You are on page 1of 107

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX

---------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ART.CAM PRO
ĐỂ THIẾT KẾ MẪU PHỤC VỤ VIỆC GIA CÔNG SẢN PHẨM MẶT HÀNG
ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG TRÊN MÁY ĐIÊU KHẮC
CNC 3D PCUT

Mã số đề tài: 103.10 RD/HĐ-KHCN

THS. TRẦN ĐĂNG TRUNG

8579

NAM ĐỊNH - 2010


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX
---------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ART.CAM PRO


ĐỂ THIẾT KẾ MẪU PHỤC VỤ VIỆC GIA CÔNG SẢN PHẨM MẶT
HÀNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG TRÊN MÁY ĐIÊU KHẮC
CNC 3D PCUT

Thực hiện theo Hợp đồng số 103.10 RD/HĐ – KHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010
giữa Bộ Công Thương và Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX

Nhóm nghiên cứu:


Ths. Trần Đăng Trung
Ths. Bùi Bảo Trâm
Ks. Nguyễn Quốc Hưng
Ks. Trần Duy Hùng
Ks. Ngô Văn Tuyên

NAM ĐỊNH - 2010


MỞ ĐẦU
Với sự phát triển kinh tế không ngừng, đời sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện.Thưởng thức nghệ thuật trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống do đó, những nghệ nhân trong làng điêu khắc gỗ phải làm thế nào để thoả
mãn được nhu cầu đó của họ. Một nguồn ra cho những sản phẩm điêu khắc dồi
dào đó, những nghệ nhân truyền thống không thể chỉ sử dụng đôi bàn tay khéo
léo, bởi vì năng suất lao động làm bằng tay chưa cao. Vậy phải làm thế nào để
có năng suất lao động cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường? Câu trả lời tốt
nhất là phải làm chủ được khoa học công nghệ trong đó có công nghệ phần mềm
Art Cam pro để truyền tải ý tưởng nghệ thuật của mình.

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy công nghệ thiết
kế và sản xuất tự động trong mọi lĩnh vực phát triển theo. Cùng với sự phát triển
không ngừng của việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều phần mềm hỗ trợ
cho việc thiết kế và lập kế hoạch sản xuất đã ra đời, với các tính năng nổi trội có
thể giúp con người khắc phục nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản
xuất. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động sản
xuất sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao
độ tin cậy, đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc cho con người…
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy việc áp dụng công nghệ phần mềm
Art CAM pro tích hợp với máy điêu khắc CNC phục vụ gia công sản phẩm đồ
gỗ mỹ nghệ là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại vì:
Giải quyết được tình trạng khan hiếm thợ chạm khắc gỗ tại các làng nghề
đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống tại Việt Nam
Chiếm lợi thế về thời gian trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo yêu cầu về
kỹ mỹ thuật đối với mặt hàng đố gỗ mỹ nghệ, và độ an toàn sản phẩm
Art Cam pro là mềm thiết kế sản phẩm nghệ thuật có những đặc tính ưu
việt hơn trong số ít các phần mềm thiết kế sản phẩm nghệ thuật hiện nay.

1
Ở khu vực miền Trung nước ta hiện nay khá nhiều các nhà máy sản xuất
cơ khí sử dụng các máy công cụ CNC để phục vụ hoạt động sản xuất, đặc biệt là
để gia công khuôn mẫu. Tuy nhiên việc triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ
trợ cho việc thiết kế khuôn còn nhiều hạn chế, chính vì vậy mà độ chính xác của
lồng khuôn và điều kiện làm việc của khuôn sau này cũng bị ảnh hưởng. Bên
cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các ngành
công nghiệp sản xuất tự động phát triển theo. Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, sự
ra đời của máy công cụ điều khiển bằng chương trình số với sự trợ giúp của máy
tính, gọi tắt là máy CNC, đã đưa ngành cơ khí chế tạo sang một thời kỳ mới,
thời kỳ sản xuất hiện đại.
Ứng dụng công nghệ CAD/CAM phục vụ cho máy công cụ CNC là vấn
đề được nhiều người quan tâm, bởi công nghệ này không chỉ phục vụ trong sản
xuất hiện đại, mà còn góp phần nâng cao năng suất chế tạo sản phẩm gia công
cơ khí. Chất lượng của một sản phẩm gia công cơ khí không chỉ là vấn đề về độ
bền, độ bóng bề mặt, mà còn bao hàm cả độ chính xác về vị trí tương quan, độ
chính xác hình dáng hình học của chi tiết gia công. Để chế tạo được những sản
phẩm cơ khí có đủ những tính năng như vậy, đối với chúng ta hiện nay còn
nhiều khó khăn, chính vì vậy mà hầu hết các sản phẩm cơ khí phức tạp và có độ
chính xác cao, hiện nay chúng ta phải nhập ngoại với giá cao.
Việc ứng dụng các phần mềm CAD/CAM để thiết kế chi tiết mẫu, tự động
tạo lồng khuôn và mô phỏng các quá trình tách khuôn là vấn đề mà các cán bộ
kỹ thuật cần phải quan tâm, bởi công việc này có thể giúp chúng ta quan sát
được hình dạng của sản phẩm tạo ra từ khuôn mẫu, nhằm đảm bảo chất lượng và
tính thẩm mỹ của các sản phẩm.
Ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: thiết
lập các bản vẽ, thư viện mẫu, tính toán thiết kế các sản phẩm, với độ chính xác
cao, thiết lập các chương trình điều khiển quá trình gia công, chế tạo hệ thống
gia công tích cực, tự động kiểm tra và điều chỉnh chế độ cắt, thiết kế và sửa chữa
thiết bị đảm bảo năng suất cao và độ chính xác gia công rất cao. Tin học và máy
tính đã hỗ trợ phát huy hết khả năng vốn có, để thiết kế và chế tạo ra những sản
2
phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có chất lượng cao, giá thành thấp, số lượng sản phầm
nhiều. Muốn tận dụng được lợi thế này, ngoài kiến thức chuyên môn về công
nghệ chế tạo máy cần hiểu biết về tin học và sử dụng thành thạo các thiết bị điện
tử trong hệ thống sản xuất đó là máy CNC 3D- Pcut.
Qua những phân tích trên, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
Art CAM pro để thiết kế mẫu phục vụ việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ gỗ
mỹ nghệ truyền thống trên máy điêu khắc CNC 3D PCUT là rất cần thiết.

2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu


Qua quá trình điều tra khảo sát, cơ sở lý luận và hiệu quả của đề tài được
áp dụng cho thấy được tầm quan trọng của công nghệ Artcam Pro đề tài cần:
- Xây dựng chương trình hướng dẫn sử dụng phần mềm để thiết kế mẫu
đồ gỗ phục vụ cho các cơ sở sản xuất đồ gỗ.
- Hướng dẫn sử dụng máy điêu khắc CNC nhằm giúp các công nhân, thợ
thủ công nắm bắt được thao tác vận hành của máy CNC.
- Tạo thư viện mẫu đồ gỗ mỹ nghệ trên Artcam Pro.
- Sản xuất thực nghiệm một số sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên máy điêu
khắc CNC 3D PCUT: Phù điêu hoa văn, logo, chữ gỗ...
- Định hướng cho các doanh nhiệp, các làng nghề sản xuất và kinh doanh
mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới nói chung
và công nghệ phần mềm Artcam Pro nói riêng, để phát triển ứng dụng vào sản
xuất, góp phần làm thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống theo hướng
tichd cực, hiện đại.
2.2. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ art.CAM pro để thiết kế mẫu phục vụ
việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống trên máy điêu
khắc CNC 3D PCUT có ý nghĩa rất quan trọng

3
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết phần mềm ArtCam Pro. Giúp mọi
người và đặc biệt là các công nhân, thợ thủ công có thể tiếp cận với công nghệ
mới.
- Định hướng cho các doanh nghiệp, các làng nghề có sản xuất và kinh
doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới nói
chung và công nghệ phần mềm Art CAM pro và máy điêu khắc CNC 3D PCUT
nói riêng để phát triển ứng dụng vào sản xuất, góp phần làm thay đổi phương
pháp sản xuất truyền thống theo hướng tích cực, hiện đại.
- Nâng cao năng suất lao động.

4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................. 1
2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu..................................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3
2.2. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................ 5
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................. 7
TÓM TẮT NHIỆM VỤ KH&CN...................................................................... 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ........................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 9
1.2.1. Tổng quan về các phần mềm phục vụ việc gia công mẫu hiện nay . 9
1.2.2.Giới thiệu phần mềm Art CAM: ........................................................ 10
1.2.3. Máy điêu khắc CNC 3D PCUT......................................................... 14
1.2.4. Giới thiệu tổng quan về đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống ..................... 15
1.2.4.1. Đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống........................................................ 15
1.2.4.2. Đặc điểm của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống ................................. 16
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM ...................................................................... 19
2.1. Thực trạng ứng dụng các phần mềm thiết kế và gia công mẫu trong
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống. ......................................................... 19
2.1.1. Tình hình chung................................................................................ 19
2.1.2. Những hướng chính ứng dụng phần mềm thiết kế và gia công mẫu
đồ gỗ mỹ nghệ. ............................................................................................. 20
2.2. Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. ...................... 21
2.3. Khảo sát một số phần mềm thiết kế mẫu ............................................. 24
2.3.1.Pro/E: .................................................................................................. 24
2.3.2.CATIA:................................................................................................ 24
2.3.3.PowerMill: .......................................................................................... 24
2.3.4.MasterCAM: ....................................................................................... 25
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN .................................................. 27
3.1. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 27
3.2. Sản phẩm của đề tài................................................................................ 28
3.2.1 Chương trình hướng đẫn ứng dụng Art Cam Pro để thiết kế mẫu . 28
3.2.1.1. Khái lược về bitmap, vector và relief trong Art CAM pro ......... 28
3.2.1.2. Thiết lập vùng vẽ là lưới trợ giúp ................................................ 31
3.2.1.3. Bộ công cụ tạo Vector (Vector Tools) trong ArtCam pro 9.0 ..... 32
3.2.1.5. Tạo hình nổi từ các Vector trong ArtCam pro 9. ....................... 36
3.2.2. Thư viện mẫu..................................................................................... 40

5
3.2.2.1. Thiết kế logo trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX
trên Art Cam pro 9.1................................................................................. 40
3.2.2.2.Thiết kế chữ “Nhẫn”..................................................................... 47
3.2.2.3. Thiết kế mẫu tranh cây Mai trong bộ tứ quý: .............................. 50
3.2.2.4. Thiết kế mẫu tranh Độc Long trong tứ linh:................................ 57
3.2.2.5. Hướng dẫn sử dụng thư viện mẫu................................................ 58
3.2.3. Hướng dẫn gia công mô phỏng 3D trên Art Cam Pro .................... 59
3.2.4. Các bước gia công sản phẩm trên máy CNC ................................... 64
3.2.5. Thời gian gia công sản phẩm ........................................................... 66
3.3. Ứng dụng tại doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ
mỹ nghệ ........................................................................................................... 69
3.4. Đánh giá hiệu quả ................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 72
I. Kết luận ....................................................................................................... 72
1. Những nội dung đề tài đã hoàn thành................................................73
2. Những định hướng chính và hướng phát triển của đề tài.................74
II. Kiến nghị: .................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 75
PHỤ LỤC 1: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ
GIA CÔNG MẪU ĐỒ GỖ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH
NAM ĐỊNH ........................................................................................................ 76
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ KHCN ỨNG DỤNG VÀO
SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH..................................................................... 78
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỚI DOANH NGHIỆP
............................................................................................................................. 80

6
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CHÚ THÍCH


CNC Computer Numerical Control

CAD Computer Aided Design

CAM Computer Aided Manufacturing

CAE Computer Aid Engineering

Internationnal Organization for


ISO
Standardization

2D 2 Dimensional
3D 3 Dimensional

7
TÓM TẮT NHIỆM VỤ KH&CN

Để thực hiện các mục tiêu đề ra của đề tài, nhóm nghiên cứu đã triển khai
các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát: Được triển khai thực hiện theo hai hướng
* Khảo sát điều tra tại các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ.
* Khảo sát, phân tích thực trạng việc ứng dụng công nghệ phần mềm
Artcam Pro đã và đang áp dụng vào thiết kế mẫu và mẫu đồ gỗ tại các làng nghề
và cơ sở sản xuất đồ gỗ.
Quá trình khảo sát chủ yếu tập trung tại một số doanh nghiệp và đơn vị
như Công ty đồ gỗ Hoa Phương, trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống Nam Định, Trường cao đẳng xây dựng Nam Định, Công ty cổ phần
Najimex....
Với 73 phiếu khảo sát đã được nhóm thiết kế phù hợp với việc khảo sát
thực trạng ứng dụng phần mềm thiết kế và gia công mẫu đồ gỗ tại các doanh
nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã tập hợp các kết quả khảo sát sau đó tiến hành phân
loại, lập bảng và đánh giá các mức độ quan trọng một số tiêu chí cơ bản liên
quan trực tiếp đến quá trình triển khai đề tài.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhóm đã nghiên cứu phần mềm Artcam Pro
và thực tiễn để trở thành cơ sở lý thuyết cơ bản của đề tài.
- Thực nghiệm: Xây dựng thư mẫu, xây dựng chương trình hướng dẫn sử
dụng phần mềm và chương trình hướng dẫn gia công trên máy CNC 3D Pcut.
- Hội thảo khoa học: Nhóm đã xin ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp,
trường có đào tạo chuyên ngành chuyên ngành thủ công mỹ nghệ, dự thảo báo
cáo tổng kết đề tài.

8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài :


Hiện nay, tại một số quốc gia có nền khoa học kỹ thuật hàng đầu trên thế giới
như Vương quốc Anh, Đức, Trung Quốc … việc áp dụng công nghệ sản xuất tự
động (CNC) phục vụ chế tác sản phẩm nghệ thuật đang rất phổ biến. Sản phẩm
phần mềm độc đáo của hãng Delcam là Art Cam pro đã được ứng dụng rộng rãi
phục vụ thiết kế mẫu và lập trình gia công nhiều dòng sản phẩm nghệ thuật khác
nhau như: Chế tác vàng, tạo khuôn mẫu, chế tác sản phẩm nội thất…
* Tình hình nghiên cứu ở trong nước :
Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển, việc ứng dụng khoa học
công nghệ vào lĩnh vực sản xuất rất phổ biến trong các ngành nghề. Hiện tại một
số làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, tình trạng khan hiểm nguồn thợ chạm
khắc đang hết sức cấp bách, đặc biệt là những thợ giỏi và nghệ nhân. Do vậy tại
một số doanh nghiệp và làng nghề đã ứng dụng các dòng máy điêu khắc của
Trung Quốc và Đài Loan phục vụ gia công đồ gỗ mỹ nghệ. Nhưng khả năng tận
dụng thiết bị gia công, đặc biệt là nguồn mẫu thiết kế còn rất hạn chế, do chưa
làm chủ được công nghệ thiết kế và lập trình gia công sản phẩm. Do đó việc áp
dụng công nghệ phần mềm Art Cam Pro để thiết kế mẫu và lập trình gia công
sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ là hết sức cần thiết để phục vụ cho các doanh nghiệp
và làng nghề truyền thống tại Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài


1.2.1. Tổng quan về các phần mềm phục vụ việc gia công mẫu hiện nay
Hiện tại, thị trường phần mềm hỗ trợ thiết kế và gia công khuôn mẫu
(CAD/CAM/CNC) trên thế giới rất đa dạng, việc lựa chọn phần mềm nào để
phục vụ tốt cho công việc thực sự là một điều khó khăn. Tuy nhiên, có một số
chỉ tiêu quan trọng khi chọn phần mềm là:
- Tính linh hoạt
- Tính khả thi

9
- Tính đơn giản
- Tính biểu diễn được
- Tính kinh tế.
Những năm gần đây,việc ứng dụng công nghệ CAD,CAM trong thiết
kế,chế tạo các sản phẩm công nghiệp ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Vì nó là công cụ giúp các nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm có hiệu quả để
tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động, tự động hóa quá trình sản
xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Các phần mềm có được những tính năng trên như MasterCam, Catia,
Unigraphics NX, I-deas, Pro/Engineer Wildfire, Solidword ….Đây là những
phần mềm được đánh giá là rất mạnh và rất nổi tiếng trong lĩnh vực CAD/
CAM/CNC. Tùy vào thế mạnh của mỗi phần mềm mà chúng có những ứng
dụng chuyên biệt: Catia, Unigraphics NX phục vụ triệt để cho ngành công
nghiệp hàng không, ôtô, tàu thủy. Pro/Engineer phục vụ rất tốt cho ngành cơ khí
khuôn mẫu ….
Hiện nay số phần mềm CAD, CAM và bộ phần mềm CAD/CAM thông
dụng ở Việt Nam rất đa dạng và có thể tạm phân loại như sau:
+ Phần mềm CAD: AutoCAD, MDT, Inventor, SolidEdge, SolidWorks…
+ Phần mềm CAM: MasterCAM, EdgeCAM, SolidCAM, PowerMill …
+ Bộ phần mềm CAD/CAM : Pro/ENGINEER, Catia, NX (Unigraphic)
1.2.2.Giới thiệu phần mềm Art CAM:
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hệ thống CAD/CAM tích hợp
được phát triển rất nhanh chóng. Nó đã tạo nên sự liên thông từ quá trình thiết
kế cho đến gai công chế tạo. Xu thế hiện nay các nhà kĩ thuật phát triển chủ yếu
là hệ thống CAD/CAM tích hợp như một số phần mềm: Pro/ENGINEER, Catia,
NX (Unigraphic)….
Art CAM pro là một phần mềm CAD/CAM độc đáo của hãng DELCAM,
nó cho phép các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm 3D có chất lượng cao một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất từ các hình 2D, dạng Bitmap. Art CAM pro có thể
biến ý tưởng thành hiện thực một cách nhanh chóng và cùng với máy điêu khắc

10
CNC 3D PCUT, những công việc mất nhiều thời gian ngày xưa bây giờ có thể
thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Art CAM sẽ cung cấp cho bạn
những công cụ để sản xuất rất phức tạp thiết kế nghệ thuật một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Delcam cũng cam kết duy trì Art CAM như là một giải pháp phần mềm
hàng đầu thế giới. Art CAM pro đảm bảo bạn có các công cụ cần thiết để hoàn
thành công việc từ thiết kế đơn giản đến phức tạp.

