You are on page 1of 7

I.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam trong những năm gần đây
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế lớn của Việt Nam với đóng
góp bình quân 9-10%/năm vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhờ lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260 km cùng hệ thống sông ngòi dày
đặc với 112 cửa sông lạch, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển
ngành thủy sản cả về hoạt động khai thác đánh bắt và hoạt động nuôi
trồng. Tuy nhiên, do đầu tư manh mún, thiếu định hướng nên hoạt động
khai thác đánh bắt vẫn phát triển khá ì ạch. Trong khi đó, hoạt động nuôi
trồng thủy sản đang phát triển khá nhanh trong các năm qua và ngày càng
giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản cho tiêu thụ trong nước và chế biến
xuất khẩu. Trong đó, tôm và cá tra là hai loài thủy sản nuôi trồng chính
của nước ta. Nhờ sản lượng nuôi trồng và năng lực sản xuất dồi dào,
trong các năm qua, tôm luôn giữ vai trò là sản phẩm thủy sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất trị xuất khẩu qua các năm luôn
chiếm trên 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Với sự năng động sáng tạo của hàng trăm doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu hàng tôm Việt Nam, các sản phẩm tôm đã có mặt ở 160 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
17%/năm, 24 năm qua, nước ta đã xuất khẩu được 35 tỷ USD, trở thành
ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta , đưa Việt Nam trở
thành 1 trong 6 nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng là
nước sản xuất tôm sú hàng đầu thế giới với sản lượng 300.000 tấn mỗi
năm. Đây là loài nuôi truyền thống của Việt Nam trong khi tôm trắng
được nuôi ở nhiều tỉnh trong nước kể từ năm 2008. Từ năm 2010-2017,
sản lượng tôm Việt Nam chiếm từ 9,7%-15,4% tổng sản lượng tôm thế
giới.

Trong các năm qua, tôm luôn giữ vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của ngành thủy sản với đóng góp 36-42% vào giá trị xuất khẩu thủy sản
cả nước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, xuất
khẩu tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức tăng trưởng cao nhất và ổn
định nhất. Sau 10 năm (2008-2018), kim ngạch xuất khẩu tôm tăng gần
120% từ 1,6 tỷ USD lên 3,55 tỷ USD năm 2018 với mức tăng trưởng
trung bình hàng năm là 9%. Xuất khẩu tôm có xu hướng tăng tỷ trọng XK
trong tổng xuất khẩu thủy sản: từ 36% đến 50%.
Năm 2019, XK tôm đạt 3,38 tỷ USD. Nửa đầu năm 2019, sản lượng tôm
tăng, giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi lượng tồn kho tôm tại các thị
trường cao, nguồn cung tôm từ các nước khác cũng tăng khiến giá tôm
NK tại các thị trường hạ thấp hơn so với năm ngoái, do vậy XK tôm tiếp
tục xu hướng sụt giảm từ năm 2018. XK giảm chủ yếu do kết quả XK
nửa đầu năm kém, nửa cuối năm XK hồi phục dần dần.
Xuất khẩu tôm Việt Nam 3 tháng đầu năm 2020 đạt 628,6 triệu USD,
tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu tôm sang
thị trường Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay ghi nhận mức tăng trưởng khả
quan nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính. Trong bối cảnh xuất
khẩu bị gián đoạn ở nhiều thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19, đây là mức tăng trưởng khích lệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm Việt Nam.

Dịch Covid- 19 tác động tới hầu hết các ngành hàng, tôm cũng không
ngoại lệ. Tuy nhiên, đối với ngành tôm, quý I/2020 chưa phải là mùa vụ
chính mà phải đến tháng 4, tháng 5 trở đi. Covid-19 đang diễn biến phức
tạp tại một số quốc gia EU, tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh và
sản xuất tôm cũng đã có những phương án thích ứng. Các doanh nghiệp
ngành này cho biết, nhu cầu nhập khẩu thủy sản đông lạnh, đóng hộp tiện
dụng, dễ chế biến tại nhà sẽ cao hơn thủy sản tươi sống, đây cũng là
hướng mà các doanh nghiệp đang tập trung triển khai.

4. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tôm ở Việt Nam
a. Thuận lợi
Việt Nam là nước nhiệt đới nên có rất nhiều tiềm năng nuôi trồng tôm
xuất khẩu. Nước ta có đường bờ biển dài và giàu đất ngập nước với 3
kiểu môi trường nước đặc trưng là ngọt, mặn và lợ. Việc nuôi tôm thương
mại đầu tiên bắt đầu khá sớm từ những năm 1970, sản lượng sản xuất tôm
phát triển nhanh chóng để theo kịp đòi hỏi của thị trường, đặc biệt là Mỹ,
Nhật, Tây Âu. Lực lượng lao động ngày càng phát triển và có tâm huyết
với nghề. Trước đây số hộ nuôi tôm rất ít và tập trung ở một số tỉnh sông
nước, bây giờ nhận thức của mọi người đã được nâng cao, mô hình nuôi
tôm sú và một số loại tôm có giá trị kinh tế cao khác đã được mọi người
quan tâm. Vì vậy nghề nuôi tôm phát triển khắp cả nước với qui mô nhỏ
tùy thuộc vào từng hình thức nuôi trồng. Cùng với đó là sự phát triển như
vũ bão của các công nghệ nuôi tôm thời 4.0 như iQShrimp - phần mềm
dự báo khai thác công nghệ máy học và các bộ cảm biến để cung cấp
thông tin báo cáo chi tiết, thời gian thực về các hoạt động của trại nuôi;
công nghệ vi sinh - là công nghệ sử dụng vi sinh để làm sạch nền đáy ao
nuôi bằng việc phân hủy các chất hữu cơ trong ao như thức ăn thừa, mùn
bã hữu cơ, chất thải của động vật thủy sản giúp nước trở nên trong sạch,
chuyển hóa làm giảm các chất độc, sinh ra các chất kháng sinh tự nhiên
chống vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở tôm; mô hình nuôi tôm nuôi tôm
trong nhà kính, hoàn toàn chủ động, ít chịu tác động của môi trường.
Ngành chế biến tôm của Việt Nam ngày càng phát triển ở tầm cao thế
giới với các công ty chế biến có tên tuổi như Minh Phú là một trong 20
công ty của Đông Á được vinh danh vì có tốc độ tăng trưởng cao và đóng
góp lớn cho khu vực. Minh Phú cũng đã đạt chứng nhận “Thương hiệu
hàng đầu Việt Nam – TOPBRANDS 2014” của tổ chức Global GTA
(UK) dưới sự giám sát chất lượng của tổ chức Interconformity (Cộng hòa
Liên bang Đức).. công ty TNHH Hùng Vương - hiện tại, sản phẩm của
công ty Cổ phần Hùng Vương đã có mặt hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm các sản phẩm thủy hải sản như: tôm, cá,
mực, hải sản các loại... ngày càng tăng vì sự đa dạng chủng loại, hương vị
thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt là trong mùa Covid 19 các
sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến như thịt tôm cá đông lạnh hoặc các
sản phẩm đóng hộp có nhu cầu tăng mạnh vì sự tiện dụng và dễ chế biến
tại nhà. Chính phủ cũng dành rất nhiều sự quan tâm đối với việc phát trển
ngành tôm bằng các hướng dẫn chỉ đạo cụ thể kịp thời, các chính sách ưu
đãi khuyến khích đối với người nuôi tôm nhờ vậy mà nghề nuôi tôm được
phát triển một cách có quy hoạch cụ thể, nâng cao được chất lượng đầu
vào cho mặt hàng tôm khẩu. Các hiệp định thương mại song phương, đa
phương đã và chuẩn bị ký kết giữa Việt Nam và các nước góp phần làm
giảm các rào cản, giúp đưa con tôm Việt Nam ra xa trên thị trường quốc
tế. Ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự
kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020 sẽ giúp lợi thế cạnh tranh tôm Việt ở
EU mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Điều này thể hiện ở 2 nội dung: thứ nhất,
là tôm Việt Nam bán vào EU chủ yếu là tôm chế biến, ít đối thủ cạnh
tranh, hiện chỉ có Thái Lan và Indonesia. Thứ hai, là thuế suất của tôm
chế biến rất cao (10 - 20%), điều này khiến các đối thủ vừa nêu khó cạnh
tranh vì chêch lệch giá thành nhập khẩu quá cao. Lợi thế nữa là trình độ
chế biến tôm của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc cấp cao. Họ có thể
tận dụng cơ hội này chiếm lĩnh khúc thị phần cao cấp.

