You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM




TIỂU LUẬN MÔN HỌC


Công nghệ sản xuất axit amin
Đề tài: Công nghệ sản xuất Trytophan

GVHD: PGS.TS. Quản Lê Hà


HỌ TÊN: Phan Thị Khánh Linh
LỚP: KTSH.01 – K61
MSSV: 20162471

HÀ NỘI, 2020
Mục lục
PHẦN 1. TỔNG QUAN ................................................................................................................ 2
I. TỔNG QUAN VỀ TRYTOPHAN .................................................................................... 2
1. Trytophan là gì? ............................................................................................................. 2
2. Chức năng của trytophan .............................................................................................. 2
3. Thực phẩm chứa trytophan .......................................................................................... 2
II. Sinh tổng hợp và sản xuất công nghiệp trytophan ......................................................... 3
PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT ....................................................................................... 4
I. MÔI TRƯỜNG .................................................................................................................. 4
1. Thành phần canh trường ............................................................................................... 4
2. Chuẩn bị nguyên liệu ..................................................................................................... 5
II. VI SINH VẬT ................................................................................................................. 5
PHẦN 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ....................................................................................... 7
I. Chuẩn bị môi trường ...................................................................................................... 8
II. Tiệt trùng ......................................................................................................................... 8
III. Nhân giống ...................................................................................................................... 9
IV. Lên men ........................................................................................................................... 9
V. Ly tâm ............................................................................................................................ 10
VI. Lọc .................................................................................................................................. 11
VII. Cô đặc chân không ........................................................................................................ 11
VIII. Sấy phun ........................................................................................................................ 12
PHẦN 4: SẢN PHẨM ................................................................................................................. 14
PHẦN 5. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 15

1
PHẦN 1. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ TRYTOPHAN
Axit amin là đơn vị cấu tạo của chất đạm thực phẩm. Não bộ cần có axit amin để chế tạo
những chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng. Hai loại axit amin quan trọng và cần
thiết cho trí não là trytophan và tyrosine.
1. Trytophan là gì?
Trytophan là axit amin có khối lượng phân tử lớn nhất. Nó có nhân thơm không phân cực
nên kị nước. Trytophan là dẫn xuất của Alanine, nó có nhóm thế indole có thể hấp thụ mạnh
bước sóng của tia tử ngoại.
Danh pháp: (S)-2-Amino-3-(1H-indol-3-yl)-propanoic acid
Công thức phân tử: C11H12N2O2
Phân tử lượng: 204.23 g mol-1
Mã di truyền: UGG
2. Chức năng của trytophan
 Trytophan rất tốt cho hệ tim mạch, nó giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể vì nó giúp làm
giảm chứng thèm ăn.
 Trytophan còn giúp gảm chứng mất ngủ, giảm lo lắng và đau đầu.
 Kích thích phát triển các hormones và giảm nồng độ cholesterol trong máu.
 Trytophan là tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin. Cơ thể còn người không thể
tự tạo ra trytophan nên cần sử dụng các thực phẩm cung cấp. Mỗi ngày, cơ thể cần 45 – 50g chất
đạm.
 Trytophan còn giúp cơ thể sản sinh ra acid amino L-Trytophan cần thiết để cơ thể có thể
sản sinh ra serotonin và melatonin giúp giảm sự căng thẳng của hệ thần kinh và giúp não bộ thư
giãn.
3. Thực phẩm chứa trytophan
Có nhiều loại thực phẩm có chưa trytophan trong đời sống như: Thịt gia cầm, đậu nành,
trứng, hạnh nhân, đậu, đỗ, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác.
Những thực phẩm có chứa trytophan đều có chứa axit amino tyrosine và thường gây ra đầy
bụng do giàu năng lượng. Chính vì thế cần ăn thêm đồ ăn có chứa carbohydrates để sử dụng
trytophan hiệu quả đồng thời cũng trung hòa được tyrosine.
Trytophan giúp tạo ra hợp chất 5-HT1 A gây ra cảm giác mệt mỏi. Chất này cũng có thể
chuyển hóa thành melatinin, một chất có tác dụng an thần. Trytophan cso có thể phát uy tác dụng
tốt hơn nếu được kết hợp với thực phẩm giàu abumin. Bạn có thể ăn thêm trái cây, ngũ cốc có
mật ong trước khi đi ngủ.
Bảng 1. Thành phần Trytophan trong các loại thực phẩm

