You are on page 1of 7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI
Họ tên: Nguyễn Khánh Huy
Ngày tháng năm sinh: 17/11/2000
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Học sinh
Dân tộc: Kinh
Đảng viên, đoàn viên: Không có
Đơn vị học tập: Lớp 10A1 Trường THPT Nguyễn Trãi
Nơi thường trú: 47 Yên Thế Xã Hố Nai 3 – Huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại: 01233091570
Địa chỉ email: huydeptrai861@gmail.com

Phần câu hỏi:


Câu 1: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã trải qua bao nhiêu kỳ
Đại hội? Hãy nêu mục tiêu tổng quát qua các kỳ Đại hội?
Câu 2: Chủ trương nào trong các kỳ Đại hội được bạn tâm đắc nhất, vì sao? (bài
viết không quá 2.000 từ).
Câu 3: Cảm nhận của bạn về lĩnh vực giáo dục – đào tạo nói chung và về trường
hoặc chuyên ngành nơi bạn đang học tập nói riêng.

Phần câu trả lời:


Câu 1: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã trải qua 9 kỳ Đại hội.
Mục tiêu tổng quát qua các kỳ Đại hội:
* Đại hội Đảng bộ lần I: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện (nông, lâm,
ngư nghiệp), từng bước xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh nông – công nghiệp
giàu mạnh; cải tiến công tác phân phối lưu thông; hoàn thành cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đẩy mạnh cải tạo đối với nông
nghiệp; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từng bước xây dựng
nền văn hoá mới, con người mới, quét sạch tàn dư văn hoá nô dịch, thực dân mới;
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; Nắm vững và không ngừng củng cố hệ
thống chuyên chính vô sản, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy

Trang
01
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy hiệu lực của chính quyền;
tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học
kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt).
* Đại hội Đảng bộ lần II: Ra sức ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo
cho mọi người có công ăn việc làm; Làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, đáp ứng
yêu cầu bảo vệ biên giới; Tăng
cường quốc phòng và an ninh chính
trị, bảo vệ Tổ quốc, kịp thời ngăn
chặn mọi âm mưu hành động phá rối,
bọa loạn, sẵn sàng chiến đấu và chiến
thắng trong mọi tình huống; Hoàn
thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội
chủ nghĩa đối với các ngành công,
nông, thương, lâm, ngư nghiệp, phát
triển sản xuất, phục vụ đời sống, tăng
thu nhập cho nhân dân; Tiếp tục xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm
phát huy các thế mạnh của địa
phương, đáp ứng yêu cầu trước mắt
đồng thời chuẩn bị cho những năm
tới. Ưu tiên phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và chế biến lương thực,
thực phẩm; Ra sức xây dựng cơ sở
gắn liền với xây dựng cấp huyện,
kiện toàn cấp tỉnh, đảm bảo phát huy
vai trò Đảng lãnh đạo, quần chúng
làm chủ tập thể, cải tiến một bước về
quản lý và tổ chức kinh tế, quản lý đời sống nhân dân, chống mọi biểu hiện tham ô,
móc ngoặc, cửa quyền.
* Đại hội Đảng bộ lần III: Đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất, dần dần ổn định,
tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; Tiếp tục xây
dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư; Đẩy
mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản
xuất; Phấn đấu nâng cao chất lượng và phát triển phong trào văn hóa xã hội;
Thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng về mọi mặt và không ngừng tăng
cường quốc phòng toàn dân, ra sức giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội; Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng cả nước và làm tròn nghĩa
vụ quốc tế được giao; Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản.
* Đại hội Đảng bộ lần IV: Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tỉnh Đồng Nai theo cơ
cấu công – nông nghiệp hợp lý; phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, lấy

