You are on page 1of 3

3.

1 Yếu tố khách quan:


3.1.1. Thị trường:
Yếu tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu tôm
của doanh nghiệp xét trên một số yếu tố cơ bản sau:
- Nhu cầu của thị trường về tôm: Tôm là một trong những mặt hàng chất lượng cao
của cuộc sống, cũng như các loại mặt hàng khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ
cấu dân cư, thị hiếu... khi thu nhập cao thì nhu cầu về tôm sẽ tăng.
- Cung tôm xuất khẩu trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu của
mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh để tổ chức tốt việc xuất khẩu, tiêu
thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp
- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung cầu trong nền kinh tế
thị trường. Gía cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và
ngược lại.
3.1.2. Yếu tố sản xuất
Các nhân tố sản xuất gồm: điều kiện sản xuất, điều kiện khí hậu, thời tiết... Nếu các
điều kiện này thuận lợi hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ đạt hiệu quả cao, còn nếu
điều kiện sản xuất khó khăn, thời tiết xấu sẽ làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất, chế
biến, bảo quản và vận chuyển gặp nhiều khó khăn như hàng hoá chất lượng không
đảm bảo, năng suất không cao, sản xuất chậm dẫn đến kém hiệu quả. Vì vậy điều kiện
sản xuất, điều kiện tự nhiên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh
doanh xuất khẩu tôm.
3.1.3. Gía thành sản xuất
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến giá của tôm xuất khẩu. Bao gồm các
yếu tố cấu thành như nguyên liệu sản xuất, tư liệu sản xuất, chi phí sản xuất, bảo quản
chế biến, chi phí lưu thông... Khi chi phí về các yếu tố tăng lên thì kéo theo giá thành
sản xuất tăng lên chi phí sản xuất tăng lên và giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy
nhiên trên thực tế thì giá các yếu tố đầu vào tăng lên có ảnh hưởng lớn tới giá cả. Tôm
xuất khẩu là mặt hàng chất lượng cao nên ít được nhà nước trợ giá đầu vaò như trợ giá
về nguyên liệu, thức ăn...
3.1.4. Thị hiếu người tiêu dùng
Đối với các sản phẩm thủy sản, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
là rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng thị trường mà nhu cầu và thị hiếu khác nhau.
Thông thường đối với mặt hàng tôm, người tiêu dùng ưa thích dùng sản phẩm tươi
sống, đảm bảo chất lượng và thời gian chế biến nhanh. Vì vậy để đáp ứng thị hiếu
người tiêu dùng các quốc gia nên có những biện pháp cụ thể như nghiên cứu và phân
tích thị trường, quảng cáo…
3.1.5. Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước
Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ, đó là: các
quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các quy định về vệ sinh
an toàn vệ sinh; ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ; hàng rào
thuế quan, phi thuế quan; chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài: các chương trình
hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới,
… Ngoài ra hệ thống luật pháp minh bạch thông thoáng cũng như các chính sách điều
phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết định tới
khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường tiêu
thụ cho các sản phẩm xuất khẩu.
3.1.6. Hàng rào kĩ thuật của quốc gia nhập khẩu
Rào cản kĩ thuật là các yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng một hệ thống các
tiêu chuẩn về: quy cách, mẫu mã bao bì nhãn mác, chất lượng, an toàn mức độ ô
nhiễm, an toàn đỗi với người lao động, quy định điều kiện đánh bắt…Tùy theo tình
hình kinh tế của từng quốc gia mà mỗi quốc gia lại áp dụng những tiêu chuẫn kĩ thuật
khác nhau. Các hàng hóa nhập khẩu vào các nước này phải thỏa mãn các điều kiện
mới được phép nhập khẩu vào đây cũng là khó khăn đối với nước xuất khẩu nhưng tạo
điệu kiện thúc đẩy phát triển về chất lượng và mẫu mã với các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam.
3.2. Yếu tố chủ quan:
3.2.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sức mạnh của doanh nghiệp.
Nếu có nguồn lực tài chính mạnh, doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ chế
biến cho phù hợp nguyên liệu và yêu cầu sản phẩm từ các thị trường, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành sản. Ngoài ra, khi
có nguồn lực về tài chính, doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình
thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng thông qua hình thức trả chậm.
3.2.2. Chất lượng ngồn nhân lực:
Con ngưòi là nguồn lực sản xuất rất quan trọng đối với bất kì một hoạt đông sản xuất
kinh doanh nào đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Việc đảm bảo
đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng có chuyên môn có ý nghĩa rất lớn với hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ nhân viên vững vàng về
chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý, và buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó
linh hoạt trước những biến động của thị trường giúp cho hoạt động kinh doanh của
công ty đạt hiệu quả cao.
3.2.3. Thương hiệu sản phẩm và uy tín của công ty
Trong kinh doanh xuất khẩu, uy tín có vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi công ty
kinh doanh xuất khẩu nào. Doanh nghiệp nào có uy tín cao sẽ được khách hàng tin cậy
và lựa chọn. Uy tín của công ty không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong tiêu thụ sản
phẩm mà còn trong mọi hoạt động của công ty, là nhân tố quyết định khả
năng cạnh tranh, vị thế tôm xuất khẩu trên thị trương xuất khẩu.

You might also like