2
Thực phẩm Lượng protein Lượng trytophan Trytophan/Protein
Trứng 81.10 1.00 1.23
Tảo xoắn 57.47 0.93 1.62
Cá tuyết 62.82 0.70 1.11
Đậu nành 36.49 0.59 1.62
Phomai 37.90 0.56 1.47
Hạt mè 17.00 0.37 2.17
Hạt hướng dương 17.20 0.30 1.74
Thịt lợn 19.27 0.25 1.27
Thịt gà 20.85 0.24 1.11
Thịt bò 20.13 0.23 1.12
Cá hồi 19.84 0.22 1.12
Bột lúa mì 10.33 0.13 1.23
Sữa 3.22 0.08 2.34
Gạo 7.13 0.08 1.16
Khoai tây 2.14 0.02 0.84
Chuối 1.03 0.01 0.87

II. Sinh tổng hợp và sản xuất công nghiệp trytophan


Các loài thực vật và vi sinh vật thường tổng hợp trytophan từ acid shikimic hoặc
anthranilate. Sau đó ngưng tụ với phosphoribosylpyrophosphate tạo thành pyrophosphate như
một sản phẩm phụ. Sau khi mở vòng của phân nưa ribose và sau khử decarboxylation, sẽ sản
xuất ra indole-3-glycerinephosphate, rồi chuyển thành indol. Sau cùng, synthase tryptophan xúc
tác sự hình thành của tryptophan từ indole và các acid amin serine.

Sản xuất công nghiệp của tryptophan cũng là sinh tổng hợp và được dựa trên quá trình lên
men của serine và indole bằng cách sử dụng các vi khuẩn hoang dã hoặc biến đổi gen như B.
amyloliquefaciens, B. subtilis, C. glutamicum hoặc E. coli. Các chủng mang đột biến hoặc ngăn
chặn sự tái hấp thu các acid amin thơm. Việc chuyển đổi được xúc tác bởi các enzyme synthase
tryptophan.

3
PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
I. MÔI TRƯỜNG
1. Thành phần canh trường
a) Nguồn cacbon
 Các hydrohydrate được sử dụng để sản xuất trytophan là glucose, fructose, sucrose,
maltose, maltose, lactose, dịch thủy phân tinh bột, cellulose, mật rỉ…
 Các acid hữu cơ như là acid acetic, propionic, benzoic, fomic, malic, citric,
fumaric…
 Các rượu như là ethanol, propanol, inositol, glycerol.
 Các loại dầu: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu đậu phụng, dầu dừa, các acid béo
khác như palmitic, stearic, linoleic.
 Loại vi khuẩn nocardia dùng lên men các olefin và các ethyl alcohol, n – alkane chứa
từ 10 – 30 nguyên tử cacbon, các loại dầu lửa, dầu thô.
b) Nguồn nito
 Các nguồn nitơ vô cơ: anoniac lỏng hay khí, amoni sulfate, amoni nitrate, amoni
phosphate, amoni clorua, amoni carbonate…
 Các nguồn nitơ hữu cơ: amoni acetate, nước chiết nấm men, nước chiết thịt, nước
chiết malt, ure, peptone và các amino acid.
 Người ta thường dùng các loại muối chứa NH4+ như NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4H2PO4,
(NH4)2HPO4, NH4OH hay khí NH3 hoặc ure làm nguồn cung cấp nitơ.
 Trong công nghiệp người ta thường dùng NH3, dưới dạng nước, khí hoặc ure. Khi
dùng ure cần quan tâm đến nồng độ ban đầu vì khả năng chịu đựng ure của mỗi
giống VSV khác nhau.
c) Nguồn khoáng và nguyên tố vết
 Nguồn muối khoáng sử dụng nhiêu nhất là KH2PO4, K2HPO4, nồng độ thích hợp là
0,008 – 0,02 mg/l
 Muối vô cơ của các kim loại như là: Mg, Ca, P , K, Na, Fe….
d) Nguồn vitamin
 Bổ sung các vitamin vì đây là nhân tố cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật. 2
vitamin quan trọng là: vitamin H và vitamin B1
 Vitamin H (biotin): Ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào. Khi lượng này cao
thì sẽ cho các acid amine có tính kiềm (như lysine) từ nội bào ra ngoài tế bào. Khi
lượng này quá thấp thì sẽ làm cho các acid amine có tính acid (như là glutamic) tiết
ra ngoài. Lượng vitamin H thích hợp là: 15 - 20µg/ l

