You are on page 1of 23

Dreamteam Sharing Session 5

 this is not a training session/ this is Sharing - this is alot on personal view

 we are here as friends sharing - not boss and staff

 be opened and transparent as much as we can

 no work/ no laptop

 if you find the answer is not good enough or you are not satisfied, pls speak up and we discuss more

Person 1:
Hi anh,
Cám ơn anh vì đã luôn quan tâm và giúp tụi em phát triển. Đây là những suy nghĩ trắc trở của em.
Đầu tiên là về Công Việc
1) Hiện tại, xét về sự phát triển của TMĐT thì Shopee đang đứng đầu, tiki rồi đến LZD. Nhưng nhắc
đến chất lượng thì ngta lại nghĩ ngay đến Tiki. Nhắc đến Shopee chỉ đa phần là RẺ.
=> Vậy, tương lai gần, Shopee có những bước tiến nào để đánh mạnh vào chất lượng không ạ?
Trả lời:
- TMĐT ranking: Shopee – Tiki – Lazada?  Lazada trước Tiki nhé.
- Xu hướng săp tới Shopee như thế nào?
C2C, expend to brands to gain trust; BD will be affected positively! Shopee đã win C2C ở VN và
bây giờ đang từ từ lấn sang miếng bánh B2C. Những động thái Shopee đang làm để focus vào
chất lượng là:
o Làm việc với các brand lớn từ các nhóm ngành hàng: EL, FMCG, Fashion, Lifestyle
o mở kho HN 5,000m2 và HCM 8,000m2
o Ops siết pfm sellers, Shopee Mall: NFR, LSR, listing rule, penalty points,… đôi khi thấy
painful nhưng it’s a must!
o CS: 24/7

- Sắp tới Shopee sẽ work more with brands, focus more on FMCG and retail (nhưng không thể bỏ
C2C)  mục đích là tăng CX
 This is a trade-off game!

Tiếp theo là đến Tìn iu


2) Hồi trẻ, ah với Bx anh hiện tại chật vật vì công việc, dành rất nhiều time để phát triển bản thân và
kiếm tiền. Vậy tgian đâu mà chăm sóc, qtam nhau nhỉ?
=> Yêu đương khi còn trẻ có khi nào khiến anh thấy mệt mỏi ko? Nếu có quay lại, anh có muốn chỉ tập
trung vào làm đến khoảng 27-30 mới kiếm vợ ko?

Trả lời:
“Hồi trẻ”…. “hiện tại”? :D

Cũng không thấy gì gọi là mệt mỏi lắm – thấy bình thường.

Nếu có quay lại, anh vẫn sẽ không thay đổi 😊


Nhỏ giờ chưa từng cảm thấy hối hận vì điều gì để phải nói “phải như” “giá mà”…
Thực ra, việc tình cảm – thì nó còn có cái duyên cái nợ chứ không phải muốn là được; anh nghĩ quan
trọng là việc mình top down priority như thế nào để ‘things under control’ - mọi việc mình có thể
kiểm soát được/ chứ không phải tập trung 100% hẹn hò or giải quyết cãi vã giữa 2 người only

Person 2:
1. Xu hướng TMDT hiện tại ?
 Quá chung chung và không biết em muốn hỏi gì – TMĐT có ngàn thứ để nói!
2. Định hướng của Shopee ? (bao giờ thu phí seller, maybe dự đoán :)
 Việc thu phí thì mình đã từng nghĩ đến nhưng VN chưa cho làm vì chưa phải thời điểm; vậy khi
nào sẽ là thời điểm?  mình theo dõi phản ứng của thị trường/ của người mua & người bán
chứ chưa nói ngay được; và đây cũng là chiến lược toàn vùng chứ không phải nước nào muốn
thu phí là thu phí. Hiện nay có TW đã thu phí

3. Theo a Shopee mạnh dù đã hạng 1 nhưng còn thua các đối thủ ở điểm nào ?
 High ticket items + user’s trust on branded stuff.

4. Đọc news TMDT ở đâu?

5. Các bậc trong nghề nghiệp ở Shopee ?? Ex: Offical > ...
6. Skill để grow trong công việc ?
 Quá chung chung! Công việc thì có hàng ngàn công việc khác nhau; ngay cả ở trong BD cũng có
nhiều role khác nhau – cụ thể là em muốn hỏi skill để grow trong role nào?

