You are on page 1of 3

Chương I.

Structural Analysis
Linear - Non Linear analysis

1. Bài toán tuyến tính – Linear Analysis.

1.1. Bài toán tuyến tính tĩnh – Linear Static Analysis.

- Trong bài toán phân tích tuyến tính tĩnh các tải (Load) được áp dụng chậm và dần
dần cho đến khi chúng đạt được cường độ tối đa.Sau khi đạt đến cường độ tối đa ,
tải sẽ không đổi ( bất biến theo thời gian).Gia tốc và vận tốc ban đầu là không đáng
kể, do đó không có lực quán tính và giảm chấn nào. Công thức tính như sau :

[K]. {u} = {f}

Trong đó :

[K] : Ma trận độ cứng (stiffness matrix)

{u} : Vector chuyển vị (displacement vector)

{f} : Vector lực tác động (load vector)

- Bài toán chỉ có ý nghĩa khi biến dạng nhỏ, vật liệu nằm trong giới hạn đàn hồi. Mối
quan hệ giữa tải và các thành phần (chuyển vì, biến dạng và ứng suất ) là tuyến
tính. Ví dụ nếu tăng gấp đôi tải thì các thành phần tương ứng cũng sẽ tăng gấp đôi.

- Quy trình tính toán mô phỏng :


-Khi các chuyển vị tại các điểm nút được tính toán, các ứng suất σ có thể được
tính bằng cách sử dụng công thức liên hệ (mối tương quan giữa các thành phần

của vật liệu). Đối với bài toán phân tích tuyến tính tĩnh, các biến dạng ε nằm trong
giới hạn đàn hồi của vật liệu, nghĩa là các ứng suất σ được coi là hàm tuyến tính

của biến dạng ε, ở đây định luật Hooke được sử dụng để tính toán các ứng suất.

- Định luật Hooke : Trong giới hạn đàn hồi của vật liệu, độ biến dạng (strains) là một
hàm của chuyển vị (displacement).

E = σ/ ε  σ = E. ε

- Trong Optistruct tải trọng tĩnh (Static Loads) và các điều kiện biên (Boundary
Conditions) được định nghĩa trong dữ liệu đầu vào Bulk Data. Chúng được tham
chiếu trong Subcase Information sử dụng lệnh SPC và LOAD trong một SUBCASE.
Mỗi SUBCASE định nghĩa một vector tải. Tải nhiệt (Thermal loading) được định
nghĩa trong Bulk Data Entries với lệnh TEMPERATURE trong một SUBCASE.

1.2.Uốn tuyến tính – Linear Buckling.

Phân tích uốn :


- Xác định sự phá hủy của chi tiết dạng thanh beam/thành mỏng ở giai đoạn đầu
của tải tác động (không phải do độ bền mỏi fatigue hoặc chu kỳ tải cyclic).

- Cấu trúc bị phá hủy theo hướng tải tác động dọc trục.

- Mục đích của bài toán cần xác định tải trọng mà cấu trúc có thể chịu được trước
khi bị phá hủy.

2.Bài toán phi tuyến – Non linear Analysis.

2.1.Bản chất của bài toán phân tích phi tuyến tính – Non-linear.

Phi tuyến ở đây có nguồn gốc từ 3 yếu tố chính :

 Material nonlinearity : Vật liệu phi tuyến tính, phụ thuộc độ đàn hồi E của vật
liệu, hoặc trong trường hợp dập sâu (Dập tấm kim loại)

 Geommetric nonlinearity (Lagre Defomation) : Biến dạng lớn

 Boundary (Contact) nonlinearity : Liên kết phi tuyến bao gồm Gap element và
Contact Simualtion.

You might also like