You are on page 1of 3

Câu 1:

 Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò đại đoàn kết dân tộc trong
sự nghiệp cách mạng

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa
chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng
dân tộc, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp.
Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không phải là bất biến, mà luôn vận
động, biến đổi, phát triển. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng
có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho
phù hợp với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân tộc. Có như vậy,
chiến lược đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hết vai trò tích cực của mình.
Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực
hiện đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn,
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân
tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh,
là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định
là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đàu của Đảng, phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực,
đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong Lời kết
thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã
thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “ Mục đích của Đảng Lao động
Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ
QUỐC”. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng
viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe
quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách
mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy “dễ trăm lần không dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đàu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm
vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành công
nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng
phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù
hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho
cách mạng. Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh cần phải
tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được mục đích, đường lối,
chính sách của Đảng và làm theo mục đích, đường lối, chính sách ấy. Người nói:
“Một là đoàn kết. Hai là xây dừng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất đất
nước.”
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của
Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp
của quân chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh
để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu
đoàn kết và sự hợp tác. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng
dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan,tự phát của
quần chúng thành những đòi hỏi tự giác,thành hiện thực có tổ chức trong khối đại
đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

 Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc ở Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước, giáo dục và nâng cao nhận
thức của đoàn viên thanh niên và thế hệ trẻ về những thành quả mà Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta đã đạt được trong qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao nhận
thức, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, từ đó nâng cao khả năng lý luận góp phần
thực hiện việc phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế
lực phản động. Đề cao nhận thức và vai trò của người thủ lĩnh thanh niên trong
việc định hướng và tổ chức các nội dung hoạt động tại đơn vị.
Thứ hai, sử dụng hiệu quả mạng xã hội, truyền thông. Tuyên truyền các thông
tin chính thống, thông tin tích cực, định hướng đấu tranh, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trên các lĩnh vực, trên không gian mạng. Phát động các phong trào
thi đua tích cực trên các trang mạng xã hội nhằm định hướng thông tin tích cực đến
giới trẻ. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần
một câu chuyện đẹp”, thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” góp phần
nâng cao sức đề kháng cho đoàn viên, thanh niên trong nhận diện và xử lý các vấn
đề tiêu cực trên các trang mạng xã hội và trong dư luận quần chúng.
Thứ ba, nâng cao ý thức, trách nhiệm và nhận thức trong quá trình rèn luyện,
học tập và công tác.
Thứ tư, tham gia các phong trào hành động cách mạng của Đoàn như “Tuổi trẻ
xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “Thanh niên tình nguyện”,
phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ
trong đề ra các hoạt động, mô hình, giải pháp để giải quyết các vấn đề mà người
dân quan tâm, đồng thời hỗ trợ giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng
của đông đảo đoàn viên, thanh niên như: vệ sinh môi trường, cải cách hành chính,
phòng chống tội phạm, truyền thông trên mạng xã hội…. để qua đó tuyên truyền
các công trình, công tác vận động nhân dân, nâng cao uy tín của từng đồng chí
đảng viên trẻ, đoàn viên ưu tú trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ kinh tế,
chính trị tại địa phương.

You might also like