực I để bù đắp 2000c đã hao phí trong năm
sản xuất. Thực tế là, các doanh nghiệp sản xuất tư liệu sinh hoạt mang sản phẩm
ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng mua tư liệu sản xuất để khôi phục năng
lực sản xuất của mình.
+ Còn 1000 (tương ứng 500v + 500m) trao đổi trong nội bộ khu vực II để
thoả mãn nhu cầu của người lao động và chủ đầu tư. Thực tế là, các doanh nghiệp
trong khu vực II mang sản phẩm ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng trả
lương cho người lao động. Người lao động và chủ đầu tư lại dùng tiền mua tư
liệu sinh hoạt của các doanh nghiệp khác để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của
mình.
Như vậy, các yếu tố sản xuất của khu vực II đã được khôi phục.
Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực có thể diễn đạt như sau :
-22-
I (4000c + 1000v + 1000m) = 6000 (tlsx)

II ( 2000c + 500v + 500m) = 3000 (tltd)

Với việc trao đổi như vậy, tình hình đầu tư của năm sau sẽ là :
I (4000c + 1000v + . . . .
II (2000c + 500v + . . . .
Sự phân tích trên có thể rút ra điều kiện thực hiện (hay quy luật trao đổi)
sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn nền kinh tế như sau :
I (v + m) = IIc (1)
Điều kiện này cho biết, toàn bộ tư liệu sản xuất tương ứng với giá trị mới ở
khu vực I phải đủ bù đắp số lượng tư liệu sản xuất đã hao phí của khu vực II.
Điều kiện này nói lên mối quan hệ tỷ lệ (hay quan hệ cân đối ) trong trao đổi
giữa hai khu vực của nền kinh tế.
Từ điều kiện thứ nhất, có thể rút ra điều kiện thứ hai bằng cách cộng vào 2
vế Ic :
I (c + v + m) = Ic + IIc (2)
Điều kiện này cho biết, toàn bộ tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I
phải đủ bù đắp số lượng tư liệu sản xuất đã hao phí ở cả hai khu vực. Nghĩa là,
cung về tư liệu sản xuất phải cân đối với cầu về tư liệu sản xuất trong nền kinh tế.
Từ điều kiện thứ nhất, có thể rút ra điều kiện thứ ba bằng cách cộng vào 2 vế II
(v + m) :
I ( v + m ) + II ( v + m ) = II ( c + v + m) (3)
Điều kiện này cho biết, toàn bộ tư liệu sinh hoạt được sản xuất ra ở khu
vực II phải đủ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho cả hai khu vực. Nghĩa là, cung về
tư liệu sinh hoạt phải cân đối với cầu về tư liệu sinh hoạt trong nền kinh tế.
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thức điển hình của sự phát triển.
Tuy nhiên, nghiên cứu tái sản xuất giản đơn là cơ sở để nghiên cứu tái sản xuất
mở rộng thuận lơi hơn.
3. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng
Khi nghiên cứu tái sản xuất mở rộng, C.Mác vẫn dùng những giả định như
trong tái sản xuất giản đơn, nhưng có hai bổ sung quan trọng :
+ Thực hiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng .
+ Cấu tạo hữu cơ (tỷ lệ c/v) thay đổi cho sát với thực tế hơn.
C.Mác đưa ra sơ đồ sau:
I (4000c + 1000v + 1000m) = 6000 (về mặt hiện vật là 6000 tlsx)
II (1500c + 750v + 750m) = 3000 (về mặt hiện vật là 3000 tlsh)
Tổng sản phẩm xã hội là 9000
Với mức tích lũy 50%, việc thực hiện (hay trao đổi) tổng sản phẩm xã hội
diễn biến như sau:
Khu vực I: tổng sản phẩm xã hội là 6000 (tlsx)
-23-
+ Trước hết dùng 4000 để bù đắp 4000c đã hao phí trong năm sản xuất và
được trao đổi trong nội bộ khu vực I. Thực tế là, các doanh nghiệp trong khu vực
I mang sản phẩm ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng mua tư liệu sản xuất
về để khôi phục năng lực sản xuất của mình.
+ Dùng 1000 (tương ứng 1000v) trao đổi với khu vực II để lấy tư liệu sinh
hoạt. Thực tế là, các doanh nghiệp trong khu vực I mang tư liệu sản xuất ra thị
trường bán, rồi dùng tiền bán hàng trả lương cho người lao động. Người lao động
lại dùng tiền mua tư liệu sinh hoạt của khu vực II.
+ Tích lũy 500, được chia như sau: 400 cho việc mở rộng sản xuất về tư
liệu sản xuất (kí hiệu 400  c) và trao đổi trong nội bộ khu vực I; 100 cho việc
thuê thêm công nhân ( kí hiệu là 100  v) và phải trao đổi với khu vực II.
+ Còn lại 500 (kí hiệu là 500m2) trao đổi với khu vực II để thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng cho người chủ đầu tư.
Tóm lại, trong 6000 tổng sản phẩm xã hội của khu vực I, có 4400 trao đổi
trong nội bộ khu vực I và 1600 trao đổi với khu vực II. Như vậy, các yếu tố sản
xuất của khu vực I đã được khôi phục và được mở rộng.
Khu vực II: Tổng sản phẩm xã hội là 3000 tlsh
+ Dùng 1500 trao đổi với khu vực I để bù đắp 1500c đã hao phí trong năm
sản xuất. Thực tế là, các doanh nghiệp sản xuất tư liệu sinh hoạt mang sản phẩm
ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng mua tư liệu sản xuất để khôi phục năng
lực sản xuất của mình.
+ Dùng 750 (tương ứng 750v) trao đổi trong nội bộ khu vực II để thoả mãn
nhu cầu của người lao động. Thực tế là, các doanh nghiệp trong khu vực II mang
sản phẩm ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng trả lương cho người lao động.
Người lao động lại dùng tiền mua tư liệu sinh hoạt của các doanh nghiệp khác để
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
+ Dùng 100 để mở rộng sản xuầt về tư liệu sản xuất (kí hiệu là 100  c) và
phải trao đổi với khu vực I; dùng 50 để thuê thêm công nhân, mở rộng sản xuất
(kí hiệu là 50  c) và trao đổi trong nội bộ khu vực II. Thực tế là, các doanh
nghiệp trong khu vực II mang sản phẩm ra thị trường bán, rồi dùng tiền bán hàng
mua 100 tư liệu sản xuất để tái sản xuất mở rộng và dùng 50 trả lương cho người
lao động mới tuyển dụng .
+ Còn 600 dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho các chủ đầu tư và trao
đổi trong nội bộ khu vực II. Thực tế là, các doanh nghiệp mang hàng hoá ra thị
trường bán và dùng tiền bán hàng mua các hàng hoá khác để thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng của mình.
Tóm lại, trong 3000 tổng sản phẩm xã hội của khu vực II, có 1600 trao đổi
với khu vực I và 1400 trao đổi trong nội bộ khu vực II; mức tích lũy là 150 theo
tỷ lệ c/v = 2/1.
Như vậy, các yếu tố sản xuất của khu vực II đã được khôi phục và được
mở rộng.
Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực có thể diễn đạt như sau :

-24-
I ( 4000c + 400  c ) + (1000v + 100  v) + 500m2 = 6000 (tlsx)

II (1500c + 100  c) + (750 v + 50  v) + 600m2 = 3000 (tltd)

Với việc trao đổi như vậy, tình hình đầu tư của năm sau sẽ là :
I (4400c + 1100v + . . . .
II (1600c + 800v + . . . .
Sự phân tích trên có thể rút ra điều kiện thực hiện (hay quy luật trao đổi)
sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng nền kinh tế như sau :
I ( v + m ) > IIc (1)
Điều kiện này cho biết, toàn bộ tư liệu sản xuất tương ứng với giá trị mới ở
khu vực I phải nhiều hơn số lượng tư liệu sản xuất đã hao phí của khu vực II. Chỉ
có như thế mới thực hiện được tái sản xuất mở rộng và khi trao đổi mới đạt trạng
thái cân bằng :
I ( v +  v) + m2 = II ( c +  c)
Điều kiện này nói lên mối quan hệ tỷ lệ (hay quan hệ cân đối) trong trao
đổi giữa hai khu vực của nền kinh tế.
Từ điều kiện thứ nhất, có thể rút ra điều kiện thứ hai :
I ( c + v + m ) > Ic + IIc (2)
Chỉ có như thế mới thực hiện được tái sản xuất mở rộng và khi trao đổi mới đạt
trạng thái cân bằng :
I ( c + v + m ) = I ( c +  c) + II ( c +  c)
Điều kiện này cho biết, toàn bộ tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I
phải đủ bù đắp số lượng tư liệu sản xuất đã hao phí ở cả hai khu vực và đủ thoả
mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng ở cả hai khu vực. Nghĩa là, cung về tư liệu sản
xuất phải cân đối với cầu về tư liệu sản xuất trong nền kinh tế.
Từ điều kiện thứ nhất, có thể rút ra điều kiện thứ ba là:
I ( v + m ) + II ( v + m ) > II ( c + v + m) (3)
Chỉ có như thế, khi trao đổi mới đạt trạng thái cân bằng :
I ( v +  v + m2) + II ( v +  v + m2) = II ( c + v + m )
Điều kiện này cho biết, toàn bộ tư liệu sinh hoạt được sản xuất ra ở khu
vực II phải đủ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho cả hai khu vực. Nghĩa là, cung về
tư liệu sinh hoạt phải cân đối với cầu về tư liệu sinh hoạt trong nền kinh tế.
Toàn bộ sự trình bày trên cho thấy, quá trình thực hiện tái sản xuất mở
rộng nền kinh tế đòi hỏi phải tuân thủ quy luật trao đổi sản phẩm xã hội. Tuy
nhiên, trong thực tế không tránh khỏi sự vi phạm quy luật làm cho quá trình tái
sản xuất có lúc mất cân đối giữa các khu vực, các ngành, các yếu tố …Nếu sự
mất cân đối quá lớn và kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Để
hạn chế tình trạng trên, cần tăng cường vai trò quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh
tế.

-25-
4. Khủng hoảng kinh tế
4.1. Khủng hoảng kinh tế và nguyên nhân của khủng hoảng
Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của nền đại công nghiệp cơ khí đã làm cho
nền sản xuất TBCN phát triển theo chu kỳ, nghĩa là lâm vào tình trạng khủng
hoảng. Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hóa không tiêu thụ được, sản xuất bị thu
hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, công nhân thất nghiệp, thị trường rối
loạn. Tình trạng “thừa” hàng hóa không phải là thừa so với nhu cầu của xã hội,
mà “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế TBCN bắt nguồn từ chính mâu
thuẫn cơ bản của CNTB. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa
cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất
chủ yếu trong xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch rất chặt chẽ và khoa học ở
từng đơn vị kinh tế (xí nghiệp, công ty, tập đoàn) với khuynh hướng tự phát khó
kiểm soát trong toàn bộ nền sản xuất xã hội.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không giới hạn của tư
bản với sức mua có hạn của dân chúng.
Hệ lụy của các mâu thuẫn này là các quy luật trao đổi sản phẩm xã hội (các
cân đối cơ bản của nền kinh tế - được trình bày ở mục 3) bị phá hoại, đẩy nền
kinh tế vào trạng thái khủng hoảng.
4.2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Chu kỳ kinh tế của CNTB là khoảng thời gian nền kinh tế vận động từ đầu
cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bốn
giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.