Về cơ bản Delcam gồm những Modul chính như sau:


+Phần mềm thiết kế CAD Power Shape.
+Phần mềm sinh mã CAM PowerMill phục vụ gia công trên máy phay.
+Phần mềm trợ giúp dùng để chuyển đổi vật thể thực, các bản vẽ thành các
thiết kế trong máy tính CopyCAD.
+Phần mềm dùng để kiểm tra sau khi gia công PowerInspect .
+Phần mềm chuyên dùng cho các ngành thiết kế gia công mỹ nghệ ArtCam
pro.
ArtCAM là một phần mềm cũng hỗ trợ CNC nhiều và chủ yếu là chuyên về
phù điêu, điêu khắc. Artcam đó là họ của phần mềm Delcam chuyên dùng để
phục vụ việc điêu khắc những tác phẩm nghệ thuật như rồng tượng, cành hoa,...
dạng 3D do đã tích hợp khá nhiều thư viện trong nó nên việc vẽ những hình
nghệ thuật này khá đơn giản. Phần mềm này cũng cao cấp hơn phần mềm Type3
một dạng phổ biến tại những máy điêu khắc của công ty Goldsun trên nền 2D

11
giống với Coredraw vẽ trình bầy các kiểu chữ cũng như các loại khuôn hình
huân huy chương cũng như tiền đồng xu là khá nhanh.
- Tạo ra các hình thể 3D từ các minh hoạ bằng vector và kết hợp chúng để
tạo các hình nổi sử dụng các công cụ thao tác có trong Art CAM pro.
- Tạo hình nổi từ các hình ảnh bitmap có sẵn sử dụng kỹ thuật liên kết mầu
trong nhiều cửa sổ thiết kế, cùng với các chức năng soạn thảo bitmap và thao tác
trên hình nổi của Art CAM pro.
- Tạo một hình nổi từ một hình chụp chân dung của một người sử dụng
công cụ Face Wizard của Art CAM pro
- Tạo biên dạng 3D sử dụng các công cụ vẽ vector và tạo mặt nổi từ
vector của Art CAM pro. Các kỹ thuật sử dụng trong phần này là extrude (tạo
nổi), spin (đục lỗ) và turn (quay tròn). Phối hình 3D (3D Blend)
- Khắc chữ tiêu chuẩn ISO (ISO FORM Lettering)
- Điêu khắc (interactive sculpting): Sản xuất tranh điêu khắc, đồ gỗ, đồ
trang trí.
- Scanning.
Hiện nay, việc sử dụng phần mềm CAD/CAM đã trở nên rất phổ biến đối
với mọi đối tượng. Các kỹ sư, kỹ thuật viên, sinh viên và ngay cả những công
nhân cũng có thể sử dụng thành thạo những phần mềm CAD/CAM chuyên
nghiệp như Pro/E, MasterCAM, Cimatron, Solidworks, SolidCAM... Việc sử
dụng tốt phần mềm ứng dụng giúp họ có cơ hội tốt hơn trong lựa chọn nơi làm
việc và thăng tiến.
Xu hướng phục vụ cho việc thiết kế và gia công các sản phẩm điêu khắc
trên các vật liệu mà đối tượng là thợ thủ công hãng DelCam đưa ra bộ sản phẩm
Art CAM là hệ thống CAD/CAM tích hợp. Ưu điểm dễ sử dụng và khả năng tạo
hình 3D mạnh. Art CAM gồm có:
1. Art CAM Express: Sản phẩm phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Đơn
giản, tìm hiểu dễ dàng

12
2. Art CAM Insignia: Kết hợp với sự đơn giản của ArtCam Express để thiết
kế và gia công những sản phẩm phức tạp hơn. Giúp tiết kiệm thời gian và
chi phí.
3. Art CAM JewelSmith: Với sự phong phú, độc đáo của các công cụ tạo mô
hình 3D và công nghệ sản xuất là một giải pháp hoàn chỉnh cho ngành
công nghiệp sản xuất đồ trang sức, tiền xu, huy chương…
4. Art CAM Pro: Là giải pháp hoàn chỉnh cho thiết kế chuyên nghiệp và sản
xuất.
Art CAM giúp bạn đi từ thiết kế đến sản xuất một cách nhanh chóng và dễ
dàng và nó được tương thích với rất nhiều loại máy CNC khác nhau.
Giao diện thân thiện, rõ ràng và dễ sử dụng đó là một ưu điểm nổi bật của
ArtCAM. Nó cũng cho phép tạo ra những sản phẩm phức tạp với độ chính xác
cao và nhanh chóng, nâng cao năng suất, giảm chi phí, thời gian ngắn và tính
phong phú cuả sản phẩm làm tăng sức canh tranh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra nó cũng cho phép các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm 3D có chất
lượng cao một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất bằng cách nhập dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau như: quét ảnh hay nhập dữ liệu từ các phần mềm
khác(AutoCad, CorelDraw…), dạng bitmap...
Ngoài ra Art CAM Pro sẽ cho bạn tạo ra những cảch quan tuyệt đẹp trên
màn hình và dung hình thực tế bạn có thể xem trước thiết kế của mình khi đưa
vào sản xuất.
Trong những năm gần đây, máy móc, thiết bị ứng dụng công nghệ tin học
đã được áp dụng vào thiết kế và sản xuất – công nghệ CAD/CAM/CNC tại Việt
Nam nhưng những sản phẩm tạo ra chủ yếu phục vụ cho ngành kỹ thuật, còn về
hàng mỹ nghệ vẫn chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công, điều đó khiến
năng suất thấp đặc biệt giá trị thương mại của những sản phẩm mỹ nghệ còn hạn
chế trên thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới do chi phí cao và tốn kém.
Hiện nay, tại một số các đơn vị đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản
xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ và không khai
thác hết sức mạnh của công nghệ.

13
Chính vì vậy việc áp dụng phần mềm ArtCam mà cụ thể là Art CAM pro
vào thiết kế và sản xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ là rất quan trọng và hết sức cần
thiết.
Trong nước, việc thiết kế và gia công sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ bằng phần
mềm Art CAM mà cụ thể là Art CAM pro chưa tận dụng và phát huy được ưu
điểm của nó mà chỉ ở mức độ đơn giản. Nên việc nghiên cứu một cách cụ thể để
đưa công nghệ phần mềm Art CAM pro vào thiết kế và gia công sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ là hết sức cần thiết.
1.2.3. Máy điêu khắc CNC 3D PCUT
- Công nghệ CAD/CAM/CNC là sự kết hợp giữa hệ thống CAD/CAM và
máy công cụ CNC. Công nghệ này cho phép chúng ta thực hiện quá trình sản
xuất một cách hoàn toàn tự động. Đây chính là chìa khoá của nền sản xuất cơ
khí hiện đại.
- Máy CNC 3D PCUT :

Hình 2-308: Máy điêu khắc Pcut dòng DSP

+ Đặc điểm:
• Đây là sản phẩm danh tiếng của hãng PCut
• Tốc độ cao vận hành êm ái, chính xác
• Thân máy chế tạo chắc chắn, tinh xảo

14
• Đường nét điêu khắc tinh tế
• Phần mềm thân thiện dễ sử dụng, tốc độ cao
• Độ chính xác ±0.05mm
• Tốc độ trục chính ≥2400 vòng/phút
• Kết nối cổng USB
• Tốc độ điêu khắc có thể đạt 9m/phút khi điêu khắc mặt phẳng
• Phần mềm điêu khắc Pcut, cổng kết nối mở rộng có thể kết nối với các
phần mềm cắt 3 chiều như: Art CAM, Pro/E, Master CAM, UG, CAXA...
và phần mềm cắt 2 chiều AutoCAD, Coreldraw.
• Tệp lệnh điêu khắc 3D (HP-GL, Gcode)
+ Những vật liệu có thể gia công:
Mica, nhựa màu đa lớp, mica trong, PVC/ABS/PCB, gỗ, cao su, đá thiên nhiên,
đá nhân tạo, sắt, thép, gang, bản nhôm đúc, kim loại mầu (như đồng, nhôm,
inox..)
+ Những sản phẩm máy có thể chế tạo:

• Chế tạo các loại khuôn mẫu chính xác


• Điêu khắc mô hình kiến trúc
• Cắt chữ gỗ, mica dày
• Điêu khắc nghệ thuật trên đá
• Điêu khắc phù điêu gỗ
• Điêu khắc đồ gỗ gia dụng
• Điêu khắc phù điêu trên các chất liệu
• Điêu khắc sao chép các tác phẩm nghệ thuật
• Điêu khắc trên các loại mica nhiều lớp

1.2.4. Giới thiệu tổng quan về đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống


1.2.4.1. Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã
xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho đến
ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc

15
sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ
công nghệ truyền thống.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyền thống
và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản
phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn hoá
của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra
chúng.
Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:

• Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ)

• Nhóm hàng mây tre đan

• Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ

• Nhóm hàng thêu


1.2.4.2. Đặc điểm của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống
Từ thế kỷ 11, hàng TCMN Việt Nam đã được xuất khẩu qua cảng Vân
Đồn, Vạn Ninh. Trải qua bao bước thăng trầm đến sau ngày đất nước thống nhất
(1975), xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ
nhất. Bình quân trong 10 năm (1976-1985) hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40%
giá trị tổng kim ngạch cả nước, đỉnh cao năm 1979 chiếm 53,4%. Xuất khẩu đã
thổi một luồng sinh khí vào các làng nghề truyền thống. Sau khi mất thị trường
Đông Âu và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian
truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức lại sản xuất - kinh doanh, chuyển đổi
thị trường, tìm kiếm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng. Năm 2010 đã có những
thị trường với sức mua lớn và ổn định như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ,
Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc.
Là một trong những nhóm hàng thủ công mỹ nghệ nên đồ gỗ mỹ nghệ
truyền thống cũng có các đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ như sau:
a. Tính văn hoá

16
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ
yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ
nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn
tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng
chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được
đánh giá cao hơn nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Sản phẩm
thủ công mỹ nghệ không chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn
hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của
dân tộc Việt Nam.
b. Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là
một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều
loại sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa,
nơi công sở… các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh
xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở phương
diện nghệ thuật sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ
công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ.
c. Tính đơn chiếc
Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái
riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân
biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thồ Hà, Hương Canh…nhờ các hoa văn, màu
men, hoạ tiết trên đó. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hoá và bản
sắc của dân tộc Việt Nam, chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật Bản cho
dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc
trưng đó, cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng không thể mang “hồn” của dân
tộc Việt Nam. Cùng với đặc trưng về văn hoá, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế
tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu. Đối với
Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài, nó không những có giá trị sử dụng mà
còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.

17
d. Tính đa dạng
Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức,
nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên
liệu làm nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói , dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ
tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho
người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Là một đôi dép đi
trong nhà, nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện
nay, các nghệ nhân sử dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có
màu vàng ngà của chuối vừa có mầu mốc tự nhiên của thân chuối…Bên cạnh
đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua những nét văn hoá trên sản phẩm thủ
công mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang những nét văn
hoá đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy trên
thị trường có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mỗi loại đều có sự khác
biệt rõ rệt, không đồng nhất. Cũng là đồ gốm sứ nhưng người ta vẫn có thể thấy
đâu là gốm Việt Nam, gốm Nhật Bản, gốm Trung Quốc…
e. Tính thủ công
Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công
mỹ nghệ. Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là
sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính
đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản
phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay, cho dù không
sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ
luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng.

18
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM

2.1. Thực trạng ứng dụng các phần mềm thiết kế và gia công mẫu trong sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống.

2.1.1. Tình hình chung


Mặc dù đã và đang có những đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nhiều lợi ích xã hội khác, ngành hàng
thủ công mỹ nghệ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất và
mở rộng thị trường.
Trước hết, ngành nghề thủ công dường như vẫn nằm ngoài các chương
trình đầu tư khoa học-công nghệ của Nhà nước. Điều khá ngạc nhiên là cả bên
cung (các nhà khoa học, mỹ thuật) rất cần đến nhà sản xuất để chuyển những đề
tài nghiên cứu của mình từ bàn giấy, phòng thí nghiệm thành sản phẩm thương
mại; ngược lại bên cầu (nhà sản xuất) cũng rất cần các nhà khoa học, mỹ thuật
đưa công nghệ, sáng tác mẫu mã mới cho sản phẩm. Nhưng cả hai bên đến nay
vẫn chưa gặp nhau. Do đó, bên cung tiếp tục kêu không có đất dụng võ, bên cầu
tiếp tục phàn nàn sự hờ hững của nhà khoa học, mỹ thuật. Thực tế, trong sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ đang có nhiều vấn đề cần sự hợp tác của hai bên.
Mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện còn đơn điệu, ít sáng tạo
mẫu mã mới; do vẫn còn manh mún trong sản xuất nên chưa đủ khả năng xuất
với khối lượng lớn (sản phẩm xuất vào từng thị trường không nhiều và không ổn
định); không chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà chỉ làm theo đơn đặt hàng
của các doanh nghiệp nước ngoài; ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp khách hàng để
tiếp cận, nắm bắt được thị hiếu của từng thị trường dẫn đến việc khó tìm đối tác
để xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định (đa số doanh nghiệp sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ còn khó khăn, trong khi chi phí đầu tư cho máy móc hiện đại
còn ít, không đủ khả năng đầu tư thiết bị để giảm bớt một số công đoạn thủ công
giảm hao hụt nguyên vật liệu, sản xuất thường là phân tán đến từng hộ nhỏ lẻ
nên chi phí trung gian làm đội giá thành phẩm (giá bán sản phẩm thủ công mỹ
nghệ Việt Nam ở thị trường nước ngoài luôn cao hơn 10% so với các quốc gia

19
trong khu vực và cao hơn 15% so với Trung Quốc); những chính sách, biện
pháp, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất thủ công mỹ nghệ của Nhà nước tuy đã có
nhưng chưa đủ và thiếu đồng bộ (mức thuế lợi tức và thuế xuất khẩu còn quá
cao).
Đồ gỗ mỹ nghệ là một trong những nhóm nghề thủ công mỹ nghệ Việt
Nam có truyền thống hàng trăm hàng ngàn năm, gắn liền với tên những làng
nghề, phố nghề, được biểu hiện qua những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, hoàn
mỹ.
Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như máy móc thiết bị tại các doanh
nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ còn hạn chế. Trên địa bàn các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại tỉnh Nam Định hầu như chưa có doanh nghiệp, công
ty, các cơ sở chế biến đồ gỗ mỹ nghệ ứng dụng công nghệ tin học vào sản xuất
đồ gỗ mỹ nghệ.
Trong xu thế hội nhập, chúng ta đang tìm những mặt hàng có thế mạnh
nội lực để cạnh tranh và sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì mới có nội lực cạnh
tranh của Việt Nam trong tương lai. Muốn làm được điều đó thì một điều quan
trọng phải thay đổi phương thức sản xuất, công nghệ sản suất, cần ứng dụng các
công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất được các mặt hàng tinh xảo, đẹp, số lượng
nhiều trong thời gian ngắn, nhiều mẫu mã.
2.1.2. Những hướng chính ứng dụng phần mềm thiết kế và gia công mẫu đồ
gỗ mỹ nghệ.
Thiết kế và sản xuất có sự trợ giúp của máy tính đã trở thành xu thế công
nghệ chung của các kỹ sư trên toàn thế giới. Cùng sự phát triển không ngừng
của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế, sản xuất nói chung và
ngành Cơ khí chế tạo, khuôn mẫu nói riêng, các hãng sản xuất phần mềm liên
tục đưa ra những phần mềm mới hỗ trợ tối đa về tốc độ, tiện ích phần mềm sử
dụng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Công nghệ CAD/CAM, là công nghệ thiết kế và gia công nhờ sự trợ giúp
của máy tính. Khi lập trình, người thiết kế không phải viết các phương trình toán

20
học phức tạp để xác định các giao tuyến, tiếp điểm, tâm điểm, phương trình mô
tả hình dạng của các bề mặt phức tạp. Chương trình điều khiển quá trình gia
công trên máy CNC được thiết lập một cách tự động. Ngoài ra còn cho phép
chạy mô phỏng quá trình gia công trên máy tính, giúp chúng ta biết trước được
kết quả gia công trên máy thực, tránh được những sai sót trong khi gia công.
Nhờ vào hiệu quả và độ chính xác cao, công nghệ CAD/CAM cho phép
chúng ta tiết kiệm được thời gian thiết kế, thời gian gia công, góp phần hạ giá
thành của sản phẩm.
Hiện nay, việc sử dụng phần mềm CAD/CAM đã trở nên rất phổ biến đối
với mọi đối tượng. Các kỹ sư, kỹ thuật viên, sinh viên và ngay cả những công
nhân cũng có thể sử dụng thành thạo những phần mềm CAD/CAM chuyên
nghiệp như Pro/E, MasterCAM, Cimatron, Solidworks, SolidCAM... Việc sử
dụng tốt phần mềm ứng dụng giúp họ có cơ hội tốt hơn trong lựa chọn nơi làm
việc và thăng tiến. Do vậy, nhu cầu người muốn học sử dụng phần mềm
CAD/CAM chuyên nghiệp là rất lớn.
Hầu hết các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay ít nhiều đều được bố trí
các máy công cụ CNC để phục vụ sản xuất, bao gồm các loại máy Phay, Tiện,
Bào, Mài, Khoan... có số trục điều khiển 2, 3, 4, 5. Nhưng các cơ sở sản xuất
hầu như chưa biết cách khai thác hết khả năng gia công trên máy. Lý do chủ yếu
là trình độ lập trình của cán bộ kỹ thuật Việt Nam còn yếu, các chương trình
điều khiển máy CNC được người lập trình viết bằng tay, chưa biết sử dụng các
phần mềm hỗ trợ để lập trình.

2.2. Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Để phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần tập trung vào các yếu
tố như: nguyên vật liệu, kỹ thuật và công nghệ, kết cấu hạ tầng
- Mở rộng nghiên cứu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, khai thác, mẫu mã,
nguyên vật liệu mới cho các mặt hàng truyền thống.
- Đưa đề tài nghiên cứu về các vùng sản xuất đến các trường đại học, viện
nghiên cứu và đem kết quả nghiên cứu được giới thiệu, công bố với toàn xã hội.

