You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
-------------
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (HƯỚNG ỨNG DỤNG)
1. Mục tiêu và yêu cầu
1.1. Mục tiêu
- Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng) hướng đến mục tiêu cốt lõi là
giúp học viên phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở đó, việc thực hiện luận văn tốt nghiệp được thiết kế nhằm giúp học viên vận
dụng một cách khoa học và sáng tạo các kiến thức chuyên môn vào quá trình nhận diện,
phân tích và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh một cách hiệu quả.
- Quá trình thực hiện luận văn giúp học viên củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn
trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời phát triển phương pháp tư duy sáng tạo trên nền
tảng lý thuyết khoa học.
1.2. Yêu cầu
- Học viên phải hoàn thành một luận văn tốt nghiệp và bảo vệ thành công trước hội đồng
đánh giá chuyên môn.
- Hình thức trình bày luận văn phải đáp ứng các quy định hiện hành của chương trình đào
tạo được công bố trên trang thông tin chính thức của nhà trường.
- Nội dung luận văn phải gắn liền với việc nghiên cứu thực tiễn tại một tổ chức, hoặc một
ngành trên một địa bàn cụ thể và phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

2. Nội dung của luận văn tốt nghiệp


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng) tập trung vào việc phát
hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn kinh doanh, nội dung xuất phát từ ý tưởng xây dựng
hoặc cải tiến hiệu quả của một hệ thống kinh doanh, một phòng ban chức năng hoặc của một đơn
vị trên một hoặc nhiều tiêu chí cụ thể. Qua đó, giá trị đề tài đóng góp vào việc nâng cao tính hiệu
lực và hiệu quả của các quá trình vận hành trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Chủ đề của
luận văn có thể liên quan đến các mảng hoạt động như: hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm,
hiệu quả quản lý hàng tồn kho, hiệu quả quản lý nguồn lực về tài chính, hoạt động đào tạo và

1
phát triển nguồn nhân lực, hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động, hệ thống lương thưởng, giải
pháp phát triển hoạt động kinh doanh và các chủ đề khác trong hoạt động quản trị điều hành và
kinh doanh của một tổ chức hoặc một mô hình kinh doanh cụ thể.
Ý tưởng của luận văn xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực tiễn của tác giả tại một tổ
chức hoặc một mô hình kinh doanh trên một địa bàn cụ thể. Quá trình nhận diện và giải quyết
vấn đề được triển khai thông qua các bước cơ bản:

o
ế
K
đ
à
h
g
n
cp
C
ự X

v


õ
ịtâ

liả
á ọ
a ẩ

u
y

T
ê
r

Cấu trúc của đề tài có thể theo hướng 3 hoặc 5 chương, tuy nhiên cần có các phần cơ bản như
sau: (i) Xác định vấn đề; (ii) Cở sở lý luận; (iii) Phân tích thực trạng các nguyên nhân gây ra vấn
đề (iv) Phân tích các giải pháp triển vọng; (v) Kế hoạch thực hiện.

2.1. Xác định vấn đề


Đây là phần cực kỳ quan trọng trong luận văn. Trong phần này, tác giả giới thiệu cụ thể về bối
cảnh của vấn đề để từ đó đi đến dự đoán, định nghĩa, và chứng minh sự tồn tại của VẤN ĐỀ
CỐT LÕI cần giải quyết. Các thông tin có thể bao gồm :
- Giới thiệu, mô tả sơ lược về đơn vị hoặc mô hình kinh doanh mà đề tài hướng đến phân
tích
- Trình bày nền tảng, cơ sở của vấn đề, có thể bao gồm: các triệu trứng, tín hiệu dấu hiệu
và các dự đoán các vấn đề có thể, dự đoán vấn đề cốt lõi.
- Đặc trưng của hoạt động kinh doanh, loại hình kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến
vấn đề cốt lõi mà đề tài hướng đến phân tích

2
- Kiểm chứng vấn đề cốt lõi, có thể bao gồm: Mô tả, định nghĩa vấn đề cốt lõi, Kiểm
chứng sự tồn tại của vấn đề cốt lõi; Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề
cốt lõi
- Các phương pháp cơ bản được áp dụng trong bước này bao gồm: quan sát, tổng hợp, so
sánh, phân tích dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận nhóm. Có thể sử dụng
các công cụ như mind map, fishbone map, cause-effect diagram để trình bày kết quả, và
ma trận IPA (Importance-Performance Analysis) để định vị vấn đề cốt lõi.
“Vấn đề” trong thực tiễn hoạt động kinh doanh được hiểu là kết quả của nhận thức về những trục
trặc đang xảy ra trong hệ thống, gây ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của hệ thống kinh doanh
và gây nên những trạng thái không thỏa mãn đối với các chủ thể có liên quan. Vấn đề trong kinh
doanh có tính chất mở, cùng một lúc có thể có nhiều vấn đề gây ra cùng một hậu quả. Các vấn đề
luôn nằm trong những giới hạn và phạm vi nhất định của nguồn lực, tuy nhiên học viên cần nhận
diện và lựa chọn một VẤN ĐỀ CỐT LÕI không quá rộng cũng không quá hẹp để việc giải quyết
vấn đề có đóng góp quan trọng cho tổ chức.
Phần trình bày có thể bao gồm các nội dung: (1) Giới thiệu về công ty; (2) Nền tảng, cơ
sở của vấn đề, thường bao gồm các triệu chứng của vấn đề (symtoms); các vấn đề công ty đang
gặp phải (problem mess/potential problems); vấn đề cốt lõi (central problem); (3) Mục tiêu của
đề tài; (4) Phương pháp nghiên cứu.

