You are on page 1of 21

ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG GIÁM SÁT

NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM KHO HÀNG.

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Danh Huy.

Sinh viên thực hiện : Lê Đôn Long MSSV : 20061897

Đỗ Văn Tuấn 20063442

Đào Việt Đức 20060842


1 . Đặt vấn đề nghiên cứu.

Ngày này, khi nền công nông nghiệp phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra ngày càng phong phú thì
nhu cầu lưu trữ càng nhiều. Việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm khi bảo quản Việc kiểm soát nhiệt độ,
độ ẩm khi bảo quản, lưu trữ các sản phẩm công-nông nghiệp trong các kho chứa hàng là rất quan
trọng. Thông thường với các loại hàng hoá được lưu trữ, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng lưu trữ phải
luôn duy trì ở 1 mức nhất định. Đặc biệt trong các kho tàng cất giữ hàng hoá, thóc gạo, các
điểm bảo quản máy móc, vũ khí, đạn dược v.v…thì vấn đề đo nhiệt độ, độ ẩm và điểm sương
của môi trường không khí là rất cần thiết. Ở nước ta nhiều gian hàng bảo quản vẫn làm theo các
phương pháp thủ công như cán bộ kỹ thuật tiến hành đo đạc, sau đó đưa ra các giải pháp để
tăng hoặc giảm nhiệt độ, độ ẩm theo yêu cầu. Với các phương pháp thủ công, chúng ta sẽ mất rất
nhiều thời gian và công sức mà công việc lại không hiệu quả.

Trên thị trường hiện nay, có bán 1 số đầu thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm có tính thông minh
hiện hành sử dụng một số chip vi xử lý và phần mềm đơn giản để thiết bị có một số chức năng tự
chỉnh định và suy diễn. Các hệ thống đo truyền xa thường lấy chuẩn truyền tương tự 4-20mA, 0-
10V hoặc truyền số theo chuẩn nối tiếp RS232/485. Các thiết bị đầu đo này mua của nước
ngoài, giá thành cao.

Mặt khác, khi cần giám sát 1 kho hàng có diện tích rộng hoặc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của tòa
nhà, nếu sử các bộ đo chuyên dụng thì phải nối dây rất nhiều, làn cho giá thành đội lên rất cao. Đồng
thời, rất dễ gây ra nguy cơ cháy nổ đặc biệt đối với những kho chứa vũ khí…

Với những điều kiện thực tế như vậy, việc thiết kế ra một thiết bị có thể đo đạc được các điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm của các thiết bị hay nhóm thiết bị trong kho khí tài quân dụng là một việc rất
thiết thực và hữu dụng.Với thực tế kho khí tài quân dụng thường có nhiều thiết bị và nhóm thiết bị
thì việc mở rộng quy mô các thiết bị đo và kiểm tra điều kiện bảo quản cũng là một vấn đề đặt ra cần
được giải quyết.Thậm chí với tình hình nhà kho có quy mô rộng, yêu cầu đặt ra là cũng phải tự động
hóa hệ thống các thiết bị đo và giám sát, giúp việc giám sát vận hành hệ thống kho hàng dễ dàng mà
giảm tối đa được sức người trong đó.
2. Yêu cầu kỹ thuật.

Từ thực tế đặt ra như vậy, hệ thống giám sát quản lí kho hàng cần đảm bảo được các yêu cầu kỹ
thuật sau:

+ Thiết bị đo của hệ thống phải đo đạc được cả 2 thông số nhiệt độ và độ ẩm với độ chính xác đạt
được yêu cầu đặt ra. Đồng thời, thiết bị đo phải nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt và có thể giao tiếp với vi xử
lý 1 cách đơn giản, giúp thuận tiện cho việc tích hợp vào hệ thống.

+ Bởi vì kho hàng hay kho vũ khí phải hạn chế tối đa việc đi dây điện để tránh gây ra những nguy
cơ cháy nổ, do đó hệ thống phải sử dụng nguồn tại chỗ như pin hoặc ăcquy, Đồng thời, nó phải có
cơ chế hoạt động tiết kiệm năng lượng để tăng tuổi thọ của pin hay ăcquy, tránh việc phải thay pin
thường xuyên.