4
 Vitamin B1: nếu không có thì giống sẽ phát triển kém.
Bảng 2. Thành phần canh trường lên men trytophan
Glucose 130 g/l
(NH4)2SO4 25 g/l
K2HPO4 1 g/l
Fumaric acid 12 g/l
Acetic acid 3 ml/l
MnSO4.7H2O 8 mg/l
D-biotin 50 μg/l
Vitamine B1-HCl 2000 μg/l
L-tyrosine 650 mg/l
DL-methionine 400 mg/l
Soybean protein acid hydrolysatesolution 50 ml/l
MgSO4.7H2O 1 g/l
pH = 6.5

2. Chuẩn bị nguyên liệu


a) Glucose
Tinh bột => hòa bột => đường hóa => trung hòa => làm sạch và cô đặc => làm nguội => kết
tinh => ly tâm => sấy => phân loại => glucose thành phẩm.
b) Protein đậu nành
Là một sản phẩm được chế biến bằng cách trích ly protein từ đậu nành với hàm lượng
protein cao (>90%)
c) Dịch chiết ngô
Dùng nước cứng hòa tan amino acid của bắp sau đem ủ rồi cô đặc đến 52.5% chất khô. Thủy
phân mẫu bằng HCL 6N trong 18h. Hầu hết acid được lọai bỏ khi chưng cất, phần còn lại được
trung hòa bằng NaOH 5N. cho enzym thủy phân vào, định mức thể tích mong muốn. những mẫu
chưa thủy phân được pha lõang với NaOH 6N để đạt được pH 6.8. Tổng nitơ được đánh giá bằng
phương pháp Kjeildahl. Nitơ amin được đánh giá bằng phương pháp Van Slyke.
Amino acid của bắp gồm: m-leucinc (Merck), nL-isoleucine (Merck), r-glutamic acid
(Pfanstiehl), nL-valine (Lemke), ni-threonine (Merck), L-lysine dihydro-chloride (Lemke), L-
arginine hydrochloride (Lemkc), L-histidine (Lemke), L-proline (Merck), I%-phenylalanine
(Lemke), DL-methionine (Merck), DL-aspartic acid (Monsanto), L-cystine (Pfanstiehl), m-
serine (Lemke), L-tyrosine(Merck), and nL-alanine (Merck). Các amino acid này được bảo quản
trong tủ lạnh bằng toluen. Canh trường này được ủ trong 24h ở 37oC và sau đó bảo quản trong tủ
lạnh.
Sau khi thủy phân, khỏang ¼ nitrogen. Phần còn lại thì arginine chiếm nhiều nhất, sau đó là
glutamic acid. Phần không thủy phân chiếm ít amino acid hơn so với phần thủy phân.
II. VI SINH VẬT

5
Các vi sinh vật thường dùng để sản xuất tryptophan gồm có: Escherichia coli,
Corynebacterium glutamicum, Brevibacterium flavum, Brevibacterium lactofermentum,
Flavobacterium autothermophilium, Arthrobacter globiformis, Microbacterium ammoniaphilum,
Bacillus subtilis.
Trong phần này sử dụng E.Coli
Vực (domain): Bacteria
Ngành (phylum): Proteobacteria
Lớp (class): Gamma Proteobacteria
Bộ (ordo): Enterobacteriales
Họ (familia): Enterobacteriaceae
Chi (genus): Escherichia
Loài (species): E. coli
 Gram âm, kỵ khí tùy tiện, không sinh bào tử.
 Tế bào hình que dài khoảng 2 μm, đường kính 0.5 μm, thể tích tế bào 0.6 - 0.7 μm3
 Là vi sinh vật ưa ấm, có thể sống trong khoảng nhiệt độ 7 o C – 50 o C, nhiệt độ gây
chết 60 o C – 65 o C trong 1 phút
 Nhiệt độ phát triển tối ưu là 37oC
 Có thể sử dụng nhiều cơ chất khác nhau
 Được dùng để lên men acid trong điều kiện kỵ khí, tạo ra lactate, succinate, ethanol,
acetate and carbon dioxide. Có nhiều con đường lên men acid tạo ra khí hydro.
 Topt 37oC, pH = 4.4-8.5
 Sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí hay kỵ khí dùng nhiều cặp oxy hóa khử khác
nhau, bao gồm sự oxi hóa pyruvic acid, formic acid, hydrogen và amino acids và sự
giảm cơ chất như oxygen, nitrate, dimethyl sulfoxide và trimethylamine N-oxide.