Chu kỳ Hưng thịnh


Khủng hoảng Khủng hoảng

Phục hồi

Tiêu điều

- Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn
này, hàng hóa ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp
đóng cửa, công nhân thất nghiệp gia tăng, tiền công hạ thấp. Nhiều doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán các khoản nợ nần nên phá sản, lực lượng sản xuất bị phá
hoại nghiêm trọng.
- Tiêu điều là giai đoạn tiếp theo.
- Phục hồi là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản
xuất.
- Hưng thịnh là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà
chu kỳ trước đã đạt được.

-26-
Trong giai đoạn hiện nay, do có sự can thiệp của nhà nước, tuy không xóa
bỏ được khủng hoảng kinh tế, nhưng biểu hiện của khủng hoảng cũng có những
thay đổi:
- Mức độ suy sụp của sản xuất và tác động phá hoại của khủng hoảng bị
hạn chế, thời gian tồn tại và độ dài của sự suy sụp rút ngắn.
- Xuất hiện những hình thức khủng hoảng mới như khủng hoảng cơ cấu
(các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973), khủng hoảng tài chính, tiền tệ (điển
hình là khủng hoảng tài chính, tiền tệ giữa năm 1997 ở ASEAN rồi lan sang Hàn
Quốc, Nhật Bản) khủng hoảng môi trường.
Tuy có những thay đổi, nhưng khủng hoảng bao giờ cũng để lại những hậu
quả rất nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng
của đều tiết vĩ mô nền kinh tế.
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 04 tiết
 Số tiết thảo luận, bài tập: 02 tiết
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2016 (Chương V).
- Học thuyết kinh tế Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ
biên: Ngô Đạt, Nxb. Lao động, 2013 (Chương 3).

-27-
CHƯƠNG IV. LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN, LỢI TỨC VÀ ĐỊA TÔ
I. LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SẢN XUẤT
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nếu gọi giá trị hàng hóa là G, thì G = c + v + m. Đó chính là hao phí lao
động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản
xuất hàng hóa, chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và
mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, kí hiệu
là K (K = c + v).
Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau
cả về chất và về lượng.
Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản là giới hạn thực tế của lỗ lãi
trong kinh doanh nên họ tiết kiệm bằng mọi cách.
1.2. Lợi nhuận
Nếu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K = c + v, và giá trị hàng hóa là G
= c + v + m (khi mang tiêu thụ gọi là doanh thu) thì phần chênh lệch giữa giá trị
hàng hóa và chi phí tư bản được gọi là lợi nhuận. Nếu kí hiệu lợi nhuận là P thì
công thức G = c + v + m sẽ chuyển hóa thành G = c + v + P hay G = K + P.
So sánh P và m ta thấy: Về mặt chất, lợi nhuận (P) và giá trị thặng dư (m)
là một, đều là một bộ phận của giá trị mới, do người lao động tạo ra trong lĩnh
vực sản xuất. Cái khác nhau là ở chỗ, nói đến m là hàm ý so sánh nó với v, còn
nói đến P là hàm ý so sánh với K (K = c + v).
Về mặt lượng, lợi nhuận và giá trị thặng dư thường không thống nhất với
nhau, lợi nhuận có thể bằng giá trị thặng dư, có thể lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị
thặng dư, vì lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu, doanh thu lại phụ thuộc vào giá
cả và cung cầu. Tuy vậy, xét trong toàn bộ xã hội, thì tổng giá cả hàng hóa bằng
tổng giá trị hàng hóa. Vì thế, tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư.
Có thể nói, mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư là mới quan hệ
giữa nội dung và hình thức. Trong quan hệ này, giá trị thặng dư là nội dung, còn
lợi nhuận là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư trong kinh doanh.
1.3. Tỷ suất lợi nhuận
Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận, thì tỷ suất giá trị thặng dư
(m’) chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận và kí hiệu là P’. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ
lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư hay lợi nhuận và toàn bộ tư bản ứng trước.
m P (1)
P'  .100%  .100%
cv K
Có nhiều nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận, nhưng yếu tố có ý nghĩa
nhất là tốc độ chu chuyển của tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nói lên mức doanh lợi
của nhà đầu tư, nói lên lợi thế trong kinh doanh giữa các lĩnh vực, nên nó luôn là
tín hiệu quan trọng dẫn dắt các nhà tư bản tìm nơi đầu tư có lợi nhất. Theo đuổi
tỷ suất lợi nhuận cao là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy các nhà tư
bản thực hiện các dự án kinh doanh mới.
2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
2.1. Canh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường
-28-
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm giành ưu thế trong sản
xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị xã hội (hay
giá trị thị trường) của hàng hóa, và giá trị xã hội của ngành hàng có xu hướng
giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong
phú. . .
2.2. Cạnh tranh gữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành
khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất. Cạnh tranh giữa các ngành là hiện
tượng khách quan, do nền kinh tế có nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, với các
điều kiện sản xuất kinh doanh không giống nhau, nên cấu tạo hữu cơ (c/v) khác
nhau, theo đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận cũng khác nhau.
Lẽ thường tình trong kinh doanh là các nhà tư bản sẽ di chuyển vốn từ
ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang đầu tư ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.
Cạnh tranh tự do giữa các ngành như vậy dẫn tới sự phân bố lại nguồn lực giữa
các ngành trong xã hội, làm thay đổi quan hệ cung cầu về các loại hàng hóa. Kết
quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ( P’ ở các ngành khác nhau đều
bằng nhau) và được kí hiệu là P' .
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ
suất lợi nhuận khác nhau trong các ngành của nền kinh tế.
P' =
P'1  P'2  P'3  P' n
hoặc là: P' =
 M .100%
n K
Trong đó: - P’1, P’2 là tỷ suất lợi nhuận của các ngành
-  M là tổng giá trị thặng dư trong xã hội.
-  K là tổng tư bản của xã hội.
Với nội dung trên, tỷ suất lợi nhuận bình quân cho thấy, cứ số vốn bằng
nhau, đầu tư vào các ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ thế nào thì cũng thu
được mức lợi nhuận như nhau. Mức lợi nhuận như vậy gọi là lợi nhuận bình quân
( P ).
Lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận bằng nhau, thu được từ những
tư bản bằng nhau, khi đầu tư vào các ngành khác nhau, trong điều kiện có
sự cạnh tranh giữa các ngành để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất. Khi xuất
hiện lợi nhuận bình quân thì tổng lợi nhuận của các nhà đầu tư vẫn sẽ khác nhau
nếu họ có tổng tư bản đầu tư khác nhau.
Tổng lợi nhuận của các nhà đầu tư tính theo công thức:
P = K x P'
Trong đó K là tư bản đầu tư.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư
biểu hiện sự hoạt động của nó trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
thành quy luật lợi nhuận bình quân.
2.3 .Sự hình thành giá cả sản xuất