21
Việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ
truyền thống trong các làng nghề là hết sức cấp thiết. Nó không chỉ đòi hỏi sự
phát triển của thị trường công nghệ và khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất mà bên cạnh đó là sự nâng cao năng lực
quản lý của người và sản xuất, sự đổi mới về cơ chế chính sách trong lĩnh vực
này. Vì vậy, để giải pháp công nghệ có hiệu quả cần tập trung vào một số vấn đề
chủ yếu sau:
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cho các làng
nghề truyền thống.
Sự tồn tại lâu dài các thiết bị công nghệ lạc hậu làm giảm chất lượng và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời mẫu mã sản phẩm chậm được đổi
mới, còn mang nặng tính bảo thủ, thiếu khả năng sáng tạo. Việc đưa công nghệ
hiện đại vào sản xuất của làng nghề rất cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức
bên ngoài mà trước hết là các cơ quan, chính quyền Nhà nước các cấp và các
hiệp hội ngành nghề.
Đối với các làng nghề, sự lãnh đạo và hỗ trợ trực tiếp nhất là sở Khoa học
Công nghệ. Cơ quan này có trách nhiệm theo dõi và quản lý các làng nghề về
mặt kỹ thuật, giúp các làng nghề ứng dụng công nghệ mới. Vì vậy cần tăng
cường năng lực của các sở Khoa học Công nghệ của các Tỉnh để có thể quản lý,
tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng phải phù hợp với sự
phát triển của mỗi làng nghề như nguồn nguyên liệu hiện có, khả năng tài chính
và với cách tổ chức sản xuất kinh doanh để đem lại năng suất lao động và hiệu
quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, đồng thời không tạo sự
căng thẳng trong việc dôi dư lao động và hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm
môi trường. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới
phải được thực hiện kết hợp với kỹ thuật công nghệ truyền thống, nhằm tạo nên

22
một hệ thống kỹ thuật linh hoạt thúc đẩy nhau phát triển, đảm bảo cho các sản
phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, nâng cao trình độ văn
hoá và trình độ chuyên môn của người lao động qua việc mở các lớp huấn luyện,
đào tạo tại chỗ ngắn ngày theo chương trình phù hợp với công nghệ được
chuyển giao, nhằm tạo cho người lao động có đủ trình độ để tiếp thu và làm chủ
được công nghệ mới. Thay đổi nếp nghĩ và cách làm truyền thống của người sản
xuất, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, để họ
nhận thức được rằng đổi mới công nghệ là con đường để tồn tại và đứng vững
trong cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo lập môi trường pháp lý cho sự liên kết giữa khoa học công nghệ với
sản xuất kinh doanh. Đó là việc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách, hệ
thống các quy định đồng bộ nhằm khuyến khích các đề tài nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật và các dự án chuyển giao công nghệ, khuyến khích các hoạt
động tư vấn dịch vụ, cung cấp thông tin về đổi mới công nghệ cho các làng
nghề.
* Kết luận
Ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: Thiết
lập các bản vẽ, thư viện mẫu, tính toán thiết kế các sản phẩm, với độ chính xác
cao, thiết lập các chương trình điều khiển quá trình gia công, chế tạo hệ thống
gia công tích cực, tự động kiểm tra và điều chỉnh chế độ cắt, thiết kế và sửa
chữa thiết bị đảm bảo năng suất cao và độ chính xác gia công rất cao. Tin học
và máy tính đã hỗ trợ phát huy hết khả năng vốn có, để thiết kế và chế tạo ra
những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có chất lượng cao, giá thành thấp, số lượng sản
phẩm nhiều. Muốn tận dụng được lợi thế này, ngoài kiến thức chuyên môn về
công nghệ chế tạo máy cần hiểu biết về tin học và sử dụng thành thạo các thiết
bị điện tử trong hệ thống sản xuất đó là máy CNC 3D PUT. Nắm được công
nghệ thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

23
2.3. Khảo sát một số phần mềm thiết kế mẫu

2.3.1.Pro/E:
Đây là bốn phần mềm được đánh giá là rất mạnh và rất nổi tiếng trong
lĩnh vực CAD/CAM/CNC. Pro/E có một lợi thế là giá rẻ nên đã chiếm lĩnh các
thị trường hạng trung và cao.
Pro/E là phần mềm của hãng Prametric Technology, Corp. Một phần mềm
thiết kế theo tham số, có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực
CAD/CAM/CAE, nó mang lai cho chúng ta các khả năng như:
- Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn.
- Tạo các modul bằng các khái niệm và phần tử thiết kế.
- Thiết kế thông số.
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất.
- Có khả năng mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí (Pro/Engineer
Wildfire 3.0).
2.3.2.CATIA:
Phần mềm CATIA là hệ thống CAD/CAM/CAE 3D hoàn chỉnh và mạnh
mẽ nhất hiện nay, do hãng Dassault Systems phát triển, phiên bản mới nhất hiện
nay là CATIA V5R17, là tiêu chuẩn của thế giới khi giải quyết hàng loạt các bài
toán lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây dựng, cơ khí, tự động hóa,
công nghiệp ô tô, tàu thủy và cao hơn là công nghiệp hàng không. Nó giải quyết
công việc một cách triệt để, từ khâu thiết kế mô hình CAD đến khâu sản xuất
dựa trên cơ sở CAM khả năng phân tích tính toán, tối ưu hóa lời giải dựa trên
chức năng CAE của phần mềm CATIA.
2.3.3.PowerMill:
Là một phần mềm CAM của hãng Delcam. Giống như các phiên bản phần
mềm khác, nét trọng tâm đáng chú ý của PowerMILL sẽ là các tùy chọn bổ sung
cho gia công 5 trục.
Đặc biệt, khả năng quản lý bộ nhớ cải tiến trong phần mềm sẽ cung cấp
thời gian tính toán nhanh , nhất là đối với các chi tiết lớn và phức tạp.

24
Điểm nổi bật là khả năng sử dụng nhiều tùy chọn khác nhau trong các
vùng toolpath khác nhau sẽ cho phép người sử dụng tối ưu hóa điều kiện cắt và
tránh được các chuyển động công cụ máy đột ngột có thể ảnh hưởng đến quá
trình hoàn thiện bề mặt.

Những tùy chọn mới sẽ cung cấp các toolpath phẳng mịn hơn đồng thời
duy trì được hướng cắt. PowerMILL luôn hỗ trợ nhiều kiểu công cụ cắt khác
nhau.

Để quản lý dải công cụ gia công được PowerMILL hỗ trợ dễ dàng hơn,
phiên bản lần này bao gồm một cơ sở dữ liệu công cụ dễ sử dụng cho phép
người sử dụng tiến hành một hoạt động nghiên cứu để tìm ra công cụ phù hợp.

Trong PowerMILL, có thể tạo ra và xem các mô phỏng ViewMILL. Điều


này cho phép người sử dụng thay đổi mô hình gia công ViewMILL và xem nó
từ bất kì hướng nào trong suốt quá trình mô phỏng hay sau quá trình mô phỏng.

Thêm vào đó, giao diện người sử dụng cũng được sắp xếp hợp lý để việc
mô phỏng công cụ cắt và kiểm tra công cụ máy có thể được điều khiển từ một
thanh công cụ kết hợp.

2.3.4.MasterCAM:

MasterCAM là phiên bản mới sau này dùng Parasolid Kernel của hãng
Unigraphics Solution (Mỹ). Mastercam là một phần mềm CAD/CAM tích hợp
được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời nó cũng được sử
dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Mastercam là một phần mềm mạnh về CAM có
khả năng thiết kế công nghệ để điều khiển cho máy phay CNC năm trục, máy
tiện CNC bốn trục, máy cắt dây CNC bốn trục, máy khoan CNC ba trục, máy
soi CNC… Đến phiên bản mới (Mastrcam X2) có thêm phần mới đó là chạm
khắc mỹ thuật.

2.3.5. Solid CAM :


Ưu điểm nổi bật của phần mềm Solid CAM là dễ dàng kết hợp các tính
năng mạnh mẽ của CAM (hỗ trợ gia công bằng máy tính) với khả năng tùy biến
xử lý dữ liệu, tạo ra các chương trình nguồn để thực hiện trên máy CNC. Solid
25
CAM được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong các ngành gia công cơ khí, chế tạo ô
tô, máy bay, điện tử, làm các khuôn đúc và dập cũng như cho ngành tạo mẫu
nhanh.
Tất cả các tham số hình học 2D và 3D được sử dụng cho quá trình gia
công đều liên kết đầy đủ với mô hình thiết kế của SolidWorks.
* Kết luận: Qua khảo sát, mỗi phần mềm tin học đều có một ứng dụng và thế
mạnh riêng. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu thấy rằng để ứng dụng phần mềm một
cách rộng rãi và có hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thì phần
mềm Artcam pro là ưu điểm hơn do dễ sử dụng, có thể xuất sang các file gia
công tương thích với nhiều dòng máy điêu khắc, giá thành của máy điêu khắc
không cao có thể áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như
các cơ sở sản xuất đồ gỗ ở nước ta...

26
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát

* Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng phần mềm thiết kế và gia
công mẫu đồ gỗ tại các doanh nghiệp trong tỉnh Nam Định (Mẫu phiếu số 01 -
Phụ lục). Đánh giá một số tiêu chí trên 73 phiếu cho thấy:

+ 78% các doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm thiết kế phục vụ việc
gia công mẫu đồ gỗ mỹ nghệ trong sản xuất; 16% các doanh nghiệp đã sử dụng
và 6% sử dụng các thiết bị đơn giản.

+ 49% các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị trong quy trình sản xuất;
51% các doanh nghiệp chưa sử dụng.

+ 51% người được khảo sát cho rằng việc ứng dụng công nghệ phần
mềm tiên tiến để thiết kế gia công đồ gỗ mỹ nghệ là rất cần thiết; 49% cho rằng
việc ứng dụng phần mềm là không cần thiết.

+12% cho rằng trong thời gian tới mức độ ứng dụng phần mềm và máy
móc để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là nhiều; 42% cho rằng là thường xuyên; 37%
cho rằng là ít và 9% cho rằng không sử dụng.

Đây là một yếu tố rất thuận lợi để phần mềm Art CAM pro có thể được
sử dụng và phát triển rộng rãi trong quá trình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ
truyền thống.

* Kết quả khảo sát: Trên 20 phiếu về kết quả ứng dụng Khoa học công
nghệ vào sản xuất tại một số doanh nghiệp và làng nghề truyền thống tại tỉnh
Nam Định (Mẫu phiếu 02- Phụ lục) một số tiêu chí cho kết quả như sau:

+ 65% phiếu khảo sát cho thấy ứng dụng công nghệ Art CAM pro ứng
dụng vào trong sản xuất là rất cần thiết trong thiết; 30% cho rằng có hoặc
không có cũng không sao; 5% cho rằng không cần thiết;

27
+ 85% người được khảo sát cho rằng rất sẵn sàng nghiên cứu, ứng dụng
phần mềm Art CAM pro vào sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại các doanh
nghiệp, 15% cho rằng sẽ quyết định sau.

Qua kết quả khảo sát cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ Art CAM
pro vào thiết kế mẫu phục vụ việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ
truyền thống trên máy điêu khắc CNC 3D PCUT là rất khả quan.

3.2. Sản phẩm của đề tài

3.2.1 Chương trình hướng đẫn ứng dụng Art Cam Pro để thiết kế mẫu
Art CAM pro là một phần mềm CAD/CAM duy nhất cho phép tạo các sản
phẩm 3D từ dữ liệu 2D dạng bitmap hay vector. Nó biến ý tưởng thành hiện
thực một cách nhanh chóng hơn so với những phương pháp thông thường, tạo ra
những sản phẩm khác biệt mang tính cạnh tranh cao.
3.2.1.1. Khái lược về bitmap, vector và relief trong Art CAM pro
a. Vector.
Dữ liệu vector được xác định bằng toán học. Các đối tượng là các hình vẽ
được làm từ các điểm và được nối với nhau bởi các đường thẳng và đường cong.
Vector cực mềm dẻo và có thể xử lý dễ dàng và chính xác.
Lượng dữ liệu cần cho việc hiển thị tất cả các tính chất của vector rất nhỏ,
vì thế các hình vẽ có kích thước nhỏ. Khi vật thể trở nên phức tạp thì kích thước
cũng tăng.
Dữ liệu vector là ý tưởng để tạo ra những đường cong trơn láng. Một
vector không xác định hình ảnh chính xác hơn so với bitmap mà còn được dùng
để dẫn dụng cụ khi gia công, có thể cho chất lượng bề mặt cao hơn.
Ảnh nghệ thuật dạng vector được vẽ trong các lớp vector được dùng để
tạo hình 3D trên lớp relief hay đường chạy dao để gia công các vật thể 2D.
Art CAM pro có thể đọc các file chứa dữ liệu vector lưu ở các định dạng
sau:
- Adobe Ilustrator image (*.ai)
- Encapsulated PostScript (*.eps)

28
- Drawing Interchange Format, including PowerSHAPE and AutoCAD
(*.dxf)
- AutoCAD 2D Drawing (*.dwg)
- Lotus, PC Paint or DUCT picture (*.pic)
- Delcam DGK (*.dgk)
- Windows Metàile (*wmf)
- Windows Enhanced Metàile (8.emf)
b. Bitmap :
Dữ liệu Bitmap là một tập các giá trị màu của các pixel tạo nên hình ảnh.
Dữ liệu Bitmap được đặc trưng bởi độ phân giải và chiều sâu bit.
Độ phân giải liên quan đến chi tiết của ảnh và được xác định bởi lượng
điểm trên một inch (dpi) hoặc lượng pixel trên một inch. Độ phân giải càng cao
thì khả năng mô tả càng cao, càng chính xác và chi tiết hơn.
Chiều sâu bit liên quan đến số lượng màu mà ảnh có thể hiển thị. Bit là
một blok … phân. Ảnh đen trắng là 1 bit nghĩa là nó có thể bật hoặc tắt, đen
hoặc trắng. Chiều sâu bit càng tăng càng có thể hiển thị nhiều màu.
Không giống như dữ liệu vector, dữ liệu bitmap lớn hơn. Thí dụ một chữ
đơn giảnh như “What is vector?”, nếu là vector, có 32.838 bit, nhưng nếu là
bitmap, sẽ có 40.078 bit. Ảnh nhỏ thì không sao nhưng nếu gặp ảnh lớn thì việc
tăng dữ liệu ảnh hưởng đáng kể đến thời gian gia công.
Art CAM pro cho phép tạo hình 3D từ dữ liệu bitmap ở trong các lớp
bitmap. Nó có thể đọc các file bitmap từ các ứng dụng khác hoặc dữ liệu quét
ảnh và được lưu dưới các định dạng sau:
- ArtCAM Model (*art)
- ArtCAM Relief (*rlf)
- JPEG image (*.jpg or*.jpeg)
- CompuServe image (*.gif)
- Windows Bitmap (*.bmp)
- PC Paintbrush (*.pcx)
- Tagged Image File (*.tif or*.tiff)

29
- True Vision Targa (*tga)
- Windows MetaFile (*.wmf)
- Windows Enhanced MetaFile (*.emf)
c. Relief :
Relief là hình 3D được tạo ra trong Art CAM pro, mặc dù có hai khái
niệm khác nhau: Relief layer và Composite relief
Relief layer chứa một hoặc nhiều hình 3D. Mỗi một hình 3D được xây
dựng từ ảnh vector hay bitmap 2D bằng cách chọn một phương pháp tính toán.
Mỗi phương pháp tính toán kiểm soát sự xuất hiện ảnh tuỳ theo lớp relief được
chọn.
Tập hợp các relief layer tạo nên Composite relief. Cần bao nhiêu lớp để
tạo nên một Composite relief tuỳ thuộc vào cách phối hợp giữa các lớp và sự
xuất hiện của lớp relief. Composite relief có thể được xây dựng từ một trong hai
tầng model, một tầng là mặt trước, một tầng là mặt sau. Mặc dù bạn có thể thay
đổi lớp cho nhau bất cứ lúc nào, song bạn không thể thấy composite relief cùng
một lúc trên cả hai lớp.
Cả composite relief lẫn Relief có thể được lưu ở dạng sau:
- ArtCAM Model (*rlf)
- Windows Bitmap (*.bmp)
- 16-Bit Grayscale Tagged Image File (*.tif and*.tiff)
Tất cả hoặc một phần của một lớp relief có thể được tạo ra hoặc phát triển
bằng cách dùng các file với các định dạng sau:
- ArtCAM Model (*art)
- ArtCAM Relief (*rlf)
- JPEG image (*.jpg and*.jpeg)
- CompuServe image (*.gif)
- Windows Bitmap (*.bmp)
- PC Paintbrush (*.pcx)
- Tagged Image File (*.tif and*.tiff)
- True Vision Targa (*tga)

30
- Windows MetaFile (*.wmf)
- Windows Enhanced MetaFile (*.emf)
3.2.1.2. Thiết lập vùng vẽ là lưới trợ giúp
- Khởi động ArtCAM pro
- Tạo Model mới bằng cách chọn file >New xuất hiện cửa sổ như trên
hình 2-1.

Hình 2.1 Hình 2.2

- Cho kích thước của Model mới là 100x100, giữ nguyên thông số khác, rồi
chọn OK. Bạn trông thấy trên màn hình các mắt lưới xuất hiện.
- Chọn Bitmap > View > Snap Gird Settings, xuất hiện cửa sổ. Hãy khai báo
như trên hình 2-2 rồi chọn OK . Bạn thấy trên màn hình vùng vẽ hiện ra cùng
với các mắt lưới trợ giúp, khoảng cách giữa các mắt lưới là 5mm. Bây giờ nếu
bạn vẽ, bạn sẽ truy bắt vào các mắt lưới. Nếu bạn không muốn trông vào các
mắt lưới hãy bỏ chọn Draw Snap Gird trong cửa sổ Snap Gird Setting. Và nếu
bạn cũng không muốn truy bắt vào các mặt lưới thì hãy thôi bỏ chọn kiểm Snap
To Gird. Lưới trợ giúp rất quan trọng trong việc vẽ chính xác các hình thể.
Ngoài lưới trợ giúp ArtCAM Pro còn cung cấp cho bạn công cụ khác, đó
Guideline (đường dẫn). Đây là những đường mà bạn dựa vào đó để hình thành
bản vẽ. Nó có hai kiểu đường: nằm ngang và thẳng đứng. Để tạo Guideline bạn
chọn đè lên biểu tượng hay bên cạnh thước Ruller rồi rê chuột về vùng vẽ. Một
đường thẳng sẽ hiện ra di chuyển theo chuột. Đến một chỗ ưng ý thì nhả ra.