Trang
02
nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng tâm theo hướng đi lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phát huy các mũi nhọn: Công nghiệp chế biến, nông sản
xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giải quyết tích cực có hiệu
quả thiết thực ba chương trình lớn về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết
yếu và hàng xuất khẩu. Tiếp tục nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan
hệ sản xuất mới; xây dựng cơ chế quản lý mới, nhất là quản lý kinh tế mới, phát
huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh ở cơ sở, xây dựng Đảng bộ vững mạnh
mọi mặt.
* Đại hội Đảng bộ lần V: Ổn định và phát
triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ, mở rộng kinh tế đối ngoại và khu vực
trọng điểm kinh tế phía Nam;  Thực hành tiết
kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, ổn định
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
xây dựng nông thôn mới, từng bước giải
quyết lao động, giảm tỷ lệ tăng dân số đến
năm 1995 xuống dưới 2%;  Thực hiện dân
chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đoàn kết
toàn dân; tiếp tục đổi mới nội dung phương
thức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận,
các đoàn thể quần chúng xã hội;  Tăng cường
quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự
trị an toàn xã hội, thực hiện nghiêm kỷ cương
pháp luật, ổn định tình hình chính trị trong tỉnh.
* Đại hội Đảng bộ lần VI: Giữ gìn
và tăng cường ổn định chính trị;
nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn
thử thách; khai thác và tận dụng
mọi nguồn lực cho yêu cầu đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Phấn đấu xây dựng Đồng Nai
thành một tỉnh công nghiệp phát
triển, từng bước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, đẩy mạnh phát triển thương
mại, dịch vụ, du lịch, tiếp tục thực
hiện cơ cấu kinh tế công – nông
nghiệp – dịch vụ với mức tăng
trưởng cao, liên tục, bền vững để

Trang
03
đến năm 2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Bảo
đảm hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc với giải quyết các vấn đề
văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng, nâng dần mức sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; góp phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách
toàn diện và đồng bộ, tạo tiền đề cơ bản cho bước phát triển cao hơn trong những
năm đầu thế kỷ XXI.
* Đại hội Đảng bộ lần VII: Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định
chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung sức phát
triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả
thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để đến
năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế,
nâng cao chất lượng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân với thực hiện công
bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010, tổng
sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 2000, với cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, làm giảm đáng kể tình trạng chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn.
* Đại hội Đảng bộ lần VIII: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh toàn dân, xây
dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp
theo hướng hiện đại.
* Đại hội Đảng bộ lần IX: Tiếp tục đổi
mới phương thức và nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát
triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao,
bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh; chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đi đôi với bảo vê ̣ môi trường;
thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách an
sinh xã hội; nâng cao hơn nữa chất lượng
cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững
chắc quốc phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa -
hiện đại hóa vào năm 2015.

Câu 2: Chủ trương xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa – hiện
đại hóa vào năm 2015 được tôi tâm đắc nhất, vì lí do cơ bản sau: Chủ trương này

