You are on page 1of 96

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA VẬT LÝ
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG


Đề tài:

Sinh viên thực hiện ĐỖ VĂN ĐỨC


HỒ VĂN HƯNG
TRẦN NGỌC HUY
Lớp ĐTVT K28
Cán bộ hướng dẫn Th.S LÊ HỮU BÌNH
Th.S HOÀNG THỊ TỐ PHƯỢNG

HUẾ, 05/2009
Lời nói đầu
Công nghệ SDH (Synchronous Digital Hierachy) ra đời đã đánh dấu một bước
phát triển mới trong lĩnh vực truyền dẫn của các mạng Viễn thông trên thế giới. SDH
đã và đang mang lại cho các nhà khai thác mạng một giải pháp mạng tương lai với
những ưu thế trong việc ghép kênh đơn giản, băng tần truyền dẫn rộng, tương thích
với các giao diện PDH hiện có…tạo ra khả năng quản lý mạng một cách tập trung.

Trên cơ sở kế thừa những đặc điểm của SDH, công nghệ NG-SDH (Next
Generation - SDH) ra đời đã khắc phục được những hạn chế của mạng truyền dẫn
SDH. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng, các hãng cung
cấp thiết bị Viễn thông, các nhà khai thác Viễn thông cũng đã và đang xây dựng mạng
lưới truyền dẫn của mình dựa trên công nghệ NG-SDH.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của
mình là: “Nghiên cứu hệ thống truyền dẫn SDH Alcatel Lucent STM-16 ở VNPT Thừa
Thiên Huế” để có một cái nhìn tổng quát nhất về công nghệ NG-SDH đã được triển
khai và khai thác ở VNTP Thừa Thiên Huế.

Đề tài gồm có hai phần chính:

- Phần I: Nghiên cứu cấu trúc của hệ thống truyền dẫn quang, công nghệ
SDH và NG-SDH (Next Generation - SDH).

- Phần II: Tìm hiểu thiết bị OMSN (Optinex Multi Service Node) dựa trên
công nghệ NG-SDH của Alcatel Lucent đang được sử dụng trên mạng Viễn
thông của VNPT Thừa Thiên Huế, nghiên cứu sâu vào thiết bị 1660SM với
dung lượng STM-16.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của tất cả các thầy cô và quý bạn đọc.

2
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ADM Add/Drop Multiplexer


ATM Asychronous Transfer Mode
AU Administrative Unit
AUG Administrative Unit Group
COADM Coarse Optical Add/Drop Multiplexer

CONGI Control & General Interface

CWDM Coarse WDM

DCC Data Communication Channel

DCN Data Communication Network

ECC Embeded Control Chanel

ECT Equipment Craft Terminal

EML Element Management Layer

EOW Engineering Order Wire Extension

ESCON Enterprise Systems CONnection

FADs Functional Access Domains

FDDI Fiber Distributed Data Interface


FDM Frequency Division Multiplexing
FEC Forwarding Equivalent Class
FICON Fiber CONnectivity

GFP Generic Framing Procedure

HDLC High-level Data Link Control

HOCC Higher Order Cross Connections

ISA Integrated Service Adapter

3
ISA PR Packet Ring card

ISA PR-EA Packet Ring Edge Aggregator card

ISDN Intergrated Services Digital Network

LAPS Link Access Protocol SDH

LCAS Link Capacity Adjustment Scheme

LER Label Edge Router

LOCC Lower Order Cross Connections

LSP Label Switch Path


LSR Label Switching Router
MPLS Multi Protocol Label Switching

NADs Network Access Domains

NE Network Element

NES Network Element Synthesis

NML Network Management Layer

NMS Network Management System


OMSN Optinex Multi Service Node
PCM Pulse Code Modulation
PDH Plesiochronous Digital Hierachy

PRC Primary Reference Clock

QoS Quality of Service

REG Regeneration

SDH Synchronous Digital Hierachy

NG – SDH Next Generation SDH

SEC Synchronous Equipment Clock

SERGI Service General Interface

4
SETG Synchronous Equipment Timing Generation

SETS Synchronous Equipment Timing Source

SLAs Service Level Agreements

SNCP SubNetwork Connection Protection

SONET Synchronous Optical Network

SPF Small Form Pluggable

SSU Synchronization Supply Unit

TDM Time Division Multiplexing

TMN Telecommunication Management Network

TU Tributary Unit

TUG Tributary Unit Group

VC Virtual Container

VCAT Virtual Concatenation

WDM Wavelength Division Multiplexing

5
MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN SỢI QUANG
1.1. Giới thiệu về thông tin quang........................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái quát chung..................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cấu trúc và các thành phần chính trong tuyến truyền dẫn quangError!
Bookmark not defined.
1.2. Kỹ thuật ghép bước sóng quang (WDM). .Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Nguyên lý cơ bản của ghép bước sóng quang (WDM)Error! Bookmark
not defined.
1.2.2. Ưu điểm của công nghệ WDM...........Error! Bookmark not defined.
1.3. Các cấu trúc mạng quang..........................Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Cấu hình điểm nối điểm......................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Cấu hình đa điểm................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Cấu hình rẽ nhánh...............................Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Cấu hình vòng.....................................Error! Bookmark not defined.
1.3.5. Cấu hình đa vòng................................Error! Bookmark not defined.
Chương 2. CÔNG NGHỆ SDH
2.1. Lịch sử phát triển của các hệ thống truyền dẫnError! Bookmark not defined.
2.2. Kỹ thuật phân cấp số cận đồng bộ PDH....Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của PDH...............Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Hạn chế của phân cấp số cận đồng bộ Error! Bookmark not defined.
2.3. Công nghệ SDH........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Các khái niệm về SDH........................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Các đặc điểm của SDH.......................Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phân cấp hệ thống SDH......................Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Cấu trúc ghép kênh SDH....................Error! Bookmark not defined.

6
2.3.5. Các khối chức năng của bộ ghép kênh SDH....Error! Bookmark not
defined.
2.3.6. Cấu trúc khung STM-1.......................Error! Bookmark not defined.
2.3.7. Cấu trúc khung STM-N (N = 4, 16)....Error! Bookmark not defined.
2.4. Công nghệ NG - SDH...............................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Hạn chế của công nghệ truyền dẫn SDH truyền thốngError! Bookmark
not defined.
2.4.2. Ưu điểm của SDH thế hệ mới NG-SDHError! Bookmark not defined.
2.4.3. Các công nghệ của mạng NG-SDH....Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Một số hạn chế của công nghệ NG-SDHError! Bookmark not defined.
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ OMSN
3.1. Giới thiệu chung........................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Các chức năng của thiết bị OMSN............Error! Bookmark not defined.
3.3. Các ứng dụng dịch vụ trên thiết bị OMSN Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Dịch vụ Ethernet.................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Dịch vụ truyền dữ liệu........................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Dịch vụ ATM......................................Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Dịch vụ MPLS....................................Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Dịch vụ CWDM..................................Error! Bookmark not defined.
3.4. Hệ thống quản lý trong mạng sử dụng OMSNError! Bookmark not defined.
3.4.1. Cấu trúc của hệ thống quản lý.............Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phần mềm khai báo đầu cuối 1320CT Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Hệ điều hành.......................................Error! Bookmark not defined.
Chương 4. CẤU TRÚC PHẦN CỨNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA
THIẾT BỊ 1660SM STM – 16
4.1. Cấu trúc chức năng của thiết bị 1660SM STM-16..Error! Bookmark not
defined.
4.1.1. Common Card.....................................Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Các Card LS và HS.............................Error! Bookmark not defined.

7
4.1.3. Các bộ khuếch đại quang....................Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Card ISA.............................................Error! Bookmark not defined.
4.1.5 Card CWDM........................................Error! Bookmark not defined.
4.2. Các cơ chế bảo vệ của thiết bị 1660SM....Error! Bookmark not defined.
4.2.1. EPS (Equipment Protection Switching)Error! Bookmark not defined.
4.2.2 MSP (Multiplexer Section Protection).Error! Bookmark not defined.
4.2.3 SNCP (Subnet connection Protection). Error! Bookmark not defined.
4.3. Đồng bộ trong thiết bị 1660SM.................Error! Bookmark not defined.
Chương 5: HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SDH ALCATEL LUCENT STM – 16
CỦA VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ
5.1. Giới thiệu chung........................................Error! Bookmark not defined.
5.2. Cấu trúc mạng truyền dẫn SDH ALCATEL của Viễn thông Thừa Thiên Huế.
..........................................................................Error! Bookmark not defined.
5.3. Cấu trúc các Ring STM-16 và dung lượng của các ADMError! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................Error! Bookmark not defined.

8
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
SỢI QUANG
1.1. Giới thiệu về thông tin quang

1.1.1. Khái quát chung

Lưu lượng thông tin trên Internet đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, các
loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, có yêu cầu tốc độ cao, băng thông rộng. Các kỹ
thuật truyền dẫn bằng cáp đồng và viba số không thể đáp ứng tốt các yêu cầu này.

Sự ra đời của của công nghệ truyền dẫn quang có thể xem như một bước ngoặc
trong việc giải quyết các yêu cầu về tốc độ và băng thông cho các dịch vụ truyền
thông đa phương tiện. Sợi quang có băng thông rộng, lên tới hàng Tbps nên có thể
thiết lập hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao, suy hao tín hiệu không đáng kể (trung
bình khoảng 0,2dB/km). Cáp sợi quang hoàn toàn cách điện, không chịu ảnh hưởng
của sấm sét, không bị can nhiễu bởi trường điện từ, xuyên âm giữa các sợi quang
không đáng kể. Vật liệu chế tạo là SiO 2 sẵn có trong tự nhiên nên giá thành thấp. Với
các ưu điểm vượt trội này, sợi quang đang được chọn làm phương tiện truyền dẫn
hàng đầu trong các mạng đường trục, mạng thành phố, mạng vùng và mạng truy nhập.

Cùng với sợi quang, công nghệ chế tạo các nguồn phát quang và thu quang đã
tạo ra hệ thống thông tin quang với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các hệ
thống thông tin khác, đó là :

- Suy hao truyền dẫn nhỏ.

- Băng tần truyền dẫn lớn.

9
- Không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ.

- Có tính bảo mật thông tin cao.

- Kích thước và trọng lượng nhỏ.

- Độ tin cậy cao và linh hoạt.

1.1.2. Cấu trúc và các thành phần chính trong tuyến truyền dẫn quang

Trong hệ thống thông tin quang, tín hiệu điện từ các thiết bị đầu cuối khác nhau
được chuyển thành tín hiệu quang thông qua bộ chuyển đổi điện quang (E/O). Các tín
hiệu quang này được khuếch đại với công suất đủ lớn để đưa vào môi trường truyền
dẫn là cáp sợi quang. Với khoảng cách truyền dẫn lớn, công suất của tín hiệu có thể
suy giảm trên đường truyền. Trong trường hợp này cần phải dùng thêm các trạm lặp
để bù lại công suất đã bị suy giảm. Ở đầu thu, quá trình thực hiện ngược lại so với đầu
phát, nghĩa là tín hiệu thu được là tín hiệu quang được đưa qua bộ chuyển đổi quang
điện (O/E) để khôi phục lại nguyên dạng tín hiệu điện ban đầu, đưa đến thiết bị đầu
cuối của bên nhận. Hình 1.1 dưới đây mô tả cấu trúc tổng quát của một hệ thống
thông tin quang.

thoại
Bộ chuyển đổi Bộ chuyển đổi
Bộ lặp đường dây
điện – quang quang – điện
dữ liệu
E/O O/E E/O O/E

Fax  Sợi quang Sợi quang 

hình ảnh

Hình 1.1. Minh họa cấu trúc hệ thống thông tin quang
Một đặc điểm quan trọng của sợi quang là độ rộng băng tần, cáp sợi quang có
thể truyền tín hiệu với tần số cao hơn rất nhiều so với cáp kim loại và cáp đồng trục.
Đặc điểm này cho phép các nhà khai thác thực hiện các dịch vụ truyền thông băng

10
rộng hiện đang có nhu cầu phát triển lớn. Đặc biệt, với công nghệ ghép kênh phân
chia theo bước sóng quang (WDM), nhiều kênh tín hiệu có bước sóng khác nhau có
thể truyền dẫn đồng thời trên một sợi quang. Công nghệ WDM cho phép khai thác
đến mức tối đa độ rộng băng tần của sợi quang, làm cho dung lượng truyền dẫn trên
mỗi sợi quang trở nên rất lớn.

1.2. Kỹ thuật ghép bước sóng quang (WDM)

1.2.1. Nguyên lý cơ bản của ghép bước sóng quang (WDM)

Trong các tuyến thông tin quang điểm nối điểm thông thường, mỗi một sợi
quang sẽ có một nguồn phát quang ở phía phát và một tách sóng quang ở phía thu. Các
nguồn phát quang khác nhau sẽ cho ra các luồng ánh sáng mang các tín hiệu khác
nhau và phát vào sợi dẫn quang xác định riêng biệt, bộ tách sóng quang tương ứng sẽ
nhận tín hiệu từ sợi này. Như vậy muốn tăng dung lượng hệ thống thì phải sử dụng
thêm sợi quang. Kỹ thuật ghép bước sóng quang sẽ cho phép ta tăng dung lượng kênh
mà không cần tăng tốc độ bit đường truyền và cũng không cần dùng thêm sợi dẫn
quang, nó đã thực hiện truyền các luồng ánh sáng với các bước ánh sáng khác nhau
trên cùng một sợi. Ở đầu thu có thể thực hiện thu các tín hiệu quang riêng biệt nhờ quá
trình lọc các bước sóng khác nhau này.

Hình
1.2. Hệ thống ghép kênh quang WDM

11
Hình 1.2 minh họa nguyên lý chung của một hệ thống thông tin quang WDM.
Các nguồn tín hiệu điện ban đầu S1, S2, …, Sn sau khi qua bộ chuyển đổi điện/quang
được chuyển thành các luồng tín hiệu quang có bước sóng khác nhau (1, 2, …, n).
Các tín hiệu quang này được ghép lại tạo thành một luồng quang đa bước sóng nhờ
thiết bị ghép kênh quang (MUX) để truyền trên một sợi quang. Ở đầu thu, luồng quang
đa bước sóng được đưa qua bộ tách kênh (DEMUX) để tách thành các tín hiệu quang
với bước sóng khác nhau ban đầu. Các tín hiệu quang này được đưa qua bộ chuyển
đổi quang/điện để khôi phục lại tín hiệu gốc ban đầu, đưa đến thiết bị đầu cuối.

1.2.2. Ưu điểm của công nghệ WDM

So với công nghệ truyền dẫn đơn kênh truyền thống, công nghệ WDM có ưu
điểm nổi trội nhất là tăng dung lượng truyền dẫn trên mỗi sợi quang lên rất lớn nhờ
tăng số kênh bước sóng trên mỗi sợi quang. Hiện nay, mạng đường trục của Việt Nam
do Công ty Viễn thông liên tỉnh chủ trì đã sử dụng 8 kênh bước sóng, dung lượng của
mỗi kênh là 10Gbps, như vậy tổng dung lượng là 80Gbps. Tuy nhiên, hệ thống này
cho phép sử dụng tối đa 32 kênh bước sóng và tốc độ của mỗi kênh có thể lớn hơn.
Ngoài ra, với các hệ thống khác, số kênh bước sóng có thể sử dụng là 64, 128 hoặc
lớn hơn. Công nghệ WDM cũng có thể triển khai hoặc nâng cấp hệ thống trên cơ sở
mạng quang hiện có, giảm chi phí đầu tư.

1.3. Các cấu trúc mạng quang

1.3.1. Cấu hình điểm nối điểm

Các REG Các


STM-N STM-N
luồng TRM TRM luồng
nhánh nhánh

Hình 1.3. Cấu hình mạng điểm nối điểm

Cấu hình điểm nối điểm bao gồm hai thiết bị ghép đầu cuối (TRM) được kết
nối trực tiếp hoặc qua các thiết bị lặp hay còn gọi là tái sinh (REG) bằng một cáp sợi

12
quang. Vì dọc theo hệ thống không có các nút trung gian, chỉ có hai nút đầu cuối nên
dung lượng tổng thấp. Hơn nữa, khi cáp bị đứt thì thông tin bị gián đoạn.

1.3.2. Cấu hình đa điểm

Trong cấu hình này, ngoài hai nút đầu cuối còn có các nút ADM như hình 1.4

Các REG A Các


STM-N STM-N STM-N
luồng TRM D TRM luồng
nhánh M nhánh

Các luồng nhánh


Hình 1.4. Cấu hình mạng đa điểm

Cấu hình đa điểm thích hợp cho các hệ thống kéo dài qua các điểm dân cư tập
trung, tại đó mật độ thuê bao cao. Cấu hình này không những được sử dụng trên mạng
quốc gia, mà cả trên mạng quốc tế

1.3.3. Cấu hình rẽ nhánh

Cấu hình rẽ nhánh cũng là cấu hình đa điểm. Chỉ khác cấu hình đa điểm ở chỗ
có thêm ít nhất một nút rẽ nhánh như hình 1.5.

Các REG Các


STM-N STM-N RẼ STM-N
luồng TRM TRM luồng
NHÁNH
nhánh nhánh

STM-m<N

TRM

Hình 1.5. Cấu hình mạng rẽ nhánh

Tại điểm rẽ nhánh, tín hiệu STM-(m< N) được kết nối sang một hướng khác để tạo
thành một nhánh của hệ thống chính.

1.3.4. Cấu hình vòng

13
Cấu hình vòng (ring) bao gồm tối thiểu ba nút ADM kết nối với nhau bởi một
cáp sợi quang tạo thành một vòng kín như hình 1.6. Vì vậy cấu hình này còn gọi là cấu
hình kín để phân biệt với cấu hình hở đã trình bày trên đây.
ADM
A

ADM E B ADM

Ring STM-N

ADM D C ADM

Hình 1.6. Cấu hình mạng Ring

Cấu hình vòng (Ring) được kết nối với nhau qua 2 sợi hoặc 4 sợi quang. Cấu
hình vòng có khả năng duy trì mạng (hay còn gọi là tự phục hồi) khi đứt cáp tại một
điểm bất kỳ hoặc hỏng một ADM bất kỳ bằng cách chuyển mạch bảo vệ.

1.3.5. Cấu hình đa vòng

Có thể kết nối nhiều vòng với nhau qua các ADM hoặc qua nút nối chéo số để
tạo thành mạng đa vòng (hình 1.7). Cấu hình này được sử dụng nhiều trong thực tế,
bởi vì đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ viễn thông trên một vùng địa lý
rộng lớn không chỉ bao gồm một quốc gia mà nhiều quốc gia.

14
A A A

D Ring STM-4 B C Ring STM-1 X Ring STM-4 B

C Nối qua B Nối qua C


2ADM SDXC

Hình 1.7. Cấu hình mạng đa vòng

Mạng đa vòng có khả năng tự phục hồi trong trường hợp trên mỗi vòng cáp bị
đứt tại một điểm bất kỳ hoặc hỏng một nút, trừ nút kết nối hai vòng.