+ Các đầu đo được đặt phân tán trong kho phải có khả năng kết nối dễ dàng với hệ thống để giúp
cho việc quản lý kho 1 cách tự động và tập trung.

+ Mạng truyền thông kết nối hệ thống phải là mạng truyền thông không dây , có khả năng kết nối
trong 1 phạm vi rộng, với tốc độ truyền đạt yêu cầu. Bởi vì, nếu sử dụng mạng truyền thông công
nghiệp có dây với chuẩn tương tự 4 – 20mA, 0 – 10V hoặc chuẩn nối tiếp RS232, RS485 thì việc đi
dây trong kho sẽ rất phức tạp và dễ gây ra nguy cơ cháy nổ.

+ Hệ thống giám sát và quản lý kho hàng cần được thực hiện một cách tự động và tập trung. Giao
diện quản lý trên máy tính của hệ thống cần trực quan , dễ quan sát và khả năng tương tác giữa
người điều khiển và hệ thống một cách dễ dàng.

+ Hệ thống cần có các thiết bị hiển thị tại chỗ như LCD, GLCD … để giúp cho việc nắm bắt thông
tin tại hiện trường. Đồng thời, phải có các thiết bị cảnh báo khi có sự cố khẩn cấp như còi báo động,
đèn báo động …

3. Giải pháp kỹ thuật.

Các giải pháp kỹ thuật để giải quyết bài toán trên như sau :
• Giải pháp về công nghệ truyền thông :

Hệ thống sử dụng mạng truyền thông không dây ZigBee đảm bảo được các yếu tố sau: tính bảo
mật, chống nhiễu tốt, cho phép kết nối nhiều điểm đo, có khả năng mở tốt (tối đa 200 điểm đo), tốc
độ truyền cho phép thu thập thông tin theo thời gian thực.

• Giải pháp về hệ thống xử lý :

Các vi điều khiển sử trong hệ thống là chip CC2530. Vi điều khiển CC2530 có khối xử lý trung
tâm là 8051 CPU core , trên nó tích hợp các module thu phát tín hiệu radio , kênh truyền thông
UART phù hợp với công nghệ truyền thông Zigbee và đáp ứng được các yêu cầu xử lý cơ bản của
hệ thống.

• Giải pháp về thiết bị đo lường và giám sát :

Sensor đo nhiệt độ, độ ẩm : dùng loại SHT71 truyền thông 1 chân tích hợp kênh đo độ ẩm 12bits
và kênh đo nhiệt độ 14bits cho kết quả đo dưới dạng tín hiệu số nên có thể đưa luôn vào vi điều
khiển để xử lý.

• Giải pháp về hệ thống hiển thị và cảnh báo : bao gồm : LCD, LED, còi báo.

