You are on page 1of 13

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI


HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHAI THÁC HIỆU QUẢ
CƠ HỘI TỪ HIỆP ĐỊNH EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
dự kiến được phê chuẩn và sớm có hiệu lực mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt
Nam thâm nhập vào thị trường EU rộng lớn. Đây được coi là một trong những
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới toàn diện, chất lượng cao với mức cam
kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký
kết. Theo các chuyên gia kinh tế, EVFTA có hiệu lực sẽ cơ cấu lại các mặt hàng
xuất nhập khẩu, đầu tư, giúp Việt Nam tạo thế chủ động về thị trường và chuỗi
cung ứng đa dạng, giảm rủi ro về gián đoạn trong thương mại và chuỗi cung ứng
do thay đổi các mối quan hệ thương mại, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch
bệnh, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Để khai thác được tiềm năng, cơ hội tại thị trường EU trong bối cảnh thực
thi EVFTA, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), xúc tiến xuất khẩu của
Việt Nam cần phải có kế hoạch cụ thể cho những mục tiêu ưu tiên trước mắt
cũng như lợi ích dài hạn, gắn với đổi mới cách tiếp cận và phương thức triển
khai để đảm bảo nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới. Để làm được điều đó, cần xây dựng phương án, kịch bản hợp lý cho
những vấn đề đặt ra dưới đây:

1. EU là thị trường rất tiềm năng với 27 nền kinh tế và dân số khoảng
500 triệu người. Xúc tiến thương mại tại thị trường này có thuận lợi và khó
khăn gì?
Thuận lợi:
Rõ ràng nhất là cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định
EVFTA sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa
dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy
sản cũng như những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Báo cáo của
Ngân hàng thế giới công bố mới đây đưa ra dự báo khi thực hiện đầy đủ các cam
kết trong hiệp định này, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 2,4%, xuất khẩu
tăng 12% vào năm 2030.
Đi cùng với EVFTA sẽ là Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU
(EVIPA), tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu tăng cường đầu tư vào
Việt Nam, nhờ đó các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều nguồn hàng hóa,
1
nguyên liệu nhập khẩu cũng như các máy móc, thiết bị, công nghệ/ kỹ thuật cao
từ EU với chất lượng tốt, ổn định và mức giá hợp lý, qua đó nâng cao năng suất
và cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình để đáp ứng không chỉ thị
trường EU mà cả những thị trường khó tính khác.
Đây rõ ràng là động lực quan trọng để các bộ ngành, địa phương và cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho
sản phẩm xuất khẩu sang EU, đặc biệt những mặt hàng chủ lực như hàng điện tử
và linh kiện điện tử, dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thủy sản, rau
quả, nông sản chế biến…
Bên cạnh đó, các nước thuộc EU có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao
và tương đối đồng đều, đã định hình một thị trường chung với hạ tầng thương
mại phát triển, các sự kiện XTTM diễn ra tại các nước EU luôn có quy mô hàng
đầu thế giới, thu hút được lượng lớn khách giao dịch từ các châu lục khác. Do
vậy, việc tổ chức hoặc tham gia các hoạt động XTTM tại các nước EU được
đánh giá là rất thuận lợi và gia tăng được hiệu quả khi thực hiện ở một nước
nhưng có thể từ đó dễ dàng tiếp cận với các đối tác nhập khẩu và người tiêu
dùng của không chỉ các nước thành viên EU mà còn nhiều khu vực thị trường
khác trên thế giới.
Các cơ hội sâu xa hơn cho Việt Nam chính là việc EVFTA có thể hỗ trợ
tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh và đổi mới, sáng tạo hơn, không chỉ về vấn đề
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, mà còn về cơ cấu xuất khẩu, và đặc biệt là hàm
lượng công nghệ trong xuất khẩu.
Khó khăn:
EU là một thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, lao động, môi trường… trong khi không phải doanh
nghiệp nào cũng đáp ứng được các yêu cầu. Để được hưởng ưu đãi thuế quan
theo cam kết EVFTA, các doanh nghiệp phải đáp ứng được các quy tắc nghiêm
ngặt về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất đối với sản phẩm chế biến, chế
tạo như dệt may, da giày, đồ gỗ; các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực
vật đối với các sản phẩm nông nghiệp. Một số báo cáo, phân tích và truyền
thông đánh giá đây là những thách thức của các doanh nghiệp để tham gia được
EVFTA. Tuy nhiên, từ góc độ kinh doanh, hoàn toàn nên nhìn nhận đây là
những cơ hội mà doanh nghiệp nào, ngành nào có thể phân tích, nắm bắt và
khắc phục trước thì sẽ có thể tận dụng ngay lợi thế của Hiệp định, hóa giải
những áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Khó khăn tiếp theo đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các
hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU là rào cản ngôn ngữ, khác biệt
văn hóa cũng như hiểu biết hạn chế đối với các quy định tại thị trường EU. Đáp
ứng các yêu cầu về sản phẩm hữu hình là bước bắt đầu cơ bản nhất. Để giao
dịch, trao đổi thành công với khách hàng châu Âu còn có nhiều yếu tố, giá trị và
dịch vụ vô hình như các công cụ giao tiếp với khách hàng. Điểm tiếp xúc đầu
tiên là website, các tài liệu marketing sử dụng mạng xã hội, tiến xa hơn là đội
ngũ bán hàng với năng lực ngôn ngữ, phong cách làm việc, hiểu biết về văn hoá.

