You are on page 1of 2

1.

Địa hình

  a) Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn,
giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long. Về
mặt địa hình, thành phố có 2 đặc điểm chủ yếu sau:

  - Đây là địa hình đồng bằng thấp

  - Địa hình có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ.

  b) Do nằm vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồi và đồng bằng nên địa hình của thành
phố có nhiều kiểu với nguồn gốc hình thành khác nhau.

  Trước hết là địa hình đồi bốc mòn

  Tiếp theo là địa hình đồng bằng thềm với 3 bậc khác nhau.

  Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có dạng địa hình đồng bằng đầm lầy

  c) Tuy một số nơi có địa hình đất cao, nhưng nhìn chung địa hình của Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn là đồng bằng thấp. Mặc dù có một phần tương đối lớn lãnh thổ là
vùng trũng, nhưng do tác động của chế độ bán nhật triều nên khả năng thoát nước
nhanh, ít gây ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân
dụng và phát triển các ngành kinh tế.

Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên
hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm
tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây
Bắc và Ðông Bắc thành phố
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng,
cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam, có những
nhóm đất mang những đặc trưng riêng.
Nhóm đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang
lổ đỏ vàng và đất xám gley;
Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát
triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu
qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù
hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích
này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi
bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn
và đất phèn mặn Ngoài ra có một diện tích nhỏ là "giồng" cát gần biển và đất
feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

You might also like