You are on page 1of 21

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Văn bản 1: Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười!

“Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày
đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế
giới số.

F. A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè,
thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.

Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người
khác. Biểu hiện của những người F. A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại
luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường "ảo" Internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường
hay lễ tết.

Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập
mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F. A.

Trung bình, hàng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ
phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính và
internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm.

Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào những
cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi "phát điên" khi không biết mọi việc đang diễn ra
xung quanh mình như thế nào, ai đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tôi có cảm giác mình
đang bị "lãng quên" khi tôi tách mình khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?

Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: "Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua smartphone,
từ văn phòng, xuống tàu điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà". Việc này có vẻ như không chỉ
xảy ra riêng tại Nhật Bản.

Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối,
mỗi người dán mắt vào một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái
smartphone.

Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó
người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả
năng giao tiếp thực tế.

Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất
khả năng giao tiếp của mình. Hàng ngày, thiên hạ kết bạn, tám chuyện với nhau qua các trang
mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt nhau.

Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau nữa, tất cả đã
có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp bạn!

Một chuyện thật tưởng như đùa, một anh chàng người Séc-bi tỏ tình với 5.000 người trên
Facebook và anh thất bại thảm hại, tất cả những người anh chàng nhắn tin tỏ tình đều từ chối
anh ta.
Khái niệm F. A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang những cả những người có đôi, có
cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của
mình, thì thực ra cũng chả khác gì F. A.

Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các
bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc
máy tính bảng, thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng.
Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: một thế hệ F. A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội
chứng F. A của cha mẹ chúng.

Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F. A của mình. Gập máy tính
lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn
sẽ hết F. A.”

(Theo ICTnews/ Techinasia)

1. Văn bản trên được viết theo cấu trúc nào? (0.5đ)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

2. Trong văn bản trên, F.A là khái niệm dùng để chỉ những người nào? (0.5đ)

3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của người viết “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy
giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F. A.” không? Vì
sao? (0.5đ) xem tiếp câu sau bên dưới Video Chữa chi tiết đê thi thử thpt quốc gia 2015

Cô Phạm Thu Phương ngoài biết đến giáo viên chuyên luyện thi trung tâm ĐH Sư Phạm
mà là khách mời rất nhiều kênh báo chí về tư vấn kỳ thi thpt quốc gia 2015

Văn bản 2

                 … “Những đêm trăng hiền từ

                            Biển như cô gái nhỏ

                            Thầm thì gửi tâm tư


                            Quanh mạn thuyền sóng vỗ

                            Cũng có khi vô cớ

                            Biển ào ạt xô thuyền

                            (Vì tình yêu muôn thuở

                            Có bao giờ đứng yên?)

                            Chỉ có thuyền mới hiểu

                            Biển mênh mông nhường nào


                            Chỉ có biển mới biết

                            Thuyền đi đâu, về đâu

                      Những ngày không gặp nhau

                            Biển bạc đầu thương nhớ

                            Những ngày không gặp nhau

                            Lòng thuyền đau - rạn vỡ”

                             ( Trích Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

1. Văn bản trên viết bằng thể thơ nào? (0.25)


2. Đọc đoạn thơ, anh/ chị  liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học? Hãy chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm đã học với đoạn thơ trên. (0.75đ)
3. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau. Nêu ngắn gọn hiệu
quả thẩm mĩ của biện pháp nghệ thuật ấy. (0.5đ)

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau- rạn vỡ

Phần II: Làm văn

Câu 1: Nghị luận xã hội (3 điểm)

Viết bài luận trình bày suy nghĩ về phát biểu sau của nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi,
người được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1964:

     “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà
còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”.

Câu 2: Nghị luận văn học (4 điểm)

“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh
con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng
nước mắt”

                                                                                    (Vợ nhặt -  Kim Lân)

  “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và
bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”

                                            (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên.

