You are on page 1of 13

Y HỌC QUÂN SỰ

Câu 1. Nếu khái niệm và lịch sử của y học quân sự

1. Khái niệm
- Là ngành khoa học nghiên cứu về các mặt bảo đảm quân y cho lực lượng vũ trang
- Là ngành khoa học đứng giữa y học và khoa học quân sự, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của y
học và khoa học quân sự
2. Lịch sử
2.1. Y học quân sự 1 số nước phương Tây
- Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: trên các tượng đài Ai Cập người ta đã thấy các nhân viên y tế bang đầu cho thương
binh
- Thời kỳ tiền phong kiến: cấp cứu thương binh khi trận đánh kết thúc bằng cách mang vác, ngựa thồ  điều
trị ở tu viện
- Thời kỳ Phục Hưng: xuất hiện vũ khí nổ  học thuyết vết thương chiến tranh và sự cắt cụt chi thể
 Hệ thống tổ chức y học quân sự xuất hiện
 Sa hoàng Pi-e đệ nhất (1672-1725) thành lập quân đội Nga kiểu mới  hoàn thiện tổ chức y học
quân sự trong quân đội Nga  thành lập hội đồng y tế, hệ thống BV quân y tĩnh tại và lưu động,
có biên chế nhân viên quân y ở đơn vị, có bộ phận và xe chuyển thương, quy định về cứu chữa
vận chuyển
 Pi-rô-gốp (1810-1881) đặt nền móng cho ngoại khoa dã chiến và tổ chức chiến thuật quân y 
xây dựng học thuyết Tổ chức quân y
 Hệ thống tổ chức cứu chữa có nhiều thay đổi
 Có 2 khuynh hướng: điều trị tại chỗ và chuyển thẳng về sau bộc lộ những nhược điểm không
thể khắc phục
 1916, nhà phẫu thuật Nga V.A. Ô-pen đề xuất hình thức tổ chức cứu chữa với tên gọi “cứu chữa
theo tuyến”: triển khai nhiều tuyến cứu chữa từ mặt trận về tới BV, mỗi tuyến được giao những
nhiệm vụ cứu chữa nhất định
 Sau CMT10 Nga (1917), học viện quân y được xây dựng, hình thành trung tâm đào tạo và nghiên
cứu khoa học y học quân sự  hình thành và hoàn thiện cơ sở lý luận y học quân sự thống nhất
 Lịch sử y học quân sự Hoa Kỳ bắt đầu cùng với lịch sử Hoa Kỳ đánh dấu bằng việc thành lập
phòng nghiên cứu các bệnh nhiệt đới ở Ma-ni-la phục vụ chiến tranh dạt nhiều thành tựu xuất
sắc trong việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm
 Trong thế chiến thứ I: Y học quân sự Hoa Kỳ thành lập labo chuyên nghiên cứu về Y học hàng
không phục vụ chiến tranh
 Y học quân sự xâ ydựng nên học thuyết tiếp tế quân y: mỗi binh sĩ xung trận được trang bị 1 túi
sơ cứu có 2 cuộn băng có gạc, 2 băng giải, 2 kim gài, 1 viên lọc nước
 Trong thế chiến thứ II, HK thành lập 4 trung tâm huấn luyện y học quân sự, hoàn thiện rõ nét
thành tựu khoa học y học quân sự  đạt thành tựu nghiên cứu đáng nể trong lĩnh vực tổn thương
phóng xạ, nhiệt, ion hóa, sốc chấn thương, kháng sinh mới…
 Y học quân sự HK cũng thay đổi về phương thức vận chuỷen thương binh, áp dụng trực thăng
vận chuyển thương binh trong cuộc chiến tranh với Triều tiên (1950-1952)
2.2. Y học quân sự Việt Nam
- Thời kỳ phong kiến: rất đơn giản, sử dụng hệ thống y học cổ truyền theo kinh nghiệm
- Thời kỳ hiện đại: hình thành và phát triển sau CMT8/1945 cùng với sự ra đời của Quân đội nhân dân VN (Vệ
quốc đoàn)
 Ngành quân y ra đời
 Thực dân Pháp xâm lược trở lại sau CMT8 tổ chức nhiều tuyến cứu chữa thương bệnh binh
Những lý luận ra đời như: Điều lệ công tác của Phòng quân y đại đoàn, điều lệ vết thương chiến
tranh, tổ chức ngoại khoa chiến thương, chỉ thị về vận chuyển và tổ chức trạm chuyển thương, đề
án phòng bệnh… là nền tảng của Y học quân sự VN

1
 Ra đời tổ chức đào tạo các cán bộ chuyên dụng cho ngành y học quân sự nước nhà trường
quân y sĩ được hình thành trường sĩ quan quân y-> học viện quân y
 Trong kháng chiến chống Mỹ: y học quân sự VN phát triển ra đời hệ thống lý luận khá hoàn
chỉnh về y học quân sự, biên chế lực lượng, phân cấp làm việc và lãnh đạo
 Những tài liệu cơ bản được biên soạn đánh dấu bước phát triển mới của lý luận y học quân sự:
Điều lệ xử trí vết thương chiến tranh (1968), Tổ chức và chiến thuật quân y (1989),…
 Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều BV quân sự chuyên khoa được thành lập chứng tỏ năng
lực làm việc vượt bậc của nền y học nước nhà: BV 108, BV 103, BV 175, Viện vệ sinh phòng
dịch quân đội, Viện y học hải quân…
 Sự chuyển biến của khoa học y học quân sự VN theo hướng chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng
những yêu cầu của quân đội trong những ĐK tác chiến hiện đại

Câu 2. Trình bày hiểu biết về các môn học liên quan tới y học quân sự

Các chuyên ngành chủ yếu của y học quân sự VN là:

1. Tổ chức và chỉ huy quân y 8. Y học không quân


2. Ngoại khoa dã chiến 9. Y học hải quân
3. Nội khoa dã chiến 10. Dược học quân sự
4. Vệ sinh quân sự 11. Tiếp tế quân y
5. Sinh lý lao động quân sự 12. Lịch sử quân y
6. Dịch tễ quân sự 13. Địa lý quân y
7. Độc học và phóng xạ quân sự 14. Thống kê quân y

Câu 3. Nêu khái niệm, nội dung của tổ chức chỉ huy quân y

1. Khái niệm
- Là ngành khoa học về tổ chức và điều hành các lực lượng và phương tiện quân y
2. Nội dung
2.1. Tổ chức và chỉ huy quân y thời chiến
- Quản lý, điều hành các lực lượng và phương tiện quân y trong chiến đấu
- Nghiên cứu các vấn đề về tổ chức bảo đảm quân y cho các lực lượng vũ trang trong chiến đấu như: tổ chức
bảo đảm quân y cấp chiến thuật, tổ chức bảo đảm quân y cấp chiến dịch, tổ chức bảo đảm quân y cấp chiến
lược, tổ chức bảo đảm quân y cho các binh quân chủng trong chiến đấu
2.2. Tổ chức và chỉ huy quân y thời bình
- Tổ chức và điều hành các lực lượng và phương tiện quân y trong thời bình
- Có nhiệm vụ: tổ chức và nhiệm vụ quân y các cấp, chức trách cán bộ nhân viên quân y, công tác quản lý sức
khỏe bộ đội, công tác quân y trong tuyển quân, công tác kết hợp quân dân,…
2.3. Một số công tác chung
- Thống kê quân y
- Hành chính quân y
- Báo cáo quân y