7. How to be Dream Team đoàn kết hơn ? Maybe outdoor...


- Cái này anh có thấy nhưng vì team đang đông hơn và nhiều người mới – nên chưa 100% hòa
nhập được; outdoor activitiy  agree! Thực ra anh đã từng cố gắng tổ chức nhưng mức độ
hưởng ứng còn thấp quá ☹

8. Sắp tới a có kế hoạch gì cho team MKB ko a ?


- Restructure MKB incubation team (target, way of working, tracking pfm…)
- MKB retail: set up retail team like before
- Brand team: restructure this team to work better
- More new projects

9. Toàn CAT lý do thời tiết hay gì đó mà số ko đẹp cho lắm, thì react của a và how to giải quyết ?
- Cat là cat nào em? Vì mỗi cat đều có tính chất khác nhau và cách fix cũng sẽ khác nhau. Tuy
nhiên, thông thường thì anh thường fix bằng cách ‘bổ nhỏ ra’ dựa trên dữ liệu  sau đó đưa
ra các giả thuyết top down và solution

Person 3:

1. Shopee có phải đang tập trung quá nhiều vào “số lượng” mà không chú trọng đến “chất
lượng”, tức là chỉ tập trung vào marketing, chiêu trò, khuyến mãi,… để mở rộng thị phần; mà không
tập trung đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả tài chính?
Nếu nói đây là giai đoạn để chiếm thị phần nên chưa chú trọng vấn đề lợi nhuận và chất lượng SP DV,
thì liệu khi đã chiếm “đủ” thị phần, nhìn lại có phải sẽ thấy 1 hình ảnh Shopee đầy phốt, quá tải, hỗn
loạn và thua lỗ liên tục trong mắt người bán lẫn người mua?
Anh có thể cho em biết về lộ trình định vị thương hiệu sắp tới của Shopee không? Shopee đang và sẽ
làm gì để kiểm soát, sàng lọc, nâng cao hình ảnh & chất lượng thương hiệu cũng như cải thiện tình
hình tài chính của mình?
đến chất lượng sản phẩm dịch vụ: nói Shopee không tập trung thì không đúng, từ 2017 Shopee đã
xác định buyer’s trust on quality là issue Shopee cần fix và đang làm rất aggressive quy mô cả vùng và
cả VN, cụ thể là:
o BD: Làm việc với các brand lớn từ các nhóm ngành hàng: EL, FMCG, Fashion, Lifestyle
o Ops: mở kho HN 5,000m2 và HCM 8,000m2
o Ops: siết pfm sellers, Shopee Mall: NFR, LSR, listing rule, penalty points,… đôi khi thấy painful nhưng
it’s a must!
o CS: 24/7
Tình hình tài chính: đây là cuộc chơi của các ông lớn – và đó là bài toán lớn mà nhiều khi cá nhân mình
khó đoán được. Anh có thể share thêm mô hình TMĐT thường thấy là
- Dạng 1: chuyên gia như Rocket Internet (Đức) – chuyên clone, grow and sell (hình bên dưới)
- Dạng 2: create, grow và maintain + gain margin + share..
Bài toán tài chính của họ là: ….

2. Mô hình của Shopee đang lai rất nhiều: C2C, B2C, market place; vậy trong hiện tại chính xác là mô
hình gì? Và trong tương lai sẽ theo mô hình gì?
- Stick with C2C, expand to B2C. you know why? …
3. Mặc dù ai cũng nói Thương mại điện tử đang là xu thế, nhưng hầu hết các sàn thương mại điện tử
ở Việt nam đều lỗ rất nhiều, mặc dù đa số đều gia nhập đã khá lâu, vậy đến khi nào Shopee mới
ngừng giai đoạn chiếm thị phần và chuyển sang giai đoạn phát triển với doanh thu và lợi nhuận ổn
định/tăng trưởng?
- Khi mình gấp 4-5 lần đối thủ gần nhất 😊
- Share thêm 1 chút về tình hình các ông lớn đang lỗ để lấy thị phần như bên dưới

4. Shopee Việt Nam có CFO không, em chỉ nghe nhắc đến CEO? Trong khi bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng rất cần phải có CFO, đó có phải lý do Shopee luôn thua lỗ?
- Không, chỉ có kế toán trưởng; lí do thua lỗ của Shopee là nằm trong chiến lược chứ không phải
vì không có CFO mà lỗ (fyi: Lazada có CFO toàn cấp cao từ các công ty hàng đầu về - và sau 5
năm vẫn lỗ)
5. E có thể chuyển sang CAT khác trong 6 CAT anh quản lý không? Và nếu được thì làm thế nào và
làm bao lâu thì được chuyển? Structure của các CAT anh quản lý có như nhau không?
- Yes, em có thể chuyển sang cat khác trong 6 CAT anh quản lý!
- Bao lâu được chuyển? at least 5 tháng – để anh biết em muốn gì và làm được gì đã!
- Structure mỗi CAT: fundamental thì như nhau – nhưng cách manage sẽ khác tùy khả năng và
scope mỗi CAT

6. Có thể chuyển từ BD sang các mảng khác ở Shopee như Marketing/Ops được không? Why?
- Có thể chuyển (với điều kiện là bộ phận đó đồng ý tiếp nhận em) 😊
- Why? Thì em muốn chuyển thì anh support cho chuyển – chứ why là làm sao :0 (công ty cho
chuyển giữa các bộ phận là chính sách mở và tạo điều kiện cho nhân viên rồi mà) nếu câu hỏi
là là tại sao lại cho chuyển – thì câu trả lời là vì em muốn chuyển nên công ty cho chứ sao!