31
Hình 2.3 Hình 2.4

Đường này sẽ biến thành dạng nét đứt. Khi bạn rê chuột về đường thẳng
sẽ xuất hiện mũi tên hai đầu. Lúc này bạn có thể di chuyên guideline tới một vị
trí khác hay kích phải chuột cho xuất hiện cửa sổ Position Guide như trên hình
2-3 rồi cho giá trị mong muốn về vị trí của guideline. Bây giờ nếu bạn chọn
Bitmap > View sẽ thấy xuất hiện submenu như trên hình 2-4. Nếu bạn chọn
Delete guidelines, tất cả các guideline sẽ biến mất. Hãy thiết lập để thấy các mắt
lưới và khi vẽ có thể truy bắt vào mắt lưới.

3.2.1.3. Bộ công cụ tạo Vector (Vector Tools) trong ArtCam pro 9.0
Trong ArtCAM, vector là một Modun cực ký quan trọng. Nó cho phép
bạn tạo ra và chỉnh lý các bản vẽ 2D một cách nhanh chóng và chính xác, để rồi
sau đó có thể dùng để ra công 2D hay tạo hình 3D và gia công 3D. Bộ công cụ
tạo vector có các lệnh như:
* Tạo hình chữ nhật ( Create Rectangle)
Creat Rectangle cho ta dựng hình chữ nhật với nhiều tùy chọn khác nhau như:
• Rectangle = hình chữ nhật
• Square = hình vuông
• Width = bề rộng
• Hight = chiều cao
• Corner Radius = Bán kính ở góc
32
• Invert Corner = Đảo góc
• Center Point = Tâm hình chữ nhật
• Angle = Góc xoay. Nếu cho giá trị dương, hình chữ nhật quay theo chiều
kim đồng hồ nếu cho giá trị âm, quay ngược chiều kim đồng hồ.

Hình 3.1

* Tạo một đường Polyline (Create Polyline)


Với lệnh Polyline ta có dựng được đường thẳng gấp khúc hoặc đường cong với
lựa chọn Draw Smooth Polylines (Hình 3.2)

Hình 3.2

* Tạo đường Polygon (Create Polygons)


Cho ta công cụ tạo ra những đa giác đều theo ý muốn với các lựa chọn:
+ No. of Sides : số cạnh
+ Angle: góc xoay của đa giác
* Tạo sao nhiều cánh (Create Stars)

33
Ta cũng có những lựa chọn như:
+ No. of Sides : số cánh sao
+ Angle: góc xoay của hình sao
+ Star Center: tâm của hình sao
` + Radius of First Points: bán kính đỉnh của cánh sao
+ Radius of Second Points: bán kính chân của cánh sao
* Tạo cung tròn (Create Arcs)
Với công cụ này ta dựng cung tròn đi qua 3 điểm với các tùy chọn
+ Centre - Star - End
+ Star – End – Point On Arc
+ Star – End - Radius
* Tạo mẫu chữ (Create Vector Text)
Đây là một công cụ cho ta tạo ra các ký tự là các vector với các lựa chọn
như: Font, khoảng cách giữa các ký tự, kích thước ký tự, độ nghiêng các ký tự...

Hình 3.3

* Tạo hình tròn (Create Circles)


Create Circles cho phép tạo những hình tròn theo đường kính (Diameter) hoặc
bán kính (Radius).
Ngoài ra ta còn nhiều lệnh khác để dễ dàng khi sử dụng bạn có thể tham khảo
thêm trong phần hướng dẫn trên đĩa CD. Đường dẫn: Đĩa CD > Hướng dẫn sử
dụng phần mềm > Bộ công cụ tạo Vector.doc
3.2.1.4. Bộ công cụ chỉnh lý vector (Vector Tools) trong ArtCam pro 9.0
+ Node Editing

34
Tác dụng của Node Editing là ta có thể thay đổi hình dạng các Vector
bằng việc thay đổi vị trí các Node trên đối tượng.
+ Transform vector:
Đây là một công cụ giúp ta thay đổi kích thước của đối tượng xoay đối
tượng, di chuyển đối tượng trực tiếp bằng chuột.
+ Trim Vector to Intersections:
Công cụ này giúp người vẽ có thể cắt bỏ một phần của đối tượng.
+ Miror Vector:
Lệnh này có tác dụng lấy đối tượng đối xứng
+ Align: Căn chỉnh vị trí giữa các đối tượng với các lựa chọn như:
- Align left
- Align Right
- Align Top
- Align Bottom
- Align Center
+ Close Vector:
Nhóm công cụ này cho ta các lựa chọn đóng kín các vector hở hay nối 2
vector hở thành 1 vector...
+ Wrap Text Round a Curve:
Đây là một công cụ rất mạnh giúp ta sắp xếp Vector Text theo một đường cong:

Hình 3.4

35
Để có những hướng dẫn cụ thể hơn hãy xem phần hướng dẫn trên đĩa
CD. Đường dẫn: Đĩa CD > Hướng dẫn sử dụng phần mềm > Bộ công cụ
chỉnh lý Vector.doc

3.2.1.5. Tạo hình nổi từ các Vector trong ArtCam pro 9.0
a. Shape Editor
Đối với các vector dạng kín ta có thể tạo 3D từ các véc tơ này bằng công cụ
Shape Editor với nhiều tùy chọn khác nhau.
Ví dụ ta có thể tạo hình nổi như hình 3.6 từ các vector như hình 3.5

Hình 2.5 Hình 2.6

b. Lệnh Extrude
Bạn có thể tạo hình nổi bằng lệnh Extrude với việc sử dụng từ 2 đến 4
vector. Vector thứ nhất gọi là đường dẫn, vector thứ hai là tiết diện quét ở đầu,
vector thứ ba là tiết diện quét ở cuối, vector thứ tư là vector biến thiên tiết diện
quét theo chiều cao.
Ta phải tạo ra các vector trước làm đường dẫn và các tiết diện quét cũng
như đường biến thiên chiều cao, nếu muốn. Ví dụ tôi sẽ sử dụng lệnh với 4
vector như hình 3.7

36
Hình 3.7

Hình nổi tạo được khi sử dụng lệnh Extrude như hình 3.8

Hình 3.8

Với lệnh Extrude ta có thể tạo những hình nổi một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn chi tiết sử dụng lệnh trên đia CD. Đường dẫn: Đĩa CD > Hướng
dẫn sử dụng phần mềm > Tạo hình 3D.doc
c. Lệnh Turn

37
Lệnh Turn cho ta tạo hình nổi bằng cách xoay Vector đi 1800 xung quanh
trục được tạo bởi điểm đầu và điểm cuối của nó. Ứng dụng của lệnh được thể
hiện qua cách tạo hình cái ly như hình 3.10 từ vector như hình 3.9

Hình 3.9 Hình 3.10

Hướng dẫn chi tiết sử dụng lệnh trên đia CD. Đường dẫn: Đĩa CD > Hướng
dẫn sử dụng phần mềm > Tạo hình 3D.doc
d. Lệnh Two Rail Sweep
Lệnh này cho ta tạo hình nổi bằng cách quét rất nhiều tiết diện dọc theo
hai đường dẫn. Lệnh này thể hiện qua việc tạo hình nổi hoa gỗ hình 3.11

38
Hình 3.11
Đây là một trong những lệnh tiêu biểu của Artcam Pro nó cho ta tạo ra những
hình nổi có hình dạng phức tạp một cách nhanh chóng và đơn giản mà rất ít các
phần mềm khác có thể làm được. Cũng có một số phần mềm có tính năng này
nhưng việc thao tác lệnh rất phức tạp và khó sử dụng .
Hướng dẫn chi tiết sử dụng lệnh trên đia CD. Đường dẫn: Đĩa CD > Hướng
dẫn sử dụng phần mềm > Tạo hình 3D.doc

e. Lệnh Spin
Bạn có thể tạo hình nổi bằng cách dùng lệnh Spin. Ứng dụng của lệnh này
có thể thấy qua việc tạo hình nổi các lá cây như hình 3.13 từ các vector và
bitmap như hình 3.12

4 2
3
1

Hình 3.12 Hình 3.13

Với hình lá cây như trên để tạo từ một số phần mềm CAD/CAM khác có thể rất
lâu nhưng với Artcam pro thì chúng ta chỉ cần thực hiên một số các thao tác đơn
giản là có thể tạo được.
Hướng dẫn chi tiết sử dụng lệnh trên đia CD. Đường dẫn: Đĩa CD > Hướng
dẫn sử dụng phần mềm > Tạo hình 3D.doc

f. Lệnh Weave Wizard

39
Lệnh giúp ta tạo hình nổi đan xen qua hat vector với một vector làm đường dẫn
và một vector làm biên dạng quét. Ví dụ ta có vector (1) làm biên dạng quét và
vector (2) làm đường dẫn như hình 3.14. Khi sử dụng lệnh ta tạo được hình nổi
đan xen như hình 3.15

Hình 3.14 Hình 3.15

Để hiểu rõ hơn về các lệnh các bạn có thể vào phần hướng dẫn trên đĩa
DVD: DVD > Báo cáo tổng kết > hướng dẫn phần mềm Artcam Pro > Tạo
hình 3D.doc

3.2.2. Thư viện mẫu


3.2.2.1. Thiết kế logo trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX trên Art
Cam pro 9.1.
Sau đây là phần hướng dẫn thiết kế logo Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật
VINATEX như hình 3.16

40
5
2

1
3

Hình 3.16

1. Khởi động phần mềm Art Cam pro 9.1 bằng cách kích đúp vào biểu
tượng Art Cam pro 9.1 trên Desktop > Create New Model > xuất hiện cửa sổ
Size For New Model
Ta chọn đơn vị là mm và khai báo các thông số, ta có thể điều chỉnh độ
phân giải bằng cách kéo thanh trượt trong phần Resolution. Sau khi đã nhập đầy
đủ các thông số như mong muốn > OK. Lúc này hệ thống sẽ cho ta vào màn
hình thiết kế của Art Cam pro 9.1
2. Thiết kế đường viền ngoài 1 của Logo

- Đầu tiên ta chọn biểu tượng Create Ellipse trong Vector Tool > kích
và rê chuột để vẽ 1 elip bất kỳ trên cửa sổ bên màn hình ta điều chỉnh các thông
số của Elip: Ellipse Height = 150, Ellipse Width = 250.
- Tương tự ta dựng hình Elip thứ 2 với các thông số như sau: Ellipse
Height = 140, Ellipse Width = 220.
- Để 2 Elip này đồng tâm ta chọn hai Elip (nhớ ấn phím Shift khi chọn)
khi chọn xong ta thấy cả 2 Elip đều trở thành màu hồng. Tiếp đến chọn Vectors
>Align Vetors > Centre hoặc kích biểu tượng .

41
- Ta tiếp tục chọn cả hai hình Ellip > kích chuột phải > chọn Shape Editor
> xuất hiện của sổ Shape Editor và bạn khai báo các thông số như trên hình 2-
260 > Add > Apply > 3D. Kết quả như hình 3.17.

Hình 3.17

Vậy là ta đã tạo xong được đường viền ngoài của logo.


3. Tạo bề mặt lồi của logo
Để logo có bề mặt lồi phía trong ta làm như sau:
Quay lại màn hình thiết kế 2D ta chọn hình Ellip nhỏ phía trong > chuột
phải> Shape Editor. Cho các thông số : Angle = 10, Start Height = 1 > Add >
Apply > 3D kết quả như hình 3.18

42
Hình 3.18

4. Tạo 3 đường lượn sóng 2

- Quay về màn hình vẽ vector 2D. Chọn Creat polygon trong cửa sổ
Vector Tool vẽ đường cong, để tạo ra đường cong ta phải chọn kiểm Draw
smooth polylines trước khi vẽ. Nếu đường cong chưa phù hợp ta có thể dùng
lệnh Node Editing trong cửa sổ Vector Tool để chỉnh sửa. Sau đó ta copy thành
ba đường.
- Tiếp theo ta dựng một cung tròn nhỏ để làm biên dạng quét.
- Ta tạo hình nổi của 3 đường lượn sóng bằng lệnh Extrude. Kích chọn

biểu tượng của lệnh trên cửa sổ Relief Tools > Xuất hiện của sổ lệnh sau đó
ta chọn 3 đường cong giống nhau rồi chọn Select trên của sổ Extrude Wizard
khi đó ta thấy các đường được chọn chuyển sang màu hồng, và các râu.
- Chọn kiểm Use as centreline >Next
- Chọn cung tròn nhỏ > Select > Next > Next > Add > Extrude
Ta được các đường lượn sóng như hình 3.19

43
Hình 3.19

- Chọn khung nhìn 3D ta được như hình 2-270


5. Tạo biểu tượng viết tắt 3
- Trên phần 2D ta dùng lệnh Creat Polyline và lệnh Creat Arcs để vẽ,
lưu ý phải vẽ tạo thành những vector kín
- Ở biểu tượng số 1 được tạo bởi các đường cong và đường thẳng nên ta
dùng lệnh Join Vectors để đóng kín các vector thành 1 vector kín như hình 3.20

Hình 3.20

- Tạo nổi: Chọn biểu tượng 1 sau đó ấn giữ Shift chọn biểu tượng số 2
trên hình 3.18 > chuột phải chọn Shape Editor sau đó đặt Start Height = 1. Chọn
Add > Apply > close. Chọn khung nhìn 3D ta được như hình 3.21
6. Tạo hình ngôi sao.

- Chọn Create Stars và vẽ hình ngôi sao như hình 3.22

44
Hình 3.21 Hình 3.22

- Chọn hình ngôi sao > chuột phải > chọn Shape Editor > chọn cách làm
nổi kiểu thứ 2 với các thông số Angle = 51, Start Height = 0
- Chọn Add > Apply > Close > 3D ta được như hình 3.23

Hình 3.23

7. Tạo dòng chữ VINATEX VC.

- Chọn lệnh Create Vector Text > kích vào vị trí bất kỳ và nhập dòng
chữ “ VINATEX VC”. Sau đó chọn lại dòng chữ vừa nhập đặt lại một số thông

số cho phù hợp như: Kiểu chữ đậm bằng cách chọn biểu tượng trên cửa sổ
Style chọn Font Times New Roman, Size = 35 > Done.

45
Hình 3.24

- Để dòng chữ nằm thẳng ở giữa như hình 3.24 ta làm như sau: Chọn
dòng chữ rồi chọn tiếp hình Elip và phải ấn giữ phím Shift trong quá trình chọn
> Centre Horizontally (chú ý vì lấy hình Elip làm chuẩn nên ta phải chọn hình
Elip sau cùng)
- Kích đúp vào dòng chữ hoặc chuột phải rồi chọn Shape Editor chọn kiểu
tạo hình nổi 1 với các thông số như sau : Angle = 45, Start Height = 1> Add >
Apply > Close.
- 3D ta được hình như hình 3.24.
Như vậy ta đã thiết kế xong sản phẩm logo Trường cao đẳng nghề Kinh tế
kỹ thuật Vinatex (hình 3.25).

Hình 3.25

46
8. Làm nhẵn sản phẩm
Chọn Reliefs > Smooth > Apply > Cancel. Ta sẽ thấy sản phẩm mịn và
sắc nét hơn.
3.2.2.2.Tthiết kễ chữ “Nhẫn”
Ta sẽ đi thiết kế sản phẩm chữ “ Nhẫn” với phương pháp nhập vector từ
phần mềm AutoCad.
1. Ta thiết kế dạng 2D bên phần mềm AutoCad sau đó nhập sang ArtCam
như sau:
- Đầu tiên ta khởi động phần mềm ArtCam > Create New Model > đặt kích
thước 300 x 300.
- File > Import > Vector Data > xuất hiện cửa sổ Import tìm đường dẫn đến file
AutoCad của hình chữ “ Nhẫn” > Open.
- Xuất hiện cửa sổ Imported File như hình 3.26 giữ nguyên mặc định và chọn
Ok. Ta thấy file Autocad được nhập vào như hình 3.27.

Hình 3.26

47
1 2

2
1

Hình 3.27

1. Tạo 3D
- Chọn phần hoa dây (1) trên hình 3.27 chọn Shape Editor > chọn cách làm nổi
bề mặt dạng cong với các thông số: Angle = 90, Start Height = 0.5 > Add >
Apply > Close >3D. Ta được như hình nổi như hình 3.28
- Quay lại phần 2D View chọn các hình trang trí khung (2) trên hình 3.27 >
Shape Editor > chon kiểu làm nổi dạng mặt cong, đặt các thông số: Angle = 90,
Start Height = 1 > add > Apply > Close.

48
Hình 3.28

- Sang cửa sổ nhìn 3D ta thu được như hình 3.29

Hình 3.29

49
- Ta quay lai khung nhìn 2D chọn phần vector của chữ Nhẫn (3) trên hình
3.27 > Shape Editor > chọn cách làm nổi bề mặt dạng cong với các thông số:
Angle = 45, Start Height = 0 > Add > Apply > Close > 3D ta được như hình
3.30.
- Để làm nhẵn sản phẩm ta làm tương tự như ở phần trên khi thiết kế logo:
Riliefs > Smooth > Apply > Cancel.

Hình 3.30

Vậy là ta đã thiết kế xong chữ “Nhẫn”


3.2.2.3. Thiết kế mẫu tranh cây Mai trong bộ tứ quý:
- Tạo một Model mới với kích thước x = 270mm, y = 600mm
- Vào bảng cuộn Bitmaps => Load Layer để nhập dữ liệu là ảnh scan (bản vẽ
bằng tay đã được scan lại) vào trong giao diện làm việc của Art Cam Pro. Thực
hiện các bước như sau :
1.Tạo mẫu hoa mai :
• Trên bảng lệnh Vector Tools, chọn lệnh Creat Polyline để vẽ nét đường
bao của các cánh mai và nhụy của bông mai.
50
• Trở về bảng lệnh Vector Tools chọn công cụ Node Editing để hiệu chỉnh
lại các vector cho phù hợp.
Chọn bông hoa mai vừa tạo, giữ phím Ctrl và kéo chuột trái ra ngoài để nhân
bản bông hoa vừa tạo. Thực hiện lệnh này 4 lần để tạo ra một nhóm 5 bông hoa
mai.

