You are on page 1of 10

Đạo thuần Việt

Cụ Nguyễn Đức Cần đang chữa bệnh liệt tay cho một bệnh nhân.

Nguyễn Tài Đức

Lời dẫn: Trong phần II của cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh”, chúng tôi có
đề cập đến 3 phương pháp chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần. Cách chữa này có thể so sánh
với Mật tông tâm pháp của nhà Phật.

Vấn đề này thu hút sự quan tâm của những người nghiên cứu muốn tìm hiểu những quyền năng
huyền bí của thiên nhiên. Để cung cấp thêm những tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi
xin trân trọng giới thiệu sơ lược các kiến thức sâu sắc cùng những luận chứng của những nhà
nghiên cứu trên thế giới về Phật pháp Mật tông và Đạo giáo. Đề tài này đã có hàng ngàn trang
sách viết tới, nhưng trong khuôn khổ của cuốn sách này, chúng tôi xin phép chỉ chuyển tải được
một số nội dung tri thức văn hóa sâu xa từ thời cổ xưa.

Bùa chú và Phù thuật xuất hiê ̣n trên thế giới từ lâu và khởi đầu từ những vị chân tu có ý đồ
nghiên cứu tìm hiểu và thực hành bùa chú với chủ đích cứu đời, cứu người. Từ ngàn xưa, bùa
chú đã xuất hiện ngay cả trong những kinh sách của nhiều tôn giáo. Phần lớn các bùa chú này
nhằm mục đích để cầu an, giúp cho thân tâm, gia đình yên ổn. Ngoài ra nhiều bùa chú còn giúp
để trị bệnh, trừ tà, phá bùa yếm đối… Những bùa chú này do một số lớn những nhà nghiên cứu
về hiện tượng siêu linh huyền bí tìm ra. Một số bùa chú còn được tìm thấy do những tài liê ̣u cổ
từ Mật Tông truyền lại.
Mật tông (Vajrayna) khởi thủy từ Ấn Độ, đó là một học vấn nối liền hai bình diện Hiển – Mật
trong Phật giáo Đại thừa. Vào giữa thế kỷ 7 sau công nguyên, Mật tông đã trở thành một tông
phái độc lập tại Ấn Độ.

Theo nhà viết sử nổi danh William james Durant thì những phương thuật này phần lớn là những
bùa chú hay những thần chú được tìm thấy rất nhiều trong kinh ATHARVA – VEDA. Ngày xưa
một số lớn người Ấn rất quý trọng những gì viết trong kinh này. Họ thường đọc thần chú để
được có con tốt lành, để sinh dễ dàng mẹ tròn con vuông, để tránh tai nạn bệnh tật, để ngủ yên
giấc, chống lại ác tâm của kẻ thù hoặc làm nản lòng chúng…

Cũng theo William James Durant thì trong kinh Atharva – Ve da đôi khi còn có những câu thần
chú mà lời lẽ rất mạnh mẽ dữ dội và đôi khi man rợ để cho phụ nữ đọc khi nào muốn chống lại
tình địch.

Atharva – Veda là một trong bốn loại kinh Veda giá trị và thiêng liêng nhất xứ Ấn gồm có các tri
thức về các thần chú với các Mạn – đà – La, với những câu thần chú, những lời cầu nguyện.Theo
các nhà nghiên cứu thì có những Thánh ca giá trị đầy năng lực nhiệm mầu trong các kinh Veda.
Về xuất xứ thì theo họ, đã xuất hiện cách đây từ 6 nghìn đến 10 nghìn năm trước công nguyên.

Trên thế giới ngày nay, Phật giáo Tây Tạng cùng với Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Trung
Hoa đã trở thành ba dòng truyền thừa lớn nhất của Phật giáo và Phật giáo Tây Tạng là chủ lưu
trong hai dòng phái chính của Mật Thừa gồm Đông Mật – Nhật Bản và Tây Mật – Tạng Mật.
Mật Thừa được coi là giai đoạn phát triển tối cao của Đại Thừa. Con đường tu hành Mật Pháp
nhanh chóng, tiện lợi hơn, đặc biệt thích hợp với những người có căn khí cao.

Quá trình tu Mật vô cùng gian khổ, nhằm làm thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý. Có ba
phương pháp tu chứng cơ bản của Mật Tông là Thân mật, Khẩu mật và Ý mật.