3.1. Giới thiệu về vi điều khiển CC2530.


CC2530 là 1 dòng chip do hãng Texas Instrument sản xuất với mục đích ứng dụng trong việc xây
dựng mạng truyền thông không dây Zigbee. Với nhiều ưu điểm như : sử dụng điện áp thấp 3,3 V
nên tránh được nguy cơ cháy nổ, giá thành rất rẻ ( 1 module chip CC2530 với giá thành chưa đến 1
dollar), khả năng tiết kiệm năng lượng rất tốt nhờ có chế độ sleep.
Dưới đây là tài nguyên của vi điều khiển CC2530 :
+ Về khối CPU và bộ nhớ.
- Dòng chip CC2530 sử dụng lõi 8051. Nó có 3 bus truy cập vùng nhớ khác nhau ( SFR, DATA
và CODE/XDATA) với tốc độ truy cập 1 chu kì đơn tới các thanh ghi SFR, DATA, và SRAM. Nó
có tới 8KB SRAM và 256 KB bộ nhớ Flash.
- Dòng chip CC2530 có tới 18 nguồn ngắt , được chia thành 6 nhóm ngắt chính. Mỗi nhóm gắn
với 1 trong 4 mức ưu tiên ngắt.
- Nó hoạt động ở mức điện áp từ 2 đến 3.6 V.
+ Về khối ngoại vi :
- CC2530 có tới 21 chân I/O pin. Nó có thể được cấu hình như general – purpose digital I/O hoặc
như peripheral I/O gắn với các ngoại vi như ADC, timer, UART.
- CC2530 có 4 timer : timer 1 có 16 - bit, timer 3 và timer 4 có 8 - bit , timer 2 là timer MAC
phục vụ cho khối RF.
- ADC của CC2530 có độ phân giải từ 7 – bit ( ứng với băng thông 30kHz) đến 12 – bit ( ứng với
băng thông 4 kHz). ADC có 8 kênh chuyển đổi gắn với các pin của port 0.
- CC2530 hỗ trợ giao tiếp với 2 cổng USART theo cơ chế SPI hoặc UART.
+ Về khối radio RF : CC2530 cung cấp 1 bộ truyền nhận radio tương thích với chuẩn IEEE
802.15.4 . Lõi RF điều khiển module radio tương tự . Ngoài ra, nó còn cung cấp 1 giao tiếp giữa
khối MCU và khối radio. Khối RF còn bao gồm các module : packet - filtering và address -
recognition.
+ Về chế độ Low-power operation : CC2530 có chế độ hoạt động tiết kiệm năng lượng nhờ khả
năng turn of nguồn cấp tới module để tránh việc rò rỉ năng lượng, sử dụng clock gating, và turn off
oscillator để giảm việc tiêu thụ năng lượng động. Trong chế độ tiết kiệm năng lượng, tất cả
các mạch nội bộ được cung cấp từ các bộ điều chỉnh điện áp được tắt (về cơ bản là tất cả
các module kỹ thuật số, trường hợp ngoại lệ duy nhất là module phát hiện ngắt và module cảm biến
mức POR). Các bộ điều chỉnh điện áp nội và tất cả các máy tạo dao động cũng đã tắt. Reset POR và
các ngắt ngoài từ các I/O là những chức năng duy nhất được hoạt động trong chế độ này. Nội dung
các bit ở các I/O pin và các giá trị output sẽ được lưu giữ trước khi chip chuyển sang chế dộ tiết
kiệm năng lượng. Nên sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng này khi thời gian ngủ lớn hơn 3ms.
3.2. Giới thiệu về cảm biến đo nhiệt độ và độ ẩm SHT7x.

SHT 7x là loại cảm biến tích hợp chức năng đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối với đầu ra số đã
được calibrated. Nó có thể cho kết quả đo nhiệt độ với độ phân giải 12-bits ( hoặc 14 bit) và kết quả
đo độ ẩm với độ phân giải 14-bits. Độ chính xác trong các phép đo của cảm biến được mô tả trên đồ
thị sau :

SHT 7x giao tiếp theo cơ chế : 2 - wire serial interface và sử dụng điện áp thấp , do đó cho phép
tích hợp hệ thống nhanh và dễ dàng.
Cảm biến SHT 7x giao tiếp với vi xử lý theo cơ chế mô tả dưới đây :

3.3 Giới thiệu về mạng truyền thông của hệ thống :

Hiện nay, có rất nhiều mạng truyền thông không dây đang được sử dụng như : mạng Wireless
USB, Wifi TM 802.11, Bluetooth 802.15.1 , Zigbee 802.15.4 …
Tuy nhiên, chỉ có mạng Zigbee 802.15.4 là đáp ứng được các yêu cầu và chỉ tiêu đặt ra của hệ
thống giám sát và quản lý kho như :

- Độ ổn định cao.

- Giá thành rẻ.

- Tiêu thụ ít năng lượng.

- Tính bảo mật của mạng cao.

Mạng Zigbee 802.15.4 có protocol mạng chuẩn nhắm tới hệ thống giám sát và điều khiển không
dây. Zigbee protocol có khả năng tích hợp dễ dàng trên các dòng vi điều khiển 8-bits, 16-bits hay
32-bits.