Hình 3.31

Tùy theo độ sắp xếp xa gần, trước sau của các bông mai ta dùng lệnh Trim
vector để xóa bỏ phần khuất của những bông phía sau hình 3.31
Tạo khối cho từng bông mai như sau :
+ Click chuột phải vào bông hoa thứ nhất chọn bảng lệnh Shape Editor ta đặt
thông số saul : Angle = 20
Star Height = 5.
Chọn Add > Apply > Close
Xem hình 3.32
+ Lần lượt ta chọn từng bông hoa tiếp theo thứ tự từ trước ra sau theo hướng
quan sát với các thông số trên bảng lệnh Shape Editor như sau :

51
Bông hoa thứ 2 : Angle = 20
Star Height = 4
Bông hoa thứ 3 :Angle = 20
Star Height = 3
Bông hoa thứ 4 : Angle = 20
Star Height = 2
Bông hoa thứ 5 : Angle = 20
Star Height = 1

Hình 3.32
Lưu ý: Để các bông hoa không chồng chéo lên nhau ta phải chọn cách phối
hợp hình nổi dạng Merge High trên bảng lệnh Shape Editor. Ta được như
hình 3.33

Hình 3.33

Tạo lá mai.
- Trở về bảng lệnh Vector Tools, chọn lệnh Creat Polyline với lựa chọn để
tạo dáng lá mai. Hình 3.33
- Chọn công cụ Node Editing để hiệu chỉnh theo ý muốn và làm mượt các
vector bằng lệnh Smooth Vector.

52
Hình 3.33

- Click chuột phải vào hình lá mai, chọn bảng lệnh Shape Editor với các
thông số sau:
Angle = 15
Star Height = 0.5
Nhấp chuột vào Add > Apply > Close
Các lá khác ta cũng làm tương tự, tùy thuộc vào lá nổi cao hay thấp mà ta
chọn giá trị của Angle và Star Height cho phù hợp. Ta có hình nổi tạo được
như hình 3.34.

Hình 3.34

Các lá mai và các bông mai ở những vị trí khác ta cũng làm tương tự.

53
Tạo thân cây mai :
- Trở về bảng lệnh Vector Tools chọn lệnh chọn lệnh Creat Polyline tạo
thân cây mai.
- Hiệu chỉnh và làm mượt thân cây mai bằng công cụ Node Editing.
Di chuyển các đầu nút và làm mượt các vector bằng lệnh Smooth Vector.
Kết quả ta được như hình 3.35.

Hình 3.35

- Click chuột phải vào hình thân cây mai, chọn bảng lệnh Shape Editor với
các thông số sau :
Angle = 75
Star Height = 0
Nhấp chuột vào Add > Apply > close > 3D
Kết quả như hình 3.36

54
Hình 3.36

Tạo núi đá:


- Cũng tương tự tại cửa sổ 2D ta vẽ các đường bao của núi đá và đường bao
của các hốc đá ta muốn tạo cũng như các phần lõm trên thân cây.
- tạo nổi 3D ta vẫn vào của sổ lệnh Shape Editor và lựa chọn tương tự và
chọn các thông số cho phù hợp để tạo ra hình nổi 3D như hình 3.37
- Lưu ý: Riêng những phần ta muốn lõm thì ta phải chọn Angle có trị số âm
và thay vì chúng ta chọn thẻ Add mà chúng ta sẽ chọn Merge Low trong
cửa sổ lệnh Shape Editor.
Ta sẽ được hình nổi 3D như hình 3.37

55
Hình 3.37

* Một số các chi tiết phụ khác như nụ hoa, mây và các nhánh mai ta cũng tiến
hành các bước tương tự như trên rồi ghép các đối tượng thành một để tạo nên
một bức tranh hoàn chỉnh. Hình 3.38

Hình 3.38

56
3.2.2.4. Thiết kế mẫu tranh Độc Long trong tứ linh:
- Tạo một Model mới với kích thước x = 300 mm, y = 600mm
- Vào bảng cuộn Bitmaps => Load Layer để nhập dữ liệu là ảnh scan, vào trong
giao diện làm việc của Art Cam Pro. Thực hiện các bước như sau :
+ Trên bảng lệnh Vector Tools, chọn lệnh Creat Polyline để đồ lại mẫu
Độc Long
+ Trở về bảng lệnh Vector Tools chọn công cụ Node Editing để hiệu
chỉnh lại các vector
+ Riêng phần thân rồng ta dùng lệnh Extrude với phương pháp quét biên
dạng theo đường dẫn để tạo.
+ Phần khó nhất là vẩy rồng ta phải tạo từng vẩy và tạo nổi sao cho phối
hợp một cách hợp lý với thân.
Hình rồng hoàn chỉnh như Hình 3.39

Hình 3.39

57
3.2.2.5. Hướng dẫn sử dụng thư viện mẫu
Trên đây là những nghiên cứu ứng dụng phần mềm Art Cam pro để thiết kế
các mẫu logo, chữ gỗ, tranh phù điêu. Từ những nghiên cứu này nhóm đã xây
dựng thêm rất nhiều mẫu và tập hợp thành thư viện mẫu và được xắp xếp rất
khoa học theo từng Folder và trong đó các mẫu đã được đặt tên phù hợp với
từng mẫu giúp người tra cứu có thể dễ dàng sử dụng. Thư viện mẫu được đóng
gói dưới dạng mở giúp người sử dụng có thể bổ sung và phát triển tiếp, đặc biệt
người sử dụng có thể tận dụng các mẫu này (các file Art cam) để gia công thành
các sản phẩm thực tế.
Để sử dụng được thư viện mẫu thì người dùng phải cài phần mềm ArtCAM
Pro 9.1.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ARTCAM PRO ĐỂ
THIẾT KẾ MẪU PHỤC VỤ VIỆC GIA CÔNG SẢN PHẨM MẶT
HÀNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG TRÊN MÁY ĐIÊU
KHẮC CNC 3D PCUT
(Đĩa DVD)

BÁO PHẦN HƯỚNG THƯ FILE HƯỚNG


CÁO MỀM DẪN SỬ VIỆN SẢN DẪNGIA
TỔNG ARTCAM DỤNG MẪU PHẨM CÔNG
KẾT PRO 9.1 PHẦN MẪU
MỀM

FILE ARTCAM FILE AUTOCAD FILE 3D Viewer HƯỚNG DẪN


SỬ DỤNG
File.Art; File.rlf File.DWG; THƯ VIỆN
File. DXF

58
3.2.3. Hướng dẫn gia công mô phỏng 3D trên Art Cam Pro
Gia công nổi 3D trong ArtCam Pro là một tiện ích quan trọng nó giúp ta có thể
quan sát trước quá trình gia công trên máy tính nhằm giảm thiểu những sai sót
khi gia công trên máy CNC. Để thực hiện cơ bản gồm các bước sau:
(Ví dụ tôi cần gia công bức tranh cành mai)
1. Từ giao diện của ArtCam Pro chọn file > Open >…..( tìm đường dẫn đến
file Mai.art đã được thiết kế sẵn ở dạng vector 2D) > Open.
2. Chọn 3D để xuất hiện ảnh 3D như hình 3.40. Chúng ta sẽ gia công cắt
gọt để tạo ra hình thể này từ một khối vật liệu hình hộp.

Hình 3.40
Chọn Tab Toolpaths ở dưới đáy Panel bên trái để chọn các thông số. Ta thấy
xuất hiện cửa sổ Toolpaths.
3. Để phay thô nhiều lớp vật liệu khi cần phay theo phương Z lớn ta chọn nút
Z level Roughing. Dựa trên kích thước được tạo ra hệ thống sẽ thông báo là
chiều dày hình nổi.
4. Chọn Select Roughing tool xuất hiện hộp thoại Tool database
5. Trong hộp thoại Tool database ta chọn loại dao phù hợp với quá trình gia
công theo :
- Vật liệu gia công: Aluminum, Steel, Wood or Plastic, …

59
- Hình dạng dao: End Mill, Ball nose, V – Bit, …
- Đường kính dao: Ta cần chú ý đến đơn vị đo Metric Tools (mm), Inch Tool
(đơn vị đo của Anh)
Ta cũng có thể thay đổi các thông số như tốc độ, đường kính dao, bước chạy
dao... bằng cách vào mục Edit trên cửa sổ.
Khi đã lựa chọn xong các thông số rồi chọn select.
6. Khai báo phôi (Material Setup).
- Materal Thickness: Chiều dày phôi.
- Top Offset lượng dư gia công phía trên của phôi
- Hệ thống sẽ tự động tính ra Bottom offset (lượng dư gia công phía dưới của
phôi) dựa trên cơ sở chiều dày vật liệu, chiều dày chi tiết và Top offset.
Khi đã khai báo xong các thông số trên ta chọn OK kích thước của phôi xuất
hiện thể hiện là hình hộp màu hồng bao quanh chi tiết. Hệ thống đưa ra thông số
phay, ta chấp nhận các thông số này.

Hình 3.41
Chọn cách đi dao Stragery là Raster để dao ăn theo đường zic zắc.
7. Trong hộp name ta đánh tên là Phay thô để đặt tên bước công nghệ.
8. Chọn Now để hệ thống bắt đầu tính toán đường chạy dao. Kết quả được
như hình 3.41. Trên hình ta thấy dụng cụ cắt ăn có 1 lớp, nếu chiều sâu cắt đề
nghị quá lớn nên ta phải sửa lại chế độ cắt để giảm chiều sâu cắt.

60
9. Chọn lại Select Roughing tool. Ta chọn edit xuất hiện hộp thoại Edit tool.
Ta chọn lại Stepdown (chiều sâu lớp cắt của 1 lần ăn dao) Æ OK
10. Chọn Now để hệ thống tính toán lại đường chạy dao, bây giờ ta thấy
dụng cụ cắt đã cắt thành nhiều lớp dựa trên cơ sở giá trị của Stepdown và
chiều sâu của hình nổi cần gia công
11. Chọn Close để đóng cửa sổ lại.
12. Chọn nút Simulate Tool path trong cửa sổ Tool Path Simulation.
13. Chọn Simulate Tool path, chấp nhận Simulation Relief Resolution là
standard. Xuất hiện của sổ Simulation Control giống như dàn Audio-Video.
14. Chọn nút Play . Ta có thể thấy dụng cụ cắt di chuyển trên màn hình
15. Ta có thể cho bước chạy mô phỏng nhanh hơn bằng cách chọn nút trên
cửa sổ Simulation Control. Kết thúc quá trình mô phỏng ta được như hình 3.42

Hình 3.42
16. Chọn nút Machine Relief để gia công bán tinh.
17. Chọn select tool > Ball Nose > Edit và đặt lại thông số như: Diameter
(đường kính dao), Included Angle(A) góc mũi daostepdown, Stepover cho
phù hợp. Xong chọn OK > Select

61
18. Trong hộp Name gõ tên : Phay bán tinh rồi chọn Now kết quả được như
hình 3.43.

Hình 3.43
Close
19. Chọn nút Simulate Toolpath > Play trên Simulate control. Ta sẽ thấy
dụng cụ cắt di chuyển trên màn hình. Kết quả cuối cùng ta nhận được như
hình 3.44

Hình 3.44

62
20. Ta thấy hình bề mặt thu được có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với
phần gia công thô.
21. Để chi tiết thu được sắc nét và mịn màng hơn ta lặp lại các bước từ 16
đến 20 ở trên với một khác biệt là chọn dụng cụ cắt là small V– Bit 6 mm 90
degree.
22. Chọn select tool > small V – Bit 6 mm 90 degree > Edit và đặt lại thông
số. DiameterD ( đường kính dao), Included Angle (A) góc mũi dao. Nếu góc
mũi dao càng nhỏ thì phần lưỡi cắt có chiều dài càng lớn nhưng độ cứng vững
giảm. Stepover = 0,2 (hệ thống mặc định là 0.09) thông số này ta chọn càng
nhỏ thì bề mặt chi tiết gia công càng mịn nhưng thời gian gia công càng lâu.
23. Chọn OK > select và lặp lại các bước 18 đến 20
Ta sẽ thấy bề mặt chi tiết chất lượng cao hơn, các hình cánh hoa thấy rõ nét
hơn.
Cuối cùng ta hãy lưu lại công trình: File > Save as > đặt tên file : giacong.art
Chú ý: Các bước gia công trên ta áp dụng cho những chi tiết có chiều sâu gia
công lớn, không thể gia công 1 lần. Còn đối với những chi tiết có chiều sâu gia
công nhỏ ta có thể gia công 1 lần với các bước gia công bán tinh, với các bước
chọn chế độ gia công và chọn dao phù hợp ta cũng thu được sản phẩm như
mong muốn mà thời gian để gia công được rút ngắn rất nhiều.
Để nắm được các bước một cách chi tiết hãy xem thêm phần hướng dẫn gia
công trên đĩa CD. Đường dẫn CD > Hướng dẫn gia công > Hướng dẫn gia công
mô phỏng 3D trên Art Cam Pro.doc
* Cách lưu file gia công sang đuôi “.nc”
Nhưng để gia công được trên máy CNC thì ta phải xuất file gia công sang mã
tương thích với máy CNC, thông thường thì các máy đều tương thích với mã
“G-cod”. Đối với các máy điêu khắc CNC 3D Pcut ta có thể chuyển chúng sang
đuôi “.nc” . Để xuất file Artcam sang các đuôi trên ta làm như sau:
1. Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên ta vào nút Save Toolpaths trong
trang Toolpath Operations hoặc Toolpaths > Save Toolpath lúc đó hệ thống xuất
hiện của sổ Save toolpaths

63
2. Trên hộp thoại Save Toolpaths phía bên trái có tên của các phần gia công
với các loại dao phay như ta đã chọn. Ta muốn lưu phần nào ta chọn file đó với
tên tương ứng sau đó chọn nút ở phần giữa của cửa sổ ta thấy chúng được
chuyển sang cửa sổ bên phải.
3. Ở ô Machine output file is formatted for ta kích vào mũi tên ta thấy xuất
hiện một danh sách các dạng đuôi ta có thể chuyển sang được. Ở đây ta chọn
đuôi “.nc” sau đó chọn Save Æ chọn đường dẫn để lưu file Æ đặt tên file Æ
Save.
3.2.4. Các bước gia công sản phẩm trên máy CNC
Bước 1: Chuẩn bị và gá lắp phôi và dao.
- Ta gá phôi phải đủ độ chắc chắn, lưu ý khi gá phôi phải xiết từ từ các chấu kẹp
theo phương đối xứng nhau tránh hiện tượng cong vênh không đều cho phôi.
- Phôi nên có bề mặt càng phẳng càng tốt, nếu phôi quá lồi lõm sẽ ảnh hưởng
xấu tới chất lượng sản phẩm gia công và đặc biệt có thể làm gãy dao phay
trong quá trình gia công.
- Chọn loại dao phay phù hợp cho công việc gia công.
Bước 2: Nạp dữ liệu vào máy
Vì máy kết nối dữ liệu qua cổng USB nên ta phải Copy file gia công vào usb (ở
đây ta copy file “canh mai.nc”. Sau đó cắm USB vào cổng USB disk trên bảng
điều khiển chính của máy.
Bước 3: Lấy tọa độ gốc mới cho dao
+ Ta sử dụng các phím trên bảng điều khiển cầm tay để điều chỉnh:
- Phím 1, phím 7 : Nâng, hạ mũi dao (điều chỉnh tọa độ z).
- Phím 2, phím 8 : Điều chỉnh dao theo trục y.
- Phím 4, phím 6 : Điều chỉnh dao theo trục x.
Khi dao đến vị trí ta cần nhận làm gốc tọa độ thì dừng lại và ấn phím 5 để
lưu lại tọa độ X;Y và ấn phím 5 để lưu tọa độ Z.
Ngoài ra ta có thể nhập tọa độ gốc tự động thông qua miếng cảm biến: Ta
cũng dùng các phím di chuyển như trên di chuyển đầu dao đến gần vị trí chúng
ta muốn chọn làm gốc tọa độ thì ta đặt miếng cảm biến xuống dưới và ấn đồng

64
thời 2 phím Enter và phím On/Off trên bảng điều khiển khi đó máy sẽ tự động
di chuyển đầu dao khi nào chạm vào miếng cảm biến thì nó dừng lại và chọn đó
làm gốc tọa độ. Lúc này ta cũng ấn phím 5 để lưu lại tọa độ XY và ấn phím 5 để
lưu tọa độ Z.
Tọa độ này sẽ được lưu lại cho lần gia công lần sau nếu ta không chọn lại
tọa độ gốc mới.
Bước 4:
- Ta chọn phím Delete trên key boad lúc này trên màn hình của keyboad
sẽ hiện những tất cả những file có trong USB Æ ta tìm đến file cành mai.nc và
chọn Enter Æ màn hình keyboad xuất hiện các thông số bước tiến theo các trục
nếu ta chấp nhận các thông số trên Æ tiếp tục chọn Enter lúc này máy bắt đầu
chạy.
Bước đầu dao sẽ rút về tọa độ gốc mặc định của máy sau đó di chuyển
đến tọa độ ta chọn và bắt đầu thực hiện gia công.
Khi dao phay hạ thấp đến mức thấp nhất của lượt cắt thì nó bắt đầu chạy
theo phương ngang (phương x). Lúc này ta cũng có thể điều chỉnh chiều sâu cắt
(phương Z) bằng cách chọn nút Pause để tạm dừng việc chạy dao và ta ấn phím
Số 1 để giảm chiều sâu cắt và phím số 7 để tăng chiều sâu cắt. Đến đây công
việc của chúng ta là chờ cho sản phẩm được hoàn thành.
- Đối với chi tiết gia công phải thực hiện thành nhiều lần thì khi hoàn
thành máy sẽ tự động đưa đầu dao về vị trí gốc ban đầu và thực hiện tiếp lượt
gia công thứ 2.
- Vì máy chỉ có một đầu dao, nếu gia công với nhiều loại dao phay khác
nhau thì ta nên lưu thành các file khác nhau. Khi thực hiện xong mỗi file máy sẽ
tự động đưa dao về vị trí gốc mặc định của máy lúc này ta có thể thay dao và
tiến hành các bước như trên nhưng bỏ qua bước chọn tọa độ gốc mới cho máy.
Để nắm được các bước một cách chi tiết hãy xem thêm phần hướng dẫn
gia công trên đĩa CD. Đường dẫn: CD > Hướng dẫn gia công > Các bước gia
công sản phẩm trên máy CNC.doc

65
3.2.5. Thời gian gia công sản phẩm

Để đánh giá tính ưu việt và tính kinh tế của một phương pháp gia công
ngoài chất lượng của sản phẩm thì yếu tố năng suất cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Năng suất ở đây chính là thời gian cho ra một sản hoàn chỉnh
đảm bảo chất lượng.
Thời gian gia công trong phương pháp gia công CNC 3D Pcut chúng cần
quan tâm đến các thông số sau:
(Ta sẽ lấy thời gian gia công “chữ Nhẫn” có kích thước theo phương X ,Y là
300 × 300 trong bộ sản phẩm của đề tài làm ví dụ)
- Tốc độ điêu khắc: Là tốc độ ăn dao theo phương X. Với máy Pcut X10
với vật liệu gia công là gỗ, chất lượng dao phay phù hợp ta lấy tốc độ đi dao là
5,5m/phút (tốc độ điêu khắc lớn nhất có thể lớn hơn 6m/phút)

Dao phay

Hình 3.45

- Tốc độ ăn dao theo phương Y: Trong Hình 3.46: các đường zích zắc
màu đỏ là đường đi dao và khoảng cách giữa hai đường đi dao chính là độ lớn
của một lớp ăn dao theo phương Y.