7. Lộ trình thăng tiến của BD ở Shopee như thế nào? Em phải mất bao lâu và làm thế nào để lên
được vị trí CM như anh ? Em nghe những người cũ nói chỉ có những người có kinh nghiệm ở các
sàn khác về Shopee mới được vào vị trí RM/CM, còn nếu xuất phát điểm như tụi em thì rất lâu và
rất khó, vậy cơ hội để em được lên vị trí như anh là bao nhiêu %?
- Em hiện tại đang nghĩ nó là ntn đã…
- Mất bao lâu để lên được CM như anh  không có công thức or timeline cụ thể về cái này; tùy
thuộc và khả năng của em như thế nào & nhu cầu công ty như thế nào
- những người có kinh nghiệm ở các sàn khác về Shopee mới được vào vị trí RM/CM, còn lại rất
kho?  không hẳn! anh không đánh giá trên kinh nghiệm – mà đánh giá trong quá trình làm
việc nhiều hơn! Xuất phát điểm không phải là yếu tố để cân nhắc lên RM/CM; và honestly là
anh cũng không trả lời được khả năng em lên RM CM là bao nhiêu % vì anh chưa biết em là ai
:D và khả năng em như thế nào
- Đây là anh nghĩ: Career path có 2 hướng: vertical and horizonal – nên hiểu rõ cái này trước!
Nhưng tóm lại, end of the day - cái em quan tâm nhất là title or gì? Vì cái này mỗi người mỗi ý/
expectation 😊 như anh thì anh không focus 100% title – anh muốn learn + training + package +
growth + personal branding

8. Có phải các bạn BD nghỉ rất nhiều và thay mới liên tục ở Shopee không và tại sao? Và tại sao
Shopee không tìm cách và cải thiện chính sách để giữ nhân sự lâu hơn thay vì liên tục refresh như
vậy, khi mà chi phí đầu tư để training NV mới khá tốn kém và mất thời gian?
 Có ai biết avg turnover rate ở VN là bao nhiêu không?

- ở team khác thì anh không sure nhưng ở dreamteam thì anh thấy không phải “rất nhiều” và
“liên tục”. fyi average turnover rate ở VN khoảng 10% (dreamteam thì a lot lower)
- nếu nói toàn BD: thì có thể ở nhóm ngành hàng khác, đó là tùy vào cách đánh giá và manage
của từng lead, từng CM
- nhưng anyway nếu discuss về vấn đề này thì phải nhìn 2 hướng: người đó bị cho nghỉ hay là
bạn tự nghỉ vì cảm thấy không hợp or có offer khác? (chứ không phải công ty không tìm cách &
cải thiện để giữ nhân sự - cái này là key của HR/ của công ty và mình đang làm rất tốt – nếu nói
về xây dựng môi trường chuyên nghiệp/ chế độ tốt cho nhân viên)

9. Shopee có dự định mở rộng chi nhánh sang các tỉnh không, và nếu có thì có thể xin về tỉnh để làm
không?
- Có thể mở kho ở Đà Nẵng còn office thì not sure vì chưa có nhu cầu đó.

10. Có rất nhiều mail trong ngày, đa số đều urgent và từ rất nhiều Bộ phận khác nhau, là 1 NV mới nên
đọc vào không hiểu nhiều, vậy em phải xử lý sao với đống mail đó, và cách sắp xếp và quản lý mail
như thế nào để không bị miss và vẫn kịp deadline?
- Cái này liên quan đến multi-task management and time management -> tập note ‘things to do’
hàng ngày để mỗi ngày dựa vào đó làm cho xong những việc đã note + add thêm việc mới
trong ngày.
- Khi nhận mail – nên chia mail theo label (đã đọc/ chưa đọc/ hoặc theo bộ phận)
- Cần biết mail nào cần action và mail nào đọc tham khảo….
- Tập thói quen clear email trong ngày

11. Anh có thời gian cho gia đình và con nhiều không, làm sao để anh cân bằng được gia đình và công
việc khi anh nắm rất nhiều CAT, thường thì mấy giờ anh về nhà, khi về anh có thường tiếp tục làm
việc không, và có bị gia đình phàn nàn gì khi 12h đêm vẫn phải check mail không?
- Work-life balance: ai làm được điều này rồi – có thể share trước không?
Khi còn trẻ 😊 anh không có khái niệm này lắm; bây giờ có gia đình rồi thì anh care hơn chút. Anh
nghĩ quan trọng là 2 cái:
- Anh có thời gian cho gia đình và con nhiều không: cố gắng sáng tối và weekend
- Thường thì mấy giờ anh về nhà: em chung team anh thì em biết rồi mà :D nói chung tùy, có thể
7pm 8pm 9pm or 10pm tùy workload và tùy thời điểm
- Về nhà anh có tiếp tục làm việc không: anh chỉ không làm việc khi anh ngủ (thực ra đây là thói
quen không tốt và anh đang tập để bớt lại)
- Bị gia đình phàn nàn khi đêm cũng phải check mail không: có, thỉnh thoảng ☹

