You are on page 1of 11

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

(dành cho cách khóa 2015, 2016, 2017, 2018)


Thời gian làm bài: 75 phút (2 câu)
Không sử dụng tài liệu

Câu 1: Phân tích các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong các
nguồn gốc đó, nguồn gốc nào quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 2: Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách
mạng giải phóng dân tộc? Ý nghĩa của tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam
hiện nay?
Câu 3: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội? Theo Anh (Chị) cần nhấn mạnh động lực nào trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? Vì sao?
Câu 4: Phân tích nhiệm vụ, bước đi, cách làm trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam? Thực tiễn Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng này như thế nào?
Câu 5: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng
sản Việt Nam? Làm rõ sự vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-Lênin của Hồ Chí
Minh về việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 6: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ? Để xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt
động có hiệu quả, theo Anh (Chị) cần phải làm gì?
Câu 7: Phân tích những chuẩn mực đạo đức và các nguyên tắc rèn luyện đạo
đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của
người thầy thuốc hiện nay.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Phân tích các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trong các nguồn gốc đó, nguồn gốc nào quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí
Minh?
Gợi ý:
1. Nêu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Phân tích các nguồn gốc:

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh


Trong nước

Bối cảnh lịch sử Thế giới


Cơ sở khách
Cơ sở quan Giá trị truyền thống dân
hình tộc
thành Những tiền đề tư
tư tưởng lý luận Tinh hoa văn hóa nhân
tưởng loại
Hồ
Chí
Minh
Khả năng tư duy và trí
Nhân tố chủ tuệ Hồ Chí Minh
quan
Phẩm chất đạo đức và
năng lực hoạt động
thực tiễn

3. Trong các nguồn gốc đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc quyết định
bản chất cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lý giải:
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin quyết định phương pháp hành động biện chứng của
Hồ Chí Minh.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng
Việt Nam thời hiện đại.

Câu 2: Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề
cách mạng giải phóng dân tộc. Ý nghĩa của tư tưởng đó đối với cách mạng
Việt Nam hiện nay?
Gợi ý:
1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải
phóng dân tộc: (phân tích 6 nội dung)
- Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực
dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản
+ Rút bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước
đó
+ Cách mạng tư sản là không triệt để
+ Lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo Cách mạng Tháng Mười Nga
vĩ đại.
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng
sản lãnh đạo
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường
cách mạng bạo lực
3. Ý nghĩa của tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam hiện nay:
- Làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa
- Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam;
- Kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 3: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
chủ nghĩa xã hội. Theo Anh (Chị), cần nhấn mạnh động lực nào trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? Vì sao?
Gợi ý:
1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội:
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ. Nhà
nước là của dân, do dân và vì dân.
+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công – nông nghiệp hiện
đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần,
đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
+ Mục tiêu văn hóa – xã hội: xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục,
nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới,
thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục
phong tục tập quán lạc hậu.
- Động lực:
+ Hồ Chí Minh khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con
người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức.
+ Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng động lực kinh tế, văn hóa, khoa
học, giáo dục.
+ Ngoài việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, Người
còn lưu ý, cảnh báo, ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của
chủ nghĩa xã hội, đó là chủ nghĩa cá nhân. Đó là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng trăm thứ
bệnh khác.
+ Cần kết hợp động lực bên trong (nội lực) với sức mạnh thời đại (ngoại lực),
trong đó nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
3. Cần nhấn mạnh động lực CON NGƯỜI trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Vì: Con người là vốn quý nhất của xã hội.
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, không có chế độ xã hội nào coi trọng lợi
ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Nguồn lực con người tạo ra phần lớn các nguồn lực khác. Các nguồn lực
khác càng khai thác thì càng cạn kiệt, trái lại nguồn lực con người càng khai thác
càng có khả năng tái sinh.
- Con người là lực lượng chủ yếu, trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần cho xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội…