66
Thông số này quyết định chính đến chất lượng bề mặt sản phẩm nếu ta
cho lớn quá thì bề mặt sản phẩm sẽ xấu, nếu chọn nhỏ quá thì thời gian gia công
sẽ tăng lên mà nhiều khi không cần thiết đối với sản phẩm gia công trên gỗ. Ở
đây với sản phẩm gia công là “chữ Nhẫn” dao phay nhọn và đường kính dao là
3mm thì tôi chọn tốc độ ăn dao theo phương Y là 0.5mm như vậy chất lượng bề
mặt sản phẩm là tương đối.

Độ lớn ăn dao
theo phương Y

a Đường đi của dao

Hình 3.46
- Một yếu tố cũng cần chú ý đó là độ phức tạp, hình dáng của của sản
phẩm: Nó cũng ảnh hưởng khá rõ tới thời gian gia công. Tùy theo từng sản
phẩm mà nó có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chi tiết càng phức tạp, độ chiều
cao của các phần trên vật liệu càng lớn thì nó càng làm đường đi dao càng dài và
ngược lại chính điều đó làm cho thời gian gia công càng tăng.
Ta có thể lập công thức tính thời gian gia công 1 sản phẩm (với sản phẩm
chỉ cần 1 lớp cắt - chiều sâu cắt vật liệu nhỏ ví dụ sản phẩm“chữ Nhẫn”) như
sau:
+ Thời gian gia công sản phẩm là T.

67
+ Ta gọi độ ăn dao theo phương Y là a (mm).
+ Tốc độ điêu khắc (tốc độ ăn dao theo phương X) là V (mm/phút).
+ Thời gian tăng lên do hình dáng, độ phức tạp của sản phẩm là b (%T).
+ Độ lớn của sản phẩm cần gia công theo phương X là x (mm).
+ Độ lớn của sản phẩm cần gia công theo phương Y là y (mm).
y
Qua đó ta có quãng đường dao cần đi của sản phẩm là : L = x (mm )
a
Thời gian dao phay hết toàn bộ bề mặt của sản phẩm(chưa tính mức độ phức tạp
L x. y
của sản phẩm) T = = (phút)
V a.V
Î Tổng thời gian cần gia công sản phẩm là Tgc = T + b.T
Qua cách tính trên tôi có thể tính thời gian tương đối dùng để gia công sản phẩm
“chữ Nhẫn” kích thước 300 x 300 :
Ta có : Độ lớn sản phẩm theo phương X là x = 300(mm), độ lớn theo phương Y
là y = 300(mm), tốc độ điêu khắc V = 6000(mm/phút), độ ăn dao theo phương
Y là a = 0,5 (mm), vì sản phẩm cũng tương đối phức tạp nên tôi chọn b = 100%
⇒ Thời gian gia công sản phẩm là:

x. y x. y 300 × 300 300 × 300


Tgc = + b. = + 50% ≈ 48( phút )
a.V a.V 0,5 × 5500 0,5 × 5500

68
3.3. Ứng dụng tại doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ
nghệ

Sau khi hoàn thành sản phẩm, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa các hình ảnh
được mô phỏng thực nghiệm ứng dụng tại các doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn
trực tiếp sau khi xem các đoạn phim mô phỏng cho thấy sản phẩm của đề tài rất
khả thi và hiệu quả khi ứng dụng tại doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh mặt
hàng đồ gỗ mỹ nghệ.Cụ thể:

* Nguồn lợi cho doanh nghiệp

- Tính được định mức về thời gian và độ an toàn của sản phẩm trong sản
xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ;

- Tiết giảm nhân công và chi phí cho doanh nghiệp;

- Chiếm lợi thế về thời gian đối với các doanh nghiệp làm thủ công mặt
hàng đồ gỗ mỹ nghệ.

*Đối với xưởng sản xuất và yêu cầu kỹ thuật :

- Tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nguyên liệu (gỗ) và mặt bằng sản xuất;

- Đa dạng về mẫu mã, chất lượng nét điêu khắc tinh xảo và đa dạng

- Dễ dàng thuận tiện trong quá trình quản lý trong lĩnh vực sản xuất;

Với 20 phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp và
nghệ nhân nghề gỗ truyền thống tại làng nghề với một số tiêu chí đánh giá như
sau:

Vai trò
Mục đích Quan trọng Bình thường Không quan
(%) (%) trọng (%)

1. Sản phẩm làm ra tinh xảo và có


độ nét tương đương với các sản 72 0 0
phẩm thủ công.

2. Tiết giảm nhân công, mang lại 100 0 0


lợi ích về thời gian và chi phí cho

69
doanh nghiệp

3. Thuận tiện và tương tác với


72 22 6
người sử dụng

4. Lưu trữ dễ dàng và có khả


67 33 0
năng phát triển tiếp

5. Giải quyết được tình trạng


khan hiếm thợ chạm khắc gỗ tại 100 0 0
các làng nghề và doanh nghiệp.

Bảng kết quả trưng cầu ý kiến làng nghề và doanh nghiệp
Theo kết quả thực nghiệm ứng dụng trong các doanh nghiệp cho thấy kết quả
nghiên cứu đề tài cho thấy việc áp dụng vào thực tế là rất cần thiết trong thời
điểm hiện tại các làng nghề truyền thống cũng như các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ hiện nay.

3.4. Đánh giá hiệu quả

Hiện tại, thị trường phần mềm hỗ trợ thiết kế và gia công khuôn mẫu
(CAD/CAM/CNC) trên thế giới rất đa dạng, việc lựa chọn phần mềm nào để
phục vụ tốt cho công việc thực sự là một điều khó khăn. Tuy nhiên phần mềm
Art Cam pro có năm chỉ tiêu cần biết khi chọn phần mềm là:
- Tính linh hoạt
- Tính khả thi
- Tính đơn giản
- Tính biểu diễn được
- Tính kinh tế.

Quá trình thực nghiệm và đánh giá ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề
tài, nhóm nghiên cứu đề tài nhận thấy việc ứng dụng công nghệ phần mềm Art
Cam Pro có tính hiệu quả cao trong quá trình sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ
tại các làng nghề truyền thống và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng
này.

70
Đề tài đã giải quyết được những vấn đề đang tồn tại trong các làng nghề
và doanh nghiệp về tình trạng nguồn thợ chạm khắc gỗ hiện nay. Qua phiếu
khảo sát tại một số làng nghề và doanh nghiệp cho thấy, hiện nay lớp trẻ không
còn muốn đi theo làm nghề truyền thống nữa do nhiều lý do như : cần phải có
năng khiếu mỹ thuật, tuổi đời nghề ngắn (khoảng 15 năm), thu nhập thấp, và
hay bị mắc các chứng bệnh nghề nghiệp ..vv..

71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Trong bất kỳ giai đoạn nào, việc đổi mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến
ứng dụng vào sản xuất là rất cần thiết, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh
doanh. Đổi mới phương thức sản xuất, sử dụng công nghệ thông tin trong sản
xuất mặt hàng thủ công đang phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Điều đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức về công nghệ cho
cán bộ kỹ thuật để có đủ khả năng tham gia, góp phần phát triển khoa học công
nghệ tại Việt Nam.

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại các doanh
nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, khảo sát tại các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ. Đặc biệt nhóm đã tổ chức hội thảo
giữa các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp, thợ chạm khắc gỗ và
nghệ nhân tại làng nghề. Sau khi phân tích đánh giá kết quả ứng dụng của đề tài
hiệu quả về công nghệ và sản xuất nhóm nghiên cứu đã quyết định lấy sự tổng
hoà của hai lĩnh vực này làm cơ sở lý luận cho đề tài.

Sản phẩm đề tài đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và thuận tiện cho
việc sử dụng. Gói sản phẩm của đề tài cũng đã được ứng dụng thử nghiệm vào
sản xuất kinh doanh tại một số đơn vị và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.

1. Những nội dung đề tài đã hoàn thành

- Tổng quan cơ sở lý luận về công nghệ phần mềm Art Cam Pro áp dụng
vào sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống

- Thực trạng việc ứng dụng các phần mềm tin học ứng dụng vào sản xuất
mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại một số làng nghề truyền thống và doanh nghiệp trong
tỉnh Nam Định.

- Xây dựng và thiết kế chương trình ứng dụng Art Cam Pro.

- Chương trình hướng dẫn gia công 3D trên Art Cam Pro.

72
- Giải pháp gia công trên máy CNC 3D PCUT.

- Sản xuất thực nghiệm

- Triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả
kinh tế thu được.

- Đóng gói 1CD bao gồm tất cả các nội dung nghiên cứu của đề tài

2. Những định hướng chính và hướng phát triển của đề tài

- Đề tài có thể triển khai ứng dụng rộng rãi tại các làng nghề truyền thống,
cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ trên toàn quốc.

- Đề tài có thể triển khai và đưa vào giảng dạy trong các trường có đào tạo
nghề đồ gỗ mỹ nghệ.

- Thiết kế thư viện mẫu phục vụ cho các làng nghề truyền thống

- Có khả năng phát triển thêm và phát triển tiếp sang sản xuất kinh doanh
một số sản phẩm trên các vật liệu khác như đá, kim loai, nhựa...

- Đề tài cũng có khả năng phát triển sang các ngành khác như: chế tạo
khuôn mẫu, logo.....

Chủ nhiệm đề tài xin được cảm ơn sự quan tâm của Bộ Công thương đã
tạo mọi điều kiện để nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cảm ơn sự đóng góp
nhiệt tình, quí báu của các chuyên gia tin học, các cán bộ kỹ thuật tại các Doanh
nghiệp và làng nghề truyền thống. Nhà trường đã tạo điều kiện để nhóm nghiên
cứu thâm nhập thực tế và kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của đề tài.

Quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhóm
nghiên cứu đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài được phát
triển trong các chuyên ngành khác.

II. Kiến nghị:

1. Chính phủ, Bộ Công thương tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu
khoa học và sản xuất thực nghiệm, nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện phục
vụ cho công tác nghiên cứu khoa học tại các trường dạy nghề;
73
2. Trên cơ sở đề tài này, trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật
VINATEX đề nghị cho phép phát triển đề tài để xây dựng một thư viện mẫu mặt
hàng mỹ nghệ truyền thống để áp dụng vào sản xuất tại các làng nghề và doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ.

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII;
[2] Nghị quyết Trung ương II khoá VIII;
[3] Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị;
[4] Lê Trung Thực (2009) ArtCam ,
[5] Phạm Quang Huy, Giáo trình Auto Cad 2009
[6] Phạm Quang Huy, Giáo trình Ilustrator CS 3
[7] Phạm Quang Huy, Giáo trình Photoshop CS 3

75
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ
GIA CÔNG MẪU ĐỒ GỖ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH
NAM ĐỊNH

I. Thông tin chung về Doanh nghiệp:


1. Tên Doanh nghiệp: ..........................................................................................
2. Địa chỉ: ............................................................................................................
3. Điện thoại: ................................. Fax: .............................................................
4. Địa chỉ trang web: ..................... Email: ..........................................................
5. Các nghề chính trong Doanh nghiệp: ..............................................................
II. Khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất tại
các doanh nghiệp kinh doanhh mặt hàng dồ gỗ mỹ nghệ:
1. Xin Anh (Chị) cho biết doanh nghiệp của anh chị hiện nay có sử dụng phần
mềm thiết kế phục vụ việc gia công mẫu đồ gỗ mỹ nghệ không?
□ Có sử dụng
□ Chưa sử dụng
□ Sử dụng các thiết bị đơn giản (ví dụ: …………………………………...)
□Khác(……………………………………………………………………)
2. Trong quy trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Doanh nghiệp của Anh (Chị) có
sử dụng loại thiết bị nào (ghi rõ tên hãng sản xuất của các thiết bị có trong doanh
nghiệp)?
.......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Là người thợ, nghệ nhân, cán bộ quản lý kỹ thuật trong Doanh nghiệp, Anh
(Chị) cho biết việc ứng dụng công nghệ phần mềm tiên tiến để thiết kế và gia
công mẫu đồ gỗ mỹ nghệ là cần thiết hay không?
□ Rất cần thiết
□ Không cần thiết
□ Lý do khác
.......................................................................................................................

4. Theo Anh (Chị) nếu ứng dụng công nghệ phần mềm thiết kế và gia công mẫu
đồ gỗ mỹ nghệ thì có khó khăn và trở ngại nào đối với doanh nghiệp ?
□ Nhân lực thiết kế phần mềm ( Tạo phôi)
□ Kết nối máy điêu khắc CNC
76
□ Công tác bảo trì thiết bị
□ Ảnh hưởng của khí hậu
□ Lý do khác (Ghi rõ)
5. Tỉ lệ giữa thợ điêu khắc, nghệ nhân tại Doanh nghiệp của Anh (Chị) là bao
nhiêu?
□ 1/3
□ 2/3
□ Không quan tâm
6. Theo Anh (chị) việc ứng dụng phần mềm và máy móc để sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ sẽ ?
□ Tốn tiền mua công nghệ, máy móc và không hiệu quả
□ Tốn tiền mua công nghệ, máy móc và sản xuất được nhiều mặt hàng
□ Tốn thời gian học chuyển giao công nghệ
□ Khác (ghi rõ):
………………………………………………………………
7. Theo Anh (chị) trong thời gian tới mức độ ứng dụng phần mềm và máy móc
để sản xuất đồ đồ gỗ mỹ nghệ.
□ Nhiều
□ Thường xuyên
□ Ít
□ Không sử dụng.
Xin vui lòng cho biết thêm
Họ tên người được khảo sát: ...............................................................................
Vị trí công tác: .....................................................................................................
Điện thoại: ...........................................................................................................
Email: ..................................................................................................................
Ngày tháng năm 2010
Người được khảo sát
(Ký tên)

77
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ KHCN ỨNG DỤNG VÀO
SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

I. Thông tin chung về Đơn vị


1. Tên Đơn vị : ................................................................................................
2. Địa chỉ : ......................................................................................................
3. Điện thoại: .......................................... Fax: ..............................................
4. Địa chỉ Website: ................................... Email: ........................................
5. Chuyên ngành đào tạo chính: ......................................................................
6. Số lượng cán bộ giáo viên của đơn vị : ......................................................
II. Khảo sát về việc ứng dụng công nghệ phần mềm tin học và công nghệ đồ
hoạ - Multimedia trong sản xuất
1. Theo Anh (Chị) ứng dụng công nghệ Art Cam Pro ứng dụng vào trong sản
xuất là…
□ Rất cần thiết
□ Không cần thiết
□ Có cũng được, không có cũng không sao
2. Theo Anh (Chị) việc ứng dụng Art Cam Pro và gia công sản phẩm trên máy
CNC 3D PCUT sẽ đem lại những lợi thế …
□ Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh
□ Tiết giảm nhân công cho doanh nghiệp
□ Tăng năng xuất lao động
□ Giải quyết được thực trạng khan hiếm thợ thủ công
□ Sản phẩm làm ra tinh xảo
□ Không
3. Theo Anh (Chị) công nghệ phần mềm Art Cam Pro có thể ứng dụng hiệu quả
vào sản xuất?
□ Không hiệu quả
□ Hiệu quả
□ Không đánh giá được hiệu quả
4. Anh (Chị) có muốn nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phần Art Cam Pro vào
sản xuất mặt hang đồ gỗ mỹ nghệ tai doanh nghiệp
□ Có, rất sẵn sàng
78
□ Không
□ Sẽ quyết định sau
5. Theo Anh (Chị) công nghệ phần mềm Art Cam Pro có thể ?
□ Lưu trữ dễ dàng
□ Có khả năng phát triển tiếp
□ Tương tác với người sử dụng
□ Không tương tác với người sử dụng

Xin vui lòng cho biết


Họ tên người được khảo sát: ...........................................................................
Vị trí công tác: ......................................................................................
Điện thoại: .............................................................................
Email: ......................................................................................

Ngày……tháng……năm 20
Người được khảo sát

79
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỚI DOANH NGHIỆP
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Đối tượng: Cán bộ kỹ thuật và thợ chạm khắc gỗ lành nghề


1. Sau khi sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài :“Nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ art.CAM pro để thiết kế mẫu phục vụ việc gia công sản phẩm mặt
hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống trên máy điêu khắc CNC 3D PCUT”. Anh,
(chị) có nhận xét gì về kết quả đề tài :

Vai trò
Mục đích Quan trọng Bình thường Không quan
(%) (%) trọng (%)

1. Sản phẩm làm ra tinh xảo và


có độ nét tương đương với các
sản phẩm thủ công.

2. Tiết giảm nhân công, mang


lại lợi ích về thời gian và chi phí
cho doanh nghiệp

3. Thuận tiện và tương tác với


người sử dụng

4. Lưu trữ dễ dàng và có khả


năng phát triển tiếp

5. Giải quyết được tình trạng


khan hiếm thợ chạm khắc gỗ tại
các làng nghề và doanh nghiệp.

2. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài ảnh hưởng tích cực đến quá trình
công tác của bạn tại Doanh nghiệp?
a. Dễ tiếp thu và tinh gọn trong quá trình sản xuất
b. Tăng thêm yêu ngành, yêu nghề
Một số ý kiến khác:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

80
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX
---------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ART.CAM PRO
ĐỂ THIẾT KẾ MẪU PHỤC VỤ VIỆC GIA CÔNG SẢN PHẨM MẶT
HÀNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG TRÊN MÁY ĐIÊU KHẮC
CNC 3D PCUT

Mã số đề tài: 103.10 RD/HĐ-KHCN

THS. TRẦN ĐĂNG TRUNG

NAM ĐỊNH - 2010


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX
---------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ART.CAM PRO


ĐỂ THIẾT KẾ MẪU PHỤC VỤ VIỆC GIA CÔNG SẢN PHẨM MẶT
HÀNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG TRÊN MÁY ĐIÊU KHẮC
CNC 3D PCUT

Thực hiện theo Hợp đồng số 103.10 RD/HĐ – KHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010
giữa Bộ Công Thương và Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX

Nhóm nghiên cứu:


Ths. Lưu Văn Toán
Ths. Nguyễn Quốc Tuấn
Ks. Bùi Minh Thành
Ks.Nguyễn Ngọc Thanh
Ks. Đào Hải Vân

NAM ĐỊNH - 2010


LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển kinh tế không ngừng, đời sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện. Thưởng thức nghệ thuật trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống do đó, những nghệ nhân trong làng điêu khắc gỗ phải làm thế nào để thoả
mãn được nhu cầu đó của họ. một nguồn ra cho những sản phẩm điêu khắc dồi
dào đó, những nghệ nhân truyền thống không thể chỉ sử dụng đôi bàn tay khéo
léo, bới vì năng suất lao động làm bằng tay rất thấp. Vậy phải làm thế nào để có
năng suất lao động cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường? Câu trả lời duy nhất
là phải làm chủ được khoa học công nghệ trong đó có công nghệ phần mềm Art
Cam pro để truyền tải ý tưởng nghệ thuật của mình. Tại vì :
Art Cam Pro có thể giúp bạn tạo những sản phẩm nghệ thuật nhanh chóng
và chính sác trên Computer
Art Cam Pho sẽ giúp bạn điều khiển máy CNC để thực hiện công việc
điêu khắc trên các máy gia công kim loại, máy khắc gỗ hay máy khắc Laser.

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 1
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................ 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................. 4
2. Mục tiêu của đề tài: .......................................................................................................... 5
3. Nội dung nghiên cứu: ....................................................................................................... 6
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................ 6
6. Kết cấu của đề tài: ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 7
1.1. Tổng quan về các phần mềm phục vụ việc gia công mẫu hiện nay........................... 7
1.2.Giới thiệu phần mềm ArtCAM: .................................................................................... 8
1.3. Công nghệ ART.CAM PRO và máy điêu khắc CNC 3D PCUT ............................. 10
1.3.1. Công nghệ ARTCAM Pro ....................................................................................... 10
1.3.2. Máy điêu khắc CNC 3D PCUT .............................................................................. 10
1.4. Giới thiệu tổng quan về đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống .............................................. 10
1.4.1. Đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống................................................................................... 10
1.4.2. Đặc điểm của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống ............................................................ 10
1.5. Thực trạng ứng dụng các phần mềm thiết kế và gia công mẫu trong sản xuất đồ
gỗ mỹ nghệ truyền thống. .................................................................................................. 10
1.5.1. Tình hình chung ...................................................................................................... 11
1.5.2. Những hướng chính ứng dụng phần mềm thiết kế và gia công mẫu đồ gỗ mỹ nghệ.
.......................................................................................................................................... 11
1.6. Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. ........................................... 11
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM............................................................................................ 12
2.1. Xây dựng thiết kế chương trình hướng đẫn ứng dụng Art Cam Pro..................... 12
2.1.1. Khái lược về bitmap, vector và relief trong ArtCam pro ....................................... 12
2.1.2. Bộ công cụ tạo Vector trong ArtCam pro 9.0 ........................................................ 12
2.1.3. Tạo hình nổi từ các Vector .................................................................................... 12
2.1.4. Công cụ chỉnh lý Vector ......................................................................................... 12
2.1.6. Tạo hình phù điêu từ các ảnh bitmap ..................................................................... 13
2.1.8. Tạo hình 3D . .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Chương trình hướng dẫn gia công 3D trên Art Cam Pro ....................................... 14
2.3. Chương trình hướng dẫn vận hành và gia công sản phẩm trên máy CNC 3D
PCUT ................................................................................................................................... 14
2.3.1. Cấu tạo chung của máy CNC ................................................................................. 14
2.4. Các bước điều khiển và gia công sản phẩm .............................................................. 14
2.5. Định mức thời gian gia công sản phẩm ..................................................................... 14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN........................................................................ 14
3.1. Ứng dụng tại doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ..... 14
3.2. Đánh giá hiệu quả ........................................................................................................ 15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 17
I. Kết luận............................................................................................................................ 17
II. Kiến nghị:....................................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 19
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 20

2
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Phương pháp thực hiện :
Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp :
- Điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp;
- Nghiên cứu;
- Thực nghiệm, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật làm
thực tiễn.
Kết quả đạt được :
- Chương trình hướng dẫn ứng dụng trên Art Cam pro;
- Chương trình hướng dẫn vận hành và gia công sản phẩm trên máy CNC
3D PCUT;
- Thư viện một số mẫu thiết kế trên Art Cam Pro;
- Sản phẩm mẫu;
- Kết quả phiếu điều tra khảo sát.

3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy công nghệ thiết
kế và sản xuất tự động trong mọi lĩnh vực phát triển theo. Cùng với sự phát triển
không ngừng của việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay nhiều phần mềm
hỗ trợ cho việc thiết kế và lập kế hoạch sản xuất đã ra đời, với các tính năng nổi
trội có thể giúp con người khắc phục nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động
sản xuất. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động
sản xuất sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng
cao độ tin cậy, đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc cho con người…
Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, hiện nay việc thiết kế chế tạo khuôn mẫu
còn gặp rất nhiều khó khăn bởi công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế và gia công
khuôn mẫu còn nhiều hạn chế, chính vì vậy làm chất lượng và tính thẩm mĩ của
sản phẩm tạo ra không cao. Nhằm tháo gỡ một số khó khăn trong vấn đề thiết kế
khuôn mẫu, hiện nay trên thế giới người ta đã triển khai ứng dụng các phần mềm
hỗ trợ cho việc thiết kế chi tiết mẫu và tự động tạo lồng khuôn trên cơ sở chi tiết
mẫu. Trên cơ sở đó, khi ứng dụng các phần mềm chúng ta còn có thể mô phỏng
quá trình tách khuôn tạo sản phẩm trên máy vi tính. Khi thực hiện mô phỏng
chúng ta có thể kiểm tra sản phẩm và phần mềm còn cho phép hiệu chỉnh lại
biên dạng khuôn mẫu một cách dễ dàng.
Ở khu vực miền Trung nước ta hiện nay khá nhiều các nhà máy sản xuất
cơ khí sử dụng các máy công cụ CNC để phục vụ hoạt động sản xuất, đặc biệt là
để gia công khuôn mẫu. Tuy nhiên việc triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ
trợ cho việc thiết kế khuôn còn nhiều hạn chế, chính vì vậy mà độ chính xác của
lồng khuôn và điều kiện làm việc của khuôn sau này cũng bị ảnh hưởng. Bên
cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các ngành
công nghiệp sản xuất tự động phát triển theo. Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, sự
ra đời của máy công cụ điều khiển bằng chương trình số với sự trợ giúp của máy
tính, gọi tắt là máy CNC, đã đưa ngành cơ khí chế tạo sang một thời kỳ mới,
thời kỳ sản xuất hiện đại.
4
Ứng dụng công nghệ CAD/CAM phục vụ cho máy công cụ CNC là vấn
đề được nhiều người quan tâm, bởi công nghệ này không chỉ phục vụ trong sản
xuất hiện đại, mà còn góp phần nâng cao năng suất chế tạo sản phẩm gia công
cơ khí. Chất lượng của một sản phẩm gia công cơ khí không chỉ là vấn đề về độ
bền, độ bóng bề mặt, mà còn bao hàm cả độ chính xác về vị trí tương quan, độ
chính xác hình dáng hình học của chi tiết gia công. Để chế tạo được những sản
phẩm cơ khí có đủ những tính năng như vậy, đối với chúng ta hiện nay còn
nhiều khó khăn, chính vì vậy mà hầu hết các sản phẩm cơ khí phức tạp và có độ
chính xác cao, hiện nay chúng ta phải nhập ngoại với giá cao.
Ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: thiết
lập các bản vẽ, thư viện mẫu, tính toán thiết kế các sản phẩm, với độ chính xác
cao, thiết lập các chương trình điều khiển quá trình gia công, chế tạo hệ thống
gia công tích cực, tự động kiểm tra và điều chỉnh chế độ cắt, thiết kế và sửa chữa
thiết bị đảm bảo năng suất cao và độ chính xác gia công rất cao. Tin học và máy
tính đã hỗ trợ phát huy hết khả năng vốn có, để thiết kế và chế tạo ra những sản
phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có chất lượng cao, giá thành thấp, số lượng sản phầm
nhiều. Muốn tận dụng được lợi thế này, ngoài kiến thức chuyên môn về công
nghệ chế tạo máy cần hiểu biết về tin học và sử dụng thành thạo các thiết bị điện
tử trong hệ thống sản xuất đó là máy CNC 3D- Pcut.
Qua những phân tích trên, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
ART.CAM PRO để thiết kế mẫu phục vụ việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ
gỗ mỹ nghệ truyền thống trên máy điêu khắc CNC 3D PCUT là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đưa ra chương trình hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng ArtCAM pro để thiết
kế một số mẫu đồ gỗ mỹ nghệ; chương trình hướng dẫn kỹ thuật gia công một số
sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên máy điêu khắc CNC 3D PCUT;
- Sản xuất thực nghiệm một số sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên máy điêu
khắc CNC 3D PCUT: phù điêu hoa văn, lô gô và chữ gỗ...;

5
- Định hướng cho các doanh nghiệp, các làng nghề có sản xuất và kinh
doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới nói
chung và công nghệ phần mềm Art CAM pro và máy điêu khắc CNC 3D PCUT
nói riêng để phát triển ứng dụng vào sản xuất, góp phần làm thay đổi phương
pháp sản xuất truyền thống theo hướng tích cực, hiện đại.
3. Nội dung nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ART.CAM PRO để thiết
kế mẫu phục vụ việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống
trên máy điêu khắc CNC 3D PCUT, đề tài tập trung vào những vấn đề sau:
- Tổng quan hiện trạng ứng dụng phần mềm chuyên dụng cho các máy CNC
phục vụ việc gia công mẫu cho đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống;
- Phân tích thiết kế hệ thống và xây dựng chương trình hướng dẫn kỹ thuật
hỗ trợ thiết kế mẫu phục vụ việc gia công đồ gỗ mỹ nghệ;
- Cài đặt và tích hợp chương trình với máy điêu khắc CNC 3D PCUT;
- Gia công một số sản phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ART.CAM PRO để thiết kế mẫu
phục vụ việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống trên máy
điêu khắc CNC 3D PCUT . Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu về công nghệ
ART.CAM PRO, máy điêu khắc CNC 3D PCUT qua đó đưa ra chương trình
hướng dẫn và cài đặt, tích hợp chương trình với máy điêu khắc để thiết kế một
số mẫu phục vụ việc gia công sản phẩm mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống.
Với phạm vi nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: công
nghệ ART.CAM PRO, máy điêu khắc CNC 3D PCUT và một số sản phẩm đồ
gỗ mỹ nghệ truyền thống.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra,
khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, thực nghiệm, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật làm thực tiễn.
6
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về các phần mềm phục vụ việc gia công mẫu hiện nay
Hiện tại, thị trường phần mềm hỗ trợ thiết kế và gia công khuôn mẫu
(CAD/CAM/CNC) trên thế giới rất đa dạng, việc lựa chọn phần mềm nào để
phục vụ tốt cho công việc thực sự là một điều khó khăn. Tuy nhiên, có năm chỉ
tiêu cần biết khi chọn phần mềm là:
- Tính linh hoạt
- Tính khả thi
- Tính đơn giản
- Tính biểu diễn được
- Tính kinh tế.
Những năm gần đây,việc ứng dụng công nghệ CAD,CAM trong thiết
kế,chế tạo các sản phẩm công nghiệp ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
CAD(computer aided design) là máy tính trợ giúp thiết kế,
Hiện nay số phần mềm CAD, CAM và bộ phần mềm CAD/CAM thông
dụng ở Việt Nam đã lên đến trên 10 phần mềm và có thể tạm phân loại như sau:
+ Phần mềm CAD : AutoCAD, MDT, Inventor, SolidEdge,
SolidWorks…
+ Phần mềm CAM : MasterCAM, EdgeCAM, SolidCAM, PowerMill …
+ Bộ phần mềm CAD/CAM : Pro/ENGINEER, Catia, NX (Unigraphic)
Giới thiệu một số phần mềm CAD, CAM phổ biến hiện nay:
1.Pro/E:

7
Đây là bốn phần mềm được đánh giá là rất mạnh và rất nổi tiếng trong
lĩnh vực CAD/CAM/CNC . Pro/E có một lợi thế là giá rẻ nên đã chiếm lĩnh các
thị trường hạng trung và cao.
Pro/E là phần mềm của hãng Prametric Technology, Corp. Một phần mềm
thiết kế theo tham số, có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực
CAD/CAM/CAE, nó mang lai cho chúng ta các khả năng như:
- Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn
- Tạo các môdun bằng các khái niệm và phần tử thiết kế.
- Thiết kế thông số.
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất.
- Có khả năng mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí.(Pro/Engineer
Wildfire 3.0).
1.2.Giới thiệu phần mềm ArtCAM:
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ,hệ thống CAD/CAM tích hợp
được phát triển rất nhanh chóng .Nó đã tạo nên sự liên thông từ quá trình thiết
kế cho đến chế tạo. Xu thế hiện nay các nhà kĩ thuật phát triển chủ yếu là hệ
thống CAD/CAM tích hợp như một số phần mềm: Pro/ENGINEER, Catia, NX
(Unigraphic)….
Xu hướng phục vụ cho việc thiết kế và gia công các sản phẩm điêu khắc
trên các vật liệu mà đối tượng là thợ thủ công hãng DelCam đưa ra bộ sản phẩm
ArtCam là hệ thống CAD/CAM tích hợp.Ưu điểm dễ sử dụng và khả năng tạo
hình 3D mạnh. ArtCam gồm có:
1. ArtCam Express: Sản phẩm phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Đơn giản,
tìm hiểu dễ dàng
2. ArtCam Insignia: Kết hợp với sự đơn giản của ArtCam Express để thiết
kế và gia công những sản phẩm phức tạp hơn. Giúp tiết kiệm thời gian và
chi phí.
3. ArtCam JewelSmith: Với sự phong phú, độc đáo của các công cụ tạo mô
hình 3D và công nghệ sản xuất là một giải pháp hoàn chỉnh cho ngành
công nghiệp sản xuất đồ trang sức, tiền xu, huy chương…

8
4. ArtCam Pro: Là giải pháp hoàn chỉnh cho thiết kế chuyên nghiệp và sản
xuất.
ArtCAM gióp b¹n ®i tõ thiÕt kÕ ®Õn s¶n xuÊt mét c¸ch nhanh chãng vµ dÔ
dµng vµ nã ®−îc t−¬ng thÝch víi rÊt nhiÒu lo¹i m¸y CNC kh¸c nhau.
Giao diÖn th©n thiÖn, râ rµng vµ dÔ sö dông ®ã lµ mét −u ®iÓm næi bËt cña
ArtCAM . Nã còng cho phÐp t¹o ra nh÷ng s¶n phÈm phøc t¹p víi ®é chÝnh x¸c
cao vµ nhanh chãng, n©ng cao n¨ng suÊt, gi¶m chi phÝ, thêi gian ng¾n vµ tÝnh
phong phó cu¶ s¶n phÈm lµm t¨ng søc canh tranh cña c¸c doanh nghiÖp.
ArtCAM cã thÓ nhËn c¸c b¶n vÏ 2D tõ mét sè phÇn mÒm kh¸c nh−:
Autocad, Creldraw… ®Ó biÕn chóng thµnh nh÷ng s¶n phÈm 3D phøc t¹p.
Ngoµi ra nã còng cho phÐp c¸c nghÖ nh©n t¹o ra c¸c s¶n phÈm 3D cã chÊt
l−îng cao mét c¸ch nhanh nhÊt vµ hiÖu qu¶ nhÊt b»ng c¸ch nhËp d÷ liÖu tõ
nhiÒu nguån kh¸c nhau nh− : quÐt ¶nh hay nhËp d÷ liÖu tõ c¸c phÇn mÒm
kh¸c(AutoCad, CorelDraw…), d¹ng bitmap...
Về cơ bản Delcam gồm những Modul chính như sau :
Phần mềm thiêt kế CAD (Computer aid design).
Phần mềm sinh mã CAM (Computer aid manufature) PowerMill gia công
cho máy phay
Phần mềm trợ giúp dùng để chuyển đổi vật thể thực, các bản vẽ thành các
thiết kế trong máy tính CopyCAD.
Phần mềm dùng để kiểm tra sau khi gia công PowerInspect
Phần mềm chuyên dùng cho các ngành thiết kế gia công mỹ nghệ
ArtCam.
Ngoµi ra ArtCAM Pro sÏ cho b¹n t¹o ra nh÷ng c¶ch quan tuyÖt ®Ñp trªn
mµn h×nh vµ dung h×nh thùc tÕ b¹n cã thÓ xem tr−íc thiÕt kÕ cña m×nh khi ®−a
vµo s¶n xuÊt.
ArtCAM là một phần mềm cũng hỗ trợ CNC nhiều và chủ yếu là chuyên
về phù điêu. Artcam đó là họ của phần mềm Delcam chuyên dùng để phục vụ
việc điêu khắc những tác phẩm nghệ thuật như rồng tượng , cành hoa ....... dạng
3D do đã tích hợp khá nhiều thư viện trong nó nên việc vẽ những hình nghệ
thuật này khá đơn giản . Phần mềm này nó cũng cao cấp hơn phần mềm Type3
9
một dạng phổ biến tại những máy điêu khắc mà công ty Goldsun bán tại Hà nội
trên nền 2D giống với Coredraw vẽ trình bầy các kiểu chữ cũng như các loại
khuôn hình huân huy chương cũng như tiền đồng xu là khá nhanh. ArtCAM Pro
la gi¶i ph¸p phÇn mÒm hµng ®Çu vµ ®· ®−îc sö dông bëi c¸c c«ng ty trªn toµn
thÕ giíi.
Hiện nay tại một số các đơn vị đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản
xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ và không khai
thác hêt sức mạnh của công nghệ.
Chính vì vậy việc áp dụng phần mềm ArtCam mà cụ thể là ArtCam Pro
vào thiết kế và sản xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ là rất quan trọng và hết sức cần
thiêt.
Trong nước, việc thiết kế và gia công sản phẩm đồ gô mỹ nghệ bằng phần
mềm ArtCam mà cụ thể là ArtCam Pro chưa tận dụng và phát huy được ưu điểm
của nó mà chỉ ở mức độ đơn giản. Nên việc nghiên cứu một cách cụ thể để đưa
công nghệ phần mềm ArtCam Pro vào thiết kế và gia công sản phẩm đồ gô mỹ
nghệ là hết sức cần thiết.
1.3. Công nghệ ART.CAM PRO và máy điêu khắc CNC 3D PCUT
1.3.1. Công nghệ ARTCAM Pro
1.3.2. Máy điêu khắc CNC 3D PCUT
1.4. Giới thiệu tổng quan về đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống
1.4.1. Đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống
1.4.2. Đặc điểm của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống
a. Tính văn hoá
b. Tính mỹ thuật
c. Tính đơn chiếc
d. Tính đa dạng
e. Tính thủ công
1.5. Thực trạng ứng dụng các phần mềm thiết kế và gia công mẫu trong sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống.
10
1.5.1. Tình hình chung
1.5.2. Những hướng chính ứng dụng phần mềm thiết kế và gia công mẫu đồ gỗ
mỹ nghệ.
1.6. Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
* Kết luận
Ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: thiết
lập các bản vẽ, thư viện mẫu, tính toán thiết kế các sản phẩm, với độ chính xác
cao, thiết lập các chương trình điều khiển quá trình gia công, chế tạo hệ thống
gia công tích cực, tự động kiểm tra và điều chỉnh chế độ cắt, thiết kế và sửa chữa
thiết bị đảm bảo năng suất cao và độ chính xác gia công rất cao. Tin học và máy
tính đã hỗ trợ phát huy hết khả năng vốn có, để thiết kế và chế tạo ra những sản
phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có chất lượng cao, giá thành thấp, số lượng sản pham
nhiều. Muốn tận dụng được lợi thế này, ngoài kiến thức chuyên môn về công
nghệ chế tạo máy cần hiểu biết về tin học và sử dụng thành thạo các thiết bị điện
tử trong hệ thống sản xuất đó là máy CNC 3D- Pcut. Nắm được công nghệ thì sẽ
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