2
Những nhân tố tuy vô hình này thực ra lại đóng vai trò vô cùng quan trọng để có
thể cạnh tranh. Ở châu Âu hầu hết đội ngũ cán bộ mua hàng (purchasing team)
của các doanh nghiệp đều sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính, rất chuyên
nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng cách cần
hoàn thiện so với các đối thủ cạnh tranh đến từ Thái Lan, Indonesia, (châu Á),
Peru, Columbia (châu Mỹ) hay Madagascar, Nam Phi (châu Phi)…. về cách làm
việc và giao dịch với các khách mua hàng châu Âu.
Bên cạnh đó, thách thức trước mắt đối với xuất khẩu của Việt Nam đến từ
hệ lụy tiêu cực của đại dịch Covid-19 kéo theo sự suy thoái nền kinh tế thế giới
cũng như các nước EU. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, khu vực EU
dường như là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại
dịch Covid-19. Tăng trưởng GDP ở châu Âu dự kiến sẽ giảm 3,18%, EU có thể
sẽ phục hồi chậm sau khủng hoảng, làm giảm tốc độ phục hồi nhu cầu đối với
hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Thực tế cho thấy tốc độ tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước thành viên EU trong
Quý I năm 2020 đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

2. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đầu tư vào 27 nền kinh
tế hay lựa chọn một số nền kinh tế để tập trung đi sâu vào những thị trường
này?
EU là khối thị trường chung nhưng mỗi thị trường thành viên lại có đặc
điểm, nhu cầu, quy định nhập khẩu và sở thích tiêu dùng khác biệt, chưa kể
EVFTA là yêu cầu của thị trường chung, còn mỗi khách hàng có thể có những
yêu cầu riêng (buyers requirement). Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt chủ yếu
quy mô nhỏ và vừa, quy mô sản xuất còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm còn khoảng cách cần cải thiện, nên có cách tiếp cận thị trường phù hợp.
Với các thị trường đầu tàu truyền thống (như Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, I-
ta-li-a, Tây Ban Nha và Bỉ) được coi là thị trường cửa ngõ giúp lan tỏa đi các
nước khác trong khối EU, doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác dư địa, tận dụng
tối đa lợi thế mà EVFTA mang lại nhằm mở rộng thị phần, phát huy lợi thế cạnh
tranh của mình. Mặt khác, thị trường EU là một thị trường có giá trị gia tăng cao
nên rất nhiều nhà xuất khẩu trên thế giới quan tâm đến thị trường này. Hơn nữa,
EU còn có rất nhiều đối tác FTA và những đối tác này đang cạnh tranh trực tiếp
với hàng hóa của Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các nhà xuất khẩu
mới của Việt Nam khi tiếp cận thị trường. Do đó, bên cạnh các thị trường truyền
thống, có nhiều thị trường ngách phù hợp với năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị
trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ Việt
Nam chưa cao nhưng đang có xu hướng gia tăng và chưa có nhiều đối thủ cạnh
tranh được coi là “cánh cửa” giúp hàng Việt vào sâu hơn nữa thị trường EU.  