3.3.1. Khái niệm về mạng Zigbee.

Là tập hợp các giao thức giao tiếp mạng không dây khoảng cách ngắn có tốc độ truyền dữ liệu
thấp. Các thiết bị không dây dựa trên chuẩn Zigbee hoạt động trên 3 dãy tần số là 868MHz, 915
MHz và 2.4GHz.
Với những đặc điểm chính :

- Tốc độ truyền dữ liệu thấp 20-250Kbps

- Sử dụng công suất thấp, ít tiêu hao điện năng

- Thời gian sử dụng pin rất dài

- Cài đặt, bảo trì dễ dàng

- Độ tin cậy cao

- Có thể mở rộng đến 65000 node

- Chi phí đầu tư thấp.

3.3.2. Mô hình giao thức của Zigbee/ IEEE 802.15 .4 :

Đây là công nghệ xây dựng và phát triển các lớp ứng dụng và lớp mạng trên nền tảng là 2 tầng
PHY và MAC theo chuẩn IEEE 802.15.4. Nó thừa hưởng được tính tin cậy, đơn giản, tiêu hao ít
năng lượng và khả năng thích ứng cao với môi trường mạng.
a) Tầng vật lý (PHY) : cung cấp 2 dịch vụ chính là dịch vụ dữ liệu (PHY) và dịch vụ quản lý
(PHY).
- Dịch vụ dữ liệu (PHY) điều khiển việc thu phát của khối dữ liệu PPDU ( Physical Protocol Data
Unit) thông qua kênh sóng vô tuyến vật lý.
- Các tính năng của tầng vật lý là: Sự kích hoạt hoặc giảm kích hoạt hoặc giảm của bộ phận nhận
sóng , phát hiện năng lượng , chọn kênh , chỉ số đường truyền , giải phóng kênh truyền, thu và phát
các gói dữ liệu qua môi trường truyền.
- Mỗi khung tin PPDU bao gồm các trường thông tin:
. SHR : đồng bộ thiết bị thu và chốt chuỗi bit.
. PHR : chứa thông tin độ dài khung.
. PHY payload: chứa khung tin của tầng MAC.
b) Tầng điều khiển dữ liệu Zigbee/IEEE 802.15.4 MAC ( Media Acess Control) : cung cấp 2
dịch vụ là dịch vụ dữ liệu MAC và quản lý MAC.
- Dịch vụ dữ liệu MAC : có nhiệm vụ quản lý việc thu phát của khối MPDU (giao thức dữ liệu
MAC) thông qua dịch vụ dữ liệu PHY.
- Nhiệm vụ của tầng MAC : là quản lý việc phát thông tin báo hiệu beacon, định dạng khung tin để
truyền đi trong mạng, điều khiển truy nhập kênh, quản lý khe thời gian GTS, điều khiển kết nối và
giải phóng kết nối, phát khung Ack ( Acknowledgement).
- Định dạng khung tin MAC :
. Đầu khung MHR (MAC header): gồm các trường thông tin về điều khiển khung tin, số chuỗi,
và trường địa chỉ.
. Tải trọng khung (MAC payload): chứa thông tin chi tiết về kiểu khung. Khung tin của bản tin
xác nhận Ack không có phần này.
. Cuối khung MFR(MAC footer) chứa chuỗi kiểm tra khung FCS.