Câu 4. Nêu đặc điểm công tác tổ chức bảo đảm quân y
1. Công tác quân y phải bảo đảm cho cuộc chiến tranh tiến hành cả 2 phương thức, với 3 thứ quân, diễn biến khẩn
trương và ác liệt ngay từ đầu
- Xây dựng tiềm lực về mọi mặt, tư tưởng, tổ chức, chiến thuật, trang thiết bị
- Củng cố và hoàn thiện các khu vực bảo đảm
- Xây dựng các cơ sở quân y, quân dân y kết hợp ở các khu vực trọng điểm kinh tế- quốc phòng- an ninh, ở
biên giới, hải đảo
- Sẵn sàng hình thành các lực lượng cơ động phục vụ cho những yêu cầu đột xuất

2
2. Công tác bảo đảm quân y phải tổ chức cứu chữa thương binh, bệnh binh với số lượng lớn, chất lượng cao, liên
tục và hàng loạt cả ở tiền tuyến và hậu phương, cơ cấu vết thương phức tạp ngay từ những ngày đầu của chiến
tranh
- Số lượng thương binh lớn, rất lớn, liên tục và hàng loạt ngay từ giai đoạn đầu của chiến tranh,
- Tính chất vết thương phức tạp  công tác tổ chức cứu chữa, vận chuyển khó khan
 Ngành quân y phải đảm bảo khả năng cứu chữa đảm bảo chất lượng cao tại các tuyến. Tính toán và đảm
bảo công tác vận chuyển thương binh
3. Công tác bảo đảm quân y phải thực hiện đồng thời nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, giữ vững sức khỏe bộ đội
- Sức khỏe bộ đội là yếu tố rất quan trọng cấu thành sức mạnh chiến đấu
- Bệnh truyền nhiễm, chiến đấu căng thẳng, thiếu thốn ĐK, bệnh về tiêu hóa, dinh dưỡng, ngoài da là bệnh
thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội và nhân dân
 Kết hợp đồng thời việc cứu chữa thương binh với tổ chức điều trị cho bệnh binh, phòng chống dịch bệnh
giữ sức khỏe cho bộ đội
4. Công tác quân y thực hiện trong ĐK nhu cầu vật tư lớn mà khả năng đảm bảo còn khó khăn
- Số lượng thương, bệnh binh lớn nhu cầu khối lượng vật tư quân y đòi hỏi rất lớn tuy nhiên khả năng bảo
đảm của nền kinh tế và y tế nước nhà còn nhiều khó khan, hạn chế
 Tận dụng thành tựu của CN hóa, hiện đại hóa đất nước dựa vào sức mạnh kết hợp giữa y tế và quân đội
để đảm bảo cho chiến tranh. Phải ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý vật tư quân y, phương tiện, máy móc.
Sử dụng dược liệu có sẵn trong nước để sản xuất thuốc.
Câu 5. Trình bày nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức bảo đảm quân y

1. Nguyên tắc tổ chức bảo đảm quân y


1.1. Nguyên tắc 1: Bảo đảm quân y theo tuyến
- Triển khai lực lượng và phương tiện quân y của các cấp thành hệ thống liên hoàn. Mỗi tuyến là 1 mắc xích
quan trọng trong công tác cứu chữa vận chuyển thương binh
- Xuất phát từ LLVT có 3 thứ quân
- Do nghệ thuật quân sự quyết định với hình thức chiến thuật phong phú, các loại hình chiến dịch đa dạng
- Mỗi tuyến cần hoàn thành nhiệm vụ của mình để tạo ĐK làm việc cho tuyến sau cùng hoàn thành nhiệm vụ
1.2. Nguyên tắc 2: Bảo đảm quân y theo khu vực
- Đảm bảo các mặt y tế theo khu vực được phân công, đảm bảo mọi công tác y tế cho từng vùng địa phương
đóng quân
- Chuẩn bị chu đáo lực lượng và phương tiện quân y cho vùng đóng quân. Tổ chức, huy động các nguồn lực về
y tế quân dân y trong khu vực địa phương
- Lý do của việc đảm bảo theo khu vực là vì địa hình đất nước trong cuộc chiến tranh đễ bị chia cắt, đường lối
chiến tranh là tiến hành chiến tranh toàn diện từng khu vực có tính độc lập tương đối và đặc trưng riêng
dưới sự chỉ huy, hiệp đồng thống nhất trong cả nước
- Chủ trương của Đảng là xây dựng đất nước thành những cụm khu vực phòng thủ  cần đảm bảo quân y theo
khu vực
- Khu vực quân y có thể hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh tùy điều kiện và nhiệm vụ
1.3. Nguyên tắc 3: Kết hợp quân dân y
- Sử dụng sức mạnh tổng hợp của y tế địa phương và quân đội  tăng cường tiềm lực cho quân y hoàn thành
nhiệm vụ
- Sử dụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng và phương tiện y tế bảo đảm sức khỏe cho nhân dân
và quân đội, cứu chữa người bị thương, bị bệnh
- Được biểu hiện dưới nhiều hình thức
 Hình thành nên cơ sở để xây dựng thế trận quân y nói riêng, y tế nói chung đảm bảo sẵn sàng cho mọi
tình huống
2. Yêu cầu của tổ chức bảo đảm quân y
- Cần xây dựng tiềm lực quân y, chuẩn bị tích cực, chu đáo mọi mặt ngay từ trong thời bình để sẵn sàng phục
vụ thời chiến
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân mà nòng cốt là sức mạnh của ngành y tế nhân dân
3
- Thừa kế, phát huy những kinh nghiệm về đảm bảo quân y trong các cuộc chiến tranh trước đây, áp dụng
những thành tựu mới của KHCN, của y học hiện đại và y học cổ truyền vào các mặt công tác quân y
- Nêu cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường, thực hành tiết kiệm, khắc phục khó khan
trong mọi mặt công tác quân y để hoàn thành nhiệm vụ

Câu 6. Trình bày nguyên tắc tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh

1. Nguyên tắc 1: Tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh theo tuyến
- Triển khai các trạm quân y, các cơ sở điều trị trên đường vận chuyển từ tuyến trước về tuyến sau để vừa cứu
chữa vừa vận chuyển về sau theo nhiệm vụ cứu chữa đã được quy định cho mỗi tuyến từ thấp đến cao và
chuyên khoa sâu ở phía sau

