You are on page 1of 43

Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh miệng lưỡi không chỉ giới hạn ở người lớn mà còn rất quan trọng với trẻ nhỏ đặc
biệt là với trẻ sơ sinh.

Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ rất nhiều vi sinh vật  sẽ gây mùi hôi, nếu  miệng trẻ không được
sạch sẽ và bị bao vây bởi tưa lưỡi làm cho trẻ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất
và sinh ra chán ăn. Vì vậy cần phải giữ khoang miệng sạch để giúp trẻ cảm nhận được hương vị
tốt và đặc biệt là mát xa lợi, tốt cho quá trình trẻ mọc răng sau này.

Có 2 cách vệ sinh miệng: vệ sinh miệng hàng ngày và vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa.

1. Vệ sinh miệng hàng ngày

1.1. Khái niệm cặn sữa:

Thông thường sau khi trẻ ăn sữa xong trong miệng trẻ hay xuất hiện các chấm nhỏ mầu trắng dễ
bong và trôi theo nước hoặc trẻ nuốt nước bọt, không gây đau đó là cặn sữa.

1.2. Nguyên nhân

 Nuôi trẻ bằng sữa công thức.


 Trẻ ngậm sữa khi ngủ.

1.3. Triệu chứng:

 Chấm trắng nhỏ trên mặt lưỡi dễ bong.


1.4. Chăm sóc

 Rửa tay sạch.


 Đặt trẻ nằm trên giường hay bế trẻ.
 Quấn gạc quanh ngón chỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
 Nhúng ẩm gạc bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội.
 Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng.
 Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu trẻ trước.
 Cuối cùng đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.
 Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần.

Chú ý: không đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ, không vệ sinh
miệng khi trẻ vừa ăn xong.

2. Vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa miệng

2.1. Khái niệm tưa miệng:

Tưa miệng là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những
màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, khó bóc và bóc đi dễ
chẩy máu, đau rát.

2.2. Nguyên nhân

Do nấm candida albicans sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi trở thành tác
nhân gây bệnh.

Trẻ nhỏ dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, PH thấp.

Bệnh lây truyền từ dụng cụ cho trẻ ăn: chén, cốc, chai sữa nhất là đầu vú cao su không sạch.

Lây qua đường sinh dục của mẹ bị nấm trong lúc đẻ.

2.3. Triệu chứng

 Bắt đầu là những chấm trắng nhỏ mọc trên đầu lưỡi, sau đó thành đốm trắng to trên mặt
lưỡi và lan sang hai bên niêm mạc má, vòm miệng dần dần tạo thành từng đám mầu trắng
sữa (mầu vàng kem hay xám) khó bóc.
 Trẻ biếng ăn, bú kém.
 Trẻ đau rát, quấy khóc.
 Nếu nặng trẻ bị tiêu chẩy, ho, viêm phế quản phổi.

2.4. Nguyên tắc điều trị


Thuốc có dạng nước hoặc dạng kem có chứa hoạt chất chống nấm. Các loại thuốc phổ biến
Mycostatin/ Nilstat/ Nystatin, Miconazole/ Daktar.

Đảm bảo vệ sinh: vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn, khăn ăn, vệ sinh vú mẹ trước sau khi cho trẻ bú
bằng khăn ấm.

2.5. Chăm sóc

 Rửa tay.
 Để trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ.
 Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi
dạng ống vô trùng bán sẵn.
 Nhúng dung dịch Nystatin 500.000đv.
 Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng, đưa nhẹ ngón tay chỏ vào mặt trên của
lưỡi và lau từ trong lưỡi kéo ra ngoài, bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần 2 nếu trẻ có nhiều
mảng tưa bám (không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào
họng của trẻ gây kích thích nôn trớ).
 Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và cuối cùng là phần nướu
của trẻ.
 Đánh tưa bằng dung dịch chứa hoạt chất chống nấm 4 lần/ ngày
 Sử dụng thuốc liên tục đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, sau đó tiếp tục đánh tưa thêm 2
ngày.

Chú ý: đánh tưa cho trẻ trước bữa ăn của trẻ 30 phút.

3. Phòng bệnh

 Vệ sinh bình và dụng cụ cho trẻ ăn từng bữa.


 Vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội
2 lần/ngày.

Khoa Sơ sinh
Để hiểu bé yêu: Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh
non
14/02/2017 8:00:58

1.
2.

Các bé sinh non có những phản ứng và giao tiếp khác so với các trẻ sinh đủ tháng. Theo
thời gian, với sự học hỏi và quan sát, mẹ sẽ học được cách nhận biết ngôn ngữ của bé thông
qua nhiều tình huống khác nhau.

Bé sinh non có những ngôn ngữ cơ thể khác với trẻ đầy tháng vì nhỏ bé hơn, kém trưởng thành
hơn , nhạy cảm hơn với những động chạm, tiếng ồn và kém mạnh mẽ hơn . Chính vì vậy, những
trải nghiệm đầu đời của bé rất khác biệt so với các bé sinh đủ tháng.
Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể của bé sinh non 24 tuần tuổi cũng khác so với trẻ sinh gần đủ tháng.
Ví dụ, bé sinh rất non chưa thể sẵn sàng tương tác với bạn như bé sinh gần đủ tháng hay sinh đủ
tháng.

Đối với bé sinh non, ngôn ngữ cơ thể và đáp ứng với cảm giác không thoải mái hay bị quá tải sẽ
thay đổi cùng thời gian, khi bé to lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Càng ngày bạn sẽ càng nhận thấy
nhiều tín hiệu biểu lộ cảm xúc của bé – chẳng hạn thấy bé khóc hoặc muốn giao tiếp bằng mắt.

Và bạn sẽ nhận thấy những ‘trạng thái’ rõ nét hơn. Trong khi bé sinh rất non chỉ thỉnh thoảng
mới mở mắt thì khi lớn hơn bé sẽ dần có những khoảng tỉnh táo hoạt bát, với tần suất dày đặc
hơn và thời gian kéo dài hơn. Các trạng thái cũng đa dạng hơn, bé có thể ngủ sâu, ngủ nông, lơ
mơ, tỉnh táo và hoạt bát, tỉnh táo nhưng nhặng xị, hoặc quấy khóc.

Và hãy luôn chờ đón những điều bất ngờ – hôm trước hôm sau bé sinh non đã có thể có những
đáp ứng rất khác biệt cho cùng một tình huống.

Bé sinh non biểu hiện cảm xúc của mình thế nào

Giống như tất cả các em bé, trẻ sinh non không thể dùng lời để nói với chúng ta rằng bé cảm
thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái, bé cũng không thể bỏ đi khi đã thấy chán. Những trẻ sinh
non thường không khóc nhiều song vẫn có nhiều dấu hiệu để người lớn hiểu cảm giác của bé.

Mỗi người đều có một hệ thần kinh tự chủ – cơ chế giúp bạn thở, tim bạn đập và nhiệt độ cơ thể
ổn định, tất cả đều được duy trì một cách tự động. Thỉnh thoảng bạn vẫn hắt hơi, rùng mình,
ngáp hay thình lình giật nhẹ các cơ mà không hề chủ ý. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy có chút gì
đó mất cân bằng trong cơ thể bạn, và các hệ thống trong cơ thể đã được kích hoạt để điều chỉnh.

Trong những tháng đầu nuôi dưỡng tại nhà, bé sinh non thường hay ‘ngắt mạch’ hơn các bé
khác. Điều này có nghĩa là bé dễ trở nên cáu gắt, quay mặt đi chỗ khác hay đi vào giấc ngủ, thay
vì giao tiếp với bạn. Đó là dấu hiệu cho thấy bé cần được yên tĩnh.

Ngôn ngữ cơ thể chỉ ra bé sinh non đang bị quá tải

Khi bé nhà bạn cảm thấy không thoải mái, quá tải hoặc bị căng thẳng, bé sẽ biểu hiện bằng ngôn
ngữ cơ thể. Bé có thể:

 Thức giấc hay tỉnh táo và tỏ ra không hài lòng


 Đang tỉnh táo bỗng trở nên lơ mơ, nhặng xị hoặc bắt đầu quấy khóc khi to lớn hơn và trưởng
thành hơn.
 Gương mặt biểu thị sự khó chịu hoặc xuất hiện các nếp nhăn nổi ở trán, đôi khi gọi là “nổi ụ
trán”
 Hươ chân tay hoảng loạn, đưa tay che mặt, quắp chặt bàn tay và bàn chân
 Thở gấp, nhịp tim nhanh hơn
 Làn da chuyển màu nhợt nhạt, đỏ, lốm đốm hay xanh tím.
 Ngáp, hắt hơi, nấc cụt, ọe hoặc trớ .

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này khi đang chăm sóc con, hãy ôm ấp bé, giữ yên như vậy
và không làm gì trong chốc lát. Điều này sẽ giúp bé lấy lại thăng bằng.

Nếu bé đang được nuôi trong lồng ấp, hãy trao đổi với nhân viên y tế, tìm cách thay đổi môi
trường cho bé dễ chịu hơn. Ví dụ có thể cần giảm tiếng ồn, ánh sáng trong phòng hay thay đổi tư
thế cho bé.