Person 4:

1) Theo a, tuổi bao nhiêu là đủ để lập gia đình và có con ?


 ai có idea gì share trước nào?
Thực ra câu này khá personal….
theo anh không có tuổi cố định nào - có thể đánh giá theo 2 yếu tố:
 mức độ trưởng thành: tùy thuộc vào khả năng trưởng thành của mỗi người; anh nghĩ nó
nên dựa vào tuổi đời chứ không phải tuổi! ở độ tuổi người ta đủ lớn/ chín chắn để nghĩ về bản
thân mình và nghĩ về người khác; không chỉ có trách nhiệm với bản thân – mà còn phải có
trách nhiệm với người xung quanh/ người thân/….và sau nay sẽ là trách nhiệm vợ/ chồng/ còn
cái sau này.
 tài chính & công việc: mình đủ khả năng để tự lập, có thể kiếm việc làm/ làm kiếm tiền tự
nuôi sống bản thân hoặc chu cấp cho gia đình được thì càng tốt; và sẵn sàng tinh thần là khi
lập gia đình – mình không thành gánh nặng của vợ/ chồng mình. Nếu là nam, thì phải sẵn sàng
đủ khả năng để nuôi cả vợ con mình hay không nữa
Có con: tùy 2 vợ chồng, nhưng khoa học khuyên là không nên sau 35 tuổi vì nguy hiểm cho mẹ
và sợ con phát triển không tốt (thực ra nhiều người vẫn sinh sau 35) :D

2) Thời gian rảnh của a thường làm gì ? Ngoại trừ gia đình ?
- Hầu hết thời gian cuối tuần là anh dành cho gia đình (cả tuần dành cho công việc rồi) :D

Person 5:

1) Cơ duyên nào đưa a đến với TMĐT?


 Lí do anh chuyển qua Shopee: ai có thể đoán được – nói trước rồi anh share :D
learning + growing + challenges – may share
may share the journey jumping into Ecommerce?
This is a long story to tell
Nó cũng là cái duyên – 2012 khi TMĐT còn là sơ khai ở VN và chỉ có Vật giá là lớn nhất…
- LinkedIn ….
- First milestone is pitching from scratch ….
Growth of eCommerce is a lot higher than Retail

2) Anh thích TMĐT ở điểm nào?


- Tiềm năng quá lớn: growth of eCommerce is a lot higher than Retail  you know how many %
vs retail? And how are other countries?
- Trẻ - năng động
- Thay đổi nhiều - thích ứng nhanh
- Làm với data nhiều và có nhiều cơ hội để phát triển tư duy/ cách suy nghĩ/ mindset…
 all above make the increase of package and promotion 😉

3) Khi gặp stress điều đầu tiên để khắc phục anh sẽ làm gì?
- Thường là sẽ dừng lại và hỏi tại sao chứ không tiếp tục lao vào  phân tích root cause và tìm
cách fix (do process or resource capability, tracking, ….)
- Look for support from others department/ resources or leads
- Manage expectation
Ví dụ: khi số CAT không đạt – có thể sẽ áp lực và cần tìm giải pháp: why/ root cause là gì:
- Việc không đạt target là trong tầm kiểm soát hay ngoài tầm kiểm soát? (under control or
not)
- Việc rớt target chỉ là riêng mình hay xảy ra chung toàn CAT/ toàn sàn?
- Cách tốt nhất để tránh depression (chán nản/ thất vọng) là kiểm soát được tình hình và biết
cách manage expectation

4) Anh đã từng có suy nghĩ nghỉ việc tại Shopee không?


 chưa – một cách rất chân thành!

5) Lửa trong công việc hiện tại của anh, anh tìm từ đâu?

Anh nghĩ sẽ có những yếu tố giúp anh giữ lửa/ thích công việc hiện tại:
- Internal: ví dụ như bản thân anh đưa ra target và expextation của mình/ cho bản thân mình 
so far đến giờ thì target của anh khi join Shopee là anh learn – grow + anh train – grow others
 là mục tiêu lớn nhất.
- External: những yếu tố bên ngoài khác vd như môi trường, chế độ đãi ngộ, nhân viên/ sếp
nice,…
và điều quan trọng là cần biết cân đối 2 yếu tố này vì sẽ có lúc cán cân thay đổi và nếu không manage
được expectation thì sẽ bị nghiêng/ đổ; khi đó self-motivation is the key 😉

6) Điều anh mong muốn nhất ở tụi em là gì, ngoại trừ growth up Cat?
 Điều anh mong muốn nhất ở tụi em là khả năng chủ động và mỗi người có thể grow được
mỗi ngày! Đó là động lực giữ lửa của anh như có share ở trên.