2.2. Cơ sở lý luận
Sau khi vấn đề cối lõi đã được nhận diện và định nghĩa cụ thể, tác giả trình bày chọn lọc các lý
thuyết liên quan đến vấn đề cốt lõi, trong đó tập trung làm nổi bật các thành tố cấu thành hay các
nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cốt lõi trong đề tài của luận văn. Các lý thuyết được
sử dụng là những kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí và ấn phẩm khoa học chính
thống. Cơ sở lý luận là tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng vào phân tích và thiết kế giải pháp
giải quyết vấn đề cốt lõi đã được nhận diện ở phần trước. Cơ sở lý luận bao gồm các lý thuyết
khoa học hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, như lý thuyết về hành vi tổ chức, quản trị
điều hành, lý thuyết liên quan đến các chức năng cụ thể, như tài chính, bán hàng, marketing, cải
tiến, chất lượng, và các chức năng khác, kết hợp với lý thuyết liên quan đến phương pháp luận
được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Việc trình bày cơ sở lý luận trong luận văn cần có
sự chọn lọc, đánh giá giá trị ứng dụng của các lý thuyết.

3
[Ghi chú: chuyên đề tốt nghiệp bậc đại học sử dụng cơ sở lý luận chủ yếu từ sách giáo trình xuất
bản; luận văn tốt nghiệp bậc cao học sử dụng cơ sở lý luận cập nhật từ kết quả của các công trình
nghiên cứu được công bố]
Phần này có thể gồm các nội dung: các mô hình lý thuyết liên quan đến vấn đề cốt lõi;
tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề cốt lõi; các thành tố cấu thành hay các nguyên
nhân có thể gây ra vấn đề cốt lõi.

2.3. Phân tích thực trạng các nguyên nhân gây ra vấn đề cốt lõi
Tác giả cần phân tích thực trạng của các nguyên nhân, từ đó tìm ra nguyên nhân chính yếu. Các
phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu được sử dụng đa dạng trong quá trình
phân tích để tìm ra các nguyên nhân quan trọng của vấn đề cốt lõi, kết hợp cả phương pháp định
tính và định lượng, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp từ công ty là cực kỳ quan trọng,
tác giả có thể tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp và xử lý số liệu bằng phương pháp thống
kê mô tả hay phân tích mô hình để phục vụ cho các lập luận phân tích và đánh giá thực trạng.
2.4. Phân tích các giải pháp triển vọng
Từ kết quả của bước phân tích trên, bản chất vấn đề cốt lõi và các nguyên nhân chính được làm
rõ. Tác giả vận dụng cơ sở lý luận liên quan hoặc tham khảo thực tế để thiết kế các giải pháp khả
thi và xác lập tiêu chí lựa chọn giải pháp phù hợp cho vấn đề cần giải quyết. Việc xây dựng giải
pháp giải quyết vấn đề không dựa trên kinh nghiệm hay chuẩn chủ quan cá nhân mà là kết quả
vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức chuyên môn và cơ sở lý thuyết khoa học, trong đó cần
phân tích các giải pháp trên cơ sở so sánh nguồn lực thực hiện và thành quả đạt được nhằm đánh
giá tính khả thi của các giải pháp.
2.5. Kế hoạch thực hiện
Với giải pháp được lựa chọn, một kế hoạch hành động chi tiết cùng các tiêu chí đo lường hiệu
quả cần được thiết lập để có thể tổ chức triển khai cụ thể. Nội dung kế hoạch hành động có thể
bao gồm:
- Cơ sở của kế hoạch
- Mục tiêu của kế hoạch
- Kế hoạch chi tiết và nguồn lực
- Kế hoạch đánh giá và kiểm soát việc triển khai kế hoạch hành động.

4
3. Hình thức trình bày của luận văn tốt nghiệp
Các vấn đề liên quan đến hình thức trình bày của luận văn tốt nghiệp: soạn thảo văn bản, cách
viết tiểu mục, trình bày bảng biểu, hình vẽ, viết tắt, trích dẫn tài liệu trong nội dung bài, lập danh
mục tài liệu tham khảo và hình thức thiết kế in ấn luận văn được quy định trong tài liệu “Hướng
dẫn trình bày luận văn thạc sĩ” được ban hành bởi Viện Đào Tạo Sau Đại Học – Trường đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like