Các dấu hiệu cho thấy bé sinh non cảm thấy thoải mái

Mẹ có thể nhận ra con mình đang hạnh phúc và dễ cịu nếu nếu bé không có dấu hiệu nào trong
số các dấu hiệu vừa đề cập ở trên.

Nếu bé nhà bạn đang ở trạng thái ổn định, bạn cũng có thể nhận thấy:

Bé thở đều đặn, chậm rãi

Cơ thể thoải mái

Cử động nhẹ nhàng hơn, ít giật cục hơn

Nằm yên và tỉnh táo, và thậm chí có thể muốn nhìn bạn hoặc nhìn thứ gì khác.

Con của bạn cũng có thể thích thú nhìn chăm chú vào một điểm nào đó ( ví dụ khuôn mặt), bé
nằm yên và thở chậm. Đây là cách mà con mỉm cười

Khi bé lớn hơn, bé có thể thức giấc và cùng chơi với mẹ trong khoảng thời gian ngắn. Mẹ hãy
chơi với bé bằng cách nói chuyện, âu yếm, hát và giao tiếp bằng mắt với con.

Lê Mai

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị luồng trào ngược


dạ dày – thực quản
30/11/2016 10:49:49

1.
2.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản và
được chia làm 2 loại:
 Trào ngược dạ dày thực quản sinh lí: là hiện tượng trào ngược nhưng không gây biến
chứng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thời gian trào ngược cho mỗi đợt
ngắn < 3 phút.
 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản:  là hiện tượng trào ngược gây nên các biến chứng
hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bình thường khi dạ dày co bóp, cơ thắt thực quản dưới (ở phần thực quản nối với dạ dày) co lại,
giúp đóng kín dạ dày (Hình 1). Trường hợp đoạn dưới thực quản dãn rộng hơn bình thường, thức
ăn sẽ từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Hình 1: Cơ thắt đoạn dưới thực quản

Các triệu chứng khi trẻ bị luồng trào ngược dạ dày – thực quản:

 Biểu hiện ở đường tiêu hóa: nôn trớ là biểu hiện chính, nôn ra sữa mới bú xuất hiện ngay
sau sinh, nôn dễ dàng, tăng sau khi ăn.
 Biểu hiện ngoài đường tiêu hóa: rất đa dạng, có thể có một hoặc nhiều biểu hiện:
 Khò khè, viêm phổi tái phát, giãn phế quản
 Viêm xoang, viêm tai
 Mòn răng
 Thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân
 Ngừng thở do sặc (hiếm gặp)Cách chăm sóc trẻ bị luồng trào ngược dạ dày – thực
quản
1. Chế độ ăn

*  Trẻ chưa ăn dặm (< 4 – 6 tháng tuổi)


1. Bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần (1 – 1,5 giờ), thời gian bú khoảng
10 – 15 phút. Cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng để hạn chế nuốt nhiều
hơi vào dạ dày.
2. Mẹ không nên kiêng ăn, phải ăn đa dạng các loại thức ăn để có sữa cho con bú.
3. Nếu trẻ dùng sữa công thức bằng bình bú thì phải kiểm tra núm vú xem kích
thước tia sữa đã phù hợp chưa.

*  Trẻ lớn:

4. Hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, phủ tạng động vật, sô cô la, cà
phê, đồ uống có ga…
5. Chia nhỏ lượng thức ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa hơn: 1-1,5 giờ/1lần.
6. Làm đặc sữa bằng cách: Pha bột gạo đã được chế biến sẵn vào sữa theo tỷ lệ 1
muỗng bột với 60 -120ml sữa.
7. Một số lưu ý:
8. Hạn chế cho trẻ ngậm vú giả.
9. Tránh cho trẻ ăn: nước cam, quýt, bưởi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, tỏi, hành,
thức ăn cay, sốt cà chua và những chế biến kèm sốt cà chua.
10. Tránh thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi
trong sữa.

2. Tư thế

Cho trẻ nằm ngửa, thân và đầu cao, tạo góc 45-600 so với mặt giường (Hình 2).

Hình 2: Tư thế nằm của trẻ

2.1. Chăm sóc ngoài bữa ăn


 Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột
 Ngủ ở tư thế đầu cao 300, nên ngủ sau ăn ít nhất 2-3 giờ.
 Không quấn tã, mặc quần áo chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng.

         2.2. Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ

 Bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên


 Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra
 Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi
 Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh
 Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

 Nôn qúa nhiều


 Viêm đường hô hấp
 Chậm tăng cân

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện


07/11/2016 2:22:44

1.
2.

Trong thời gian nằm viện trẻ đã bị nhiều tác động như tiếng ồn, ánh sáng và các thủ thuật
y tế như: Lấy máu, tiêm thuốc, truyền dịch và uống thuốc… bên cạnh đó trẻ còn bị thiếu sự
âu yếm của bà mẹ và gia đình. Một số trẻ do bệnh lý cần phải nhịn ăn hoặc ăn bằng ống
thông dạ dày…

Khi trẻ được ra viện trẻ cần có sự chăm sóc đặc biệt để phục hồi lại sức khoẻ và bắt kịp sự tăng
trưởng theo lứa tuổi. Do đó, các bà mẹ cần có kiến thức và kỹ năng để chăm sóc trẻ đúng cách.

Những vấn đề cần theo dõi, chăm sóc

 Hô hấp
 Thân nhiệt
 Dinh dưỡng
 Vệ sinh da, mắt, rốn
 Tiêm chủng theo lịch, tái khám theo hẹn của bác sĩ.

1.Theo dõi hô hấp


Theo dõi sát nhịp thở, màu sắc da, kiểu thở của trẻ

 Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 l/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn
60l/p hoặc thở chậm hơn 40l/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là
bất thường.
 Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt
trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư
thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở  nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc,
 Trẻ đẻ non thường có cơn ngừng thở ngắn <15s, khi đó cần kích thích để trẻ thở, nên
dùng phương pháp da kề da để phòng và chống cơn ngừng thở. Nếu cơn ngừng thở >15 s,
trẻ tím tái, hoặc cơn ngừng thở ngắn nhưng liên tục, cần kích thích cho trẻ thở, đưa trẻ
đến khám tại  cơ sở y tế .
 Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu thấy da
trẻ tái, nhợt hoặc tím cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
 Nếu trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi cần nhỏ mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày
bằng nước muối sinh lý ấm. Nếu  trẻ ho nhiều, thở khò khè cần đưa trẻ đi khám.

2.Theo dõi  thân nhiệt

 Nhiệt độ bình thường của trẻ: 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị
hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy cần cho trẻ nằm phòng
thoáng, nhiệt độ phòng 28-300C (>250C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm trẻ
sốt, viêm da, viêm phổi …
 Nếu nhiệt độ >37,50: cho trẻ  nằm phòng thoáng, nới lỏng quần áo, dùng khăn ấm chườm
cho trẻ ở trán, nách, bẹn. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ. Nếu >38,50C đưa trẻ đến cơ sở y
tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
 Nếu nhiệt độ <360C: ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.

3. Nuôi dưỡng

 Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khác
ngoài sữa mẹ, bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.
 Nếu mẹ chưa đủ sữa – sữa chưa về cũng phải cho BM đúng và lâu trước mỗi bữa bú bình
để kích thích tiết sữa và trẻ không quên BM, cho trẻ ăn đủ cữ, 3h/lần, 8 bữa/ ngày và BM
hiệu quả ( trẻ ngủ yên, đái nhiều, không chồng khớp sọ, tăng cân)
 Nếu mẹ thiếu sữa nuôi con, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với tuổi
(Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ).
 Nếu trẻ bú kém có thể đổ thìa thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho trẻ ăn cần được luộc sôi
trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.
 Theo dõi cân nặng hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. Trẻ đẻ non hay bị sặc,
tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy không ép trẻ bú
nhiều. Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu
cao, mặt  nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi.
4. Chăm sóc da, rốn, mắt

  – Chăm sóc da:Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 370C

Phòng tránh hăm cho trẻ: Da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ
tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo
hướng dẫn của thầy thuốc.

– Chăm sóc rốn:Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng và khô bằng cồn 70° và bông vô
khuẩn, không nên bôi bất cứ thứ thuốc mỡ hay thuốc bột gì vào rốn trẻ

Cần đưa trẻ đến khám khi có một trong các triệu chứng sau:

 Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng hoặc rỉ máu.


 Rốn có nang, rỉ nước.
 Da quanh rốn sưng tấy đỏ.
 Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
 Vệ sinh mắt cho trẻ, theo dõi xem mắt có sưng đỏ, có nhử, mủ không?

5. Vệ sinh miệng

Vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý .
 Các theo dõi khác:

 Tiêm chủng đúng lịch.


 Theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ theo đúng lứa tuổi.
 Tái khám theo hẹn của bác sỹ (Khám mắt cho trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh dưới 2000g
khi trẻ được 4 tuần tuổi, trẻ bị bệnh tim mạch…).
 Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế( 1 tháng, 6 tháng, 12
tháng, 18 tháng, 24 tháng…

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để
được cấp cứu:

 Bú ít hoặc bỏ bú.
 Co giật hoặc co cứng.
 Ngủ li bì khó đánh thức.
 Thở rít khi nằm yên, thở khò khè.
 Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
 Chảy máu bất cứ chỗ nào.
 Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi).
 Nôn liên tục, bụng chướng.

Chăm sóc trẻ sơ sinh nôn trớ


24/08/2016 7:50:32

1.
2.

Nôn trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa hay gặp, đặc biệt ở trẻ em.

Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày phối
hợp với co thắt của các cơ thành bụng. Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu
họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dầy.
Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Các nguyên nhân gây nôn trớ:

1. Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

 Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng


 Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều
khí vào dạ dầy gây nôn trớ
 Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay
 Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt

2. Nôn trong bệnh nội khoa:

 Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chẩy, chậm nhu động ruột
 Viêm đường hô hấp trên
 Bệnh nhiễm trùng thần kinh: Viêm màng não mủ
 Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin
 Hội chứng sinh dục thượng thận
 Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị
3. Nôn trong bệnh ngoại khoa:

 Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành,
teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh
 Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí
trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen

Xử trí

 Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất
nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi
sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và
họng trẻ
 Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn
còn lại trong họng ra ngoài
 Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
 Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ
hoặc bú bình từ từ
 Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ
 Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo

Xử trí trường hợp trẻ bị sặc chất nôn trớ – Dị vật đường thở

 Khi trẻ bị sặc chất nôn trớ – dị vật đường thở: nếu trẻ hít phải chất nôn trớ, không được
cố dùng tay móc chất nôn, mà phải làm ngay nghiệm pháp Heimlich để tống dị vật ra.
 Sau khi tống chất nôn ra được nếu trẻ còn mệt phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

1. Phương pháp Heimlich vỗ lưng:

 Đỡ trẻ nằm sấp bằng một tay của người cấp cứu
 Bàn tay nâng đầu, cổ trẻ thấp hơn thân trẻ
 Dùng bàn tay kia vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai trẻ

2.Phương pháp Heimlich ấn ngực


 Đỡ trẻ nằm ngửa trên 1 tay của người cấp cứu
 Bàn tay đỡ đầu và cổ trẻ thấp hơn thân trẻ
 Hút sạch sữa trào ra ở vùng mũi họng (nếu có)
 Dùng 2 ngón tay của bàn tay kia ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần
 Đánh giá lại trẻ, có thể kết hợp vỗ lưng – ấn ngực

Đánh giá trẻ nôn trớ

Trẻ sơ sinh rất dễ nôn trớ, do dạ dầy trẻ còn nằm ngang, cơ tâm vị lại đóng chưa chặt nên khi
thấy trẻ trớ nhiều cần phải đánh giá sự nôn trớ.

 Đánh giá toàn trạng xem cân nặng và chiều cao của trẻ có tương ứng với độ tuổi của trẻ
không?
 Quan sát triệu chứng nôn: nôn thốc tháo, nôn vọt, nôn khan hay nôn ra sữa (sữa mới trắng
hay sữa vón), mầu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu? )
 Hoàn cảnh xuất hiện nôn: Nôn vào thời điểm nào trong ngày, có liên quan đến bữa ăn
không.
 Quan sát mầu sắc da, niêm mạc, nhịp thở, nhiệt độ, dấu hiệu mất nước và tinh thần của
trẻ khi nôn và ngoài lúc nôn
 Các biểu hiện nhiễm trùng của hệ hô hấp: chẩy mũi, ngạt mũi, ho, đờm?
 Các biểu hiện của đường tiêu hóa: chậm nhu động ruột, táo bón, tiêu chẩy, đầy hơi?
 Các biểu hiện thần kinh: trẻ quấy khóc, thóp phồng, hốt hoảng, co giật.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nôn trớ

 Nếu nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách (nôn trớ cơ năng): điều
chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc, theo dõi tiếp tại nhà
 Nếu trẻ nôn trớ bệnh lý: cần giải quyết nguyên nhân phải đưa đến cơ sở y tế.

Chăm sóc trẻ nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc (nôn trớ cơ năng)

 Hướng dẫn bà mẹ tư thế bú đúng, cách ngậm bắt vú đúng


 Cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no
 Nếu trẻ ăn hỗn hợp hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ bú bình, cách pha sữa
 Khi trẻ đã ăn no, hướng dẫn cách bế, cách vỗ ợ hơi, cách đặt trẻ. Không bế xốc trẻ, đùa
với trẻ khi trẻ vừa ăn no.
 Hướng dẫn bà mẹ cách massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dầy hạn chế
nôn trớ. Và cách massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng
nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng
bụng và nôn trớ
 Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất
thường: sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường có máu
hay dịch mật (xanh, vàng)… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cần thiết để chăm sóc, theo dõi và xử trí trẻ sơ sinh nôn trớ và cách
phòng tránh trẻ bị nôn trớ do sai lầm trong chế độ cho ăn và chăm sóc trẻ. Các bà mẹ thực hành
tốt được những điểm này sẽ giúp cho con không bị gián đoạn trong quá trình phát triển cũng như
tránh được những hậu quả đáng tiếc do sặc phải chất nôn trớ.

Những thắc mắc thường gặp về giấc ngủ của


trẻ
15/08/2016 8:59:21

1.
2.

Mỗi đứa trẻ có một nhu cầu, thói quen cũng như những vấn đề khác nhau liên quan đến
giấc ngủ. Sau đây là các câu hỏi thường gặp về giấc ngủ của bé
Đứa con 3 tuổi của tôi thường bị giật trong khi bé buồn ngủ. Điều này có bình thường
không? 

Trả lời: Biểu hiện này là bình thường. Đó có thể là những cú giật của tay và chân xảy ra khi trẻ
bắt đầu vào giấc ngủ. Khoảng hơn 70% trẻ em và người lớn có dấu hiệu này. Mệt mỏi, căng
thẳng hoặc thiếu ngủ đều là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng. Vì thế hãy chú ý
đến thói quen khi ngủ của bé.
Con tôi đã 8 tuổi mà vẫn cần phải đánh thức dậy mỗi sáng. Điều này có bình thường không?
Trả lời: Điều này có thể là bình thường, tuy nhiên, khi ở độ tuổi lên 8, thông thường trẻ có thể tự
thức dậy. Đây cũng có thể là dấu hiệu con của bạn có vấn đề về giấc ngủ. Hãy để tâm xem liệu
con bạn có ngủ đủ giấc không, đặc biệt là đối với trẻ đang độ tuổi đi học.

Con tôi thường ngáy và há miệng khi ngủ. Tôi có cần lo lắng về điều này không?

Trả lời: Ngáy có thể là biểu hiện bé bị cảm lạnh hoặc tắc mũi. Nếu hiện tượng này diễn ra hằng
đêm thậm chí ngay cả khi bé khỏe mạnh thì đây có thể là dấu hiệu của chứng khó thở khi ngủ. Ở
những trẻ mắc chứng này đường hô hấp trên bị tắc khiến trẻ khó thở khi ngủ. Đưa bé đi khám
bác sĩ nếu có các biểu hiện như ngáy, ngừng thở khi ngủ, khó thở, thở bằng miệng, nằm sấp, trằn
trọc về đêm, đổ nhiều mồ hôi về đêm, mệt mỏi và không tập trung.
Khi nào một đứa trẻ thôi không ngủ ngày nữa? 1 giấc ngủ ngày nên kéo dài bao lâu?
Trả lời: Khoảng 25% các trẻ sẽ không còn ngủ ngày khi được 3 tuổi. 50% các em chấm dứt giấc
ngủ ngày ở khoảng 3-4 tuổi. Ở độ tuổi lên 5, hầu hết các bé đều không ngủ ngày nếu các em đã
ngủ đủ giấc buổi tối. Giấc ngủ ngắn có thể diễn ra từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ.
Nếu bạn là người khó ngủ thì nên rút ngắn giấc ngủ ngày của con, chẳng hạn giấc ngủ sau bữa ăn
trưa. Nếu bé không ngủ trưa như bạn mong muốn thì hãy để bé nghỉ ngơi tại phòng hay đọc sách.
Bé nhà tôi thường xuyên gắt gỏng mỗi khi thức giấc, điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời: Nếu bé nhà bạn gắt gỏng mỗi khi con thức dậy, có thể là bởi vì con ngủ chưa đủ hoặc
ngủ không sâu giấc. Nếu bạn lo lắng những cơn gắt của bé bắt nguồn từ lý do thiếu ngủ hay rối
loạn giấc ngủ thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ.
Làm sao khiến cho đứa con tuổi thiếu niên của tôi đi ngủ sớm trước nửa đêm?
Trả lời:

Sau đây là một số gợi ý có thể giúp con bạn đi ngủ sớm hơn:
• Khuyến khích con đi ngủ và dậy vào cùng 1 thời điểm trong ngày. Điều này giúp đồng hồ sinh
học của cơ thể hoạt động nhịp nhàng. Ví dụ, vào các ngày cuối tuần con có thể ngủ muộn hơn
bình thường 1 tiếng, nhưng nên tránh muộn hơn vì điều đó khiến con không còn cảm giác mệt và
cần phải ngủ vào buổi tối.
• Hãy dành khoảng 40 phút cho trạng thái thả lỏng, thư giãn trước khi lên giường. Những hoạt
động có thể kể đến như tắm bằng nước ấm, uống sữa ấm, viết nhật ký, đọc truyện sách, nghe các
bản nhạc nhẹ nhàng.
• Ngắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng ngủ ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Tất cả các kích
thích bao gồm: loa, điện thoại di động, màn hình vi tính và ti vi. Ở giai đoạn dậy thì trẻ bắt đầu
tiết ra hoóc môn melatonin vào giờ muộn hơn về đêm so với trẻ nhỏ. Chính điều này đã ảnh
hưởng đến nhịp ngày đêm của trẻ, khiến trẻ đi ngủ muộn hơn và dậy muộn hơn vào sáng hôm
sau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trẻ vị thành niên ngủ sâu và hoạt động tốt hơn vào ban ngày
nếu bố mẹ thiết lập giờ ngủ cho trẻ và buổi tối.
Tôi cần làm gì trong ngày để giúp con ngủ tốt hơn?
Trả lời:
Những bí quyết trong ngày giúp con bạn ngủ tốt hơn vào ban đêm:
• Cho con ăn bữa sáng khoa học để giúp con kích hoạt đồng hồ sinh học.
• Khuyến khích con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là vào buổi sáng.
Việc này giúp cơ thể sản xuất ra melatonin vào đúng thời điểm trong chu kỳ giấc ngủ sinh học
của trẻ.
• Khuyến khích con tích cực hoạt động và tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp trẻ ngủ sâu và lâu
hơn.
• Không để con sử dụng các loại đồ uống giàu năng lượng có chứa caffeine như nước tăng lực,
cà phê, trà, sô cô la, cô la đặc biệt vào thời điểm chiều muộn và tối.
• Cần bảo đảm rằng con bạn có một bữa tối đủ chất tại một thời điểm hợp lý. Cảm giác quá đói
hay quá no trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến các con ngủ không ngon giấc.
• Cần đảm bảo rằng trong khẩu phần ăn của con có đủ chất sắt. Thực phẩm chứa sắt bao gồm các
loại thịt màu đỏ, rau xanh, đậu lăng….
Làm sao để khiến con đi ngủ sớm hơn?

Trả lời: 
Để giúp đứa trẻ ngủ ngon sớm hơn, mẹ có thể dịch chuyển thời gian lên giường ngủ của bé sớm
hơn 15 phút mỗi ngày so với thông lệ . Hầu hết các bé sẽ chìm vào giấc ngủ trong vòng 20 phút
sau khi tắt điện. Nếu bé vẫn chưa thể ngủ sau khi đã tắt đèn 20-30 phút,có thể mẹ sẽ cần giữ
nguyên giờ đi ngủ trong vài tuần trước khi đẩy khung giờ lên sớm hơn. Cố gắng đánh thức con
dậy cùng một thời điểm vào các buổi sáng kể cả cuối tuần.Dậy đúng giờ có thể giúp trẻ đi ngủ
đúng giờ.

Làm sao để đứa con 6 tuổi của tôi chịu ngủ riêng?
Trả lời:

Sau đây là một vài gợi ý giúp con bạn sẵn sàng ngủ một mình:
• Thiết lập thời gian biểu đều đặn: đi tắm, đọc truyện, đi ngủ
• Kiểm tra không gian trong phòng bé đã đủ yên tĩnh và tối chưa.
• Khuyến khích các thói quen tốt của con ví dụ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tập thể dục
• Khen ngợi con khi bé có thái độ hợp tác
• Áp dụng phương pháp “Camping out”: đây là một cách hiệu quả để đối phó với tình trạng tỉnh
giấc hay ngủ không yên giấc ở các trẻ nhỏ, đặc biệt khi các bé cảm thấy lo lắng hoặc sợ
Các bước trong phương pháp camping out:

 Kê giường hoặc ghế sát bên cạnh giường/ cũi của bé


 Nằm hoặc ngồi sát bên con, vỗ về và ru bé vào giấc ngủ
 Khi bé đã say giấc, nhẹ nhàng rời khỏi phòng
 Khi bé đã quen với phương pháp này ( thường là sau 3 đêm), mẹ có thể ngồi hoặc nằm
cạnh bé cho đến khi bé ngủ. Đừng chạm vào người bé.
 Khi bé đã quen với phương pháp này (thường là sau 3 đêm nữa) hãy di chuyển ghế hay
giường của bạn ra xa nơi bé nằm một đoạn (khoảng 30-40 cm). Ở yên tại ghế hay giường
cho tới khi bé ngủ.
 Từ từ dịch chuyển ghế hay giường của bạn về phía cửa ra vào và ra khỏi phòng ngủ của
con. Việc tập luyện này có thể kéo dài 1-3 tuần
Nếu cha mẹ muốn thay đổi thói quen giấc ngủ của trẻ, cần giải thích để con hiểu và hợp tác với
kế hoạch của bố mẹ.

Làm sao để xua tan nỗi ám ảnh và lo lắng của con mỗi khi ngủ?
Trả lời:

Ban ngày, bạn có thể kể cho bé những câu truyện ngắn về những em bé với nỗi sợ hãi khi đi ngủ.
Chia sẻ với con về nỗi niềm của bé và động viên con kể lại hoặc ghi lại cảm xúc của mình.
Những kỹ năng thư giãn hoặc các bài tập thư giãn cơ cũng có thể giúp con bình ổn tinh thần hơn.

Tôi phải làm gì khi con có biểu hiện đập đầu và đu đưa người để tự ru ngủ mỗi khi ngủ?

Trả lời:

Các biểu hiện thường gặp ở trẻ như đập đầu và đu đưa người thường không nguy hiểm và sẽ biến
mất khi trẻ lớn hơn. Khoảng 5% các bé ở độ tuổi lên 5 có những biểu hiện này để tự dỗ mình vào
giấc ngủ.
Cố gắng lờ đi các biểu hiện này, tìm cách hạn chế tiếng ồn ào và giữ an toàn cho trẻ. Ví dụ, mẹ
có thể chuyển giường ra khỏi tường, kiểm tra và siết lại các đinh ốc thành giường.
Đứa con 3 tuổi của tôi luôn đòi uống sữa lúc nửa đêm. Tôi phải làm sao để xóa bỏ thói quen
này?
Trả lời:

Nếu một em bé độ tuổi này đòi ăn vào ban dêm thì nguyên nhân có thể do bé đã quen phải bú
bình mới ngủ được. Khi không thể ngủ lại vào nửa đêm, bé sẽ đòi bú bình.
Sau đây là một số bí quyết giúp trẻ ngừng đòi ăn đêm và học cách tự ngủ ngon.

 Chọn thời điểm: Nếu như con vừa trải qua khoảng thời gian biến động hoặc mệt mỏi căng
thẳng thì mẹ không nên thực hiện vội.
• Làm công tác tư tưởng trước cho con về việc sẽ bỏ ti bình buổi tối
• Trang bị cho con những bảo bối để thay thế như chăn hoặc bé gấu bông
• Khi bé nhà bạn cố gắng cai ti bình, hãy tổ chức bữa tiệc nhỏ như phần thưởng dành cho
sự cố gắng của bé.
• Cuối cùng, cố gắng không để bé tái diễn thói quen vừa bỏ bởi vì cho dù mẹ có chuẩn bị
tâm lý cho bé tốt đến đâu, mẹ cũng nên lường trước một số khó khăn và thái độ chống đối
của trẻ.

Làm gì khi bé 5 tuổi thường mộng du?

Trả lời: 

Điều đầu tiên mẹ cần làm là kiểm tra xem con ngủ có đủ giấc không. Lên giường sớm hơn với
lịch trình đều đặn có thể giảm tình trạng mộng du. Khoảng 7-15% trẻ em mắc hiện tượng này.
Điều này không có gì bất thường khiến cha mẹ phải lo lắng. Trẻ cũng có thể nói khi ngủ. Điều
này cũng không có gì đáng lo ngại.Hầu hết các bé sẽ không còn hiện tượng này khi đến tuổi
thiếu niên. Tuy nhiên, có thể đưa con đến gặp bác sĩ nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng.
Bé nhà tôi thường thức giấc trong trạng thái mệt mỏi, quấy khóc, không thể dỗ được. Tôi
phải làm gì?