15
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SDH
2.1. Lịch sử phát triển của các hệ thống truyền dẫn

Như đã biết, mạng điện thoại ngày nay phát triển dựa trên cơ chế truyền tiếng
nói giữa các máy điện thoại, bằng việc truyền tín hiệu tương tự trong các cáp đồng
xoắn đôi và ghép kênh phân chia tần số FDM; dùng trong các tuyến đường dài để kết
hợp truyền nhiều kênh thoại trong một cáp đồng trục.

Vào đầu những năm 1970, các hệ thống truyền dẫn số bắt đầu xuất hiện sử dụng
phương thức điều chế xung mã PCM. PCM cho phép truyền tín hiệu tương tự ở dạng
nhị phân. Sử dụng phương thức này, tín hiệu thoại tương tự chuẩn 4 kHz có thể truyền
dưới dạng luồng tín hiệu số 64 kbit/s.

Các nhà kỹ thuật đã nhận thấy khả năng hạ giá thành sản xuất các hệ thống
truyền dẫn bằng cách kết hợp một số kênh PCM và truyền chúng trong một đôi cáp
đồng xoắn mà trước đây chỉ dùng để truyền một tín hiệu tương tự duy nhất.

Phương thức ghép nhiều kênh 64 kbit/s thành một luồng bit tốc độ cao duy nhất
còn được gọi là ghép kênh phân chia thời gian TDM. Một cách đơn giản, mỗi byte của
mỗi kênh đầu vào theo thứ tự được đưa xuống kênh tốc độ cao ở đầu ra. Quá trình xử
lý này còn được gọi là “chèn byte tuần tự”.

Ở châu Âu và sau đó là rất nhiều nơi trên thế giới, sơ đồ TDM chuẩn được sử
dụng để ghép 30 kênh 64 kbit/s, cùng với 2 kênh điều khiển kết hợp tạo thành một
kênh có tốc độ 2,048 Mbit/s. Do nhu cầu sử dụng điện thoại tăng lên, kênh chuẩn tốc
độ 2 Mbit/s không đủ cho lưu lượng tải trên mạng trung kế. Để tránh không phải sử
dụng quá nhiều kết nối 2 Mbit/s thì cần tạo ra một mức ghép kênh cao hơn. Châu Âu
đưa ra chuẩn ghép 4 kênh 2 Mbit/s thành một kênh 8 Mbit/s. Tiếp đó do nhu cầu sử
dụng ngày càng tăng, các mức ghép kênh cao hơn nữa được xây dựng thành chuẩn, tạo
ra một phân cấp đầy đủ các tốc độ bit là 34 Mbit/s, 140 Mbit/s và 565 Mbit/s.

Cùng với phát triển phân cấp truyền dẫn số ở châu Âu, khu vực Bắc Mỹ cũng
phát triển phân cấp riêng của mình. Sử dụng nguyên tắc chung như nhau, nhưng phân

16
cấp Bắc Mỹ khác phân cấp châu Âu ở chỗ tốc độ bit của nó thấp hơn, đó là 1,5 Mbit/s,
6 Mbit/s và 45 Mbit/s. Tuy nhiên, khác biệt này đã làm cho liên kết hoạt động giữa 2
phân cấp trở nên phức tạp và tốn kém.

2.2 Kỹ thuật phân cấp số cận đồng bộ PDH

2.2.1 Nguyên tắc cơ bản của PDH

Khi ghép các kênh 2 Mbit/s, tín hiệu các kênh được phát ra từ các thiết bị khác
nhau, tốc độ bit không hoàn toàn như nhau. Do vậy, trước khi ghép kênh, tốc độ của
chúng được đưa về một tốc độ bit duy nhất bằng cách bổ sung thêm các bit thông tin
gọi là “các bit chèn”. Khi tách kênh, các bit chèn được nhận dạng và loại bỏ chỉ còn
lại tín hiệu ban đầu. Quá trình xử lý này gọi là thao tác cận đồng bộ.

Luồng số 2Mbit/s có Bộ chuyển


tốc độ bit định mức mạch
Chèn 6 5 4 3 2 1
6 5 4 3 2 1 Bit

J - Các bit chèn


Các bit dữ Tín hiệu ra
liệu đầu vào
Bộ tạo xung đồng hồ

Bộ ghép
Chèn J 5 4 3 2 1
5 4 3 2 1 Bit
Luồng số 2Mbit/s có tốc
độ bit thấp hơn định mức

Hình 2.1. Nguyên tắc ghép kênh PDH

Quá trình ghép kênh từ tốc độ thấp lên tốc độ cao như mô tả ở trên xảy ra ở mọi
mức phân cấp ghép kênh, các bit bổ sung được bổ sung ở từng mức một. Việc áp dụng
cơ chế cận đồng bộ trên toàn bộ phân cấp đã hình thành thuật ngữ “phân cấp số cận
đồng bộ”, viết tắt là PDH.

Về tiêu chuẩn tốc độ bit PDH, hiện nay trên thế giới có 3 tiêu chuẩn: châu Âu,
Bắc Mỹ và Nhật Bản. Các tiêu chuẩn này được trình bày dưới dạng phân cấp số cận
đồng bộ như hình 2.2.

17
CEPT
E1 E2 E3 E4 E5
2048 x4 8448 x4 34368 x4 139264 x4 564992 Châu Âu
kbit/s kbit/s kbit/s kbit/s kbit/s

ITU-T

ITU-T

32064 x3 97728 x4 400352 Nhật Bản


x5 kbit/s kbit/s kbit/s
1554 x4 6312
kbit/s kbit/s
T1 T2 x7 44736 x6 274176 x2 560160 Bắc Mỹ
kbit/s kbit/s kbit/s
T3 T4 T5

Hình 2.2. Các mức truyền dẫn của PDH

2.2.2 Hạn chế của phân cấp số cận đồng bộ

 Mạng PDH chủ yếu đáp ứng các dịch vụ điện thoại, đối với các dịch vụ mới như:
mạng ISDN, truyền dữ liệu, dịch vụ điện thoại truyền hình… thì mạng PDH khó có
thể đáp ứng được.

 Mạng PDH không linh hoạt trong việc kết nối các luồng liên tục. Khi có nhu cầu
rút luồng từ một luồng có dung lượng lớn thì phải qua các cấp độ trung gian để hạ
tốc độ từ cao xuống thấp tương ứng, cũng như việc ghép luồng cũng phải trải qua
đầy đủ các cấp từ tốc độ thấp lên tốc độ cao. Điều này rõ ràng là không mềm dẻo,
không thuận tiện cho việc kết nối, cần phải có đủ các cấp thiết bị để giải ghép
luồng do đó không tiết kiệm và khó thực hiện, đồng thời đòi hỏi nhiều thiết bị phức
tạp.

 Các thông tin về bảo trì không được liên kết trên toàn tuyến thông tin mà chỉ đối
với từng đoạn truyền dẫn riêng lẻ. Thủ tục bảo trì cho toàn tuyến phức tạp.

 Chưa có tiêu chuẩn chung cho thiết bị đường dây, các nhà sản xuất mới chỉ có tiêu
chuẩn đặc trưng cho riêng thiết bị của họ.

 Hệ thống PDH thiếu các phương tiện giám sát, đo thử từ xa mà chỉ tiến hành ngay
tại chỗ.

18
2.3 Công nghệ SDH

2.3.1 Các khái niệm về SDH

Song song bên cạnh các dịch vụ về thoại, ngày nay người ta phát triển thêm
nhiều loại hình dịch vụ mới quan trọng như là telefax, truyền dẫn data, truyền dẫn
video… trong đó chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu đó về băng tần hoặc các
giao tiếp tương thích luôn luôn đóng một vai trò quan trọng hàng đầu.

Để thoả mãn các yêu cầu trên, ngành viễn thông cần phải có các thay đổi cần
thiết để đáp ứng kịp thời.

- Thời gian thiết lập luồng truyền dẫn ngắn, dung lượng thoả mãn theo mọi
yêu cầu.

- Tăng cường khả năng sẵn sàng phục vụ các mạng viễn thông.

- Giá thành thiết lập mạng phải thấp, chi phí dành cho các khoảng khai thác,
bảo dưỡng… phải giảm.

- Có khả năng quốc tế hoá dịch vụ.

Các hệ thống PDH phát triển không đáp ứng được các nhu cầu trên do đó phải
có một thế hệ truyền dẫn mới trên thế giới. Kỹ thuật SDH ra đời tạo một cuộc cách
mạng trong ngành viễn thông, thể hiện một kỹ thuật tiên tiến có thể đáp ứng rộng rãi
các yêu cầu của các thuê bao, người khai thác cũng như các nhà sản xuất… thoả mãn
các yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho ngành viễn thông, khắc phục các nhược điểm của thế hệ
PDH mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.

Trong tương lai hệ thống đồng bộ SDH sẽ ngày càng phát triển mạnh nhờ các
ưu điểm vượt trội so với PDH và một điểm quan trọng là SDH có khả năng kết hợp
với PDH trong mạng lưới hiện tại, nó cho phép thực hiện việc hiện đại hoá dần dần
theo từng giai đoạn phát triển.

Tháng 11 năm 1988, trên cơ sở tiêu chuẩn của SONET và xét đến các tiêu
chuẩn khác ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, ITU-T đã đưa ra tiêu chuẩn quốc tế về
công nghệ truyền dẫn theo phân cấp số đồng bộ SDH dùng cho truyền dẫn cáp quang

19
và vi ba. Các tiêu chuẩn của SDH đã được ITU-T ban hành trong các khuyến nghị sau
đây.

G.702 - Số lượng mức trong phân cấp số đồng bộ.


G.707 - Các tốc độ bit của SDH.
G.708 - Giao diện nút mạng SDH.
G.709 - Cấu trúc ghép đồng bộ.
G.773 - Giao thức phù hợp với giao diện Q.
G.774 - Mô hình thông tin quản lý SDH.
G.782 - Các kiểu và các đặc tính chủ yếu của thiết bị ghép SDH.
G.784 - Quản lý SDH.
G.803 - Cấu trúc mạng truyền dẫn SDH.
G.825 - Điều khiển rung pha và trôi pha trong mạng thông tin SDH.
G.957 - Các giao diện quang của các thiết bị và hệ thống liên quan đến SDH.
G.958 - Hệ thống truyền dẫn SDH sử dụng cho cáp sợi quang.
2.3.2 Các đặc điểm của SDH

So với PDH thì SDH có các ưu điểm cơ bản sau đây.

- Trong PDH việc ghép kênh được tiến hành tại mỗi cấp, quá trình ghép phải
lần lượt qua các mức trung gian từ 2 đến 140 Mbit/s. Việc truy cập trực tiếp đến một
luồng 2 Mbit/s trong một luồng 140 Mbit/s là không thể thực hiện được. Đối với SDH
thì ưu điểm nổi bật hơn là đơn giản hoá mạng lưới, linh hoạt trong sử dụng khai thác.
Khác với PDH, trong mạng SDH quá trình ghép kênh chỉ thực hiện qua một giai
đoạn, do đó việc tách một kênh 2 Mbit/s trong một luồng tốc độ cao là đơn giản. Hơn
nữa việc sử dụng phần mềm trong quản lý bảo dưỡng đã làm cho việc vận hành và
quản lý mạng lưới đơn giản hơn nhiều.

- Trong SDH tốc độ bit lớn hơn 140 Mbit/s lần đầu tiên được tiêu chuẩn hoá
trên phạm vi toàn thế giới.

20
- Chuẩn hoá: Với các chuẩn SDH, thiết bị truyền dẫn của các nhà sản xuất khác
nhau có thể hoạt động trên cùng một tuyến. Việc chuẩn hoá các thiết bị và giao diện
SDH cho phép các nhà khai thác mạng tự do lựa chọn thiết bị của các hãng sản xuất
khác nhau mà vẫn đảm bảo là chúng sẽ cùng hoạt động tốt. Các chuẩn SDH cũng tạo
ra khả năng hoạt động qua lại giữa các phân cấp truyền dẫn châu Âu và Bắc Mỹ.

- Tốc độ bit và cấu trúc khung của cấp cao hơn được tạo thành từ tốc độ bit và
cấu trúc khung của luồng cơ bản cấp thấp hơn do đó việc tách ghép luồng thông tin dễ
dàng.

- Có các kênh riêng cho giám sát, quản lý, đo thử hoặc điều khiển trong phần
mạng quản lý.

- Tất cả các tín hiệu SDH có tốc độ thấp hơn 140 Mbit/s đều có thể ghép được
vào cấp SDH thấp nhất là STM-1 có tốc độ là 155 Mbit/s.

Bên cạnh đó, hệ thống SDH cũng có những nhược điểm sau:

- Kỹ thuật phức tạp hơn.

- Đồng hồ phải cung cấp từ ngoài.

- Truyền dư thừa và thiếu mức 8 Mbit/s.

2.3.3 Phân cấp hệ thống SDH

Các cấp Tốc độ


Các luồng PDH tạo thành
Truyền dẫn Truyền dẫn
STM-1 155.520 Mbit/s 63 Luồng 2 Mbit/s; 3 luồng 34 Mbit/s

3 Luồng 45 Mbit/s; 1 luồng 140 Mbit/s


STM-4 622.080 Mbit/s 252 Luồng 2 Mbit/s; 12 luồng 34 Mbit/s

12 Luồng 45 Mbit/s; 4 luồng 140 Mbit/s


STM-16 2.488.320 Mbit/s 1088 Luồng 2 Mbit/s; 48 luồng 34 Mbit/s

48 Luồng 45 Mbit/s; 16 luồng 140 Mbit/s


STM-64 9.853.280 Mbit/s 4032 Luồng 2 Mbit/s; 192 luồng 34 Mbit/s

21
192 Luồng 45 Mbit/s; 64 luồng 140 Mbit/s
2.3.4 Cấu trúc ghép kênh SDH
xN x1
STM- 139,264
STM-N
N
AUG AU-4 VC-4 C-4
Mbit/s
x3
x1
TUG-3
TUG-3 TU-3 VC-3
x3

44,736 Mbit/s
C-3
x1 AU-3 VC-3 34,368 Mbit/s
STM-0
x7
TU-2 VC-2 C-2 6,312 Mbit/s
x7 x1

Chú thích TUG- x3


TUG-2 TU-12
TU-12 VC-12 C-12 2,048 Mbit/s
2

x4
Xử lý con trỏ
TU-1 VC-11 C-11 1,544 Mbit/s
Đường ghép các luồng nhánh PDH châu Âu
N = 1, 4, 16, 64, 256

Hình 2.3. Cấu trúc ghép kênh SDH

2.3.5 Các khối chức năng của bộ ghép kênh SDH

Các ngăn chứa (Container) C-n:

Là đơn vị nhỏ nhất trong khung truyền dẫn, chứa các luồng tín hiệu truyền
dẫn cấp thấp như là các luồng PDH, luồng số liệu… Có các loại Container khác
nhau được sử dụng để tương thích với các tốc độ truyền dẫn khác nhau.

Ký hiệu Tốc độ truyền dẫn


Container (Mbit/s)
C–11 1.544

C–12 2.048

C–2 6.312

C–3 44.736 & 34.368

22
C–4 139.264
Bảng 2.1. Các loại Container

Dữ liệu được ghép vào Container theo nguyên lý xen bit hoặc xen byte. Các Container
gồm có:

- Các byte thông tin.

- Các bit hoặc byte nhồi cố định trong khung không mang nội dung thông tin
mà chỉ sử dụng để tương thích tốc độ bit của tín hiệu PDH được ghép với
tốc độ bit Container cấp cao hơn.

- Ngoài ra còn có các byte nhồi không cố định để đạt được sự đồng chỉnh một
cách chính xác. Khi cần thiết các byte này có thể sử dụng cho các byte dữ
liệu. Trong trường hợp này trong khung còn có các bit nhồi để thông báo
cho đầu thu biết các byte này có thể là byte dữ liệu hoặc các byte nhồi.

Các gói ảo VC-n:

Mỗi gói ảo là một cấu trúc dùng để trao đổi thông tin ở mức truyền dẫn trong
SDH. Một VC là sự kết hợp của Container C với POH (VC = C + POH) để tạo thành
một khung hoàn chỉnh truyền đến đầu thu. Chức năng của POH là mang thông tin bổ
trợ, giám sát và bảo trì đường truyền đồng thời thông báo vị trí mà Container sẽ truyền
đến.

Có 2 loại gói ảo VC được định nghĩa như sau:

- Gói ảo cấp thấp: Tất cả các Container khi được ghép vào Container lớn hơn
thì được gọi là Container cấp thấp tương ứng với gói ảo cấp thấp, đó là VC-
11, VC-12, VC-2 và VC-3.

- Gói ảo cấp cao: Tất cả các Container được truyền trực tiếp trong khung
STM-1 thì được gọi là Container cấp cao tương ứng với gói ảo cấp cao, đó
là VC-4 và trong trường hợp VC-3 được truyền trực tiếp vào khung STM-
1.

23
Ký hiệu
Kích thước Tín hiệu PDH
các VC
VC-11 25 byte dữ liệu cộng với 1 byte POH 1,5 Mbit/s
VC-12 34 byte dữ liệu cộng với 1 byte POH 2 Mbit/s
VC-2 106 byte dữ liệu cộng với 1 byte POH 6,312 Mbit/s
756 byte dữ liệu cộng với 9 byte POH 34,368 Mbit/s
VC-3
44,768 Mbit/s
VC-4 2340 byte dữ liệu cộng với 9 byte POH 139,264 Mbit/s
Bảng 2.2. Các loại VC

Đơn vị luồng TU-n:

TU = VC + PTR (Pointer)

Trước khi sắp xếp vào khung STM-1, các VC cấp thấp sẽ được ghép vào một
VC cấp cao hơn. Để tạo ra các pha của các VC, người ta dùng PTR ghép theo vào VC
tại một vị trí cố định trong VC đó và thông báo sự bắt đầu của VC đó.

Cấu trúc của các TU:

TU-11 = VC-11 + PTR

TU-12 = VC-12 + PTR

TU-2 = VC-2 + PTR

TU-3 = VC-3 + 3 byte PTR

Nhóm đơn vị luồng TUG:

TUG là nhóm các TU được ghép lại theo phương thức ghép xen byte để tạo
thành các tín hiệu số có tốc độ cao hơn, chuyển đến các VC bậc cao hơn. Có hai loại
TUG: đó là TUG-2 và TUG-3 với các thông số như sau:

Các loại TUG TUG-2 TUG-3


Kích thước 108 Byte 774 byte

24
Tốc độ 6,912 Mbit/s 45,536 Mbit/s
Bảng 2.3. Các loại TUG

Các đơn vị quản lý AU-n:

Các AU bao gồm các gói ảo VC cấp cao cộng với PTR

AU = VC cấp cao + PTR

Trong trường hợp này, các giá trị của con trỏ AU (AU-PTR) được gắn trong
khung STM-1 để ghi nhận mối quan hệ về pha giữa khung truyền dẫn và các VC
tương ứng. Các byte AU-PTR được gắn không cố định vào trong 9 byte đầu tiên của
hàng thứ tư trong khung STM-1 có chức năng đánh dấu các AU. Tuy nhiên cần phải
lưu ý rằng, các AU-PTR của AU-3 và AU-4 là khác nhau.

Nhóm đơn vị quản lý AUG:

Nhiều AU được ghép với nhau theo phương thức ghép xen byte tạo thành một
AUG. Cấu trúc AUG gồm 9 x 261 + 9 byte, giống như cấu trúc khung STM-1 khi
chưa có SOH.