Câu 4: Phân tích nhiệm vụ, bước đi, cách làm trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Thực tiễn Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng này như thế
nào?
Gợi ý:
1. Đặc điểm:
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Có 2 con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định con
đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá
độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
2. Nhiệm vụ:
Hồ Chí Minh xác định, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện
đại. Đó là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài.
Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm 2
nội dung lớn:
 Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây
dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
 Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng,
trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
3. Bước đi:
Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đề
ra 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận:
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế,
cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin về xây dựng chế độ
mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Học tập những
kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhưng không được sao chép, máy móc, giáo
điều.
+ Xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát
từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai
trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là “con đường phải đi của chúng
ta”, là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người,
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây
dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực
phẩm cho nhân dân, các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho xã hội.
4. Biện pháp:
Hồ Chí Minh đề ra một số biện pháp cụ thể sau đây:
- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây
dựng, lấy xây dựng làm chính.
- Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở
hai miền Nam Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực
hiện tháng lợi kế hoạch
- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Sự vận dụng của Đảng ta:
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI là kết quả của sự tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn sinh động trong
phong trào cách mạng của cả nước sau 1975. Trong những năm đổi mới toàn diện
đất nước, Đảng Cộng sản Việt nam đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện
Cương lĩnh, đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho
con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với tổng kết lý luận – thực
tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, bên cạnh những thời cơ, vân hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách
thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện trong nước tạo
nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung thực hiện thắng lợi
các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, đặc biệt là Đại hội XI và
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011).

Câu 5: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng
sản Việt Nam? Làm rõ sự vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-Lênin của Hồ Chí
Minh về việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam?
Gợi ý:
1. Vai trò:
Cách mệnh trước phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong
thì tổ chức và vận động dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai
cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm
lái có vững, thuyền mới chạy”.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định về mặt
nguyên tắc: Đảng Cộng sản Việt Nam "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
2. Bản chất:
Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
Người còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không những là Đảng của giai
cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
3. Sự vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về việc
sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam: (Gợi ý)
- Khi đề cập các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn
cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân Châu Âu, Lênin nêu lên hai
yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mac với phong trào công nhân. Khi đề cập sự
hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố ấy, Hồ Chí Minh còn kể
đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước.
Đây chính là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành
Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin trên cơ
sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.
- Quan điểm về sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân với
tính dân tộc và tính nhân dân của Đảng: Đảng không những là Đảng của giai cấp
công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc có ý nghĩa to
lớn đối với cách mạng Việt Nam.
- Quan niệm về Đảng Cộng sản cầm quyền và các yếu tố bảo đảm vai trò cầm
quyền của Đảng… là sự sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh, góp phần cụ thể hóa và
phát triển lý luận Mac – Lênin về Đảng Cộng sản.

Câu 6: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ? Để xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt
động có hiệu quả, theo Anh (Chị) cần phải làm gì?
Gợi ý:
1. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:
- Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
- Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa
pháp luật vào cuộc sống.
2. Để xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả,
cần:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức và tài:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
+ Cán bộ, công chức phải là người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu
trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại
không nản”
+ Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành
động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước:
+ Đặc quyền, đặc lợi
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu
+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục
đạo đức cách mạng.
3. Liên hệ trách nhiệm bản thân (dựa vào nội dung của mục “Xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức có đủ đức và tài” ở bên trên để liên hệ.

Câu 7: Phân tích những chuẩn mực đạo đức và các nguyên tắc rèn luyện đạo
đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của
người thầy thuốc hiện nay.
Gợi ý:
1. Phân tích những chuẩn mực đạo đức và các nguyên tắc rèn luyện đạo
đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức:
+ Đạo đức là gốc của người cách mạng
+ Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
- Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
+ Trung với nước, hiếu với dân
+ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư
+ Thương yêu con người, sống có nghĩa có tình
+ Có tinh thần quốc tế trong sáng
- Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
+ Xây đi đôi với chống
+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
2. Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc hiện
nay.
SV dựa vào nội dung Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh để liên hệ.
+ Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
+ Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và
hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu
với con người.
+ Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua
mọi thủ thách, gian nguy để dạt được mục đích cuộc sống.

You might also like