Trả lời: 
Nếu bé nhà bạn không đáp ứng với các hình thức vỗ về, thư giãn nhưng vẫn khỏe mạnh, có thể
con vừa trải qua một giấc mơ khủng khiếp. Lúc này mẹ cần bình tĩnh, tránh chạm vào trẻ trừ khi
bé có nguy cơ làm tổn thương chính mình. Đánh thức con dậy chỉ khiến cho tình trạng này kéo
dài hơn. Những cơn ác mộng thực chất không gây hại cho con bạn và bé cũng sẽ không còn nhớ
gì vào buổi sáng hôm sau.
Thể trạng quá mệt mỏi và lo lắng cũng là nguyên nhân khiến những cơn ác mộng ghé thăm
thường xuyên hơn. Vì thế, các bậc cha mẹ cần để ý thói quen ngủ của bé. Nếu bạn cảm thấy thực
sự lo lắng, hoặc nếu các cơn ác mộng có vẻ kéo dài và bạo lực, hãy tìm kiếm lời khuyên của các
chuyên gia.
Tôi cần làm gì mỗi khi con gặp những cơn ác mộng?

Trả lời: 
Nếu bé nhà bạn tỉnh dậy sau cơn ác mộng, giải thích cho con đó chỉ là một giấc mơ và nói để con
hiểu mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp và an toàn. Một nụ hôn và những cử chỉ âu yếm vỗ về có thể
giúp tinh thần con bình ổn trở lại. Bước sang tuổi lên 7, con có thể tự xoay xở mà không cần đến
sự dỗ dành của cha mẹ.
Nên đưa trẻ đi khám nếu bé gặp ác mộng đồng thời cũng tỏ ra rất lo lắng vào ban ngày. Phụ
huynh cũng nên đưa con đến bác sĩ nếu việc mơ thấy ác mộng là kết quả những sang chấn tâm lý
trẻ trải qua.

Cho con bú và những lợi ích tuyệt vời về sức


khỏe và kinh tế
25/07/2016 3:19:32

1.
2.

Sữa mẹ là sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi quá trình đóng gói sữa công thức
cũng như sản xuất bình sữa và núm vú cần rất nhiều vật tư tiêu hao và tạo gánh nặng rác
thải cho môi trường.
Hưởng ứng tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra vào các ngày 1-7/8 hàng năm, xin trân
trọng giới thiệu với bạn đọc một số nét chính trong Báo cáo điều tra Lợi ích của việc cho con bú
đối với sức khỏe do Ủy ban Sức khỏe và Tuổi già thuộc Hạ viện Australia ban hành.

Những thập niên gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học tìm hiểu lợi ích lớn lao của
sữa mẹ. Những lợi ích này rất đa dạng, liên quan tới các lĩnh vực sinh lý, dinh dưỡng và tinh thần
đối với sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ.

Lợi ích cho bé

Bệnh nhiễm trùng

Có bằng chứng vững chắc về các tác dụng bảo vệ của sữa mẹ đối với 3 loại bệnh nhiễm trùng ở
trẻ nhỏ: bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp và viêm tai giữa.

Các nghiên cứu cho rằng bé càng bú mẹ lâu bao nhiêu thì hiệu quả bảo vệ đối với các bệnh
nhiễm trùng càng lớn bấy nhiêu. Bé bú mẹ hoàn toàn được bảo vệ tốt hơn nhiều đối với các bệnh
đường tiêu hóa và đường hô hấp, trong khi bé bú mẹ một phần hoặc bú mẹ rất ít không được bảo
vệ nhiều như vậy.
Bú mẹ hoàn toàn thêm 2 tháng cũng tạo ra sự khác biệt. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các
bé bú mẹ hoàn toàn 4-6 tháng hay bị viêm phổi nhiều hơn 4 lần và nhiễm trùng tai tái phát nhiều
gấp 2 lần so với các bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng trở lên.
Một nghiên cứu quant rọng về vấn đề bú mẹ tiến hành tại Belarus trên hơn 17.000 cặp mẹ con
cho thấy bú mẹ hoàn toàn trong suốt năm đầu làm giảm tới 40% nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu
hóa.
Các bé không được bú mẹ có nguy cơ  nhiễm trùng tai giữa tăng đáng kể. Bú mẹ cũng giúp bảo
vệ bé khỏi viêm tai giữa tái phát, căn bệnh có thể gây mất thính lực ở trẻ em. Một lần nữa, thời
gian bú mẹ càng ngắn nguy cơ nhiễm căn bệnh này càng cao.

Hen và bệnh dị ứng


Tần suất bệnh hen và dị ứng cũng giảm nhờ được bú mẹ lâu hơn. Một nghiên cứu tiến hành tại
Úc theo dõi 2.187  trẻ dưới 6 tuổi cho thấy nguy cơ bị hen khi 6 tuổi giảm đáng kể nếu trẻ được
bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng sau khi sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này còn chưa rõ ràng,
nhưng người ta ngờ rằng tác dụng bảo vệ có được là do trẻ bú mẹ hoàn toàn ít bị tiếp xúc với các
kháng nguyên ngoại lai trong thực phẩm (ví dụ trong sữa bò). Các đặc tính của sữa mẹ cũng có
thể giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động hiệu quả hơn.

Phát triển tinh thần

Một số nghiên cứu cho rằng bú mẹ cũng có thể tác động tích cực tới sự phát triển tinh thần của
trẻ. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa bú mẹ và sự gia tăng khả năng nhận thức và trí thông minh còn
là vấn đề tranh cãi. Khó có thể kết luận rằng một trẻ thông minh hơn là hoàn toàn nhờ bú mẹ bởi
vì các yếu tố môi trường khác cũng có thể có ảnh hưởng nhất định. Ví dụ, một nghiên cứu tìm
hiểu ảnh hưởng của bú mẹ với chỉ số IQ ở trẻ mẫu giáo cho thấy cả hình thức nuôi con (bằng sữa
mẹ hay sữa công thức) cũng như thời gian cho con bú đều không liên quan tới IQ của trẻ khi lên
4 tuổi trong khi chất lượng môi trường và hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình mới là những
yếu tố quan trọng.

Bệnh nhiễm trùng khác

Bú mẹ có thể giúp phòng ngừa một số bệnh khác bao gồm nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng
đường ruột, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Béo phì

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ ít bị thừa cân hay béo phì nếu được bú mẹ khi còn
nhỏ. Bé bú mẹ ít nhất 3 tháng có tỷ lệ béo phì thấp hơn trong thời niên thiếu, khả năng được bảo
vệ cũng gia tăng nếu bé bú mẹ tới 6 tháng. Tác dụng bảo vệ có thể kéo dài tới tận khi trưởng
thành.

Bú mẹ làm giảm nguy cơ béo phì theo nhiều cách. Một giả thuyết cho rằng trẻ bú mẹ tăng trưởng
với tốc độ thấp hơn. Tăng cân quá nhanh có thể làm giảm cơ hội có thân hình mảnh mai hơn sau
này. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sử dụng sớm và đều đặn sữa công thức sẽ tăng cân nhiều hơn khi
được 1 tuổi.
Cảm giác no có thể là một chìa khóa khác giúp giải thích mối liên hệ giữa bú mẹ và béo phì. Bé
bú mẹ biết khi nào mình đã nhận đủ sữa. Việc cha mẹ thường khuyến khích trẻ bú bình uống cạn
sữa trong bình có thể khiến các bé ít đáp ứng với tín hiệu đói cũng như cảm giác no của cơ thể
khi chuyển sang chế độ ăn dặm. Trái lại, bú mẹ có thể giúp lập trình và điều hòa cảm giác thèm
ăn của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Nguy cơ bệnh mạn tính

Bằng chứng cũng cho thấy bú mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi hàng loạt bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở
người trưởng thành như tiểu đường typ 2, bệnh tim, xơ vữa động mạch và huyết áp cao.

Lợi ích cho mẹ

Có nhiều bằng chứng thuyết phục về ảnh hưởng tốt của việc cho con bú lên sức khỏe của mẹ.
Cho con bú giúp mẹ bình phục nhanh hơn sau sinh, khiến kinh nguyệt xuất hiện trở lại muộn
hơn, giảm nguy cơ mang thai và giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh. Cho
con bú giúp tử cung nhanh chóng trở lại tình trạng trước khi mang thai. Bú mẹ kích thích sản
xuất hoóc môn oxytocin, làm co tử cung và giảm nguy cơ chảy máu sau sinh.

Tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu. Tác dụng bảo vệ phụ nữ khỏi ung thư vú sau mãn kinh cũng là điều có thể. Một
nghiên cứu tổng quan dựa vào 47 nghiên cứu tại 30 quốc gia cho thấy tương ứng với mỗi 12
tháng cho con bú, nguy cơ ung thư vú của mẹ giảm 4,3%.

Một số lợi ích khác của việc cho con bú đối với sức khỏe của mẹ:

Giảm cân nhanh, mau chóng trở về cân nặng trước sinh.

Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung.

Cải thiện tình trạng khoáng hóa các xương, dẫn tới giảm nguy cơ loãng xương.

Bảo vệ khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh tiểu đường typ 2.