Vậy, cụ Nguyễn Đức Cần tu theo dòng Mật tông nào: Đông Mật hay Tây Mật, hay dòng truyền
thừa nào khác? Đến nay chúng ta chưa tìm được câu trả lời, nhưng điều chắc chắn rằng những Vị
Thầy tâm linh của cụ đều là người Việt Nam và Đạo của cụ là thuần Việt.

Cụ từng nói rằng: Nước ta thì không có Đạo nào cả, toàn ở nước ngoài vào, “Nam vô Phật” –
Nhưng sẽ có ngày chỉ còn có một Đạo – một Chính Đạo cho tất cả loài người trên thế giới này.

Như chúng ta đã biết, cụ Nguyễn Đức Cần thường sử dụng ba phương pháp chữa bệnh bằng: Lời
nói, Tờ Đạo và Điều khiển bằng đôi tay. Cụ đã kết hợp cả ba phương pháp trên một cách tài tình
và đạt được nhiều kết quả trong việc cứu đời, trị bệnh. Ba phương pháp chữa bệnh của cụ có thể
so sánh với Chú – Phù – Ấn trong Mật Tông.

Chữa bệnh bằng Lời nói (Mật chú – Mật ngữ – Dharani)

Mật Chú hay gọi ngắn gọn là Chú. Chú gọi theo Phạn ngữ là Dharani. Chú là một từ Hán Việt có
nhiều nghĩa. Theo nghĩa chiết tự tầm nguyên thì Chú viết với bộ khẩu có nghĩa là:
1- Lời nguyền rủa.
2- Câu thần chú
3- Lời chúc nguyện.

Chú ngữ, đại biểu cho mâ ̣t mã của linh giới và hiê ̣u lê ̣nh ngâm tụng, có khả năng thuyết phục và
gây ảnh hưởng lên tâm thân của con người và thế giới vô hình. Chú là lời nói bí mật có thể đọc
thành tiếng ( Mật thanh ) hay đọc thầm (Mật tâm). Chú thường không được giải thích. Chú có
nghĩa là niệm, rót sức vào những lời tốt đẹp tha thiết nhất để đạt được một cái gì đó, hoặc tống
một cái gì đi. Những lời chú chứa đựng rất nhiều và rất mật. Tác dụng của lời niệm Chú, tụng ca
có thể làm rung động đến ba kinh mạch, bảy luân xa trong thân thể, đả thông kinh mạch trung
ương, khiến nó tương ứng với tần số âm thanh của vũ trụ, từ đó phát quật được những tiềm năng
của sinh mệnh, khơi thông nguồn trí tuệ siêu việt.

Chú còn được gọi là Chân ngôn, có nghĩa là “Lời nói chân thật”. Chú là những lời nói thần bí,
huyền nhiệm của chư Phật, Bồ tát, những lời nói mang tính chân lý, cực kỳ màu nhiệm, hoàn
toàn chân thức, có tác dụng nối thông trời đất vũ trụ và con người. Có rất nhiều chân ngôn. Căn
cứ vào mặt hình thức, có thể chia thành các loại đại chú, trung chú, tiểu chú, căn bản chú, tâm
chú… Có thể chia Ngôn ngữ thành năm loại, có bốn loại vọng ngữ và một loại ngôn ngữ chân
thật. Bốn loại vọng ngữ là :

– Ngôn ngữ tướng


– Ngôn ngữ mộng
– Ngôn ngữ vọng chấp
– Ngôn ngữ vô thủy

Những loại ngôn ngữ này chỉ có tác dụng tại một địa điểm hoặc một thời điểm nhất định. Còn
Chân ngôn có thể quán thông tam thế, thu nhiếp thập phương và hoàn toàn khác với khẩu nghiệp
của người phàm.

Mật tông phân chia thân thể thành ba tầng

1- Samaya (thân Tam muội da) là thân xác máu thịt do cha mẹ sinh ra được hợp thành bởi tứ đại:
Đất, nước, gió, lửa
2- Jnana (thân trí tuệ) tức trường năng lượng nội tại của sự sống trong cơ thể con người được cấu
thành bởi Khí (prana ) mạch (nadi) và tinh chất (bindu)
3- Samadhi (thân Tam ma địa) nằm ở kinh mạch trung ương ở khoảng giữa của luân xa (chakra)
tim, là trường năng lượng vốn có của con người và cũng là Chính thể Ánh sáng.