2.3.6. Cấu trúc khung STM-1

STM-1 = AUG + SOH

Khung STM-1 có cấu trúc như hình 2.4

270 cột
9 cột 261 cột

RSOH
AU-4 PTR
Payload 9 hàng

MSOH

Hình 2.4. Cấu trúc khung STM-1

25
Khung STM-1 gồm 9 hàng x 270 cột (9 x 270 byte) và được truyền theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Cấu trúc khung STM-1 gồm 3 phần
chính:

Phần mào đầu SOH: được chia làm 2 phần là phần mào đầu đoạn lặp RSOH
chiếm 3 hàng 9 cột và phần mào đầu đoạn ghép MSOH chiếm 5 hàng 9 cột.

Con trỏ AU-4 PTR ghép vào hàng 4, cột 1 đến cột 9.

Trường tin (Payload): có 9 hàng và 261 cột dùng để truyền tin SDH.

Tổng số byte trong khung STM-1: 270 × 9 = 2430 byte

Khung STM-1 được truyền dẫn 8000 lần/s là tốc độ bit sử dụng cho tín hiệu PCM.
Chiều dài mỗi khung là 125μs do đó có tốc độ bit là:

8000 Khung /s× 2340 byte/khung × 8 bit/byte = 155,520 Mbit/s.

Đây chính là tốc độ bit mức 1 của SDH.

Muốn tạo thành khung STM-1 có thể sử dụng một trong số các phương pháp sau đây:

(1) Ghép 1 luồng nhánh 139,264 Mbit/s.

(2) Ghép 3 luồng nhánh 34,368 Mbit/s.

(3) Ghép 63 luồng nhánh 2,048 Mbit/s.

(4) Ghép 1 luồng nhánh 34,368 Mbit/s và 42 luồng nhánh 2,048 Mbit/s.

(5) Ghép 2 luồng nhánh 34,368 Mbit/s và 21 luồng nhánh 2,048 Mbit/s.

2.3.6.1. Sắp xếp các luồng nhánh 140 Mbit/s vào khung STM-1

Quá trình sắp xếp luồng tín hiệu PDH 140 Mbit/s vào khung STM-1 được cho ở
hình 2.5.

+POH +AU-4 PTR +SOH


140 Mbit/s
C-4 VC-4 AU-4 STM-1
ATM cell

Hình 2.5. Sắp xếp luồng nhánh 139,264 Mbit/s vào khung STM-1

26
2.3.6.2. Sắp xếp luồng nhánh 34 Mbit/s vào khung STM-1

Quá trình sắp xếp luồng tín hiệu PDH 34 Mbit/s vào khung STM-1 được cho ở
hình 2.6.
+6 fixed
+POH +TU-3 PTR just. bytes
34
C-3 VC-3 TU-3 TUG-3
Mbit/s
+AU-4 PTR +SOH
34
VC-3 TU-3 AU-4 STM-1
Mbit/s C-3 TUG-3 VC-4

34
C-3 VC-3 TU-3 TUG-3
Mbit/s

Hình 2.6. Sắp xếp luồng nhánh 34,368 Mbit/s vào khung STM-1

2.3.6.3. Sắp xếp 63 luồng nhánh 2,048 Mbit/s vào khung STM-1

Quá trình sắp xếp luồng tín hiệu PDH 2 Mbit/s vào khung STM-1 được cho ở
hình 2.7.
+POH +TU-12 PTR

2
C-12 VC-12 TU-12
Mbit/s
+AU-4 PTR +SOH

2 7x 3x
C-12 VC-12 TU-12 TUG-2 TUG-3 VC-4 AU-4 STM-1
Mbit/s

2
C-12 VC-12 TU-12
Mbit/s

Hình 2.7. Quá trình ghép 63 luồng 2,048 Mbit/s vào STM-1

2.3.7 Cấu trúc khung STM-N (N = 4, 16)

Cấu trúc khung STM-N (với N = 4 hoặc N = 16) giống như cấu trúc khung
STM-1, là mức truyền dẫn cấp cao của SDH, đạt được bằng cách ghép STM-1 theo
nguyên lý ghép xen byte tạo thành các mức sau:

27
- STM-4 có tốc độ truyền dẫn là 155,520 × 4 = 622,08 Mbit/s.

- STM-16 có tốc độ truyền dẫn là 155,520 × 16 = 2.448,32 Mbit/s.

Tạo khung STM-16 từ STM-1

STM-1 #1 A1 A2

16

MUX A1 B1 C1 D1 . . . . P1 A2 B2 . . .
16 : 1 STM-16

STM-1 #2 P1 P2

Hình 2.8. Tạo khung STM-16 từ 16 × STM-1.

Ngoài ra để có được STM-16 ta cũng có thể ghép 4× STM-4 với nhau theo
phương thức ghép từng byte một.(hình 2.9)

STM-1 #1 A1 A2 4
M
U A1... D1 A2
X
STM-1 #4 D1 D2 4:1

4
STM-1 #1 E1 E2 M
U E1 ... H1 E2
X 16
STM-1 #4 H1 H2 4:1
4 4
4 MUX
STM-1 #1 I1 I2 M 4:1 A1 ...D1 E1 .. H1 ... P1 A2 ...
U I1 ... L1 I2
X STM-16
4:1
STM-1 #4 L1 L2
4
STM-1 #1 M1 M2 M
U M1 ... P1 M2
X
4:1
STM-1 #4 P1 P2

Hình 2.9. Tạo khung STM-16 từ STM-4.

28
2.4. Công nghệ NG-SDH

2.4.1. Hạn chế của công nghệ truyền dẫn SDH truyền thống

SDH truyền thống là công nghệ TDM đã được tối ưu hoá để truyền tải các lưu
lượng dịch vụ thoại. Khi truyền tải các lưu lượng dựa trên nền IP, các mạng sử dụng
công nghệ SDH truyền thống gặp phải một số hạn chế sau:

- Liên kết cứng: Do các tuyến kết nối giữa hai điểm kết nối được xác lập cố
định, có băng tần không đổi, thậm chí không có lưu lượng đi qua hai điểm này thì
băng thông này cũng không thể được tái sử dụng để truyền tải lưu lượng của kết nối
khác dẫn tới không sử dụng hiệu quả băng thông của mạng. Cách xác lập kết nối cứng
như vậy làm giới hạn băng thông tối đa khi truyền dữ liệu đi qua hai điểm kết nối, đây
là một hạn chế cơ bản của mạng SDH truyền thống khi truyền tải dịch vụ IP, do các
dịch vụ này có đặc điểm thường có sự bùng nổ về nhu cầu lưu lượng một cách ngẫu
nhiên.

- Lãng phí băng thông khi sử dụng cấu hình Mesh (mắt lưới): Khi mạng SDH
thiết lập các liên kết logic để tạo ra cấu trúc mesh, băng thông của vòng (ring) buộc
phải chia cho các liên kết logic. Việc định tuyến phân chia lưu lượng như vậy không
những rất phức tạp mà còn làm lãng phí rất lớn băng thông của mạng. Khi nhu cầu lưu
lượng truyền trong nội bộ mạng MAN tăng lên, việc thiết lập thêm các node, duy trì
và nâng cấp mạng trở nên hết sức phức tạp.

- Các lưu lượng truyền dữ liệu quảng bá: Trong các Ring SDH, việc truyền tải
các dữ liệu quảng bá chỉ có thể thực hiện được khi phía phát và tất cả các điểm thu đều
đã được xác lập kết nối logic. Các gói tin quảng bá được sao chép lại thành nhiều bản
và gửi đến từng điểm đích dẫn tới việc phải truyền nhiều lần cùng một gói tin trên
vòng ring. Điều này gây lãng phí lớn đối với băng thông của mạng.

29
- Lãng phí băng thông cho việc bảo vệ mạng: Thông thường đối với các mạng
SDH, 50% băng thông của mạng được dành cho việc dự phòng cho mạng. Mặc dù
việc dự phòng này là hết sức cần thiết nhưng các công nghệ SDH truyền thống không
cung cấp khả năng cho phép nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn băng thông sử dụng cho
việc dự phòng các sự cố.

Ngoài ra, khi sử dụng mạng SDH truyền thống để truyền các lưu lượng
Ethernet, ngoài các hạn chế trên thì còn một yếu tố nữa là tốc độ của Ethernet không
tương đương với SDH. Điều này dẫn đến phải thiết lập các tuyến kết nối của mạng
SDH có tốc độ cao hơn so với của dịch vụ Ethernet, điều này lại là nguyên nhân làm
giảm hiệu quả sử dụng băng thông của mạng lưới. Bảng 2.4 mô tả hiệu suất sử dụng
băng thông khi truyền dịch vụ Ethernet qua mạng.

Bảng 2.4. Hiệu suất sử dụng băng thông khi truyền dịch vụ Ethernet qua mạng

Tốc độ Hiệu suất sử dụng


Ethernet SONET SDH
truyền băng thông

10 Mbps STS-1 VC-3 48,4 Mbps 21%

100Mbps STS-3c VC-4 150 Mbps 67%

1 Gbps STS-28c VC-4 - 16C 2,4 Gbps 42%

2.4.2. SDH thế hệ mới: NG-SDH

SDH thế hệ mới là thuật ngữ mô tả tính kế thừa và phát triển dựa trên những
tiêu chuẩn hình thành từ mạng SDH sẵn có, được các nhà cung cấp dịch vụ đường dài
sử dụng đầu tiên như một cách để hỗ trợ các dịch vụ mới như Ethernet, Fibre Channel,
ESCON và DVB (Bảng 2.5), SDH thế hệ mới cho phép truyền dữ liệu băng thông
rộng với tốc độ cao hơn trong điều kiện tài chính giới hạn.

30
Bảng 2.5. Bảng so sánh giữa GE và FC

Gigabit Ethernet Fiber Channel

Ứng dụng Mạng số liệu SAN, Audio/Video, số liệu

Tốc độ truyền 1.25Gbit/s 1.06Git/s, 2.12Gbit/s, 10Gbit/s

Kích thước khung Thay đổi, 0 – 1.5kB Thay đổi, 1 – 2 kB

Các kết nối định hướng Không Có

Sự bùng nổ của Ethernet trong các mạng LAN do tính đơn giản và hiệu quả của
nó. Các tốc độ truyền Ethernet chuẩn như 10/100/1000 Mbit/s và 10Gbit/s đã hiện
diện trong mạng MAN. Do Ethernet hoạt động dựa trên nguyên tắc tối ưu, dễ gây ra
việc truyền tải số liệu không được đảm bảo, nên đã tạo ra lo lắng rằng Ethernet không
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng dịch vụ, tính bảo mật, tính dư thừa và khả
năng khôi phục cho cả lưu lượng thoại và số liệu.

Mặc dù Ethernet Gigabit cung cấp một khung chuẩn chung từ người dùng tới
đường trục, nhưng cũng cần có thêm một công nghệ thực hiện chức năng như một
dịch vụ truyền dẫn để lưu trữ, truyền tải dịch vụ dữ liệu thô, âm thanh, hình ảnh độc
lập về giao thức. Fiber Channel được thiết kế để loại bỏ nhiều trở ngại về hoạt động
trước đây đã tồn tại trong các mạng LAN truyền thống. Các kênh đang cung cấp phù
hợp với công nghệ Gigabit cho điều khiển, tự quản lý và tin cậy tại khoảng cách lên
tới 10km.

31
Hình 2.10. Sơ đồ truyền dẫn lưu lượng Ethernet qua mạng SDH

Tuy nhiên, khi Fiber Channel rời bỏ mạng SAN và tương tác với SDH, việc mất
gói và các lỗi sẽ xảy ra. Mặc dù cơ chế TCP hỗ trợ sửa các lỗi này, nhưng sự trễ và
giảm băng thông lại gây ra các vấn đề về hiệu năng.

Mạng SDH thế hệ mới nâng cao tính hữu dụng trong mạng SDH hiện có bởi
việc tận dụng cơ chế mạng lớp 1 hiện có cùng với việc bổ sung các công nghệ như: kết
chuỗi ảo VC (Virtual Concatenation), thủ tục tạo khung chung GFP (Generic Framing
Procedure) và sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS (Link Capacity Adjustment
Scheme). Mô hình cấu trúc SDH thế hệ mới như mô tả trên hình 2.11.

Hình 2.11. Khái quát về mô hình cấu trúc SONET/SDH

2.4.3. Các công nghệ của mạng NG-SDH

2.4.3.1. Kết chuỗi ảo VCAT

Phương pháp ghép nối truyền thống được định nghĩa trong G.707 là thuật ngữ
“kề nhau” (contiguous). Nghĩa là các container kế cận được kết hợp lại và truyền qua
mạng SDH như là một container tổng. Hạn chế của ghép nối kề nhau là tất cả các node
mạng là thành phần của đường truyền phải có khả năng nhận ra và xử lý container

32
được ghép nối và thiếu tính mềm dẻo của việc sử dụng băng thông làm cho truyền dữ
liệu không có hiệu quả.

VCAT sắp xếp các container độc lập vào trong một liên kết ghép nối ảo. Bất kỳ
các số container có thể nhóm lại được với nhau để cung cấp độ linh hoạt của băng
thông tốt hơn so với cách ghép nối truyền thống. Hơn nữa VCAT còn cho phép các
nhà khai thác mạng điều chỉnh được dung lượng truyền theo dịch vụ của khách hàng
yêu cầu để đạt được hiệu quả sử dụng tốt hơn. Bởi vì các node mạng trung gian xử lý
mỗi container trong tuyến bằng một chuẩn - container ở dạng ghép nối, do vậy chỉ cần
các thiết bị tại điểm gốc và kết cuối của đường dẫn nhận ra và xử lý các các cấu trúc
tín hiệu VCAT. Điều này có nghĩa là mỗi tuyến có thể thực hiện đường dẫn riêng của
nó qua mạng do đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về pha giữa các container đến tại thiết bị
kết cuối của đường dẫn nên yêu cầu thiết bị có bộ đệm cho trễ.

Ngày nay các tải trọng truyền dẫn đối với SDH là STM-0/1/4/16 và STM-64.
Ví dụ dịch vụ 1 Gbit/s hiện thời được truyền dẫn qua kênh STM-16. Trong trường hợp
này, hiệu quả của dung lượng đường truyền là 42%. Bảng 2.6 đưa ra so sánh hiệu quả
sử dụng các dịch vụ khi có và không dùng VCAT. Nhóm VC-4-7v là một nhóm ghép nối
ảo VCATG (VCAT Group), trong đó VC-4 là đã được định nghĩa trong SDH và 7v là số phần tử
trong nhóm, sẽ tăng lên hiệu quả sử dụng băng thông là 85%.

Dịch vụ Hiệu quả sử dụng Hiệu quả sử dụng

Ethernet (10 Mbit) VC-3 --> 20% VC-12-5v --> 92%

Fast Ethernet (100 Mbit) VC-4 --> 67% VC-12-47v --> 100%

ESCON (200 MByte) VC-4-4c --> 33% VC-3-4v --> 100%

Fibre Channel (1 Gbit) VC-4-16c --> 33% VC-4-6v --> 89%

Gigabit Ethernet (1Gbit) VC-4-16c --> 42% VC-4-7v --> 85%

Bảng 2.6. So sánh hiệu quả sử dụng các dịch vụ khi có và không dùng VCAT

33
Các tham số yêu cầu đối với VCAT là bộ chỉ thị đa khung MFI (Multi-Frame
Indicator) và số thứ tự SQ (Sequence Number). Bởi vì các phần tử của VCATG có thể
đi qua mạng với nhiều đường dẫn khác nhau, chúng không đến cổng đích cùng một
lúc nên gây ra độ trễ giữa các container. Để loại bỏ trễ khác nhau này và đảm bảo việc
tích hợp các container trong nhóm, số thứ tự SQ được gán với mỗi phần tử. MFI có
thể phát hiện các độ trễ khác nhau giữa các phần tử của VCATG.

Ưu điểm khi sử dụng VCAT:

- Hiệu quả: Các kênh VCAT được định tuyến độc lập thông qua mạng SDH và
sau đó được nhóm lại tại node đích, do vậy loại trừ được việc tắc nghẽn và sử dụng
hiệu quả băng thông.

- Có khả năng mở rộng: Phương pháp ghép nối liền kề truyền thống theo các
bước cố định, trong khi VCAT cho phép băng thông thay đổi phù hợp với sự tăng
giảm nhỏ của nhu cầu. Dựa trên tốc độ dữ liệu mong muốn, các kênh VCAT có thể
thay đổi để phù hợp với băng thông sử dụng và tránh được sự lãng phí băng thông.

- Tính tương tích: Chỉ có các node nguồn và đích cần nhận ra VCAT, các node
còn lại của mạng SDH trong mạng không cần biết về các nhóm ghép nối ảo này. Do
đó VCAT được truyền thẳng trong mạng SDH và làm việc trên các mạng có sẵn.

- Duy trì dịch vụ: Trong các nhóm VCAT, mỗi kênh có thể được định tuyến
khác nhau trên mạng, nếu một kênh có sự cố, các kênh khác vẫn làm việc bình thường.
Do đó nếu một liên kết bị sự cố thì chỉ có một kênh nhánh trong nhóm VCAT bị mất
nhưng liên kết dữ liệu vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ với băng thông bị giảm xuống

2.4.3.2 Thủ tục tạo khung chung GFP

Thủ tục tạo khung chung (GFP) là một cơ chế tạo khung các tín hiệu client và
sắp xếp các tín hiệu ở dạng khung này vào trong một luồng số của mạng truyền dẫn
SDH. GFP là một giao thức thích ứng cung cấp một cơ chế sắp xếp các kiểu luồng bit
khác nhau một cách linh hoạt vào trong kênh SDH. Cơ chế thích ứng dựa trên việc tạo
khung và cho phép đưa phân đoạn của kênh vật lý vào trong các khung có kích thước

34
cố định hoặc thay đổi được. Các tín hiệu của client có thể là theo kiểu gói (như là
IP/PPP hoặc Ethernet) hoặc theo kiểu các khối đã mã hoá (như là FC).

Kỹ thuật đóng gói như GFP phải được sử dụng để tương thích với dữ liệu
không đồng bộ, thay đổi nhanh và kích thước các khung thay đổi trước khi lưu lượng
dữ liệu như IP/PPP, Ethernet MAC, FC, ESCON và FICON được truyền đi qua các
mạng SDH. GFP làm thích ứng một luồng dữ liệu trên nền một khung đến luồng dữ
liệu định hướng byte bằng cách sắp xếp các dịch vụ khác nhau vào một khung mục
đích chung sau đó khung này được sắp xếp vào trong các khung SDH đã biết. Cấu trúc
khung này có ưu điểm hơn ở việc phát hiện và sửa lỗi và cung cấp hiệu quả sử dụng
băng thông lớn hơn so với các thủ tục đóng gói truyền thống.

Hình 2.12. Cấu trúc khung GFP

Bốn thành phần trong khung GFP là: mào đầu (core header), mào đầu tải tin
(payload header), thông tin của tải tin (payload information) và trường tuỳ chọn phát
hiện lỗi (FCS).

- Core header định nghĩa chiều dài khung và phát hiện lỗi CRC.

