You are on page 1of 23

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….

năm 2020

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 1


I. CHÍNH TẢ
1a. Điền l hay n vào chỗ trống:
- Đêm tháng …ăm chưa nằm đã sáng.
- Lạ …ước lạ cái.
- Ở hiền gặp …ành.
- …ời nói đi đôi với việc …àm.
- …ên thác xuống ghềnh.
1b. Khoanh vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả:
A. hôm lọ B. chìm nổi C. hiền nành D. cái lôi E. láo lức
G. gương nược H. long lanh I. rượu nếp K. núc ních L. xanh nục
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ
hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…) và viết lại câu hỏi đó:
a) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu?
…………………………………………………………………………………………
b) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình?
…………………………………………………………………………………………
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a. Mấy chú chim nhặt những mẩu bánh mì rơi ngoài sân.
………………………………………………………………………………………….
b. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
………………………………………………………………………………………….
c. Hai quả trứng nho nhỏ.
………………………………………………………………………………………….
4. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp
Sợ bẩn
Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội cô hỏi Tí:
- Tại sao bón phân cây cối lại xanh tốt
Tí đáp: 
- Thưa cô vì cây cối sợ bẩn nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ÔN TẬP MÔN THỦ CÔNG – KHỐI 2 – ĐỀ 1


Phần I. Gấp tên lửa:
Học sinh thực hành gấp tên lửa theo hướng dẫn Sách Thủ công lớp 2.
Phần II. Trình bày sản phẩm:
Học sinh chuẩn bị giấy A4, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán…
Học sinh trang trí và dán sản phẩm ra giấy A4.

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – KHỐI 2 – ĐỀ 1


Rửa tay sạch, đeo khẩu trang và ăn uống đúng cách là một trong những biện pháp
giúp em chủ động phòng chống dịch bệnh Virus corona. Em hãy trả lời các câu hỏi
bằng cách khoanh vào các chữ cái trước các ý trả lời đúng để có thêm những hiểu
biết cần thiết nhé!

1. Rửa tay như thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình trong mùa dịch?
a. Rửa tay trong trung bình 10 giây
b. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước từ vòi
c. Rửa tay kĩ sau khi đã về nhà và tháo bỏ khẩu trang

2. Vị trí nào dễ bị bỏ qua khi rửa tay?


a. Kẽ ngón tay
b. Giữa móng và ngón tay
c. Giữa các đường chỉ tay

3. Những thời điểm nào bắt buộc phải rửa tay?


a. Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.
b. Trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh.
c. Trước và sau khi điều trị vết thương.
d. Trước và sau khi chế biến, xử lý thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín.
e. Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
f. Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
g. Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải của động vật.
h. Sau khi chạm vào rác, thùng rác.

4. Dùng khẩu trang y tế thế nào để đúng cách?


a. Mặt màu xanh khẩu trang đeo ra ngoài
b. Mặt màu trắng khẩu trang đeo ra ngoài.
c. Che kín cả mũi lẫn miệng khi đeo khẩu trang.
d. Sờ tay vào lớp mặt trong khẩu trang đang đeo.
e. Khẩu trang dùng xong bỏ vào thùng rácan toàn, có nắp đậy.

5. Để bảo vệ bản thân trước dịch virus Corona ,em cần có chế độ ăn như thế nào?
a. Ăn chín , uống sôi.
b. Ăn đủ rau , hoa quả , uống nhiều nước .
c. Tuyệt đối không ăn thịt động vật chết vì bệnh .
d. Ăn đồ tái , gỏi sống , tiết canh.
e. Những thức ăn lạ hoặc thức ăn không rõ nguồn gốc.
g. Ăn thức ăn sạch , đảm bảo vệ sinh thực phẩm tối đa.
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 1

I. CHÍNH TẢ
1a. Điền l hay n vào chỗ trống:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
- Lạ nước lạ cái.
- Ở hiền gặp lành.
- Lời nói đi đôi với việc làm.
- Lên thác xuống ghềnh.
1b. Khoanh vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả:
A. hôm lọ B. chìm nổi C. hiền nành D. cái lôi E. láo lức
G. gương nược H. long lanh I. rượu nếp K. núc ních L. xanh nục
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ
hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…) và viết lại câu hỏi đó:
a) Bao giờ tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu?
b) Lúc nào bạn được về quê cùng gia đình?
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a. Mấy chú chim làm gì?
b. Ai là ngọn gió của con suốt đời?
c. Hai quả trứng thế nào?
4. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp
Sợ bẩn
Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội , cô hỏi Tí:
- Tại sao bón phân cây cối lại xanh tốt ?
Tí đáp: 
- Thưa cô , vì cây cối sợ bẩn , nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ !
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN THỦ CÔNG – KHỐI 2 – ĐỀ 1

Học sinh tự gấp và trình bày sản phẩm tên lửa vào giấy A4.