Trong cơ thể con người, có vô số đường kinh mạch chạy khắp cơ thể,khí huyết sẽ được lưu thông
qua những con đường này. Trong số đó , quan trọng nhất là ba đường kinh mạch trung ương
( Sushumna ), kinh mạch trái (lda) và kinh mạch phải (Pingala). Đường kinh mạch trung ương,
còn được gọi là Mệnh mạch (kinh mạch của sự sống) có vai trò quan trọng nhất. Từ một số điểm
chủ yếu trên kinh mạch trung ương tỏa ra các kinh mạch nhánh chạy đến các phần thân thể xung
quanh tựa như vô vàn chiếc nan hoa trên một bánh xe. Bởi vậy mà mỗi tổ hợp nhánh xuất phát từ
mỗi điểm trên mệnh mạch được gọi là Luân xa ( Chakra ) có nghĩa là bánh xe.
Trong con người bình thường, khí trong cơ thể họ sẽ tản mát trong các đường kinh mạch nhánh,
nhất là kinh mạch trái và kinh mạch phải và đó là nguyên nhân nảy sinh các loại tư duy tham, sân
, si…

Chỉ khi nào Khí đi vào kinh mạch trung ương, sẽ khiến các khí nghiệp kiếp trong cơ thể được
chuyển hóa thành khí trí tuệ, tạo nên sự chuyển biến của các luân xa, khiến năm thứ độc : Tham,
sân, si, ngạo mạn, nghi kỵ bị loại trừ và khí trí tuệ tràn khắp cơ thể, kinh mạch trung ương được
mở thông hoàn toàn, ánh sáng trí tuệ tuôn trào, dấy lên niềm đại lạc bản nhiên.

Công năng của thần chú

Chúng ta biết rằng: Ngôn ngữ là sự tư duy thành lời, còn tư duy là ngôn ngữ không lời; mỗi mô ̣t
từ dù có nói ra hay không, thì nó cũng là mô ̣t tư duy trong đại não, lời chú thuô ̣c về phạm trù của
tin học, ý niê ̣m là thuô ̣c tính của lực , mà lực và tín hiê ̣u có cùng mô ̣t bản chất; tác dụng tín hiê ̣u
của lời chú, có thể giải thích rõ ràng bằng trường lực .

Chú ngữ là sự biểu hiê ̣n của niê ̣m lực mạnh mẽ cùng sử dụng những âm thanh, từ mức đô ̣ vi tế
đến thô kê ̣ch của các sức rung đô ̣ng cô ̣ng hưởng của âm thanh để gây sự ảnh hưởng có mô ̣t lực
tác dụng thực tế lên người và vâ ̣t chung quanh tùy theo mục đích phòng bê ̣nh chữa bê ̣nh hay
những mục đích khác .

Như vâ ̣y khi con người suy nghĩ về mô ̣t từ nào đó, thì lâ ̣p tức liền có mô ̣t trường năng lực tương
ứng xuất hiê ̣n mà huyền bí học ngày nay gọi là hình tư tưởng – Thought Form, đó cũng là mô ̣t
loại từ trường sinh học; cho nên những năng lượng hoạt đô ̣ng của ý niê ̣m con người, nó gây ảnh
hưởng trực tiếp đến trường năng lực của cơ thể con người trong đó bao gồm cả từ trường của não
bô ̣. Điều này thâ ̣t dể hiểu, vì chú là dùng lời nói có tính kích thích tốt, có thể làm cho người ta
thả lỏng cơ thể và đi vào nhâ ̣p định, và khi con người đã thả lỏng cơ thể và đi vào nhâ ̣p định thì
lại có thể tăng cường làm mạnh trường năng lượng của cơ thể hay còn gọi là làm mạnh hào
quang của thể phách hay thể năng lượng của con người; còn ngược lại những lời chú ngữ có tính
kích thích xấu thì có thể làm cho tâm thần của con người bất an và rõ ràng đã làm cho trường
năng lượng của cơ thể con người suy giảm; loại chú ngữ có nô ̣i dung xấu này tương đương với
lời nguyền rủa khi muốn trừng trị ai đó.

