You are on page 1of 3

BÀI VIẾT PHỤC VỤ TUYÊN TRUYỀN VỀ

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP
_________________
Bài 1: Dấu ấn của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs)
đối với phát triển kinh tế
Trải dài chặng đường gần 35 năm, Việt Nam đã tiến hành mở cửa kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu để tiến hành đổi mới, hợp tác sâu hơn, rộng hơn và toàn diện
hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình phát triển toàn diện đó,
dấu ấn của việc nghiên cứu, đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) đã thể hiện sắc nét bởi nó gắn một cách chặt chẽ với sự đổi mới
của quan hệ sản xuất; sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay đổi tích cực về
tư duy sản xuất và quan hệ thương mại với các đối tác thương mại, đầu tư trong
khu vực và quốc tế.
Từ một nước mới chập chững bước vào hội nhập kinh tế với các đối tác
trong khu vực ASEAN, ta đã khẳng định quyết tâm chính trị từng bước tham gia
vào các FTA song phương và khu vực và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
khiến nhiều đối tác khu vực cảm thấy bất ngờ về năng lực hội nhập kinh tế của
Việt Nam. Đây đây chính là động lực để phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn và tiếp
tục hội nhập hiệu quả hơn nữa.
Minh chứng thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong đàm phán FTA
chính là việc là sự chuyển đổi nhanh chóng đàm phán các FTA thông thường lên
mức độ cao hơn, phạm vi rộng hơn, cam kết chặt chẽ hơn, đó chính là FTA thế hệ
mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã tham gia một số FTA thế hệ mới
với phạm vi cam kết sâu rộng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu (EVFTA) cùng hàng loạt các FTA khác.
Chúng ta vẫn thường ví von rằng viê ̣c đàm phán thành công và gia nhâ ̣p
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 được coi là đưa nền kinh tế
Việt Nam “vươn ra biển lớn”. Sau đó, chúng ta bắt đầu tham gia đàm phán các
hiệp định FTA tiêu chuẩn chung, thì với việc Hiệp định CPTPP được ký kết và đi
vào thực thi và Hiệp định EVFTA chuẩn bị có hiệu lực, chúng ta đã bước đầu
thực hiện một cách xuất sắc các chủ trương được đề ra tại Nghị quyết số 06-
NQ/TW, ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính
trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các FTA thế hệ mới. Đồng thời, sự
kiện này cũng đánh dấu việc nước ta chính thức chuyển sang giai đoạn thứ ba của
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là giai đoạn thực hiện các FTA thế hệ mới.

1
Với Hiệp định CPTPP, việc các nước, trong đó có các thị trường mới như
Mê-hi-cô và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho nhiều hàng hóa của Việt
Nam sẽ tạo ra những cú hích tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2018, dự báo
đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ
USD lên 80 tỷ USD.
Hiện tại, các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch
thương mại hơn 10.000 tỷ USD, hơn nữa các nước CPTPP lại bao gồm các thị
trường lớn, điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi khi chuỗi cung ứng mới được
hình thành và phát triển. Tham gia CPTPP là điều kiện quan trọng để Việt Nam
nâng tầm trình độ phát triển nền kinh tế; cải cách cơ chế chính sách kinh tế; tăng
năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn
sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các
ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh.
Cũng như tham gia WTO, tham gia CPTPP sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp
tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác
định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế
của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo
hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc
tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Với Hiệp định EVFTA, EU là thị trường có sức mua lớn với dân số trên 500
triệu người tiêu dùng, và đang là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và trên Trung Quốc, các
nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi được đưa vào thực thi, với cam kết
xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai
bên đã cam kết, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường EU, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các
mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như: dệt may, da giày, nông thủy
sản, đồ gỗ v.v.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm
2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với việc nếu như không
có Hiệp định. Theo đó, về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam
tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm
2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Không dừng lại ở CPTPP và EVFTA, hiện Việt Nam đang tiếp tục công
cuộc mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán một số FTA khác như FTA
Việt Nam – Ítx-ra-ren (VIFTA), FTA Việt Nam - Khối EFTA và cùng các nước
2
ASEAN tham gia đàm phán Hiệp định RCEP. Hiện tại các Hiệp định này đã trải
qua nhiều phiên đàm phán và đã đạt được tiến bộ ở một số nội dung, lĩnh vực
quan trọng, cũng như xác định được những vấn đề còn tồn tại để đẩy mạnh đàm
phán. Trong thời gian tới, Việt Nam với Ítx-xa-ren, và Việt Nam với Khối EFTA
sẽ tiếp tục có những trao đổi thẳng thắn nhằm đưa ra hướng xử lý hiệu quả đối với
các vấn đề còn tồn tại./.

Vụ Chính sách thương mại đa biên

You might also like