-29-
Khi hình thành P' thì giá cả hàng hóa của mỗi ngành đều gồm chi phí sản
xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Giá cả hàng hóa với cấu trúc như vậy gọi là
giá cả sản xuất kí hiệu là Gsx.
Gsx = K + P
Như vậy, trước đây giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh giá trị, còn bây
giờ nó lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất. Trong quan hệ này thì giá trị vẫn là
cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá
cả thị trường và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
Khi giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có
hình thức biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Nghiên cứu sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có ý
nghĩa rất quan trọng, nó mang lại sự nhận thức sâu sắc hơn trên nhiều phương
diện. Về mặt lý luận, giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và lý luận giá
trị thặng dư của C.Mác theo tiến trình từ trừu tượng đến cụ thể. Về mặt kinh tế,
giúp ta thấy được hệ quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa
các ngành, nó cắt nghĩa tại sao giá trị xã hội có xu hướng giảm xuống, các nguồn
nhân lực và tài lực trong nền kinh tế có sự phân phối lại theo chiều hướng sử
dụng hiệu quả hơn; Nó cắt nghĩa, tại sao tỷ suất lợi nhuận bình quân là cơ sở để
các nhà đầu tư đàm phán phân chia lợi nhuận trong kinh doanh, là giới hạn của
việc hoạch định chiến lược giá cả trong kinh doanh tiền tệ. . . Về mặt kinh tế - xã
hội, cũng giúp ta cắt nghĩa vì sao khi xét về lợi ích kinh tế, các nhà tư bản thường
mâu thuẫn với nhau biểu hiện qua sự cạnh tranh gay gắt, nhưng đứng trước người
lao động họ lại dễ dàng đồng thuận với nhau để khai thác triệt để lao động thặng
dư.
II. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
1.1. Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công
nghiệp tách ra chuyên đảm nhân khâu lưu thông hàng hóa. Công thức vận động
của tư bản thương nghiệp là T – H – T’.
Ra đời từ tư bản công nghiệp nhưng tư bản thương nghiệp vừa thống nhất,
phụ thuộc, vừa độc lập tương đối với tư bản công nghiệp.
Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó mang lại lợi ích to lớn cho phát
triển kinh tế xã hội. Nhờ có thương nhân chuyên môn hóa việc mua bán hàng hóa
nên chi phí lưu thông giảm, người sản xuất tập trung chăm lo việc sản xuất mà
nâng cao được hiệu quả kinh tế; doanh nghiệp và xã hội có điều kiện rút ngắn
được thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và
khối lượng lợi nhuận hàng năm.
1.2. Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong
quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân, để tư bản thương nghiệp bán hàng
cho mình.
-30-
Tư bản công nghiệp chuyện nhượng một phần giá trị thặng dư cho tư bản
thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư
bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp (kí hiệu là
Ptn)
Việc phân phối lợi nhuận giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp
diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông
qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá cả bán lẻ thương nghiệp) và
giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp).
2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
2.1. Tư bản cho vay
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi,
mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định
để nhận được số tiền lời nào đó gọi là lợi tức (kí hiệu là z).
Nguồn gốc của tư bản cho vay là tư bản tiền tệ nhàn rỗi, như: quỹ khấu hao
chưa đến kỳ đổi mới máy móc thiết bị; tiền để mua nguyên liệu, nhiên liệu chưa
đến kỳ sử dụng; tiền trả lương công nhân chưa đến kỳ trả; lợi nhuận tích luỹ chưa
đầu tư vào sản xuất cùng các nguồn thu nhập bằng tiền và tiền tiết kiệm của dân
chúng…
Đặc điểm nổi bật của tư bản cho vay là: quyền sở hữu và quyền sử dụng
của tư bản được tách rời; tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt, người cho vay
(người bán) không mất quyền sở hữu, người đi vay (người mua) chỉ là mua
quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định; khi sử dụng giá trị của nó
không mất đi mà còn tăng lên .
Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Do vận động theo công thức
T – T’, trong đó T’= T + z, nên nó gây ấn tượng tiền có thể đẻ ra tiền.
Tư bản cho vay ra đời đã thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, điều
hòa, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội, kích thích
việc phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
2.2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay trả cho
người cho vay vì được sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định.
Người đi vay và người cho vay thỏa thuận về tỷ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và vốn tiền tệ cho vay
trong một thời gian nhất định, kí hiệu là Z’.
Z
Z’= Kcv
.100% với Kcv là số vốn tiền tệ cho vay
Tỷ suất lợi tức thường biến động trong phạm vi: 0 < Z’ < P' và phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
2.3. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa
Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay. Tín
dụng có nhiều hình thức: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng nhà
nước và tín dụng quốc tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn mà một bên là ngân hàng và một
bên là các chủ thể còn lại trong nền kinh tế. Trong quan hệ tín dụng này, ngân
hàng đóng vai trò môi giới, là người đi vay để cho vay và qua hoạt động kinh
-31-
doanh mà ngân hàng tập trung vốn và phân phối vốn cho nền kinh tế. Tín dụng
ngân hàng gắn liền với sự vận động của tư bản tiền tệ, vì đối tượng của tín dụng
ngân hàng là tiền tệ. Tín dụng ngân hàng luôn là kênh động viên vốn lớn nhất và
linh hoạt nhất để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng.
Tín dụng thương mại là hình thức mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà tư
bản trong kinh doanh. Việc mua bán chịu được coi như là nhà tư bản này cho nhà
tư bản kia vay một khoản vốn có giá trị tương ứng với giá trị chứa đựng trong
hàng hoá. Bởi vậy người cho vay phải được trả lợi tức. Giá cả hàng hoá mua bán
chịu bao giờ cũng cao hơn giá cả mua bán thành toán tiền ngay vì phải bao gồm
phần lợi tức. Tín dụng thương mại giúp nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất bán
được hàng hoá trước thu tiền sau, nhà đầu tư trong lĩnh vực lưu thông khắc phục
được tình trạng thiếu vốn, tuần hoàn và chu chuyển vốn trong nền kinh tế được
liên tục hơn. Sự vận động của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động của
tư bản hàng hoá, vì đối tượng của tư bản thương mại là hàng hoá.
Tín dụng nhà nước là quan hệ vay mượn mà một bên là nhà nước và một
bên là các chủ thể còn lại trong nền kinh tế. Trong quan hệ tín dụng này, nhà
nước là người đi vay, còn các nhà kinh doanh và các tầng lớp dân cư trong xã hội
là người cho vay. Tín dụng nhà nước thường được thực hiện dưới hình thức ngắn
hạn và dài hạn, số tiền vay được sẽ hoà nhập vào vốn ngân sách để chi tiêu theo
các mục tiêu xác định của nhà nước. Đối tượng tín dụng nhà nước có thể là tư
bản hàng hoá, có thể là tư bản tiền tệ. Ngày nay, thường là tư bản tiền tệ. Tín
dụng nhà nước mang lại khả năng phát triển nhanh “vốn cố định xã hội” và cũng
là kênh quan trong điều tiết vĩ mô .
Tín dụng quốc tế là quan hệ tín dụng giữa nhà nước hoặc tổ chức kinh tế
của một nước với phần còn lại của thế giới. Đó có thể là chính phủ, tổ chức kinh
tế của một nước hay tổ chức tài chính quốc tế. Tín dụng dụng quốc tế đang tạo
nên dòng luôn chuyển vốn tài chính lớn mạnh như vũ bảo. Tiền tệ trở thành thứ
hàng hoá quốc tế, trong thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, chỉ cần một vài phút
có thể đưa vào sử dụng ở bất cứ ngõ ngách nào trên hành tinh. Tín dụng quốc tế
mang lại cho các quốc gia khả năng khai thác tốt hơn nguồn lực của chính mình
và của nước ngoài cho nhu cầu tăng trưởng.
2.4. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
Hệ thống ngân hàng bao gồm hai bộ phận: ngân hàng trung ương và ngân
hàng trung gian.
Ngân hàng trung ương ra đời xuất phát từ nhu cầu điều hòa khối lượng tiền
tệ, kiểm soát hoạt động của các ngân hàng trung gian nhằm tránh các cuộc đổ vỡ
như từng xảy ra trong lịch sử. Chức năng của ngân hàng trung ương bao gồm:
kiểm soát mức cung tiền tệ, thực hiện vai trò là ngân hàng của chính phủ, ngân
hàng của các ngân hàng trung gian, tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các
công cụ quản lý tiền tệ phổ biến của ngân hàng trung ương là: hoạt động thị
trường mở, quy định dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất ký thác, kiểm
soát tín dụng có lựa chọn . v.v. Nhìn chung, ngân hàng trung ương có nhiều khả
năng tác động vào mức cung tiền, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ theo nhu
cầu phát triển kinh tế.
-32-
Ngân hàng trung gian thực sự là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ và
dịch vụ, qua đó tổ chức các nguồn tư bản, phân phối các nguồn tư bản cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng trung gian có hai nghiệp vụ cơ bản là nhận
gửi và cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng chi trả lợi tức cho người
gửi tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức từ người đi vay. Về
nguyên tắc, lợi tức cho vay phải lớn hơn lợi tức nhận gửi. Chênh lệch giữa lợi tức
cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi chí phí nghiệp vụ kinh doanh, cộng với
các khoản thu nhập khác về kinh doanh ngân hàng, thì đó là lợi nhuận ngân hàng.
Ngân hàng trung gian bao gồm nhiều loại với các tên gọi như ngân hàng
thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng xuất nhập khẩu ...
Trong đó ngân hàng thương mại xuất hiện sớm nhất và đóng vai trò quan trọng
nhất cho tới nay.
Lý luận về tư bản cho vay và ngân hàng (mà nội dung chính là các hình
thức tín dụng và các chức năng của ngân hàng) là những chỉ dẫn cần thiết trong
quản lý và trong hoạt động thực tiễn nói chung, nó giúp chúng ta hiểu được chính
sách điều tiết kinh tế của chính phủ qua việc sử dụng các công cụ tiền tệ, tín dụng
và ngân hàng.
3. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán
3.1. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp mà tư bản của nó được hình thành
trên cơ sở liên kết nhiều tư bản cá biệt và tiền tiết kiệm của cá nhân thông qua
việc mua cổ phiếu.
Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, ghi nhận sự đóng góp vốn vào công
ty của cổ đông, bảo đảm cho cổ đông là người sở hữu cổ phiếu được quyền nhận
một phần thu nhập của công ty dưới hình thức lợi tức cổ phiếu (gọi tắt là cổ tức).
Cổ phiếu có hai loại cơ bản là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Lợi
tức của cổ phiếu phổ thông là đại lượng không cố định, nó phụ thuộc vào kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty; còn lợi tức của cổ phiếu ưu đãi lại không phụ
thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, nó là đại lượng được xác định trước.
Mệnh giá cổ phiếu là trị giá ban đầu của cổ phần được ghi trên cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu là giá cả mua bán cổ phiếu trên thị trường. Thị giá cổ phiếu phụ
thuộc vào lợi tức cổ phiếu và tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng.
Lợi tức cổ phiếu
Thị giá cổ phiếu =
Tỷ suất lợi tức ngân hàng
Thí dụ: một cổ phiếu có mệnh giá là 100 USD, lợi tức cổ phiếu là 12 USD,
tỷ suất lợi tức ngân hàng là 4% thì thị giá cổ phiếu là 300 USD
12
Thị giá cổ phiếu = .100  300 USD
4
Thị giá cổ phiếu tương ứng với một số tiền mà nếu dùng số tiền ấy gửi vào
ngân hàng sẽ thu được số tiền lời bằng lợi tức cổ phiếu. Trong thực tế, thị giá cổ
phiếu luôn biến động, một phần do sự biến động của tỷ suất lợi tức ngân hàng,
một phần vì những đánh giá về tình hình hoạt đông của công ty cổ phần, về lợi

-33-
tức cổ phiếu dự đoán sẽ thu được. Nhìn chung, nó sẽ là số tiền mà người mua
muốn mua và người bán muốn bán.
Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. Về danh nghĩa, cổ đông có quyền
tham gia đại hội cổ đông, bầu ra hội đồng quản trị và thông qua mọi quyết định
của công ty. Nhưng số phiếu biểu quyết trong đại hội cổ đông được quyết định
bởi số lượng cổ phiếu. Thông thường một số lớn cổ đông có ít cổ phiếu không đủ
cơ hội tham gia đại hội cổ đông, nên những tư bản lớn chỉ cần nắm được số cổ
phiếu khống chế là sẽ thao túng được mọi hoạt đông của công ty.
Ngoài cổ phiếu, khi cần vốn cho kinh doanh, công ty còn phát hành trái
phiếu. Khác với cổphiếu, trái phiếu là giấy ghi nhận khoản nợ ngắn hạn của công
ty. Người mua trái phiếu gọi là trái chủ. Trái chủ sẽ nhận được khoản cổ tức cố
định và được hoàn trả vốn sau thời hạn ghi trên trái phiếu. Trái chủ không được
tham gia đại hội cổ đông.
3.2. Thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cũng như trái khoán và các chứng khoán có giá như công trái, tín
phiếu, kỳ phiếu, các văn tự cầm cố… đều có thể được mua bán.
Nơi mua bán các chứng khoán gọi là thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán gồm: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường chứng khoán sơ cấp, là thị trường mua bán các loại chứng
khoán phát hành lần đầu tiên. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện tăng quy mô vốn
đầu tư cho nền kinh tế và là nơi cung ứng chứng khoán vào lưu thông.
Thị trường chứng khoán thứ cấp, là thị trường mua bán lại các chứng
khoán đã được giao dịch lần đầu trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp không
làm thay đổi quy mô vốn đầu tư trong nền kinh tế, nhưng nó giúp cho các nguồn
vốn vận động đến nơi đầu tư có lợi hơn.
Thị trường thứ cấp là điều kiện để thị trường sơ cấp phát triển, ngược lại
thị trường sơ cấp là cơ sở để hình thành thị trường thứ cấp.
Trong thực tế, thị trường thứ cấp thường được tổ chức theo hai cách đó là
thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
Thị trường tập trung, là nơi mà các hoạt động giao dịch được thực hiện tại
sở giao dịch, chứng khoán được mua bán tại đây phải thỏa mãn các tiêu chuẩn
niêm yết.
Khác với thị trường tập trung có địa điểm cố định để giao dịch thì thị
trường phi tập trung được thực hiện ở mọi nơi, việc mua bán được thực hiện qua
đường dây viễn thông hoặc hệ thống computer, tại đây thực hiện phương thức
mua bán thẳng cho bất kỳ ai chấp nhận giá được đưa ra nên còn gọi là thị trương
trao tay ( Over The Couter Market – OTC) . Tất cả các chứng khoán không được
niêm yết tại thị trường tập trung đều được giao dịch tại đây.
Thị trường chứng khoán là loại thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với
các thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, người ta thường ví nó là “phong vũ biểu”
của nền kinh tế
Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là những tất yếu kinh tế, nó
luôn mang lại sức mạnh kinh tế mới cho các quốc gia qua việc khai thác tốt các