Ở trên là nói đến công dụng của chú ngữ đã sử dụng ý nghĩa của ngôn từ và hình tư tưởng để tạo
sự thay đổi trường năng lượng và tư duy của con người để hướng dẫn hầu đạt được mục đích
mong muốn. Điển hình như là Đại Bi Chú, là mô ̣t loại chú, ngoài tác dụng về mă ̣t tín ngưỡng,
giúp cho con người buông lỏng cơ thể, nhâ ̣p định; điều chủ yếu hơn, đó là những tác dụng rung
đô ̣ng cô ̣ng hưởng hay triê ̣t tiêu của âm thanh, hạ âm hay siêu âm có những tần số rung đô ̣ng có
thể làm thay đổi quỹ đạo vâ ̣n hành của nguyên tử hay tế bào sinh học của con người hay vâ ̣t chất;
vì cơ thể của con người được nhiều hê ̣ thống tạo thành, mỗi mô ̣t hê ̣ thống đều có tần số rung
đô ̣ng riêng của nó, như sự rung đô ̣ng của cơ âm thanh ở yết hầu, của cơ tim, sự co bóp có tính
chu kỳ của dạ dày, sự nhu đô ̣ng của ruô ̣t và tần số rung đô ̣ng của sóng não…

Công năng của thần chú được mô tả trong nhiều kinh sách Mật giáo. Tuy nhiên, tựu trung thần
chú có 5 công năng vi diệu sau đây:
1-Kính ái: Ai đọc thần chú sẽ được người, trời, quỷ thần kính trọng và quý mến;
2-Tăng ích: Được gia tăng những lợi ích trong đời sống như tuổi thọ, sức khỏe, sự thành đạt;
3-Tiêu tai: Tai ách sẽ dần tiêu trừ theo diễn trình từ nặng hóa nhẹ, từ nhẹ trở thành không còn
nữa;
4-Hàng phục: Trừ tà, diệt ma, tức là những thế lực xấu ác vô hình gây tổn hại cho con người;
5-Câu triệu: Tập trung được những năng lực tinh tế của vũ trụ, từ các cảnh giới cao diệu…

Nhiều người thường quan niệm rằng Chân Ngôn là những điều thần bí, nhưng Chân ngôn là sự
thể hiện của chân lý vũ trụ và bản tính chân thực. Tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy,
tiếng chim hót…tất cả mọi biểu hiện của cái đẹp tự nhiên trong vũ trụ, là chân ngôn. Có thể nghe
thấy chân ngôn ở khắp mọi nơi. Nhưng chỉ có chân ngôn của Chư Phật, Bồ tát mới có được sức
mạnh gia trì siêu nhiên.

Chúng ta khi vào chùa, thường niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật”. Đó chính là một câu Chân
ngôn vậy và âm thanh của lời niệm Phật mang vẻ đẹp hài hòa, hàm chứa sức mạnh gia trì siêu
nhiên, khiến người nghe nảy sinh niềm hạnh phúc.

Chữa bệnh bằng tờ đạo (Linh thần Phù – Bùa chú – Amulet – Mandala)

Danh từ bùa chú trong ngôn ngữ tây phương gọi là “Amulet” là chứng vật bảo đảm cho người
giữ nó khỏi sự hiểm nghèo. Bùa là đại biểu cho công văn và pháp quy của linh giới. Linh thần
phù – Phù trong dân gian gọi là Bùa, người Việt dùng từ Bùa thay cho Phù là âm Hán – Việt.

Chữ Phù trong Hán tự viết với bộ Trúc, nghĩa nguyên thủy là cái thẻ làm bằng tre, viết chữ vào
rồi chẻ ra làm đôi, mỗi người giữ một mảnh, khi so lại với nhau mà đúng thì phải, thẻ tre này
dùng để làm tin. Khi xưa, lúc vua ra lệnh cho tướng ra trận thì giao cho một tấm thẻ, thay quyền
uy của mình để chỉ huy ba quân thì đó là Lệnh phù…Như vậy, Phù là một thứ biểu hiện một sứ
vụ lệnh, một vật chứng minh, về sau phù còn có nghĩa rộng là vật tốt lành, một thứ bùa may mắn,
lấy phúc hay một vật hộ phù. Bùa được làm bằng nhiều thứ vật liệu như: Đá , ngọc, vàng, tượng
thần, da thú, xăm trên cơ thể người, vẽ trên vải… Lá Bùa mang những dòng bí ngữ, câu chúc
phúc hay lời chú nguyền rủa.