3. Các ngành hàng cần ưu tiên triển khai hoạt động XTTM vào thị
trường các nước EU?

3
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Báo cáo “Kế hoạch hoạt động
XTTM 2020-2025 góp phần bảo đảm xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực
thi EVFTA, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do” dự kiến trình phê duyệt
trong tháng 6, Cục Xúc tiến Thương mại đã phối hợp với các đơn vị liên quan
trong Bộ Công Thương, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các hiệp
hội ngành hàng rà soát, đánh giá và khuyến nghị 10 ngành hàng cùng các mặt
hàng có tiềm năng, còn dư địa phát triển tại thị trường EU. Căn cứ vào tiềm
năng thị trường, khả năng cung ứng của Việt Nam và nội dung của Hiệp định
EVFTA, một số mặt hàng được nhìn nhận có cơ hội lớn theo Hiệp định bao
gồm:
- Nhóm Nông sản thực phẩm (Thủy sản, Trái cây tươi, Cà phê, hạt Điều,
hồ Tiêu, Cao su);
- Nhóm Công nghiệp chế biến (Dệt may, Da giày, đồ Gỗ);
- Điện tử.
Về tổng thể, số liệu tham khảo tiềm năng xuất khẩu của Tổ chức thương
mại thế giới (ITC) ước tính thị trường EU còn tới 49% dung lượng mà Việt Nam
có thể khai thác. Trong đó, nhóm công nghiệp chế biến còn 35%-60% chưa khai
thác và nhóm nông sản thực phẩm còn có thể khai thác từ 35%-90%, tuỳ theo
sản phẩm cụ thể. Hơn nữa, theo các chuyên gia, khi xây dựng các giải pháp phục
hồi sau đại dịch Covid-19 nên ưu tiên đặc biệt cho những ngành quan trọng có
đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU
trong thời gian gần đây để tận dụng lợi thế khi thực hiện EVFTA.
Thực tế quan hệ thương mại song phương trong thời gian qua cho thấy
EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 của hàng hóa Việt Nam. Các mặt hàng như dệt
may và da giày, điện thoại di động, máy tính, nông sản luôn được coi là các mặt
hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường các nước EU. Theo
các chuyên gia của châu Âu, nông sản Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng
xuất khẩu sang châu Âu. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh
được chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của EU, phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng EU, nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng tại châu Âu như hạt
điều, cà phê, rau củ, thanh long, vải…
Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, ưu đãi thuế quan ở hiệp định này
sẽ mang lại lợi thế to lớn cho các sản phẩm Việt như nông sản, thủy sản, đồ gỗ,
dệt may, da giày, điện tử,... Đặc biệt, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của
Việt Nam liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu
cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận… Đây
đều là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, do đó các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn nên tiếp tục tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng
bá nhãn hiệu, marketing sản phẩm các mặt hàng này để có thể tận dụng được ưu
đãi từ hiệp định EVFTA, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước EU.
4. Cần đổi mới cách tiếp cận và phương thức XTTM nhằm tối đa hóa
lợi ích của EVFTA đối với xuất khẩu
Trước hết, cần thay đổi cách nhìn nhận về những yêu cầu mới được đưa ra
4
theo EVFTA cho thị trường EU, theo Cục Xúc tiến thương mại không nên xem
đó là hàng rào thương mại mà chính cánh cửa mở ra sự bảo đảm cho phát triển
sản xuất, xuất khẩu bền vững của Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương
bình đẳng và bền vững được xây dựng trên sự tôn trọng, hợp tác và minh bạch
trong quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và bạn hàng EU, hợp tác
giữa các hiệp hội, cơ quan hỗ trợ thương mại (hải quan, cơ quan chứng nhận
chất lượng, logistics…) để nâng cao chất lượng xuất khẩu, đa dạng hoạt động
xúc tiến thương mại kết hợp truyền thống với các hoạt động phù hợp với bối
cảnh mới như tăng cường truyền thông xây dựng hình ảnh, thương hiệu, năng
lực sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong marketing xuất khẩu
và TMĐT; chú trọng nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng,

Trong bối cảnh hậu Covid-19, các thị trường, đặc biệt là thị trường EU sẽ
có những điều chỉnh đáng kể. Ở quy mô lớn hơn, sẽ có những điều chỉnh và dịch
chuyển của các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Những điều chỉnh này cùng với cơ
hội của Hiệp định EVFTA đặt ra yêu cầu đối với công tác XTTM cần thích ứng
kịp thời, có những hoạt động cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội của
EVFTA. Nhận thức rõ điều này, Cục XTTM đã lựa chọn trọng tâm cho giai
đoạn 2021-2025 về Xuất khẩu bền vững với các mục tiêu và định hướng chính
bao gồm: Hình thành hệ thống nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường
chuyên sâu cho một số ngành hàng chủ lực; Giữ vững sự đa dạng thị trường và
tăng dần tỷ trọng tại các thị trường cao cấp và các nhóm sản phẩm chất lượng
cao; Nâng cao năng lực cho các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan XTTM;
Lồng ghép được các hình thức XTTM để đảm bảo sử dụng hiê ̣u quả nguồn lực
XTTM và tạo hiê ̣u ứng lan toả trong hoạt đô ̣ng xuất khẩu.

5. Kế hoạch triển khai hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp khai
thác cơ hội từ EVFTA, phát triển các ngành hàng xuất khẩu tại thị trường
EU trong thời gian tới
Trên cơ sở những phân tích, nhận định ở trên, Cục XTTM xác định mục
tiêu của công tác XTTM trong thời gian tới, bao gồm: (i) Nâng cao năng lực
cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm chuẩn bị những hành
trang cần thiết để tiếp cận và khai thác thị trường EU một cách chủ động, hiệu
quả; (ii) Định hướng, hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động XTTM mang tính
trung và dài hạn, bài bản phù hợp với thị trường EU cho những ngành hàng có
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam; (iii) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà xuất
khẩu, hiệp hội tận dụng hiệu quả các nguồn lực, tối đa hóa lợi ích mà các cam
kết của hiệp định EVFTA mang lại; (iv) Bảo đảm cân bằng các yếu tố xuất khẩu
bền vững – bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng (kim ngạch và thị phần
xuất khẩu), tăng cường chất lượng xuất khẩu (mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch
vụ và thị trường; chất lượng sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu; khả năng tận dụng
EVFTA thiết lập chuỗi giá trị bền vững)
Kế hoạch hoạt động XTTM giai đoạn 2020-2025