- Payload header định nghĩa kiểu thông tin được truyền, các khung quản lý
hoặc các khung khách hàng cũng như nội dung tải tin.

- Client payload information định nghĩa tải tin thực tế được chuyển đi.

- Tuỳ chọn FCS phát hiện lỗi.

Hiện nay có hai kiểu tương thích client được định nghĩa đối với GFP:

35
- GFP được đóng khung (framed) GFP-F: một khung dữ liệu được được thu và
sắp xếp vào trong một khung GFP mà không có overhead kết hợp.

- GFP trong suốt (transparent) GFP-T: Các mã khối tín hiệu dữ liệu được sắp
xếp vào trong các khung tuần hoàn có chiều dài được xác định trước và
được phát tức thời mà không đợi toàn bộ khung dữ liệu.

Bảng 2.6 đưa ra so sánh GFP-F và GFP-T.

Kiểu giao
Mô tả Ứng dụng
thức

Dịch vụ được sắp xếp theo kiểu khung – Fast Ethernet, Giga
khung vào trong khung GFP. Ethernet, IP …
GFP-F
Mào đầu tối thiểu.

Chiều dài khung GFP thay đổi.

Dịch vụ được sắp xếp theo kiểu bye – byte FC,FICON, ESCON,
vào trong khung GFP Ethernet …
GFP-T
Tối ưu hoá trễ truyền dẫn.

Chiều dài khung không đổi.

Bảng 2.7. So sánh GFP-F và GFP-T

Tuỳ vào dịch vụ được truyền đi thì sẽ sử dụng theo kiểu GFP nào, tuy nhiên
ngày nay Ehernet là tín hiệu được định nghĩa trong GFP-F. GFP-T sắp xếp bất kỳ dữ
liệu nào bao gồm Ethernet, FC và ESCON. Các dịch vụ được sắp xếp qua GFP-F dùng
số lượng overhead ít nhất để đảm bảo hiệu quả sử dụng băng thông tốt nhất, trong khi

36
đó độ ưu tiên của các dịch vụ này được sắp xếp qua GFP-T là nhanh, truyền tải hiệu
quả dữ liệu.

Hơn nữa GFP là một cơ chế thích ứng, còn có các phương pháp khác: Giao
thức truy cập liên kết LAPS (the Link Access Protocol) và điều khiển liên kết dữ liệu
mức cao HDLC (High-level Data Link Control) là hai cơ chế tạo khung có ưu thế hơn.
Tuy nhiên GFP hỗ trợ đa dịch vụ và có tính mềm dẻo vì vậy nó có thể dùng trong
việc tổ hợp với đầu cuối mạng truyền dẫn quang.

2.4.3.3. Sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS

Gần đây người ta đưa ra sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS (Link
Capacity Adjustment Scheme) dùng giữa hai phần tử mạng được kết nối đến giao diện
khách hàng đến mạng SDH truyền thống. LCAS là một phần mở rộng của VCAT như
được định nghĩa trong chuẩn G.704/Y.1305 của ITU, LCAS cho phép thay đổi động
các kênh trong số các kênh của SDH trong một nhóm VCAT. Mỗi byte H4/K4 truyền
đi một gói điều khiển bao gồm thông tin liên quan đến VCAT và các tham số của giao
thức LCAS.

Bằng việc xác định thành phần nào của một VCATG được kích hoạt và chúng
được sử dụng như thế nào, LCAS cho phép thiết bị phía xuất phát thay đổi linh hoạt số
các container trong một nhóm được ghép nối để đáp ứng với sự thay đổi thời gian thực
trong yêu cầu sử dụng băng thông. Sự tăng giảm băng thông truyền có thể đạt được
mà không ảnh hưởng đến dịch vụ. Các bản tin báo hiệu của LCAS được trao đổi giữa
các node đầu cuối thông qua overhead của SDH để thay đổi số các luồng nhánh hoặc
các các phần tử của một nhóm VCAT. Số các phần tử của một nhóm VCAT có thể
được tăng lên và giảm xuống mà không bị mất khung. Khi một sự cố được phát hiện ở
một kênh thành phần, thông lượng sẽ thấp hơn mà không xảy ra việc mất hoàn toàn
lưu lượng. Điều này đạt được bằng cách đảm bảo rằng các kênh bị sự cố của một

37
nhóm VCAT bị loại bỏ trong khi các kênh của nhóm VCAT còn lại tiếp tục mang lưu
lượng. Do vậy các kênh được phát hiện và loại bỏ tự động từ nhóm VCAT.

Các tham số sau trong gói điều khiển có liên quan đối với giao thức LCAS:

- Lệnh điều khiển CTRL (Control) đồng bộ nguồn và đích và các thông tin
truyền tải lưu ý đến trạng thái của các thành phần độc lập trong một
VCATG.

- Nhận dạng nguồn GID (Source Identifier) báo cho đầu thu VCATG nào có
phần tử thực tế nào thuộc về nó.

- Nhận biết sự sắp xếp lại RS-Ack (Resequence Acknowledgement) thông


báo cho phía nguồn biết đầu thu đã nhận sự thay đổi đã bắt đầu.

- Trạng thái thành viên MST (Member Status) chuyển đi trạng thái của liên
kết từ thiết bị nhận đến nguồn đối với mỗi thành phần độc lập của VCATG
(OK=0, FAIL=1).

- Bảo vệ lỗi CRC phát hiện lỗi và bỏ các gói điều khiển bị lỗi đối với mỗi
thành phần của VCATG.

Hình 2.13. Khuôn dạng trường điều khiển LCAS/VCAT

2.4.4. Một số hạn chế của công nghệ NG-SDH

2.4.4.1. Hạn chế của VCAT

38
Về mặt lý thuyết, có hai hạn chế: thứ nhất là có sự giới hạn số tối đa của các
kênh thành phần trong một nhóm VCAT được xác định bởi SQ nằm trong byte H4
của POH của SDH. Đối với đường dẫn bậc cao (VC-3, VC-4) SQ có 8 bit xác định
được tối đa là 256 phần tử của một nhóm VCAT, đối với đường dẫn bậc thấp (VC-12)
SQ có 6 bit xác định được tối đa 64 phần tử trong một nhóm VCAT. Vấn đề thứ hai là
giới hạn của độ trễ do đường dẫn khác nhau cực đại do MFI xác định cũng nằm trong
byte đa khung H4 của POH cho cả hai đường dẫn bậc cao và đường dẫn bậc thấp cho
phép trễ khác nhau tối đa của các phần tử của một nhóm VCAT là 256ms.

Hạn chế về mặt thực tế: Do khó khăn kỹ thuật của việc tích hợp nhiều bộ đệm
trên một vi mạch VCAT, trễ đường dẫn khác nhau cung cấp bởi vi mạch này là rất
nhỏ, điển hình khoảng ±25ms hoặc nhỏ hơn . Do đó các nhà cung cấp thiết bị phải
dùng bộ nhớ ngoài và để tốc độ truyền của bộ nhớ ngoài đủ nhanh chỉ có thể sử dụng
SRAM. So sánh với với DRAM và SDRAM, SRAM có dung lượng ít hơn và đắt hơn,
do đó giá thành thiết bị do đó sẽ cao.

2.4.4.2. Hạn chế của GFP

Trong khung GFP, có tuỳ chọn header mở rộng là trường 1byte gọi là nhận
dạng kênh CID (Channel Indentifier), node mạng phía thu có thể dùng CID để nhận
dạng giao diện Ethernet đích, do vậy có thể nhiều giao diện Ethernet tại node phía
nguồn chia sẻ cùng một kênh VCAT.

Ghép kênh GFP có hạn chế: Lưu lượng từ các giao diện tại node nguồn mà chia
sẻ cùng một kênh VCAT phải đến chung một node phía thu. Nghĩa là chỉ khi nhiều
khách hàng cùng một nơi và lưu lượng của họ đến cùng một đích thì việc sử dụng
GFP mới có hiệu quả.

Hiện nay trên thế giới công nghệ NG-SDH đã và đang được triển khai, cho
phép các nhà khai thác cung cấp nhiều hơn nữa các dịch vụ truyền tải và đồng thời
tăng hiệu suất của hạ tầng mạng SDH đã có. Ưu điểm của NG-SDH là không cần phải
lắp đặt một mạng truyền dẫn mới hay thay đổi tất cả các thiết bị nút mạng hay các

39
tuyến cáp quang, nhờ vậy sẽ giảm được chi phí và thu hút được các khách hàng mới
trong khi vẫn duy trì được các dịch vụ đã có. NG-SDH tạo ra phương thức truyền tải
các dịch vụ khách hàng có tốc độ cố định (như PDH) và các dịch vụ có tốc độ biến đổi
như Ethernet, VPN, DVB, SAN... qua các thiết bị và mạng SDH hiện có bằng cách bổ
sung một số thiết bị phần cứng và các thủ tục cũng như giao thức mới. Các thủ tục và
giao thức này được phân thành các lớp là: thủ tục định dạng khung GFP, kết nối ảo
VCAT và giao thức điều chỉnh dung lượng tuyến LCAS...

40
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ OMSN
3.1. Giới thiệu chung

Trước đây, công nghệ SDH được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải các tín
hiệu ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM). Tuy nhiên hiện nay yêu cầu đặt ra đối
với mạng đã hoàn toàn thay đổi khi các dịch vụ truyền tải dữ liệu ngày càng tăng.
Điều đó có nghĩa là trong tương lai, hệ thống SDH truyền thống không thể đáp ứng
được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ số liệu nữa. SDH thế hệ tiếp theo (NG-SDH) là
một cơ chế truyền tải cho phép tồn tại đồng thời các dịch vụ truyền thống và các dịch
vụ mới trên cùng một mạng mà không làm ảnh hưởng lẫn nhau.

Cùng với sự phát triển của mạng NG – SDH, các thiết bị SDH cũng phát triển
theo để đáp ứng được nhu cầu của nhà cung cấp dịch vụ. Các thiết bị OMSN của
Alcatel – Lucent cung cấp các nền tảng đa dịch vụ trên nền quang để xây dựng các
mạng truyền tải NG – SDH đa dịch vụ. Các thiết bị OMSN này tích hợp các chức
năng truyền dẫn tốt nhất trong một lớp (best–in–class), các chức năng tách ghép
CWDM, kết nối chéo SDH cùng với lớp truyền thông (carrier–class) và các chức năng
chuyển mạch gói/tế bào lớp 2 bao gồm: Ethernet, chuyển mạch nhãn đa giao thức
MPLS và ATM. Chia sẻ các đặc tính và các module chung, các thiết bị Alcatel –
Lucent OMSN đảm bảo triển khai linh hoạt và hỗ trợ các đặc tính cho mạng NG –
SDH.

Ngày nay, các hãng truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ đòi hỏi các giải
pháp trên nền quang cho các mạng vùng và mạng metro mà có khả năng cung cấp
dung lượng cao, có độ tin cậy, tính linh hoạt và tính khả chuyển để hướng đến các
dạng thức truyền thông mới có hiệu quả. Cùng với các chức năng dựa trên TDM
truyền thống, công nghệ truyền dẫn đã hỗ trợ những nguồn lợi nhuận đáng kể cho các
hãng truyền thông, các dịch vụ mới cho các ứng dụng băng rộng trên nền gói (based–
packet) đang được mở rộng và cần sự phân phối hiệu quả trên một cơ sở hạ tầng tập
hợp băng rộng để mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các hãng truyền thông. Các thiết bị

41
OMSN tích hợp các công nghệ truyền dẫn và chuyển mạch gói, chuyển giao các giải
pháp mạng metro hỗ trợ phân phối dịch vụ băng rộng mới. Với khả năng này, các thiết
bị OMSN hướng đến các ứng dụng mạng vùng và metro, cung cấp một nền tảng
truyền dẫn đa dịch vụ để mang lại lợi nhuận từ nhiều dịch vụ băng rộng như: triple–
play (dữ liệu, thoại, hình ảnh), các dịch vụ Ethernet…

Các đặc tính của OMSN

 Truyền dẫn và quản lý hiệu quả các ứng dụng dữ liệu trên nền gói với cơ sở hạ tầng
quang đã có.

 Tăng cường kết nối trong các Topo mạng: ring, hình sao, mắt lưới (mesh).

 Độ tin cậy cao cho các chức năng truyền dẫn và mục đích xây dựng mạng.

 Theo dõi, xử lý sự cố, cung cấp dịch vụ.

 Hỗ trợ các dịch vụ tốc độ cao, trong dải từ 2 Mbit/s và Ethernet lên đến Gigabit
Ethernet GE và 10 Gbit/s.

 Tiến tới hợp nhất các dịch vụ Internet, thoại và video trong cùng một môi trường
đồng nhất.

 Quản lý chất lượng dịch vụ và hiệu năng để hỗ trợ các yêu cầu SLA (Service Level
Agrement) khó khăn nhất.

Các ưu điểm của OMSN

Các thiết bị OMSN dựa trên một cấu trúc truyền dẫn SDH cứng, chưa linh hoạt,
mang lại cho các nhà cung cấp dịch vụ một vài lợi ích sau:

 Mang lại tính sẵn sàng tối đa cho dịch vụ, hỗ trợ các dịch vụ tiềm năng từ việc truy
nhập đến mạng đường trục với bất kỳ luồng lưu lượng nào.

 Hợp lý hóa các thao tác và cải thiện một cách đáng kể vốn xây dựng cơ bản và chi
phí kinh doanh mà không ảnh hưởng đến các dịch vụ hiện có.

 Tạo ra những lợi nhuận mới từ các dịch vụ hiện tại và các dịch vụ cạnh tranh trong
tương lai.

42
 Cải thiện băng thông sử dụng, cung cấp không gian cho các dịch vụ mới phát sinh
lợi nhuận nhiều hơn.

Các thiết bị OMSN của Alcatel – Lucent

Các thiết bị OMSN của Alcatel – Lucent gồm có: 1642EMC, 1640FOX,
1642EMUX, 1650SM-C, 1662SM-C, 1660SM và 1670SM.

1642EMC, 1640FOX, 1642EMUX, 1650SM-C, 1662SM-C và 1660SM được


dự định cho các ứng dụng mạng metro, trong khi đó, 1670SM là OMSN cho mạng
truyền dẫn lõi.

1640FOX, 1650SM-C, 1662SM-C, 1660SM, và 1670SM chia sẻ nhiều thiết bị


đã được xác định bởi lưu lượng được hỗ trợ (PDH, SDH, ATM, Ethernet…). Hầu hết
các cổng lưu lượng có bộ xử lý không nằm trên bản mạch và có thể được tái sử dụng
từ một OMSN đến một OMSN khác hoặc được khôi phục từ những kho dự trữ mà
không phải lo lắng về các phiên bản phần mềm SW.

1660SM và 1662SMC tích hợp các đặc tính CWDM để mở rộng dung lượng
truyền dẫn của mạng bởi việc đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông:

 Tăng băng thông cho các ứng dụng mạng vùng và mạng metro.

 Phát triển các dịch vụ từ bước sóng đơn đến nhiều bước sóng trong cùng một node.

 Giải pháp CWDM hiệu quả cho cơ sở hạ tầng mạng quang đô thị.

Chuyển mạch gói

Các thiết bị OMSN chia sẻ bộ chuyển đổi dịch vụ tích hợp ISA (Integrated
Service Adapter) chung, cung cấp các chức năng chuyển mạch gói lớp 2, thích nghi
với cơ sở hạ tầng truyền dẫn SDH yêu cầu cho các dịch vụ băng rộng trên nền gói
ngày càng tăng:

 Cung cấp các chức năng chuyển mạch MPLS, Ethernet và khả năng chuyển mạch
ATM, với các giao diện ESCON, FICON, FC để cải thiện sự kết nối các luồng dữ

43
liệu và phân phối các dịch vụ băng rộng mới trên nền IP như là các mạng riêng ảo
Ethernet, mạng lưu trữ và tập hợp di động 3G.

 Quản lý có hiệu quả và truyền dẫn các ứng dụng dữ liệu trên nền gói trong giới hạn
cơ sở hạ tầng quang đã có, tránh sự chồng chéo các mạng dữ liệu để tập hợp mạng
metro băng rộng.

 Tạo ra các lợi nhuận mới từ các dịch vụ hiện tại và tương lai bằng việc bắt buộc và
xác nhận sự thỏa thuận mức dịch vụ SLA dựa vào chất lượng dịch vụ QoS được hỗ
trợ.

Hình 3.1. Các dịch vụ băng rộng được cung cấp bởi OMSN

Những khả năng này làm cho các thiết bị OMSN trở thành các node đa công
nghệ hiệu quả hướng đến các mạng metro quang mà ở đó dung lượng, giá thành, cơ sở
hạ tầng, độ tin cậy và các dịch vụ trên nền gói đóng vai trò chìa khóa trong một kiến
trúc băng rộng hướng đến người dùng.

Các ứng dụng đa dịch vụ

Ngày nay, tính linh hoạt cũng có nghĩa là có khả năng hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu
băng rộng và các ứng dụng đa phương tiện trong mạng. Các thiết bị OMSN mang lại

44
cho các nhà cung cấp dịch vụ khả năng phân phối một vài loại dịch vụ đa giao thức
khác nhau để mang lại sự cân bằng tốt nhất giữa các dịch vụ dữ liệu băng rộng mới và
các dịch vụ cho thuê đường dây và dịch vụ thoại truyền thống. Các thiết bị OMSN
được trang bị các khe cắm ISA để thực hiện các chức năng chuyển mạch Ethernet,
ATM hoặc video, cho phép các ứng dụng mới. Phạm vi rộng lớn của kỹ thuật ISA trên
nền gói cho phép các nhà điều hành và các nhà cung cấp dịch vụ đối phó với lưu
lượng băng rộng hiện tại và tương lai cần truyền qua mạng bằng cách cho phép quy tụ
nhiều lớp trong một node đơn.

3.2. Các chức năng của thiết bị OMSN

Node đa dịch vụ trên nền quang OMSN tương thích với những hệ thống PDH
đã có cũng như những mạng SDH đã được lắp đặt, do đó thiết bị OMSN cung cấp các
chức năng đã có ở mạng SDH và bổ sung thêm một số các chức năng mới cho các ứng
dụng mới. Các chức năng đó là:

 OMSN có thể được cấu hình như là một bộ ghép đầu cuối đa đường (Multi Line
Terminal Multiplexer) hoặc là một bộ tách ghép đa kênh (Multi Add/Drop
Multiplexer) hoặc là một bộ nối chéo (Cross Connect).

 OMSN tích hợp khả năng chuyển mạch ATM, có thể sử dụng được trong một card
chuyển mạch tùy chọn.

 OMSN có thể được trang bị với những thiết bị Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit
Ethernet để cho phép kết nối LAN to LAN và chuyển mạch Ethernet.

 OMSN có thể sử dụng cho chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS), nghĩa là nó
thực hiện phân loại, định tuyến, tập hợp các gói dữ liệu theo kỹ thuật MPLS.

 OMSN có thể truy nhập và truyền các loại lưu lượng đến FICON (1.0625Gbit/s),
kênh quang (1.0625Gbit/s), Digital Video (270Mbit/s), ESCON(200Mbit/s),
FDDI(125Mbit/s), OC-3 (155Mbit/s.