ĐỀ THI  THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN II


Môn: Ngữ văn

(Đề thi gồm có 01 trang)

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1:(3,0 điểm)

          Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                   “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ
anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng
khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng
mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh
mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó
hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng
nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến
một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ
cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ
dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km
về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”

                                                                                                              (Quà tặng cuộc sống)

          a. Nội dung câu chuyện trên là gì?(0,5 điểm)

          b.Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?.
(0,5 điểm)

          c. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?
(0,5 điểm)

          d. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? (0,5 điểm)

          e. Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu
tục ngữ hay ca dao đó. (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

  “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ
vang như nhau.”

Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?

Câu 3: (4,0 điểm)

          Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con
trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn - THPT Thuận


Thành 2 năm 2015
A. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của
thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt
trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với
chuần mực đạo đức và pháp luật.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,00 điểm)

B. Hướng dẫn chấm cụ thể

Câu 1 (3,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

- Diễn đạt rõ ràng,không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

a. Nội dung câu chuyện: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với
các đấng sinh thành trong cuộc sống.

Điểm 0,5: Trả lời đúng phương án trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần phương án trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

b. Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo. Vì cả
hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ. Tuy nhiên hành động
cảm ơn của hai người lại bộc lệ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay
đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên cũng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn
dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận
ra được ý nghĩa thực sự của món quà.

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

c. Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì
anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng
với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe,
an toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ.

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.


Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

d.Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh
thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và
tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được.

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

e. Thí sinh có thể dẫn ra một trong những câu ca dao, tục ngữ sau: (1,0 điểm)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.

Mẹ già đầu bạc như tơ

Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.

Câu 2: 3,0 điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

b. Yêu cầu về kiến thức

          Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm  nổi bật các ý sau đây:

* Giải thích ý kiến: (0,5 điêm)

- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người
trong xã hội.
- Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, cũng
cao quý. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức
mạnh cho sự phát triển của xã hội.

* Bình luận ý kiến: (2,0 điểm)

- Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng không thể thay thế
trong cuộc sống xã hội.

- Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thể là lao động cơ bắp,
cũng có thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân
chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh (dẫn chứng)

- Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động
chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân. (dẫn chứng)

* Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)

- không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ
đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang –hèn...). Nên chọn nghề
phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.

- Cần yêu nghề và tích cực trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội.

Cách cho điểm:

- Điểm 3 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn
đạt.

- Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

Câu 3: 4,0 điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

b. Yêu cầu về kiến thức

          Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm  nổi bật các ý sau đây:

* Giới thiệu chung về hai tác phẩm, nhân vật: (0,5 điểm)

- Rừng xà nu: Nguyễn Trung Thành viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của
văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa
nhiều nhưng đã hiện vẻ đẹp của một người con gái Tây Nguyên trong kháng chiến: tình yêu cách
mạng, tình yêu gia đình và một bản lĩnh kiên cường, bất khuất.

- Những đứa con trong gia đình: Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt
khi ông công tác với tư cách là một nhà văn – chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm
1966. Có thể nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng
người phụ nữ Nam Bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Trong chiến đấu  họ anh dũng, kiên
cường, trong gia đình họ đảm đang, nhân hậu. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong
chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em. Không những vậy, Chiến còn tham
gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

* Phân tích hai nhân vật: (3,0 điểm)

- Nhân vật Mai:

+ Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnu che giấu cán bộ, giúp đỡ
cán bộ...

+ Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnu học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến
sĩ cách mạng.

+ Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ.

+ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ
thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnu. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ
thù:bình tĩnh mà đầy sức mạnh...

- Nhân vật chị Chiến:

+ Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến
tranh. Do vậy dù đang còn ít tuổi nhưng chị Chiến vừa thay mẹ chăm sóc cho gia đình, vừa tham
gia cách mạng, mang quyết tâm trả nợ nước thù nhà.

+ Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vén lo toan cho gia đình.

+ Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợ nước, thù nhà.

+ Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù.

* Nhận xét, đánh giá về hai nhân vật: (0,5 điểm)

- Điểm giống nhau:

+ Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giác ngộ cách mạng, mang
một tình yêu lớn đối với cách mạng, có ý chí , quyết tâm mãnh liệt đấu tranh chống lại kẻ thù.

+ Họ không chỉ là những chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gái của gia đình: biết yêu
thương, vun vén.

+ Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái ViệtNamnói chung: giỏi việc nước, đảm việc
nhà.

- Điểm khác nhau:


+ Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận thức được chân lí
cách mạng mà sau này cụ Mết nói (Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo) nên bất lực
ôm đứa con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù.

+ Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn chiến tranh ác
liệt , nên nhận thức rõ mình cần phải làm gì để bảo vệ gia đình, dân tộc. Do vậy Chiến đã quyết
tâm đi bộ đội như một nhận thức tất yếu “nếu giặc còn thì tao mất”.

Cách cho điểm:

- Điểm 3 -4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn
đạt.

- Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LÀO CAI

Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)

            Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

            Đối với những người làm thuê số 1 Việt Nam, công việc cũng giống như một trò chơi. Hay
say mê trò chơi công việc cũng giống như cac game thủ đam mê với trò chơi Võ lâm truyền kỳ
hiện nay. Điểm khác biệt duy nhất giữa những người làm thuế số 1 với các gảm thủ chính là họ
biết làm chủ bản thân mình. Họ biết rằng mình đang làm gì, công việc của họ đang giúp gì cho
bản thân và xã hội. Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò giải trí không hơn
không kém, thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu tự chủ, thiếu khả năng làm
chủ bản thân. Hiểu một cách nào đó thì chúng ta đều là những người làm thuê cho nhau. Điều
quan trọng nhất là khả năng làm chủ bản thân.

                                                (Huỳnh Duy – Việt báo)

Câu 1. Thao tác lập luân chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm)

Câu 2. Nội dung khái quát của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Phần gạch chân trong câu sau là thành phần gì của câu? (0,25 điểm)

            Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò giải trí không hơn không kém,
thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu sự tự chủ, thiếu khả năng làm chủ bản
thân.
A.Vị ngữ

B.Trạng ngữ

C.Phụ chú

D.Chủ ngữ
Câu 4. Viết 4 đến 5 câu trình bày về khả năng làm chủ bản thân của mình (0,25 điểm)      

            Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Ngày xưa má mẹ cũng hồng

Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau

Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Để cho mái tóc trên đầu anh đen

Dẫu còn dốc nắng đường quen

Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần

……………………………….

Lời ru mẹ hát thủa nào

Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh

Nào là hoa bưởi hoa chanh

Nào câu quan họ mái đình cây đa

Xin đừng bắt chước câu ca

Đi về dối mẹ để mà yêu nhau.

  (Trích Mẹ của anh – Xuân Quỳnh)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:                

                  ...(1) văn bản ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con
người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất
nhiều trong các cuộc họp, cảm ơn sự có mặt của quý đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…
Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy
lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh.
Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào của trước, được chỉ
đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình,
người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là
đội ơn.
                 (2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém các xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở
những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ
chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả
khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay
chờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ,
người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy
mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây di kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là
một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể
xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn
nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.

                 …(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi
có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở
thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

    (Bài viết tham khảo)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự
đại, coi thường người khác”? (0,5 điểm)

Câu 4: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của
mình. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,25 điểm)         

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biến một bên và em một bên.

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc


Biển một bên và em một bên….

 1981.

(Trích Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)

Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu,
lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,5 điểm)

Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ. Trả lời trong khoảng 5 – 7
dòng (0,25 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

             “ Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng, đồng
thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không
còn phù hợp với xã hội văn minh”

             Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Câu 2 (4,0 điểm)

             Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp riêng của hai hình tượng nhân vật Tnú (Rừng xà nu-
Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình  - Nguyễn Thi).