7) Cách anh sắp xếp thời gian như thế nào để có thể reply tất cả các thông tin như email,
skype,...?
- Target cho bản thân anh là tất cả các group skype + email phải solve hết trong vòng 24h và ép
bản thân mình phải làm được điều đó (ngay cả khi task đó chưa làm xong thì cũng reply lại để
make sure người gởi hiểu là anh đã nhận được và đang work on it  manage expectation; vì
có những task cần 2-3 ngày làm việc mới done được (ví dụ liên quan đến plan or strategy)
nhưng anh cũng vẫn reply báo là đang on it …để người kia hiểu là ‘ok, he’s on it)
- Top down thứ tự ưu tiên: cần biết cái nào là quan trọng và gấp; gấp nhưng không quan trọng…
- Kế đến là kỹ năng xử lý nhanh: về tư duy logic, câu cú trả lời, structure ý tưởng,… nếu không
quen thì sẽ take time để giải quyết 1 vấn đề không đáng…

Person 6:
Hi anh Thiệt, em có những câu hỏi như sau :
1. Anh từng chia sẻ, anh từng có thời gian làm việc tại Lazada, nhận thấy định hướng của Shopee phù
hợp nên làm việc tại Shopee, anh cho em hỏi định hướng lúc ấy của Shopee là gì ? và định hướng của
Shopee hiện tại ?

- Định hướng của Shopee hồi đó: start-up, start from scratch or semi-scratch 😊, Shopee hồi đó
định hướng là 100% marketplace và win Lazada
- Định hướng Shopee bây giờ: keep C2C, expand B2C and brands (abit difference/ change vs
from the beginning – but this is a must)

2. Anh hãy so sánh tổng quan về vị trí của Shopee so với Lazada, Tiki, Sendo thời điểm hiện tại ?

Ecommerce Business model Strength Weakness


player
Shopee Buying + MP *full assorment + sellers *low buyer’s trust
* good pricing and * low ticket items
freeship
*good mktg
Lazada * marketing, trust and *not good HR & on people focus
Buying branding *aggressive ‘sign by blood’ culture
+ *good system from *C2C still very small
Marketplace (MP) Alibaba
*rich, handsome and
eager to learn
Tiki *trust to buyer & partner *good on buying but MP hard to
Buying + MP *local team (understand scale up (just do fulfillment)
but hard to scale up market and act fast) *high operation cost (2017 lost
282b)
Sendo MP Not much *not good system
*not super strong team

3. Anh hãy chia sẻ kỹ năng quản lý thời gian và quản lý tài chính.
- Quản lý thời gian: top down Priority skill + 80/20 rule + multi-task management (need to
practise) + process mindset
- Quản lý tài chính: đưa hết tiền cho boss of the family :D and keep money for lunch only
hahaha
4. Anh cập nhật thông tin TMĐT bằng kênh thông tin, website nào, ngoài ra anh hãy chia sẻ thêm
những kênh thông tin, website bổ ích khác mà anh thường cập nhật.

5. Anh đã cân bằng giữa tình yêu ( trước hôn nhân và sau hôn nhân ) với công việc như thế nào?
- Trước hôn nhân: cuộc sống của anh khá khác so với bạn bè đồng trang lứa; phải focus vào công
việc/ việc kiếm tiền khá nhiều để trang trải chi phí cho cuộc sống. Do đó, 1 st priority của anh
trong thời gian trước hôn nhân vẫn là công việc + kiếm tiền
- Sau hôn nhân: công việc nhiều hơn, áp lực hơn, nên thời gian dành cho nó đôi khi bị ít đi…. :D

6. Trước 25 tuổi, kế hoạch cuộc đời của anh là gì, và hiện tại có đúng như kế hoạch anh đề ra
 trước 25 tuổi, kế hoạch của anh về cuộc đời khá đơn giản: sau 30 tuổi mới lập gia đình + và sẽ chu
du thiên hạ để học hỏi và du lịch + công việc ổn định (cụ thể là sẽ lên cấp quản lý trước 30 tuổi)
 hiện tại có như kế hoạch đề ra? :D về công việc thì như kế hoạch – còn về lập gia đình thì không vì
27 tuổi anh đã lấy vợ rồi.