Lợi ích kinh tế của sữa mẹ và việc cho con bú  

Sữa mẹ và GDP

Nhiều thành viên của Ban điều tra lập luận rằng giá trị kinh tế của sữa mẹ cần được nhìn nhận
như một thành tố của tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Australia.Theo ước tính của tiến sĩ
Julie Smith, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế về Sức khỏe Australia, ước tính khoảng 33 triệu lít
sữa mẹ được sản xuất tại Australia với tốc độ cho con bú hiện tại. Dựa vào giá của các ngân hàng
sữa tại châu Âu, bà ước tính sữa mẹ sản xuất bởi các bà mẹ Australia có giá trị khoảng 3 triệu đô
la Mỹ mỗi năm, tương đương 0,5% GDP hoặc 6% tiêu thụ lương thực quốc gia. Doanh số bán lẻ
hàng năm của sữa công thức tại quốc gia này là khoảng 135.000 USD.
 

Giá trị kinh tế của thời gian 

Để đánh giá giá trị kinh tế của thời gian các bà mẹ dành cho việc cho con bú, Tiến sĩ Smith đã
tìm hiểu ‘chi phí thời gian kinh tế’ này trong một điều tra mang tên “Điều tra sử dụng thời gian
của những người lần đầu làm mẹ” thực hiện trên toàn Australia. Kết quả cho thấy các bà mẹ cho
con bú ở mức khuyến cáo bỏ ra 16 tới 17 giờ mỗi tuần cho hoạt động này trong vòng 3 đến 6
tháng đầu. Thành phần cảm xúc cấu thành việc cho con bú cũng cần được nhìn nhận như sự đầu
tư nhân lực đáng kể. Các bà mẹ này bỏ thêm khoảng 6 tới 11 giờ mỗi tuần để chăm sóc tinh thần
cho con, góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc của trẻ.

Giảm chi phí cho ngành y tế

Cho con bú giúp bảo vệ trẻ khỏi một loại bệnh tật và do đó có tiềm năng làm giảm chi phí của
ngành y cả về ngắn hạn và dài hạn.

Chăm sóc da, mắt, rốn ở trẻ sơ sinh


14/06/2016 9:27:51

1.
2.

Chăm sóc da, mắt, rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh không chỉ đem lại sự thoải mái cho trẻ mà
còn giúp trẻ được sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn…
1. Đại cương   

1.1.Mục đích

 Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về da, tăng cường tuần hoàn da và giúp
sự bài tiết da được dễ dàng hơn đem lại sự thoải mái cho trẻ.
 Giảm nguy cơ các bệnh về mắt sau sinh.
 Ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

1.2. Lợi ích

 Đem lại sự thoải mái cho trẻ


 Trẻ được sạch sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

1.3 Những lưu ý khi chăm sóc da

 Luôn giữ ấm không bị hạ nhiệt độ trong và sau khi tắm.


 Tắm cho trẻ sau 24 giờ (trường hợp đặc biệt có thể tắm sau 6 giờ).
 Đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Không tắm cho trẻ khi trẻ đang hạ thân nhiệt.

2. Một số vấn đề có thể xảy ra khi chăm sóc da, rốn cho trẻ

* Tổn thương da do nước quá nóng.

 Phòng ngừa: Sử dụng nước ấm 37 – 380 C

* Trẻ bị hạ nhiệt độ

 Phòng ngừa:
 Nhiệt độ nước tắm 37 – 380 C
 Phòng tắm kín, tránh gió lùa, nhiệt độ 28 – 300 C
 Tắm từng phần, ủ ấm vùng chưa tắm

* Bỏng da vùng quanh rốn do sử dụng cồn iode.

 Phòng ngừa: Không được sát trùng bằng cồn iode vùng da quanh rốn.

* Nhiễm trùng rốn: Vệ sinh rốn không đúng

 Phòng ngừa: Vệ sinh rốn hàng ngày, đúng hướng dẫn.

3. Chuẩn bị

3.1Địa điểm
 Phòng tắm kín gió, mùa đông có máy sưởi hoặc điều hòa.
 Nhiệt độ phòng 280C – 300
o Dụng cụ
o Chậu tắm(2chiếc).
o Khăn tắm, khăn khô, khăn lau người.
o Áo, tã, bỉm, chăn có mũ.
o Xà phòng tắm dành cho trẻ sơ sinh.
o Nước sạch, nhiệt độ nước khoảng 370C – 380C
o Bông, gạc, cồn Iode 1%.
o Nước muối sinh lý 9‰.

4. Các bước tiến hành

 Rửa tay
 Đỡ trẻ lên xoa nhẹ toàn thân, tạo thoải mái cho trẻ.
 Rửa mặt

 Lau mắt: Dùng khăn sạch và ấm lau từ cầu giữa của mũi lau ra phía ngoài mắt. Nếu một
mắt trẻ bị đau thì lau mắt sạch trước lau mắt đau sau, không sử dụng một vị trí khăn lau 2
mắt
 Lau phần còn lại của mặt trẻ bằng khăn mềm.
 Vệ sinh bên ngoài vành tai.
o Tắm thân
 Cởi quần áo trẻ
 Tay trái đỡ lưng, gáy và đầu trẻ, tay phải đỡ mông trẻ từ từ đặt trẻ vào chậu tắm.
 Tay phải xoa nhẹ nhàng từ trên xuống dưới chú ý các nếp gấp cổ, nách, khuỷu tay, bàn
tay, bàn chân. Lau rửa bộ phận sinh dục đặc biệt với trẻ gái.
 Tay phải đỡ đầu cổ và ngực, tay trái kỳ cọ và xoa phần lưng mông.
 Tráng người ở chậu nước tráng.
 Lau khô, mặc áo, ủ chăn ấm cho trẻ.
o Gội đầu:
 Thay nước tắm.
 Cho một chút xà phòng, xoa đầu trẻ nhẹ nhàng, tráng sạch rồi lau khô
o Chăm sóc rốn.
 Tháo kẹp rốn sau 48h.
 Một tay dùng gạc vô trùng nâng cuống rốn.
 Quan sát cuống rốn (chân, mặt cắt, dây rốn) và vùng da xung quanh.
 Rốn tươi: Chấm cồn iode 1% từ mặt cắt của rốn xuống thân rốn, chân rốn.
 Rốn khô: Chấm cồn iode 1% từ chân rốn lên thân rốn.
 Sát trùng da xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm bằng bông cồn 70o. Chú
ý nhẹ nhàng với bệnh nhân đẻ non tránh gây tổn thương da.
 Trong ngày đầu rốn còn tươi, có thể băng bằng gạc vô khuẩn. Những ngày sau rốn có thể
để hở. Không rắc bất cứ một loại thuốc gì vào chân rốn.
 

5. Theo dõi trẻ sau khi chăm sóc da, rốn, mắt

 Theo dõi toàn trạng, tím tái, cơn ngừng thở.


 Theo dõi thân nhiệt: ủ ấm cho trẻ sau khi tắm, cặp nhiệt độ cho trẻ nếu thấy cần.
 Theo dõi nhiễm trùng rốn: đỏ vùng da xung quanh rốn, chân rốn rỉ dịch vàng có mùi hôi,
mủ cần đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị.
 Nếu mắt trẻ có nhiều dỉ, hoặc chảy nước mắt liên tục cần đưa đến cơ sơ sở y tế khám vì
trẻ sơ sinh có thể viêm mắt hoặc tắc tuyến lệ sau sinh.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bằng


phương pháp Kangaroo
25/05/2016 9:13:14

1.
2.

1. Khái niệm

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care) là một phương pháp y học
thích ứng được lựa chọn để chăm sóc trẻ đẻ non/ nhẹ cân bằng cách đặt trẻ nằm tiếp xúc da kề da
trên ngực mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.

 
2. Lợi ích của phương pháp Kangaroo

Đối với trẻ:

 Được giữ ấm giảm nguy cơ hạ thân nhiệt.


 Giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim.
 Tiêu hóa tốt hơn.
 Ít có nguy cơ nhiễm trùng.
 Phát triển tinh thần và thể chất, trẻ ngủ ngon và giảm kích thích.

Đối với bà mẹ:

 Tăng cường mối quan hệ mẹ con.


 Tăng tiết sữa, trẻ được bú mẹ sớm và kéo dài
 Co hồi tử cung tốt, giảm nguy cơ xuất huyết sau đẻ
 Giảm lo lắng, tăng tự tin, tăng khả năng chăm sóc con.

3. Nguyên tắc thực hiện phương pháp Kangaroo:

 Tiếp xúc da-kề-da giữa mẹ và con ở vị trí Kangaroo (ẤP MẸ).


 Nếu bà mẹ không thể ở cùng phòng với con 24 giờ/24 giờ được thì thời gian tiếp xúc da-
kề-da trong ngày càng nhiều càng tốt.
 Trong thời gian thực hiện phương pháp Kangaroo, trẻ vẫn tiếp tục được theo dõi thường
xuyên về các thông số cơ bản (nhịp tim, nhịp thở, mầu sắc da, thân nhiệt, cân nặng…) và
phát hiện điều trị các bệnh lý nếu có.

4. Các nội dung thực hiện PP Kangaroo tại bệnh viện:

 Hướng dẫn đặt trẻ và giữ trẻ ở vị trí kangaroo.


 Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ.
 Hương dẫn cách bế, nâng giữ trẻ khi đánh thức trẻ dậy để cho ăn.
 Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và theo dõi trẻ, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xẩy ra
với trẻ và cách xử trí kịp thời.
 Kích thích và xoa bóp cho trẻ.
 Hỗ trợ bà mẹ: Hướng dẫn cách vận động, thư giãn cơ thể, giải thích nỗi lo lắng, sợ hãi
của bà mẹ.

5. Tiêu chuẩn thực hiện Kangaroo

5.1 Tiêu chuẩn chọn trẻ để thực hiện PP Kangaroo :

 Cân nặng < 2500 gam hoặc tuổi thai < 37 tuần.
 Không có dấu hiệu bệnh lý hoặc đã vượt qua giai đoạn bệnh lý nặng.
 Không phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nữa.
 Có đáp ứng tốt với các kích thích.
5.2 Tiêu chuẩn cho người mẹ tham gia thực hiện PP Kangazoo:

 Tự nguyện, hợp tác thực hiện PP kagaroo theo hướng dẫn.


 Sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần.
 Dành toàn bộ thời gian thực hiện PP kangaroo.
 Thực hiện vệ sinh tốt: Không để móng tay, vệ sinh thân thể, quần áo.
 Có thêm một người nhà nữa thích hợp, tự nguyện, nhiệt tình thay mẹ làm kangaroo khi
cần thiết.

6. Một số vấn đề và biểu hiện có thể xảy ra trong khi làm Kangaroo:

6.1 Suy hô hấp

 Trẻ tím tái, khó thở, rút lõm lồng ngực, thở rên, thở nhanh hoặc thở chậm. Cơn ngừng thở
thường xuyên và kéo dài.
 Xử trí: hướng dẫn bà mẹ luôn đặt trẻ ở tư thế cổ trung gian, không để gập cổ. Tùy mức độ
mà có biện pháp hỗ trợ hô hấp khác nhau (ôxy, CPAP..)

 6.2 Hạ thân nhiệt

 Thân nhiệt mong muốn ở trẻ sơ sinh 36,5°C đến 37,4°C, nếu thân nhiệt trẻ < 36,5°C do
phòng lạnh, nhiệt độ môi trường lạnh.
 Xử trí: Ủ ấm cho trẻ bằng chăn ấm, đắp thêm chăn trên lưng trẻ, nhiệt độ phòng 28-300,
tránh gió lùa. Theo dõi nhiệt độ của trẻ 15-30 phút/ lần đến khi nhiệt độ trẻ trở về bình
thường. Trong trường hợp thân nhiệt trẻ không được cải thiện cần có can thiệp cao
hơn( cho trẻ nằm lồng ấp, giường sưởi.)

7. Các bước tiến hành

 Rửa tay, sát khuẩn tay.


 Chuẩn bị trẻ: cặp nhiệt độ (nếu cần), thay bỉm sạch, đội mũ, đi găng tay, găng chân, cởi
áo, quấn trẻ trong khăn bông ấm.
 Đặt trẻ vào túi Kangaroo: tháo bỏ khăn quấn, 1 bàn tay bế dưới cổ – mông trẻ, 1 tay bê
mông trẻ.
 Đặt tư thế đầu đúng: Nâng nhẹ dưới cằm, không bị gập cổ.
 Đặt trẻ lên ngực mẹ: Nằm sấp, thẳng dọc giữa 2 vú mẹ, đầu nghiêng 1 bên, má tựa vào
ngực mẹ. Mẹ có thể quan sát được mặt trẻ. Tạo tư thế da-kề-da, không bị tịt mũi, luôn
quan sát được mặt trẻ. Trẻ nằm thoải mái trên ngực mẹ, giống con ếch bám vào người mẹ
 Chỉnh sửa tư thế thân trên: Một tay giữ đầu, 1 tay đưa 2 chân trẻ ra khỏi phần dưới áo
kangaroo, kéo phần trên áo lên ngang tai trẻ. Thân trên của trẻ được đỡ trong áo
Kangaroo .
 Chỉnh sửa tư thế 2 chân: Đổi tay giữ đầu, chỉnh sửa áo, kéo phần áo chùm kín 2 chi. Toàn
thân được áo Kangaroo nâng đỡ, tư thế toàn thân trẻ thoải mái.
 Đắp chăn bông, đảm bảo thân nhiệt.
8. Theo dõi trẻ khi thực hiện phương pháp Kangaroo

 Theo dõi toàn trạng, các thông số cơ bản: nhịp tim, nhịp thở, mầu sắc da, thân nhiệt…
 Trong suốt quá trình thực hiện PP kangaroo: TD phát hiện các dấu hiệu bất thường: SHH,
vàng da, nôn trớ, phân, nước tiểu, cân nặng, vòng đầu, tinh thần, sự đáp ứng của trẻ.
 Hỗ trợ và theo dõi khả năng chăm sóc con của bà mẹ và người nhà: cách cho trẻ ăn,
NCBSM, cách giữ ấm, TD nhiệt độ, các dấu hiệu nguy hiểm, dinh dưỡng cho mẹ, tư thế
khi mẹ ngủ.

Tư thế thích hợp của trẻ sơ sinh


04/05/2016 3:15:24

1.
2.

Khi mới lọt lòng mẹ trẻ sơ sinh cũng cần được giữ nguyên ở tư thế bào thai (có được cảm
giác an toàn). Tuy nhiên tư thế của trẻ không đúng hoặc nằm lâu ở một tư thế lâu sẽ ảnh
hưởng đến sức khoẻ cũng như về thẩm mỹ của trẻ...

1. Đại cương

Khi mới lọt lòng mẹ trẻ sơ sinh cũng cần được giữ nguyên ở tư thế bào thai (có được cảm giác an
toàn). Tuy nhiên tư thế của trẻ không đúng hoặc nằm lâu ở một tư thế lâu sẽ ảnh hưởng đến sức
khoẻ cũng như về thẩm mỹ của trẻ chính vì vậy sau khi chào đời nên xen kẽ tư thế đặt nằm cho
trẻ.

2. Nguyên tắc điều trị

 Duy trì cảm giác giới hạn và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Tránh biến dạng ở đầu.
 Giúp trẻ phát triển đồng đều cả hai bên cơ thể .
 Tránh sự hình thành và ứ đọng dịch tiết (đặc biệt với trẻ ốm.)

3. Chăm sóc
o Nội dung chăm sóc 1

Tư thế nằm ngửa:Nằm ngửa là tư thế tự nhiên.

Cách đặt trẻ:


 Hai tay mở ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn tắm lớn
tạo thành ổ cuốn, gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ (không đặt ở đầu) để đường thở
của trẻ được thẳng.
 Đặt trẻ vào ổ sao cho ổ cuốn ôm sát vào trẻ, đặt chân của trẻ gập sát thân mình và bàn
chân của trẻ chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay trẻ đặt ở giữa ngực và gần với mặt
như nằm trong bụng mẹ.

Ưu điểm :

 Giúp trẻ toàn thân thư giãn, thả lỏng, tạo cảm giác thoải mái.
 Tạo cảm giác an toàn khi nằm ngửa mũi miệng của trẻ không gặp các chướng ngại vật
cản trở đến quá trình hô hấp.
 Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, đường ruột và bàng
quang.
 Thuận tiện chăm sóc

Nhược điểm

 Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.


 Ở tư thế này, độ an toàn cho sức khoẻ của trẻ cao, nhưng khi nằm ngửa không có vật gì
chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa.

Khi trẻ bị ngạt mũi (viêm đường hô hấp trên) không nên để trẻ nằm ngửa.

 Nội dung chăm sóc 2

Tư thế nằm nghiêng: Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng các
bậc cha mẹ nên luyện tập cho trẻ quen với tư thế này.

Cách đặt trẻ: Cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về một bên, cuốn ổ đến ngực trẻ hai tay, chân ôm
sát ổ cuốn.
 

Ưu điểm

 Tránh ngạt thở: Ngay cả khi trẻ bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng này giúp đẩy những
thứ trong khoang miệng của trẻ ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong,
giúp trẻ không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu các tư thế khác, trẻ có hiện tượng
ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển trẻ sang tư thế này.

Nhược điểm

 Dễ làm bẹp tai trẻ, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng đôi tai, nằm tư thế này
không mặc cho trẻ những áo có cài cúc nên buộc dây bên cạnh.
o Nội dung chăm sóc 3

Tư thế nằm sấp: Trẻ rất thích nằm sấp, vì có cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.

Cách đặt trẻ: Đặt trẻ nằm sấp trên khăn bông mềm dày khoảng 4cm dài 23 x 15cm hoặc 25 x
15cm sao cho bàn tay em trẻ ôm vào khăn bông một cách thoải mái, không để hông và đùi gấp
quá 90o.

 
 

Ưu điểm:

 Trẻ có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung trẻ cũng có tư thế gần
như vậy, đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự bảo vệ của trẻ.
 Ở tư thế nằm sấp dịch hoà tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản – nguyên
nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non giúp hạn chế sự
nôn trớ của trẻ.
 Nằm sấp giúp trẻ nhanh phát triển hơn do thường xuyên phải luyện tập các động tác như
lật người xoay người, ngẩng đầu bên cạnh đó chân tay của trẻ cũng nhanh cứng cáp hơn.