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – KHỐI 2 – ĐỀ 1

CÂU HỎI ĐÁP ÁN


1 B, C
2 A
3 Khoanh vào tất cả các ý trả lời
4 A, C, E
5 A, B, C, G

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020


BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 2
I. CHÍNH TẢ
1. Điền vào chỗ chấm:
a. dây hay giây? b. oe hay eo?
 căng ……… đàn  nắng h…… vàng
 lên ……… cót đồng hồ  mắt em bé tròn x……
 ……… phút thiêng liêng 
`
chim chích ch……
/
 chỉ trong ……… lát  kh…… tay hay làm
?
 đường ……… điện  bà em vẫn kh……
`
 em chơi nhảy ………  bé tập múa x…….
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2. Chọn tên con vật ở trong ngoặc vào chỗ trống để có so sánh đúng:
a. Khỏe như …..
b. Nhanh như …..
c. Chậm như …..
d. Đẻ như …..
e. Béo như …..
(sên, lợn, gà, sóc, trâu)
3. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa
bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời
ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt
trời.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a. Vào buổi sáng, trước khi đi học, em quét sân, tưới hoa.
………………………………………………………………………………………….
b. Buổi chiều, em trông em cho bà thổi cơm.
………………………………………………………………………………………….
c. Hoa bưởi thơm nức.
………………………………………………………………………………………….
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ÔN TẬP MÔN THỦ CÔNG – KHỐI 2 – ĐỀ 2


Phần I. Gấp máy bay phản lực:
Học sinh thực hành gấp máy bay phản lực theo hướng dẫn Sách Thủ công lớp 2.
Phần II. Trình bày sản phẩm:
Học sinh chuẩn bị giấy A4, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán…
Học sinh trang trí và dán sản phẩm ra giấy A4.

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – KHỐI 2 – ĐỀ 2


Câu 1: Chọn các từ sau để điền vào chỗ chấm cho thích hợp: Xương, cơ, vận
động. cử động, cơ, xương.
a. Dưới lớp da của cơ thể là.......và..........
b. Sự phối hợp của.......và...............làm cho cơ thể …………..
c. Cơ và xương được gọi là cơ quan.................
Câu 2: Kể tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
Câu 3: Viết chữ Đ (đúng) vào các câu trả lời đúng , chữ S (sai) vào các câu trả
lời sai:
Em nên làm gì để cột sống không vẹo ?
 Luôn ngồi học ngay ngắn
 Mang xách vật nặng
 Đeo cặp trên vai khi đi học
 Ngồi học bàn ghế vừa tầm vóc.
Câu 4: Chọn các từ dưới đây điền vào chỗ chấm cho thích hợp: duỗi, co, cơ,
xương.
a. Các cơ đều có khả năng.................và..........
b. Nhờ có............mà.........mới cử động được
Câu 5: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Bạn nên làm gì để cơ được săn chắc ?
a. Ăn uống đầy đủ
b. Ít vận động
c. Tập thể dục đều đặn
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 2


1. Điền vào chỗ chấm:
a. dây hay giây? b. oe hay eo?
 căng dây đàn  nắng hoe vàng
 lên dây cót đồng hồ  mắt em bé tròn xoe
 giây phút thiêng liêng  chim chích chòe
 chỉ trong giây lát  khéo tay hay làm
 đường dây điện  bà em vẫn khỏe
 em chơi nhảy dây  bé tập múa xòe
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2. Chọn tên con vật ở trong ngoặc vào chỗ trống để có so sánh đúng:
a. Khỏe như trâu.
b. Nhanh như sóc.
c. Chậm như sên.
d. Đẻ như gà.
e. Béo như lợn.
3. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa
bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời
ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt
trời.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a. Vào buổi sáng, trước khi đi học, em làm gì?
b. Khi nào em trông em cho bà thổi cơm?
c. Hoa bưởi thế nào?
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN THỦ CÔNG – KHỐI 2 – ĐỀ 2

Học sinh tự gấp và trình bày sản phẩm máy bay phản lực vào giấy A4.

