You are on page 1of 52

BỪNG TỈNH

THƠ
HT. THÍCH QUẢNG THẠC
Tiểu sử Hòa Thượng
THÍCH QUẢNG THẠC
Trụ trì chùa An Lạc
175/15 đường Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.
Hồ Chí Minh

Hỡi ôi !
Vô thường biến đổi, nơi Ta-Bà rơi rụng cánh hoa Đàm
Sanh diệt chuyển dời, nước Cực Lạc nở bừng hương sen ngát

ố Hòa Thượng THÍCH QUẢNG THẠC, Trụ trì Chùa An Lạc –


175/15 đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, hơn 70
xuân thu thác tích chốn Ta-Bà, 40 tuổi Hạ tùy duyên phổ độ, thượng
cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sinh. Giờ đây công duyên đã mãn, bản
nguyện viên thành, Hòa Thượng đã thâu thần viên tịch lúc 0 giờ 20
phút ngày 25 tháng 1 năm 1996 (nhằm ngày 6 tháng 12 năm Ất Hợi).
Trước linh đài khói hương xông lặng lẽ
Chân dung xưa hiển hiện nét thường nhiên
Toàn thể Tăng, Ni Tứ chúng và nam nữ Phật tử môn phái Tổ Đình
Vĩnh Nghiêm gói trọn tâm tư, thành kính ghi lại đôi dòng tiểu sử bậc
cao tăng suốt đời hiến dâng cho Đạo Pháp.
I.- THÂN THẾ
Cố Hòa Thượng đạo hiệu : TUẤN ĐỨC, Pháp danh : QUẢNG
THẠC, húy THÍCH QUẢNG THẠC, sinh năm : Bính Dần (1925) tại
làng Quần Phương Hạ, Xã Tây, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định (nay
là Nam Hà). Thân phụ là cụ ông ĐỖ VĂN KHÔI hiệu ĐA SĨ, thân
mẫu là cụ bà PHẠM THỊ KHUYẾN hiệu DIỆU PHƯƠNG. Ngài là
người con út trong gia đình gồm 6 anh chị em, 3 trai, 3 gái.
II.- XUẤT GIA VÀ HÀNH ĐẠO
Vốn sinh trưởng trong gia đình có truyền thống Nho học, trải nhiều
đời gia tộc đều quy ngưỡng cửa Thiền, năm 11 tuổi, Hòa Thượng noi
theo người chị cả là Ni Trưởng THÍCH NỮ ĐÀM SOẠN, phát tâm
xuất gia, quy y với Sư Cụ tại Chùa Nghĩa Xá, Làng Nghĩa Xá, Huyện
Xuân Trường, Tỉnh Nam Định.
Năm 16 tuổi (1941), vì muốn phát huy giống Phật nơi đất tâm, mong
được thắp sáng nguồn từ trong biển trí, Hòa Thượng đến Chùa Mai
Xá, Tỉnh Nam Hà để cầu pháp với nghiệp sư, Hòa Thượng THÍCH
TRÍ HẢI, nơi đây Ngài được thụ giới Sa Di. Rồi từ đó, năng trì giới
luật, khát ngưỡng Pháp mầu, chí xuất trần nguyện dốc lòng theo, bờ
giải thoát cầu mong đạt đến. Thấy vậy, năm 1950 Tổ Trí Hải đưa
Người lên Chùa Quán Sứ Hà Nội học tại Trường Cao Đẳng Phật Học.
Suốt 3 năm trau dồi Kinh, Luật, Luận, sống hài hòa giữa bạn tốt thầy
hiền, Hòa Thượng luôn luôn được tán dương là học tăng gương mẫu.
Năm 1953, vì sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp của ân sư, Hòa
Thượng cùng Tổ về Hải Phòng kiến tạo Chùa Phật Giáo tại nơi đây.
Năm 1954, Tổ nhận thấy Hòa Thượng là người đường đường Tăng
tướng có pháp khí Đại Thừa nên quyết định cho phép Ngài vào Nam
nhập tuyển Phật trường, lãnh thụ Đại Giới do Tổ THANH THẠNH
làm Hòa Thượng Đàn Đầu. Tổ THANH THÁI làm Yết Ma và Tổ
YÊN BÌNH làm Giáo Thọ A Sà Lê Sư. Từ đây, Ngài chính thức được
dự vào hàng Tăng Bảo với trọng trách tiến tu tam học, tục diễm
truyền đăng để pháp luân thường chuyển. Thế rồi, xuân đến, xuân đi,
trải qua bao thời thiền tịnh, hoa lòng chợt nở, Ngài lại được Tổ HÒE
NHAI (Đức Cố Pháp Chủ, Đại Lão Hòa Thượng THÍCH ĐỨC
NHUẬN) trao truyền Bồ Tát Giới và ban cho pháp hiệu là TUẤN
ĐỨC. Từ đó Hòa Thượng càng chuyên cần ý chí độ sinh, chẳng lãng
quên sơ tâm cầu đạo.
Lúc bình sinh, Hòa Thượng thường lấy câu kệ dưới đây làm phương
châm tu dưỡng.
“Luyện tính bất dung văn vũ hỏa
Tham thiền tu bế lợi danh quan”
Tạm hiểu :
Luyện tính tu tâm ấy Đạo mầu
Võ văn lửa dữ gắng qua mau
Tham thiền yếu lý thường tu niệm
Cửa ải lợi danh chớ lún sâu
Câu châm ngôn trên tuy rất bình dị nhưng lại sâu sắc, nó làm nền tảng
cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của Ngài.
Năm 1954 Hòa Thượng được suy cử Trụ trì Chùa Giác Hoa vùng Gia
Định.
Năm 1970 Ngài lại kiến tạo Chùa An Lạc và giữ ngôi Đường Chủ cho
đến ngày lâm tịch.
Trải bao phen thế sự thăng trầm, Hòa Thượng vẫn một lòng tu tâm
luyện tính.
Hòa Thượng còn là người tinh tường về thư pháp. Các đạo tràng trong
chốn thiền lâm còn ghi đậm nhiều bút tích của Ngài. Hiện nay Hòa
Thượng còn lưu lại một tác phẩm trên 200 câu đối của Ngài (chưa
xuất bản).
Bằng tất cả trí tuệ, tài năng và sức lực, Hòa Thượng đã hiến dâng trọn
đời mình cho sự nghiệp tu hành và văn chương, bút pháp của Ngài
điểm tô thêm cho trang sử Phật Giáo ngày càng xán lạn.
Làm lễ kết hôn và quy y cho Phật tử

