You are on page 1of 6

I.

NHẬN ĐỊNH
1. HKD không được sử dụng quá 10 lao động
- Nhận định SAI
Theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh
nghiệp theo quy định. ->vẫn có thể sử dụng nhưng phải đăng kí.
2. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD
- Nhận định SAI
Theo khoản 1 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp:
Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh
doanh theo quy định tại Chương này.
3. DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần
- Nhận định ĐÚNG
Khoản 4 Đ188 LDN 2020: “4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành
lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần.”
4. Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở
hữu khác
- Nhận định ĐÚNG
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp
tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
->Chủ DNTN k dc đồng thời là chủ hộ KD, thành viên cty hợp danh. Vì chủ DNTN
chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của DNTN, chủ hộ kd cũng vậy, và tvien cty
hợp danh liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hđ của cty HD.
Nếu để chủ DNTN đồng thời làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu
khác... sẽ gây rủi ro cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh

5. Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP
- Nhận định đúng
Theo khoản 4, Điều 4 và khoản 4 Điều 188 Luật DN 2020
Điều 4. Giải thích từ ngữ
4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong
danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
->Cái bị hạn chế là DNTN k phải chủ của DNTN

6. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân


- Nhận định sai
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp:
Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân
Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ,
chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạtđộng kinh doanh.
7. Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Nhận định đúng
Theo khoản 1 Điều 12( giải thích người đại diện theo PL) và khoản 3 Điều 190 Luật DN
2020
Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp
tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân
thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho
doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
8. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp
- Nhận định ĐÚNG
Điều 191. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình
nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng
đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư
nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh
nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Khoản 3 Đ190:’Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho
doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

9. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
- Nhận định sai
Sai vì khi bị bán, DNTN vẫn tồn tại, tư cách pháp lý của nó vẫn k thay đổi. DNTN chỉ có
thể chấm dứt sự tồn tại theo các phương thức : Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp ( Đ
202, 203, 205) Chia(k4 đ198), hợp nhất ( k1đ200), sáp nhập( k1đ201) , giải thể( đ207)
Và phá sản( k2đ4 luật phá sản 2014)
Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân
2. Sau khí bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong
thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư
nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
10. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
- Nhận định sai
Theo Điều 192 Luật DN 2020
Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân
2. Sau khí bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong
thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư
nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
II. LÝ THUYẾT
1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của DNTN. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2020
chỉ cho phép 1 cá nhân chỉ được làm chủ một DNTN
- DNTN là Dn do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của DN. Chủ sở hữu duy nhất của DNTN là 1 cá nhân. DNTN không
có tư cách pháp nhân
- Các đặc điểm của DNTN:
DNTN là DN do 1 cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ. Chủ sở hữu tài sản của DN
là 1 cá nhân. Bởi vậy mà chủ DNTN có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan tới
quản lý DN, thuê người khác điều hành (trong trường hợp này không phải thông báo với
cơ quan ĐKKD và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hđ của DN), có quyền cho thuê toàn
bộ DN, bán DN, tạm ngừng hđ kinh doanh của DN theo qđ của pháp luật.
- DNTN không có tư cách pháp nhân vì:
Tài sản của DN không tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ DN
Tài sản mà chủ DN đầu tư vào hoạt động kinh doanh của DNTN không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho DN
Tiêu chuẩn đầu tiên để xét tính độc lập về tài sản của 1 DN là tài sản của DN đó phải độc
lập quan hệ với tài sản của chủ DN
DNTN không thỏa mãn tiêu chuẩn quan trọng này, vì thế nó không hội đủ đk cơ bản để
có được tư cách pháp nhân
- DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN:
Khác với loại hình cty (sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu), DNTN là loại hình mà vốn đầu
tư thuộc sở hữu duy nhất 1 người là chủ DNTN
Loại hình DN này phù hợp với ai muốn độc lập, tự chủ trong KD, tự quyết điịnh và tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động KD của bản thân và DN
- DNTN không được phát hành chứng khoán
*Theo quy định của LDN thì DNTN do 1 cá nhân làm chủ vì:
DNTN tồn tại dưới hình thức cty tư nhân
Dù luật pháp có quy định mức vốn pháp định của DNTN, không hạn chế mức vốn mà
DNTN có thể đầu tư hay kê khai, nhưng trong hđ của mình, chủ DNTN phải chịu trách
nhiệm vô hạn trước pháp luật về những hậu quả do mình gây ra mà không giới hạn ở mức
vốn
Nói cách khác, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của
mình về hoạt động của DN.
2. Phân tích hệ quả pháp lý trong các trường hợp bán, cho thuê DNTN.
Thuê Bán
- Người thuê DNTN được sử dụng toàn bộ - Doanh nghiệp tư nhân bị bán vẫn tồn tại
tài sản của DN theo thỏa thuận trong hoạt - Có sự thay đổi chủ sở hữu của DNTN
động thuê - Trừ trường hợp bên bán, mua và chủ nợ
- DNTN không chấm dứt tư cách pháp lý có thỏa thuận khác, chủ cũ của DNTN phải
- Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm trước chịu trách nhiệm về trả các khoản nợ và
pháp luật và người t3 đối với hđ của DN nghĩa vụ DNTN
trong tgian cho thuê
- Quyền và trách nhiệm của chủ DNTN và
người cho thuê được xây dựng theo hợp
đồng cho thuê