Câu 1. (8,0 điểm)


Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế
ngự mình thì dễ vấp ngã.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả
của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã
học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
—————————- HẾT—————————
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị không giải thích gì thêm.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN
Ngày thi: 11/01/2011
(Gồm 03 trang)
Câu 1. (8,0 điểm)
Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác
nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản,
cần đạt được một số yêu cầu sau:
1. Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm)
– Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng
phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
– Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời
sống và những trải nghiệm của riêng mình…Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn
đề
thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.
– Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói
về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của
mình,
phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá
trình
tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình.
2. Về nội dung (6,0 điểm)
2. a) Làm rõ nội dung ý kiến (2,0 điểm):
– Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một
vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí.
– Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để
tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn
thiện nhân cách.
– Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn
mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.
1. b) Bàn luận, mở rộng vấn đề (3,0 điểm):
– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật
trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí
mạnh
mẽ cùng một lý trí tỉnh táo.
– Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của
con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.
1. c) Liên hệ bản thân (1,0 điểm):
– Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý
chí và sự tỉnh táo của lý trí.
– Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi
ngồi trên ghế nhà trường.
Câu 2. (12,0 điểm)
Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo các cách thức khác nhau và
lựa chọn những dẫn liệu khác nhau, có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan
điểm
riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
Về
cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:
1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm)
Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu
văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề

luận văn học, cụ thể là lí luận về hình tượng và lao động nghệ thuật của nhà văn;
cảm
nhận và phân tích được những biểu hiện của nữ tính trong hình tượng nhân vật phụ
nữ của tác phẩm văn học.
2. Về nội dung (9,0 điểm)
2. a) Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận định (3,0 điểm):
– Từ một số tác phẩm văn học đã được học có hình tượng nhân vật phụ nữ, thí
sinh cần trình bày cách hiểu của mình về khái niệm “nữ tính” và những biểu hiện
sinh
động của nó trong đời sống và trong văn học. Lưu ý: đề thi không yêu cầu thí sinh
phải lý luận đầy đủ về “nữ tính” mà chỉ cần nêu được những nét đặc trưng của nữ
tính
trên một số phương diện chính như ngoại hình, thể chất, đạo đức, tâm lý, xã
hội…Điều quan trọng là thí sinh thấy được rằng hình tượng nhân vật phụ nữ trong
văn học đã trải qua quá trình vận động, biến đổi phản ánh được sự vận động, biến
đổi
về địa vị xã hội của người phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử.
– Thí sinh cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện
phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý
nghĩa
quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng
thời
thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối
với
người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về
con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới.
– Điểm nhìn của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ cũng cần
được lưu ý. Việc tác giả nhìn nhân vật nữ từ quan điểm của người khác giới hay từ
chính quan điểm của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ thành
công
của hình tượng nhân vật phụ nữ.
– Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong
những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật và càng có ý nghĩa
đối
với những nền văn học còn chưa có nhiều truyền thống về nữ quyền.
1. b) Phân tích một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu (6,0 điểm):
– Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác
phẩm từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể
loại, về tác phẩm trong nước hay nước ngoài.
– Cần làm nổi bật được những biểu hiện phong phú và tinh tế của nữ tính trong
khi phân tích vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật phụ nữ đó.
– Cần nêu bật những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nữ tính ở mỗi hình
tượng nhân vật mà mình lựa chọn phân tích./.

HẦN I: ĐỌC-HIỂU ( 3điểm)


  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan
trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm
chúng ta xa cách nhau hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp
khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa
tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú
dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua
cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận,
nói cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay
trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay
tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ”…
                              ( Gần mặt…cách lòng- Lê Thị Ngọc Vi- Tuổi trẻ Online
04/05/2014)
a/ Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ?
b/ Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì ? Điều đó trái
với sự tiếp đón của gia chủ ra sao ?
b/ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo ? Em
hiểu nhan đề đó như thế nào ?
PHẦN II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1:
“Tại sao xếp hàng là hành vi rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được và ai cũng
muốn, nhưng rốt cuộc không ai chịu làm? Có phải vì người Việt chúng ta hay có
thói quen nhìn nhau và làm theo nhau. Người đến sau thấy người đến trước nhờ
chen lấn mà được việc, nên cũng bắt chước làm theo và sợ rằng nếu xếp hàng
mình sẽ bị thua thiệt. Người có ý thức xếp hàng bị coi thường, hoặc bị cho là
muốn chơi trội, muốn thể hiện…. Bởi chẳng ai muốn mình trở nên “khó coi”trong
mắt mọi người, cho nên người nghiêm túc xếp hàng ngày càng trở nên hiếm hoi,
những kẻ chen ngang thì coi hành vi của mình là chuyện bình thường. Và họ đã vô
tình tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, tạo môi trường cho thói ích kỷ, mưu
mẹo…”
             Đọc mẩu tin trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết của “văn hóa xếp
hàng” ? Hãy bàn luận trong một bài văn ngắn.
Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong
đoạn văn sau:
     “ …Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm
rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon
lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn
chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm
cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà
cho mà xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ
con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng
ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết
nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
– Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà
lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
-Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm
nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi
cười, đon đả:
-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có
cám mà ăn đấy.

GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU
a/Đoạn văn nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào thế giới
ảo của “mạng xã hội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò chuyện với
những người xung quanh hơn là cập nhật thông tin cá nhân và trao đổi bằng những
tin nhắn, bình luận…trên Facebook.
b/ Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ bình luận
về những gì diễn ra trên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook… Trái với sự
tiếp đón chu đáo của gia chủ: từ khâu tiếp khách, lễ nghi, chọn thực đơn, loại nhạc
biểu diễn …
c/ Cách đặt nhan đề: sử dụng cách nói từ câu thành ngữ “xa mặt cách lòng” ; sáng
tạo trong cách nói đối lập để tạo mâu thuẫn, nghịch lí: “Gần mặt- cách lòng” để
chuyển tải thông tin chính: mọi người (nhất là giới trẻ) hiện tại ít quan tâm nhau
hơn dù đang sống cạnh nhau. Đây là một nhan đề ấn tượng.
PHẦN II: VIẾT
Câu 1: – Mẩu tin bàn về thực trạng đang phổ biến ở nước ta hiện nay: mọi người
chưa có thói quen xếp hàng nơi công cộng. Có thể kể thêm một số ví dụ cụ thể : ở
bến xe, điểm rút tiền (nơi đặt máy ATM..), cửa hàng, bệnh viện, ở lễ hội, khi được
nhận đồ miễn phí…mọi người còn chen lấn, xô đẩy để giành đi trước…
–  Mẩu tin cũng đã đưa ra một số nguyên nhân để lí giải cho điều đó: như thói
quen chung của cộng đồng; thói quen làm theo nhau; sợ bị thua thiệt…nhìn chung
là chưa có “văn hóa xếp hàng”.
–  Vai trò của việc xếp hàng:
+ Tạo ra sự văn minh trong giao tiếp, trong lối sống.
+ Tạo ra sự công bằng.
+ Tránh va chạm, xô xát, tăng hiệu quả công việc vì tiết kiệm thời gian (chen lấn
gây cản trở công việc và mất thời gian)…
– Giải pháp: tuyên truyền, có hình thức chỉ dẫn, quy định ở những nơi cần xếp
hàng…Lên án, thậm chí phạt những trường hợp vi phạm…
Câu 2:
Mở bài: Vài nét về tác giả- tác phẩm- đoạn văn
Thân bài:
- Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần cuối của truyện
ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )
- Ý nghĩa:
+ Chi tiết trên thể hiện tình trạng cùng cực của người dân lao động trong nạn đói
1945
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy
nhất của bữa ăn đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi
mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn
không thể không có.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
. Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (bà đã dậy sớm chuẩn bị
bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có
được bữa ăn giản dị cho con trai của mình; để các con đỡ tủi hờn, bà gọi chệch
“cháo cám” là “chè khoán” và tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn) .
. Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay
lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy
Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ
mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức
khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình.
. Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của
vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn
điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ
Tràng là người tế nhị, thị đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng
ngày khó khăn sắp tới.
+ Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
+ Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong
truyện ngắn.
Kết bài: Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám và ba nhân
vật.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại,
miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa com từ đấy không ai nói câu gì,
họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm
trí mọi người…”
( Vợ nhặt- Kim Lân)
Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn THPT – Đề số 2
Tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, sự kiện chìm phà Sewol (Hàn Quốc) và cảm
nhận đoạn thơ trong Thuyền và Biển của Xuân Quỳnh là nội dung của đề thi này.
Có lời giải tham khảo.
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu”
(Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)
a/ Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì ?
b/ Cặp hình ảnh “thuyền- biển” trong đoạn thơ được hiểu thông qua biện pháp tu
từ nào ? Tác dụng của phép tu từ đó ?
c/ Trong chương trình Ngữ văn 12 có học một bài thơ cùng viết về đề tài này của
Xuân Quỳnh. Hãy cho biết tên bài thơ đó.
PHẦN II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trong giây phút kinh hoàng khi tai nạn ập đến, một học sinh nam trên chuyến phà
Sewol (Hàn Quốc) đã gửi tới mẹ mình tin nhắn: “Mẹ, con sợ rằng sẽ không kịp
nói với mẹ nên gửi tin nhắn. Con yêu mẹ”.
Đọc mẩu tin đó, Tuấn Jeon, biên tập viên chương trình tiếng Việt của Đài KBS,
gợi mở trên Facebook của mình: “Thông qua sự việc này, một lần nữa chúng ta
cảm nhận được nhiều điều. Nhất là có thể cảm nhận được gia đình quý giá đến
dường nào. Nếu như ngày mai là ngày cuối cùng trong cuộc đời mình, bạn sẽ
muốn nói những gì, với ai? Bạn nghĩ bạn muốn làm những gì?”
Qua mẩu tin trên cùng với phần gợi mở của Tuấn Jeon, Anh/chị hãy trả lời câu hỏi
đó qua một bài văn ngắn.
Câu 2: (4 điểm) Có người cho rằng: nổi bật nhất ở nhân vật người đàn bà hàng
chài (trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu)
là tình yêu thương con tha thiết. Anh/chị hãy lí giải vì sao lại có ý kiến như vậy.
Gợi ý đáp án:
ĐỀ 1:
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
a/ Thể thơ ngũ ngôn (5 chữ)
b/ Xác định biện pháp tu từ: Ẩn dụ
- Phân tích tác dụng: Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai, biển là hình ảnh
ẩn dụ chỉ người con gái. Mượn hình ảnh thuyền và biển, Xuân Quỳnh muốn nói
đến sự gắn bó, khăng khít của đôi lứa yêu nhau. Biện pháp ẩn dụ ở đây khiến cho
sự diễn đạt của nhà thơ trở nên tế nhị, duyên dáng hơn, nhằm tăng sức gợi hình,
gợi cảm.
c/Bài thơ Sóng.
PHẦN II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Một số gợi ý:
-          Cảm xúc khi đọc mẩu tin về dòng tin nhắn cuối cùng của cậu bé đến mẹ:
-          Bàn về vai trò quan trọng của gia đình: là tổ ấm, là chiếc nôi nâng đỡ con
người, là chỗ dựa…
-          Học sinh có quyền bày tỏ suy nghĩ của bản thân về: câu nói cuối cùng,
người cuối cùng muốn gặp (người thân, bạn bè…), điều muốn nói (cảm ơn, xin
lỗi, nguyện vọng…), điều muốn làm ( làm việc tốt, làm điều vui cho người thân,
bạn bè, đi đến một nơi nào đó, làm công việc mình say mê…)miễn là phù hợp giá
trị nhân văn.
Câu 2:
– Người đàn bà hàng chài là một người có số phân bất hạnh (…), có nhiều phẩm
chất tốt đẹp như: cam chịu, nhẫn nhục; bao dung vị tha; sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời…
song nổi bật nhất là tình yêu thương con tha thiết. Ý kiến hoàn toàn đúng.
-Lí giải: Chị là người yêu thương con, hi sinh vì con:
+ Chấp nhận cuộc sống bị chồng hành hạ, đánh đập… vì để con có một gia đình,
vì để có người cùng nuôi con khôn lớn.
+  Là một người phụ nữ rất yêu thương con vì thế chị xin chồng đưa mình lên bờ
để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con
+ Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn
hết chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm
trái với luân thường đạo lí.
+ Niềm vui của chị là niềm vui khi nhìn thấy các con được ăn no, gia đình hòa
thuận…
->Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.

You might also like