Bùa còn được họa trên giấy hay vẽ vào trong hư không bằng khói hương (thư hương). Bùa diễn
đạt tác dụng của khí để dùng trong chữa bệnh, phong thủy, hộ mệnh, trừ tà… Những ký hiệu mà
chúng ta thấy trong lá bùa có chức năng truyền tải thông tin và năng lượng. Với những bùa sử
dụng trong chữa bệnh, nó tác động tới thể xác và tinh thần nên có thể chữa thân bệnh và tâm
bệnh.

Trên khắp thế giới, hầu như mọi dân tộc đều có những phong tục nghi lễ với những lá bùa viết
bằng những cổ tự huyền bí.

Ở nước Việt ta, từ thời Hùng Vương, nhà vua đã sai mọi người vẽ (xăm) hình thủy quái trên
mình, để tránh tai nạn sông nước. (Đại Việt sử ký toàn thư có chép việc này). Thời phong kiến ở
miền bắc, mỗi khi đón xuân về ở những làng quê, người ta lấy những thanh tre làm bùa “Tứ tung
ngũ hoành” treo trên các ngọn tre (cây nêu) trước sân, để trừ ma quỷ, hoặc trồng đào trước sân
nhà và dán bốn chữ “Thần Trà – Uất Lũy” để cầu sự bình an, yên vui. Còn những cô thôn nữ
Việt thủa xưa, đeo những lá bùa hình bát quái hay hình củ ấu ở cổ yếm đã đi vào câu ca dao:

“…Năm thương cổ yếm đeo bùa


Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng ..”

Như vậy, có thể nói rằng: Bùa chú là một phần phong tục của dân tộc Việt Nam, pha trộn hai
nguồn tôn giáo lớn trong xã hội Á Đông xưa là Đạo giáo và Phật giáo.

Cấu trúc và công năng của bùa phép

Phù hay còn gọi là bùa, dùng để điều chỉnh khí trường, nó còn là nơi tồn giữ trường sinh thái
thông tin của ý niê ̣m lực do người khi vẽ bùa đã truyền vào; nếu ý niê ̣m càng mạnh thì thời gian
tồn giữ trường thông tin sinh thái này càng được giữ lâu dài, đồng thời nó càng phóng phát năng
lượng ra ngoài càng mạnh hơn, nếu nguồn năng lực này nhỏ thì có thể trị bê ̣nh, điều tâm; nếu
mạnh thì có thể giải trừ tai ách. Người vẽ bùa là người đã thông suốt các thế lực của phong vân
tinh tú, từ đó gồm thâu những lực của thế giới vô hình để kết lại thành khí mà vẽ thành chữ lên lá
bùa.

Lá bùa là mô ̣t tổ hợp của những hình tròn, vòng xoắn, số 8 nằm ngang, những vạch ngang nằm
chồng lên nhau, những đường xiên cùng những chữ có những ngụ ý cao thâm vi diê ̣u .

Nói đến một Đạo bùa, thì phải nói Phù Văn. Vậy Phù Văn là gì ?

Phù Văn chính là văn tự của lá bùa. Nó chính là thành phần cốt yếu của lá bùa. Không có Phù
văn, thì đó chỉ là một tờ giấy. Văn tự của lá bùa chuyên chở một mệnh lệnh, một sự khuyến cáo,
một sự ủy nhiệm, một lời dọa nạt chuyển đạt tới đối tượng (ở đây là những sát thần, tà ma, quỷ
mị).

Trên thế giới có nhiều dân tộc với những nền văn hóa khác nhau, thì đương nhiên là sẽ có nhiều
thứ ký hiệu ngôn ngữ và văn tự khác nhau. Cho nên chúng ta thấy Phù Văn được viết theo những
văn tự bí ẩn hay những bí ngữ của từng nơi.

Hiện nay tại thung lũng Mường Hoa, Sa Pa và ở xã Tả Phìn (Lào Cai) và Vị Xuyên (Hà Giang),
còn lưu giữ những bãi đá cổ cùng với những hoa văn, cổ ngữ và cách bài trí bí ẩn. Bãi đá cổ Sa
Pa trải rộng 8 km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây.
Tại những bãi đá này những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người,
con đường, chữ viết v.v. có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao
phối – biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.

Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bác Cổ
phát hiện vào năm 1925 và ông đã đưa ra những giả thuyết giải thích về các hoa văn này.Có rất
nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy
nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ là những di sản thiên
nhiên vô cùng quý giá của dân tộc chúng ta, nó không chỉ chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ mà còn
gợi mở cho chúng ta về một nền triết học và văn hóa lâu đời của người Việt thời cổ xưa.
Chữ trong lá bùa là một hình thức biểu trưng trìu tượng. Nghệ thuật của lá bùa không chấp nhận
một ranh giới rõ ràng giữa thực tại và hư tưởng. Nó đáp ứng đồng đều cho mọi người, từ kẻ có
triết lý cao đẳng đến kẻ ít học hay suy nghĩ giản đơn.

Ngôn ngữ của lá bùa có nề nếp văn phạm cực kỳ phong phú, diễn tả những đường nét nhịp nhàng
liên tục, phối hợp cái có thể nhận được như nhịp tim của cơ thể với cái khí khinh khoát vô hình
của hơi thở và hồn vía. Qua sự quan sát những đám mây hay sương mù lãng đãng, những đợt
sóng nước ngấp nhô, những luồng hơi khói mỏng manh… người họa bùa đã dùng những đường
nét mà diễn tả cái tính chất biến dịch, chuyển động và năng lực trong thiên nhiên…

Nay ta xem về phần khí cảm trong bùa, được phân làm hai loại mềm và cứng. Tròn, cong, xoáy
trôn ốc hình số 8 v..v… là thuô ̣c về loại khí cảm mềm mại và liên tục, có hiê ̣u ứng phần nhiều là
phóng phát sinh khí, thường dùng vào bổ sung khí cho người mắc bê ̣nh, phần lớn nhằm phối hợp
thành ý niê ̣m hưng phấn phát triển và nuôi dưỡng mang tính hướng thiê ̣n. Còn chữ bùa có vẽ
những đường ngang, dọc, xiên, chéo v..v…có mang trường khí cảm cứng rắn, mãnh liê ̣t và ngắn
phần nhiều có hiê ̣u ứng phóng phát ngoại khí để sát thương và tiêu diê ̣t vi trùng và mầm bê ̣nh
đô ̣c hại, tà khí, phá tan u nần và làm lành bê ̣nh; phần lớn nhằm phối hợp để ức chế, tiêu diê ̣t, trừ
bỏ những ý niê ̣m mang tính ác. Ý niê ̣m mang tính thiê ̣n của cổ nhân phần lớn gọi Thiên Tôn,
Thiên Thần, Tinh Tú, … còn ý niê ̣m mang tính ác, phần nhiều dùng những chữ để chỉ địa ngục,
phá bụng quỷ, xuyên tim quỷ …

Nếu ta nhìn về ảnh hưởng của bùa lên hê ̣ thống kinh lạc, thì bùa có mang những khí cảm khác
nhau và đưa chúng đi vào các đường kinh lạc tương ứng và đưa khí tới các tạng phủ trong cơ thể;
xét về âm dương, thì phải phân biê ̣t các vòng xoáy từ trái sang phải của các đường vẽ xoắn trôn
ốc trong lá bùa là dương, thuâ ̣n theo chiều kim đồng hồ, còn ngược lại là âm …

Trong những “ tờ Đạo ” mà cụ Nguyễn Đức Cần viết cho những bệnh nhân cũng vậy, đó là
những ký tự rất lạ. Có những “tờ Đạo” ký tự như mây cuộn sóng dồn hay như dòng xoáy của
những luân xa, có những ký tự như chữ khoa đẩu thời thượng cổ (thiên thư). Các nhà nghiên cứu
gọi những lá bùa có những ký tự như những sợi mây trên trời là Phù Vân.

Đa số những lá bùa được viết (họa) trên giấy, gọi là Chỉ phù. Hình thức phù văn (thư phù hay
họa phù) cực kỳ biến hóa, có thể chia làm hai loại :

1- Đơn giản chỉ có ít ký tự hay ký hiệu nào đó. Người phương Tây gọi là Pantacle, những dấu
hiệu gồm chứa cả một nguyên lý hợp với sự vận hành của tạo hóa như Thập tự giá của Thiên
Chúa giáo, chữ Vạn của Phật giáo, hình ngũ giác đen trắng của vua Salomon…

2- Phức tạp với nhiều ký tự ngoằn ngoèo. Tiêu biểu là cấu trúc của biểu tượng Mạn đà la, được
xem như cái bánh xe mặt trời với nguồn sáng lung linh tuôn tràn từ trung tâm, tỏa ra muôn vạn
hướng, rồi lại trở về trung tâm. Các nhà nghiên cứu tâm linh ghi nhận rằng: Trong vũ trụ bao la
đều có dạng thể của Man đa la, từ những cá thể của bào tử, loài phiêu sinh, đến cả bông hoa hay
chính con mắt người và loài thú cũng là hình ảnh của Mạn đà la.

