You are on page 1of 10

I.

Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng 8

 Thuận lợi:
- Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ
Cộng hoà ra đời, Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền
trong cả nước.
- Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ
Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh
của đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường. Toàn
dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam
Dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một
hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển trở
thành một dòng thác cách mạng; phong trào dân chủ và hoà bình
cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Về cơ bản và lâu dài thì tình hình ấy
có lợi cho cách mạng Việt Nam.

 Khó khăn:
- Hậu quả do chế độ cũ và chiến tranh để lại như nạn đói, nạn dốt
rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng
- Chính quyền Nhà nước vừa ra đời còn non trẻ chưa được củng cố
vững chắc. Lực lượng vũ trang cách mạng đang trong thời kỳ hình
thành, các công cụ bạo lực khác chưa được xây dựng.
- Chính trị: Lấy danh nghĩa quân Đồng minh đến tước khí giới của
phát xít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt vào chiếm đóng Việt
Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách
mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng
nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm
Sài Gòn nhằm tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
=> Chưa bao giờ, cùng một lúc cách mạng Việt Nam phải đối phó
với nhiều kẻ thù như thời điểm này. “Giặc đói, giặc dốt và giặc
ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân
tộc như “ngàn cân treo sợi tóc’, Tổ quốc lâm nguy.

II. Những âm mưu và hành động của Thực dân Pháp giai đoạn
9/1945-12/1946
1. Giai đoạn 1: từ sau tháng 9/1945 đến hiệp định sơ bộ Hoa-Pháp Trùng
Khánh (Trung Quốc)
- Theo thỏa thuận của ba cường quốc Đồng Minh là Trung Quốc, Anh,
Hoa Kỳ thì 20 vạn quân của quân đội Trung Hoa Dân Quốc sẽ tiến vào
Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 160 dưới danh nghĩa đại diện lực lượng
Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Quân Tưởng nuôi
dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ
Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai.
- Ngày 3-10-1945, 10.000 quân Pháp do Leclerc chỉ huy đổ bộ xuống
Sài Gòn. 0 giờ ngày 23-9-1945, trong trang phục quân Hoàng gia Anh,
giặc Pháp nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban  Nhân dân Nam bộ và một
số cơ quan khác: Sở cảnh sát, trụ sở quốc gia tự  vệ cuộc, đài phát thanh,
nhà bưu điện, ngân hàng, nhà tù lớn…
Như vậy là giặc Pháp không còn hoạt động khiêu khích nữa mà đã thực
sự bắt đầu cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam.
- Ngày 6 tháng 1 năm 1946, chính phủ của Hồ Chí Minh tổ chức Tổng
tuyển cử trên cả nước nhưng cuộc Tổng tuyển cử diễn ra không dễ dàng
do sự chống phá của quân đội Pháp và những người thân Pháp cũng như
thân Trung Hoa Dân quốc.
- Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết, với các
điều khoản chính như sau:
• Pháp trả lại cho Tưởng các tô giới của Pháp trên đất Trung Hoa
là: Hán Khẩu, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Châu
Loan, Sa Diện và nhượng lại quyền khai thác lợi tức kinh tế cũng
như quyền sở hữu tại toàn bộ tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn
Minh cho Trung Quốc.
• Pháp từ bỏ một số quyền lợi kinh tế trên đất Trung Quốc và
nhượng lại những quyền lợi đó cho Trung Quốc.
• Pháp cũng từ bỏ quyền lãnh sự tài phán đối với công dân Pháp
sống tại Trung Quốc (quyền lãnh sự tài phán là một đặc quyền bất
bình đẳng, theo đó công dân Pháp sống tại Trung Quốc nếu phạm
tội thì sẽ đưa về lãnh sự quán Pháp để xét xử chứ không xử bằng
luật pháp nước sở tại)
• Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ được một số quyền lợi ở miền
Bắc Việt Nam như: Được quyền khai thác kinh tế tại một đặc khu
của cảng Hải Phòng và Hải Phòng sẽ là một hải cảng tự do để
Trung Quốc có thể ra vào buôn bán, hàng hoá của Trung Quốc
nhập qua Miền Bắc Việt Nam sẽ không cần phải đóng thuế.
• Ngược lại, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng ý cho Pháp thay
thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam,
việc thay quân sẽ diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 15-3-1946, kỳ
hạn chậm nhất sẽ là 31-3-1946 .

