You are on page 1of 2

1.

Thực trạng về động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm:
Bản thân chính là một sinh viên đang theo học tại trường Đại học Sư phạm,
tôi nhận thấy động cơ học tập của sinh viên rất đa dạng, mỗi sinh viên đều
có những động cơ học tập khác nhau, một số ví dụ điển hình như:
- Ước mơ trở thành nhà giáo ( có niềm đam mê và lòng yêu nghề) -> Rất
ít, cụ thể qua quá trình học tập, tôi rất ít gặp những bạn, anh chị sinh viên
nói rằng mình muốn trở thành nhà giáo dục trong tương lai.
- Muốn có công việc tốt, ổn định trong tương lai (có ý chí, nỗ lực, cố
gắng)-> Có số lượng sinh viên có động cơ này nhiều hơn nhưng cũng
không chiếm đa số, đây là một động cơ nghe có vẻ thực dụng nhưng lại
rất thực tế, vì đích đến cuối cùng của việc học tập chính là để có được
công việc, kiếm được tiền để nuôi sống bản thân và gia đình.
- Học để qua môn, để ra được trường, lấy được bằng, chứ không yêu thích
dù chỉ là có chút hứng thú cũng không-> Đây là động cơ học tập điển
hình của các bạn sinh viên, động cơ này không thể thúc đẩy việc học tập
hiệu quả mà chỉ mang tính chống đối, hời hợt.
- Không có động cơ học-> Tồn tại một số lượng nhỏ sinh viên nằm trong
nhóm này không biết mình đi học để làm gì, không có mục tiêu, cũng
không có bất kì nỗ lực nào hết, cứ buông thả, không qua môn cũng chẳng
sao, đúng kiểu sống vật vờ cho qua ngày, thậm chí vào học trường Sư
phạm cũng là kết quả của việc sống theo kiểu này.
2. Phân tích các động cơ học tập của sinh viên:
- Trong các động cơ được liệt kê ở trên thì động cơ học tập đầu tiên và thứ
hai xuất phát từ chính người học, nó được hình thành qua một quá trình
dài tương tác, tiếp thu và nhận thức được tầm quan trọng của việc học
tập, vì vậy những sinh viên có động cơ học tập ở hai loại này thường tự
giác trong việc học, có tinh thần tự học cao, dễ dàng khắc phục và vượt
qua khó khăn, trở ngại đến từ bên ngoài trong quá trình học tập, ít đổ lỗi
cho hoàn cảnh.
- Ở trường hợp thứ ba chính là động cơ học tập đến từ bên ngoài thúc ép
sinh viên phải học, sinh viên thiếu động cơ học tập, thường dễ chán nản,
lười biếng, bỏ cuộc, không có định hướng rõ ràng trong tương lai.
- Ở trường hợp cuối cùng, không phải giải thích nhiều thêm nữa, mà chính
là không có bất kì một động cơ học tập nào.
3. Các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập cho sinh viên:
Như chúng ta đã biết, động cơ là sự định hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì
hành vi của con người. Động cơ học tập cũng tương tự như thế. Vì vậy, thúc
đẩy động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm chính là định
hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì hành vi học tập đúng đắn và nghiêm túc,
đạt hiệu quả. Cụ thể có các biện pháp sau:
- Tạo môi trường học tập hiệu quả, chất lượng đào tạo tốt:
1. Đổi mới phương thức đào tạo cho sinh viên, tinh giảm những kiến
thức không có tính thực tiễn cao hay quá trừu tượng hay mang tính
chuyên môn quá cao dù chỉ là môn chung, đẩy mạnh thực hành, áp
dụng lí thuyết vào thực tế để sinh viên dễ tiếp cận, sau này khi tác
nghiệp, đều có thể sử dụng kiến thức đã được học vào chương
trình giảng dạy.
2. Có thể cắt giảm bớt số lượng sinh viên trong một lớp vì nhiều khi
lớp học quá đông, sinh viên thậm chí còn thiếu chỗ ngồi, hơn nữa,
giảng viên rất vất vả trong quá trình theo dõi, giám sát và quản lí
lớp học, kiểm tra quá trình học tập, đặc biệt là với các môn chuyên
ngành. Nhiều khi do lớp quá đông nên một giảng viên không thể
nào cho bài tập và chấm bài, sửa bài thường xuyên, khó khăn trong
việc truyền đạt kiến thức vì càng đông thì mức độ tiếp thu của sinh
viên lại càng khác nhau.
3. Nâng cao năng lực của giảng viên: Thực chất các thầy cô giảng
viên đang công tác tại trường đều có năng lực chuyên môn cao,
nhưng một số thầy cô vẫn áp dụng phương thức giảng dạy có phần
truyền thống, nặng nề lý thuyết, vì vậy nhiều khi sinh viên thiếu
hứng thú học tập, nản thậm chí là sợ. Cái cần nâng cao có lẽ là
phương pháp giảng dạy và quản lí lớp học.
- Sinh viên phải tự tạo động cơ học tập cho mình: Động cơ học tập đến từ
bên trong mới là yếu tố quyết định, nếu sinh viên tự tạo động cơ học tập
cho mình dưới sự định hướng của giảng viên, dưới môi trường đào tạo
chuyên nghiệp và hiệu quả của nhà trường, thì lúc đó biện pháp thúc đẩy
động cơ học tập mới có hiệu quả. Nếu nhà trường, thầy cô đã tích cực đổi
mới cách dạy, sinh viên cũng sẽ phải đổi mới cách học. Sinh viên phải tự
nhận thức, định hướng cho tương lai của chính mình, phải có trách nhiệm
với cuộc sống của mình thay vì luôn luôn đổ lỗi cho những yếu tố khác
bên ngoài.

You might also like