5
Thứ nhất, với góc độ tiếp cận về thị trường, Cục XTTM đề xuất các nội
dung hoạt động XTTM phát triển thị trường theo hướng đảm bảo mức độ sáng
tạo, đa dạng hình thức nhưng có sự phối hợp và bổ trợ lẫn nhau, cụ thể:
- Kết hợp tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức, trên các phương
tiện khác nhau cho các sản phẩm/dịch vụ của Việt Nam trước trong và sau mỗi
hoạt động XTTM;
- Tối thiểu mỗi thị trường lớn, trọng điểm: hàng năm thực hiện 2 đến 3
hoạt động XTTM tại thị trường và 1 hoạt động đón đoàn mua hàng vào cho 5
ngành hàng/mặt hàng trọng điểm.
- Mỗi thị trường mới: hàng năm thực hiện 1 hoạt động XTTM tại thị
trường và 1 đoàn khách mua hàng vào Việt Nam.
- Hoạt động XTTM tại thị trường: hội chợ, hội nghị giới thiệu tiềm năng
cung ứng, tổ chức đoàn XTTM, kết nối kinh doanh, tuyên truyền quảng bá thông
qua hệ thống thương vụ, các tổ chức tương đồng hoặc đơn vị tư vấn.
- Hoạt động XTTM định hướng xuất khẩu tại Việt Nam: đón khách mua
hàng, hội nghị quốc tế, giới thiệu tiềm năng, năng lực, các hoạt động kết nối
kinh doanh (business matching), hội chợ triển lãm ngược, …
- Có thể kết hợp 1 thị trường lớn và 1 thị trường mới ở cùng khu vực để
tăng tính khả thi trong việc mời doanh nghiệp và tổ chức đoàn.
- Kết hợp nhiều sự kiện (ví dụ: đoàn giao thương kết hợp làm việc tại hội
chợ chuyên ngành hoặc sự kiện diễn đàn doanh nghiệp lớn tại thị trường triển
khai hoạt động xúc tiến); kết hợp nguồn lực và chương trình của địa phương gắn
kết hoạt động XTTM ngành hàng cho cùng 1 chương trình.
Thứ hai, về công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định
EVFTA và thị trường các nước đối tác EVFTA, liên quan đến nghiệp vụ XTTM,
Cục XTTM đề xuất 03 hoạt động triển khai ngay sau khi Hiệp định được phê
chuẩn: (i) Xây dựng cẩm nang xuất khẩu hướng dẫn những thông tin cụ thể, chi
tiết về các yêu cầu kỹ thuật, quy định, thực tiễn về quản lý XNK và phòng vệ
thương mại, xây dựng chiến lược tiếp cận và khai thác cơ hội thị trường hiệu
quả đối với ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang các nước đối tác EVFTA (dệt
may, đồ gỗ, cà phê); (ii) Bản tin thị trường trực tuyến nhằm giới thiệu thông tin
về thị trường các nước đối tác EVFTA; (iii) Tổ chức diễn đàn Doanh nghiệp
Việt Nam - EU tại Brussels giới thiệu cơ hội và tiềm năng khai thác EVFTA với
sự tham dự của lãnh đạo cấp cao hai bên.
Thứ ba, về công tác XTTM nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển
nguồn nhân lực, trong giai đoạn 5 năm đầu Hiệp định có hiệu lực, đề xuất triển
khai 05 nội dung, gồm có: (i) Truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu sản
phẩm, chỉ dẫn địa lý Việt Nam hướng tới thị trường EU; (ii) Xây dựng và phổ
biến tới doanh nghiệp các báo cáo nghiên cứu thị trường chuyên đề đối với sản
phẩm thế mạnh xuất khẩu sang EU để cập nhật thông tin và những thay đổi diễn
biến thương mại giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất
kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường; (iii) Hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp
6
các giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp hướng tới tiêu chí xanh
nhằm tiếp cận thị trường, định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế, phù hợp với
xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các nước
EU; (iv) Tăng cường các hoạt động XTTM thông qua Thương mại điện tử, xây
dựng ứng dung (App) truy xuất nguồn gốc phục vụ các doanh nghiệp có tiềm
năng xuất khẩu giúp tạo được sự hiểu biết, lòng tin của người tiêu dùng đối với
sản phẩm xuất khẩu của Viê ̣t Nam; (v) Xây dựng, phổ biến cho các địa phương
áp dụng Hệ sinh thái về XTTM, kết nối giao thương trực tuyến với thị trường
EU, nhất là hệ thống tham tán thương mại Việt Nam. EVFTA sẽ đóng vai trò
cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với thị trường EU
trong hệ sinh thái này. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ các thông tin
về thị trường và nhà nhập khẩu.