Có nhiều loại bùa khác nhau như: Bùa hộ thân, trừ tà giải bệnh. Bùa bình an, bùa trị hóc xương,
bùa an thai, bùa ngăn chặn con ranh con lộn….
Bùa chú là mô ̣t môn chữa bê ̣nh có tính tổng hợp, trong đó bao gồm cả thảo dược học , tâm lý
học, nhân thể học, khí công học và kỹ thuâ ̣t phóng phát ngoại khí của nó … nên ai muốn học
môn này cần phải có mô ̣t kiến thức rất là uyên thâm mà người thường khó lòng hiểu được và
nắm vững. Do đó, bùa chú là hình ảnh thu nhỏ được nghê ̣ thuâ ̣t hóa của trường khí vũ trụ, bùa là
mô ̣t vâ ̣t trung gian tồn trữ và ghi nhớ các khí trường và thông tin mâ ̣t mã mà người thường không
thể hiểu thấu được, và như vâ ̣y Bùa chú được coi như một thông điệp huyền bí để thông linh
giữa con người với thế giới vô hình.

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, những con tàu vũ trụ do con người chế tạo
đã bay vào khoảng không gian bao la, Bùa chú tưởng như chỉ là những tàn dư lạc hậu, dị đoan
còn sót lại. Nhưng cho đến nay chưa một bộ óc điện tử tối tân nào có thể giải mã được những
điều huyền bí của Bùa Chú.

Chữa bệnh bằng tay ( Ấn quyết – Mudra )

Ấn theo tiếng Phạn gọi là Mudra, người Trung Quốc gọi là yin, người Nhật gọi là in-zo, ta dùng
chữ Ấn (Thân ấn và Thủ ấn). Ấn là biểu tượng, phù hiệu, khuôn dấu đóng vào tờ hiệp ước, đại
biểu cho quyền uy của linh giới.

Mudra theo tiếng Phạn có nghĩa là “Khép kín năng lượng”. Khi chúng ta khép kín năng lượng thì
năng lượng được tập trung. Một khi năng lượng được tập trung thì có sức mạnh vô tận. Chúng ta
có thể học được cách đạt tới năng lượng vô hạn của chúng ta bằng cách áp dụng việc bắt ấn.

Ấn biến đổi theo hiệu quả của mỗi ấn khác nhau trên cơ thể, tinh thần và tâm thức của con người.
Ấn làm quân bình nguồn năng lượng cũng như kênh dẫn tới các trung tâm năng lượng đặc thù.

Ấn sử dụng bàn tay, mắt và toàn thân để kích động năng lượng. Lẽ dĩ nhiên là tất cả các ấn đều
mang lại cho tinh thần một sự quy tụ tối hậu. Việc bắt ấn được thực hành trong suốt thời kỳ lịch
sử loài người.

Trước khi có ngôn ngữ, cảm xúc được tạo từ các cử chỉ của các ngón tay để diễn đạt, để thông
tin. Rồi tiến trình tiếp diễn các cử chỉ bàn tay hòa theo các từ, các câu và ngôn ngữ…

Bàn tay từng là biểu tượng của nguyện cầu và của năng lực cao hơn. Vào khoảng 1500 năm
trước Thiên Chúa, thần RA đầy năng lực của Ai Cập được mô tả như chùm tia nắng tỏa ra ở mỗi
bàn tay xòe ra. Ấn là phần rất quan trọng trong các lễ nghi tôn giáo, các nghi thức Ấn giáo và
Phật giáo.

Ấn nguyện cầu với các bàn tay chắp lại tại con tim biểu tượng nguyện cầu và sùng kính đối với
người Công giáo. Các cử động bàn tay được thực hành bởi các nhóm triết học, tôn giáo và tâm
linh khác nhau trên khắp thế giới.

Chúng ta thấy những bức tượng Phật trong những ngôi chùa thường được trình bày với những
kiểu tay đặc biệt , vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất phật (Phật tính).
Trong Đại thừa, các Thủ ấn chỉ các Ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, khác với
Thân ấn (Khế ấn) là những tư thế khác nhau như cầm ngọc, tọa thiền…
Thủ Ấn , là những tư thế khác nhau được tạo nên từ các ngón tay trên hai bàn tay. Năm ngón tay
đại diện cho năm đại : Đất, nước, gió, lửa và không. Bàn tay phải tượng trưng cho Trí tuệ, bàn
tay trái tượng trưng cho Định .

