You are on page 1of 3

SIGN IN

0:00 / 6:47

6,430,172
Views Add Recommend Like Share
Dan Gilbert · TED2014
The psychology of your future self
Up Next Details Transcript Comments (262)

Tiếng Việt
Translated by Nam Nguyen Cong
Reviewed by Nhu PHAM
00 09
Ở mỗi giai đoạn cuộc đời chúng ta ra những quyết định có ảnh hưởng sâu sắc đến con
người mình trong tương lai, và khi trở thành con người ấy, không phải lúc nào ta cũng hài
lòng với quyết định đó. Thanh niên trả nhiều tiền để xóa hình xăm hồi thiếu niên họ đã trả
nhiều tiền để xăm cho được. Người trung niên quyết ly dị người bạn đời mà hồi thanh niên
họ đòi cưới cho được. Tuổi già tiêu pha hết những gì nhọc công kiếm được buổi trung
niên. Vân vân và vân vân. Câu hỏi khiến tôi, một nhà tâm lý học, thích thú là tại sao ta lại ra
những quyết định khiến bản thân thường xuyên hối tiếc trong tương lai? 
00 47
Tôi cho rằng một trong những lý do là chúng ta có một quan niệm sai lầm căn bản về sức
mạnh của thời gian. Mỗi chúng ta biết rằng càng già,  tốc độ thay đổi càng chậm lại, rằng
con cái quý vị thay đổi gần như từng phút nhưng cha mẹ quý vị dường như thay đổi theo
năm. Tên gọi của cái điểm thần kỳ trong đời này là gì nơi mà sự thay đổi bất chợt chuyển
từ nước đại thành sên bò? Tuổi thiếu niên chăng? Tuổi trung niên chăng? Tuổi già chăng?
Câu trả lời, cho hầu hết mọi người, hóa ra là Lúc này, nó xảy ra bất cứ nơi nào được gọi là
Bây giờ. Hôm nay, tôi muốn thuyết phục quý vị rằng tất cả chúng ta đang sống với một ảo
tưởng, ảo tưởng đó là lịch sử, lịch sử cá nhân của ta, đã đến hồi kết thúc, rằng chúng ta đã
trở thành con người mình luôn muốn trở thành và cứ thế mãi cho đến hết đời. 

01 41
Dữ liệu cho luận điểm này. Đây là một nghiên cứu về sự thay đổi trong giá trị con người qua
thời gian. Đây là ba giá trị. Mỗi người ở đây có cả ba, quý vị có lẽ biết rằng khi lớn lên, sự cân
bằng giữa các giá trị sẽ chuyển đổi. Tại sao lại thế? Chúng tôi đã hỏi hàng nghìn người, yêu
cầu một nửa trong số họ đoán xem giá trị của mình sẽ thay đổi ra sao trong 10 năm tới, và
yêu cầu nửa còn lại cho biết giá trị của họ trong 10 năm qua thay đổi thế nào. Điều này giúp
thực hiện một phép phân tích thú vị, cho phép so sánh những phỏng đoán của, thí dụ,
những người 18 tuổi, với ý kiến của người 28, và làm phân tích này xuyên suốt đời người. 

02 22
Đ ây là cái chúng tôi tìm được. Trước hết, đúng là sự thay đổi chậm lại theo tuổi tác nhưng
thứ hai, quý vị đang sai, nó không chậm lại nhiều như ta nghĩ. Theo dữ liệu của chúng tôi, ở
mỗi tuổi từ 18 đến 68, người ta đánh giá hết sức thấp độ thay đổi mà mình sẽ trải nghiệm
trong vòng 10 năm tới. Chúng tôi gọi đây là ảo tưởng "lịch sử chấm dứt". Để dễ hình dung về
mức độ của hiệu ứng này, nối hai đường kẻ này, và cái quý vị thấy là những người tuổi
18 ước tính một độ thay đổi ngang với những người tuổi 50. 