Hoạt động XTTM cụ thể đối với một số ngành hàng xuất khẩu nhằm
khai thác lợi ích của EVFTA trong thời kỳ hậu Covid-19
Đối với từng ngành hàng, tùy vào từng đặc điểm, tính chất, nhu cầu, Cục
Xúc tiến thương mại đang và sẽ triển khai tương ứng những hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp tận dụng lợi thế của Hiệp định EVFTA, cụ thể:
Ngành Dệt may
Các chỉ số về tình hình thị trường toàn cầu, thị trường châu Âu và nhất là
thị trường Đức và Pháp đều đang cho thấy những tác động nặng nề do đại dịch
gây ra. Doanh thu từ các kênh tiêu thụ đều báo con số giảm 30%-40% và sẽ còn
tiếp tục khó khăn cho cả 2020 và 2021. Các nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống
cửa hàng bị đóng cửa và khách hàng bị sụt giảm thu nhập. Tuy còn rất khó để
đưa ra những dự báo về thị trường trong ngắn hạn và dài hạn, cơ hội chia sẻ thị
trường cho Việt Nam, nhưng các chuyên gia thuộc Chương trình xúc tiến nhập
khẩu Thụy Sĩ (SIPPO) mới đây đã nhận định dự kiến khả năng khôi phục vào
mùa thu đông 2020 và nhóm sản phẩm có khả năng duy trì, phục hồi gồm nhóm
hàng cao cấp (luxury), vải kỹ thuật (technical textiles), đồ trẻ em, nội thất (home
textiles),…
Do đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đang thay đổi cách thức mua sắm,
việc hạn chế di chuyển sẽ khiến các cửa hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn,
buộc phải chuyển đổi phương thức bán hàng trên những kênh bán hàng trực
tuyến hoặc tương tự. Để thích ứng kịp thời với sự thay đổi này, Cục XTTM đã
triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ DNNVV phát triển kinh doanh, xúc tiến
thương mại trên môi trường TMĐT, cụ thể: Phối hợp với Amazon Global
Selling hỗ trợ và đào tạo các doanh nghiệp kỹ năng kinh doanh, xúc tiến xuất
khẩu sản phẩm bằng thương hiệu mình trên nền tảng thương mại điện tử
Amazon. Trong thời gian tới, Cục XTTM sẽ tiếp tục tìm hiểu và đàm phán với
những tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử như Alibaba, Global
Sources, Fibre2Fashion… để bổ sung thêm các kênh thương mại cho sản phẩm
dệt may Việt Nam tiếp cận gần hơn với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng
EU.