-34-
ưu thế trong cơ chế quản lý của công ty cổ phần và qua khai thác tốt các chức
năng vốn có của thị trường chứng khoán cho nhu cầu phát triển.
4. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô
4.1. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành
chủ yếu theo hai con đường: Một là, thông qua cải cách chuyển dần kinh tế địa
chủ phong kiến sang kinh doanh theo phưong thức tư bản chủ nghĩa (như ở Đức,
Nga, Nhật bản . . .); Hai là, thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ kinh tế
địa chủ phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ( như Anh, Pháp, Mỹ . . .)
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
là chế độ độc quyền sở hữu và độc quyền doanh ruộng đất. Cả hai loại độc quyền
ruộng đất đã ngăn cản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp.
4.2. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ
đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp
cho chủ ruộng đất.
4.3. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
Địa tô chênh lệch.
Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân
thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch
giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất và
giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trng bình, được ký hiệu là Rcl.
Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch Igắn liền với những ruộng đất có độ mầu mỡ tự nhiên cao và vị
trí địa lý thuận lợi. Địa tô chênh lệch II gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là
kết quả của đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.
Địa tô tuyệt đối
Người chủ ruộng đất (dù là ruộng đất tốt, xấu, ở xa hay gần) khi đã cho
thuê đều nhận được địa tô. Số địa tô nhất thiết phải có ấy gọi là địa tô tuyệt đối.
Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông
nghiệp thấp hơn trong công nghiệp; còn nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối
là do chế đô độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh
tranh giữa các ngành trong nền kinh tế để hình thành lợi nuận bình quân.
Chênh lệch về giá trị thặng dư giữa nông nghiệp và công nghiệp là lợi
nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này không bị bình quân hóa mà chuyển
hóa thành địa tô tuyệt đối.
Địa tô độc quyền
Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác
và ở các khu đất có vị trí đặc biệt trong đô thị. Trong nông nghiệp, địa tô độc
quyền có ở những khu đất có tính chất đặc biệt cho phép trồng các loại cây trồng
quý hiếm hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong công nghiệp khai thác, địa
tô độc quyền có ở những vùng khai thác các loại kim loại, khoáng sản quý hiếm.
Trong các thành phố, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho

-35-
phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có
khả năng thu lợi nhuận cao.
Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả
độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà kinh doanh phải nộp
cho chủ đất.
Giá cả ruộng đất.
Ruộng đất không chỉ cho thuê mà còn được mua bán. Người chủ ruộng đất
hoặc cho thuê để nhận địa tô, hoặc bán đất lấy tiền gửi ngân hàng để thu lợi tức.
Số lợi tức phải không nhỏ hơn số địa tô thu được hàng năm. Do vậy, giá cả ruộng
đất sẽ bằng lượng tiền mà nếu mang nó gửi vào ngân hàng thì hàng năm cũng thu
được số lợi tức bằng số địa tô khi cho thuê đất. Giá cả ruộng đất tỷ lệ thuận với
địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức.
Giá cả ruộng đất = Địa tô : Tỷ suất lợi tức ngân hàng
Lý luận địa tô của C.Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất
TBCN trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách
thuế đối với nông nghiệp, các chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai,
khoáng sản một cách hợp lý, kết hợp hài hoà các loại lợi ích kinh tế, kích thích
phát triển nông nghiệp và các ngành có liên quan trong nền kinh tế.
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 04 tiết
 Số tiết thảo luận, bài tập: 02 tiết
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2016 (Chương V).
- Học thuyết kinh tế Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ
biên: Ngô Đạt, Nxb. Lao động, 2013 (Chương 4).

-36-
CHƯƠNG V. LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là CNTB tự do cạnh tranh và
CNTB hiện đại. CNTB hiện đại lại bao gồm CNTB độc quyền và CNTB độc
quyền nhà nước.
I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất kinh tế của CNTB độc quyền.
Chính tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất khi
phát triển đến một trình độ nhất định lại dẫn tới độc quyền. Lênin là người phát
hiện ra tính quy luật này.
Quá trình mang tính quy luật trên đã diễn ra do những nguyên nhân chủ
yếu sau:
- Sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của những thành tựu mới
của khoa học – kỹ thuật đã làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ
đầu, nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn đòi
hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.
- Cạnh tranh, một mặt buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy
mô sản xuất; mặt khác xuất hiện tình trạng thôn tính nhau giữa các xí nghiệp,
hoặc phải liên kết với nhau để tồn tại .
- Khủng hoảng kinh tế làm hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, những xí
nghiệp đứng vững được sẽ thu hút các nguồn lực nhân lực tài lực về mình để mở
rộng quy mô kinh doanh. Tín dụng cũng là đòn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất.
Các nguyên nhân trên thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất, hình
thành các công ty, xí nghiệp khổng lồ gọi là tổ chức độc quyền.
2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của tổ chức độc quyền
2.1. Tích tụ và tập trung sản xuất dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền
Tích tụ và tập trung sản xuất dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền và
sự thống trị của các tổ chức độc quyền là đặc trưng cơ bản trong giai đoạn CNTB
độc quyền.
Tổ chức đôc quyền là các xí nghiệp tư bản lớn nhất hoặc là sự hợp nhất,
liên minh giữa các xí nghiệp lớn. Các tổ chức độc quyền nắm giữ phần lớn, thậm
chí đại bộ phận việc sản xuất hoặc tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó ở một hay
vài ngành kinh tế.
Các tổ chức độc quyền tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Những hình
thức cơ bản là Cácten, Xanhđica, Tờrớt, Côngxoócxiom, Cônglômêrat.
Nhờ nắm được địa vị thống trị trong sản xuất và lưu thông nên các tổ chức
độc quyền có khả năng định giá cả độc quyền. Đây là mức giá có sự chênh lệch
rất lớn so với giá cả sản xuất. Các tổ chức độc quyền định ra giá cả độc quyền
cao khi bán, và định ra giá cả độc quyền thấp khi mua để thu lợi nhuận đôc
quyền.
Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thể thủ tiêu được tác động của quy luật
giá trị và quy luật giá trị thặng dư. Vì, xét trong toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn
bằng tổng giá trị, và tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá rị thặng dư. Những cái mà