11
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM
2.1. Xây dựng thiết kế chương trình hướng đẫn ứng dụng Art Cam Pro
ArtCam.Pro là một phần mềm CAD/CAM duy nhất cho phép tạo các sản
phẩm 3D từ dữ liệu 2D dạng bitmap hay vector. Nó biến ý tưởng thành hiện
thực một cách nhanh chóng hơn so với những phương pháp thông thường , tạo
ra những sản phẩm khác biệt mang tính cạnh tranh cao.
2.1.1. Khái lược về bitmap, vector và relief trong ArtCam pro
2.1.1.1. Vector.
2.1.1.2. Bitmap :
2.1.1.3.. Relief :
2.1.2. Bộ công cụ tạo Vector trong ArtCam pro 9.0
2.1.2.1. Thiết lập vùng vẽ là lưới trợ giúp
Chỉnh lý hình chữ nhật
* Tạo hình tròn.
* Tạo một đường Polyline
Khép kín một đường polyline
Nối nhiều đường polyline
Căn thẳng đường Polyline
* Tạo đường Polygon
* Tạo sao nhiều cánh
* Tạo cung tròn
* Tạo mẫu chữ
• Constraint
2.1.3. Tạo hình nổi từ các Vector
2.1.4. Công cụ chỉnh lý Vector
* Chỉnh lý các vector chuẩn
* Di chuyển các nút (node)
* Convert Span
* Cut và Remove Span
* Smooth Point

12
* Delete Smooth Point
* Delete Point
* Đổi và chèn Start Point
* Thay đổi vị trí của một điểm
* Align Points
2.1.5. Xử lý vector
Việc sử lý vector bao gồm nhiều công việc trên Vector Tools và Position,
Combine, Trim Vectors. Chúng bao gồm các lệnh nằm trên menu Vectors
* Flood Fill Vectors
*Copy Vectors into Bitmap
* Đo các Vector
* Biến đổi ( Transform) vector
* Mirror
* Offset
* Trim
* Wrap
*Fillet vectors
* Spline Vectors
* Fit Arc to Vectors
* Paste vectors on curve
2.1.6. Tạo hình phù điêu từ các ảnh bitmap
* Tạo bitmap
* Tạo hình nổi Relief
2.1.7. Options Page
*Thiết lập Drawing Colous
* Thiết lập 3D View
* Thiết lập tuỳ chọn mặc định cho Machining
* File Import
* Image Export Resolution
* Text Defaults

13
* Drawing Options
* Miscellaneuos
* Preview Relief Layer
* Scratch File Settings
* Các nút lệnh cuối hộp thoại Options
2.1.8.1. Tạo Model mới
2.1.8.2. Tạo Relief thứ nhất
2.1.8. 3. Tạo Relief thứ hai
2.1.8.4. Tạo Relief thứ ba
2.1.8.5. Tạo Relief thứ tư
2.1.8.6. Tạo Relief thứ năm
2.1.8.7. Tạo Relief thứ sáu
2.1.8.8. Tạo vật liệu cho hình nổi
2.1.8.9. Biến dạng hình nổi
2.1.8.10. Phối hợp các Relief
2.2. Chương trình hướng dẫn gia công 3D trên Art Cam Pro
* Cách lưu file gia công sang đuôi “.nc”
2.3. Chương trình hướng dẫn vận hành và gia công sản phẩm trên máy
CNC 3D PCUT
2.3.1. Cấu tạo chung của máy CNC
2.4. Các bước điều khiển và gia công sản phẩm
2.5. Định mức thời gian gia công sản phẩm
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1. Ứng dụng tại doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ
nghệ
Sau khi hoàn thành sản phẩm, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa các hình ảnh
được mô phỏng thực nghiệm ứng dụng tại các doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn
trực tiếp sau khi xem các đoạn phim mô phỏng cho thấy sản phẩm của đề tài rất
khả thi và hiệu quả khi ứng dụng tại doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh mặt
hàng đồ gỗ mỹ nghệ.Cụ thể:
* Nguồn lợi cho doanh nghiệp

14
- Tính được định mức về thời gian và độ an toàn của sản phẩm trong sản
xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ;
- Tiết giảm nhân công và chi phí cho doanh nghiệp;
- Chiếm lợi thế về thời gian đối với các doanh nghiệp làm thủ công mặt
hàng đồ gỗ mỹ nghệ.
*Đối với xưởng sản xuất và yêu cầu kỹ thuật :
- Tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nguyên liệu (gỗ) và mặt bằng sản xuất;
- Đa dạng về mẫu mã, chất lượng nét điêu khắc tinh xảo và đa dạng
- Dễ dàng thuận tiện trong quá trình quản lý trong lĩnh vực sản xuất;
Với 18 phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp và
nghệ nhân nghề gỗ truyền thống tại làng nghề với một số tiêu chí đánh giá như
sau:
Vai trò
Mục đích Quan trọng Bình thường Không quan
(%) (%) trọng (%)

1. Sản phẩm làm ra tinh xảo và có độ


nét tương đương với các sản phẩm thủ 72 0 0
công.

2. Tiết giảm nhân công, mang lại lợi


ích về thời gian và chi phí cho doanh 100 0 0
nghiệp

3. Thuận tiện và tương tác với người


72 22 6
sử dụng

4. Lưu trữ dễ dàng và có khả năng


67 33 0
phát triển tiếp

5. Giải quyết được tình trạng khan


hiếm thợ chạm khắc gỗ tại các làng 100 0 0
nghề và doanh nghiệp.

Bảng kết quả trưng cầu ý kiến làng nghề và doanh nghiệp
Theo kết quả thực nghiệm ứng dụng trong các doanh nghiệp cho thấy kết quả
nghiên cứu đề tài cho thấy việc áp dụng vào thực tế là rất cần thiết trong thời
điểm hiện tại các làng nghề truyền thống cũng như các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ mỹ nghệ hiện nay.
3.2. Đánh giá hiệu quả

15
Hiện tại, thị trường phần mềm hỗ trợ thiết kế và gia công khuôn mẫu
(CAD/CAM/CNC) trên thế giới rất đa dạng, việc lựa chọn phần mềm nào để
phục vụ tốt cho công việc thực sự là một điều khó khăn. Tuy nhiên phần mềm
Art Cam pro có năm chỉ tiêu cần biết khi chọn phần mềm là:
- Tính linh hoạt
- Tính khả thi
- Tính đơn giản
- Tính biểu diễn được
- Tính kinh tế.

Quá trình thực nghiệm và đánh giá ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề
tài, nhóm nghiên cứu đề tài nhận thấy việc ứng dụng công nghệ phần mềm Art
Cam Pro có tính hiệu quả cao trong quá trình sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ
tại các làng nghề truyền thống và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng
này.
Đề tài đã giải quyết được những vấn đề đang tồn tại trong các làng nghề
và doanh nghiệp về tình trạng nguồn thợ chạm khắc gỗ hiện nay. Qua phiếu
khảo sát tại một số làng nghề và doanh nghiệp cho thấy, hiện nay lớp trẻ không
còn muốn đi theo làm nghề truyền thống nữa do nhiều lý do như : cần phải có
năng khiếu mỹ thuật, tuổi đời nghề ngắn ( khoảng 15 năm ), thu nhập thấp, và
hay bị mắc các chứng bệnh nghề nghiệp ..vv..vv.

16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Trong bất kỳ giai đoạn nào, việc đổi mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến
ứng dụng vào sản xuất là rất cần thiết, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh
. Đổi mới phương thức sản xuất, sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất mặt
hàng thủ công đang phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Điều đó đã
nhấn mạnh sự cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức về công nghệ cho cán bộ kỹ
thuật để có đủ khả năng tham gia , góp phần phát triển khoa học công nghệ tại
Việt Nam,
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại các doanh
nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, khảo sát tại các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ. Đặc biệt nhóm đã tổ chức hội thảo
giữa các chuyên gia , cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp, thợ chạm khắc gỗ và
nghệ nhân tại làng nghề . Sau khi phân tích đánh giá kết quả ứng dụng của đề tài
hiệu quả về công nghệ và sản xuất nhóm nghiên cứu đã quyết định lấy sự tổng
hoà của hai lĩnh vực này làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Sản phẩm đề tài đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và thuận tiện cho
việc sử dụng. Gói sản phẩm của đề tài cũng đã được ứng dụng thử nghiệm vào
sản xuất kinh doanh tại một số đơn vị và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
Đề tài đã giải quyết được các nội dung sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về công nghệ phần mềm Art Cam Pro áp dụng
vào sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống
- Thực trạng việc ứng dụng các phần mềm tin học ứng dụng vào sản xuất
mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại một số làng nghề truyền thống và doanh nghiệp trong
tỉnh Nam Định
- Xây dựng và thiết kế chương trình ứng dụng Art Cam Pro
- Chương trình hướng dẫn gia công 3D trên Art Cam Pro
- Giải pháp gia công trên máy CNC 3D PCUT
- Sản xuất thực nghiệm
- Triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả
kinh tế thu được.
Đề tài có thể triển khai ứng dụng rộng rãi tại các làng nghề truyền thống,
cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ trên toàn quốc, có khả năng
phát triển thêm và phát triển tiếp sang sảng xuất kinh doanh một số chuyên
ngành khác.
Chủ nhiệm đề tài xin được cảm ơn sự quan tâm của Bộ Công thương đã
tạo mọi điều kiện để nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cảm ơn sự đóng góp
nhiệt tình, quí báu của các chuyên gia tin học, các cán bộ kỹ thuật tại các Doanh
nghiệp và làng nghề truyền thống. Nhà trường đã tạo điều kiện để nhóm nghiên
cứu thâm nhập thực tế và kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của đề tài.
17
Quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhóm
nghiên cứu đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài được phát
triển trong các chuyên ngành khác.
II. Kiến nghị:
1. Chính phủ, Bộ Công thương tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu
khoa học và sản xuất thực nghiệm, nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện phục
vụ cho công tác nghiên cứu khoa học tại các trường dạy nghề;
2. Trên cơ sở đề tài này, trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật
VINATEX đề nghị cho phép phát triển đề tài để xây dựng một thư viện mẫu mặt
hàng mỹ nghệ truyền thống để áp dụng vào sản xuất tại các làng nghề và doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII;
[2] Nghị quyết Trung ương II khoá VIII;
[3] Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị;
[4] Lê Trung Thực (2009) ArtCam ,
[5] Phạm Quang Huy, Giáo trình Auto Cad 2009
[6] Phạm Quang Huy, Giáo trình Ilustrator CS 3
[7] Phạm Quang Huy, Giáo trình Photoshop CS 3

19
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ
GIA CÔNG MẪU ĐỒ GỖ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH
NAM ĐỊNH

I. Thông tin chung về Doanh nghiệp:


1. Tên Doanh nghiệp: ..........................................................................................
2. Địa chỉ: ............................................................................................................
3. Điện thoại: ................................. Fax: .............................................................
4. Địa chỉ trang web: ..................... Email: ..........................................................
5. Các nghề chính trong Doanh nghiệp: ..............................................................
II. Khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất tại
các doanh nghiệp kinh doanhh mặt hàng dồ gỗ mỹ nghệ:
1. Xin Anh (Chị) cho biết doanh nghiệp của anh chị hiện nay có sử dụng phần
mềm thiết kế phục vụ việc gia công mẫu đồ gỗ mỹ nghệ không?
□ Có sử dụng
□ Chưa sử dụng
□ Sử dụng các thiết bị đơn giản (ví dụ:
……………………………………...)
□Khác(……………………………………………………………………
…)
2. Trong quy trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Doanh nghiệp của Anh (Chị) có
sử dụng loại thiết bị nào (ghi rõ tên hãng sản xuất của các thiết bị có trong doanh
nghiệp)?
.......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Là người thợ , nghệ nhân, cán bộ quản lý kỹ thuật trong Doanh nghiệp, Anh
(Chị) cho biết việc ứng dụng công nghệ phần mềm tiên tiến để thiết kế và gia
công mẫu đồ gỗ mỹ nghệ là cần thiết hay không?
□ Rất cần thiết
□ Không cần thiết
□ Lý do khác
.......................................................................................................................

4. Theo Anh (Chị) nếu ứng dụng công nghệ phần mềm thiết kế và gia công mẫu
đồ gỗ mỹ nghệ thì có khó khăn và trở ngại nào đối với doanh nghiệp ?
□ Nhân lực thiết kế phần mềm ( Tạo phôi)
20
□ Kết nối máy điêu khắc CNC
□ Công tác bảo trì thiết bị
□ Ảnh hưởng của khí hậu
□ Lý do khác (Ghi rõ)
5. Tỉ lệ giữa thợ điêu khắc, nghệ nhân tại Doanh nghiệp của Anh (Chị) là bao
nhiêu?
□ 1/3
□ 2/3
□ Không quan tâm
7. Theo Anh (chị) việc ứng dụng phần mềm và máy móc để sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ sẽ ?
□ Tốn tiền mua công nghệ, máy móc và không hiệu quả
□ Tốn tiền mua công nghệ, máy móc và sản xuất được nhiều mặt hàng
□ Tốn thời gian học chuyển giao công nghệ
□ Khác (ghi rõ):
………………………………………………………………
8. Theo Anh (chị) trong thời gian tới mức độ ứng dụng phần mềm và máy móc
để sản xuất đồ đồ gỗ mỹ nghệ.
□ Nhiều
□ Thường xuyên
□ Ít
□ Không sử dụng.
Xin vui lòng cho biết thêm
Họ tên người được khảo sát: ...............................................................................
Vị trí công tác: .....................................................................................................
Điện thoại: ...........................................................................................................
Email: ..................................................................................................................
Ngày tháng năm 2010
Người được khảo sát
(Ký tên)

21
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ KHCN ỨNG DỤNG VÀO
SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

I. Thông tin chung về Đơn vị


1. Tên Đơn vị : ...............................................................................................
2. Địa chỉ : ......................................................................................................
3. Điện thoại: .......................................... Fax: ..............................................
4. Địa chỉ Website: ................................... Email: ........................................
5. Chuyên ngành đào tạo chính: ......................................................................
6. Số lượng cán bộ giáo viên của đơn vị : ......................................................
II. Khảo sát về việc ứng dụng công nghệ phần mềm tin học và công nghệ đồ
hoạ - Multimedia trong công tác giảng dạy
1. Theo Anh (Chị) ứng dụng công nghệ Art Cam Pro ứng dụng vào trong sản
xuất là…
□ Rất cần thiết
□ Không cần thiết
□ Có cũng được, không có cũng không sao
2. Theo Anh (Chị) việc ứng dụng Art Cam Pro và gia công sản phẩm trên máy
CNC 3D PCUT sẽ đem lại những lợi thế …
□ Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh
□ Tiết giảm nhân công cho doanh nghiệp
□ Tăng năng xuất lao động
□ Không
3. Thực tế Anh (Chị ) thấy những lĩnh vực nào sau đây có ứng dụng phần mềm
công nghệ Art Cam Pro :
□ Quảng cáo thương mại
□ Chế tác vàng
□ Chế tạo khuôn
4. Những người sử dụng được Công nghệ phần mềm Art Cam Pro ở mức độ
nào?
□ Ứng dụng
□ Thiết kế đơn giản
□ Lập trình chuyên sâu

22
5. Theo Anh (Chị) công nghệ phần mềm Art Cam Pro có thể ứng dụng hiệu quả
vào sản xuất?
□ Không hiệu quả
□ Hiệu quả
□ Không đánh giá được hiệu quả
6. Anh (Chị) có muốn nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phần Art Cam Pro vào
sản xuất mặt hang đồ gỗ mỹ nghệ tai doanh nghiệp
□ Có, rất sẵn sàng
□ Không
□ Sẽ quyết định sau
7. Anh (Chị) đã và đang có những sáng kiến gì để đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ phần mềm Art Cam Pro tại doanh nghiệp và làng nghề truyền thống?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xin vui lòng cho biết
Họ tên người được khảo sát: ...........................................................................
Vị trí công tác: ......................................................................................
Điện thoại: .............................................................................
Email: ......................................................................................
Ngày……tháng……năm 20
Người khai ký tên

23

You might also like