Trí tuệ, Định cùng năm Đại, kết thành những hình dáng, tư thế cho những ý nghĩa khác nhau kết
nối với năng lượng của bản thể vũ trụ , thông suốt với lục phủ ngũ tạng, để đạt tới cảnh giới vô
ngã, trời người hợp nhất.

Trong giáo lý Mật tông các ngón tay có nhiều tên gọi khác nhau. Hai bàn tay gọi là Mãn nguyệt (
Trăng tròn ), Mười ngón tay gọi là Thập độ hoặc Thập luân (10 luân xa), hay thập phong (mười
đỉnh núi). Bàn tay trái, ngón cái là Trí, ngón trỏ là Lực, ngón giữa là Nguyện, ngón đeo nhẫn là
Phương, ngón út là Huệ. Bàn tay phải, ngón cái là Thiền, ngón trỏ là Tiến, ngón giữa là Nhẫn,
ngón áp út là Giới và ngón út là Thí (Đàn).

Có rất nhiều loại Thủ ấn, không thể kể hết ra được, nhưng có sáu loại thủ ấn phổ biến nhất là:

1- Ấn Thiền định ( Dhyani-mudra ), tượng trưng cho tư Thiền Ngộ đạo thường gặp ở Đức Phật A
Di Đà.
2- Ấn Thí nguyện (Varada -mudra) thể hiện sự ban tặng, Thủ ấn thường gặp ở Đức Bảo Sinh
Như Lai.
3- Ấn Vô húy (Abhaya-mudra ) tượng trưng cho quyết tâm phổ độ chúng sinh, không ngại gian
khổ, Thủ ấn thường gặp ở Phật Bất Không ThànhTựu.
4- Ấn Trí quyền ( Bodhyagri –Mudra ) tượng trưng cho tư duy. Đây là Thủ ấn thường gặp ở Phật
Đại Nhật Như Lai.
5- Ấn Chuyến pháp luân ( Dharmacakraprartana-Mudra ) tượng trưng cho sự truyền pháp và giáo
hóa, kiểu Thủ ấn thường gặp ở Phật Đại Nhật Như Lai.
6- Ấn Xúc địa ( Bhumisparsa- Mudra ) tượng trưng cho hàng phục yêu ma. Đây là kiểu Thủ Ấn
của Đức Thích Ca Mâu Ni khi đã chứng ngộ.

Trong Mật pháp,sự thay đổi tư thế các ngón tay để bắt kết thành rất nhiều loại Thủ ẩn và như vậy
có thể cảm ứng với Thân mật của chư Phật, Bồ tát trong hư không, nhằm nhận được sự gia trì
của chư phật, đẩy nhanh hiệu quả trong việc tu hành.

Chúng ta khi chắp tay kính lễ Trời , Phật, Tổ tiên ông bà, cha mẹ là một dạng Thủ ấn cơ bản nhất
trong Đạo Phật. Bàn tay trái tượng trưng cho chúng sinh, bàn tay phải tượng trưng cho Chư Phật,
bởi vậy tư thế chắp tay (hợp chưởng, an jali-mudra) mang ý nghĩa là chúng sinh hợp nhất với
Phật.

Trong trị bệnh, Ấn quyết dùng hai bàn tay để điều khiển khí lực. Những bậc thầy tâm linh khi
chữa trị dùng hai bàn tay etheric (năng lượng) để kéo năng lượng tắc nghẽn ra khỏi trường năng
lượng của bệnh nhân, khiến cho vầng hào quang của họ tuôn chảy và tái cấu trúc lại phần cơ thể
bị đau, do đó cơ thể lành bệnh (Bàn tay Ánh Sáng – Barbara Ann Brennan).

Chữa bệnh bằng niềm tin – Chữa bệnh bằng tâm linh – Chữa bệnh bằng năng lượng của bàn tay
là một phương thức cân bằng lại trường năng lượng của con người. Chúng ta và muôn vật sống
trong giữa đại dương năng lượng và năng lượng ấy truyền sức mạnh cho ta, nuôi dưỡng ta, cho ta
cuộc sống.

Trích trong cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh” tái bản lần thứ 4.

You might also like