You are on page 1of 3

VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN VÀ KÝ SINH Ở NGƯỜI

CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH


I.Câu trả lời ngắn:
1. Khuẩn chí bình thường trở nên gây bệnh khi:
A. cơ thể suy yếu, suy miễn dịch B. vi khuẩn của khuẩn chí bình thường thay đổi chổ cư trú
C. thay đổi thành phần của khuẩn chí
2. Các phương thức truyền bệnh của bệnh truyền nhiễm :
A. do tiếp xúc B. qua ăn uống C. do côn trùng tiết túc
3. Nguồn gốc bên ngoài của bệnh truyền nhiễm :
A. Môi trường truyền cho người
B. Người truyền cho người
C. Động vật truyền cho người
4. Để xác định số lượng vi sinh vật trong không khí người ta thường dùng phương pháp.....A....
A. ginoscova
5. Chỉ số E.coli là chỉ điểm........A........ của nước.
A. nhiễm phân
6. Kể tên các vi khuẩn trong thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột già của người trưởng thành.
A. Bacteroides B. Clostridium spp C. Lactobacilus D. E.coli

II.Câu hỏi đúng sai:


7. Các vi sinh vật có ở trong đất là do ô nhiễm các chất bài tiết của người và động vật. (Đ)
8. Để tìm chỉ điểm nhiễm phân của nước, người ta thường xác định số lượng vi khuẩn ở trong nước.
(S)
9. Trong hệ tiết niệu của người khỏe mạnh luôn luôn có các khuẩn chí bình thường. (Đ)
10. Các vi khuẩn trên da là các khuẩn chí bình thường của cơ thể. (Đ) (S)
11. Để kiểm soát nước sử dụng có hợp vệ sinh hay không người ta tìm chỉ số tụ cầu ở trong nước. (S)
12. Các khuẩn chí bình thường không bao giờ gây bệnh cho cơ thể. (S)
13. Vi khuẩn ở đường tiêu hóa của trẻ em đang bú và người lớn hoàn toàn giống nhau. (S)

III.Câu hỏi 1/5.


