You are on page 1of 4

ÔN TẬP THI HỌC KÌ ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Ozon oxi hóa Ag2O thành Ag. B. Ozon oxi hóa I- thành I2.
C. Ozon có thể oxi hóa hầu hết các kim loại trừ Au,Pt. D. Oxi bền hơn ozon.
Câu 2: Cho các chất sau: CuO(1),Ag(2),FeO(3),Zn(4,) Fe3O4(5). Dd H2SO4 đặc, nóng tác dụng với
chất nào tạo khí?
A.2,4 B.2,3,4. C.2,3,4,5. D.1,2,3,4,5.
Câu 3: Nung nóng m gam bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian thu được 15 gam hỗn hợp X
gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . X phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 4,2 lít
khí SO2 (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là
A. 6,3. B. 10,5. C. 31,5. D. 12,6.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng.
C. Hàn cắt kim loại. D. Tẩy trắng tinh bột.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử ozon có 2 liên kết cộng hoá trị và 1 liên kết cho nhận./
(2) Người ta dùng bột lưu huỳnh để thu hồi thuỷ ngân khi nhiệt kế bị vỡ./
(3) Lưu huỳnh được khai thác từ các mỏ bằng cách dùng nước siêu nóng làm nóng chảy lưu
huỳnh./
(4) Hai dạng thù hình của lưu huỳnh chỉ khác nhau về cấu tạo tinh thể. x
(5) Trong đơn chất và hợp chất, oxi chỉ có ba mức số oxi hóa là -2, 0, +1.x
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng
thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 11,08 gam muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra
ở đktc là:
A. 0,896 lít B. 1,344 lít C. 1,568 lít D. 2,016 lít
Câu 7: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta
A. rót nhanh nước vào axit. B. rót nhanh axit vào nước.
C. rót từ từ nước vào axit. D. rót từ từ axit vào nước.
Câu 8: Cho 15,6 gam hỗn hợp ba kim loại gồm Al, Cu, Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng
dư. Sau phản ứng thu được 7,84 lít khí SO 2 (đkc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 49,2 . B. 49,9. C. 32,75. D. 32,4.
Câu 9: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có
không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng
thu được hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa
đủ V lít khí O2 (đkc). Giá trị của V là
A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch H2S để lâu trong không khí bị vẩn đục màu đen.
(2) Khí H2S không màu, rất độc, nhẹ hơn không khí.
(3) H2S chỉ có tính khử khi tham gia phản ứng với kim loại
(4) Trong công nghiệp, người ta sản xuất H2S từ FeS và dung dịch HCl.
(5) Khi sục khí SO2 vào dung dịch axit sufuhiđric thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Lưu huỳnh tác dụng với hidro tạo ra axit sunfuhiđric.
(2) Trong công nghiệp, oxi được điều chế từ các hợp chất giàu oxi và kém bền đối với nhiệt.
(3) Phần lớn lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric.
(4) Chỉ khi tác dụng với kim loại lưu huỳnh mới thể hiện tính oxi hoá.
(5) Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 12: Trong hợp chất nào sau đây, số oxi hoá của lưu huỳnh là +4?
A. SO3. B. Na2SO3. C. Na2S. D. K2SO4.
Câu 13: Sục khí hiđro sunfua lần lượt qua các dung dịch sau: KNO 3, Pb(NO3)2, CuCl2, FeSO4,
Na2CO3. Có bao nhiêu trường hợp sinh ra kết tủa?
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 14: Cho V lít SO2 (đkc) tác dụng hết với dung dịch brom dư. Sau đó thêm tiếp dung dịch
BaCl2 dư vào, thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120. B. 2,240. C. 0,112. D. 0,224.
Câu 15: Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nào sau đây?
A. Ba(OH)2. B. Cu(NO3)2. C. MnCl2. D. Na2SO3.
Câu 16: Các chất trong dãy nào sau đây phản ứng với dung dịch brom?
A. H2S, N2, CO2. B. SO2, H2S, H2SO4 đặc nóng .
C. SO2, SO3, CO2 D. SO2, H2S, NaI.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong muối sunfua, lưu huỳnh chỉ thể hiện số oxi hoá là -2.
B. Hiđro sunfua là chất lỏng màu vàng, mùi trứng thối.
C. Hiđro sunfua làm quỳ tím ẩm hoá đỏ.
D. Hiđro sunfua không tan trong nước.
Câu 18: Cho lượng dư H2S vào dung dịch Pb(NO3)2 thu được 7,17 g kết tủa. Khối lượng Pb(NO3)2
đã dùng là
A. 6,62 gam. B. 6,93 gam. C. 9,93 gam. D. 3,31 gam.
Câu 19: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng đều có khí sinh ra?
A. Na2CO3, CuO, Cu, S. B. Na2SO3, Cu, FeO, Fe.
C. Na2SO3, Ag, Al2O3, Cu. D. Na2CO3, Fe2O3 , Fe, CuSO4.
Câu 20: Chọn phát biểu sai.
A. Ozon là một dạng thù hình của nguyên tố oxi.
B. Nguồn cung cấp oxi ổn định trong tự nhiên là quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Khí oxi tan trong nước ít hơn so với khí ozon.
D. Trong điều kiện thường, oxi và ozon đều là chất khí, không màu.
Câu 21: Để phân biệt oxi và ozon người ta có thể dùng
A. mẩu than cháy đỏ. B. dung dịch NaOH.
C. hồ tinh bột và quỳ tím. D. dung dịch KI và quỳ tím.
Câu 22: Cho H2SO4 đặc, nóng lần lượt phản ứng với các chất sau: (1) FeSO 4, (2) S, (3) CuO, (4)
Ba(NO3)2, (5) Fe2O3, (6) Ag. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Dẫn 3,36 lít (đkc) hỗn hợp khí X gồm O 2 và O3 đi qua dung dịch KI dư, sau khi phản ứng
xong thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Thành phần phần trăm thể tích của O2 trong X là
A. 33,33%. B. 66,67%. C. 25%. D. 75%.
Câu 24: Có thể phân biệt ba dung dịch loãng: NaOH, HCl, H2SO4 chỉ bằng một thuốc thử là
A. quỳ tím. B. dung dịch Ba(OH)2. C. BaCO3. D. dung dịch BaCl2.
Câu 25: Dẫn 8,96 lít khí H2S (đkc) vào 80 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml). Sau khi phản
ứng xong thu được dung dịch chứa
A. NaHS. B. Na2S và NaHS. C. Na2S và NaOH dư. D. Na2S.
Câu 26: Cho V lít khí SO2 (đkc) vào 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M, sau phản ứng thu được 6
gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,680 hoặc 2,016. B. 2,240 hoặc 1,120. C. 2,016 hoặc 1,120. D. 3,360
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam nhôm trong khí oxi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 5,05 B. 5,15 C. 5,1 D. 5,2
Câu 28: Hỗn hợp X gồm Cu, Al, FeO có khối lượng là 26,2 gam. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: cho tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1M dư thu được 3,36 lít khí H2 (đkc).
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 5,6 lít khí SO2 (đkc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 250. B. 200. C. 150. D. 50.
Câu 29: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế SO2 từ
A. H2SO4 (loãng), Na2SO3. B. H2SO4 (đặc, nóng) S
C. H2SO4 (loãng), FeS D. HNO3, S
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Liên kết hoá học trong phân tử O2 là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
B. Dưới áp suất khí quyển, oxi không thể hoá lỏng.
C. Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
D. Khí oxi tan ít trong nước.

You might also like