3. So sánh DNTN và HKD


DNTN HKD
Quy mô KD Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn Là hình thức KD do 1 cá
HKD có thể do cá nhân nhân hoặc 1 nhóm người, 1
nước ngoài làm chủ hộ gia đình làm chủ
Số lượng người lao động Không giới hạn =<10 người
ĐKKD Phải có giấy ĐKKD, có con Có giấy chứng nhận đăng kí
dấu HKD
Chủ thể thành lập Người VN, có thể là người Phải là người Việt Nam
nước ngoài, thỏa mãn các
điều kiện về hvi thương mại
do pháp luật nước đó quy
định
Loại hình kdoanh Được phép kdoanh xuất, K được kdoanh xuất nhập
nhập khẩu khẩu
Cơ cấu tổ chức pháp lý Chặt chẽ hơn so với HKD
Chủ doanh nghiệp Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ cỉa
DNTN, hộ KD
Tư cách pháp nhân Không có
Địa điểm kinh doanh Được mở nhiều địa điểm Không được
Cơ quan ĐKKD CQĐKKD tỉnh: sở kế hoạch CQĐKKD cấp huyện:
ĐT phòng...

5. Tại sao chủ DNTN được quyền bán, cho thuể DNTN, còn chủ sở hữu các DN khác
không có quyền bán, cho thuê DN của mình
III. TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: Dự định của bà Phương Minh không phù hợp với quy định của PL
hiện hành
Không thể vừa mở cửa hàng bán tạp hóa dưới hình thức hộ kinh doanh (i) vừa thành lập
DNTN (ii) và làm thành viên CTHD X (iv) theo quy định tại khoản 3 Điều 67 NĐ
78/2015/NĐ-CP: “3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh
không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
Hay quy định tại khoản 3 Điều 188 LDN 2020: “3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ
kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”
-> Chỉ có thể thành lập CTy TNHH 1 thành viên (iii) với 1 trong 3 loại hình kinh doanh
còn lại
Tình huống 2:
(i) Được quyền đk thành lập HKD, thỏa mãn các đk quy định tại khoản 1,2 Điều 67 NĐ
78/2015/NĐ-CP
(ii) Hành vi con ông M không phù hợp với quy định của pl
-Không dc thành lập 1 DNTN theo qđ tại khoản 3 Điều 67 của NĐ này: “3. Cá nhân
thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự
nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
-Không dc thành lập 1 HKD theo qđ tại khoản 2 Điều 67 NĐ này: “2. Cá nhân, hộ gia
đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm
vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần
trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.”
(iii) -Việc muốn mở thêm chi nhánh là không phù hợp với Pl vì HKD chỉ đc đk kinh
doanh tại 1 địa điểm, không được mở chi nhánh theo quy định tại khoản 1 Điều 66 NĐ
78/2015/NĐ-CP: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá
nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ
gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao
động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”
-Có thể thuê thêm lao động tại HKD nhưng nếu vượt quá 10 lao động thì phải đk thành
lập doanh nghiệp theo qđ tại khoản 3 Điều 67 NĐ 78/2015/NĐ-CP: “ 3. Hộ kinh doanh
có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”
Tình huống 3:
a) Bà Mai có thể trở thành chủ DNTN vì: bà là 1 trong 3 đồng thừa kế tài sản theo PL của
chồng bà( cùng 2 con ) tại hàng thừa kế thứ nhất qđ tại điểm a khoản 1 Điều 651
BLDS2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;”
Và theo qđ tại khoản 2 Điều 193 LDN 2020:
“2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa
thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận
được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.”
Vì 2 con đều chưa đủ 18 tuổi, nên trong trường hợp này bà Mai sẽ đc trở thành chủ
DNTN thay chồng bà.
b)

You might also like