14. Đất là một môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật vì:
A. trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và hữu cơ.
B. đất bị ô nhiễm các vi sinh vật từ chất bài tiết của người và động vật.
C.đất luôn luôn ẩm ướt và bẩn.
D. đất có nhiều độ sâu khác nhau.
E. đất có nhiều vi sinh vật có lợi cho người.
15. Những vi khuẩn nào có thể tồn tại được lâu ở trong đất :
A.các vi khuẩn gây bệnh do người và động vật bài tiết ra.
B.các vi khuẩn không sinh nha bào.
C.các vi khuẩn có khả năng sinh nha bào, chịu được khô hanh.
D. các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá.
E. các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
16. Nước ở gần chổ dân cư đông đúc, đô thị thì nhiều vi sinh vật gây bệnh do:
A. nhiều chất thải bỏ của người và động vật.
B. không khí và đất bẩn.
C. thiếu ánh sáng mặt trời.
D. thiếu nước sinh hoạt
E. không đủ nước máy để sử dụng
17. Chỉ điểm nhiễm bẩn của nước:
A. chỉ số E.coli.
B. nhiệt độ của nước.
C. các chất vô cơ, hữu cơ trong nước.
D. lượng nước sử dụng.
E. độ đục của nước.
18. Vi sinh vật trong không khí được kiểm tra bằng :
A. phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng.
B. phương pháp khuyếch tán trong môi trường đặc.
C. phương pháp Ginoscova.
D. phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
E. Tìm chỉ số nha bào vi khuẩn trong không khí.
19. Các vi khuẩn trên da là:
A. các khuẩn chí bình thường và các khuẩn chí tạm thời.
B. khuẩn chí bình thường.
C. khuẩn chí tạm thời.
C. đa số là các vi khuẩn gây bệnh.
E. đều là các vi khuẩn không gây bệnh.
20. Vi khuẩn gây bệnh cơ hội khi:
A. cơ thể suy yếu , suy miễn dịch.
B. vi khuẩn của khuẩn chí bình thường thay đổi chổ cư trú.
C. thay đổi thành phần của khuẩn chí .
D. cả a, b, c.
E. đột biến.
21. Khuẩn chí bình thường ở đường tiêu hóa gồm : (đáp án đổi thành e)
A. Salmonella, Shigella, E.coli.
B. E.coli, Proteus, Staphylococcus.,V.cholerae.
C. Neisseria, Streptococcus, Mycobacteria.
D. Bacteroides, Lactobacilus, E.coli, Proteus, Klebsiella.
E. Neisseria, E.coli, Lactobacilus.
22. Khuẩn chí bình thường: (đáp án đổi thành c)
A. vô hại với cơ thể mà còn có lợi cho cơ thể.
B. có lợi đối với cơ thể.
C. gây bệnh cho cơ thể.
D. có lợi cho cơ thể nhưng có thể gây bệnh cơ hội .
E. không bao giờ gây bệnh cho cơ thể.
23. Nơi nào sau đây có số lượng khuẩn chí bình thường nhiều nhất:
A. dạ dày.
B. miệng
C. phổi
D. đường tiết niệu.
E. máu.
24. Đường lây truyền của các bệnh đường hô hấp:
A. do thức ăn nước uống
B. do tiêm chích
C. do tiếp xúc
D. cả a, b, và c.
E. do côn trùng tiết túc
25. Bệnh nào sau đây có thể lây bằng đường côn trùng tiết túc:
A. bệnh bạch hầu, bệnh lậu, bệnh giang mai
B. bệnh dịch tả và các bệnh đường tiêu hóa
C. bệnh dịch hạch, bệnh sốt xuất huyết
D. bệnh viêm phổi, bệnh viêm dạ dày ruột cấp
E. bệnh uốn ván và bệnh viêm màng não do não mô cầu
26. Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm:
A. do các vi khuẩn chí bình thường gây bệnh cơ hội
B. do các vi sinh vật trong đất., trong nước và trong không khí.
C. do các động vật hoang dại, động vật nuôi nhà mang mầm bệnh và truyền cho người.
D.do người bệnh truyền cho người lành.
E. do cả A, B, C, và D.
27. Đối tượng cảm nhiễm là những người:
A. suy giảm sức đề kháng.
B. người già và trẻ em bị mắc bệnh mạn tính.
C. những người lao động, tiếp xúc nhiều với môi trường.
D. những người hoạt động tập thể tiếp xúc với nhiều người.
E. phụ nữ có thai bị nhiễm độc thai nghén.
28. Phương thức truyền bệnh nhiễm trùng :
A. người khỏe tiếp xúc với người ốm hay động vật ốm.
B. người khỏe tiếp xúc với dụng cụ nhiễm vi sinh vật hay tiếp xúc với các sản phẩm của người lành mang
trùng nhiễm vi sinh vật.
C. do ăn phải thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn từ người bệnh hoặc người lành mang trùng.
D. qua môi giới như ruồi nhặng, gián, chân tay bẩn hay muỗi, rận, bọ chét
E. tất cả các phương thức trên
29. Đối tượng dễ cảm nhiễm bệnh nhiễm trùng:
A. những người suy dinh dưỡng
B. người bị suy giảm miễn dịch
C. trẻ em và người già
D.người mắc các bệnh mãn tính
E. tất cả các đối tượng trên
30. Nguồn gốc bên trong của bệnh nhiễm trùng là:
A. các vi sinh vật ở trong đất
B. người bệnh và người lành mang trùng
C. các bệnh dịch hạch và bệnh dại
D. người nhiễm vi khuẩn đào thải ra môi trường bên ngoài
E. các vi sinh vật sống ở trên da, niêm mạc hay các ổ tự nhiên chúng phát triển mạnh mẽ và gây nên bệnh
khi gặp điều kiện thuận lợi

Mới:
31. Vi sinh vật có khả năng gây bệnh khi:
a. có mặt ở đường hô hấp. b. xâm nhập với số lượng lớn.
c. xâm nhập vào đường thích hợp. d. có nội độc tố mạnh
e. xâm nhập với số lượng lớn và đường thích hợp..
32. Khuẩn chí bình thừơng ở ruột già gồm
a. Salmonella, Shigella, E.coli. b. E.coli, Proteus, Staphylococcus.,V.cholerae.
c. Neisseria, Streptococcus, Mycobacterium. d. Bacteroides, Lactobacilus, E.coli, Proteus.
e. Neisseria, E.coli, Lactobacilus.

You might also like