45
 OMSN hỗ trợ những tính năng của CWDM (Coarse WDM) được cung cấp bởi bộ
tách sóng, bộ giải ghép kênh (Multiplexer/Demultiplexer) và những thiết bị
COADM (Coarse Optical Add/Drop Multiplexer).

3.3. Các ứng dụng dịch vụ trên thiết bị OMSN

3.3.1. Dịch vụ Ethernet

Để đáp ứng các dịch vụ băng thông rộng của khách hàng, các nhà cung cấp dịch
vụ đã phát triển dịch vụ Ethernet trong các mạng LAN. Dịch vụ Ethernet mang lại một
số lợi ích như: tính dễ sử dụng, hiệu quả về chi phí, tính linh hoạt.

Tính dễ sử dụng.

Dịch vụ Ethernet dựa trên một giao diện Ethernet (Ethernet interface) chuẩn,
phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống mạng cục bộ (LAN). Hầu như tất
cả các thiết bị và máy chủ trong LAN đều kết nối dùng Ethernet, vì vậy việc sử dụng
Ethernet để kết nối với nhau sẽ đơn giản hóa quá trình hoạt động và các chức năng
quản trị, quản lí và cung cấp (OAM&P).

Hiệu quả về chi phí

Dịch vụ Ethernet làm giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành. Một là, do sự
phổ biến của Ethernet trong hầu hết tất cả các sản phẩm mạng nên giao diện Ethernet
không có chi phí lắp đặt. Hai là, giá thành thiết bị thấp, chi phí vận hành và quản trị
thấp hơn. Ba là, nhiều nhà cung cấp dịch vụ Ethernet cho phép những thuê bao tăng
thêm băng thông một cách khá mềm dẻo. Điều này cho phép thuê bao thêm băng
thông khi cần thiết và họ chỉ trả cho những gì họ cần.

Tính linh hoạt

Dịch vụ Ethernet cho phép những thuê bao thiết lập mạng của họ theo những
cách hoặc là phức tạp hơn hoặc là không thể thực hiện với các dịch vụ truyền thống
khác. Với dịch vụ Ethenet, các thuê bao cũng có thể thêm vào hoặc thay đổi băng
thông trong vài phút thay vì trong vài ngày ngày hoặc thậm chí vài tuần khi sử dụng
những dịch vụ mạng truy nhập khác (Frame relay, ATM,…). Ngoài ra, những thay đổi

46
này không đòi hỏi thuê bao phải mua thiết bị mới hay nhà cung cấp dịch vụ cử cán bộ
kỹ thuật đến kiểm tra, hỗ trợ tại chỗ.

Các thiết bị OMSN được trang bị các card Ethernet cho phép kết nối LAN to
LAN giữa hai bộ định tuyến hoặc chuyển mạch qua một mạng SDH. Các card
Ethernet có thể quản lý được 3 loại lưu lượng Ethernet là: Ethernet (10 Mbit/s), Fast
Ethernet (100 Mbit/s) và Gigabit Ethernet (1 Gbit/s). Các khung Ethernet sẽ được sắp
xếp trong SDH VC sử dụng thủ tục đóng khung chung GFP và được truyền trên mạng
SDH.

Các module Ethernet được cắm vào thiết bị OMSN sẽ cung cấp các dịch vụ
Ethernet. Đối với thiết bị 1660SM, có các module: ISA-ETH module và ISA-GBE
module. Module ISA-ETH cung cấp các giao diện 10/100 baseT, Module ISA-GBE
cung cấp các giao diện 1000BaseSX/1000BaseLX cho phép sự kết nối của 2 mạng
LAN trong một cấu hình point to point. Các card này đóng vai trò như là một gateway
đối với mạng SDH. Các module này cho phép thiết bị OMSN cung cấp một số dịch vụ
như: đường dây riêng (Private Line), đường dây riêng ảo (Virtual Private Line), mạng
LAN riêng (Private LAN), mạng LAN riêng ảo (Virtual Private LAN), tập hợp
(Aggregation), tập hợp ảo (Virtual Aggregation).

47
Hình 3.2. Các dịch vụ Ethernet trên OMSN

3.3.2. Dịch vụ truyền dữ liệu

Một số dịch vụ dữ liệu có thể được sắp xếp thành những tín hiệu STM-N nhờ
card SDH matrix được cắm vào thiết bị OMSN. Card 4×ANY cung cấp 4 truy nhập
vật lý và kết chuỗi ảo cho tín hiệu dữ liệu. Thông lượng của nó bằng 16 VC-4.

Hình 3.3. Ứng dụng dịch vụ dữ liệu


Bảng 3.1 cho thấy các dịch vụ dữ liệu được cung cấp bởi OMSN.

Tín hiệu dữ liệu Tốc độ bit Số lượng VC-4


Gigabit Ethernet 1,25 Gbit/s 8
FICON 1,0625 Gbit/s 8
Fiber Channel 1,0625 Gbit/s 8
Digital Video 270 Mbit/s 2
ESCON 200 Mbit/s 2
Fast Ethernet 125 Mbit/s 1
FDDI 125 Mbit/s 1
Bảng 3.1. Các loại dịch vụ dữ liệu được cung cấp bởi OMSN

3.3.3. Dịch vụ ATM

48
Metro OMSN được tích hợp khả năng chuyển mạch kênh ảo VC và đường dẫn
ảo VP ATM nhờ card chuyển mạch tùy chọn chứa ma trận ATM. Để cung cấp dịch vụ
ATM, card ISA-ATM được cắm vào thiết bị 1660SM là giải pháp tối ưu để truyền dẫn
và tập hợp lưu lượng ATM. Về mặt chức năng, ATM đặc biệt hữu ích trong truy nhập
cấu hình Ring cục bộ và metro để hợp nhất lưu lượng dữ liệu từ những người sử dụng
khác nhau lên trên cùng SDH VC, do đó tối ưu băng thông truyền.

3.3.4. Dịch vụ MPLS

MPLS là cơ chế truyền tải dữ liệu dạng chuyển gói (packet-switched). Trong
mô hình OSI, MPLS có thể xem như nằm giữa lớp 2 và lớp 3…Vì vậy MPLS có thể
được xem như là giao thức thuộc lớp 2.5. MPLS được thiết kế để thống nhất các loại
dịch vụ truyền tải dữ liệu cho cả mạng chuyển gói và chuyển mạch, hỗ trợ cả IP,
ATM, SONET, Ethernet…Do đó sử dụng MPLS sẽ tiết kiệm được chi phí rất nhiều.
MPLS cho phép xây dựng một hệ thống mạng sử dụng một loại cơ sở hạ tầng có thể
quản lý được dữ liệu, âm thanh thoại, video conference…
Ở đầu vào, bộ định tuyến biên nhãn LER (Label Edge Router) sẽ kiểm tra gói
tin được đưa tới và quyết định có đánh nhãn gói tin hay không.Việc đánh nhãn sẽ dựa
vào một cơ sở dữ liệu đặc biệt được lưu trong LER. Sau đó, một header MPLS sẽ
được chèn vào. Gói dữ liệu được chuyển đi. Gói dữ liệu truyền đi sẽ lần lượt đi qua
các LSR (Label Switching Router), các LSR sẽ không thêm vào hay bớt đi nhãn nào,
nó chỉ thay đổi các nhãn và chuyển gói tin đến LSR tiếp theo, các LSR xác định việc
đổi nhãn hay LSR tiếp theo dựa vào một bảng dữ liệu trong router. Nếu dữ liệu không
chứa nhãn nào, nó sẽ hoạt động như một router bình thường. Do vậy, các đường dẫn
sẽ được thiết lập giữa các LER và LSR. Những đường dẫn này được gọi là Label
switch paths (LSPs). Ở đầu ra, LER sẽ tách header MPLS ra và gói dữ liệu sẽ được
truyền đi một cách bình thường. Ngoài ra MPLS cho phép xác định chế độ ưu tiên cho
dữ liệu, thuật ngữ mạng là FEC (Forward Equivalence Class - Lớp chuyển tiếp tương
đương). Thực chất, việc xác định mức độ ưu tiên cho dữ liệu là rất quan trọng. Do có
những dữ liệu quan trọng cần chất lượng mạng cao hơn. MPLS cho phép chọn mức độ

49
ưu tiên để cung cấp chất lượng mạng hợp lý cho các loại dữ liệu này. Sau đó, dựa vào
mức độ FEC của gói thông tin đã được đánh nhãn mà các loại đường truyền khác nhau
có thể được thực hiện. Có thể là gói tin sẽ được truyền qua ATM, frame-relay. Nếu
gói tin không có nhãn, nó sẽ được coi có mức ưu tiên thấp nhất và được truyền đi như
một gói tin IP bình thường.

Kỹ thuật MPLS được sử dụng trong những hệ thống truyền tải Alcatel để phân
phối và định tuyến các gói dữ liệu được tạo ra bởi dịch vụ gói hóa bất kỳ (packetized
service) đang hoạt động tại lớp mạng và được đóng gói thành khung Ethernet. Một
hoặc nhiều nhãn được gắn vào mỗi gói Ethernet và được sử dụng để chuyển gói. Sự
phân loại các gói dữ liệu đến chỉ được thực hiện một lần tại cạnh của mạng MPLS,
những bộ định tuyến MPLS bên trong chỉ phải chọn bước truyền kế tiếp bằng cách tìm
và hoán đổi nhãn ở trên cùng. Những gói Ethernet cùng đích và cùng chất lượng dịch
vụ được gán đến cùng một FEC ngay cả khi chúng thuộc một luồng khác. Theo cách
này, những luồng gói riêng biệt được tập hợp đến một đường dẫn chung.

Hình 3.4. Ứng dụng dịch vụ MPLS

50
Ở thiết bị OMSN, các card ISA PR-EA và ISA PR sẽ quản lý giao thức MPLS.

 Card ISA PR-EA được sử dụng để tập hợp những luồng lưu lượng Ethernet khác
nhau, được bảo đảm bằng chất lượng dịch vụ luồng QoS.

 ISA PR là một hệ thống con Ethernet ADM và cung cấp một lớp sóng mang được
chia sẻ trong Ethernet Packet Ring.

3.3.5. Dịch vụ CWDM

CWDM là một nhánh chi phí thấp của các công nghệ DWDM (dense WDM)
hiệu suất cao đã phục vụ cho nghành công nghiệp mạng truyền tải xa.

Sự tích hợp công nghệ SDH và WDM trong 1660SM tạo ra cơ hội để tăng thêm
dung lượng mạng mà không ảnh hưởng lên phương tiện vật lý ban đầu (ví dụ như sợi
quang). Sự hiện diện của một lưới bước sóng cho phép người dùng sử dụng nhiều
dung lượng với giá thành giới hạn. Những thiết bị quang CWDM có thể lên đến 8
kênh truyền lưu lượng theo như khuyến nghị ITU–T G694.2, lưới bước sóng là: 1470-
1490-1510-1530-1550-1570-1590-1610 nm. Hỗ trợ cả ứng dụng tuyến tính và vòng.
Ở những node đầu cuối, nó có thể tách ghép lên đến 8 kênh. Ở những node tức thời,
nó có thể xen rẽ 1 hoặc 2 kênh và truyền qua 7 hoặc 6 kênh khác.

B&W
STM-16
1660SM

ADD/DROP OF
TRAN
SPON COLORED
2 CHANNEL
DER STM-16

COLORED COLORED
1660SM STM-16 STM-16 1660SM
COLORED λ1 λ1 COLORED
STM-16 STM-16
MUX/DEMUX
MUX/DEMUX

TRAN λ2 λ2 TRAN
OADM

OADM

SPON SPON
B&W B&W
DER DER
STM-16 STM-16
λ8 λ8

MUX/DEMUX PASS- MUX/DEMUX


OF 8 THROUGH OF 6 OF 8
CHANNEL CHANNEL CHANNEL

51
Hình 3.5. Ứng dụng CWDM

3.4. Hệ thống quản lý trong mạng sử dụng OMSN

Các dịch vụ được thảo luận ở trên độc lập ở một mức độ nào đó và phải được
quản lý bởi một hệ thống quản lý mạng NMS (Network Management System) để đảm
bảo chúng có thể được triển khai và quản lý chủ động trong thời gian thực. Nếu không
có chiến lược NMS rõ ràng, các dịch vụ và công nghệ nói trên rất khó hay thậm chí là
không thể áp dụng được.

3.4.1. Cấu trúc của hệ thống quản lý

Hình 3.6. Cấu trúc của hệ thống quản lý mạng

Sự quản lý các thành phần mạng NE được thực hiện bởi:

 Phần mềm khai báo đầu cuối 132CT.

 Hệ điều hành OS (1353NM và 1354RM) của một hoặc nhiều trạm làm việc có chức
năng quản lý mạng. Hơn nữa, OS cho phép kết nối đến các mạng quản lý viễn
thông TMN.

Giao diện CT là một loại EIA–RS232. CT thực hiện một số chức năng sau:

 Định vị, kết nối CT với thiết bị OMSN qua giao diện F.

52
 Quản lý từ xa, từ một thiết bị SDH hoặc SDH gateway khác của mạng, ở đó, một CT
được kết nối (qua giao diện F), định địa chỉ thực của thiết bị. Trong trường hợp
này, thông tin quản lý được truyền bởi mạng SDH, sử dụng các byte DCC hoặc
được truyền bởi một mạng LAN. Khi tùy chọn CT được sử dụng, giao diện F có
thể quản lý được tối đa 32 thiết bị.

 Kênh truyền số liệu DCC:

- Các byte D1 ÷ D3 của RSOH: các kênh truyền số liệu kết nối trạm lặp với trạm
quản lý, có tốc độ bit là 192 Kbit/s (64 Kbit/s×3).

- Các byte D4 ÷ D12 của MSOH: kênh truyền số liệu kết nối trạm ghép kênh với
trạm quản lý, có tốc độ bit là 576 Kbit/s (64 Kbit/s×9).

Giao thức thông tin giao diện F: (F1 và F2) được định nghĩa như sau:

Giao diện thông tin F1 được được sử dụng để kết nối tại chỗ hay từ xa các trạm
với hệ điều hành UNIX. Giao diện thông tin F2 được sử dụng trong cấu hình nội bộ để
kết nối các máy tính PC thông thường. Cả hai giao diện F1 và F2 đều được cung cấp
cho mỗi phần tử mạng.

Giao thức thông tin giao diện Q3 là để kết nối các phương tiện trung gian, các
phần tử mạng, các hệ điều hành tới các hệ điều hành khác thông qua mạng truyền
thông số liệu DCN. Giao diện Q3 cho phép thiết lập kết nối với OS, thông tin quản lý
có thể được truyền bởi mạng quang, sử dụng các byte DCC hoặc bởi một mạng LAN
được chỉ định.

53
Hình 3.7. Kết nối giữa thiết bị OMSN và OS

Kết nối giữa NE và OS được thực hiện như sau:

 Bộ điều khiển thiết bị EC (Equipment Controller) của OMSN Gateway truyền thông
điệp giữa Q3 và DCC.

 Để chuyển tiếp thông điệp TMN đến những NE khác, EC sử dụng bus Q ECC bên
trong được kết nối với các cổng STM-N. Giao diện QECC nhằm kết nối các phần tử
mạng thông qua kênh điều khiển gắn liền. Q ECC sử dụng các kênh thông tin số liệu
SDH DCC (các byte D1 – D12).

 Các thông điệp được truyền trên các byte DCC của STM-N SOH. NE được kết nối
sẽ trích các thông điệp từ những byte này và gửi chúng đến EC sở hữu nó.

3.4.2. Phần mềm khai báo đầu cuối 1320CT

3.4.2.1. Giới thiệu

Phần mềm khai báo đầu cuối 1320CT tương thích với các môi trường Windows
đang hoạt động: Windows NT, Windows 2000, Windows XP. 1320CT truy nhập từ
các CT từ xa đến giao diện Q3 GNE Ethernet qua mạng IP. Nói chung, CT là một máy
tính cá nhân PC, được kết nối qua giao diện F để quản lý cục bộ NE. Với ứng dụng

54
CT từ xa, nó có thể quản lý lên đến 32 NEs qua các kênh DCCM/DCCR. CT thực hiện
một số chức năng quản lý như: quản lý cấu hình, quản lý cảnh báo…

Các đặc tính chính

1320CT cung cấp một số chức năng sau:

 Quản lý một hoặc nhiều NE: có thể quản lý lên đến 32 NE với một chức năng tổ
hợp (ứng dụng CT từ xa).

 Tương thích các giao diện mô hình thông tin ITU tới các phần tử mạng.

 Quản lý lỗi để báo cáo cảnh báo thời gian thực, định vị và sửa các lỗi tiếp theo sau.

 Quản lý cấu hình để điều khiển hoạt động của các NE.

 Thực hiện quản lý để cài đặt, tập hợp, đăng nhập và hiển thị dữ liệu liên quan đến
các NE được quản lý theo ITU–T G.826.

Những nhiệm vụ chính của hệ thống

 Thao tác và bảo trì cục bộ các NE được kết nối.

 Giám sát kích hoạt/ngừng kích hoạt một NE.

 Thiết lập cấu hình truyền dẫn.

 Quản lý thời gian thực các NE được kết nối: cảnh báo khi có lỗi và thông báo các
sự kiện khi NE hoạt động bình thường.

 Quản lý nối chéo của VC-4, VC-3, VC-2, VC-12 và các mức bước sóng.

Quản lý cấu hình

1320CT cung cấp các chức năng để cài đặt, khởi tạo và sửa đổi những tham số
cấu hình thiết bị. Những dịch vụ này bao gồm:

 Quản lý các ứng dụng và tham số hệ thống.

 Quản lý các tham số hoạt động và trạng thái của NE.

Quản lý nối chéo

55
Chức năng quản lý nối chéo cung cấp một tập hợp những chức năng để thiết lập
các kết nối chéo trong các NE và để theo dõi các kết nối được cung cấp cho mục đích
bảo dưỡng. Cấu hình kết nối đã được cho trong một danh sách của ứng dụng.

Quản lý lỗi

Chức năng quản lý lỗi gồm có một số chức năng cho phép giám sát thời gian
thực tình trạng tài nguyên của mạng được quản lý. Các lỗi được phát hiện ra và các
hoạt động hiệu chỉnh có thể được thực hiện bởi thao tác viên. Những dịch vụ này bao
gồm:

 Hiển thị các cảnh báo hiện thời của NE.

 Bật/tắt các cảnh báo thứ cấp.

 Cảnh báo các thiết lập quan trọng.

 Tạo các file Alarm History.

Quản lý hiệu năng

Chức năng quản lý hiệu năng cung cấp một tập hợp các chức năng để khởi động
và ngừng theo dõi các hoạt động trên các tài nguyên vật lý của mạng, và để tập hợp,
xử lý và hiển thị dữ liệu có sẵn bằng đồ thị. Dữ liệu được cung cấp phụ thuộc vào
dung lượng của các NEs, theo khuyến nghị ITU–T G.826 về các SDH NEs. Chức
năng quản lý hiệu năng cho phép thiết lập các ngưỡng tài nguyên, nếu vượt quá các
ngưỡng này sẽ làm phát sinh một cảnh báo QoS. Điều này mang lại cho nhà điều hành
cơ hội để theo dõi chi tiết các thỏa thuận mức dịch vụ SLA cá nhân cố định của khách
hàng.