- Ý nghĩa:
 Đảm bảo sức cơ động cho bộ đội và các phân đội quân y
 Đảm bảo an toàn cho thương bệnh binh và các cơ sở điều trị
 Thu dung được số lượng lớn thương bệnh binh
 Có ĐK triển khai phương tiện, trang bị chẩn đoán và điều trị ở những nơi cần thiết phục vụ cho yâu
cầu cứu chữa
- Mỗi tuyến chỉ thực hiện 1 công đoạn cứu chữa rồi chuyển về tuyến sau  giải quyết lượng lớn thương bệnh
binh  đảm bảo cứu chữa kịp thời, liên tục, kế tiếp và thống nhất
2. Nguyên tắc 2: Tổ chức cứu chữa vận chuyển thương binh, bệnh binh trên từng hướng hoặc từng khu vực
- Bố trí các tuyến quân y một cách hợp lý hoàn chỉnh, có tính tương đối độc lập để tạo ra một hệ thống cứu
chữa thương bệnh binh liên hòa cho từng hướng
- Bố trí các tuyến quân y của các lực lượng tham gia tác chiến trong khu vực phòng thủ để đảm bảo cho cả
LLVTND và cho cả binh đoàn chủ lực cơ động từ xa đến
3. Nguyên tắc 3: Tổ chức cứu chữa và vận chuyển thương binh, bệnh binh phải thực hiện kết hợp việc cứu chữa và
vận chuyển, cứu chữa theo tuyến và điều trị tại chỗ ở từng khu vực
- Kết hợp vừa cứu chữa vừa vận chuyển hết sức hợp lý và linh động
- Cứu chữa tại chỗ từ lúc bị thương cho đến khi khỏi, cứu chữa theo tuyến phân cấp điều trị, cứu chữa trên
đường vận chuyển
- Sự kết hợp cứu chữa theo tuyến và điều trị tại chỗ từng khu vực cũng cần được kết hợp với nhau hài hòa
 Để đảm bảo sự kết hợp hợp lý, đảm bảo tính cứu chữa theo tuyến trong khu vực thì chúng ta phải tổ chức
các tuyến quân y có khả năng cứu chữa chuyên khoa trong khu vực điều trị
4. Nguyên tắc 4: Kết hợp chặt chẽ quân y với quân dân
- Sử dụng sức mạnh tổng hợp của ngành y tế và ngành quân y để cứu chữa và điều trị cho thương binh, bệnh
binh
- Xuất phát từ quan điểm kết hợp quân dân y trong công tác đảm bảo quân y tăng cường khả năng cho ngành
quân y trong thời chiến và tăng khả năng ứng phó của ngành y tế trong thời bình
- Thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực

Câu 7. Trình bày lịch sử công tác cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh
1. Trên thế giới
- Ban đầu đơn giản, chưa hoàn chỉnh
- Sang đến thời kỳ hiện đại, khi có ngành quân y thì việc tổ chức cứu chữa và vận chuyển thương binh mới
dừng ở việc cứu chữa là chính, vận chuyển chưa được xem xét, chỉ có hệ thống điều trị tại chỗ  do trình độ
y học chưa phát triển mạnh, trang thiêt bị y tế chưa nhiều, giao thông vận tải thô sơ
- Sang thế kỷ XX, hệ thống cứu chữa vận chuyển đã hoàn chỉnh thực sự  nâng tầm công tác cứu chữa, hoàn
thiện và phát triển hệ thống vận chuyển
- Do trang bị vũ khí của quân đội hiện đại  thương binh nhiều, liên tục, vết thương phức tạp  nhu cầu chẩn
đoán và điều trị lớn, khả năng y học phát triển, trang bị y tế được cải thiện  sức cơ động quân đội nhanh 
có phương tiện vận chuyển, giao thông phát triển

4
- Với phương thức vận chuyển thẳng về tuyến sau trong thời kỳ này đã làm cho nhiều thương binh bị tử vong
trên đường vận chuyển  tiếp tục thay đổi công tác cứu chữa và vận chuyển  năm 1916, ông V.A Ô-pen
đề xuất phương án “kết hợp cứu chữa và vận chuyển" (điều trị theo tuyến)  giải quyết được số lượng lớn
thương binh và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong trên đường đưa về sau
2. Ở Việt Nam
- Trong thời phong kiến: hệ thống y học quân sự nghèo nàn, dựa vào hệ thống lương y chăm sóc sức khỏe và
điều trị bệnh cho các vua, quan binh sỹ  y học quân sự chưa hình thành một hệ thống chuẩn mực  công
tác tổ chức cứu chữa và vận chuyển cũng hết sức sơ sài
- Trong kháng chiến chống Pháp: hệ thống y học quân sự được hình thành  thành lập Cục quân y năm 1946
 công tác cứu chữa và vận chuyển chủ yếu là cứu chữa và thực hiện cứu chữa tại chỗ là chủ đạo. Vận
chuyển chưa được chú trọng
 Đầu những năm 1950, thay đổi cơ cấu quân đội  thay đổi tổ chức quân y  công tác tổ chức cứu
chữa, vận chuyển theo tuyến xuất hiện và được áp dụng  thực hiện kết hợp cứu chữa và vận
chuyển, điều trị trong quá trình vận chuyển
- Trong kháng chiến chống Mỹ: tiếp tục áp dụng, củng cố và hoàn thiện công tác cứu chữa và vận chuyển
thương binh, bệnh binh.
Câu 8. Nêu và phân tích nội dung công tác cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh

1. Nội dung công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh
- Gồm 2 nhiệm vụ cơ bản
 xác định các công việc cần phải tiến hành trong quá trình cứu chữa
 xác định phạm vi chuyên môn được phép tiến hành ở mỗi bậc điều trị
- Các công việc cứu chữa thương binh bệnh binh được gọi là các thể loại cứu chữa. Chức năng chuyên môn tối
đa mỗi bậc thang điều trị được phép tiến hành gọi là phạm vi cứu chữa.
1.1. Thể loại cứu chữa:
- Là tổng hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật cần thực hiện cho một số lượng tbbb nhất định và được giao
cho một tuyến quân y trên hệ thống bậc thang cứu chữa, vận chuyển thời chiến.
- Hiện nay, người ta phân ra thành 5 loại cứu chữa sau:
 Cấp cứu đầu tiên;
 Bổ sung cấp cứu;
 Cứu chữa bước đầu;
 Cứu chữa cơ bản;
 Cứu chữa chuyên khoa.
Tuy nhiên, 2 thể loại đầu hay được gộp chung lại thành cấp cứu đầu tiên.
1.1.1. Cấp cứu đầu tiên:
- Là các biện pháp cấp cứu đơn giản ban đầu ngay sau khi bị thương tại trận địa, do y tá, cứu thương tiến hành.
- Công việc: Băng bó, cầm máu, cố định, chống ngạt, giảm đau, vận chuyển
Khi địch sử dụng các loại vũ khí sinh học và hóa học, cần tiến hành xử lý vệ sinh bộ phận đơn giản bằng các biện
pháp cơ học, băng bao tiêu độc cá nhân.
1.1.2. Cứu chữa bước đầu:
- Là biện pháp tiến hành tại cơ sở phân đội quân y đầu tiên có bác sỹ (được gọi là trạm quân y trung đoàn)
 Khắc phục những triệu chứng đe dọa đến tính mạng thương binh, bệnh binh và chuẩn bị để vận
chuyển về sau được an toàn.
 Được thực hiện trong vòng 6 giờ kể từ khi bị thương.
- Công việc:
 Các biện pháp chống ngạt thở (khâu kín vết thương ngực hở, chọc hút máu khí phế mạc, mở khí
quản, cố định lưỡi);
 Chống sốc đến giai đoạn tạm thời ổn định; Cầm máu ngoài (băng ép, chèn, thắt mạch máu, giải
phóng ga rô khi có chỉ định);
 Thông tiểu (Thông đái, chọc dò bàng quang);