Theo năm tháng của thời gian, sức khỏe của Ngài cũng mỏi mòn, thân
tâm trở nên bì quyện, bốn đại huyễn thân dần dần rời rã, năm uẩn giả
hợp tụ tán không thường. Vào cuối năm Ất Hợi (1995) Hòa Thượng
đã suy yếu và lâm trọng bệnh. Mặc dù đã được nhiều lương y, bác sỹ
tậm tâm điều trị nhưng cũng không sao cưỡng được luật vô thường
nên Hòa Thượng đã điềm nhiên thị tịch vào lúc 0 giờ 20 phút ngày 25
tháng 01 năm 1996 nhằm ngày 06 tháng 12 năm Ất Hợi tại Chùa An
Lạc đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1,
Tp. Hồ Chí Minh, trụ thế 70 năm, trải qua 40 mùa An Cư Kiết Hạ.

NAM MÔ MA HA SA MÔN TỲ KHEO BỒ TÁT GIỚI


PHÁP HÚY THÍCH QUẢNG THẠC PHÁP HIỆU TUẤN ĐỨC
GIÁC LINH THIỀN TỌA HẠ TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

Ngày 28/01/1996 (09-12-Ất Hợi)


Bài 1

Vịnh chùa Hàm Long

(Nữ Trung Học Vạn Hạnh)

Hàm Long cổ tự giữa Thành Đô.


Trải lớp phong sương bụi phủ mờ.
Thắng tích in sâu dòng lịch sử.
Tăng Già bồi đắp cảnh tiêu sơ.
Mở đường văn hóa khơi nguồn giác.
Điểm tiếng hồng chung tỉnh giấc mơ.
Vạn Hạnh giòng ân dào dạt chảy.
Ngàn thu nhạc đạo vút đường tơ.
                             Quảng Thạc
                             Hà Nội, 1953
Bài 2

Vịnh Chùa Đại Giác Kiến An

Cửa Thiền rộng đón khách siêu phương.


Đại Giác nơi đây cảnh dị thường !
Ngất ngất lầu cao chim lắng kệ.
Xanh xanh núi biếc gió dâng hương.
Lời kinh cắt đứt giây tràn lụy.
Nhịp mõ khua tang giấc mộng trường.
Trần thế đớn đau ai tỉnh ngộ ?
Cửa Thiền rộng đón khách siêu phương.