b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên góp phần làm tăng sản lượng tôm xuất
khẩu, ngành tôm xuất khẩu của Việt nam cũng gặp không ít trở ngại.
Điều kiên khí hậu, môi trường nước nước ta diễn biến phức tạp do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát
triển của các loại tôm. Nhiệt độ tăng cao và thay đổi thất thường là yếu tố
mà các hộ nuôi tôm lo ngại nhất, vì tôm là loài hết sức nhạy cảm với mỗi
biến động của môi trường, bị ảnh hưởng mạnh tới hoạt động dinh dưỡng,
sinh trưởng, sinh sản. Tình hình ngập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL hiện
nay là ví dụ dễ thấy nhất của sự khắc nghiệt của các yếu tố môi trường.
Vì nhiệt độ quá cao tôm thả chậm lớn, xâm nhập mặn làm giảm sức đề
kháng của tôm tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh. Theo người dân
Bến Tre, đợt hạn mặn lịch sử 4 năm trước, người nuôi tôm chỉ bị ảnh
hưởng nhẹ, không nhiều như năm nay. Nhiều hộ nuôi tôm khẳng định,
nuôi tôm hơn 20 năm qua, nhưng đây là năm lần đầu tiên tôm chết nhiều
như vậy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm đầu vào phục vụ
xuất khẩu. Vấn đề sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm kỵ làm giảm sút
chất lượng của tôm xuất khẩu. Điều này làm giảm uy tín và giá trị của
con tôm Việt nam rất nhiều trên thị trường thế giới, đặc biệt là các thị
trường xuất khẩu chủ lực của nước ta là những thị trường rất khó tính như
Mỹ, Nhât Bản, EU. Các hộ nuôi tôm thường có qui mô nhỏ lẻ nên thường
thiếu vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa các
nguồn cung cấp tôm làm giảm giá trị tôm xuất khẩu. Thiếu vốn đầu tư
cũng gây khó khăn các hộ nuôi tôm trong việc xây dựng được các mô
hình ao nuôi đạt tiêu chuẩn cao như ASC, BAP do đó tôm nuôi trồng
được nhiều nhưng đạt chuẩn xuất khẩu lại không cao, giá trị tôm khi xuất
khẩu cũng bị ảnh hưởng nhiều. Đa phần tôm bố, mẹ ở nước ta là nhập
khẩu từ nước ngoài nên chi phí con giống rất đắt nhiều hộ nuôi tôm
không có khả năng đáp ứng dẫn đến bỏ nghề; không những vậy nguồn
cung từ nước ngoài cũng không hoàn toàn đảm bảo về chất lượng, hạn
chế về số lượng, lúc cao điểm sẽ không đáp ứng đơn hàng và thậm chí rủi
ro cho cả ngành nếu không còn nguồn nhập. Trên thị trường thế giới tôm
xuất khẩu của Việt Nam gặp ít không đối thủ cạnh tranh khốc liệt như Ấn
Độ (lợi thế giá rẻ) và Indonesia (không phải chịu thuế chống bán phá giá),
Ecuador (giá cả cạnh tranh, nguồn hàng ổn định). Khó khăn không chỉ từ
đến từ đối thủ mà còn từ các nước nhập khẩu. Các nước nhập khẩu nhiều
tôm của Việt Nam đều là nhưng nước có tiêu chuẩn khắt khe, đa dạng các
loại rào cản để kiểm soát luồng hàng hoá nhập khẩu, bảo vệ người tiêu
dùng nội địa cũng như bảo vệ môi trường. Hệ thống rào cản này hết sức
phức tạp, có thể làm “nản lòng” không ít doanh nghiệp xuất khẩu tôm của
Việt Nam. Các hiệp định thương mại tự do giúp tôm xuất khẩu giảm mức
thuế khi nhập vào các nước nhưng cũng đồng thời làm tăng các rào cản
phi thuế quan như: quy tắc xuất xứ, vấn đề bán phá giá, trợ cấp và các
công cụ phòn vệ thương mại,... cũng là các trở ngại lớn cho các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.

You might also like