5
 Cắt cụt chi thể gần lìa; Tẩy độc bộ phận khi địch sử dụng vũ khí NBC (cho thuốc chống nôn, rửa dạ
dày, thuốc giải độc đặc hiệu, xử lý vệ sinh bộ phận);
 Dùng kháng sinh với các vết thương chiến tranh.
1.1.3. Cứu chữa cơ bản:
- Là các biên pháp được thực hiện tại cơ sở quân y đầu tiên có bệnh viện (gọi là tuyến quân y sư đoàn)
 Khắc phục một cách cơ bản nguyên nhân và triệu chứng, biến chứng của vết thương đe dọa tính
mạng thương binh.
 Được thực hiện trong vòng 12-16 giờ kể từ khi bị thương
- Công việc:
 Chống sốc triệt để;
 Chống ngạt;
 Phẫu thuật bụng khi có vết thương thấu bụng gây tổn thương tạng đặc hoặc tạng rỗng;
 Khoan sọ não lấy máu tụ giải phóng chèn ép não;
 Xử trí phẫu thuật các vết thương gẫy xương, khớp lớn;
 Xử lý vệ sinh toàn bộ khi có thương binh bị nhiễm vũ khí hủy diệt hàng loạt (vũ khí NBC).
1.1.4. Cứu chữa chuyên khoa:
- Là các biện pháp điều trị được thực hiện tại các bệnh viện tuyến chuyên khoa phía sau, ở hậu phương
 nhằm cứu chữa các thương binh nặng, giải quyết triệt để các vết thương và bệnh lý chiến tranh, điều
trị và dự phòng các biến chứng.
 Là hình thức cứu chữa cao nhất do các thầy thuốc chuyên khoa và tiến hành tại các cơ sở có trang bị
chuyên khoa.
- Nội dung: Thực hiện các phẫu thuật chuyên khoa
1.2. Phạm vi cứu chữa
- Là tổng hợp những biện pháp kỹ thuật mà tuyến đó được phép thực hiện trong thực hiện cứu chữa thương
binh, bệnh binh.
- Mỗi tuyến sẽ thực hiện 1 thể loại cứu chữa. Trong tình huống mà tuyến trước vì nhiều lý do khác khau không
thể thực hiện đầy đủ các kỹ thuật mà mình đảm trách thì tuyến sau sẽ làm 2 nhiệm vụ: thực hiện tiếp phần
còn lại của tuyến trước và thực hiện thể loại cứu chữa của tuyến mình
- Hiện nay, người ta phân chia ra thành các bậc điều trị và tương ứng với các bậc điều trị là các phạm vi cứu
chữa như sau
 Tuyến có y tá, y sỹ đầu tiên (tại chiến trường): Cấp cứu đầu tiên
 Tuyến có bác sỹ đầu tiên (gọi là tuyến trung đoàn): Cứu chữa bước đầu
 Tuyến có bệnh viện đầu tiên (gọi là tuyến sư đoàn): Cứu chữa cơ bản
 Tuyến có bệnh viện chuyên khoa (gọi là tuyến quân khu, trung ương, các bệnh viện chuyên ngành): Cứu
chữa chuyên khoa

2. Công tác vận chuyển thương binh, bệnh binh


2.1. Khái niệm
- Là tất cả những biện pháp vận chuyển, đưa đón thương binh, bệnh binh ra khỏi khu vực chiến đấu về các cơ
sở quân y điều trị kịp thời
- Thời gian vận chuyển:
 Đúng, kịp thời  cứu chữa trực tiếp cho thương binh, bệnh binh
 Việc vận chuyển tới cơ sở nào, tuyến nào phụ thuộc chặt chẽ thời gian vận chuyển
 Thời gian quy định: tới tuyến cứu chữa bước đầu: 4-6 giờ, tới cứu chữa cơ bản: 12-18 giờ, tới cứu
chữa chuyên khoa là 3-7 nga
2.2. Phương thức vận chuyển
- Tuyến sau lên tuyến trước lấy thương binh về
- Tuyến trước vận chuyển thương binh, bệnh binh về tuyến sau
- Kết hợp trên, dưới cùng chuyển thương

6
- Khi có ĐK vận chuyển vượt tuyến về tuyến sau
2.3. Lực lượng và phương tiện vận chuyển
- Lực lượng vận chuyển: có các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ chuyển thương
- Phương tiện vận chuyển: đi bộ, cáng bộ, xe thô sơ, xe cơ giới, tàu hỏa, tàu thuyền, máy bay
2.4. Tổ chức vận chuyển
2.4.1. Chuyển thương hỏa tuyến
- Tính từ trận địa về tuýen cứu chữa bước đầu
- Là loại chuyển thương cần thực hiện ngay trong chiến đâu  để đảm bảo hiệu quả, cần ưu tiên vận chuyển
thương binh gần hỏa tuyến và thương binh nặng trước
- Lực lượng do từng mũi chiến đấu phụ trách
2.4.2. Chuyển thương tuyến sau
- Tính từ tuyến cứu chữa bước đầu về các tuyến sau
- Là loại chuyển thương không cấp bách, được thực hiện có trì hoãn trên cơ sở có chỉ định của bác sĩ điều trị
- Lực lượng chuyển thương: là các đơn vị chuyên trách chuyển thương

Câu 9: Trình bày nhiệm vụ, nội dung cứu chữa, và khối lượng công tác của đội phẫu thuật cứu chữa bước đầu.
1. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận, đăng ký, ghi thương phiếu và phân loại tbbb từ tuyến trước về.
- Tiến hành cứu chữa bước đầu hoặc bổ sung cấp cứu cho tbbb khi cần thiết.
- Tổ chức điều trị, nuôi dưỡng và chuẩn bị tbbb để vận chuyển về tuyến sau.
- Khi cần thiết, đội phẫu thuật có thể làm nhiệm vụ như một bệnh xá để thu dung điều trị tbbb nhẹ hay làm chức
năng của một đội chuyển thương.
2. Nội dung cứu chữa
Nhiệm vụ cứu chữa của đội phẫu thuật CCBĐ là cứu chữa bước đầu. Mục đích của CCBĐ là nhanh chóng khắc phục
những triệu chứng đe dọa tính mạng tbbb, dự phòng những biến chứng nguy hiểm và chuẩn bị cho tbbb để vận
chuyển về tuyến sau.
3. Khối lượng cứu chữa
Để hoàn thành nhiệm vụ cứu chữa quy định, đội phẫu thuật CCBĐ phải tiến hành cứu chữa bước đầu cho 40% tổng
số tb qua đội.
Thông thường trong 1 ngày đêm chiến đấu, đội phẫu thuật CCBĐ phải tiếp nhận khoảng 40-50 tbbb. Như vậy số tbbb
cần CCBĐ khoảng 16-20 người. Trong khi đó đội phẫu thuật CCBĐ chỉ triển khai 1 kíp mổ, nên đội thường chỉ tiến
hành các biện pháp CCBĐ cho các tbbb ưu tiên 1, số còn lại sẽ được vận chuyển về tuyến sau.