7. Anh hãy chia sẻ thời gian biểu 2 ngày cuối tuần của mình.
 nói chung là không cố định, nhưng thông thường là ăn sáng với gia đình + dẫn con chơi công viên +
chơi với con cả ngày + chiều đi ăn hoặc đọc sách + tối có thể work 1 chút hoặc đôi khi đi chơi cả ngày
:D

8. Anh hãy chia sẻ cách giao tiếp, ứng xử với nhân viên cấp dưới nhưng lớn tuổi hơn anh.
Cái này anh có thể share trước là “people management” là cái khó & phức tạp nhất/ phức tạp hơn bất
cứ skill nào :D
 cái này anh nghĩ cũng khá nhạy cảm và nếu xét các steps để manage người đó thì anh nghĩ cần nhìn
về cái thứ - bản thân người ấy – trước khi manage họ:
- Họ mạnh về gì (và skill đó mình như thế nào so với họ)?
- Họ muốn gì ở công ty này/ công việc này? (vì lương, vì muốn learn, vì muốn grow, or vì không
có mục đích gì cả -đi làm chỉ vì đi làm?)
- Họ có tiềm năng grow như thế nào so với scope hiện tại – their opportunities …
- Và các factors khác như tính tình của họ, đời sống riêng,….
 từ đó anh sẽ tìm cách get along với họ; với tiêu chí/ thiện chí là tôn trọng, cùng grow và việc ra
việc. Quan trọng nhất là làm sao để add value cho nhân viên của mình – khi họ thấy mình add được
value thì sẽ cảm thấy mình còn giá trị và đáng để họ học hỏi.

9. Hiện tại Shopee có quy định gì về việc nhân viên Shopee kinh doanh trên Shopee không ?
 có!
https://event.shopee.vn/intranet/shopee_all_about/chinh-sach-ban-hang-tren-shopee-vn/
10. Những điều anh cảm thấy hài lòng nhất và tiếc nuối nhất trong cuộc đời mình là gì?
 hài lòng nhất: là chưa tiếc nuối or phải hối hận những quyết định của mình
 tiếc nối nhất trong cuộc đời mình: not any tiếc nuối :D

11.Quê Hương của Anh Thiệt ở đâu, anh hãy recomment các món ăn, và địa điểm du lịch ở quê hương
Anh cho các bạn trai xinh, gái đẹp trong phòng đang lắng nghe anh được biết. ( Anh cũng đẹp zai nữa )
Em xin chân thành cảm ơn anh đã tổ chức buổi meeting này, rất thú vị và bổ ích, rất mong anh sẽ duy
trì điều này.
Chúc anh và gia đình có thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.
Thanks and Best Regards.
- Quê anh ở Đaklak
- Món ăn: anh không rành ẩm thực lắm
- Địa điểm du lịch: thực sự là anh cũng không rành lắm/ vì anh học đến lớp 6 (12 tuổi là đi Nha
Trang học và đi khỏi quê đến giờ)  nhưng anh nghĩ nếu recommend điểm du lịch thì chắc chỉ
có núi + thác + con người ở đó thôi
Person 7:
Có nên mua cổ phiếu của Shopee không ạ? Và nên mua bao nhiêu ạ anh?
 có!
 bao nhiêu? Tùy khả năng của em chứ sao anh biết được :D

Person 8:
Sau bao lâu thì tụi em sẽ được rotate sang một ngành hàng khác trong team BD ạ?
- Nếu trong dreamteam: có thể at least 3 tháng
- Nếu ngoài dreamteam: có thể at least 6 tháng (để anh thực sự biết khả năng & expectation của
em – thì anh mới có thể giới thiệu em cho team khác/ lead khác được)

Person 9:
1) Cho em hỏi làm lâu năm trong ngành TMĐT này, anh thấy điều gì là hứng thú nhất, giữ mình ở lại
với công việc; và điều gì anh thấy nuối tiếc nhất / hay chưa làm được?
 hứng thú nhất trong ngành TMĐT: phát triển quá nhanh, thay đổi quá nhanh/ nhiều và học/ grow
quá nhiều  career path growth sẽ đi theo.
 nuối tiếc hay chưa làm được (trong thời gian làm TMĐT/ chứ không phải trong cuộc đời): nếu anh
được những người đi trước coach/ train/ share nhiều những gì họ đã trải nghiệm – thì chắc anh sẽ
grow nhanh hơn bây giờ :D

2) Em cũng muốn trở thành một good manager như anh nhưng ngoài công việc thì em cần trau dồi
thêm cái gì cho bản thân ạ?
Good manager như anh là làm sao? Sao biết được anh good – ai hỏi câu này share thêm coi?
- Làm tốt những cái đang làm
- Khao khát làm thêm việc khác/ trách nhiệm khác/ project khác
- Có định hướng rõ ràng mình muốn làm gì/ muốn học skill gì và nhờ cấp trên tư vấn nên làm thế
nao và tạo điều kiện để mình có cơ hội tiếp xúc/ học và làm
- Proactive và show được value của mình trogn quá trình lam việc và với cấp trên…
- Speak up – speak up and speak up! (speak up is a necessary skill – to share personal experience
on this)
Ngoài công việc em cần trau dồi thêm gì nữa :D
- Under stand FUNDAMENTAL
- General knowledge by reading books, learning from senior experienced, friends, media,…
- People skill/ soft skill/ interpersonal skill by observing and practising
- Manage expectation on daily basis – its everywhere and its super important