-37-
các nhà tư bản kếch xù thu đươc là những thứ mà các tầng lớp tư sản vừa và nhỏ
cùng nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa bị mất.
2.2. Tư bản tài chính và các ông trùm tài chính
Tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành các tổ
chức độc quyền trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian thanh toán và tín dụng,
nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng trở thành người
có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế xã hội.
Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền trong công
nghiệp vay và nhận gửi những khoản tiền lớn trong một thời gian dài, nên lợi ích
của họ xoắn xuýt với nhau, quan tâm đến hoạt động của nhau và tìm cách thâm
nhập vào nhau. Từ đó hình thành một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc
quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Các ông trùm tài chính thực hiện sự thống trị bằng “chế độ tham dự”. Thực
chất của chế độ tham dự là nhà tư bản tài chính lớn hoặc một tập đoàn tài chính,
nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay “công ty
mẹ”, rồi công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc gọi là “công ty con”, các
công ty này lại chi phối các “công ty cháu”. Bởi vậy, bằng một số tư bản nhất
định, một ông trùm tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực kinh tế khác
nhau.
2.3. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra bán ở nước ngoài để thực hiện
giá trị và giá trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước
ngoài để thu giá trị thặng dư nơi sở tại.
Xuất khẩu tư bản là tất yếu khách quan, vì những nước TBCN phát triển đã
tích luỹ được khối lượng tư bản lớn làm xuất hiện tình trạng “thừa tư bản”. Tình
trạng thừa tư bản không phải là thừa tuyệt đối, mà là không tìm được nơi đầu tư
có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở những nước này đã làm tăng
cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những
nước kém phát triển, nhất là các nước thuộc địa, nguyên liệu dồi dào, nhân công
giá rẻ, nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật. Đối với tư bản độc quyền, xuất khẩu tư
bản là nhu cầu tất yếu để nâng cao tỷ suất lợi nhuận và khối lượng lợi nhuận.
Xét về hình thức đầu tư, xuất khẩu tư bản được chia thành xuất khẩu trực
tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước
ngoài và nhà đầu tư trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận; xuất
khẩu tư bản gián tiếp là đầu tư cho vay để thu lợi tức.
Xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất TBCN ra nước ngoài, là
phương tiện để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính. Tuy nhiên, việc
xuất khẩu tư bản về khách quan đã mang lại những tác động rất tích cực đến nền
kinh tế của các quốc gia nhập khẩu như: thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự
nhiên thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến cơ cấu kinh tế thuần nông
thành cơ cấu công – nông nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt và lệ thuộc
vào kinh tế chính quốc . . .
2.4. Sự phân chia thế giới giữa các liên minh độc quyền quốc tế
-38-
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng về phạm vi tất yếu
dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư,
phân chia thị trường thế giới. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cuộc đấu tranh
giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao
ở nước ngoài càng trở nên gay gắt. Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế
giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự
ủng hộ của nhà nước và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến
xu hướng thỏa hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng
trong các lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó, hình thành các liên minh
độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế.
2.5. Sự phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc
Lợi ích của xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm
thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh
tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư
bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã tìm được mới có ý
nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan trọng, do
đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả
lãnh thổ nói chung. CNTB phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự
canh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt.
Bước vào thế kỹ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ đã hoàn thành,
nhưng việc phân chia đó không thể chỉ diễn ra một lần là xong. Do tác động của
quy luật phát triển không đều, các đế quốc ra đời muộn hơn đấu tranh đòi phân
chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính đưa đến các cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất từ 1914 – 1918 và lần thứ hai từ 1939 – 1945, và những xung đột
nóng bỏng ở nhiều khu vực trên thế giới. chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự
thống trị của CNTB độc quyền; về mặt chính trị là sự xâm lược nước ngoài, là hệ
thống thuộc địa nảy sinh từ yêu cầu kinh tế của CNTB độc quyền.
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
CNTB độc quyền nhà nước là một nấc thang của CNTB độc quyền. Sự
xuất hiện CNTB độc quyền nhà nước gắn liền với những nguyên nhân sau đây.
Một là, sự tích tụ và tập trung sản xuất cao đẻ ra những cơ cấu kinh tế lớn
đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch
hóa tập trung từ một trung tâm. Lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao
càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN, do đó đòi hỏi
phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể phát
triển. Hình thức mới đó là CNTB độc quyền nhà nước.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một
số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn
kinh doanh, vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và lợi nhuận ít, nhất là các
ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên
cứu khoa học cơ bản . . . Đây là những ngành và lĩnh vực mà nhà nước tư sản
phải can thiệp bằng nhiều cách kể cả trực tiếp đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho các
tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh những lĩnh vực khác có lợi hơn.
-39-
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa
giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động (mà phong trào “chiếm
phố Wall” là một ví dụ). Nhà nước tư sản cần phải có những chính sách để xoa
dịu những mâu thuẫn đó, như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân,
phát triển phúc lợi xã hội
Bốn là, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của
các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột
lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự
điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế; nhà nước tư sản phải là người
giải quyết các quan hệ đó.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ
nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
Như vậy, xét về bản chất, CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức
mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản
thành một thiết chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền
và cứu nguy cho CNTB.
Trong giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước tư sản xuất hiện
như một chủ sở hữu tư bản, một nhà tư bản xã hội; đồng thời là người quản lý xã
hội bằng pháp luật với bộ máy bạo lực to lớn. Nhà nước trở thành công cụ trước
hết vì lợi ích của các tổ chức độc quyền.
2. Những hình thức chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước
2.1. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước
Sự liên minh về nhận thức của các ngân hàng với công nghiệp được bổ
sung bằng sự liên minh về nhân sự của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ
theo kiểu: hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ
ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng.
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái tư sản.
Chính các đảng phái này đã tạo ra cơ sở xã hội cho tư bản độc quyền thực hiện sự
thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.
Sự kết hợp cũng được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp, một mặt
các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những
cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chưc và nhân viên chính phủ được cài
vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những chức vụ trọng
yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành người đỡ đầu các tổ chức độc
quyền. Sự kết hợp này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các
tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến các địa phương ở các
nước tư bản.
2.2. Sự hình hành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước
CNTB độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống,
nhưng nổi bật nhất là sức mạnh của độc quyền và của nhà nước kết hợp với nhau
trong lĩnh vực kinh tế. Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu. Nó biểu hiện không những ở
chỗ sở hữu nhà nước tăng lên, mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu
-40-
nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau
trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.
Sở hữu nhà nước hình thành bằng những con đường sau đây: xây dựng
doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách; quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân
bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phiếu của các danh nghiệp tư nhân . . .
2.3. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước
Bản thân điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Những sai lầm trong điều tiết của nhà nước có khi đưa đến hậu quả tai hại hơn là
tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân. Vì thế, hệ thống
điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư
nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của từng cơ chế. Xét đến cùng, về bản chất, hệ thống điều tiết đó là phục vụ
cho CNTB độc quyền nhà nước.
III. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của CNTB độc quyền
1.1. Sự xuất hiện các công ty xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các
xí nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các consơn
và cônglômêrát ngày càng được tăng cường, nhưng bên cạnh nó lại xuất hiện
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách mạng khoa học và công nghệ dường như
biểu lộ thành hai hướng đối lập nhau, nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu
hướng tập trung và xu hướng phân hóa. Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ cho phép
tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn đến hình
thành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành như sản xuất ô tô, máy bay,
đồ điện, cơ khí, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở.
Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng phi tập trung hóa, nhưng thực
chất chỉ là biểu hiện mới của sự tập tung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ
lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn có ưu thế về vốn, công nghệ và
thị truờng.
Thứ hai, do chính những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế
thị trường.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất,
linh hoạt ứng phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn đầu tư vào
những ngành sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá biệt. Các doanh
nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trang bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ
sung.
1.2. Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản
tài chính
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư
bản tài chính cũng đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong các quá trình liên
kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày
nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính
-41-
thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng kiểu công – nông – thương –
tín - dịch vụ hay công nghiệp – quân sự – dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự
liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi và phức tạp hơn. Vai trò kinh tế và chính trị
của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các nước khác trên thế giới. Trùm tài chính không chỉ tăng
cường địa vị thống trị về kinh tế mà còn tăng cường sự khống chế và lợi dụng
chính quyền nhà nước. Trong chính phủ họ có nhiều người đại diện hơn, hơn nữa
tự mình đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ngày càng phổ biến.
Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hóa đời sống
kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và
xuyên quốc gia, tạo điêu kiện cho các công ty xuyên quốc gia xâm nhập vào các
nước khác, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã đưa đến sự ra đời của các trung
tâm tài chính thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức, Hồng Kông,
Singapo. . .
1.3. Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của tư bản độc quyền nhưng quy mô,
chiều hướng và kết cấu của xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới
Xuất khẩu tư bản tăng trưởng rất nhanh do tác động của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.
Chiều hướng xuất khẩu cũng thay đổi rõ nét. Từ sau những năm 70 của thế kỹ
XX, 3/4 tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát triển, mở đầu bằng việc
tư bản quay trở lại Tây Âu. Nguyên nhân của sự chuyển hướng đầu tư là:
- Phần lớn các nước đang phát triển ở trong tình trạng chính trị không ổn
định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi.
- Ở các nước tư bản phát triển xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ
mới, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, đòi hỏi vốn
đầu tư lớn.
1.4. Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của CNTB; xu hướng quốc tế
hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh
tế.
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc
gia tăng lên càng thúc đẩu xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế và sự phân chia
pham vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành
CNTB độc quyền nhà nước quốc tế.
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế là hiện
tượng khu vực hóa các nền kinh tế, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế
khu vực như: Liên hợp châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) . . .
1.5. Phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp diễn dưới những hình
thức cạnh tranh và thống trị mới
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới
đã suy yếu, nhưng các cường quốc TBCN lúc công khai, lúc ngấm ngầm, vẫn
tranh giành phạm vi ảnh hưởng bằng nhiều cách trong đó có “chiến lược biên
giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn biên giới địa lý, ràng
-42-
buộc, chi phối các nước kém phát triển từ lệ thuộc vào vốn, công nghệ đi đến sự
lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc đế quốc.
Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng
lại thay thế bằng các cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, những
cuộc chiến ranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp đàng sau các cuộc
đụng độ là các cường quốc đế quốc (mà gần đây là các cuộc chiến tranh ở Iraq,
Libya là ví dụ điển hình).
Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, CNTB trong giai đoạn hiện nay vẫn
là CNTB độc quyền. Những biểu hiện mới chỉ là sự phát triển của năm đặc điểm
cơ bản của CNTB độc quyền mà thôi
2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền
nhà nước.
- Mục tiêu điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản độc quyền là nhằm khắc
phục những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường TBCN, định hướng cho việc
phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của CNTB.
- Để điều tiết kinh tế, nhà nước tư bản độc quyền đã tổ chức bộ máy điều
tiết gồm ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Về mặt nhân sự có sự tham
gia của những đại biểu các tập đoàn kinh tế lớn và các quan chức nhà nước. Bên
cạnh bộ máy, còn có hàng loạt các tiểu ban được tổ chức dưới những hình thức
khác nhau, thực hiện nhiệm vụ “tư vấn” với mục đích “lèo lái” đường lối theo
muc tiêu riêng của các tổ chức độc quyền.
Cùng với bộ máy điều tiết là các công cụ điều tiết các loại như: hành
chính, pháp luật, các chính sách và các đoàn bẩy kinh tế (đặc biệt coi trọng công
cụ pháp luật và các chính sách tiền tệ, tài khoá, ngoại thương và thu nhập).
- Cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước là: cơ chế kết
hợp thị trường tự do cạnh tranh với tính năng động của tư bản độc quyền tư nhân
và sự điều chỉnh của nhà nước.
Sự phân tích trên (mục II và mục III) một mặt vạch rõ bản bản chất của
CNTB độc quyền nhà nước, mặt khác mang lại nhiều gợi ý quan trọng cho các
quốc gia đang phát triển trong vận hành nền kinh tế hỗn hợp, trong điều tiết vĩ
mô nền kinh tế và trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay.
IV. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN
1. Những thành tựu của CNTB đạt được trong sự vận động đầy mâu thuẫn
Nhìn lại mấy trăm năm phát triển, tuy mô hình tư bản chủ nghĩa mới thành
công ở 7 quốc gia và trong từng bước đi, CNTB luôn để lại những hậu quả “đầy
máu và nước mắt”, song CNTB đã có những đóng góp rất vĩ đại cho sự phát triển
của nhân loại.
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của CNTB đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ”
của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, chuyển sang phát
triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.
- Phát triển lực lượng sản xuất.