Câu 10: Trình bày tổ chức công tác của đội phẫu thuật cơ bản bước đầu?
1. Tổ phân loại điều trị hậu tổng.
- Biên chế: 1 y sĩ, 2 y tá, 1 nấu ăn và 2 cáng thương nội bộ.
- Nhiệm vụ:
 Tiếp nhận thu hồi vũ khí, đăng ký, ghi thương phiếu và phân loại tbbb.
 Câp cứu điều trị cho tbbb nặng.
 Chăm sóc nuôi dưỡng, chuẩn bị đủ thủ tục giấy tờ cho tbbb chuyển về tuyến sau.
- Triển khai: trong lều quân y và trong hầm
- Tổ chức công tác:
 Khi tbbb đưa về nơi phân loại: tiếp nhận phân loại tbbb do 1 ys, 1 yt đảm nhiệm. Phân loại nhanh chóng.
Những thương binh có yêu cầu cứu chữa tối khẩn đưa ngay vào phòng mổ, những tb bb nặng không thuộc phạm
vi cứu chữa của đội đưa vào nơi điều trị còn lại đưa vào nơi hậu tổng.
Ys khám bệnh, yt ghi thương phiếu, thực hiện chuyên môn và giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.
 Nơi điều trị triển khai để đón tbbb nặng sau khi được phân loại.
Mục đích của việc điều trị tbbb nặng là để chuẩn bị cho họ có đủ sức chịu đựng phẫu thuật hay vận chuyển về
tuyến sau an toàn,
Việc điều trị do 1ys, 1yt có thể có bác sí hoặc ys gây mê.
 Hầu như tbbb về ĐPT sau khi được CCBĐ và BSCC đều chuyển về nơi hậu tổng.
7
Nhân viên làm việc chủ yếu vẫn là ys và yt phân loại xong chuẩn bi vận chuyển tbbb về tuyến sau càng sớm càng
tốt.
Khi không có điều kiện vận chuyển ngay tbbb đội phải đảm bào chỗ nghỉ và nuôi dưỡng tbbb được chu đáo.
2. Tổ phẫu thuật
- Biên chế: 2 ys, 2 yt, 1 dược tá hoặc y tá)
Thông thường bs đội trưởng công tác tại đây
- Nhiệm vụ CCBĐ chủ yếu là tb loại 1, triển khai từ 1 đến 2 bàn mổ.
- Triển khai: Trong lều quân y, trong hầm.
- Tổ chức công tác:
Khi bệnh nhân được đưa đến phòng mổ yt hữu trùng và yt khử trùng đón bệnh nhân vào nơi chuẩn bị mổ
 BS khám và quyết định phương pháp mổ, biện pháp vô cảm.
 YT hữu trùng chuẩn bị cho tb trước mổ như: cởi giày, dép, quần, áo .. vệ sinh nơi cần mổ.
 YS gây mê kiểm tra tình trạng trước mổ và chuẩn bị vô cảm. Cuộc mổ được thược hiện bởi BS đội tưởng, ys
phụ mổ, yt vô trùng.
 Khi mổ xong kíp mổ thay găng và chuyển sang xử trí ca tiếp theo. Dụng cụ sau mổ được yt khử trùng thu
dọn, vệ sinh. Bàn mổ được vệ sinh để đón tb khác.
Sau mỗi ca mổ và ngày làm việc Ys phòng mổ phải ghi chép vào sổ phẫu thuật , ghi bổ sung vào phiếu tb để
tiện theo dõi, điều tr ịvà thống kê bào cáo tình hình cứu chữa ngoại khoa của ĐPT.
Câu 11: Trình bày được nhiệm vụ, tổ chức, và biên chế của đội PTCB

1 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ:
 Tiếp nhận, Phân loại, đăng kí, ghi thương phiếu và nuôi dưỡng tbbb qua đội.
 Tiến hành cứu chữa cơ bản cho tbbb theo quy định.
 Tạm thời giữ điều trị cho tbbb nặng chưa có chỉ định vận chuyển.
 Chuẩn bị chu đáo chotbbb để vận chuyển về tuyến sau.
Nhiệm vụ CCCB là nhiệm vụ cơ bản trọng tâm xuyên suốt mọi hoạt động của đội PT-CCCB.
- Nhiệm vụ cứu chữa: đội PT-CCCĐ làm nhiệm vụ CCCB cho tbbb.
- Khối lượng và khả năng cứu chữa của đội PT-CCCB:
 Đội PT-CCCB phải tiến hành cứu chữa cơ bản 50-60% tổng số tbbb qua đội.
 Thông thường trong 1 ngày đêm chiến đấu có thể phải thu dung khoảng 50-80 tbbb qua đội, như vậy
cần CCCB lên tới 30-40 người, trong khi đội PT-CCCB chỉ triển khai một kíp mổ do vậy nhưng ngày
có tbbb đông cần phải thu hẹp pham vi cứu chữa
(chỉ tiến hành các biện pháp cứu chữa loại ưu tiên 1 số còn lại vận chuyển về tuyến sau.

2 Tổ chức và biên chế đội PT cơ bản

- Đội PT-CCCB cần được ưu tiên cho một kíp mổ có khả năng phẫu thuật cho tb có yêu cầu CCCB, ngoài ra còn tổ
chức tổ phân loại- hậu tổng và tổ hồi sứng- chống sốc cho tbbb.
- Biên chế 16 người gồm: 2bs, 4ys, 7yt, 1 dược tá, 2 nấu ăn. Ngoài ra trong chiến đấu cần được tăng cường 4-6
người dể làm nhiệm vụ tải thương nội bộ và phục vụ trong đội.
- Đội PT-CCCB được tổ chức và biện chế theo sơ đồ sau

Câu 12: Trình bày tổ chức, công tác của tổ phân loại hậu tống của đội phẫu thuật cơ bản?

- Nhiệm vụ:
 Tiếp cận, phân loại , đăng ký và ghi bổ sung thương phiếu cho tbbb.
 Điều trị và nuôi dưỡng cho tbbb chờ vận chuyển.
 Chuẩn bị hậu tống và bàn giao tbbb cho tuyến sau.
 Theo dõi, thống kê tình hình cứu chữa tbbb và hoạt động của đội sau mỗi trận chiến đấu.
- Biên chế : 1ys tổ trưởng, 2 yt, 1 d.tá, 2 nấu ăn và được tổ chức thành 2 kíp
 Kíp PL: 1 ys, 1yt
 Kíp hậu tống: 1ys, 1dtá, 2 nấu ăn.
8
- Trang bị: dụng cụ chuẩn đoán-khám bệnh, dụng cụ điều trị -hộ lý, dụng cụ thay băng (bộ tiểu phẫu). ngoài ra
trong chiến đấu tiến công cần được trang bị 1 mái bạt quân y, 1 lều bạt quân y, cùng một số bàn ghế, giá cáng và
cáng thương.
- Triến khai: vì nhân viên chuyên môn chỉ có 1ys 2yt và 1 dtá lại phải thực hiện các nhiệm vụ phân loại, điều trị,
nuôi dưỡng và hậu tống tbbb nên khi triển khai tại một nơi có phân chia quy định các khu vực theo từng nhiệm
vụ phân loại và hậu tống.
- Nơi phân loại: cần triển khai ở phía trước để tiện tiếp nhận tbbb về đội. tại đây có giá để cáng, võng cho tbbb
nặng, ghế cho tbbb nhẹ ngồi, số sách ghi chép và nước rửa tay.
- Nơi hậu tống là nơi tbbb tạm dừng để chờ vận chuyển về tuyến sau.triển khai 4-6 giường cho tb vừa, nặng có ghế
cho tb nhẹ ngồi nghỉ chờ chuyển.