Trang
04
đã cho thấy rằng tỉnh Đồng Nai đã và đang dần tiến tới, và sẽ bắt kịp nhịp độ phát
triển của cả nước vào năm 2015. Chúng ta đã biết giữ gìn, tận dụng những thứ mà
chính chúng ta gây dựng nên trong những năm vừa qua và từng bước đẩy mạnh để
nắm bắt thời cơ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Từ cái gốc là tỉnh cơ bản vào năm
2015, tỉnh nhà sẽ sánh vai với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… trở
thành những tỉnh – thành phố trọng điểm của cả nước trong việc hội nhập với khu
vực và thế giới, làm rạng danh Việt Nam ta trên bản đồ thế giới.
Câu 3: Cảm nhận về lĩnh vực giáo dục – đào tạo nói chung và về trường nơi tôi
đang học nói riêng:
“Giáo dục Việt Nam đang “khủng hoảng” ?” – Đó là đề tài đang được Chính
phủ và người dân bàn luận một cách sôi nổi và nghiêm túc gần đây.
Trong vài năm qua, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt cải cách, thay đổi trong
giáo dục từ bậc tiểu học trải tới bậc đại học và sau đại học, nhưng những cải cách
đó hiệu quả tới đâu? Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hồi tháng 6/2015
nhân dịp nhóm Đối thoại giáo dục gồm các nhà khoa học trẻ và tâm huyết với
ngành giáo dục do giáo sư Ngô Bảo Châu đưa ra khuyến nghị đại học Việt Nam tới
giới lãnh đạo ngành, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, cho rằng giáo dục Việt Nam đang
ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối, triết lý giáo dục, kéo theo khủng
hoảng về phương thức và quản lý tổ chức giáo dục.
Hiện nay, tình trạng phụ huynh và học sinh chạy theo điểm số ngày càng gia
tăng. Phụ huynh chạy hết chỗ này đến chỗ khác để “chạy điểm” cho con, chỉ để…
không phải mất mặt trước bạn bè hàng xóm, nên chăng? Không nên, quả thật
không nên chút nào! Điều đó dẫn đến hang loạt hệ lụy sau này: Học sinh cứ ỷ lại
có bố mẹ “chạy điểm” rồi bỏ bê việc học, từ đó có nhiều thời gian rảnh hơn để sa
lầy vào những tiệm Internet, những quán bài bạc, rồi uống bia, uống rượu, dễ, à
không, chắc chắn sẽ trở thành những con nghiện của các tệ nạn xã hội ấy. Cuối
cùng là đất nước Việt Nam đang trong xu thế phát triển hội nhập thế giới sẽ bị
chững lại, dần dần sẽ tụt hậu so với bạn bè quốc tế, cũng giống như môn bơi, nếu
ta dừng lại sẽ bị người khác vượt qua và bỏ xa chúng ta một khoảng rất xa! Tương
lai đất nước sẽ không đi lên mà sẽ quay ngược về quá khứ của hàng nghìn năm
trước, trở về thời kỳ đồ đá mà thôi!
Chưa kể, tình trạng giáo viên ở các bậc học thường bắt học sinh phải đi học
thêm, nếu không thì sẽ bị điểm kém, hay nói cách khác: bị “đì”!? Việc đi học thêm
là tự nguyện chứ không giáo viên không được bắt buộc học sinh. Chúng ta phải
dừng ngay lại hiện tượng đó, vì một ngày mai tươi sáng của đất nước, cần phải
nghiêm chỉnh nhìn nhận những sai sót trong lĩnh vực dạy và học, hạn chế tình
trạng giáo viên bắt học sinh đi học thêm, hay cha mẹ “chạy điểm” cho con cái.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn về mặt tích cực của giáo dục chứ đừng
nên chỉ nhìn về những mặt tiêu cực của nó. Vì sao “chủ đề giáo dục luôn là chủ đề

