You are on page 1of 1

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn Tập 1

2016-2025, có xét đến 2035 – Hợp phần Quy hoạch phát CHƯƠNG 4
DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN
triển hệ thống điện 110kV

CHƯƠNG 4
DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN

4.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN

4.1.1. Giới thiệu các mô hình, phương pháp dự báo nhu cầu điện
Để dự báo nhu cầu điện năng hiện tại trên thế giới đang sử dụng một số
phương pháp chính như sau:
4.1.1.1. Phương pháp ngoại suy
Phương pháp ngoại suy thực hiện dự báo dựa trên số liệu trong quá khứ để
phản ánh theo quy luật hàm số f(t) như sau:
yDB t+1 = f(t+1) + ε
Trong đó:
 YDB là dự báo điện năng, công suất của năm tới (tháng, tuần, ngày, giờ);
 t là năm (tháng, tuần, ngày, giờ) hiện tại;
 f(t+1) là hàm số được xây dựng từ số liệu quá khứ của điện năng, công suất.
4.1.1.2. Phương pháp hồi quy
Phương pháp này xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện (công
suất, điện năng) của phụ tải với các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng
kinh tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…).
4.1.1.3. Phương pháp hệ số đàn hồi
Nhu cầu tiêu thụ điện được xác định dựa trên tốc độ tăng trưởng GRDP của
toàn tỉnh có xét đến sự tương quan của tốc độ tăng GRDP và tốc độ tăng
trưởng của nhu cầu điện năng của tỉnh trong các giai đoạn quy hoạch từ quá
khứ đến tương lai. Tỷ số giữa 2 tốc độ tăng trưởng trên là hệ số đàn hồi.
Mối tương quan giữa điện năng tiêu thụ và tổng sản phẩm xã hội (GRDP)
được mô tả theo biểu thức sau:
A
K ĐH 
Y
Trong đó: KĐH - hệ số đàn hồi;
A - tốc độ tăng trưởng điện năng;
Y - tốc độ tăng trưởng GRDP.

Các hệ số đàn hồi được phân tích theo chuỗi giá trị trong quá khứ.
4.1.1.4. Phương pháp chuyên gia
Trong trường hợp có nhiều yếu tố không ổn định thì sử dụng phương pháp
chuyên gia có tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn. Việc lấy ý kiến được tiến

Công ty CP TVXDĐ3 62

You might also like