Noi hậu tống cần triển khai bàn để thuốc, dụng cụ, bàn để thức ăn, nước uống cho tbbb.

- Lề lối làm việc: tbbb về đội được đưa vào nơi phân loại, tại đây dưới sự chỉ huy của BS đội trưởng có 1ys và 1 yt
đảm nhiệm, việc phân loại tiến hành nhanh chóng,
Nhưng tbbb không thuộc phạm vi cứu chữa của đôi sẽ đưa vào nơi hậu tống.Y tá phân loại có nhiệm vụ tiếp đón
tbbb, ghi chép, đăng ký vào phiếu tb, thực hiện các lệnh chuyên môn..
Dược tá có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo đảm cấp phát thuốc và vật tư quân y cho các bộ phận chức năng của đội,
tham gia giúp Y tá hậu tống chuẩn bị tbbb về tuyến sau và giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.

Câu 13: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc ngoại khoa dã chiến?

- KN: ngoại khoa dã chiến là nghành khoa học chuyên nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các biện pháp xử trí vết
thương chiến tranh và cứu chữa thương binh trong chiến đấu.
Ngoại khoa dã chiến là một chuyên nghành của y học quân sự, đồng thời cũng là một chuyên nghành của
ngoại khoa.
Sự phát triển của ngoại khoa dã chiến gắn liền với sự thay đổi của vũ khí chiến tranh và tính chất chiến tranh.
- Nhiệm vụ:
 Cứu sống được tbbb nặng, dự phòng và cấp cứu chữa tốt các biến chứng do các loại vết thương gây
ra, giảm tỷ lệ di chứng, biến chứng xuống mức thấp nhất.
 Chữa khỏi nhanh và nhiều cho các thương binh nhẹ để trả họ về với đơn vị chiến đấu, công tác sản
xuất.
- Nguyên tắc
 Tích cực áp dụng các thành tựu của y học và của ngoại khoa thoài bình nhằm đem đến hiệu quả đièu
trị tốt nhất.
 Tích cực đúc út và áp dụng các bài học kinh nghiêm về xử lý và điều trị các vết thương chiến tranh
từ các cuộc chiến tranh trước đó ở trong nước và trên thế giới.
 Bám sát tư tưởng quân sự và nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng để có chiến thuật ngoại khoa
dã chiến phù hợp.
 Trong thự hành cứu chữa thương binh phải lấy 2 tiêu chí làm tư tưởng cốt lõi: Thống nhất và liên
tục. Thống nhất về mặt chuẩn đoán, phân loại, điều trị và chỉ định. Liên tục trong cứu chữa, trong biện
pháp, trong vận chuyển.

Câu 14: Trình bày nội dung cứu chữa thương binh của ngoại khoa dã chiến?

1. Thu dung, phân loại, chọn lọc


- Nhằm tiếp nhận thương binh kịp thời, phân loại tb thành các loại khác nhau phù hợp với việ điều trị vết
thương chiến tranh.
- Có nhiều hình thức phân loại: phân loại theo yêu cầu điều trị, theo mức độ tổn thương, phân loại theo mức độ
lây truyền.
 Phân loại theo yêu cầu điều trị: được phân thành các nhóm xử trí tối khẩn cấp, xử trí khẩn cấp và xử trí trì
hoãn.
 Phân loại theo mức độ tổn thương: được phân loại thành các nhóm tb nhẹ, nhóm thương binh vừa và
nhóm thương binh nặng
9
 Phân loại tính chất lây truyền: được phân thành các nhóm thương binh khôgn cần cách ly và cần cách ly
đặc biệt.
2. Cứu chữa vết thương chiến tranh
- Là tổng hợp các biện pháp chuyên môn nhằm xử lý và điều trị vết thương chiến tranh. Gồm nhiều biện pháp
khac nhau từ đơn giản đến phức tạp, do nhiều phân cấp quân y thực hiện.
- Cứu chữa vết thương chiến tranh gồm 4 mục tiêu cụ thể:
 Ngăn chặn kịp thời nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng tb hoặc nguy cơ làm nặng thêm vết thương.
 Giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra vết thương, khâu nối, cấy ghép làm liền vết thương.
 Xử lý các biến chứng do vết thương chiến tranh gây ra.
 Phục hồi chức năng các cơ quan hoặc nội tạng do các vết thương chiếnh tranh gây ra.
- Cứu chữa vết thương chiến tranh do toàn bộ lực lượng quân y tham gia, tất cả có vai trò như nhau, mỗi người
đóng vai trò là một mắt xích trong hệ thống cứu chữa vết thương chiến tranh. Mỗi người được phân công rõ
ràng vai trò chuyên môn trong hệ thống cứu chữa không một ai có thể làm toàn bộ công việc cứu chữa trong
vết thương chiến tranh.
Mỗi một cá nhân đóng góp trong hệ thống cứu chữa liên hoàn vốn là một nguyên tắc của ngoại khoa dã
chiến.
3. Vận chuyển:
- Đưa tb từ tuyến này sang tuyến khác để tiếp nhận các biện pháp điệu trị khác nhau nhằm hoàn thiện quá trình
điều trịvà chữa khỏi vết thương chiến tranh.
- Vận chuyển tb là việc bắt buộc vì trong ngoại khoa dã chiến không một cấp bậc nào có thể chữa khỏi thương
binh hoàn toàn mà cần phải đi qua nhiều chặng, nhiều bước khác nhau, các chặng các bước được gọi là
tuyến cứu chữa.
- Vậnc huyển thương binh được tính từ lúc đưa tb từ chiến trường hoặ cnơi xảy ra bị thương, bị nạn đến tại các
cơ sở quân y.
- Việc vận chuyển do môt lực lượng chuyên trách thực hiện.
- Vận chuyển tb cần có chỉ định chặt chễ và phù hợp, theo quy định bắt buộc về chuyên môn.

Vận chuyển tb không chỉ hiểu là chuyên chở thương binh mà phải hiểu là vận chuyển y tế, nghĩa là chúng ta phải
bắt buộc can thiệp điề trịtrong quá trình vận chuyển. không để vết thương nặng thêm hoặc tb tử vong

Câu 15: Trình bày về các tuyến cứu chữa thương binh?