Quản lý bảo mật

Chức năng quản lý bảo mật cung cấp một tập hợp các chức năng để bảo vệ hệ
thống chống lại sự truy nhập trái phép của người sử dụng, các thủ tục hoặc những tác
động khác. Quyền truy nhập được dựa vào FADs và NADs.

Giao diện 1320CT

56
Khi 1320CT được khởi động, một bản đồ không tên sẽ xuất hiện trong cửa sổ
NES (Network Element Synthesis – Tổng hợp phần tử mạng).

 Nếu diện F chưa được kết nối, đây là một bản đồ trống.

 Nếu giao diện F đã được kết nối, bản đồ này sẽ chứa các NE được kết nối với địa
chỉ được khôi phục.

Menu Network Element Synthesis

Hình 3.8. Menu NES của phần mềm 1320CT

3.4.3. Hệ điều hành

Một hệ thống quản lý mạng SDH phải có khả năng quản lý tất cả các phần tử
mạng, kể cả các phần tử được phát triển trong tương lai. Các hệ thống quản lý mạng
này phải được xây dựng hướng tới một mạng quản lý viễn thông chung TMN. TMN là
một mạng được cấu trúc đặc biệt cho các chức năng quản lý cho một mạng viễn thông
TN. TNM có cấu trúc gồm các lớp:

57
Hình 3.9. Cấu trúc các lớp của TMN

 NE - các phần tử mạng: thiết bị truyền dẫn PDH hoặc SDH.

 ECT (Equipment Craft Terminal): để quản lý cục bộ.

 TN: đây là mạng kết nối các NEs. Nó cung cấp các phương tiện vật lý để đảm bảo
sự truyền dẫn.

 EML (Element Management Layer): quản lý tất cả cấu hình NE trên các cơ sở
riêng lẻ: phần cứng, kết nối chéo, đồng bộ, bảo vệ, cảnh báo, thực hiện… Phần
mềm 1353NM quản lý lớp này.

 NML (Network Management Layer): hệ thống thuộc về lớp này cho phép các thao
tác viên quản lý kết nối, định tuyến và các bảo vệ liên quan. Ngoài ra, NML còn
chịu trách nhiệm về các cảnh báo mạng và theo dõi hiệu năng hệ thống. Phần mềm
1354RM quản lý lớp này.

3.4.3.1. Phần mềm 1353NM

Phần mềm 1353NM thuộc lớp quản lý phần tử của cấu trúc mạng TMN.
1353NM thực hiện một số chức năng quản lý sau:

58
Các chức năng quản lý Topo mạng

 Tạo Topo mạng.

 Thêm, xóa các ký hiệu.

 Khai báo NEs.

 Kiểm kê NE.

Hình 3.10. Chức năng quản lý Topo mạng của 1353NM

Các chức năng quản lý phần mềm và quản lý phần tử mạng

Quản lý phần tử mạng

 Giám sát NEs.

 Cấu hình hệ thống bảo vệ.

 Bật/tắt các thông báo cảnh báo.

 Quản lý các nguồn đồng bộ và thời gian của NE.

 Quản lý các kết nối và quản lý các cổng.

 Cấu hình các điểm bên ngoài.

 Sao lưu và khôi phục các NEs.

 Quản lý phần mềm

 Nạp các thông tin từ phần mềm xuống NE.

 Nạp phần mềm từ một server đến một NE.

 Kích hoạt/ngừng kích hoạt phần mềm của NE.

59
 Ủy nhiệm phần mềm cho NE.

Hình 3.11. Các chức năng quản lý SW và NE

Các chức năng cảnh báo

 Nhận và xử lý các cảnh báo.

 Thiết lập bộ lọc tiêu chuẩn để nhận các cảnh báo.

 Quản lý cảnh báo các file đăng nhập.

 Lưu trữ và xử lý thông tin cảnh báo hiện thời.

 Hiển thị giao diện người dùng.

 Tóm lược các báo động liên quan đến một NE.

60
Hình 3.12. Các chức năng quản lý Alarm

Các chức năng quản lý theo dõi hiệu năng

 Cấu hình ngưỡng của các bộ đếm lỗi.

 Theo dõi hoạt động của các bộ đếm.

 Ghi dữ liệu hiệu năng của hệ thống.

 Tìm kiếm sự suy giảm chất lượng TP (Termination Point).

Các chức năng quản trị hệ thống

Quản lý hệ thống (cho người quản trị)

 Khởi động/dừng hệ thống.

 Hiển thị và quản lý tất cả các quá trình của 1353NM.

 Sao lưu/phục hồi hệ thống.

 Các hoạt động có tính chu kỳ.

Quản lý bảo mật

 Truy nhập hệ thống.

 Phân phối các bản đồ.

61
 Các quyền truy nhập đến các NEs.

3.4.3.2. Phần mềm 1354RM

Phần mềm 1354RM thuộc lớp quản lý mạng NML, 1354RM thực hiện một số
chức năng quản lý sau:

Hình 3.13. Các chức năng của 1354RM

 Nạp thông tin có sẵn của các cổng và NE từ 1353NM.

 Xây dựng “phần tĩnh” của mạng được quản lý như:

+ Liên kết các kết nối.

+ Các Topo cơ bản: ring, mesh…

+ Áp dụng “các lớp liên quan” theo ITU-G.803.

+ Các đường dẫn, các dạng LO, HO, các đoạn hợp kênh, vật lý.

 Cấu hình và quản lý “phần động” của mạng như:

+ Cấu hình tải trọng (payload).

+ Cung cấp đường dẫn.

+ Bảo dưỡng và giám sát đường dẫn

+ Nối/phân chia.

62
+ Điều khiển các giao diện SEN – IM và OPTICS – IM dựa trên các NEs.

+ Nạp chức năng vô hiệu hóa quản lý.

+ Dò tìm và khôi phục NE.

+ Quản lý các bảo vệ.

+ SNCP (SubNetwork Connection Protection – Bảo vệ kết nối mạng con) là


một cơ chế bảo vệ được cung cấp để có thể bảo vệ một phần hoặc toàn bộ
đường dẫn (giữa hai NE).

+ Các quy tắc khôi phục.

+ Theo dõi hiệu năng hệ thống.

+ Phân tích và tạo ra các đo lường tùy biến.

+ Quản lý cảnh báo nghêm ngặt ASAP.

+ Theo dõi cảnh báo và quản lý các bản ghi.

+ Quản lý giao diện Northbound (IOO)

63
Chương 4: CẤU TRÚC PHẦN CỨNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ 1660SM STM – 16

4.1. Cấu trúc chức năng của thiết bị 1660SM STM-16

Sơ đồ hoạt động của thiết bị 1660SM

Matrix
Cáp đồng A21E1 P63E1 S MSP STM O16ES Cáp quang
Luồng E1 N
HVC
AU4 16
C
Access Card Port Card P STM1 HPC

T4
SYNCHR

ISSB
To/from T3 T0
SERVICE SETG

Ethernet Spare
ISA SC
Matrix

48/60
ATM CONGI
VDC
ATM

QAUX EQUICO & Q3


PQ2/EQC

Giao diện F LAN


(CT)1320

OS
(1353NM, 1354RM)

Hình 4.1. Sơ đồ khối thiết bị 1660SM

Nguyên lý hoạt động của thiết bị 1660SM

Đây là sơ đồ hoạt động của của thiết bị 1660SM. Các luồng tín hiệu từ những
nguồn khác nhau như luồng E1, luồng dịch vụ Ethernet và ATM được đưa vào thiết
bị. Các luồng được đồng bộ qua card Service đều được tập trung vào card Matrix, ở

64
đây các luồng tín hiệu được xử lý và tập hợp lại thành luồng STM 16 rồi truyền tải
đến card O16ES, sau đó các tín hiệu sẽ được xử lý và chuyển đổi thành tín hiệu quang
rồi truyền đi trên sợi quang.

Đối với các luồng tín hiệu E1, các luồng này sẽ đi vào qua các Access Card
A21E1, nghĩa là mỗi card này được nối với 21 luồng E1, tuỳ vào số lượng luồng E1
mà sử dụng số lượng card A21E1 để tránh lãng phí. Sau đó tín hiệu được nối đến Port
card P63E1 tương ứng, card này thực hiện giao tiếp 63 luồng tín hiệu 2,048Mbit/s vào
các luồng SDH cao hơn và mỗi Port Card P63E1 được nối với 3 Access Card A21E1.
Tín hiệu tiếp tục đi đến card MATRIX, ở đây tín hiệu được sắp xếp vào các luồng
STM-N rồi đi đến card O16ES để chuyển đổi thành tín hiệu quang và truyền qua
đường trung kế đến một tổng đài khác. Ở phía thu cũng có các thành phần và chức
năng giống phía phát, song quá trình thu tín hiệu được thực hiện một cách ngược lại
với phía phát.
x1
xN
STM-N AUG AU-4 VC-4

x3
x3 TUG-3

AU-3 VC-3 x7
2,048 Mbit/s
x7
x3
TUG-2 TU-12 VC-12 C-12

Hình 4.2. Quá trình ghép các luồng E1 thành STM – N

Đối với các luồng tín hiệu Ethernet, các tín hiệu Ethernet sẽ được đưa đến card
ISA, sau đó đi đến card MATRIX. Tương tự như các luồng E1 thì các luồng tín hiệu
cũng được săp xếp vào những luồng STM-N rồi đến card O16-ES được chuyển thành
tín hiệu quang rồi truyền trên đường trung kế đến đầu thu.

Các luồng tín hiệu ATM cũng được đưa đến MATRIX card và chyển đổi thành
tín hiệu quang.

65
Các card của thiết bị 1660SM được phân thành các loại là Access Card, Port
Card và nhóm Card chung Common Card. Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu chức năng
của các loại card này.

4.1.1. Common Card

Các card chung (Common Card) thực hiện các chức năng: bộ điều khiển, dịch
vụ, kết nối hoặc đồng bộ hoá. Common Card bao gồm các Card sau: MATRIX,
CONGI, PQ2/EQC, SERVICE, SYNTH. Sau đây là một số chức năng của các
Common Card.

4.1.1.1. Card MATRIX

MATRIX Card là thiết bị tiếp nhận và tách/ghép các luồng giao diện SDH và
cao hơn là các luồng dịch vụ mới như ATM, ETHERNET, MPLS. Trong thiết bị
1660SM có 2 loại MATRIX Card: MATRIXN và MATRIXE.

MATRIXN có một dung lượng ma trận tương đương 96 x 96 STM – 1, có thể


sử dụng theo cách sau:

 Tất cả dung lượng cho các kết nối chéo mức cao HOCC.

 Một phần dung lượng cho các kết nối chéo mức cao và phần còn lại cho các kết nối
chéo mức thấp LOCC. Trong trường hợp này, dung lượng tối đa có thể sử dụng
cho một LOCC là 64 STM-1.

MATRIXE có một dung lượng ma trận tương đương 384 x 384 STM-1, có thể
sử dụng theo cách sau:

 Tất cả dung lượng cho các kết nối chéo mức cao HOCC.

 Một phần dung lượng cho các kết nối chéo mức cao và phần còn lại cho các kết nối
chéo mức thấp LOCC. Trong trường hợp này, dung lượng tối đa có thể sử dụng
cho một LOCC là 256 STM-1.

MATRIXN và MATRIXE thực hiện một số chức năng sau:

- Kết nối giữa các cổng.

66
- Đồng bộ thiết bị.

- Bộ điều khiển giá đỡ.

- Thực hiện quản lý tập hợp.

- Kiểm kê từ xa.

4.1.1.2. Card CONGI

CONGI card là thiết bị cung cấp nguồn DC cho các card và các thiết bị khác
trong hệ thống. Trong 1660SM thì nguồn đầu vào là 48/60VDC và đầu ra có các mức
nguồn là 0.8VDC, 1.7VDC, 2.5VDC và 3.3VDC.

Trong 1660SM, có 2 loại Card CONGI: CONGI-A và CONGI-B. Nếu CONGI-


A được sử dụng thì CONGI-B sẽ là dự phòng và ngược lại.

4.1.1.3. Card SERVICE

Card SERVICE cung cấp các chức năng sau:

 Quản lý kênh AUX (Auxiliary): 4x64 Kbit/s G.703, 4xV11, 4xRS-232, 2x2 Mbit/s
G.703.

 Giao diện đồng hồ lối vào/lối ra:

+ T3/T6: hai tín hiệu đồng hồ tham chiếu 2MHz/2Mbps để đồng bộ các phần
tử mạng.

+ T4/T5: hai tín hiệu đồng hồ lối ra 2MHz/2Mbps được sử dụng bởi một phần
tử mạng khác.

 Quản lý EOW cho phép cung cấp 3 loại kết nối khác nhau:

+ Giữa 2 trạm (lựa chọn cuộc gọi).

+ Giữa 3 trạm (đa lựa chọn cuộc gọi).

+ Cuộc gọi bao trùm (một trạm kết nối với tất cả các trạm khác, số cuộc
gọi ‘00’).

67
 Ngoài ra có hai kênh mở rộng với các bộ nối khác nhau (RJ11 và RJ45) có thể được
sử dụng để thiết lập một kết nối với một điện thoại bên trong.

4.1.1.4. Card EQUICO and PQ2/EQC

EQUICO and PQ2/EQC là card dùng cho quản lý và điều khiển các thiết bị,
cảnh báo khẩn cấp các sự cố, các lệnh chú ý và quan trọng nữa là điều khiển các thiết
bị dự phòng trong trường hợp các thiết bị đang hoạt động bị hư hỏng hoặc có sự cố.
EQUICO and PQ2/EQC cung cấp chức năng bộ điều khiển thiết bị EC:

 Kết nối với Local Craft Terminal như một PC, qua giao diện F.

 Kết nối với OS (1353NM, 1354RM) bằng giao diện Q3 có bộ nối nằm trên bản
mạch CONGI, hoặc bởi các kênh DCC của các cổng STM-N.

 Kết nối với một CT từ xa qua các kênh DCC của các cổng STM-N.

 Kết nối với OS qua giao diện QAUX nằm trên SERVICE card.

4.1.1.5. Bus Termination

Ngoài các Card trên thì trong Common Card còn có một đơn vị không thể thiếu
là Bus Termination Card. Chức năng chính của Bus Termination là gửi các bộ đầu
cuối điện đến các Bus đã được định tuyến ở mặt sau panel. Các Card Bus Termination
được đặt bên cạnh các MATRIX Card.

4.1.2. Các Card LS và HS


LS (Low Speed) và HS (High Speed) là nhóm card giao tiếp lưu lượng vào/ra
với tốc độ luồng nhánh khác nhau. Card LS có tốc độ luồng nhánh là 2,048Mbps.
Card HS có tốc độ luồng nhánh là 34Mbps, 45Mbps, 140Mbps, 622Mbps … Tuỳ theo
tốc độ dữ liệu mà thiết bị 1660SM sử dụng các loại card khác nhau. Trong thiết bị
1660SM, các giao diện truy nhập được thực hiện thông qua sự kết hợp của Port Card
và Access Card. Port Card thực hiện chức năng xử lý tín hiệu, Access Card bao chứa
giao diện vật lý để kết nối luồng nhánh với các thiết bị đầu cuối. Sau đây, chúng tôi sẽ
đi xét các giao diện truy nhập của SDH đang được sử dụng phổ biến trên mạng viễn
thông.

68
4.1.2.1. Giao diện truy nhập 2,048Mbps

Để thực hiện ghép/tách các giao diện luồng nhánh PDH 2,048Mbps vào các
luồng SDH tốc độ cao hơn, thiết bị 1660SM sử dụng Port Card là P63E1, P63E1N
hoặc P63E1N-M4, Access Card là A21E1.

 Card P63E1 thực hiện giao tiếp 63 luồng tín hiệu 2,048Mbps cận đồng bộ song
hướng và tín hiệu STM-4-BPF (Back Panel Format), đồng thời xử lý 63 tín hiệu
2,048Mbps từ các card truy nhập đính kèm.

 Card P63E1N về cơ bản giống như card P63E1, ngoài ra nó có khả năng thực hiện
các chức năng sau:

+ P63E1N cũng thực thi chức năng NT (Network Termination) với tốc độ truy
nhập chủ yếu của các dịch vụ ISDN. Đặc trưng này được lập trình qua SW
để sử dụng hoặc loại trừ chức năng NT cho mỗi cổng đơn, đồng thời card
P63E1N có thể giao tiếp với các cổng ứng dụng hoặc không ứng dụng chức
năng NT.

+ P63E1N có thể thực thi chức năng tái định thời, chức năng này được áp
dụng cho đồng hồ thiết bị (Equipment Clock) để gửi đi tín hiệu 2,048
Mbit/s, do đó được đồng bộ với mạng SDH.

 P21E1N-M4 giống với P63E1N với sự khác biệt là: để thay cho tái định thời ‘trượt
bit’ (slip bit), tái định thời ‘trượt khung’ (frame slip) được cung cấp trong trường
hợp PRA hoạt động.

 Card A21E1 là Access card cho P63E1 và P63E1N. Có thể sử dụng lên đến 3 card
A21E1 cho mỗi Port card. Card A21E1 kết nối 21 luồng tín hiệu dữ liệu
2,048Mb/s, cung cấp các kết nối từ mặt sau panel đến các đường dây bên ngoài và
các mấu nối cho 21 tín hiệu PDH. Card A21E1 chứa các chuyển mạch bảo vệ để
bảo vệ N+1 EPS.

4.1.2.2. Giao diện truy nhập 34Mbps/45Mbps

69
Để thực hiện ghép/tách các giao diện luồng nhánh PDH 34Mbps/45Mbps vào
các luồng SDH tốc độ cao hơn, thiết bị 1660SM sử dụng Port Card là P3E3T3 và
Access Card là A3E3, A3T3.

 Port Card P3E3T3 là một giao diện song hướng từ/đến 3 luồng 34Mbps hoặc
45Mbps và STM-4-BPF. Tốc độ bit của Card P3E3T3 phụ thuộc vào Access card
được trang bị.

 Access Card A3E3, A3T3 là card giao diện song hướng vào/ra trên 3 kênh riêng
biệt. Mỗi kênh cung cấp 1 truy nhập luồng dữ liệu 34Mbps/45Mbps của Card
P3E3T3. Cụ thể là:

+ A3E3 cung cấp các truy nhập 3×34Mbps cho P3E3T3.

+ A3T3 cung cấp các truy nhập 3×45Mbps cho P3E3T3.

 Mỗi Access card cung cấp các kết nối từ mặt sau panel đến các đường dây bên
ngoài và các mấu nối cho các tín hiệu PDH.

 A3E3 và A3T3 chứa các chuyển mạch bảo vệ để bảo vệ N+1 EPS.

4.1.2.3. Giao diện truy nhập 140Mbps (STM-1)

Để thực hiện ghép/tách các giao diện luồng nhánh PDH 140Mbps vào các
luồng SDH tốc độ cao hơn, thiết bị 1660SM sử dụng Port Card là P4ES1N và Access
Card là A4ES1.

 Card P4ES1N điều khiển 4 tín hiệu điện STM-1, tất cả đều truy nhập trên các
Access card có liên quan (Card A4ES1). Card P4ES1N là một trong các Card có
thể bảo vệ EPS.

