You are on page 1of 5

2.

Thị trường xuất khẩu chính:


2.1. Thị trường EU:
EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá
trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8
triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018.
Tôm chân trắng là sản phẩm chủ đạo XK sang EU, chiếm tỷ trọng 79,9% tổng các sản
phẩm tôm xuất sang EU, tôm sú chiếm 12,2%, còn lại là các sản phẩm tôm biển. Giá
trị XK các sản phẩm tôm chân trắng sang EU trong năm 2019 giảm mạnh hơn giá trị
XK tôm sú sang thị trường này.
XK tôm Việt Nam sang EU năm 2019 sụt giảm so với năm 2018 tuy nhiên Hiệp định
EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 có thể tạo kỳ vọng cho XK tôm Việt
Nam sang thị trường này trong năm 2020. Chiều ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu
(EP) đã chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và
Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU.Theo EVFTA, thuế NK hầu
hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) NK vào EU sẽ được giảm từ mức thuế
cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế NK tôm chế biến sẽ về
0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Về lợi thế cạnh tranh thuế NK vào EU so với các nước sản xuất khác, lợi thế rõ rệt với
tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh XK khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2%
về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0%
sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế
cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế
GSP4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.
Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa
chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các DN tôm Việt lựa chọn các
hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình. Năm 2020 diễn ra vòng
chung kết Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Euro 2020), cũng có thể
khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản bao gồm tôm trong khu vực tăng.
EU đã đưa ra quy định mới về việc siết chặt chất Ethoxyquin, chất chống oxy hóa
giúp bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản. Theo đó, EU quy định từ ngày 31/3/2020
Ethoxyquin sẽ không được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn thủy sản. Quy định
mới này sẽ gây thêm áp lực về vấn đề ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc và có thể khiến
cho giá thức ăn và giá thành sản xuất tăng lên. Các DN thủy sản của Việt Nam cần lưu
ý cập nhật và đáp ứng quy định này để XK vào EU không bị trở ngại trong thời gian
tới.
Nửa đầu tháng 1/2020, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 17,5 triệu USD, giảm 10,3%
so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến XK tôm Việt Nam sang EU trong quý I/2020 vẫn
giảm mạnh do dịch corona virus, các nhà NK EU chưa mua vào nhiều do chờ giá
giảm, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Ecuador trên thị trường EU do Ecuador
không xuất được sang Trung Quốc, chuyển hướng sang EU.
2.2. Thị trường Mỹ:
Hiện nay Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,4%. Năm
2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 653,9 triệu USD, tăng 2,5% so
với năm 2018. Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả
cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá
tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này
giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.
Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. Xuất khẩu tôm của
Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của
Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam. Trong đó, mặt hàng tôm bao
bột từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trên thị trường
Mỹ.
Trong tháng đầu tiên của năm 2020, Mỹ đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập
khẩu chính của tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu tôm sang
Mỹ trong tháng này đạt 37,9 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 1/2019. Năm 2019,
Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định sang Mỹ nhờ kết quả
thuế chống bán phá giá khả quan.
2.3. Thị trường Nhật Bản:
Thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn thứ ba là Nhật Bản với kim ngạch năm 2019
ước đạt 626 triệu USD, giảm 2% so với năm 2018. Trong đó tôm chân trắng chiếm
58%, tôm sú 23,4% và tôm biển 18,7%. Việc xuất khẩu tôm sang Nhật Bản năm 2019
chỉ giảm nhẹ so với năm 2018 là nhờ Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nhật
Bản giúp duy trì ổn định giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn
nhất cho Nhật Bản, chiếm 26% tổng giá trị nhập khẩu tôm của thị trường này.
Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ là các nguồn cung chính tiếp theo, lần lượt chiếm 19%,
17% và 10%. Tôm nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng
cơ cấu tôm nhập khẩu vào Nhật Bản, chiếm trên 60%. Trong nhiều năm nay, Việt
Nam vẫn duy trì được vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản nhờ những lợi thế so
với các nguồn cung khác trên thị trường Nhật Bản.
Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ
1/12/2008 và Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản
(VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009 đã giúp tạo điều kiện thuận lợi về thuế quan cho
xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản.
VASEP nhận định bên cạnh các Hiệp định FTA Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN -
Nhật Bản, Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ tháng 1/2019 cũng sẽ một lần nữa giúp
cho tôm Việt Nam gia tăng lợi thế tại thị trường này.
Theo các cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của
Việt Nam trong đó có tôm đông lạnh và tôm chế biến được hưởng thuế suất 0% ngay
sau khi hiệp định có hiệu lực.
Nhật Bản hiện cũng là nước nhập khẩu tôm lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm khoảng 14%
tổng giá trị nhập khẩu tôm của toàn thế giới những năm gần đây. Trung bình, Nhật
Bản nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD tôm mỗi năm. 
Các sản phẩm tôm chế biến sẵn với tính tiện dụng cao sẽ tăng trưởng tốt tại thị trường
Nhật Bản do ngành kinh doanh thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi số
người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm. Năm mới, thế vận hội Olympics Tokyo
2020 sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm nên nhu
cầu tiêu thụ dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới, trong đó
có Việt Nam.
2.4. Thị trường Trung Quốc
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giớ (ITC), Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu tôm đứng thứ 3 trên thế giới, chiếm 7,5% tổng nhập khẩu tôm của toàn thế
giới năm 2018. Năm 2018, Trung Quốc vươn lên vị trí 3 thế giới về nhập khẩu tôm từ
vị trí thứ 6 những năm trước đó. Năm 2019, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước
nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới về khối lượng.
Tại Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 4, chiếm tỷ trọng
16% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt, đồng thời là thị trường tăng trưởng dương tốt
nhất trong top 6 thị trường nhập tôm chính của Việt Nam.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc năm qua đạt 542,9 triệu USD, tăng 10,3%
so với năm 2018. Trong đó, sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trong 41%, tôm chân trắng
50,6% và còn lại tôm biển chiếm 8,4%.
Tuy nhiên, Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) quý
I/2020, nhập khẩu  tôm của Trung Quốc dự kiến giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc cuối tháng 12/2019.  Nhập khẩu  tôm
vào Trung Quốc từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan 2 tháng đầu năm
2020 đều đồng loạt giảm.  Do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm do các nhà hàng
đóng cửa, người dân hạn chế đi lại, khách du lịch vắng bóng; lưu thông, vận chuyển
hàng hóa, tiếp nhận nhập cảng bị đình trệ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu tôm:
3.1. Yếu tố bên trong:

3.2. Yếu tố bên ngoài:

1. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, 10/01/2020, Xuất khẩu tôm Việt Nam dự
báo khả quan trong năm 2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/14719-xuat-khau-tom-viet-nam-du-bao-kha-quan-
trong-nam-2020 (Truy cập: 28/04/2020)
2.

You might also like