1. Khái niệm:

Tuyến cứu chữa thương binh là một cơ sở phân cấp trong hệ thống quân y, bao gồm cả về cơ sở vật chất y tế và nhân
lực, được thiết lập trên cung đường vận chuyển thương binh từ chiến trường đến hậu phương nhằm xử lí một phần trong
công tác cứu chữa vết thương chiến tranh

- Mỗi một tuyến là một cơ sở y tế tương đối hoàn thiện với từng bậc điều trị. Cơ sở này có thể là một trạm y tế,
một bệnh viện, một viện y học, có thể là một lều bạt quân y, một trại dừng chân quân y, một hầm quân y.
- Mỗi một tuyến sẽ được quy định rõ về trang thiết bị y tế đc đảm bảo, số lượng nhân lực về y tá, y sĩ, bác sĩ, các kĩ
thuật viên và biện pháp chuyên môn đc phép thực hiện.
- Mỗi một tuyến sẽ đóng góp một phần trong hệ thống điều trị từ đơn giản đến phức tạp tạo thành một hệ thống các
biện pháp điều trị hoàn chỉnh.
2. Các tuyến cứu chữa thương binh đc phân cụ thể như sau:

 Tuyến cấp cứu đầu tiên:


- Bố trí ngay tại trận địa, nơi xảy ra vết thương chiến tranh
- Đây là tuyến có y tá, y sĩ đầu tiên
- Mục đích: cấp cứu thương binh càng sớm càng tốt và vận chuyển thương binh nhanh chóng ra khỏi nơi bị thương
bị nạn
- Công việc: thực hiện 5 kĩ thuật: băng bó- cầm máu- chống ngạt- cố định- vận chuyển
 Tuyến cứu chữa bước đầu:
- Bố trí cách trận địa từ 4-6h đi bộ
10
- Đây là tuyến có bác sĩ đầu tiên
- Mục đích: khắc phục những triệu chứng đe dọa đến tính mạng thương binh bệnh binh và chuẩn bị để vận chuyển
về sau đc an toàn.
- Công việc: chống ngạt thở, chống sốc, cầm máu ngoài, thông tiểu, cắt cụt chi thể gần lìa, tẩy độc bộ phận khi
địch sử dụng vũ khí NBC, dùng kháng sinh với các vết thương chiến tranh.
 Tuyến cứu chữa cơ bản:
- Bố trí cách trận địa từ 10-12h đi bộ
- Mục đích: khắc phục cơ bản nguyên nhân và triệu chứng, biến chứng của vết thương đe dọa tính mạng thương
binh.
- Công việc: chống sốc triệt để, chống ngạt, phẫu thuật bụng khi có vết thương thấu bụng, khoan sọ não lấy máu tụ,
xử trí các vết thương gẫy xương, khớp lớn, xử lí vệ sinh toàn bộ khi có thương binh bị nhiễm vũ khí NBC.
 Tuyến cứu chữa chuyên khoa:
- Bố trí cách trận địa từ 2-3 ngày đi bộ
- Mục đích: cứu chữa các thương binh nặng, giải quyết triệt để các vết thương và bệnh lí chiến tranh, điều trị và dự
phòng các biến chứng.
- Công việc: thực hiện các phẫu thuật chuyên khoa như phẫu thuật thần kinh, lồng ngực….v..v.

Câu 16: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sát thương do hỏa khí (đạn thẳng)? Trình bày nguyên tắc xử trí
vết thương do hỏa khí?

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sát thương do hỏa khí ( đạn thẳng):
- Động năng đầu đạn: càng lớn thì khả năng sát thương càng lớn
- Vận tốc đột phá: càng cao thì khả năng sát thương càng lớn
- Hình dạng đầu đạn: đầu càng nhọn thì khả năng xuyên thấu càng cao
- Diện tiếp xúc của đầu đạn: càng nhỏ thì khả năng xuyên thấu càng cao, diện tiếp xúc càng lớn thì khả năng xuyên
thấu càng thấp nhưng khả năng làm khuyết mất tổ chức cơ thể càng cao.
- Cấu trúc mô, cơ quan: càng mềm thì khả năng xuyên thấu càng cao, sát thương càng lớn, độ giập nát càng lớn.
2. Nguyên tắc xử trí vết thương do hỏa khí:
- Tranh thủ phẫu thuật kì đầu sớm, tức là dọn dẹp vết thương, cắt lọc vết thương, khâu 2 mép vết thương liền vào
nhau.
- Tranh thủ phẫu thuật kì hai sớm, vẫn bao gồm các biện pháp cắt bỏ tổ chức hoại tử, sau đó là khâu mép vết
thương(với các vết thương rộng hoại tử có nhiều tổ chức bị giập nát, bi nhiễm khuẩn).
- Dùng kháng sinh liều cao, sớm. Tích cực tưới rửa vết thương hoặc băng vết thương với dung dịch sát trùng nhằm
làm sạch vết thương. Nếu ko có điều kiện phẫu thuật thì sử dụng k/sinh sớm sẽ có tác dụng trì hoãn thời gian
phẫu thuật từ 6-12h.

Câu 17: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tình trạng nhiễm khuẩn vết thương?

Có 3 yếu tố có ảnh hưởng chặt chẽ tới tình trạng nhiễm khuẩn, đó là:

1. Vi khuẩn
- Loại vi khuẩn: rất nhiều loại khác nhau như vk kị khí, vk ái khí, vk gây mủ, vk tụ cầu, vk uốn ván..v..v.. mỗi loại
vk có khả năng thích nghi khác nhau, khả năng kháng thuốc khác nhau, độc lực cũng khác nhau.
- Số lượng vi khuẩn: trong 1cm2 diện tích vết thương hoặc 1g tổ chức hoại tử hoặc mô hạt nếu đạt từ 10 4 thì mới
tạo thành trạng thái mưng mủ. khi số lượng vk đạt từ 10 7 vk trở lên thì xuất hiện sự lan tràn của vk vào máu, bạch
huyết và trạng thái nhiễm khuẩn hình thành.
- Độc tố vi khuẩn: là các chất độc bên trong vk gây độc với thương binh. Được chia làm hai loại là nội độc tố và
ngoại độc tố.
2. Tình trạng vết thương:
- Kích thước vết thương: ảnh hưởng đến đường vào của vk, số lượng vk xâm nhập. Càng lớn thì khả năng nhiễm
khuẩn càng cao

11
- Độ sạch của vết thương: ảnh hưởng đến sự ô nhiễm vk trong giai đoạn đầu. Vết thương càng bẩn thì sự xâm
nhiễm vk càng lớn và tình trạng nhiễm khuẩn càng nặng.
- Tình trạng hoại tử: mô hoại tử là môi trường sống lý tưởng cho vk sinh sôi, phát triển. Vết thương càng nhiều mô
hoại tử thì tình trạng nhiễm khuẩn càng nặng
- Tình trạng tưới máu của vết thương: máu cung cấp dưỡng chất quan trọng cho vết thương hồi phục, do đó nếu đc
tưới máu đầy đủ thì vết thương sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ, khống chế nhiễm khuẩn tốt hơn.
- Bản chất mô cấu tạo: mô càng mềm thì khả năng chống đỡ với nhiễm khuẩn càng tốt, mô càng cứng thì khả năng
chống đỡ càng kém, mô cơ là mô có khả năng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn tốt nhất.
- Cơ quan bị bệnh là bẩn hay sạch: càng sạch thì càng có khả năng chống đc nhiễm khuẩn vết thương tốt nhất
3. Tình trạng toàn thân:
- Sức đề kháng miễn dịch: hệ miễn dịch trực tiếp tiêu diệt vk cho nên nếu sức đề kháng miễn dịch tốt thì nhiễm
khuẩn vết thương dễ dàng đc khống chế, ngược lại nếu kém thì nhiễm khuẩn dễ lan tràn, dù có sử dụng thuốc k/s
liều cao.
- Mức độ mất máu: mất máu càng nhiều thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao và càng khó hồi phục.
- Tình trạng dinh dưỡng: nếu ko đầy đủ thì sẽ dẫn tới giảm khả năng chống đỡ với vk và nhiễm khuẩn vết thương
dễ lan tràn.
- Độ mẫn cảm cá nhân: quyết định đặc điểm kháng lại vk của từng người, mỗi thương binh có khả năng tổng hợp
máu khác nhau, khả năng sản xuất kháng thể khác nhau vì thế có khả năng chống đỡ với vk khác nhau.
- Tình trạng căng thẳng thần kinh tâm lí: càng lớn thì càng khó chống đỡ nhiễm khuẩn, vì căng thẳng làm co thắt
mạch ngoại vi vốn là những mạch máu làm liền vết thương. Căng thẳng cũng gây ra trạng thái ức chế làm giảm
khả năng tiêu diệt vk.