Person 10:
1. Theo a con gái và phụ nữ khác nhau cái gì ?
 anh không rành lắm; nhờ bạn nào đó share dùm anh

2. Sự khác nhau giữa sở thích của con gái và phụ nữ ?


 same above

3. A có thể share cho tụi e lịch trình 1 ngày của a, có thể except những chuyện tối khuya ?
High level: thức dậy 5.30-6am  tập thể dục 7am, chở con đi học  ăn sáng  8am đi làm
Công việc hàng ngày của anh:
- Điều phối các RM DCM của từng cat để make sure ad-hoc tasks done và các fundamental task
on track và CAT có thể grow với target
- Work với các phòng ban khác về các projects liên quan hoặc giải quyết các issues
- Work với cấp trên về target/định hướng ngành hàng hoặc thay đổi/ đề xuất để fix các
painpoint
- Hướng dẫn các bạn work với new projects hoặc work với brands
- Tìm cách/ nghĩ cách làm sao để xây dựng văn hóa Dreamteam/hiểu được team/ hiểu được
từng người và expectation của họ - và tìm cách training để mỗi người có thể grow
- … và những việc không tên khác

8-9pm về đến nhà -  hết ngày 😊

Person 11:
Em có 1 câu hỏi là "Để trở thành 1 RM, cần những điều kiện gì và theo anh đâu là điều kiện quan trọng
nhất ạ?" Em cảm ơn anh! :x
- Ai có thể share trước cho anh nghe thử?
Cái này anh có 3 cái cần share:
a) Title RM: không nằm trong system ranking của hệ thống Shopee (title ranking thì như anh có
share ở trên rồi) ; đây là title cho BD only và tùy vào cách CM manage và promote. Với anh tiêu
chí khác, với CM khác thì maybe easier?

b) Đối với CAT under anh, thì 1 RM anh sẽ yêu cầu khá nhiều kỹ năng khác nhau; những kỹ năng
cơ bản cần phải có là:
- Leadership: to lead a team
- Analytical: data is a must for ecommerce
- Industry knowledge: to drive category
- Other soft skills like: general knowledge, skill for mail and info structure, planning/
numbers/ strategy….

c) Điều nào quan trọng nhất: honestly là không thể trở thành RM với chỉ 1 strong skill; at least
phải có 3 skills như anh nói ở trên.

Person 12:
1) Anh có thể share với mn các kinh nghiệm, bài học or key tips về việc balance giữa
life/love/personal stuffs và work được ko ạ?
Em hỏi câu này vì từ ngày vào Shopee thì e cũng có mấy big troubles between life and work ạ.
E cảm ơn a trước vì buổi sharing này nhen, thật sự ý nghĩa vcl luôn í =)) E ko nghĩ là một ông CM trăm
công ngàn việc như vậy lại có thể spend time ra sharing cho nhân viên nghe cả buổi đâu :3
P/s nhỏ: nếu a muốn/phải show câu hỏi cho mn xem thì show mỗi câu hỏi thui nha a, những thứ linh
tinh khác là from me to Thiet Tran not cc/bcc anyone else (xd)

- Ai làm được điều này rồi – có thể share trước không?


Khi còn trẻ 😊 anh không có khái niệm này lắm; bây giờ có gia đình rồi thì anh care hơn chút.
Honestly là hồi trẻ anh sẵn sàng lao vào công việc/ làm điên cuồng… và không bao giờ nghĩ đến
work life balance
Anh nghĩ quan trọng là 2 cái:
o Work life balance: là quá trình trade off và phải chấp nhận bằng cách cái nào mình
ưu tiên hơn? Mọi người có clear cái này không? Need more explaination?  cụ thể
như nguyên tắc 80/20 chẳng hạn hoặc top down priority in life and in work,….
o Manage expectation của bản thân: in any situation, be ready for the best case and
the worst case…. And you will not be surprised when it actually happen.
Nếu hiện tại em đang struggle với work life balance từ khi join Shopee thì có thể check xem cái
root cause nào khiến mình ra messy như thế; list ra những lí do có thể gây ra cho minh  rồi xác
định lý do nào là hợp lý nhất  rồi xem có cách fix nó hay không? (do chưa quen process, or do
mất tgian với việc check skype quá nhiều/ mail quá nhiều, or do không quen với gdoc,… do cái gì
thì fix cái đó – nếu không biết cách fix thì hỏi đồng nghiệp xung quanh – hoặc anh Thiệt 😊)

- vậy thì bản thân anh, anh manage worklifebalance như thế nào? Thực ra cũng chưa hoàn toàn
balance dc ☹ với workload như hiện tại – to be honest! Nhưng at least cũng không quá bị
stress vì công việc – và vẫn có thể enjoy life so far!