 Card A4ES1 cung cấp truy nhập 4 luồng dữ liệu tốc độ 140Mbps cho P4ES1N. Mỗi
Card P4ES1N cần một Card A4ES1.

 Mỗi Access card cung cấp các kết nối từ mặt sau panel đến các đường dây bên
ngoài và các tín hiệu STM-1.

 A4ES1 chứa các chuyển mạch bảo vệ để bảo vệ N+1 EPS.

70
4.1.2.4. Giao diện truy nhập 622Mbps (STM-4)

Để thực hiện ghép/tách các giao diện luồng nhánh PDH 622Mbps vào các
luồng SDH tốc độ cao hơn, thiết bị 1660SM sử dụng Port Card là S-4.1.N, L-
4.1.N, L-4.2.N và P4S4N.

 Các Port Card STM-4 này quản lý một tín hiệu STM-4 của các bộ kết nối trên card,
do đó các card này không cần Access card nào. Sử dụng mã đường NRZ.

 Card P4S4N quản lý 4 tín hiệu STM-4 và được xử lý trên 2 kênh STM-4 của nó.

 Giao diện tín hiệu vật lý là module STM-4 quang.

 Card P4S4N không thể cấu trúc lại các tín hiệu STM-4, không hỗ trợ truyền qua và
chèn giảm tại các mức 2Mbps, 34Mbps và 45Mbps.

4.1.2.5 Giao diện truy nhập 2,4Gbps (STM-16)

Ở giao diện truy nhập này, thiết bị 1660SM thực hiện việc tách/ghép qua các
Port Card sau: STM-16 Post Card: S-16.1ND, L-16.1ND, L-16.2ND và I-16.1ND.

Các card này có 2 khe cắm mở rộng, quản lý một tín hiệu STM-16 kết nối với
card, do đó những card này không cần Access card.

STM-16 Host Post Card: CO - 16

 Card CO-16 quản lý một tín hiệu STM-16 được cắm vào jack cắm ở phía trước
card.

 Port card này không cần Access card.

 Card CO-16 có 2 khe cắm rộng và có thể cắm vào các khe cắm tăng cường.

STM-16 slim host Port card: O-16 ES

 STM-16 slim card quản lý một tín hiệu STM-1 được cung cấp bởi các bộ kết nối
trang bị một module quang SFP.

 Port card này không cần Access card.

 STM-16 slim card có một khe cắm rộng.

71
4.1.2.6. High speed protection Access card

Ngoài các Port Card và Access Card để xử lý tín hiệu và kết nối các truy nhập
ở trên, Card LS và HS còn có một loại Card được dùng để bảo vệ cho một số Card gọi
là Card truy nhập bảo vệ tốc độ cao (HPROT).

 HPROT Access card được sử dụng để cung cấp bảo vệ EPS cho các Port card điện
HS (P3E3T3, P4ES1N).

 HPROT cung cấp kết nối giữa các Access card và Port card HS dự phòng nếu yêu
cầu bảo vệ.

 Mỗi Access card được kết nối đến card ở trước và card tiếp theo, theo cách này,
cung cấp sự bảo vệ N+1. Sử dụng HPROT card ở vị trí cuối cùng ở phía trái của
các Access card gắn liền với cùng nhóm cổng bảo vệ.

4.1.3. Các bộ khuếch đại quang

Kỹ thuật khuếch đại quang là kỹ thuật khuếch đại trực tiếp tín hiệu quang mà
không cần phải thông qua quá trình biến đổi về điện nào. Kỹ thuật khuếch đại quang
vừa ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế của trạm lặp như về băng tần, cấu trúc
phức tạp, cấp nguồn, ảnh hưởng của nhiễu điện… Khuếch đại quang có thể được đặt
ở các phần khác nhau của hệ thống thông tin

Trong quá trình truyền dẫn tín hiệu quang thì do các đặc tính suy hao của sợi
quang nên công suất tín hiệu sẽ bị giảm khi truyền trên khoảng cách xa. Để khắc phục
điều này, người ta sử dụng các bộ khuếch đại quang để đảm bảo công suất của tín hiệu
tại đầu thu. Với các tuyến truyền dẫn có khoảng cách lớn hơn 60 km thì phải sử dụng
khuếch đại quang. Có hai loại khuếch đại quang được sử dụng là: Booters và
Preamplifier.

4.1.3.1. Boosters BST (Khuếch đại công suất )

72
from
Booster port
module
to line WDM
coupler

optical connector
BOOSTER FC/PC or SC/PC

Hình 4.3. Kết nối Booster với thiết bị

 Là bộ khuếch đại quang được đặt ngay sau thiết bị phát nhằm mục đích làm tăng
công suất tín hiệu quang đến mức cao nhất để làm cho khoảng cách truyền cực đại.
Yêu cầu của các bộ khuếch đại công suất là tạo ra công suất đầu ra cực đại.

 Card Booster có 2 khe cắm rộng. Số khe của card là số các khe bên phải.

 Thiết bị Booster được sử dụng khi truyền trên một khoảng cách dài, số lượng kết
nối tăng.

 Sự kết nối giữa Booster và Port card được thực hiện trên các bộ nối quang nhờ một
sợi quang được cung cấp.

 Cơ chế bảo vệ: Trong trường hợp điện thế nguy hiểm, chế độ tự động tắt sẽ được
cung cấp trong các trường hợp sau:

+ Mở Cover.

+ Mất tín hiệu vào.

 Xung khởi động lại (với khoảng thời gian không dài hơn 400ms) sẽ được thực hiện
bởi bộ Booster (cả điều khiển tự động và điều khiển bằng tay).
Mối quan hệ giữa Booster và các giao tiếp quang:

STM-N Các giao tiếp quang Bước sóng (nm) Bộ khuếch đại quang
STM-1 L-1.2 JE1 1530, 1560 BST15
STM-4 L-4.2 JE 1530, 1560 BST10, 15, 17

73
L-16.2 JE2 1530, 1560 BST10, 15, 17
STM-16
L-16.2 JE3 1550, 1560 BST10, 15, 17
STM-64 L-64.2 1530, 1565 BST10

4.1.3.2. STM-16 PREAMPLIFIER – PR16 (Tiền khuếch đại)

Là các bộ khuếch đại quang được đặt ngay trước thiết bị thu quang nhằm
khuếch đại tín hiệu ngay trước khi tín hiệu được đưa vào thiết bị. Điều này giúp làm
giảm yêu cầu nghiêm ngặt về độ nhạy của thiết bị thu và cho phép hệ thống truyền dẫn
quang hoạt động với tốc độ bit cao hơn. Do vị trí lắp đặt, các bộ tiền khuếch đại hoạt
động với tín hiệu vào yếu và mức nhiễu ở đầu thu cao. Do vậy, yêu cầu của một bộ
tiền khuếch đại là độ nhạy lớn, độ lợi lớn và nhiễu thấp.

 PR16 card có 2 khe cắm rộng. Số khe của card là số các khe bên trái.

 Thiết bị PR16 cho giao diện 2.5Gbit/s được sử dụng phối hợp với bộ optical
Booster để cải tiến độ dài truyền dẫn của giao diện 2,5Gbit/s cho ứng dụng kênh
STM-16 đơn.

4.1.4. Card ISA

ISA là loại card chuyển đổi dịch vụ tích hợp để có thể thích ứng được với một
số dịch vụ mạng hiện có như: ATM, ETHERNET, MPLS. Card ISA thực hiện tập hợp
các lưu lượng khác nhau, sắp xếp vào khung C4 (140 Mbit/s), rồi kết nối vào mạng
SDH để mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng băng thông. Sau đây chúng ta sẽ
tìm hiểu một số Card ISA có trên thiết bị 1660SM:

ISA Eth Module

ISA Ethernet Card cung cấp các giao tiếp 10/100baseT cho phép kết nối giữa 2
mạng LAN trong một cấu hình point to point. Card này đóng vai trò như là một
gateway đối với mạng SDH.

74
Hình 4.4. Cấu trúc ISA–Eth module

Cấu trúc của ISA-Eth module dựa trên 2 card:

- Access card (ETH-ATX) cung cấp 14 giao tiếp Ethernet 10/100BaseT để cho phép
kết nối LAN to LAN.

- Port Card (ETH-MB) cung cấp 11 giao tiếp Ethernet 10/100BaseT.

Lưu lượng Ethernet sẽ được sắp xếp thích hợp vào những cấu trúc truyền dẫn
SDH, rồi được gửi đến SDH Matrix card với một thông lượng tương đương 4×STM-
1. Từ đây, nó có thể thực hiện chuyển đổi tốc độ bằng cách nối chéo luồng Ethernet
10/100Mbit/s thành một SDH VC bất kỳ (VC12, VC3, VC4).

Cách sử dụng Card ISA-Eth trong thiết bị 1660SM:

- ISA-Eth main board: 1 khe cắm ở phía dưới (11×Ethernet ports).

- ISA-Eth access board: 1 khe cắm ở phía trên (14×Ethernet ports).

- ISA-Eth có thể được cắm ở khe cắm Port Card bất kỳ.

- Có thể sử dụng lên đến 400 giao tiếp Ethernet trên một thiết bị 1660SM.

ISA GbE Module

ISA Ethernet Card cung cấp các giao tiếp 1000BaseSX/1000baseLX cho phép
kết nối giữa 2 mạng LAN trong một cấu hình point to point. Card này đóng vai trò
như là một gateway đối với mạng SDH.

75
Hình 4.5. Cấu trúc ISA – GbE module

Cấu trúc ISA-GbE module gồm 2 card:

- Port Card (GETH-MB) cung cấp 4 giao tiếp Ethernet 1000BaseSX/LX.

- Access card (GETH-AG) mở rộng số lượng các cổng 1000BaseSX/LX của main
board với 4 giao tiếp bổ sung 1000BaseSX/LX.

Lưu lượng Gigabit Ethernet sẽ được sắp xếp đặc biệt trong các cấu trúc truyền
dẫn SDH, được truyền từ ISA-GbE card cắm vào module về phía SDH Matrix Card
qua mặt sau (với thông lượng tương đương 8×VC4), sau đó các SDH Matrix nối mỗi
VC4 với Port Card STM-N thích hợp đến phía truyền dẫn mạng WAN.

Cách sử dụng Card ISA–GbE trong thiết bị 1660SM:

- ISA–GbE main board: 1 khe cắm ở phía dưới (4×GE ports).

- ISA–GbE access board: 1 khe cắm ở phía trên (4×GE ports).

- ISA–GbE có thể được cắm ở khe cắm Port Card bất kỳ.

- Có thể sử dụng lên đến 96 giao tiếp GE trên một thiết bị 1660SM.

Ethernet Switch Port Card: ES4–8FE

 Thiết bị 1660SM có thể cắm được 8 Port Card ES4–8FE.

 8 giao tiếp Ethernet/FE và 1 giao tiếp GE được đặt ở mặt trước của card.

76
 Khi khai báo sự có mặt của một card ES4 – 8FE bằng CT/NM, thao tác viên phải
chọn 1 trong 2 cấu hình sau:

+ SMII: 16 cổng bên trong được sử dụng để truyền thông với mặt sau panel.
Cho phép thực hiện các kết chuỗi ảo (VCAT): VC12-xV (lên đến 50), VC3-
xV (lên đến 2).

+ GMII: 2 cổng bên trong được sử dụng để truyền thông với mặt sau panel.
Cho phép thực hiện các kết chuỗi ảo: VC12-xV (lên đến 63), VC3-xV (lên
đến 12), VC4-xV (lên đến 4) .

 Mapping: sử dụng thủ tục đóng khung chung (GFP) và thủ tục truy nhập liên kết
SDH (LAPS). Sắp xếp các luồng Ethernet trong các SDH VC: VC12, VC3, VC4.
Sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS cho phép thao tác viên thêm/xóa một
số VC từ nhóm xâu chuỗi và duy trì lưu lượng dù một VC của nhóm bị lỗi.

 Chuyển mạch được dựa trên:

+ Kết nối Ethernet trên cổng cơ sở được tạo ra bởi thao tác viên.

+ Các Ethernet bridge được kích hoạt: MAC bridge, VLAN bridge, Stacked
VLAN bridge.

 Ngoài ra, ES4 – 8FE còn thực hiện một số chức năng quản lý như: quản lý chất
lượng dịch vụ QoS, quản lý điều khiển luồng…

 Tổng băng thông giới hạn từ ES4–8FE chuyển tiếp đến Matrix card tương đương
4×STM-1.

ISA ATM plug-in module

Các module ISA ATM được cắm vào thiết bị 1660SM là giải pháp tối ưu để
truyền dẫn và tập hợp lưu lượng ATM. Thiết bị 1660SM có thể cắm được 4 module
ISA ATM. Các nodule này thực hiện các chức năng: xử lý tín hiệu SDH, xử lý tín
hiệu ATM, chuyển mạch ATM. Có 2 loại ISA ATM card được sử dụng là ATM
Matrix 4×4 card và ATM 8×8 Matrix card.

77
ATM Matrix 4×4 card

Card này cung cấp một Matrix chuyển mạch ATM với tổng băng thông là 622
Mbit/s. ATM 4×4 card thực hiện sắp xếp các luồng ATM thành các kênh PDH 2
Mbit/s, PDH 34 Mbit/s, VC12, VC3, VC4. Có thể kết nối lên đến 16 kênh với băng
thông giới hạn là 622 Mbit/s.

ATM 8×8 Matrix card

Card này cung cấp một Matrix chuyển mạch ATM với tổng băng thông là 1,2
Gbit/s. ATM 8×8 card thực hiện sắp xếp các luồng ATM thành các kênh PDH 2
Mbit/s, PDH 34 Mbit/s, VC12, VC3, VC4 hoặc VC4-4c. Có thể kết nối lên đến 16
kênh với băng thông giới hạn là 622 Mbit/s.

4.1.5 Card CWDM

CWDM là kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng nhưng được giới hạn
số bước sóng (chỉ sử dụng 4 – 16 bước sóng). Việc giới hạn số bước sóng tuy đã làm
giảm hiệu quả sử dụng băng thông so với việc sử dụng WDM hay DWDM, nhưng ưu
điểm của CWDM là có thể đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật của truyền dẫn trong
sợi quang sao cho không bị nhiễu giữa các tín hiệu và các sóng mang liền kề. Sau đay
là các thành phần của CWDM.

Bộ tách sóng – Transponder (COWLA2)

Có hai loại:

- Module SPF quang B&W STM–16: SS-16.1, SL-16.1, SL-16.2.

- Module SPF quang Colered STM–16: SS-16.2C, SL-16.2C.

Trong trường hợp sử dụng colored Module, 1 trong số 8 bước sóng sẵn có theo
khuyến nghị của ITU–T phải được lựa chọn, mỗi bước sóng có 1 module khác nhau.
Các bước sóng là: 1470 – 1490 –1510 – 1530 – 1550 – 1570 –1590 – 1610nm.

COWLA thực hiện cả 2 chức năng là “ấn định bước sóng” (bộ tách sóng) và
“tái tạo bước sóng” (bộ tái tạo) trên 2 kênh riêng biệt được hỗ trợ. Mỗi kênh được cấu

78
thành từ 2 giao diện quang. Khi làm việc như là một bộ tách sóng thì giao diện quang
của kênh là 1 B&W và 1 màu. Khi làm việc như bộ tái tạo thì cả 2 giao diện quang
của kênh là màu.

Card Mux/demux – 8 kênh (COMDX8)

Card này được cắm ở các khe cắm 2 – 8 và 13 – 20. COMDX8 thực hiện
ghép/tách các bước sóng của nhóm 8 kênh: 1470 – 1490 –1510 – 1530 – 1550 – 1570
–1590 – 1610nm đến/từ phía đường dây.

Card COADM – 1 kênh (COADM1)

Card này được cắm ở các khe cắm 2 – 8 và 13 – 20. Card COADM1 thực hiện
ghép tách các bước sóng để cho phép xen rẽ 1 trong số 8 kênh sóng mang trên sợi
quang và cho qua các kênh còn lại. Có thể sử dụng 8 Card COADM1 khác nhau, mỗi
card xen rẽ 1 bước sóng.

Card COADM – 2 kênh (COADM2)

Card này được cắm ở các khe cắm 2 – 8 và 13 – 20. Card COADM1 thực hiện
ghép tách các bước sóng để cho phép xen rẽ 2 trong số 8 kênh sóng mang trên sợi
quang và cho qua các kênh còn lại. Có thể sử dụng 4 Card COADM2 khác nhau, mỗi
card xen rẽ 1 cặp bước sóng.

- 1470 – 1490.

- 1510 – 1530.

- 1550 – 1570.

- 1590 – 1610.

4.2. Các cơ chế bảo vệ của thiết bị 1660SM

4.2.1. EPS (Equipment Protection Switching)

EPS là chuyển mạch bảo vệ thiết bị 1660SM trong tổng đài Alcatel, ESP thực
hiện chuyển mạch bảo vệ các card khi các card có sự cố xảy ra hay bị hư hỏng trong
quá trình hoạt động để đảm bảo cho hệ thống hoạt động một cách liên tục và chính

79
xác, nó có chức năng chuyển mạch tự động từ card chính sang card dự phòng khi card
chính có sự cố.

Sau đây là một số card có bảo vệ EPS trong thiết bị 1660SM:

Matrix card

EPS bảo vệ theo nguyên tắc 1+1 (gồm một card chính và một card dự phòng).
Khi card chính lỗi thì nó sẽ được chuyển qua card dự phòng. Khe cắm chính là 23,
khe cắm dự phòng là 40.

LS port card: P63E1, P63E1N, P63E1N-M4

EPS bảo vệ theo nguyên tắc N+1 (N = 1…6). Với N card chính P63E1 thì có
một card dự phòng, và card dự phòng được cắm ở khe cắm 32.

HS port card: P3E3T3, P4ES1N

EPS bảo vệ theo nguyên tắc N+1. Cơ chế bảo vệ cũng giống như ở LS Port
Card nhưng chỉ dành cho những cổng HS điện.

Với card Access HPROT, nó cũng được bảo vệ tương tự như các Port card (như
trên hình). Card bảo vệ được chốt ở bên trái của card chính.

80
Hình 4.6. Các khe cắm card trên thiết bị 1660SM

Ngoài ra bảo vệ EPS có thể áp dụng được cho card traffic PDH/SDH với các giao
diện điện. Trong những trường hợp gần đây EPS được ứng dụng trong giao diện
traffic card.

4.2.2 MSP (Multiplexer Section Protection)

MSP là một phương pháp bảo vệ mạng tuyến tính trên tất cả các giao diện
STM-N. Khi có sự cố trên một tuyến đi hay về hay cả hai tuyến thì MSP thực hiện
chuyển mạch để thay đổi đường đi các tuyến bị lỗi sang tuyến dự phòng định trước
bằng các phần mềm điều khiển bảo vệ.

MSP bảo vệ theo nguyên tắc tuyến tính 1+1 hoặc 1:1.

 MSP tuyến tính 1+1 nghĩa là chỉ thực hiện chuyển mạch thay đổi tuyến theo một
hướng, khi có một tuyến đi hoặc về bị lỗi thì nó chỉ chuyển mạch sang tuyến dự
phòng với hướng đi tương ứng (single ended).