Nhược điểm:

 Dễ dẫn đến ngạt thở: mặt trẻ có thể úp sấp xuống giường khi cổ mỏi không ngóc đầu lên
được.
 Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt điều này khiến nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra
nhiều.Bà mẹ cần chú ý và lau người cho trẻ.
 Ở tư thế này khó quan sát trẻ hơn.

Khuyến cáo: chỉ cho trẻ nằm tư thế này khi theo dõi sát được trẻ.

4. Phòng ngừa
o Trẻ sơ sinh chưa tự thay đổi tư thế được ta cần giúp trẻ thay đổi tư thế tạo cảm
giác thoải mái, an toàn cho trẻ.
o Thay đổi tư thế và đặt nằm tư thế đúng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển hình
dáng trẻ sau này.
o Trẻ đang điều trị tại các khoa hồi sức thay đổi tư thế giúp trẻ tránh ứ đọng dịch
tiết, tì đè, hăm loét…góp phần không nhỏ trong sự tiến triển của người bệnh.
o Thời gian thay đổi tư thế tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.
Nystatin là gì?
Tác giả: Thương Trần Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư.

 Share on Facebook (Opens in new window)


 Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
 Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Opens in new window)
 Bấm để chia sẻ trên Google+ (Opens in new window)
 Click to share on Line New (Opens in new window)

Generic Name: Nystatin Brand Name(s): .


Tác dụng
Tác dụng của Nystatin là gì?

Thuốc này được sử dụng điều trị nhiễm trùng nấm miệng. Nystatin là thuốc kháng nấm mà hoạt
động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Hỗn dịch Nystatin không nên được sử dụng để điều trị nhiễm nấm trong máu.

Bạn nên dùng Nystatin như thế nào?

Lắc đều trước khi sử dụng, sử dụng ống nhỏ giọt y tế được cung cấp để đo lường liều cẩn thận.
Trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn khác, bạn hãy dùng thuốc như sau: Đặt một nửa liều ở một bên của
miệng. Phân tán đều thuốc xung quanh miệng, súc miệng và nuốt hoặc nhổ ra theo chỉ dẫn. Giữ
thuốc trong miệng của bạn càng lâu càng tốt. Sau đó lặp lại với một nửa còn lại của liều lượng ở
phía bên kia của miệng. Tránh ăn 5-10 phút sau khi sử dụng thuốc này.

Dùng thuốc này 4 lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nó có thể mất từ vài ngày đến vài
tháng để hoàn thành điều trị. Sử dụng thuốc này thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ
nó. Hãy nhớ sử dụng nó vào cùng thời điểm mỗi ngày. Liều lượng này được dựa trên tình trạng
sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị.

Tiếp tục sử dụng thuốc này cho đến đủ số lượng quy định, ngay cả khi các triệu chứng biến mất
sau một vài ngày. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể cho phép các nhiễm trùng tiếp tục, dẫn đến
nhiễm trùng bị tái phát.

Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại sau nhiều ngày điều trị hoặc nặng hơn
bất cứ lúc nào.

Bạn nên bảo quản Nystatin như thế nào?

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm.
Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau.
Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và
thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách
khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải
địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y
tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Nystatin cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nấm miệng dùng đường uống :

Dùng 1-2 viên ngậm trong miệng (200.000 đến 400.000 đơn vị) 4-5 lần một ngày; hoặc

Dùng 500.000 đơn vị của hỗn dịch uống 4 lần một ngày.

Liều cho nhiễm nấm candida ruột :

Dùng 500.000 đến 1.000.000 đơn vị uống 3 lần một ngày.

Liều dùng Nystatin cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nấm miệng dùng đường uống:

Trẻ sơ sinh: dùng 100.000 đơn vị hỗn dịch uống 4 lần một ngày.

Từ 1 đến 12 tháng tuổi: dùng 200.000 đơn vị hỗn dịch uống 4 lần một ngày.

Từ 1 đến 18 tuổi: dùng 1-2 viên ngậm miệng trong miệng (200.000 đến 400.000 đơn vị) 4-5 lần
một ngày hoặc 500.000 đơn vị của hỗn dịch uống 4 lần một ngày.

Nystatin có những dạng và hàm lượng nào?

Nystatin có những dạng và hàm lượng sau:

 Hỗn dịch, uống: 100000 [USPU]/15 mL.


Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Nystatin?

Ngưng dùng nystatin và gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp một phản ứng dị ứng (khó thở, đóng cửa
của cổ họng, sưng môi, lưỡi, hoặc mặt, hoặc phát ban).

Các tác dụng phụ ít có khả năng xảy ra khi dùng nystatin. Tiếp tục dùng nystatin và nói chuyện
với bác sĩ của bạn nếu bạn trải qua

 Buồn nôn hoặc đau bụng;


 Nôn;
 Tiêu chảy.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không
được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ
hoặc dược sĩ.

Thâ ̣n trọng/ Cảnh báo


Trước khi dùng Nystatin bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng nystatin, bạn nên”

 Hãy cho bác sĩ và dược sĩ của bạn biết nếu bạn bị dị ứng với nystatin hoặc bất kỳ loại thuốc khác.
 Hãy cho bác sĩ và dược sĩ biết các loại thuốc có đơn và không kê đơn mà bạn đang dùng, bao
gồm vitamin
 Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu
bạn có thai trong khi sử dụng nystatin, gọi cho bác sĩ của bạn.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang
thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích
và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

 A= Không có nguy cơ;


 B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
 C = Có thể có nguy cơ;
 D = Có bằng chứng về nguy cơ;
 X = Chống chỉ định;
 N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Nystatin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của
các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết
một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồn thuốc được kê toa, không kê toa và thực
phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng
hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Nystatin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn
nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc
nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn,
rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Nystatin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết
nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Khẩn cấp/ Quá liều


Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y
tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế
tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp
đôi liều đã quy định.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y
khoa.
HUỐC RƠ MIỆNG NYST®
- Không tráng miệng sau khi bú, ăn bột, …

- Không đánh răng cẩn thận.

- Thường xuyên ăn bánh ngọt, kẹo về đêm….

Là các nguyên nhân dẫn đến tưa lưỡi, viêm miệng, lưỡi đẹn hay còn gọi là bệnh Candida miệng.

Nystatin là loại thuốc kháng nấm có tác dụng rất tốt, nhất là đối với nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Nystatin chỉ có
tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu nên không có độc và không ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Thuốc rơ miệng Nyst của OPC được bào chế dưới dạng thuốc cốm bộ t, đóng gói tiện sử dụng.

Công thức :

Nystatin 25000 IU

Tá dược    vừa đủ 1 gói

(Sorbitol, Vanilin)

Dược Lực Học :

Nystatin liên kết với sterol của màng tế bào các nấm nhạy cảm nên Nystatin làm thay đổi tính thấm của
màng nấm. Nystatin dung nạp tốt ngay cả khi điều trị lâu dài và không gây kháng thuốc.

Nystatin có tác dụng chống bội nhiễm Candida albicans đường tiêu hóa trong quá trình điều trị kháng
sinh.

Dược Động Học :

Nystatin được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, không được hấp thu qua da hay niêm mạc khi
dùng tại chỗ, thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng chưa chuyển hóa.

Chỉ định :

Bệnh Candida miệng (đẹn): tưa miệng, viêm miệng, lưỡi bị mất nhú, lưỡi đẹn, viêm họng do Candida
albicans.

Liều lượng & Cách dùng :

Trẻ sơ sinh:  mỗi lần dùng nửa gói, ngày 2 lần.


Trẻ em:  mỗi lần dùng 1 gói, ngày 2 lần.

Người lớn: mỗi lần dùng 2 gói, ngày 2 lần.

Pha thuốc với 1 muỗng cà phê nước đun sôi để nguội, dùng gạc tiệt trùng quấn vào ngón tay, thấm
thuốc rơ lưỡi, họng,…nơi có nấm mọc. Trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng không được ăn hoặc uống.
Chỉ pha thuốc đủ dùng cho 1 lần, nuốt thuốc không sao.

Chống chỉ định :

Tiền sử quá mẫn với Nystatin.

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng :

Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc ngay và có biện pháp xử lý thích hợp.

Tác dụng không mong muốn :

Nystatin hầu như không độc và không gây mẫn cảm và dung nạp tốt ở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ
suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài.

Ít gặp: Mày đay, ngoại ban.

Hiếm gặp: Gây kích ứng tại chỗ. Hội chứng Steven - Johnson.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sử dụng cho phụ nữ có thai :

Không có nguy cơ gì được thông báo.

Nystatin không bài tiết vào sữa mẹ.

Tương tác thuốc :

Thuốc bị mất tác dụng kháng Candida albicans nếu dùng đồng thời với Riboflavin phosphat.
Quá liều & xử trí :

Chưa có báo cáo.

Dạng thuốc & Trình bày :

Thuốc cốm bột.

Hộp 10 gói.

Hạn dùng :

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Điều kiện bảo quản :

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.

Tiêu chuẩn :

TCCS

You might also like