Câu 18: Nêu các triệu chứng lâm sàng và điều trị vết thương chiến tranh?

1. Các triệu chứng lâm sàng:


1.1. Triệu chứng tại chỗ:
- Sưng, phù nề: do phù nề tổ chức, do ứ dịch và máu. Sưng nề cứng là biểu hiện trạng thái viêm đang tiến triển,
sưng nề mềm biểu hiện dấu hiệu làm mủ, có dấu hiệu ba động.
- Nóng; nhiệt độ tại chỗ tăng cao do tăng chuyển hóa và xung huyết tại chỗ
- Đỏ: do ứ máu, giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ.
- Đau: do tổ chức bị giập nát, hoại tử, phù nề, gây chèn ép các dây thần kinh.
- Mủ: tại vết thương có nhiều mô hoại tử, dịch tiết và mủ chảy ra hoặc ứ đọng hoặc lan rộng, mùi hôi và thối.
1.2. Triệu chứng toàn thân:
- Thân nhiệt: sốt cao và rất cao, sốt liên tục hoặc dao động
- Mạch, huyết áp: sốt càng cao mạch càng nhanh, khi có nhiễm khuẩn nặng thì huyết áp có xu hướng giảm xuống.
- Toàn trạng: bơ phờ, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, da niêm mạc vàng nhẹ, mắt lờ đờ.
- Trạng thái thần kinh: tùy theo mức độ có thể vật vã, trằn trọc, li bì, lãnh đạm hoặc chậm chạp lú lẫn ý thức.
- Các triệu chứng khác: rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, rối loạn tiết niệu.
- Xét nghiệm: số lượng bạch cầu tăng cao, công thức máu chuyển trái. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, bạch
cầu lympho giảm.
2. Điều trị:
3. Phẫu thuật kỳ đầu sớm:
- Là phẫu thuật trong vòng 6h tính từ khi bị thương
- Công việc: dọn dẹp, cắt lọc vết thương, lấy tổ chức hoại tử, dị vật, máu cục, máu tụ và khâu da nếu vết thương
sạch ổn định tưới máu tốt. nếu vết thương bẩn nhiễm trùng thì phải khâu da trong kỳ hai
4. Phẫu thuật kỳ hai sớm:
- Là phẫu thuật tiến hành sau 6h tính từ khi bị thương
- Áp dụng cho vết thương lớn, nhiễm khuẩn và bị biến chứng
5. Dùng kháng sinh sớm và liều cao:
- Phải dùng kháng sinh tiêm, liều cao
- Kết hợp dùng thuốc sát khuẩn tại chỗ.

12
Câu 19: Trình bày biện pháp phòng chống vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân cấp 2? Theo đồng chí trong cả 3
cấp hiệu quả của mỗi cấp sẽ như thế nào?

1. Biện pháp phòng chống VKHH và VKHN cấp 2:


Bao gồm những biện pháp nhằm hạn chế tác hại của VKHH và VKHN

1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị, khi phát hiện đối phương có dấu hiệu sắp sử dụng VKHH hoặc VKHN phải
thực hiện những biện pháp sau đây:
- Sơ tán lực lượng và phương tiện: ra khỏi những vị trí đe dọa bị nguy hiểm khi sử dụng VKHH và VKHN
- Ngụy trang: nhằm mục đích gây khó khăn cho việc xác định các mục tiêu tấn công của đối phương như trung tâm
chỉ huy, trận địa pháo, kho tàng, trạm quân y
- Trinh sát phát hiện: quan sát, theo dõi các hoạt động của đối phương nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng
VKHH hoặc VKHN đê báo động kịp thời
- Bảo vệ, che đậy các kho chứa lương thực, thực phẩm, trang thiết bị quân y, nguồn nước bằng các phương tiện cần
thiết để tránh nhiễm độc nhiễm xạ
- Kiểm tra chất lượng và số lượng của các phương tiện phòng chống VKHH và VKHN
- Kiểm tra các hầm phòng tránh và sẵn sàng sử dụng
- Tiến hành các biện pháp dự phòng y học như lệnh cho bộ đội uống thuốc phòng nhiễm độc thần kinh, thuốc bảo
vệ phóng xạ khi có chỉ định
1.2. Ngay sau khi có những dấu hiệu đối phương đã sử dụng VKHH hoặc VKHN:
- Phát hiện kịp thời việc sử dụng VKHH hoặc VKHN của đối phuong
- Báo động và thông báo cho các đơn vị về tình hình sử dụng VKHH và VKHN của đối phuong bằng các tín hiệu
đã quy ước.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân và tập thể: mặt nạ phòng độc, bao tiêu độc cá nhân. Di chuyển bộ đội
vào các hầm phòng tránh, đóng kín cửa và cho hệ thống lọc của hầm hoạt động
- Chủ nhiệm quân y có thể đề nghị cho ra lệnh dùng thuốc phòng nhiễm độc chất độc thần kinh, thuốc bảo vệ
phóng xạ
- Việc sử dụng nước uống và thức ăn trong vùng nhiễm độc phải đc phép của chỉ huy
- Đo xạ, phát hiện chất độc sau khi đối phương sử dụng VKHH và VKHN
- Phán đoán tình huống hóa học và hạt nhân, xác định phạm vi và mức độ của vùng nhiễm độc, nhiễm xạ.
- Đo xạ: đối với cá nhân người lính để xác định mức độ nhiễm xạ nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị
- Sau khi rời khỏi khu vực nhiễm độc, nhiễm xạ, tiến hành các biện pháp tiêu độc và tẩy xạ đối với da, niêm mạc,
phương tiện chiến đấu.
- Xử lí vệ sinh: triển khai bộ phận xử lí vệ sinh bộ phận và toàn bộ
2. Trong cả ba cấp phòng chống VKHH và VKHN:
Hiệu quả phòng chống của 3 cấp phòng chống giảm dần, trong đó:

- Biện pháp cấp 1: là những biện pháp ngăn cản việc sử dụng VKHH và VKHN của đối phương mà chủ yếu là
những biện pháp chiến thuật- chiến dịch- kĩ thuật, cho nên đây là những biện pháp chủ động và có hiệu quả nhất.
- Biện pháp cấp 2: hạn chế tác hại do VKHH và VKHN của đối phương gây ra, có hiệu quả phòng chống thấp hơn
cấp 1. Biện pháp cấp 3: giải quyết hậu quả tác hại của VKHH và VKHN, có hiệu quả phòng chống thấp nhất
trong 3 cấp.

13

You might also like