Quảng Thạc
1953
Bài 3

      Xứ Phù Tang xưa

Kính tặng Sư ông Tâm Giác và Thanh Kiểm

xuất dương du học Nhật Bản


Cõi đời còn vẳng tiếng sầu than !
Đạp gió tung mây vượt biển ngàn.
Hy Mã đèo kia tầm Phật tích.
Phù Tang đảo ấy luyện Chân thân.
Huyền Trang mạch sống khơi sâu rộng.
Khuông Việt nguồn ân chảy chứa chan.
Nhẹ đặt chuông kình ba bảy tiếng.
Dư âm vang dội khắp trần gian.

Quảng Thạc
1954
Bài 4

Hoài Cảm

Hoài cảm Sư Ông


Tâm Giác ở Nhật

Bao thu chung sống hợp hòa vui.


Sứ mạng chia ly luống cảm hoài !
Mến đức khoan hòa làn nước biếc !
Say hồn lý tưởng ánh trăng tươi !
Trông vời dĩ vãng lòng vương vít !
Lắng lại tương lai mắt sáng ngời !
Cách vạn trùng dương tình thắm lại.
Khải hoàn muôn sự vẹn mười mươi.

Quảng Thạc
1955
Bài 5

Nhớ Nụ Cười Xuân

Hoài cảm tặng Sư Ông


Thanh Kiểm ở Nhật

Tý tách bên tường mấy hạt sương.


Gợi bao hoài cảm vạn trùng dương.
Bâng khuâng trước sách hồn vơ vẩn.
Thao thức bên đèn dạ vấn vương.
Nhớ nụ cười xuân đầy lý tưởng.
Nhìn khuôn mặt thắm đượm tình thương.
Đường xa thân ái tình tơ quyện.
Hy vọng ngày mai khách viễn phương.

Quảng Thạc
1955
Bài 6

Mừng Phật Xuất Gia

Thương cảm trần gian cảnh bẽ bàng.


Trăng xuân dõi bóng ngựa băng ngàn.
Xa lìa cung điện, tình vương giả.
Say mến từ bi, ánh đạo vàng.
Núi tuyết in sâu hình khổ hạnh.
Cõi Bồ dứt sạch mộng hoang mang.
Mở đường bình đẳng khơi nguồn trí.
Muôn loại triêm ân đấng Giác Hoàng.

Quảng Thạc (5.02.1964)


Bài 7

     Mừng Phật Đản

Ba ngàn thế giới ngợp mừng vui.


Đón đấng Từ Tôn xuống cõi đời.
Thành Xá ca vang tuôn sóng nhạc.
Vườn Lam hoa nở nức hương trời.
Nô Ma im bặt căm hờn sóng.
Hy Mã thầm reo cứu độ lời.
Chân lý thần đăng ngời vạn thủa.
Soi đường dẫn lối khắp muôn loài.

Quảng Thạc (1964)
Bài 8

     Giấc Mơ Nguyện Ước

Tặng Ni Cô Hương Truyền thụ Đại Giới

Nửa giấc mơ hoa ước nguyện thành.


Ươm mầm giải thoát tự đây sinh.
Giới thân hương quyện mây vờn bóng
Tuệ mạng trăng soi sáng ngợp hình.
Long Nữ gương xưa ngày lặng ngắm.
Kiều Đàm hạnh quí dạ đinh ninh.
Suối thơm nước biếc lòng trong vắt.
Ngàn Giác đâu xa vạn lý trình.

Quảng Thạc (1972)
Bài 9

    Vĩnh Biệt Tôn Huynh

Ai cảm Sư Ông T.G tịch hồi 12 giờ đêm


                    ngày 20.10. Quý Sửu

Hiu hắt đêm đông gió gợi sầu !


Tôn huynh vĩnh biệt quặn lòng đau !
Lệ nhòa thương cảm, tình man mác…
Tim rộn ai hoài, nghĩa trước sau…
Chạnh tưởng cha già khôn tả xiết !…
Ngùi trông người quí biết tìm đâu ?…
Ôi thôi ! cuộc thế thôi là thê !…
Ngàn Giác siêu thăng khấn nguyện cầu.

Quảng Thạc (1973)
Bài 10

Bừng Tỉnh

Cảm tác khi tụng Kinh Pháp Hoa

Giấc mộng bao đời chợt tỉnh ra !


Nguồn tâm trong lắng ánh trăng hòa.
Ngàn sao lấp lánh màn sương bạc.
Hạt ngọc long lanh vạt áo dà (1)
Trời Giác mênh mông làn chớp sẹt!
Đường trần oi ả trận mưa sa !
Ngọn đèn trí tuệ khêu bừng tỏ.
Nay, trước, xưa, sau, ta thấy ta.