c) Tầng mạng của Zigbee : là tầng cung cấp các dịch vụ mạng.
Tầng mạng trong mô hình giao thức Zigbee được xây dựng dựa trên tầng điều khiển dữ liệu.
Một mạng có thể họat động cùng các mạng khác hoặc riêng biệt. Tầng mạng phải đảm nhận các
chức năng là :
- Thiết lập 1 mạng mới.
- Tham gia làm thành viên của 1 mạng đang hoạt động hoặc là tách ra khỏ mạng khi đang là
thành viên của 1 mạng nào đó.
- Cấu hình thiết bị mới như hệ thống yêu cầu, gán địa chỉ cho thiết bị mới tham gia vào mạng.
- Đồng bộ hóa các thiết bị trong mạng để có thể truyền tin mà không bị tranh chấp, nó thực hiện
đồng bộ hóa này bằng gói tin thông báo beacon.
- Bảo mật: gán các thông tin bảo mật vào gói tin và gửi xuống tầng dưới.
- Định tuyến, giúp gói tin có thể đến được đúng đích mong muốn. Có thể nói rằng thuật toán
Zigbee là thuật toán định tuyến phân cấp sử dụng bảng định tuyến phân cấp tối ưu được áp dụng
từng trường hợp thích hợp.

d) Tầng ứng dụng : đây là tầng mà người phát triển ứng dụng phải tự xây dựng và phát triển cho
ứng dụng riêng của mình. Các công việc cần phải thực hiện trên tầng ứng dụng bao gồm :
- Dò tìm ra xem có nốt hoặc thiết bị nào khác đang hoạt động trong vùng phủ sóng của thiết bị
đang hoạt động hay không.
- Duy trì kết nối, chuyển tiếp thông tin giữa các nốt mạng.
- Xác định vai trò của các thiết bị trong mạng.
- Thiết lập hoặc trả lời yêu cầu kết nối.
- Thành lập các mối quan hệ giữa các thiết bị trong mạng.
f) Cấu trúc mạng Zigbee của hệ thống đo lường và giám sát nhiệt độ, độ ẩm kho hàng.
- Đối với loại mạng này một kết nối được thành lập bởi các thiết bị với một thiết bị được lập
trình để điều khiển trung tâm điều khiển được gọi là bộ điều phối mạng PAN. Sau khi, Coordinator
được kích hoạt lần đầu tiên nó có thể tạo nên một mạng độc lập và trở thành một bộ điều phối mạng
PAN.
- Mỗi mạng hình sao đều phải có một chỉ số nhận dạng cá nhân được gọi là PAN ID (PAN
identifier), chỉ số này là duy nhất mà không được sử dụng bởi bất kỳ mạng khác trong phạm vi ảnh
hưởng của nó – khu vực xung quanh thiết bị mà sóng radio của nó có thể giao tiếp thành công với
các thiết bị phát radio khác. Nói cách khác nó đảm bảo rằng PAN ID mà nó chọn không được sử
dụng bởi bất kỳ mạng nào gần đấy, cho phép mạng này có thể hoạt động một cách độc lập. Khi đó,
cả node đều có thể kết nối với bộ điều phối mạng PAN.
- Các node trong mạng PAN chỉ có thể kết nối với bộ điều phối mạng PAN vì thế mạng này là
mạng tập trung, mọi node mạng đều phải thông qua Coordinator nên nó sẽ tiêu tốn nhiều năng
lượng hơn các node mạng khác và mạng có tầm phủ sóng nhỏ (trong vòng bán kính 100m).

4. Cấu trúc của hệ thống

Cấu trúc của hệ thống sẽ được xây dựng với các thành phần cơ bản như sau :

+ Xây dựng các node mạng phân tán : các nút mạng phân tán của hệ thống đo lường và giám sát
tại kho hàng gồm các loại node sau :

- Node đo nhiệt độ và độ ẩm : các node này đặt phân tán tại các điểm cần khảo sát tham số
nhiệt độ và độ ẩm trong kho hàng. Tại các node này sẽ gắn các cảm biến đo nhiệt độ và độ ẩm, tín
hiệu đo từ cảm biến sẽ được chuyển vào chip để xử lý và tính toán. Sau khi xử lý, chip sẽ hiển thị
kết quả đo được trực tiếp lên LCD gắn trên board mạch của node. Trên chip cũng có led báo , khi
nhiệt độ tại điểm đo vượt qua giới hạn cho phép. Đồng thời, chip cũng sẽ đóng gói kết quả thành 1
gói tin và gửi nó lên node trung tâm để xử lý tiếp.