-43-
Quá trình phát triển của CNTB là quá trình phát triển lực lượng sản xuất
với trình độ kỹ thuật ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí,
sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của
kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả
khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
CNTB đã thúc đẩy nên kinh tế hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức
điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về
chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản
xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động
sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng
chặt chẽ . . .làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau, tùy
thuộc vào nhau tạo thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
- Chuyển nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
CNTB là người có công đầu chuyển nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh
tế trị thức. Chuyển nền kinh tế vận động theo công thức TIỀN – HÀNG – TIỀN
sang nền kinh tế vận động theo công thức TIỀN – TRI THỨC – TIỀN. Nền kinh
tế tri thức là nền kinh tế phát triển trên cơ sở sáng tạo ra tri thức và công nghệ
cao. Trong nền kinh tế tri thức việc tiếp cận, sáng tạo và trao đổi thông tin (tri
thức) có ý nghĩa sống còn đối với từng doanh nghiệp và từng quốc gia.
Tuy nhiên, những thành tựu mà CNTB đạt được luôn trong sự vận động
đầy mâu thuẫn. Điều này thể hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau là xu phát triển
và xu thế trì trệ của nền kinh tế TBCN.
2. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Bên cạnh những thành tựu nói trên, CNTB luôn đứng trước những giới hạn
không thể vượt qua. Giới hạn lịch sử của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn kinh tế
cơ bản của CNTB: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực
lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Mặc dù
đã có điều chỉnh nhất định trong những hình thức quan hệ sở hữu, quan hệ quản
lý và phân phối nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn khách quan này.
Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện ra thành những mâu thuẫn cụ thể sau
đây:
Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Mâu thuẫn này thể hiện qua tình trạng
phân cực giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên ở ngay trong các nước
giàu có. Thể hiện qua các cuộc chiến tranh cướp bóc các nguồn tài nguyên ngay
trong thế kỷ XXI.
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc.
Ngày nay mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát
triển bị lệ thuộc với các nước đế quốc. Nhiều nước chậm phát triển không những
bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không thể nào trả
được.
Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Mâu thuẫn này diễn
ra chủ yếu giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa
các tập đoàn tư bản xuyên quôc gia.
-44-
Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn
này, CNTB đang thắng thế, CNXH tuy là logic của sự phát triển nhưng đang gặp
khó khăn, thoái trào. Dù vậy, ý tưởng về một mô hình kinh tế, một xã hội mang
lại nhiều cơ hội phát triển hơn vẫn là khát vọng chung của con người.
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
CNTB trong quá trình phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chât kỹ thuật cho nền sản xuất lớn
hiện đại; mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó thêm gay gắt.
Ngày nay CNTB hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ,
thị trường, đang có khả năng thích nghi và sẽ còn phát triển . Tuy CNTB thực
hiện những điều chỉnh lớn về quan hệ sản xuất, song thực tế cho thấy nó vẫn
không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, không thể vượt quá giới hạn
lịch sử của nó.
Chính vì thế, nhìn lại mấy trăm năm phát triển, mô hình tư bản chủ nghĩa
mới thành công ở 7 quốc gia và được gọi đó là trung tâm của CNTB, CNTB còn
ngoại vi của nó là hàng trăm quốc gia chưa phát triển.
Sau thế chiến thứ hai, nhiều quốc gia đã giành được độc lập. Ở các quốc
gia này, một mặt học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế xã hội của các quốc gia
TBCN phát triển, tìm cách huy động mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài
cho nhu cầu hưng thịnh quốc gia dân tộc, mặt khác không ngừng tổng kết thực
tiễn để tìm kiếm con đường phát triển riêng hướng tới mục tiêu xã hội dân chủ,
đất nước thanh bình và phồn vinh.
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 02 tiết
 Số tiết bài tập: 01 tiết
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2016 (Chương VI).
- Học thuyết kinh tế Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ
biên: Ngô Đạt, Nxb. Lao động, 2013 (Chương 5).

-45-
PHẦN 2. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI

Chương VI: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Sứ mênh
̣ lịch sử của giai cấp công nhân
1. Giai cấp công nhân và sứ mênh ̣ lịch sử của nó
1.1. Khái niệm GCCN
- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất
+ GCCN là những tập đoàn người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận
hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có
trình độ xã hội hóa cao.
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN
+ GCCN là những người không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao
động cho nhà tư bản để kiếm sống
1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN
Xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng
GCCN, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo
nàn lạc hậu, xây dựng xã hội CSCN văn minh.
2. Những điều kiện quy định sứ mênh ̣ lịch sử của GCCN
2.1. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
- Địa vị KT – XH của GCCN trong xã hội TBCN
GCCN gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, vừa là chủ thể vừa là sản
phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp.
- Những đặc điểm CT – XH của GCCN
+ GCCN là giai cấp có tinh thần CM triệt để nhất
+ GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỉ luật cao
+ GCCN có bản chất quốc tế
2.2. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của
GCCN
- Quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của GCCN
+ Ở các nước TBCN: ĐCS = Chủ nghĩa Mác + PTCN
+ Ở các nước thuộc địa: CN Marx–Lenin + PTCN + PT yêu nước = ĐCS
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với GCCN
+ Giai cấp công nhân là cơ sở XH – giai cấp của ĐCS à nguồn bổ sung
lực lượng cho Đảng.
+ Đảng là bộ phận tiên tiến nhất của GCCN, được trang bị lý luận chủ
nghĩa Marx – Lênin à đội tiên phong chiến đấu, đảm bảo vai trò lãnh đạo GCCN

-46-
II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
1. Khái niệm cách mạng XHCN
1.1. Theo nghĩa hẹp: CM XHCN = Giành chính quyền
1.2. Theo nghĩa rộng: CMXHCN = giành CQ + cải tạo XH cũ + x/dựng XH mới
2. Mục tiêu, nội dung và động lực của CM XHCN
2.1. Mục tiêu của CM XHCN
- Mục tiêu chung: (thực hiện SMLS của GCCN): giải phóng con người,
giải phóng xã hội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn một: giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động,
phải “tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”, giành lấy dân chủ.
+ Giai đoạn hai: tổ chức một xã hội mới về mọi mặt. từng bước xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, tiến lên CNCS.
2.2. Động lực của cách mạng XHCN
- Giai cấp công nhân
- Giai cấp nông dân
- Tầng lớp trí thức
2.3. Nội dung của cách mạng XHCN
- Trên lĩnh vực chính trị
- Trên lĩnh vực kinh tế
- Lĩnh vực tư tưởng,văn hóa
3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong
CMXHCN.
3.1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân
- Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
trong CMXHCN.
- Cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân trong CMXHCN.
3.2. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân
- Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân
+ Chính trị
+ Kinh tế
+ Văn hóa – xã hội
- Những nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân
+ Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp trong khối liên minh công –
nông.
+ Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
+ Kết hợp đúng đắn lợi ích của GCCN và GCND.

-47-
III. Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa
1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa
- LLSX của CNTB phát triển, trình độ xã hội hóa cao ð mâu thuẫn gay
gắt giữa LLSX và QHSX của CNTB càng sâu sắc, cần xóa bỏ QHSX không phù
hợp.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản: VS và TS không thể điều hòa được ð
CMXHCN xóa bỏ CNTB.
- Từ thực tiễn CM, GCCN giác ngộ CM, xây dựng được chính đảng CM,
kiên quyết đấu tranh giành CQ về tay GCVS.
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của HTKT - XH CSCN
† Tư tưởng của Marx – Engels: Hai giai đoạn
† Tư tưởng của Lênin: Ba giai đoạn
2.1. Thời kỳ qúa độ từ CNTB lên CNXH
- Tính tất yếu của thời kỳ qúa độ lên CNXH
- Đặc điểm và thực chất của thời kỳ qúa độ lên CNXH
+ Đặc điểm nổi bật: những nhân tố của xã hội mới và tàn tích của xã hội
cũ tồn tại đan xen và đấutranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội
- Nội dung KT, CT và văn hóa, xã hội của thời kỳ qúa độ lên CNXH
+ Trong lĩnh vực KT: sắp xếp, bố trí lại các LLSX hiện có của XH, cải tạo
QHSX cũ, xây dựng QHSX mới tạo ra sự phát triển cân đối của nền KT. Đối với
những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa TBCN, phải tiến hành CNH
XHCN nhằm tạo cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Nhiệm vụ trọng tâm của
thời kì quá độ là tiến hành CNH, HĐH nền KT theo định hướng XHCN.
+ Trong lĩnh vực CT: đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá
sự nghiệp xây dựng CNXH; xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN;
bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong
sạch, vững mạnh.
+ Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục tệ nạn Xh do Xh cũ để lại; từng bước
khắc phục chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, tầng lớp XH, nhằm thực
hiện mục tiêu bình đẳng Xh; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
2.2. Xã hội XHCN
- Những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại
+ Xã hội XHCN đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công
hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
+ Xã hội XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên
tắc phân phối cơ bản nhất
+ Nhà nước XHCN mang bản chất GCCN, tính nhân dân rộng rãi và tính
dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân

-48-
+ Xã hội XHCN là chế độ đã giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột,
thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để
con người phát triển toàn diện
2.3. Giai đoạn cao của hình thái KT - XH CSCN
- Về mặt KT: LLSX phát triển mạnh mẽ, năng suất rất cao làm cho của cải
XH trở nên dồi dào, KH phát triển, lao động của con người được giảm nhẹ, thực
hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, QHSX: chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất.
- Về mặt XH: trình độ XH càng phát triển, con người có điều kiện phát
triển năng lực, tri thức nâng cao, không còn giai cấp với nền dân chủ thực sự
hoàn bị, con người được giải phóng hoàn toàn (Kiến trúc thượng tầng thật sự là
của nhân dân)
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 04
 Số tiết thảo luận: 01
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Bô ̣ GD và ĐT, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
chương VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2016.
- Hô ̣i đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bô ̣ môn khoa học Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: chương IV,
Chương V, chương VI, chương IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012.

-49-
CHƯƠNG VII: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY
LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CMXHCN
I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ
- Dân chủ là quyền của con người (nhân quyền) là nhu cầu tự nhiên của
con người
+ Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con
người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá
trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức,
bóc lột, bất công.  
+ Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước
và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có ''dân chủ phi giai cấp'', ''dân chủ
chung chung''.  
+ Dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ
phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống
áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.
  - Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được
thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ  khi xã hội có giai cấp,
dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi
là ''chính thể dân chủ'' hay ''nền dân chủ''.
1.2. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ  xã hội chủ nghĩa 
- Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.
- Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu
sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.
- Nền dân chủ XHCN có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo,
tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
 - Nền dân chủ XHCN vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp.
2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
2.1. Khái niệm nhà nước xã hội chủ  nghĩa
Nhà nước XHCN là tổ chức thể hiện và thực hiện  ý chí quyền lực của
nhân dân. Đó là một công cụ quản lý do nhân dân tổ chức ra nhằm thực hiện
quyền lực và lợi ích của nhân dân, và cũng thông qua nó, giai cấp công nhân
và chính đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã  hội. Chính vì vậy,
nhà nước XHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ 
chức quản lý kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua
hai chức năng chủ  yếu của nó, đó là chức năng thống trị  giai cấp và chức năng
xã hội.
2.2. Đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
   Một là, nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của
nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
   Hai là, nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính giai cấp Cũng là công cụ
của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động tức

-50-
là tuyệt đại đa số nhân dân, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện sự trấn áp
những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  Ba là, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn xem mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng
cơ bản của nhà nước XHCN, của chuyên chính vô sản.
Bốn là, nhà nước XHCN là yếu tố cơ bản của nền dân chủ XHCN
  Năm là, Nhà nước XHCN là mộtkiểu nhà nước đặc biệt. ''nhà nước không
còn nguyên nghĩa'', là ''nửa nhà nước''
  Với những đặc trưng đó, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ
nghĩa biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp
luật.
   Chức năng của nhà nước XHCN được thực hiện cả bằng tổ chức có hiệu
quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công
cụ bạo lực đề đập tan sự phản kháng của kẻ  thù chống lại sự nghiệp xây dựng
CNXH, bảo vệ độc lập, chủ quyền của  đất nước, giữ vững an ninh xã hội.
   Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi nhà  nước, do đó bạo lực, trấn áp
cũng là cái vốn có của nhà nước XHCN. Tuy nhiên, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin đều cho rằng với bản chất của nhà nước vô  sản, thì việc
tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới là chức năng căn bản, chủ yếu của Nhà nước XHCN.
      Từ  hai chức năng trên, nhà nước XHCN có những nhiệm vụ chính là:
quản lý  kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; cải thiện không những đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân; quản lý văn hóa - xã hội. xây dựng nền văn
hóa mới, thực hiện giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc
sức khỏe nhân dân...Ngoài ra, nhà nước XHCN còn có chức năng, nhiệm vụ đối
ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
vì sự phát triển và  tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.
2.3. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
   Xây dựng CNXH hội là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư  tưởng. Với ý nghĩa đó,
nhà nước XHCN là phương thức, phương tiện, là  một công cụ chủ yếu của nhân
dân trong sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bởi vậy, để đảm bảo cho
sự nghiệp xây dựng CNXH thành công thì việc xây dựng và không ngừng hoàn
thiện nhà nước - một trong những công cụ chủ  yếu của quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình cách
mạng XHCN .
II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
1.1. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa XHCN
- Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần do con người sáng
tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn
hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất
định.