Quảng Thạc (1977)

(1) Lấy ý trong Dạ Kế Châu


Dà : Một thứ vỏ cây dùng dể nhuộm vải. Mầu nó rất mộc mạc.
Bài 11

      Vịnh Cái Nhíp

Có mặt trên đời đã bấy lâu ?

Mà thường kết nghĩa bạn mày râu.

Một thân đồng, sắt, lòng trong suốt.

Hai mảnh ân, tình, ý thẳm sâu.

Cặp, nhổ vững trơ từng thắm lại.

Vui, buồn chia sẻ há quên đâu ?

Sớm, hôm sang sửa đời tươi mặt.

Thông cảm, tin yêu bắc nhịp cầu.

Quảng Thạc (1977)
Bài 12

     Vịnh Cây “Sống Đời”

Trời đất sinh ra tự thủa nào ?

“Sống Đời” tên gọi lạ lùng sao !

Mầm non ương lá, hoa xinh đẹp.

Nhựa sống căng mình, nhánh thấp cao.

Ngát dịu tạm nhường hương Cúc, Huệ.

Thanh tao đâu kém vẻ Mai, Đào.

Trang hoàng gợi cảm trao truyền thuốc.

Rịt vết thương đời quí xiết bao !

Quảng Thạc (1977)
Bài 13

       Vịnh Cái Lược

Sinh ra trong giữa cõi hồng trần.

Duyên nghiệp dầy, thưa hợp một thân.

Gỡ rối dọc, ngang, từng tháo vát.

Định đường phải, trái, những cân phân.

Rừng gàu quét sạch không vương vấn.

Tổ chấy xông pha chẳng ngại ngần.

Tình nghĩa tóc tơ càng thắm quyện.

Mặt đời tươi nở tựa hoa xuân.

Quảng Thạc (1978)
Bài 14

        Vịnh Cây Trúc

Gay gắt nắng hè, Trúc biếc sao !

Được người khen tặng vẻ thanh tao.

Đốt ngay rắn rỏi, thân thon óng.

Lòng rỗng sạch láng, ngọn vút cao.

Quân tử mang danh, nhơ chẳng bén.

Hiền nhân giữ tiết, đức thường trao.

Đóa rồng tung cánh mây lãnh quyện

Rừng Phúc vang rền tiếng lá reo.

Quảng Thạc (1978)
Bài 15

       Vịnh Cây Thông

Ngàn cây trút lá lúc Đông sang.

Riêng giẫy thông xanh chẳng úa vàng.

Nhánh vút lưng trời, thân thẳng tắp.

Bóng lồng mặt đất, lá reo vang.

Nhựa thơm sá quản sương phai lạt.

Cỗi vững e chi gió phủ phàng.

Mạch sông ngạt ngào hương Hổ Phách.

Trượng phu dường cột chí hiên ngang.

Quảng Thạc (1978)
Bài 16

       Vịnh Cây Mai

Khác hẳn muôn ngàn cây có hoa.


Mai thường xanh tốt giữa Đông qua.
Thân gầy cốt cách, hoa tươi thắm.
Nhánh cứng thanh tao, lá nõn nà.
Tiết sạch sá chi cơn gió lộng.
Giá trong đâu quản giọt sương pha.
Xuân về hương sắc càng thêm đượm.
Đem lại an vui khắp mọi nhà.
                            Quảng Thạc (1978)
Bài 17
        Cây Tằng Thăng
                      (119 năm) Chùa Nhất Trụ

Tằng Thăng tên lạ nên thơ !


Trên trăm năm đến bây giờ vẫn tươi !
Trải bao gió lộng, sương rơi.
Tấm thân già sóc nảy chồi thêm xuân !
Lá, cành vờn tiếng chuông ngân.
Dáng hình lặng ngắm lòng trần nhẹ khuây.
                             Quảng Thạc (1980)
Bài 18

             Cây Kim Quất

(119 năm) Chùa Nhất Trụ


Sinh ra trong giữa cõi đời.
Mang tên Kim Quất trăm ngoài bao năm.
Mưa dầu, nắng dãi, sương dầm.
Da mồi, thân vận nảy mầm xanh tươi.
Xá chi vật đổi, sao dời.
Cửa thiền nương bóng thảnh thơi tháng ngày.
                               Quảng Thạc (1980)
Bài 19

          Mừng Cụ Thượng Chí Tự tay đắp Hồ Non Bộ

Kỳ công cảnh sắp tuyệt vời !