Person 12 (vẫn là him/ her)


À dear anh, lại là đứa vừa tản mạn với anh đây,
Em quên hỏi anh mất là anh chơi mô tô và đam mê xe cộ thật hả (e nghe đồn)?
Vì e nhìn outlook a thì ko thể nào là như thế í, nếu thế thật thì a chất vãi luôn. Sáng làm văn phòng, tối
đua xe =))) kiểu kiểu thế =))
- đúng! Anh đam mê xe cộ nhưng chỉ ở mức độ nhỏ thôi chứ không phải cái xe motor to đùng
như em đang suy nghĩ trong đầu đâu :D

person 13:
1. Làm thế nào để quản lý được thời gian hiệu quả trong công việc, cuộc sống?
 anh nghĩ nó sẽ là bao gồm của nhiều skill khác nhau và tùy khả năng mỗi người  nhưng có thể
learn và thực hành được:
- top down Priority skill 80/20 rule
- multi-task management (need to practise)
- process mindset

2. Khi các hãng kinh doanh áp dụng thương mại điện tử, nếu có cạnh tranh nhau thì sự cạnh tranh đó
sẽ diễn ra như thế nào?
 anh nghĩ sẽ có 2 cạnh tranh
a) canh trạnh về giá:
- Nội bộ brand: thường có 2 bộ phận online và offline riêng biệt và offline sales luôn lớn hơn
online; khi online giảm giá chạy campaign – thì bộ phận offline thường la ó lên và complain ‘số
contribute cho công thì thì nhỏ mà phá giá quá làm các kênh offline của họ kiện cáo”; còn team
online thì cũng có target riêng và cần push…
- Với nhà cung cấp khác/ sàn khác: cái này khá phổ biến  khi nhân sự của sàn xin deal thì luôn
so sánh ‘ơ chị ơi giá bên sàn này sàn kia rẻ hơn bên em  em cần chị support giá rẻ hơn…” sàn
nào cũng nói brand như thế  brand không manage được thì nhức đầu :D
b) cạnh tranh về người dùng: cái này ở VN có thể chưa lớn nhưng từ từ rồi sẽ lớn; đó là mối lo khách
của offline sẽ lên online mua hết (nếu doanh nghiệp đó là hãng thì OK, còn nếu doanh nghiệp đó là
offline store hoặc nhà phân phối thì sẽ lo ngại). điển hình như Walmart (chuyên hàng bách hóa và
hàng tiêu dùng) bị Amazon chiếm khách như thế nào khi Amazon mua Whole Food và mở Amazon
Fresh… có thể deliver food within 1 hour; hoặc là hệ thống cửa hàng bán đồ chơi lớn
nhất thế giới (thành lập năm 1948) – tháng 03/2018 đã tuyên bố đóng hơn 800 cửa hàng ở Mỹ 
nhiều bài phân tích khác nhau về việc đóng cửa này và có liên quan đến việc Amazon/ online sales
impact như thế nào.

3. Trở ngại lớn nhất để một doanh nghiệp kinh doanh áp dụng Thương mại điện tử là gì?
 chi phí đầu tư về nhân sự: thường thì online sales còn nhỏ và các brand/ supplier không có 1 team
online riêng để focus và để thả nổi khá nhiều hoặc làm cho có.
 Hiểu về OM và cách hoạt động các sản TMĐT

4. Một người nhân viên cần phải có những phẩm chất gì để thăng tiến trong sự nghiệp?
- Làm tốt những cái đang làm
- Khao khát làm thêm việc khác/ trách nhiệm khác/ project khác
- Có định hướng rõ ràng mình muốn làm gì/ muốn học skill gì và nhờ cấp trên tư vấn nên làm thế
nao và tạo điều kiện để mình có cơ hội tiếp xúc/ học và làm
- Proactive và show được value của mình trogn quá trình lam việc và với cấp trên…
- Speak up – speak up and speak up! (speak up is a necessary)
Ngoài công việc em cần trau dồi thêm gì nữa :D
- Under stand FUNDAMENTAL
- General knowledge by reading books, learning from senior experienced, friends, media,…
- People skill/ soft skill/ interpersonal skill by observing and practising
- Manage expectation on daily basis – its everywhere and its super important

person 14:
Anh có thể giới thiệu cho em vài cuốn sách hay về thương mại điện tử để đọc ko ạ?
 Thực ra anh chưa đọc nhiều sách về TMĐT, nhưng có quyển ‘the four’ – bộ tứ quyền lực anh
đang đọc thấy khá ổn và nhiều thông tin hay 😊

1) career path growth

2) LinkedIn profile 😊
2) understand market
3) company culture
5) work w brands
6) my daily task
7) do planning

You might also like