-51-
- Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa
được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch
sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và
quyết định hệ thống các chính sách pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
-  Nền văn hóa xã hội chủ  nghĩa: là Nền văn hóa XHCN là nền văn
hóa  được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ  tưởng của giai cấp công nhân,
do chính đảng của nó sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên
về  đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực
sự trở thành chủ thể  sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
1.2. Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
     Một là; trong CNXH, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ
đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của
nền văn hóa XHCN.
    Hai là, nền văn hóa XHCN là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và
tính dân tộc sâu sắc
   Ba là, nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được hình thành, phát triển một
cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, có sự quản lý của nhà
nước XHCN.
2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
   Thứ nhất, phải thay đổi phương thức sản suất tinh thần mới cho phù hợp
với phương thức sản xuất mới của XHXHCN.
Thứ hai, nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng của tư
tưởng, ý thức xã hội cũ lạc hậu.
Thứ ba, nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động.
3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
3.1. Nội dung xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa   
Một  là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của
xã hội mới của xã hội mới.
  Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.  
  Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.  
Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa.
3.2. Phương thức xây dựng nền văn hóa xã  hội chủ nghĩa
   Thứ  nhất, giữ vững và  tăng cường vai trò chủ  đạo của hệ tư tưởng giai
cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.
   Thứ  hai, không ngừng tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản và  vai
trò quản lý của nhà nước đôi với hoạt động văn hóa.
   Thứ  ba, xây dụng nền văn hóa xã  hội chủ nghĩa phải theo phương thức
kết hợp việc kế thừa những giá  trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại.
   Thứ  tư, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và
sáng tạo văn hóa.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
1. Vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong
việc giải quyết vấn đề dân tộc
-52-
 1.1. Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:  Thứ  nhất, khái niệm
dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt
chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và
trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất
hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc
người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành
viên trong cộng đồng đó.   Thứ  hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng
đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ
chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền
thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
1.2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và  vấn đề dân tộc trong xây dựng
chủ  nghĩa xã hội
- Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về
quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc
gia dân tộc độc lập.
-  Xu hướng thứ hai: Các dân tộc từng quốc gia, kể cả các dân tộc nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của chủ  nghĩa Mác - Lênin trong việc giải
quyết vấn  đề dân tộc
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: đây là quyền thiêng liêng của các dân
tộc kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng tộc. Tất cả các dân tộc, dù  đông người
hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như
nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất
cứ dân tộc nào.
- Các dân tộc được quyền tự quyết. về  thực chất quyền dân tộc tự quyết
là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết  định con đường phát triển
kinh tế, chính trị - xã  hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm
quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự 
nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ  sở bình đẳng.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.  Đây là tư tưởng, nội dung cơ
bản trong cương lĩnh dân tộc. Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của
giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự
nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
2. Vấn đề tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo
 2.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên
và lịch sử cụ  thể, xác định. Về bản chất, tôn giáo là  một hiện tượng xã hội
phản ánh thái độ của con người trước sức mạnh của tự nhiên và  xã hội. Tuy
nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng những  giá trị phù hợp với đại đức, đạo lý con
người.
   Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Nó hoàn
thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế-xã hội, văn
-53-
hóa, chính trị. Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là 
từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý.
 2.2. Vấn  đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ  nghĩa xã hội
   - Nguyên nhân nhận thức.  Trong tiến trình xây dựng CNXH và  trong
xã hội XHCN vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người
mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí của nhân dân lại vẫn
chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới
tự nhiên và xã  hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và  chế ngự được đã
khiến cho một bộ  phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và  lý giải chúng từ sức
mạnh của thần linh.
   - Nguyên nhân kinh tế.  Trong tiến trình xây dựng chủ CNXH nền kinh
tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế  với những lợi ích khác nhau của các
giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã  hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về  đời sống vật
chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư  còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố 
may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người
dễ trở nên thụ  động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu
nhiên.
   - Nguyên nhân tâm lý.  Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch
sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của
một bộ phận  đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, cho
dù trong tiến trình xây dựng chủ  nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội  chủ nghĩa
đã có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị - xã hội, thì tôn giáo vẫn
không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà
nó phản ánh. Điều đó cho thấy, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội, thì ý thức xã hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã
hội, trong đó ý thức tôn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất bền vững nhất
trong đời sống tinh thần của mới con người, của xã hội.
   - Nguyên nhân chính trị - xã hội.  Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc
của tôn giáo là phù hợp với CNXH, với chủ trương đường lối, chính sách của
nhà nước XHCN. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân  đạo,
hướng thiện... đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh
mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân.
   - Nguyên nhân văn hóa.  Trong thực tế sinh hoạt văn hóa xã hội, sinh hoạt
tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của
cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có  ý nghĩa giáo dục ý thức
cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Về phương
diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực hiện dưới hình thức là những
nghi lễ  tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn mực  đạo đức phù hợp với
quan niệm của mỗi loại tôn giáo. Những sinh hoạt vẫn hóa có tính chất tín
ngưỡng, tôn giáo ấy đã lôi cuốn một bộ phận quần chúng nhân dân xuất phát
từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình cảm của họ.

-54-
2.3.  Những nguyên tắc cơ bản của chủ  nghĩa Mác - Lênin trong việc giải
quyết vấn  đề tôn giáo
     Một  là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời
sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó
là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.
   Hai là, khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân thì nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo
đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát
huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền
tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
   Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không
có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những
người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
   Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo.
Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt
chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ mặt
chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải
khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với
thực tế.
   Năm  là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn
giáo. Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và  sự tác động của từng tôn
giáo đối với  đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái  độ của các giáo
hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự  khác biệt. Do
đó, cần phải có quan điểm lịch sử  - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết
những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Nhà nước XHCN cần phải có quan điểm và
phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn
đề tôn giáo.
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 03
 Số tiết thảo luận: 02
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Bô ̣ GD và ĐT, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin:
chương VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2016.
- Hô ̣i đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bô ̣ môn khoa học Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: chương
VIII, chương X, chương XI, chương XII,chương XIII, chương XIV, chương XV
Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012.

-55-
CHƯƠNG VIII. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
1. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của

  Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống XHCN thế giới ra đời bao
gồm các nước Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari, Rumani, Tiệp chắc,
Anbani, Mông Cổ, Trung Quốc; Triều Tiên, Việt Nam, Cuba đi theo mô hình chủ
nghĩa xã hội Xô viết.
   Năm l960, tại Matxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và  công nhân của
các nước trên thế giới đã ra tuyên bố và khẳng định: ''đặc điểm chủ  yếu của
thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở  thành nhân
tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người''.
     Cho dù lịch sử có biến động như thế nào, dù có ai cố tình xuyên tạc lịch
sử cũng không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước Đông Âu đã có 
một thời phát triển rực rỡ và đạt được những thành tựu to lớn sau đây:
  - Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm
chủ xã hội, thúc  đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ  trên toàn
thế giới.
  - Trong hơn bảy mươi năm xây dựng CNXH, Liên Xô và các nước
XHCN đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở 
vật chất của CNXH trên quy mô  lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt
hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nước Nga trước Cách mạng
Tháng Mười so với các nước phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm. Khi
bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ
bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng chỉ sau mộtthời gian ngắn Liên Xô đã trở
thành một trong hai siêu cường của thế giới. Năm 1985, thu nhập quốc dân của
Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ. Với công
cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học
vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe, phát
triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động. Trước Cách mạng
Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã xoá
xong. Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn
cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các
nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới). Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và công nghiệp
quốc phòng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học và
công nghệ cũng có nhữngthành tựu rất to lớn.
   - Với sự lớn mạnh toàn diện, CNXH có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống
chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc  địa
của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ  nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và phát
triển xã hội theo mô hình mới. Chế độ XHCN được thiết lập không chỉ mở  ra
một xu thế phát triển mới cho các dân tộc, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu
quả về  nhiều mặt, các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần làmphát triển mạnh mẽ
phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
-56-
chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới nay chỉ còn 0,7% diện tích và
5,3% dân số thế giới. Tính đến nay, hàng trăm nước đã giành dược độc lập. Trên
một trăm nước tham gia vào Phong trào không liên kết.
  - Sức mạnh của CHXH hiện thực  đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy
cơ  chiến tranh huỷ diệt, bảo vệ hoà bình thế  giới. Ở các nước phương Tây, nhân
dân lao động coi những thành tựu của CNXH như là những đối chứng tích cực và
đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ và đòi nâng cao các phúc lợi xã hội.
Với sức ép từ hai phía , các nước phương Tây buộc phải thực hiện nhiều sự điều
chỉnh về các vấn đề kinh tế - xã hội.
   Tóm lại, từ tháng 11 năm 1917 cho đến sự kiện tháng 8 năm 1991,
CNXH ở Liên Xô  đã tồn tại hơn 70 năm, ở các nước Đông Âu hơn 40 năm
kể từ năm 1945. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua một thời kỳ phát triển rực
rỡ, có những thành tựu to lớn và đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển
lịch sử của loài người. Sự tiến bộ về kinh tế xã hội của thế kỷ XX gắn liến với
sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực, với hệ thống xã hội
chủ nghĩa.
 2. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết
   Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào
cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm và thất bại hay những thời kỳ thoái
trào. Lịch sử phát triển của CNTB đã cho thấy hiện thực ấy và sự phát triển của
CNXH cũng cho thấy điều ấy.  
   Chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tự rực rỡ nhưng đã không tự
hoàn thiện mình, nên từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ  tháng 4 năm 1989 trở đi, sự đổ
vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm
1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự 
đổ vỡ cũng diễn ra Mông Cổ, Anbani, Nam Tư.
Có mấy nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH
Xôviết. Nguyên nhân sâu xa, cốt lõi là do chậm đổi mới mô hình CNXH. Thực
tế là đã duy trì quá lâu mô hình kinh tế “chỉ huy” hay mô hình kinh tế tập trung
cao độ. Hậu quả là:  Liên Xô từ chỗ đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ
phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển, thì từ giữa những năm 70 của
thế  kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của
Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại
là yếu tố như Lênin nói, xét đến cùng quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ
mới.
   Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng và kéo dài là nguyên nhân sâu xa
làm chế độ XHCN suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải những sai lầm,
khuyết tật do bản chất của chế  độ , mà do quan niệm giáo  điều về chủ nghĩa
xã hội.
  Nhiều nghiên cứu cho rằng, sự  sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
còn do hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:

-57-
   Một  là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm
trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ
hội thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.
   Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ  năm l986 đã kết thúc trong sự đổ
vỡ hoàn toàn vào năm 1991. Vì đường lối cải tổ thực chất là  đường lối trượt dài
từ cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ  nghĩa Mác-Lênin.
Những lời tuyên bố lúc ban đầu: ''cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa
xã hội hơn'', ''chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ không đi ra
ngoài nó'', ''chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở 
ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra'', v.v.,
rốt cuộc không được thực hiện.
   Những người lãnh đạo cải tổ từ chỗ làm sai đến hoang mang và tiếp theo là
lui dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ 
bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà  họ đã từng hứa hẹn. Cuối cùng, họ đã
phản bội lại chính họ, đất nước họ, bôi nhọ cả một giai đoạn lịch sử.
     Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng
trợn, thực hiện được ''diễn biến hoà bình'' trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông
Âu.
   Chủ  nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành một cuộc chiến tranh khi bằng
súng đạn, khi bằng ''diễn biến hoà  bình'' chống CNXH, chống Liên Xô.
Chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cuộc chiến tranh lạnh từ sau Chiến tranh thế giới
thứ  hai. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra ''cái gót chân A sin'' của cải
tổ: đó là sai lầm, lung túng và đi tới đường lối xét lại, là chính sách thoả hiệp,
nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở ''tư duy
chính trị mới''. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình
cải tổ, tìm mọi cách để lái nó  đi theo ý đồ của họ. Các thế lực bên ngoài tác động
vào cải tổ cả về tư  tưởng, chính trị và tổ chức. Hứa hẹn viện trợ kinh tế được
dùng làm một thứ vũ  khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương
Tây mong muốn. Chủ nghĩa  đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện ''diễn biến hoà bình''
trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu. Trong cuốn sách ''Chiến thắng không cần
chiến tranh'', Níchxơn cho rằng ''mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất''.
Ông ta viết: ''Toàn bộ  vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh
tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng''. Chiến lược
của Mỹ trước sau như một là  đưa chiến tranh vào bên trong ''bức màn sắt''.
  Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên
trong và từ trên chóp bu của các cơ quan quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân
trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt nhau, tác
động cùng chiều tạo nên một lưc cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc
chính trị trực tiếp phá sập ngôi nhà xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, xét cho đến cùng
chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng
ngũ những người cộng sản đã tạo cơ hội bằng vàng cho chủ nghĩa đế quốc ''chiến
thắng mà không cần chiến tranh''.
   Trong tình hình CNXH trì trệ và  khủng hoảng  thì  cải tổ, cải cách
mở cửa, đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc,
-58-
toàn diện mới đưa CNXH thoát khỏi khủng hoảng để bước vào thời kỳ phát triển
mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không tất yếu.
Vấn đề là ở chổ: cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới như thế nào, nhằm mục đích gì,
theo đường lối nào.
3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội
     Chủ  nghĩa tư bản là một logic của sự phát triển. CNTB đã có những đóng
góp vĩ đại đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết
''tự điều chỉnh và thích ứng'' đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách
mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một
số cuộc khủng hoảng và  còn tạo được nhiều khả năng phát triển.
Nhưng nhìn toàn cục, sau mấy trăm năm phát triển, chủ nghĩa tư bản
mới thành công ở bảy quốc gia , đó là các nước thuộc nhóm G7. Điều này cho
thấy, mô hình TBCN rất khó nhân rộng. Do vậy, nhìn nhận CNTB không thể chỉ
nhìn ở trung tâm của nó mà cần nhìn cả ngoại vi của nó. Ngoại vi của CNTB còn
là hàng 100 quốc gia khác ở các châu lục. Đó là các quốc gia châu Âu tuy giầu
có nhưng đang biến động đầy trắc ẩn. Đó là nhiều quốc gia châu Mỹ nợ nần
chồng chất. Đó là nhiều quốc gia châu Á nghèo nàn, lạc hậu. Đó là một châu Phi
nghèo đói xác xơ. Đó là CNTB mà trong khuôn khổ của nó vẫn có đến 1,2 tỷ con
người phải tiếp tục chịu nghèo đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu
nhập dưới l USD 1 ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập
của 250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3lực lượng lao động toàn thế
giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100
nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so
với thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể
được cứu sống, và số người lớn mù chữ lên đến hơn 800 triệu người.
Ngay trong các nước tư bản phát triển như Mỹ, nghèo đói, bất bình đẳng
đang là góc tối của một xã hội phát triển. Phong trào “Chiếm phố Wall” hay
phong trào “Chúng ta là 99%” đang diễn ra ở tất cả các quốc gia G7 là sự phản
biện xã hội về quyền con người bị vi phạm.
Chủ nghĩa tư bản gắn liền với chiến tranh, là tác nhân của chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, lần thứ hai và gần đây là chiến tranh ở Iraq và gần nữa là Libya.
Nhiều nhà nghiên cứu tính rằng, chỉ cần một khoản tiền bằng chi phí quân sự của
các nước G7 trong một năm, hay bằng chi phí quân sự của Mỹ trong 2 năm thì
tình hình ngheo đói trên hành tinh sẽ được khắc phục.
  Trong cuốn sách ngoài vòng kiểm soát (xuất bản năm 1993) Brêdinsky đã
cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật của xã hội vào thời điểm đó và dự báo Mỹ 
sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỷ  XXI. Trong 20 khuyết tật  ấy, có những
khuyết tật  đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản, như: chăm sóc y tế không
đầy đủ, vấn đề phân biệt chủng tộc, nghèo đói, bất bình đẳng…ngày càng sâu
sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rổng về tinh thần,…làm cho xã hội
lâm vào khủng hoảng và vô phương cứu chữa.
Tình hình trên không thể là tương lai của nhân loại.
Tương lai của nhân loại phải là một xã hội mà ở đó không còn chiến tranh
cướp bóc, không còn áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, không còn người bóc lột
-59-
người; ở xã hội ấy con người được tự do, dân chủ, bình đẳng trên cơ sở một nền
kinh tế tri thức tiến tiến. Một xã hội như thế không thể có ngay, nhưng nhất định
sẽ có qua đấu tranh, xây dựng và phát triển.
Chủ  nghĩa tư bản hiện đại đang tiếp tục phát triển thông qua chính những
cuộc khủng hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng, và quá trình phát triển  đó
cũng chính là quá trình quá độ sang một xã hội mới. Sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản đã làm xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn
minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nẩy sinh và  phát triển; tính chất xã hội
của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày
càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc
lợi xã hội và môi trường... ngày càng được giải quyết tốt hơn. Với những đặc
điểm trên đây cũng có thể xem đó là  những xã hội quá độ, nó chứa đựng trong
nó cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai.
Chủ nghĩa xã hội tuy đang trong giai đoạn thoái trào, nhưng là một logic
của sự phát triển, nhất định CNXH sẽ là hiện thực trong tương lai.
-/-
 Số tiết giảng lý thuyết: 03
 Số tiết thảo luận: 02
 Sinh viên đọc những tài liệu:
- Bô ̣ GD và ĐT, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin:
chương IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2016.
- Hô ̣i đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bô ̣ môn khoa học Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: chương III,
chương XVI, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012.

7. Phần tài liệu tham khảo:


+ Tài liệu học tập bắt buộc
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
+ Tài liệu tham khảo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
- Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế chính trị
Mác – Lênin. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.
- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội
khoa học. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.
- Ngô Đạt (chủ biên), Học thuyết kinh tế Mác – Lênin về phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nxb. Lao động, 2013.
-60-
8. Phương pháp đánh giá học phần:
8.1. Đánh giá thường xuyên
+ Kiểm diện
+ Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm (biên bản làm vịêc)
+ Trắc nghiệm, bài toán.
8.2. Đánh giá định kỳ
+ Bài kiểm tra
+ Bài thi
8.3. Hình thức đánh giá

Hình thức Tỷ lệ
Kiểm diện (05 lần) 5%
Thảo luận (05 bài) 5%
Làm bài tập (05 bài) 5%
Kiểm tra giữa kỳ (2 bài) 15%
Thi kết thúc học phần (1 bài) 70%
Tiêu chí đánh giá
- Kiểm diện: Thực hiện tại lớp
Tổng: 10 điểm
- Bài tập:
+ Hình thức: Thực hiện tại lớp bằng trắc nghiệm và giải bài toán
+ Nội dung: Kiểm tra khả năng nhận thức về một nội dung cụ thể, khả
năng giải bài toán
+ Tiêu chí đánh giá:
 Xác định được vấn đề cần phân tích 3đ
 Đánh giá khả năng tư duy logic, biện chứng, phân tích, so sánh
và tổng hợp kiến thức của sinh viên 7đ
Tổng:10 điểm
- Bài thảo luận
+ Hình thức: Bài luận, làm theo nhóm, đánh máy
+ Nội dung: Kiểm tra thái đô ̣ tự học, tự nghiên cứu mô ̣t mục tiêu cụ thể
trong toàn bộ chương đã học
+ Tiêu chí đánh giá:
 Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ
 Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề 5đ
 Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn 2đ
 Văn phong trong sáng, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 1đ
Tổng: 10 điểm
- Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức: Bài luận kết hợp trắc nghiệm, giải bài toán
+ Tiêu chí đánh giá:
 Khả năng phân tích logic 3đ
 Khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa 3đ
 Khả năng liên hệ thực tiễn 3đ
-61-
 Văn phong trong sáng, chuẩn mực 1đ
Tổng: 10 điểm
- Thi hết thúc học phần
+ Hình thức: trắc nghiệm
+ Tiêu chí đánh giá:
 Khả năng phân tích logic 4đ
 Khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa 3đ
 Khả năng liên hệ thực tiễn 3đ

Tổng: 10 điểm
9. Giảng viên biên soạn
9.1. TS. Nguyễn Quốc Vinh, Phó Trưởng Khoa học cơ bản.
9.2. ThS. Nguyễn Thanh Hải, Trưởng bộ môn Lý luận chính trị.
9.3. ThS. Nguyễn Hoài Đông, giảng viên bộ môn Lý luận chính trị

-62-

You might also like