Hồ ươm rong biếc, “non phơi bóng vàng”
Nào Chùa, nào tháp nhịp nhàng.
Nào cầu, nào động, nào hàng cây xanh.
In hình đáy nước long lanh.
Cá vàng lơ lửng uốn mình nhởn nhơ.
Cỏ hoa bóng rọi ven hồ.
Bèo xanh mấy cách lững lờ đó đây.
Thảnh thơi cụ Lã vui thay !
Thả hồn theo dõi đường giây thẳng, chùn.
Bên khe phấp phới cánh buồm.
Rập rình nhịp tiếng suối cuồn, gió lay.
Nên thơ mọi vẻ phô bầy.
Thơ trời âu cũng thế này mà thôi.
Nước non thắm quyện lòng người.
Tình thương – suối ngọt tuôn khơi tháng ngày.
Chí cao gợi cảm hồn say.
Tình riêng, riêng gửi cảnh này sớm hôm.
Vui cùng nước nước, non non…
                             Quảng Thạc (25.01.1980)
Bài 20

       Vịnh Thi Phẩm

Con Đường Lý Tưởng

Tặng Ni Sư Vân Nương


Giống Phật ươm gieo tự thủa nào ?
Mà nay bừng nở đẹp dường bao !
Ánh trăng Trí Tuệ nguồn thơ quyện.
Giòng suối Từ Bi ngọn bút trào.
Ý sáng rọi ngời “Gương Lý Tưởng”
Lời hoa trau chuốt “Nguyện Thanh Cao”.
Dạo êm khúc nhạc trên đường Giác.
Giải thoát âm ba mấy ngọt ngào !.
                     Quảng Thạc (01.4.1984)
Bài 21

            Thu Cúc

Bao hoa vắng bóng dưới trời thu.


Riêng Cúc mừng thu trổ mấy giò.
Hương tỏa ngạt ngào ong lãng hút.
Sắc phô rực rỡ bướm ơ hờ.
Thanh cao rạng vẻ cùng sương gió.
Tinh khiết tươi màu với nắng mưa.
Hiu hắt hơi thu trăng quyện bóng.
Lắng lòng càng ngắm lại càng ưa.
                             Quảng Thạc
Chữ tâm để lại cho đời.
Bút hoa viết để cho người ngàn sau
Chư pháp tòng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng
Cẩm lân mật mật bất duy châm
Đới diệp liên căn khởi kế thâm
Thường dữ bạch vân tranh thủy diện
Khổng giao hồng nhật trụy ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong suy vĩnh bất trầm
Đa thiểu long ngư tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm
Mặt trời ẩn đạo soi đường sáng
Hoa dẫu vô ngôn vẫn hữu tình
Phong kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
  Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
  Cô tô thành ngoại Hàn Sơn tự
  Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Tương kế
Vết chân mờ mịt

có người lên núi


  tìm trâu
  vết chân mờ mịt
  lối sầu triền miên
  nghe chim
  tiếng hót hồn nhiên
  thấy ngàn mây trắng
  qua miền chiêm bao
Thơ Chánh Tuệ Tâm Mãn
Tự vấn
  Thời lai vân tĩnh liên thiên bạch
  Xuân đáo hoa khai mãn thu hồng
  Hạo hạo sơn hà quang thái sắc
  Thử thân hà sự nhất thi ông
Vũ Thặng
Đạo phi thường đạo do tâm nhẫn
Sự nghiệp danh thành chẳng vị danh
-Càn khôn nạp tử tản thủ tấn thành không duy đại từ đại bi thử tánh
bất sinh hoàn bất diệt.

-Y bát chân truyền niêm hoa chỉ vi tiếu xả liệu tướng liễu pháp
thượng thiên vô xứ diệc vô thanh

Câu đối của cụ DƯƠNG BÁ TRẠC tại chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm
và Quán Sứ Hà Nội
                              Thủ bút Cố Hòa thượng Thích Quảng Thạc
Chén trá an lạc
  Cành sen trên sóng
  vẫn an nhiên
  sóng nước
  nhòa tan
  những lụy phiền
  nâng chén trà thơm
  mờ khói biếc
  cho hương kỷ niệm
  ngát thiền viên
Thơ Chánh Tuệ Tâm Mãn
Xuân Khứ Bách Hoa Lạc
Xuân Đáo Bách Hoa Khai
Sự Trục Nhãn Tiền Quá
Lão Tòng Đầu Thượng Lai
Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Vận
Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai
              Mạc Giác Thiền Sư
Tâm Thanh Vĩnh Chấn
Tư tặng Thi sĩ Hải Như
1995

“… Dòng chữ nhỏ như bức họa


với 4 chữ “Tâm Thanh Vĩnh Chấn” treo
ở phòng khách sẽ trở thành vật báu
lưu lại của Cố Hòa Thượng Quảng Thạc …”
                     Hải Như

You might also like