02 58
Không chỉ là giá trị. Còn nhiều thứ khác nữa. Thí dụ, tính cách. Nhiều nhà tâm lý học khẳng
định nhân cách có năm phương diện: sự loạn thần kinh, sự cởi mở với trải nghiệm, tính dễ
ưng thuận, sự hướng ngoại và sự tận tâm. Chúng tôi lại hỏi xem họ cho là mình sẽ thay đổi
bao nhiêu trong 10 năm tới, và thay đổi bao nhiêu trong 10 năm qua, cái chúng tôi tìm
được, quý vị sẽ làm quen với biểu đồ này, vì, một lần nữa, độ thay đổi  có chậm lại theo tuổi
tác, nhưng ở mỗi tuổi, người ta đánh giá quá thấp độ thay đổi của nhân cách trong thập
niên sắp tới. 
03 38
Và đây không phải là thứ chóng vánh như giá trị và nhân cách. Quý vị có thể hỏi người khác
về sở thích, sở ghét, sở thích cơ bản của họ. Thí dụ, hãy nêu tên người bạn thân nhất, kiểu
đi nghỉ quý vị thích nhất, sở thích, loại nhạc ưa thích. Họ có thể kể tên chúng. Chúng tôi yêu
cầu một nửa trả lời câu "Bạn có nghĩ điều này sẽ thay đổi trong 10 năm tới?" và nửa còn lại
trả lời câu "Điều này có thay đổi gì trong vòng 10 năm qua ?" Cái chúng tôi tìm ra, là cái quý
vị đã thấy hai lần và nó đây : người ta đoán rằng người bạn mà mình có hôm nay sẽ vẫn là
người bạn trong 10 năm tới, kỳ nghỉ người ta ham thích nhất bây giờ sẽ vẫn là cái họ thích
trong 10 năm tới, tuy nhiên, những người già hơn 10 tuổi nói "Ôi, anh ạ, cái ấy đã thực sự
thay đổi rồi." 

04 23
Có đáng lưu tâm không? Có phải là một phán đoán sai vô hại ? Không, nó rất quan trọng, tôi
sẽ cho ví dụ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ra quyết định của ta. Hãy nghĩ
đến thần tượng âm nhạc của mình ngày hôm nay hoặc thần tượng của 10 năm trước. Tôi
cũng để tên thần tượng của tôi lên đây. Giờ ta hỏi mọi người hãy dự đoán, họ sẽ trả bao
nhiêu tiền ngay bây giờ để đi xem ngôi sao ca nhạc của họ hiện nay biểu diễn vào 10 năm
tới, tính trung bình, mọi người nói họ sẽ trả 129 đô để mua vé đó. Thế nhưng, khi chúng tôi
hỏi họ sẽ trả bao nhiêu để đi xem ngôi sao ca nhạc mười năm trước biểu diễn ngày hôm
nay, họ trả lời chỉ 80 đô thôi. Theo tư duy duy lý, hai con số hẳn phải bằng nhau, chúng ta
chi mạnh tay cho những dịp chiều theo sở thích hiện tại của mình vì đánh giá quá cao sự ổn
định của nó. 

05 20
Tại sao như vậy? Cũng không rõ, nhưng chắc có liên quan đến việc nhớ thì dễ hình dung thì
khó. Hầu hết ta đều nhớ mình là ai 10 năm trước, nhưng lại khó hình dung sẽ thế nào trong
10 năm tới và lầm tưởng rằng vì khó hình dung, nên chưa chắc nó sẽ xảy ra. Thật tiếc, khi
người ta nói "Tôi không thể hình dung," họ đang nói về óc tưởng tượng nghèo nàn của
mình, chứ không phải về khả năng ít xảy ra của điều họ đang nói đến. 

05 50
Gốc rễ của vấn đề: thời gian là một mãnh lực cải biến sở thích, biến đổi giá trị, thay đổi nhân
cách. Dường như, ta đánh giá đúng điều này, nhưng chỉ là khi nhìn lại. Chỉ khi quay đầu nhìn
lại ta mới nhận ra mười năm bao nước đã qua cầu. Dường như, với hầu hết chúng ta, hiện tại
là thời gian mầu nhiệm. Đó là chỗ dòng thời gian chảy xiết. Vào khoảng khắc đó, ta bỗng trở
thành chính mình. Con người là công việc còn dang dở lại lầm tưởng rằng mình đã xong
xuôi. Con người ta trong lúc này là nhất thời, thoáng qua, tạm bợ như con người mà ta đã
sống. Cái bất biến trong đời ta là thay đổi. 

You might also like