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – KHỐI 2 – ĐỀ 2

Câu 1:
a. Dưới lớp da của cơ thể là cơ và xương.
b. Sự phối hợp của cơ và xương làm cho cơ thể cử động được.
c. Cơ và xương được gọi là cơ quan vận động.
Câu 2:
a. Xương: xương đầu, xương mật, xương sườn, xương sống, xương tay,
xương chân, xương chậu.
b. Khớp xương: khớp bả vai, khớp đầu gối, khớp khuỷu tay.
Câu 3:
Điền Đ vào ý 1,3,4
Điền S vào ý 2
Câu 4:
Các cơ đều có khả năng co và duỗi.
Nhờ có cơ mà xương mới cử động được.
Câu 5: Đáp án: C
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 3


I. CHÍNH TẢ
1a. Điền s hay x vào chỗ trống:
Con …âu róm thấy mình rất đẹp, …oi mình trong các giọt …ương và tự ngắm nghía.
Nó thốt lên:
- Mình đẹp biết bao!
Có một cô bé đang hái hoa, vừa nhìn thấy …âu róm, cô bé vội kêu lên:
- Khiếp! Khiếp! …ấu ơi là …ấu!
1b. Điền vào chỗ trống iêt hay iêc:
/
- Mùa đông, t….. trời lạnh giá.
/
- Sau cơn mưa, những ch….. lá càng thêm xanh.
/
- Ông nội đang ch….. cây.
- V…..
. hôm nay chớ để ngày mai.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2. Gạch bỏ những từ ngữ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a) bút, sách, vở, tẩy, bảng con, cặp sách, phấn, ngoan ngoãn, lọ mực, tẩy, chạy.
b) chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời, xanh ngắt, lễ phép, học tập.
c) ngào ngạt, chót vót, sực nức, ngan ngát, thoang thoảng, dìu dịu, nồng nàn.
3. Tìm một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào các chỗ trống cho cả ba câu hỏi
sau (khi nào, thứ bảy, bây giờ):
a. ….. em được nghỉ hè?
b. Em được mẹ khen …..?
c. Bố em đi công tác đến…..?
4. Khoanh vào chữ cái trước cặp từ trái nghĩa:
a. rậm rạp – thưa thớt
b. um tùm – xum xuê
c. nhanh nhẹn – hoạt bát
5. Câu “Em bé chạy nhanh về phía mẹ” thuộc kiểu câu nào?
a. Kiểu câu Ai là gì?
b. Kiểu câu Ai làm gì?
c. Kiểu câu Ai thế nào?
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ÔN TẬP MÔN THỦ CÔNG – KHỐI 2 – ĐỀ 3


Phần I. Gấp máy bay đuôi rời:
Học sinh thực hành gấp máy bay đuôi rời theo hướng dẫn Sách Thủ công lớp 2.
Phần II. Trình bày sản phẩm:
Học sinh chuẩn bị giấy A4, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán…
Học sinh trang trí và dán sản phẩm ra giấy A4.

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020


BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – KHỐI 2 – ĐỀ 3

Câu 1: Em hãy đánh dấu X vào  tên của cơ quan tiêu hoá gồm có:
 Miệng
 Mắt
 Thực quản
 Ruột non
 Dạ dày
 Ruột già
 Hậu môn
 Tuyến tiêu hoá
Câu 2: Viết chữ Đ (đúng) vào các câu trả lời đúng , chữ S (sai) vào các câu trả
lời sai:
Ăn chậm nhai kỹ có lợi gì ?
 Tránh bị nghẹn và hóc xương
 Thức ăn được nghiền nát tốt hơn
 Cả hai ý trên

Đánh dấu X vào  trước những ý trả lời đúng:


Câu 3: Thế nào là ăn uống đầy đủ?
a.  Hằng này, ăn đủ ba bữa chính, uống đủ nước, mỗi bửa ăn đủ no
b.  Chỉ cần ăn bữa trưa và tối là đủ no
c.  Ăn uống một cách cân bằng các thức ăn khác nhau mà cơ thể cần.
Câu 4: Ăn uống sạch sẽ giúp ta phòng được bệnh gì ?
 Đau bụng
 Giun sán
 Tiêu chảy
 Viêm họng
 Đau đầu
 Tất cả các bệnh trên

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu 5: Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh giun ?
a. Ăn sạch uống sạch
b. Dùng phân tươi để bón cây
c. Tích cực diệt ruồi
d. Tất cả các ý trên
Câu 6: Để ăn sạch chúng ta phải:
a. Rửa tay sạch trước khi ăn
b. Rửa sạch rau quả và gọt vỏ tước khi ăn
c. Thúc ăn phải đậy cẩn thận .
d. Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ .
e. Tất cả các ý trên .
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 2 – ĐỀ 3

I. CHÍNH TẢ
1a. Điền s hay x vào chỗ trống:
Con sâu róm thấy mình rất đẹp, soi mình trong các giọt sương và tự ngắm nghía. Nó
thốt lên:
- Mình đẹp biết bao!
Có một cô bé đang hái hoa, vừa nhìn thấy sâu róm, cô bé vội kêu lên:
- Khiếp! Khiếp! Xấu ơi là xấu!
1b. Điền vào chỗ trống iêt hay iêc:
- Mùa đông, tiết trời lạnh giá.
- Sau cơn mưa, những chiếc lá càng thêm xanh.
- Ông nội đang chiết cây.
- Việc hôm nay chớ để ngày mai.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2. Gạch bỏ những từ ngữ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a) bút, sách, vở, tẩy, bảng con, cặp sách, phấn, ngoan ngoãn, lọ mực, tẩy, chạy.
b) chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời, xanh ngắt, lễ phép, học tập.
c) ngào ngạt, chót vót, sực nức, ngan ngát, thoang thoảng, dìu dịu, nồng nàn.
3. Tìm một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào các chỗ trống cho cả ba câu hỏi
sau (khi nào, thứ bảy, bây giờ):
a. Khi nào em được nghỉ hè?
b. Em được mẹ khen khi nào?
c. Bố em đi công tác đến khi nào?
4. Khoanh vào chữ cái trước cặp từ trái nghĩa:
a. rậm rạp – thưa thớt
b. um tùm – xum xuê
c. nhanh nhẹn – hoạt bát
5. Câu “Em bé chạy nhanh về phía mẹ” thuộc kiểu câu nào?
a. Kiểu câu Ai là gì?
b. Kiểu câu Ai làm gì?
c. Kiểu câu Ai thế nào?
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN THỦ CÔNG – KHỐI 2 – ĐỀ 3

Học sinh tự gấp và trình bày sản phẩm máy bay đuôi rời vào giấy A4.

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – KHỐI 2 – ĐỀ 3

Câu 1: Đánh dấu X vào  tên của cơ quan tiêu hoá gồm có:
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và tuyến tiêu hóa.
Câu 2: Cả hai ý trên
Câu 3: Đáp án: A, C
Câu 4: Đúng: đau bụng, tiêu chảy, giun sán
Câu 5: Đáp án: D
Câu 6: Đáp án: E

Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020


BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 2 – ĐỀ 4

I.CHÍNH TẢ
1. Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
a. Chim gì hay ...ói nhiều ...ời? - Là chim....................

b. Tôi thường đi cặp với chuyên


Để nên đức tính siêng ...ăng học hành
Không huyền ...ảy mực công bằng
Nhờ tôi trọng ...ượng phân minh rõ ràng. - Là những chữ:..................................

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU


1. Gạch chân các cụm từ chỉ thời gian
a. 7h tối nay, tôi đi dự sinh nhật.
b. Chúng tôi sẽ đi xem xiếc vào tối thứ sáu.
c. Ngày mai, lớp tôi tổ chức liên hoan.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi đoạn văn sau.
a. Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng.
.................................................................................................................................
b. Tháng sáu, học sinh sẽ được nghỉ hè
.................................................................................................................................
c. Trưa hè, ve kêu ra rả.
.................................................................................................................................

3. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào từng ô trống sau cho phù hợp?
Cô giáo nói với cả lớp:
- Chúng ta cần phải phát động phong trào làm việc tốt
Từ mai trở đi, khi đến lớp mỗi em phải kể cho cô nghe một việc tốt nhé
- Thưa cô, vâng ạ

4. Sắp xếp những từ ngữ sau thành câu:


a. như mật ong / trải khắp cánh đồng / nắng vàng
……………………………………………………………………………………
b. trắng xốp / bồng bềnh trôi / trong xanh / bầu trời mùa thu / với những đám mây
……………………………………………………………………………………..
BÀI ÔN TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Câu 1. Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào trước câu trả lời sai.
Vì sao một số người bị ngộ độc ?
 a.Ăn uống hợp vệ sinh
 b.Ăn thức ăn có ruồi đậu vào
 c.Uống nhầm thuốc tây vì tưởng là kẹo
 d.Ăn thức ăn đã ôi, thiu
Câu 2. Đánh dấu X vào  trước câu trả lời đúng.
Khi bị ngộ độc em cần :
 a.Lên giường nằm nghỉ
 b.Tìm thuốc uống
 c.Báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu
Câu 3. Đánh dấu X vào ô  trước những câu trả lời đúng .
Có mấy loại đường giao thông ?
 Có 2 loại : đường bộ , đường sắt .
 Có 3 loại : đường bộ , đường sắt , đường thủy .
 Có 4 loại : đường bộ , đường sắt , đường thủy , đường không
Câu 4. Bạn nên và không nên làm gì để giữ cho trường học luôn sạch đẹp ?
Hãy viết việc nên làm và không nên làm vào chỗ chấm ?
a. Nên làm ...................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
b.Không nên làm .......................................................................................................
………………………………………………………………………………………

B. MÔN THỦ CÔNG


GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI
I. Học sinh gấp theo hướng dẫn Sách Thủ công lớp 2.
II. Học sinh trang trí và trình bày sản phẩm ra giấy A4.
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP– KHỐI 2 – ĐỀ 4


A. MÔN TIẾNG VIỆT
I.CHÍNH TẢ
1. Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
a. Chim gì hay nói nhiều lời? - Là chim vẹt (khướu)

b. Tôi thường đi cặp với chuyên


Để nên đức tính siêng năng học hành
Không huyền nảy mực công bằng
Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng. - Là những chữ: cần, cân

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU


1. Gạch chân các cụm từ chỉ thời gian
a. 7h tối nay, tôi đi dự sinh nhật.
b. Chúng tôi sẽ đi xem xiếc vào tối thứ sáu.
c. Ngày mai, lớp tôi tổ chức liên hoan.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi đoạn văn sau.
a. Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng.
Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
b. Tháng sáu học sinh sẽ được nghỉ hè
Khi nào học sinh sẽ được nghỉ hè ?
c. Trưa hè, ve kêu ra rả.
Khi nào ve kêu ra rả?

3. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào từng ô trống sau cho phù hợp?
Cô giáo nói với cả lớp:
- Chúng ta cần phải phát động phong trào làm việc tốt .
Từ mai trở đi, khi đến lớp mỗi em phải kể cho cô nghe một việc tốt nhé !
- Thưa cô, vâng ạ !

4.Sắp xếp những từ ngữ sau thành câu:


a. như mật ong / trải khắp cánh đồng / nắng vàng
Nắng vàng như mật ong trải khắp cánh đồng.
b. trắng xốp / bồng bềnh trôi / trong xanh / bầu trời mùa thu / với những đám mây
Bầu trời mùa thu trong xanh với những đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi.
B. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Câu 1 a-S b-Đ c- Đ d- Đ


Câu 2 Đáp án C
Câu 3 Đáp án Có 4 loại : đường bộ , đường sắt , đường thủy , đường không
Câu 4. Việc nên làm : quét trường lớp, tưới nước và chăm sóc cây xanh của trường
Không nên làm: không viết vẽ bẩn lên tường, không vứt rác khạc nhổ bừa bãi,
đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định, không bẻ cành, hái hoa.
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 2 – ĐỀ 5

I.CHÍNH TẢ
1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm.
a, đọc……….., kể ………..., câu …..….,….. quyển ………... (chuyện, truyện)
b, ……….. thành, ……..…trọng, ……….châu, …….…thật ( chân, châu)
2. Tìm từ có chứa r, d hay gi có nghĩa như sau:
a, Trái nghĩa với trẻ:....................................
b, Làm dính lại bằng hồ:..............................
c, Dùng nước làm cho sạch:........................