 MSP tuyến tính 1:1 nghĩa là thực hiện chuyển mạch đổi tuyến theo hai hướng cả đi
và về, khi có một tuyến đi hoặc về bị lỗi thì nó chuyển mạch sang tuyến dự phòng
với cả hai hướng đi và về (dual ended ).

Hình 4.7. Sơ đồ bảo vệ MSP tuyến tính 1+1 và 1:1

81
Trong trường hợp cả hai tuyến bị lỗi hay có sự cố ở điều khiển chuyển mạch
bảo vệ MSP thì mạng vẫn bị mất kết nối.

4.2.3 SNCP (Subnet connection Protection)

SNCP là phương pháp bảo vệ đường truyền vật lý giữa các giao diện SDH, nó
sử dụng hai tuyến cáp song song nhau trong cấu hình mạng Ring với hai hướng truyền
ngược nhau. Trong trường hợp bình thường thì mạng thực hiện truyền tải theo một
hướng nhất định từ hướng B đến A hay A đến B, khi có sự cố ở một hướng thì nó sẽ
chạy theo hướng còn lại ở tuyến dự phòng. Ta có một số phương pháp bảo vệ tuyến
đường cáp trong cấu hình mạng Ring STM-16 là:

 2F-MSPRing: là sử dụng hai cáp đi và về và có thể truyền theo hai hướng ngược
nhau trong mạng Ring, khi có một hướng bị lỗi thì mạng sẽ được truyền theo
hướng còn lại.

 4F-MSPRing: cũng tương tự như 2F-MPSRing, chỉ khác ở điểm là dùng đến 4
đường cáp, trong đó 2 đường đi và về chính và hai đường đi và về phụ. Bảo vệ 4F
có tính an toàn hơn so với bảo vệ 2F nhưng tốn kém hơn.

82
Hình 4.8. Bảo vệ SNCP 2F-MSPRing

4.3. Đồng bộ trong thiết bị 1660SM

Cấu trúc phân cấp đồng bộ:

Hình 4.9. Cấu trúc phân cấp đồng bộ hóa trong mạng SDH.

Tín hiệu đồng hồ được phân phối trên khắp toàn bộ mạng lưới. Một cấc trúc
phân cấp được sử dụng cho điều này. Tín hiệu được đi qua phụ thuộc vào đơn vị cung
cấp đồng bộ hóa SSU và đồng hồ thiết bị đồng bộ SECs.

Để ngăn ngừa những lỗi truyền dẫn trong mạng SDH, đồng hồ của các phần tử
mạng phải được đồng bộ đến một đồng hồ trung tâm – được phát ra bởi thiết bị đồng
hồ tham khảo chính PRC tuân theo khuyến nghị ITU-T G.811. Đây là mức cao nhất
của đồng bộ trong một mạng. Thường có 2 PRC khác nhau trong một mạng, một
chính và một dự phòng.

Mức thứ hai của cấu trúc phân cấp được đại diện bởi thiết bị cung cấp đồng bộ
hóa SSU, thường là một thiết bị độc lập trong mạng. Trong trường hợp tham chiếu
PRC bị mất, SSU cung cấp cho mạng một tín hiệu đồng bộ hóa chất lượng cao. Mỗi
SSU có thể được sử dụng như một sự tham khảo cho các SSU khác.

Mức thứ ba và là mức cuối cùng của sự đồng bộ hóa được đại diện bởi đồng hồ
thiết bị SDH SEC mà thông thường được xây dựng vào trong những phần tử mạng

83
SDH. SEC lọc ra sự biến động từ sự tham khảo thời gian đầu vào được chọn và cung
cấp phần tử mạng SDH với một khả năng holdover (bộ lưu lại) trong ít nhất 24 giờ.
Chế độ hoạt động bình thường của SEC để phục vụ cho một SSU.

Sơ đồ đồng bộ

Chất lượng định thời sẽ giảm đi khi số lượng những liên kết đồng bộ hóa tăng.
Vì vậy, số lượng những phần tử mạng trong một mạng cần phải được tối giản vì
những lý do tin cậy. Các giá trị cho chuỗi tham khảo đồng bộ hóa trường hợp xấu
nhất. (ITU G.803):

- K (Số lượng SSU cực đại trong một chuỗi) = 10.

- N (Số lượng SEC cực đại giữa 2 SSU) = 20, với tổng số các đồng hồ của
phần tử mạng SDH giới hạn là 60.

Hình 4.10. Sơ đồ đồng bộ hóa

Các mức chất lượng

84
ITU- T G.811: " Các yêu cầu định thời tại đầu ra của những đồng hồ tham khảo
sơ cấp thích hợp cho thao tác cận đồng bộ của những liên kết số quốc tế ".

ITU- T G.812: "Các yêu cầu định thời tại đầu ra của những đồng hồ tớ (slave)
thích hợp cho thao tác cận đồng bộ của những liên kết số quốc tế ".

ITU- T G.813: "Các yêu cầu định thời của những đồng hồ tớ thiết bị SDH
(SEC)".

Sơ đồ khối chức năng đồng bộ hóa

85
T4a, T4b/T5a, T5b T4a, T4b/T5a, T5b
T0, 622Mhz Ck2Mhz/2Mbit/s T0, 622Mhz Ck2Mhz/2Mbit/s
(to the ports) (to SERVICE) (to the ports) (to SERVICE)

MATRIX a HCMATRIX a MATRIX b HCMATRIX b


COMPACT ADM main COMPACT ADM spare

VCXO VCXO
622Mhz 622Mhz

phase digital phase digital


comp. PLL comp. PLL
SYNC BUS
SETG SETG
SETS SETS
OCXO OCXO
G.A. 10MHz 10MHz G.A.

sys1 sys1

ck38 mfsy T3a, T3b/T6a, T6b T1, T2 ck38 mfsy


(to the ports) Ck2Mhz/2Mbit/s Ck2MHz (to the ports)
(from SERVICE) (from the ports)

Hình 4.11. Sơ đồ khối chức năng đồng bộ hóa trong thiết bị 1660SM

SETS Functions

Chức năng SETS (Synchronous Equipment Timing Source) là một hệ thống


con của phần tử mạng SDH và nó được cung cấp trong Matrix Card của thiết bị
1660SM. Thiết bị SDH chấp nhận các lối vào đồng bộ từ những nguồn sau:

- T1 là đồng hồ nhận được từ tín hiệu đường dây STM-N.

- T2 là một đồng hồ nhận được từ tín hiệu 2 Mbit/s.

- T3 là một tín hiệu 2 Mhz.

- T6 là một tín hiệu 2 Mbit/s không chứa dữ liệu nhưng chứa thông tin SSM.

- Bộ dao động bên trong VCO (Voltage Cotrolled Oscillator – Bộ dao động
điều khiển bằng điện áp).

SETG Functions

86
SETG (Synchronous Equipment Timing Generation) phát ra những tín hiệu
đồng bộ hóa sau đây:

Để sử dụng bên trong:

- Một đồng hồ hệ thống T0 (622,08 Mhz) được chốt để lựa chọn nguồn đồng
bộ (T1, T2, T3 hoặc T6) và phân phối đến thiết bị.

- CK38MHz: nhận được từ T0 và được phân phối đến tất cả các cổng, tần số
của nó là 38,88MHz.

- MFSY: đồng bộ đa khung tại tần số 500Hz, thu được từ CK38MHz, nó


cũng được phân phối đến tất cả các cổng.

- SY1S: tín hiệu đồng bộ thứ hai trên Matrix card của 1660SM.

Để sử dụng bên ngoài

- T4 là một tín hiệu 2MHz.

- T5 là một tín hiệu 2 Mbit/s.

- T4 và T5 chia sẻ cùng một đầu nối trên SERVICE card, được lựa chọn bằng
phần mềm.

Chương 5: HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SDH ALCATEL LUCENT


STM - 16 CỦA VNPT THỪA THIÊN HUẾ
5.1. Giới thiệu chung

VNPT Thừa Thiên Huế là một thành viên của Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam (VNPT), có trụ sở chính tại số 08 Hoàng Hoa Thám, TP Huế.
VNPT Thừa Thiên Huế thực hiện các chức năng và nhiệm vụ:

87
- Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới viễn thông để
kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát
triển do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao. Đảm bảo thông
tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền các cấp,
phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội.

- Thiết kế và thi công mạng Viễn thông.

- Kinh doanh vật tư thiết bị thuộc lĩnh vực Viễn thông, công nghệ thông
tin.

- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và
thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn giao.

Hiện nay, để đáp ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao
của khách hàng, VNPT Thừa Thiên Huế đã xây dựng và phát triển mạng lưới
truyền dẫn mới trên nền quang, trong đó có hệ thống truyền dẫn SDH Alcatel
Lucent với dung lượng lên đến 10Gbps (STM-64). Hệ thống truyền dẫn SDH
Alcatel Lucent là hệ thống vừa mới được lắp đặt và đưa vào sử dụng ở VNPT
Thừa Thiên Huế, được sử dụng theo cấu hình mạng Ring. Đây là một trong những
hệ thống truyền dẫn trong mạng Viễn thông của VNPT Thừa Thiên Huế. Với dung
lượng của mạng truyền dẫn lên đến 10Gbps, VNPT Thừa Thiên Huế có khả năng
cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông mà khách hàng yêu cầu, như dịch
vụ thoại truyền thống, truyền số liệu kênh thuê riêng, ADSL tốc độ cao, Ethernet,
truyền hình Hội nghị … và các dịchvụ truyền thông đa phương tiện khác.

Trong khuôn khổ đồ án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu cấu hình của các Ring
truyền dẫn SDH ALCATEL LUCENT với dung lượng STM-16.

5.2. Cấu trúc mạng truyền dẫn SDH ALCATEL của VNPT Thừa Thiên Huế.

Mạng truyền dẫn SDH ALCATEL LUCENT của VNPT Thừa Thiên Huế
có cấu trúc như hình 5.1. Ta thấy rằng, toàn mạng có tất cả 32 ADM được tổ chức

88
thành 4 Ring, trong đó có Ring CORE và Ring phía Bắc thành phố (Ring 2) có
dung lượng STM-64 (10Gbps), 2 Ring còn lại có dung lượng STM-16 (2,5Gbps).
Hệ thống được quản lý và khai thác bằng một SERVER đặt tại Trung tâm Truyền
dẫn Huế. Trên SERVER được cài đặt 2 phần mềm để quản lý hệ thống là 1353RM
và 1354RM như đã trình bày ở chương 3. Tại Trung tâm Truyền dẫn Huế có tất cả
06 ADM sử dụng các thiết bị 1660SM và 1662SMC, trong đó có thiết bị 1660SM
với tên HUE-R1.1 có dung lượng STM-64. 05 thiết bị còn lại có dung lượng STM-
16. Như vậy, tại Trung tâm Truyền dẫn Huế cung cấp dung lượng rất lớn các luồng
E1 và các giao diện truy nhập khác, vì đây là điểm tập trung của tổng đài HOST
ALCATEL1000E10, các HUB ADSL, tổng đài VINAPHONE … và các thiết bị
đầu cuối để cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện khác.

VNPT Thừa Thiên Huế đã chọn cấu trúc tôpô Ring để làm tôpô truyền dẫn.
Với dạng tôpô này luôn có một hướng quang dự phòng theo cơ chế bảo vệ SNCP
như đã trình bày ở chương 4. Vì vậy, độ an toàn thông tin rất cao trong mọi tình
huống. Điều này giúp cho VNPT Thừa Thiên Huế luôn đảm bảo tốt chất lượng
dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

89
Hình 5.1 - Cấu trúc mạng Truyền dẫn SDH ALCATEL LUCENT của VNPT Thừa
Thiên Huế

90
5.3. Cấu trúc các Ring STM-16 và dung lượng của các ADM

Từ hình 5.1 ta thấy rằng, mạng truyền dẫn SDH ALCATEL của VNPT Thừa
Thiên Huế có 2 Ring với dung lượng STM-16, một Ring dùng để kết nối từ Trung
tâm Truyền dẫn Huế đến khu vực Nam TP Huế (Ring 3), và một Ring dùng để kết
nối từ Trung tâm Truyền dẫn Huế đến khu vực phía Nam tỉnh. Sau đây, chúng tôi
sẽ đi nghiên cứu cấu hình cụ thể của các node mạng trên 02 Ring này.

Ring Nam TP Huế gồm có 09 node như hình 5.1, trong đó có 08 node sử
dụng thiết bị 1660SM và 01 node sử dụng thiết bị 1662SMC. Cấu hình của node
HUE-R3.1 đặt tại Trung tâm Truyền dẫn Huế như hình 5.2.

Ta thấy rằng, tại node HUE-R3.1, các Common Cards được sử dụng là: 01
Card PQ2/EQC, 01 Card SERVICE, 02 Card CONGI và 02 Card MATRIX. Chức
năng của các card này đã được trình bày chi tiết ở chương 4. Ở đây chúng tôi chỉ
muốn chú thích là 02 loại card SERVICE và MATRIX được sử dụng theo cơ chế
bảo vệ EPS với cấu hình 1+1, nghĩa là 01 card ở trạng thái hoạt động và card kia ở
trạng thái dự phòng (standby), vì đây là 02 loại card quan trọng, điều khiển lưu
lượng của hệ thống nên cần phải được bảo vệ để đảm bảo an toàn thông tin. Khi
xảy ra sự cố hỏng card hoặc card bị lỗi, thì hệ thống sẽ chuyển mạch sang card
standby mà không gây ra mất liên lạc.

Về các card truy nhập, ta thấy rằng node HUE-R3.1 được lắp đặt 06 Card
P63E1, tương ứng với 18 Card A21E1 như trên hình 5.2. Như vậy, tổng số luồng
E1 cho phép Add/Drop xuống node HUE-R3.1 là 1821 = 378E1, tương đương
với 06 STM-1. Như vậy, dung lượng còn lại trên Ring này là 08 STM-1, dung
lượng này được tách ra các đường quang để kết nối đến thiết bị 1662SMC có tên
HUE-R3.2 để Add/Drop thêm số E1 như trên hình 5.1.

91
1A21E

1A21E
A21E
1A21E
A21E
1A21E
1A21E

A21E
1A21E

A21E
1A21E
A21E
1A21E
1A21E

A21E
1A21E
1 21E

1 21E
CON

CON
SER
G

G
A

A
1

1
1

1
1O16ES

1O16ES
MATR

1MATR
P63E

P63E

P63E

P63E

P63E

P63E
EQC

1ES4
1

Hình 5.2 - Cấu hình của ADM HUE-R3.1

Ngoài ra, thiết bị 1660SM của node HUE-R3.1 còn được lắp đặt thêm card
truy nhập ISA ES4-8FE. Đây là điểm khác biệt so với các thiết bị SDH truyền
thống khác, vì thiết bị 1660SM của ALCATEL LUCENT được thiết kế dựa trên
công nghệ SDH thế hệ mới (NG-SDH) như đã trình bày ở chương 2. Ngoài việc
cung cấp các dịch vụ SDH truyền thống, thiết bị 1660SM còn có khả năng cung

92
cấp các chuyển mạch gói khác như: Ethernet, MPLS, ATM… Card ES4-8FE của
node HUE-R3.1 thực hiện chức năng này, nó cung cấp giao diện truy nhập
Ethernet gồm 01 cổng GE (Gigabit Ethernet) và 08 cổng FE (Fast Ethernet) theo
các giao thức của NG-SDH. Vì vậy, dòng sản phẩm 16xxSM của ALCATEL
LUCENT được gọi là “Node truy nhập đa dịch vụ trên nền sợi quang - OMSN”.

Các node mạng khác trong 02 Ring STM-16 có cấu hình hoàn toàn tương tự,
chỉ khác phần card truy nhập (P63E1 và A21E1). Số card này được lắp đặt tùy theo
nhu cầu sử dụng của khách hàng tại khu vực đó. Chi tiết về cấu hình của các node
STM-16 được mô tả trong bảng 5.1 dưới đây:

Bảng 5.1 - Cấu hình các node mạng của 02 Ring STM-16

Tên trạm Tên card Số lượng Dung lượng cung cấp


LONGTHO P63E1 01
A21E1 03 63 E1
ES4-8FE 01
NAMGIAO P63E1 03
A21E1 07 147 E1
ES4-8FE 01
TRUONGAN P63E1 01
A21E1 01 21 E1
ES4-8FE 01
XUANPHU P63E1 02
A21E1 05 105 E1
ES4-8FE 01
VIDA P63E1 02
A21E1 04 84 E1
ES4-8FE 01
PHUVANG P63E1 01
A21E1 02 42 E1
ES4-8FE 01
THUYDUONG P63E1 01
A21E1 02 42 E1
ES4-8FE 01
HUONGTHUY P63E1 02
A21E1 04 84 E1
ES4-8FE 01

93
PHUBAI P63E1 02
A21E1 05 105 E1
ES4-8FE 01
VINHTHAI P63E1 01
A21E1 03 63 E1
ES4-8FE 01
PHUDIEN P63E1 01
A21E1 01 21 E1
ES4-8FE 01
PHUTHUAN P63E1 01
A21E1 01 21 E1
ES4-8FE 01
THUANAN P63E1 01
A21E1 04 84 E1
ES4-8FE 01

5.4. Cơ chế bảo vệ được sử dụng trong các Ring STM-16

Cơ chế bảo vệ trong hệ thống có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc đảm
bảo an toàn thông tin khi có sự cố xảy ra. Điều này cũng được VNPT Thừa Thiên
Huế quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng. Trong mạng truyền dẫn SDH ALCATEL LUCENT của VNPT Thừa Thiên
Huế, cơ chế bảo vệ được sử dụng là SNCP với 2 hướng quang tách biệt. Điều này
mang lại độ an toàn thông tin rất cao. Nguyên lý hoạt động của SNCP đã được
trình bày chi tiết ở chương 4. Ở đây chúng tôi minh họa cơ chế hoạt động của
SNCP trên Ring Nam TP như ở hình 5.3.

Xét một kết nối từ Huế đi Nam Giao, do phần mềm điều khiển hệ thống của
thiết bị 1660SM sử dụng giao thức định tuyến OSPF (Open Shortest Path First)
nên các kết nối luôn đi theo “đường ngắn nhất”, nghĩa là kết nối Huế - Nam Giao
sẽ đi theo hướng Huế  Long Thọ  Nam Giao như minh họa trên hình 5.3
(đường màu xanh).

94
A
1660SM
NAMGIAO LONGTHO
TRUONGA 1660SM
N 1660SM

ANCUU HUE-R3.1
1660SM 1660SM 1660SM
HUE-R3.1

XUAN PHÚ
1660SM
1660SM
PHUVANG

1660SM
VIDA

Hình 5.3 - Minh họa cơ chế bảo vệ SNCP

Giả sử có sự cố đứt cáp quang xảy ra tại điểm A, các thiết bị sẽ nhận được
thông tin cảnh báo, lúc đó card điều khiển chuyển mạch bảo vệ sẽ lập tức chuyển
hướng kết nối sang Huế  Phú Vang  Vĩ Dạ  Xuân Phú  An Cựu 
Trường An  Nam Giao (đường màu đỏ trên hình 5.3). Như vậy, thông tin liên lạc
vẫn được đảm bảo cho dù đang có sự cố đứt cáp quang xảy ra. Vì vậy, VNPT Thừa
Thiên Huế luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

95
96

You might also like