2. Giai đoạn 2: Từ sau 2/1946 đến 12/1946


- Đến tháng 2-1946, Xêđi lập hội đồng tư vấn gồm 12 thành viên là
người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp.
Ngoài ra, thực dân Pháp còn tiến hành tuyển quân, tập hợp bọn tay sai để
thành lập chính quyền bù nhìn ở các thị trấn, thị xã.
Chúng tìm cách lôi kéo một số người trong các đạo Cao Đài, Hoà Hảo,
Thiên Chúa và cả lực lượng Bình Xuyên... để chống lực lượng kháng
chiến.
- Ngày 5-3-1946, quân Anh bàn giao lại toàn bộ địa bàn và vũ khí,
trang bị cho quân Pháp, rút khỏi miền Nam.
- Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946 được ký
kết, cho phép 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân
Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Sau khi Sainteny ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt với chính phủ Hồ Chí
Minh, tại Nam Kỳ Cédille liên hệ Nguyễn Bình đề nghị ký hiệp ước hòa
bình giữa Pháp và lực lượng kháng chiến Nam Bộ. Ngày 20/3 năm 1946,
2 bên gặp nhau, Cédille đề nghị phía Việt Nam phải giải tán dân quân,
nạp khí giới cho Pháp thì quân Pháp sẽ đồng ý hợp tác. Phái đoàn Việt
Nam không đồng ý và trở về căn cứ kháng chiến.
- Hội nghị Fontainebleau diễn ra kéo dài hơn 2 tháng, từ 6 tháng 7 đến
10 tháng 9 năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì quan
điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn
khổ Liên hiệp Pháp. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi
sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề thống nhất Nam
Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Trong khi hội nghị Phôngtennơblô đang họp, bọn thực dân Pháp tiếp
tực chính sách xâm lược. Chúng âm mưu dùng bọn tay sai Việt quốc,
nhân ngày 14-7-1946, ngày kỷ niệm Cách mạng Pháp, nổ súng vào cuộc
diễu binh của Pháp sẽ diễn ra để vu cáo ta rồi đánh chiếm thủ đô Hà Nội.
- Cuối năm 1946, thực dân phản động Pháp đẩy mạnh những hành
động lấn chiếm, liên tiếp tiến công ở Nam Bộ và Trung Bộ, gây ra các vụ
khiêu khích ở miền Bắc
- Ngày 20- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Hải Phòng
và thị xã Lạng Sơn, đồng thời đổ bộ hàng ngàn quân lên Đà Nẵng, mở
đầu cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ nước ta.
Biêṇ pháp của ta trong thờI kì 8/1945--12/1946

-Sau khi tuyên ngôn đô ̣c lâ ̣p ra đờI, ta bắt đầu vào công cuô ̣c chống
giă ̣c đóI, giă ̣c dốt. Đất nước đang kiêṭ quê,̣ rơi vào tình cảnh ngàn
cân treo sợI tóc.
+Ngay sau ngày công bố Tuyên ngôn Độc lập (2-9- 1945), trong phiên
họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Trung ương Đảng nêu ra 6 nhiệm vụ cấn kíp: chống đói; chống dốt; tổng
tuyển cử; xây dựng nếp sống mới; xoá bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tín
ngưỡng tự do.
+nhân dân Hà Nội biểu tình phản đối quân đội Anh yểm trợ cho quân đội
thực dân Pháp trở lại miền Nam ngày 14/9/1945.
+Ngày 26-9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửl thư cho đồng bào Nam Bộ,
nêu rõ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ được cả nước ủng hộ, biểu dương
gương chiến đấu dũng cảm của quân dân Nam Bộ, nêu rõ quyết tâm của
toàn dân ta: "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”
+Ngày 17- 10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Uỷ ban nhân dân
các bộ, tỉnh, huyện và làng, chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ chính quyền
cách mạng. 
+Ngày 25- 11- 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến, kiến
quốc”, phân tích tình hình trong nước và thế giới, đánh giá thái dộ của đế
quốc Pháp, Anh, Mỹ và phản động Tưởng Giới Thạch, xác định cách
mạng nước ta vẫn là cách mạng giải phóng dân tộc, kẻ thù chính của nhân
dân ta là thực dân Pháp xâm lược.
+Để củng cố chính quyền cách mạng, thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân, Chính phủ quyết định tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 6-l-1946 để
bầu Quốc hội, xây dựng hiến pháp và lập chính phủ chính thức.
+ Ngày 28-2-1946, Pháp và Tưởng lại ký hiệp ước Hoa - Pháp. 
+Trước tình hình trên, ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
ra “Chỉ thị Tình hình và chủ trương”. Chỉ thị phân tích âm mưu của đế
quốc và tay sai, đánh giá so sánh lực lượng, cân nhắc lợi hại, quyết định
hoà hoãn với Pháp để phá tan âm mưu phá hoại cách mạng của bọn
Tưởng và tay sai, giành thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn
quốc. 
+Chỉ thị cũng vạch ra những nguyên tắc căn bản cho việc đàm phán giữa
ta và Pháp và nhấn mạnh: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán
với Pháp không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn
sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc
sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt
tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”
+Ngày 6-3-1946, Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ.
+Ngày 9-3- 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Hoà để
tiến” giải thích rõ chủ trương hoà với Pháp lúc này: “Chúng ta hoà với
Pháp để:

1) Tránh tình thế bất lợi…


2) bảo đảm thực lực, giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí đã
chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng
và củng cố phong trào, tóm lại, để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến
lên giai đoạn cách mạng mới”.

**Chỉ thị phê phán những khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng không
muốn hoà hoãn với Pháp dễ sinh ra vô tổ chức, vô chính phủ, dễ bị kẻ thù
khiêu khích; khuynh hướng cho rằng hiệp định được ký kết là Pháp đã
'thất bại và sẽ phải thực hiện, dân tộc ta đa tránh được mọi khó khăn~ dễ
sinh mất cảnh giác, không thấy bản chất phản động của kẻ thù.
**Chỉ thị nhấn mạnh việc đề phòng thực dân Pháp bội ước, nhân dân ta
phải tiếp tục chuẩn bị kháng chiến lâu dài, nhưng phải kín đáo, giữ thái
độ bình tĩnh, nhã nhặn với binh lính Pháp, vận động kéo lính Pháp theo
ảnh hưởng của ta. Phải khéo léo đối phó với bọn Tưởng chực kéo dài thời
gian đóng quân ở Đông Dương và chống lại mọi hành động phản tuyên
truyền, phá hoại của bọn phản động thân Tưởng và bọn Việt gian thân
Pháp.
+Ngày 14-3-1946, mười vạn nhân dân thủ đô họp mít tinh để tố cáo
những hành động trái với hiệp định của Pháp, đòi Pháp đình chỉ những
hành động xâm lược và mở ngay đàm phán chính thức ở Paris.
+Tháng 4-1946, Hội nghị trù bị Việt - Pháp họp ở Đà Lạt không có kết
quả vì thực dân Pháp vẫn giữ lập trường ngoan cố như muốn tách Nam
Bộ ra khỏi Việt Nam, lập lại chế độ Toàn quyền Đông Dương…
+Ngày 30-5, năm vạn nhân dân thủ đô họp mít tinh tiễn Chủ tịch Hồ Chí
Minh và phái đoàn ta lên đường sang Pháp dự cuộc đàm phán chính thức.
Khẩu hiệu chính của cuộc mít tinh là: “Việt Nam hoàn toàn tự chủ”,
“Nam Bộ là đất Việt Nam”, “ủng hộ Hồ Chí Minh”, “ủng hộ Phái đoàn”,
“Gửi lời chào nhân dân Pháp”.
+Ngày 7-6- 1946 và mấy ngày tiếp theo trên khắp nước ta, nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng đã họp mít tinh, biểu tình, tổng bãi công, bất
hợp tác, bãi khoá, bãi thị đê phản đối thực dân Pháp đem quân lấn chiếm
Tây Nguyên và lập ra cái gọi là “Chính phủ lâm thời của nước Cộng hoà
Nam Kỳ”.

-Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập ngày 20-5-1946.
Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập ngày 27-7- 1946 để tập hợp nhân
sĩ trí thức, là thành viên của Hội Liên Việt. Cơ quan ngôn luận của Đảng
Xã hội xuất bản tờ Tiến lên. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được
thành lập ngày 20-7- 1946 là tổ chức Công đoàn của giai cấp công nhân,
các tầng lớp lao động công nghiệp và viên chức Nhà nước. Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam thành lập ngày 20- 10- 1946 để tập hợp rộng rãi phụ nữ
yêu nước trong các giai cấp, các tầng lớp.
**Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng ngoại giao như một vũ khí sắc bén
để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền
nhân dân, phục vụ kháng chiến, kiến quốc.
Điểm nổi bật của mặt trận ngoại giao được thể hiện:
--+Trước hết, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt
Nam đã vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn
biến”. Xuyên suốt toàn bộ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta trong giai
đoạn này là: “Đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”
---+Thứ hai, phương châm hòa hiếu, “thêm bạn bớt thù” đã hình thành
và trở thành nguyên tắc của ngoại giao Việt Nam.
--+Thứ ba, ngoại giao giai đoạn này đã khôn khéo, tận dụng mâu thuẫn
nội bộ đối phương, kiềm chế và hòa hoãn với Tưởng, tập trung chống
thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. 
+dựa vào nội dung Hiệp định 6-3, Thành uỷ vận động giới trí thức gồm
hơn 400 người ký vào bản tuyên ngôn lấy tên là “Tuyên ngôn của trí thức
Sài Gòn- Chợ Lớn”, đòi tự do, độc lập cho đất nước Việt Nam thống
nhất, đòi thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh.
+Ngay số l ra ngày 20- 10-1946, tờ báo này đã vạch trần âm mưu của
Pháp chia cắt Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam, lập nước “Nam Kỳ tự do” do
Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Bài báo mang đẩu đề lớn: “Bác sĩ
Thinh cút đi”.

+Cùng với việc chuẩn bị cho báo Những ngày mai xuất bản, ta còn vận
động các nhà báo yêu nước ở Sài Gòn lập một mặt trận thống nhất hành
động lấy tên là Báo chí thống nhất. Mặt trận này quy tụ được 8 tờ báo
tiếng Việt và tiếng Pháp đang xuất bản: Kiến thiết, Tân Việt, Việt bút, Tin
điện, Nam Kỳ, Justice (Công lý), Sud (miền Nam), Lendemains (Những
ngày mai).

**Sau khi có Tạm ước 14-9, Báo chí thống nhất công khai kêu gọi thi
hành Tạm ước, đòi thả tù chính trị, phổ biến một số thơ ca và tài liệu
kháng chiến ngày 20- 10- 1946 *Báo chí thống nhất đăng ba bức điện văn
gửi đến Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Pháp và
Quốc hội Pháp, tỏ thái độ ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu cầu Chính phủ Pháp tôn trọng
thoả hiệp đã ký và thi hành nghiêm chỉnh lệnh ngừng bắn để lập lại hoà
bình. Những tờ báo nói trên được nhân dân hoan nghênh và tìm đọc, các
tờ báo tiếng Việt được phát hành với số lượng lớn ở Sài Gòn và cả một số
thị xã khác ở Nam Bộ.

+Đầu tháng 11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện “Công việc
khẩn cấp bây giờ” nêu ra những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của
kháng chiến, vạch rõ ta sẽ kháng chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến
quốc, cuộc kháng chiến sẽ rất gay go, gian khổ, nhưng nhất định thắng
lợi.

+Ngày 20- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Hải Phòng và
thị xã Lạng Sơn, đồng thời đổ bộ hàng ngàn quân lên Đà Nẵng, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ nước ta.

+Ngày 4- 12- 1946, đồng chí Trường - Chinh viết bài “Đánh và sẵn sàng
đánh” đăng trên tờ Sự thật số 64. Bài báo nhận định: quân Pháp đã xâm
phạm vào lãnh thổ của ta ở khắp Trung - Nam - Bắc. Chúng đã xâm phạm
Hiệp định sơ bộ ngày 6-3- 1946 và Tạm ước 14-9- 1946. 

+Ngày 19- 12- 1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ
trương phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và nêu ra những
phương hướng cơ bản của cuộc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

You might also like