7
Bên cạnh đó, Cục XTTM sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Hiệp hội Dệt may
Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến cung cấp thông tin về EVFTA,
tập huấn kỹ năng XTTM trên nền tảng số, đào tạo thiết kế 3D thông minh cũng
như các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; thiết kế, phát triển sản phẩm để có
thương hiệu riêng cho sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Ngoài ra, theo các chuyên gia quốc tế đã đến lúc phải tăng cường quảng
bá hình ảnh công ty, giúp cho hình ảnh công ty rõ nét hơn trên truyền thông và
mạng xã hội. Minh bạch và Truyền thông để giành lại khách hàng và niềm tin
của người tiêu dùng là yếu tố rất quan trọng. Đây cũng là cách thức ngành dệt
may Việt Nam truyền tải được tới cho cộng đồng thời trang quốc tế hình ảnh
năng động của ngành dệt may Việt Nam, tận dụng cơ hội gia tăng tính cạnh
tranh của ngành nhờ Hiệp định EVFTA đang mở đường.
Đồng thời để tối đa hóa lợi ích từ việc giảm thuế ưu đãi, cần sớm triển
khai các hoạt động xúc tiến nhập khẩu, kết nối nguồn cung vải và nguyên phụ
liệu dệt may với các nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA, cũng như
tránh lệ thuộc vào một nguồn cung như thời gian qua.
Ngành Da giầy
Theo thông tin của Hiệp hội Da giầy và Túi xách Việt Nam, từ đầu năm
2020 đến nay ngành Da giầy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, do nhập
khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc bị đình trệ, dịch
bệnh bùng phát mạnh khiến hầu hết các nước châu Âu, Hoa Kỳ chuyển sang
tình trạng phong tỏa, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng loạt đơn hàng xuất
khẩu da giầy bị ngưng, hủy bỏ.
Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp trong nước và tại thị trường
xuất khẩu bị đình trệ do tình trạng phong tỏa kéo dài tại các nước. Trên cơ sở
kiến nghị của Hiệp hội, Cục Xúc tiến thương mại đề xuất các hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp ngành Da giầy khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất bình
thường sau Covid-19. Tập trung một số hoạt động như: Đào tạo theo hình thức
trực tuyến và trực tuyến về thị trường xuất khẩu, cập nhật các ưu đãi và quy định
của các Hiệp định thương mại tự do mới có hiệu lực (CPTPP, EVFTA…) để các
doanh nghiệp có định hướng phục hồi xuất khẩu ngay sau khi hết dịch; Nâng
cấp hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp ngành da giầy cập nhật và
nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường, hiệp định thương mại....; Kết nối cung
cầu, kết nối giao thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn cung và
phát triển hệ thống khách hàng; Đào tạo trực tuyến cho các doanh nghiệp về
thiết kế phát triển sản phẩm, marketing, quản lý chất lượng sản phẩm, các thủ
tục XNK mới và theo các hiệp định thương mại mới; Xây dựng phần mềm ứng
dụng trên điện thoại kết nối doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và doanh
nghiệp sản xuất giầy dép túi xách nhằm tăng khả năng tìm kiếm giao thương và
cung ứng NPL.
Ngành đồ gỗ
Dự báo sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ, ước tính ngay sau khi
có hiệu lực, EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU có thể
8
đạt 1 tỷ USD trong năm đầu tiên. Lợi ích từ EVFTA với ngành gỗ Việt Nam rất
nhiều, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong đó,
quan trọng là đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu cao từ thị trường EU khi các
hàng rào kỹ thuật gia tăng, người tiêu dùng đòi hỏi chặt chẽ về nguồn gốc gỗ
nhằm đảm bảo thực thi các chính sách về môi trường cũng như chú trọng giá trị
thiết kế.
Do vậy, những điểm yếu mà các doanh nghiệp ngành gỗ cần nhanh chóng
khắc phục là chất lượng và mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn hạn chế, chưa
thật phong phú đa dạng nên thiếu sức cạnh tranh so với các nước đối thủ như
Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm
đồ gỗ phần lớn lại thu được là nhờ gia công, phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt
hàng và thiết kế mẫu mã từ khách nước ngoài. Muốn tăng thị phần tại EU, doanh
nghiệp Việt Nam phải cải thiện thiết kế, đi kèm đó là chính sách xây dựng
thương hiệu và thương mại điện tử để tiếp cận đa dạng khách hàng EU, khu vực
có nền tảng thương mại trực tuyến phát triển nhất thế giới
Nhận thấy những khó khăn đó, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục phối
hợp với các tổ chức XTTM trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng tổ chức
các sự kiện xúc tiến thương mại như hội nghị/ hội thảo/ tập huấn nâng cao năng
lực quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã và kiểu dáng
phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại một số thị trường trọng điểm của
EU; triển khai chiến lược truyền thông trong 3-5 năm quảng bá tiềm năng ngành
chế biến gỗ, chất lượng và thương hiệu gỗ và các sản phẩn từ gỗ của Việt Nam
thông qua các hội chợ triển lãm, báo, tạp chí, kênh thông tin điện tử chuyên
ngành tại các nước EU.
Song song với việc phát triển sản phẩm, xây dựng hệ thống để đáp ứng tốt
hơn các yêu cầu chặt chẽ của thị trường, Cục XTTM sẽ tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với các hiệp hội ngành hàng để thử nghiệm, áp dụng thêm các công cụ mới
để kết nối khách hàng, đối tác như các phần mềm thiết kế sản phẩm ba chiều
(3D), hội chợ online 3D, tương tác trực tuyến (virtual trade fairs), … để bắt kịp
với xu hướng phát triển của ngành và hoạt động XTTM, marketing đặc thù cho
ngành hàng đồ gỗ của quốc tế.
Một cơ hội lớn của ngành đồ gỗ chính là thế mạnh về khả năng chủ động
vật liệu trong nước. Cục XTTM sẽ cùng các hiệp hội chế biến gỗ đẩy mạnh quan
hệ đối tác với các bạn hàng để tìm kiếm thêm các đối tác uy tín, cùng chuyển
giao máy móc, công nghệ, thu hút đầu tư để nâng cao vị thế của ngành trong
chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành Nông sản thực phẩm
Châu Âu là khu vực có tiềm năng đối với xuất khẩu các mặt hàng nông
lâm sản của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang EU gồm:
cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè, rau quả, các sản phẩm từ ngũ cốc. Trong đó một
số mặt hàng xuất khẩu sang EU chiếm tỷ lệ cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu
chung của cả nước. Để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trở lại cần đẩy mạnh
quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản các thị trường lớn mà thị trường Châu