Trang
05
hot”? Vì sao người dân Việt ai ai cũng sẵn sàng bàn luận về giáo dục? Bởi vì người
Việt rất coi trọng việc học và giáo dục luôn được xã hội quan tâm. Không quan
tâm thì làm sao người ta lại giành nhiều thời gian để đọc, để gõ các bình luận về
giáo dục? Đó thật sự là một điều đáng mừng và đáng hoan nghênh về tinh thần
trọng giáo dục của người Việt.
Một thực tế nữa, bạn sẽ thấy giáo dục của chúng ta gần như thay đổi liên tục,
chữ “cải cách” đã đi liền với giáo dục Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, mỗi
năm lại có một quy chế mới ra đời.
Nó khiến chúng ta hoang mang về một nền giáo dục không ổn định. 
Nhưng có bao giờ bạn nghĩ giáo dục cần những sự thay đổi như thế? Kiến thức,
công nghệ của thế giới thay đổi đến chóng mặt vậythì giáo dục cũng cần thay đổi
để phù hợp hơn, để bắt kịp với nhu cầu thời đại. Không riêng gì Việt Nam mà giáo
dục trên khắp thế giới vẫn đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
Một cái mới ra đời luôn có những xung đột với cái cũ và đặc biệt là xung đột
với ý niệm cũ, tư duy cũ của con người, của xã hội, vì vậy việc những thay đổi
trong giáo dục bị mọi người chê trách cũng có thể hiểu được phần nào.
Nhiều người nói rằng “vấn đề là các thay đổi của giáo dục Việt Nam là “cải
lùi” chứ không phải “cải tiến” nên mới bị chửi”. Đúng, giáo dục Việt Nam còn
nhiều bất cập, tôi cũng thấy vậy, nhưng tôi nghĩ chính vì còn những bất cập ấy nên
chúng ta lại càng cần thay đổi, cần thể nghiệm để tìm ra giải pháp tốt nhất. Một
điều mới đôi khi trong ý nghĩ là hoàn hảo nhưng đi vào thực tế mới phát sinh nhiều
vấn đề và cần điều chỉnh dần cho phù hợp.
Xem xét một cách công bằng, tôi thấy trong những năm qua, giáo dục Việt
nam cũng đã có những cải cách tích cực, có những quy chế khi mới đưa ra bị bác
bỏ bị chê trách nhưng dần dần đã được điều chỉnh và cho thấy đó là một thay đổi
hợp lý. Đơn cử như việc bỏ các kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, trung học hay việc thay
đổi cách ra đề mở môn Văn,...
Lẽ đời cái xấu được nhớ lâu hơn cái tốt. Phải chăng tư duy “thích phê phán
hơn thừa nhận” đã khiến chúng ta mất đi những cái nhìn tích cực về nền giáo dục
Việt Nam? Nếu không có những điều tốt, những ưu điểm thì làm sao giáo dục Việt
Nam vẫn sản sinh ra rất nhiều người giỏi, người tài ?
Bạn sẽ thấy học sinh, sinh viên Việt Nam được nhiều nước trên thế giới
đánh giá cao về trình độ, khả năng tiếp thu cái mới cũng như tinh thần hiếu học.
Các đoàn học sinh Việt Nam khi tham gia các đấu trường quốc tế cũng giành
“vàng”, giành “bạc” không thua kém ai, thậm chí còn vượt cả một số nước được
xem là có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Đó là những thành tích chúng ta nên ghi
nhận và tự hào về nền giáo dục Việt Nam.
Một điều nữa, tôi thấy mọi người đang “hùng hổ”, “say sưa” chửi và chỉ
trích các nhà quản lý giáo dục. Tôi cũng là người thụ hưởng nền giáo dục này,
cũng không biện minh cho các vị ấy bởi thực sự có nhiều cảii cách khiến cho

Trang
06
chúng ta mệt mỏi. Nhưng nói đi cũng phải nghĩ lại, chúng ta hãy cảm thấy vui khi
các nhà giáo dục Việt Nam vẫn đau đáu, vẫn không ngừng suy nghĩ và nỗ lực để
đổi mới, để cải cách giáo dục nước nhà. Nếu như họ ngưng làm việc, ngưng suy
nghĩ thì lúc đó họ mới thật sự đáng trách hơn.
Khi chúng ta có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn về nền giáo dục Việt Nam thì
tôi mong bạn và tôi sẽ không chỉ chửi và chê bai một cách tiêu cực mà sẽ cùng
nhau góp ý và đưa ra những giải pháp bằng cái tâm chân thành và mong muốn phát
triển nền giáo dục nước nhà.
Như vậy, với giáo dục nước nhà, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách
nghiêm túc hai mặt tích cực và tiêu cực. Ta cần phải phát huy những điểm mạnh
trong nền giáo dục Việt Nam đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những nhược
điểm có thể khiến đất nước ta “mất dấu” trên bản đồ thế giới về lĩnh vực giáo dục –
đào tạo.

Trang
07

You might also like