- Node mạng phát hiện cháy nổ : các nodes này đặt tại các điểm có nguy cơ cháy nổ cao trong
kho hàng.Tại node này sẽ gắn cảm biến báo khói, khi có tín hiệu của sự cháy như khói… thì cảm
biến sẽ gửi ra 1 tín hiệu tới chip. Sau đó, chip sẽ xuất tín hiệu tới thiết bị cảnh báo cháy như còi, led
nhấp nháy… Đồng thời, chip cũng gửi 1 gói tin cảnh báo cháy tới node trung tâm để có biện pháp
xử lý sớm.

- Node mạng giám sát chuyển động : các node này đặt tại các điểm ra vào của kho hàng, để
phát hiện ra sự truy nhập vào kho hàng. Tại các node này, sẽ đặt các cảm biến báo chuyển động. Khi
phát hiện ra sự chuyển động tại đây, cảm biến sẽ gửi tín hiệu báo tới chip. Sau đó, chip sẽ điều
khiển led nhấp nháy để báo có sự truy cập vào kho hàng. Đồng thời, nó sẽ gửi tín hiệu cảnh báo tới
node trung tâm để giám sát.

+ Xây dựng node trung tâm : đặt tại gần phòng điều khiển trung tâm. Node này sẽ làm các nhiệm
vụ cơ bản sau :

- Quản lý mạng truyền thông của hệ thống như sự gia nhập hay rời bỏ mạng của các node phân
tán.

- Tiếp nhận và phân loại các gói tin từ các node phân tán gửi lên, đồng thời phân loại các gói tin
này như gói tin cảnh báo nhiệt độ quá mức cho phép, gói tin báo cháy, gói tin báo chuyển động, gói
tin mang dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm…

- Đồng thời, bóc tách và đóng gói lại các gói tin này để truyền lên máy tính thông qua cổng com.

+ Xây dựng giao diện trên máy tính : giao diện máy tính sẽ làm nhiệm vụ hiển thị kết quả và tình
trạng tại từng nút về nhiệt độ, độ ẩm. Hiển thị các cảnh báo về cháy nổ, về sự truy nhập kho hàng.
Đồng thời có thể cài đặt thông số về yêu cầu công nghệ như nhiệt độ, độ ẩm đặt.

Minh họa cấu trúc hệ thống như sau :


5 . Thực hiện việc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý kho hàng.

5.1 Thiết kế phần cứng.


Sơ đồ nguyên lý của node : Sử dụng phần mềm thiết kế mạch Altium để vẽ sơ đồ nguyên lý của
node.

Khối vi điều khiển MCU của node :

Thiết kế khối nguồn của node : hiện tại node sử dụng nguồn 1 chiều ( 5Vdc – 12Vdc) do adapter
cung cấp. Sau đó, điện ap được đưa qua khối chỉnh lưu cầu để hiện tượng đảo dấu nguồn cấp không
ảnh hưởng gì phần nguồn phía sau. Điện áp sau chỉnh lưu cầu được cấp cho LM7805 để tạo ra
nguồn 5Vdc cung cấp cho LCD, cảm biến ... Do vi điều khiển sử dụng điện áp 3,3Vdc nên ta sử
dụng IC AP111 để tạo ra nguồn cấp 3,3Vdc.
Thiết kế khối hiển thị DISPLAY của node :
Thiết kế khối giao tiếp UART : giữa node với máy tính sử dụng IC MAX232.

Thiết kế khối cảm biến SHT71 :

5.2 Thiết kế phần mềm :

a) Xây dựng firmware cho vi điều khiển : sử dung phần mềm IAR for 8051 để viết code và debug
cho vi điều khiển 8051. Firmware được viết bằng ngôn ngữ lập trình C.

b) Xây dựng software cho giao diện máy tính :


Giao diện trên máy tính : để quản lý hệ thống đo lường và giám sát nhiệt độ và độ ẩm kho hàng
được viết bằng ngôn ngữ lập trình C#.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, giao diện tương đối trực quan, quen dùng.

You might also like