9
Âu là thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam đứng thứ 2 sau
Trung Quốc.
Về hình thức XTTM, hàng năm Cục XTTM đã trực tiếp hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM lựa
chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị
trường Châu Âu để xây dựng đề án XTTM quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp
tham gia. Việc tham dự những hội chợ có uy tín, lớn hàng đầu thế giới ở châu
Âu liên tục, hàng năm giúp các doanh nghiệp đạt kết quả ngay tại sự kiện như
các hô ̣i chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành nông thủy sản, rau quả, thực phẩm
chế biến tại Pháp, Đức, Bỉ (Triển lãm thủy sản toàn cầu Brusels – Bỉ, Hội chợ
Rau quả Logistica Berlin – Đức, Hội chợ quốc tế công nghiệp thực phẩm Anuga
– Đức, Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm SIAL Paris - Pháp…). Bên
cạnh đó, sự xuất hiện thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp Việt Nam tại các
hội chợ này góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa, tích cực, dần xây dựng uy tín, hình
ảnh sản phẩm Việt Nam tại thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói
chung.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện
XTTM chuyên ngành hàng đầu thế giới tổ chức tại EU như trên, Cục XTTM sẽ
phối hợp với các hiệp hội ngành tăng cường các hoạt động truyền thông quảng
bá các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chất lượng của Việt Nam hướng tới thị
trường EU. Trong năm 2020, hoàn thiện việc xây dựng hệ thống nhận diện
thương hiệu của ngành thực phẩm Việt Nam (Foods of Vietnam) và các sản
phẩm truyền thông cho Thương hiệu ngành Thực phẩm Việt Nam để quảng bá
tại các hội chợ, triển lãm, các sự kiện xúc tiến thương mại tại Việt Nam và thị
trường EU.
Trong khuôn khổ Đề án “Tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn
hiệu tập thể ở nước ngoài” thuộc Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương
mại, Cục XTTM đang xây dựng kế hoạch phối hợp với tỉnh Bình Thuận và tỉnh
Sơn La triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý thanh long
Bình Thuận và cà phê Sơn La nhằm giúp tăng cường nhận biết về sản phẩm trên
thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng và quảng bá tại các sự
kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao Việt Nam tại thị trường EU.
Đối với ngành thủy sản, Cục XTTM sẽ tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội Chế biến
và XK Thủy sản Việt Nam (Vasep) duy trì chiến lược tuyên truyền xuất khẩu
sản phẩm cá tra trên các kênh trực tuyến hướng tới hỗ trợ cho các doanh nghiệp
và ngành công nghiệp cá tra của Việt tại Châu Âu tập trung vào 4 thị trường chủ
lực là Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha và Ý (chiếm 57% giá trị xuất khẩu) đồng thời
cũng là những thị trường có tác động mạnh mẽ đến các thị trường khác trong
khối châu Âu. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hội chợ chuyên ngành bị
hoãn hoặc hủy, trao đổi buôn bán bị đình trệ… hoạt động quảng bá trực tuyến
được xem là giải pháp hữu hiệu và phù hợp nhất giúp tạo nên một kênh thông tin
tổng hợp và chính thống về cá tra đến người tiêu dùng cuối cũng như các nhà
nhập khẩu; giúp doanh nghiệp duy trì kết nối thị trường, quảng bá thương hiệu,
sản phẩm cũng như chuẩn bị tốt để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu,
10
xúc tiến thương mại tại các thị trường mục tiêu ngay sau khi dịch Covid-19
được đẩy lùi.
Châu Âu là thị trường cao cấp rất chú trọng đến các sản phẩm hữu cơ với
một số những tiêu chuẩn riêng cho các mặt hàng nông sản chất lượng cao như
chứng nhận Organic, Rainforest, Fairtrade… Một dự báo hậu Covid-19 từ thị
trường EU cho tất cả các nhóm hàng sẽ là xu hướng chuyển dịch mạnh hơn về
nhu cầu đối với các sản phẩm bền vững, sống xanh, hữu cơ,… Trong EU, thị
trường Đức nằm trong TOP 10 thị trường trọng điểm của ngành Nông nghiệp
hữu cơ Việt Nam, bên cạnh đó XTTM thị trường này có thể giúp các doanh
nghiệp tiếp cận thị trường Châu Âu và từ đó có cơ hội học hỏi công nghệ chế
biến đạt chuẩn cũng như qua các yêu cầu từ phía khách hàng, sẽ thúc đẩy sự đổi
mới từ phía các doanh nghiệp, khắc phục được các nhược điểm của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay. Do vậy, Cục XTTM sẽ tiếp tục hỗ trợ
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia
gian hàng Việt Nam tại Hội chợ sản phẩm hữu cơ BIOFACH tại Nuremberg -
Đức.
Ngoài ra, một số loại sản phẩm nông sản của Việt Nam trên thực tế chưa
có sức cạnh tranh với các sản phẩm hữu cơ các nước khác cùng khu vực, nguyên
nhân chính do khâu chế biến, đa dạng hóa sản phẩm còn nhiều hạn chế làm giảm
giá trị gia tăng của sản phẩm. Hầu hết phải xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ
chế đóng trong bao bì lớn, không có thương hiệu nên giá rất thấp, người sản xuất
kinh doanh chịu rất nhiều thua thiệt. Các Doanh nghiệp Việt Nam chưa xây
dựng được thương hiệu nổi tiếng nên chưa xuất khẩu được thành phẩm đóng
trong bao bì nhỏ phân phối tới tận tay người tiêu dùng. Trước bối cảnh đó, Cục
XTTM sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện một số hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp
nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chí để đạt chứng
nhận quốc tế cho sản phẩm. Đồng thời kết nối chuyên gia thiết kế và marketing
trong và ngoài nước để cùng doanh nghiệp nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, bao bì
sản phẩm, nhận diện thương hiệu, thông điệp truyền thông thương hiệu giúp gia
tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu.

6. Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì khi EVFTA được
thực thi để khai thác cơ hội XTTM trên thị trường EU?
EVFTA có hiệu lực sẽ đem lại cả cơ hội đa dạng hóa thị trường và mặt
hàng xuất khẩu cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thách
thức là sự cạnh tranh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ khốc liệt hơn ngay
cả tại thị trường nội địa do đó các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm phẩm hàng hóa, đẩy mạnh các hoạt động
XTTM chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, để tận dụng
hiệu quả các cơ hội mà EVFTA mang lại.
Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, da giày,
đồ nội thất, thủy sản có quy mô lớn và kinh doanh bài bản đã vào thị trường EU.
Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp DNNVV với nguồn lực hạn chế, quy trình

11
sản xuất chưa đạt chuẩn EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho R&D, chưa khai
thác hiệu quả tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu… thiếu nhân lực có ngoại ngữ
và kỹ năng đàm phán XTTM chuyên nghiệp để thực hiện hoạt động xuất khẩu
vào thị trường EU.
Để công tác XTTM đạt hiệu quả cao và mang lại cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp thì ngoài những hỗ trợ của Nhà nước, về phần mình các doanh nghiệp
Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động nghiên cứu
thông tin để có sự chuẩn bị tích cực. Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện
từ nghiên cứu thông tin về thị trường EU đến đầu tư phát triển sản phẩm đảm
bảo tuân thủ tiêu chuẩn và quy định về hàng hóa nhập khẩu của EU cũng như
chuẩn bị kỹ kế hoạch xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường mục tiêu...
Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe của các thị
trường nhập khẩu, phải coi đây là mục tiêu hàng đầu. Cùng với việc nâng cao
chất lượng là cải thiện năng suất để giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì
để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, quan tâm phát triển thương hiệu.
Tập quán và xu hướng tiêu dùng của EU quan tâm nhiều đến các yếu tố
bền vững. Cục XTTM sẽ có các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho ngành
hàng, xây dựng hình ảnh chất lượng, minh bạch. Đó cũng chính là những giá trị
cốt lõi mà từng ngành, từng doanh nghiệp, từng sản phẩm phải thể hiện đồng bộ.
Các doanh nghiệp cần chung tay bằng hành động thiết thực, chứng minh bằng
chất lượng, tuân thủ cam kết, bảo đảm minh bạch. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt,
che giấu sai phạm/chưa đạt chuẩn sẽ gây tổn hại cho uy tín, tính minh bạch của
cả ngành và ở mọi thị trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động, tích cực trong
việc phối hợp với tổ chức XTTM xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai hoạt
động XTTM đảm bảo hoạt động XTTM sát thực, khả thi, hiệu quả. Chủ động,
quyết tâm, mạnh dạn đầu tư kinh phí cho XTTM trong và ngoài nước, nâng cao
năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác XTTM nhằm chuyên nghiệp hóa
năng lực thực thi và tối đa hóa hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại.

7. Vai trò bệ đỡ của các Bộ ngành, địa phương và cơ quan XTTM


Để công tác XTTM đạt hiệu quả cao và mang lại cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp đẩy mạnh phát triển thị trường EU thì cần có sự phối hợp hiệu quả từ các
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức XTTM và bản thân doanh nghiệp.
Về phía các Bộ ngành, địa phương:
- Thực hiện tốt công tác định hướng và có chương trình hỗ trợ sản xuất
sản phẩm có chất lượng, sẵn sàng tham gia thị trường.
- Chỉ đạo hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng, miền
nhằm quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu.
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại nhằm phát huy tối đa các nguồn
lực thực hiện hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.
12
Về phía các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM, phấn đấu trở thành các tổ chức hỗ
trợ xuất khẩu có năng lực, có uy tín, có khả năng trong việc cung cấp thông tin
về chính sách, thị trường đồng thời có khả năng thực thi các hoạt động XTTM
trong và ngoài nước một cách bài bản, chuyên nghiệp.
- Thường xuyên đánh giá nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp, nắm bắt
xu hướng thị trường từ đó đưa ra kế hoạch XTTM phù hợp, hiệu quả cho cộng
đồng doanh nghiệp địa phương, ngành hàng.
- Tăng cường liên kết hoạt động XTTM giữa các tổ chức XTTM, tích cực
chia sẻ thông tin nhằm tận dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí và triển
khai các hoạt động trùng lắp, cạnh tranh lẫn nhau.
- Các hiệp hội doanh nghiệp nên tích cực thúc đẩy xuất khẩu của các
doanh nghiệp thành viên thông qua nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các
lợi ích của EVFTA và hướng dẫn về pháp lý để tận dụng lợi ích của hiệp định
này.
- Các Hiệp hội, trung tâm XTTM-ĐT địa phương cần huy động thêm
nguồn lực, cải thiện năng lực hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả vai trò
đại diện, cầu nối, hỗ trợ doanh nghiệp XTTM và quảng bá hình ảnh của ngành
hàng xuất khẩu ở thị trường EU trong thời gian tới./.

13

You might also like