You are on page 1of 2

Hệ số tiết diện của các bộ phận khuôn rất quan trọng để dự đoán được ứng suất

uốn.

Tại thời điểm tính toán độ bền chống lại sự biến dạng hoặc uốn cong của khuôn ép
nhựa, khái niệm “hệ số tiết diện” (section modulus) xuất hiện rất thường xuyên.
Chúng ta cần hiểu “hệ số tiết diện” này là như thế nào, tương tự như với “mômen
quán tính diện tích”, thực hiện các tính toán cơ học để có thể hiểu nó được chính
xác hơn.

“Hệ số tiết diện” là giá trị được xác định bởi hình dạng tiết diện của bộ phận. Về ý
này, nó tương tự như “mômen quán tính diện tích”.

“Hệ số tiết diện” thay đổi tuỳ theo hình dạng tiết diện của bộ phận. Do đó, nó không
có mối liên hệ gì với vật liệu của bộ phận. Lấy ví dụ, nếu hình dạng tiết diện là như
nhau thì giá trị của “hệ số tiết diện” này cũng sẽ giống nhau bất kể vật liệu là thép
chưa xử lý nhiệt, thép tôi, hay ngay cả gỗ. Định nghĩa của hệ số tiết diện theo cơ
học như sau. Hệ số tiết diện là giá trị của “mômen quán tính diện tích” có quan hệ
với trục trung gian (neutral axis) của tiết diện nhân với khoảng cách từ trục trung
gian tới bề mặt ngoài”. Do đó, mối liên hệ giữa hệ số tiết diện Z và mômen quán tính
diện tích I được mô tả bằng công thức dưới.

 I: mômen quán tính diện tích.


 y: khoảng cách từ trục trung gian tới bề mặt ngoài.
Biểu tượng Z được dùng theo thông lệ để thể hiện là hệ số tiết diện. Về tổng quát,
hệ số tiết diện lớn thì độ bền chống lại sự uốn cong cũng trở nên lớn. Liên quan tới
sự uốn cong, ứng suất uốn tối đa σ tác dụng lên bề mặt ngoài của bộ phận có thể
được tính toán dùng công thức sau.
 σ: ứng suất uốn tối đa (kgf/cm2)
 M: mômen uốn tối đa (kgf-m)
Nếu hình dạng tiết diện là hình chữ nhật hoặc hình tròn thì phương trình cơ bản để
tính toán trở nên rõ ràng hơn như thấy ở Bảng 1.

You might also like