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU


1. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa:
a) Một bước sáng bằng ba bước tối.
b) Chị Lan cao, còn bé Hà lại thấp.
2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a/ Trường em là ngôi trường rất rộng và đẹp.
....................................................................................................................................
b/ Con trâu kéo cày rất khỏe.
....................................................................................................................................
c/ Năm ngoái, cả nhà bé đi nghỉ mát ở Nha Trang.
....................................................................................................................................
d/ Cún Bông là con vật thông minh và đáng yêu.
....................................................................................................................................
3. Điền từ chỉ mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông ) thích hợp với chỗ trống trong
bài thơ sau :
Trời
Mùa……. (1) Gọi nắng
Trời là cái tủ ướp lạnh Gọi mưa
Mùa…….(2) Gọi hoa
Trời là cái bếp lò nung Nở ra
Mùa……(3) Mùa……………(4)
Trời thổi lá vàng rơi lả tả
(Theo Lò Ngân Sủn )

4. Tìm từ chỉ đặc điểm có thể điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ so
sánh sau đây:
…………. như rùa. ………….. như thỏ đế.
………….như trâu ……………như sóc.
BÀI ÔN TẬP MÔN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Câu 1. Bạn nên là gì để giữ sạch môi trường?


a.Vứt rác ra đường hoặc xuống sông, suối, hồ, ao.
b.Bỏ rác vào thùng có nắp đậy, không làm rơi rác ra ngoài.
c.Đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định.
d.Khạc nhổ bừa bãi.
Câu 2 Trong giờ chơi, chúng ta nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã ? Hãy viết
vào chỗ chấm:
a.Nên:
................................................................................................................
b.Không nên:
....................................................................................................
B. MÔN THỦ CÔNG
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI
I. Học sinh gấp theo hướng dẫn Sách Thủ công lớp 2.
II. Học sinh trang trí và trình bày sản phẩm ra giấy A4.
Họ và tên:…………………………Lớp 2…. Ngày…..tháng…….năm 2020

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP– KHỐI 2 – ĐỀ 5

1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm.


a, đọc truyện , kể chuyện, câu chuyện, quyển truyện (chuyện, truyện)
b, chân thành, trân trọng, trân châu, chân thật ( chân, châu)

2. Tìm từ có chứa r, d hay gi có nghĩa như sau:


a, Trái nghĩa với trẻ: già
b, Làm dính lại bằng hồ:dán
c, Dùng nước làm cho sạch: rửa

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU


1. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa:
a) Một bước sáng bằng ba bước tối.
b) Chị Lan cao, còn bé Hà lại thấp.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:


a/ Trường em là ngôi trường rất rộng và đẹp.
Trường em là gì?
b/ Con trâu kéo cày rất khỏe.
Con trâu làm gì?
c/ Năm ngoái, cả nhà bé đi nghỉ mát ở Nha Trang.
Khi nào cả nhà bé đi nghỉ mát ở Nha Trang ?
d/ Cún Bông là con vật thông minh và đáng yêu.
Con gì là con vật thông minh và đáng yêu ?

3. Điền từ chỉ mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông ) thích hợp với chỗ trống trong
bài thơ sau :
Trời
Mùa đông Gọi nắng
Trời là cái tủ ướp lạnh Gọi mưa
Mùa hạ Gọi hoa
Trời là cái bếp lò nung Nở ra
Mùa thu Mùa xuân
Trời thổi lá vàng rơi lả tả
(Theo Lò Ngân Sủn )

4. Tìm từ chỉ đặc điểm có thể điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ so
sánh sau đây:
Chậm như rùa. Nhát như thỏ đế.
Khỏe như trâu Nhanh như sóc.
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Câu 1: c
Câu 2. Nên: Đọc truyện, bắn bi, vui chơi nhẹ nhàng…..
Không nên: Chạy đuổi nhau trên sân trường, chạy xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây

You might also like