6
PHẦN 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

7
I. Chuẩn bị môi trường
Là quá trình kết hợp nhiều tác động vật lý, hóa học lên nguyên liệu ban đầu, để tạo ra môi
trường thích hợp cho quá trình lên men của vi sinh vật.
1. Mục đích: bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh vật
 Các nguyên tố cơ bản: C, H, N, O
 Các yếu tố sinh trưởng: vitamin
 Các nguyên tố khoáng: đa lượng, vi lượng
 Đặc điểm môi trường: Môi trường kết hợp dạng lỏng, pH = 6– 8 (hiệu chỉnh bằng
NaOH), nhiệt độ = 27oC - 30oC
 Điều kiện môi trường vô khuẩn
2. Các biến đổi
 Vật lý: Giảm độ nhớt
 Hóa học: Nồng độ chất khô bị giảm
 Hóa lý: Tăng độ hòa tan, tăng khả năng liên kết của các chất. Do đó nâng cao độ
đồng nhất của môi trường.
II. Tiệt trùng
1. Mục đích: tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong môi trường mà ít làm biến đổi thành phần
môi trường
2. Biến đổi:
 Sinh học: vi sinh vật bị ức chế tiêu diệt
 Vật lý: Tạo gradient nhiệt độ. Có sự thay đổi về thể tích, khối lượng, tỷ trọng
 Hóa học: thay đổi tốc độ các phản ứng hóa học.
 Hóa lý: có sự bốc hơi nước, đông tụ protein
 Hóa sinh: enzym bị vô hoạt do Protein bị biến tính.
3. Thiết bị và thông số công nghệ:
 Điều kiện tiệt trùng: 120oC trong 10 phút
 Quá trình tiệt trùng có thể sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng.

8
Hình 3: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng.
III. Nhân giống
1. Mục đích: Chuẩn bị
2. Biến đổi
 Sinh học: tămg sinh khối vi sinh vật.
 Vật lí: nhiệt độ tăng
 Hóa lý: tạo thành hai pha: sinh khối và dịch môi trường.
3. Tiến hành
Chọn môi trường: glucose
Cho E.Coli vào môi trường, điều chỉnh nhiệt độ ở 37oC và pH khoảng 7.
IV. Lên men
Sản xuất tryptophan trong công nghiệp là quá trình tổng hợp sinh học và dựa trên sự lên men
serine và indole sử dụng E.coli nguyên thủy và đột biến, xúc tác bởi enzyme tryptophan
synthase.
9
1. Mục đích: chuyển hóa cơ chất thành tryptophan.
2. Các biến đổi
 Hóa sinh: diễn ra các phản ứng với sự xúc tác của các enzim
 Sinh học: sự tăng sinh khối của tế bào vi sinh vật do tiêu thụ chất dinh dưỡng của môi
trường
 Vật lý: nhiệt độ tăng do sự trao đổi chất, sinh năng lượng của vi sinh vật
 Hóa lý: Khí CO2 sinh ra hòa tan vào pha lỏng pH thay đổi do có acid sinh ra, protein
bị biến tính tạo kết tủa làm cho dịch lên men đục hơn
3. Các yếu tố ảnh hưởng (Môi trường)
 Nồng độ chất khô: cao thì sẽ tăng hiệu suất quá trình lên men, nhưng cao quá sẽ ức
chế sự sinh trưởng của vi khuẩn do áp lực thẩm thấu.
 Thành phần hóa học: tỉ lệ các chất trong môi trường phải cân đối pH tối ưu cho sự
phát triển của vi khuẩn
 Vi khuẩn: chủng sự dụng, lượng giống cấy, trạng thái sinh lí
 Điều kiện lên men: Kiểm soát nhiêt độ ổn định, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm biến tinh
protein, vô hoạt enzym xúc tác các phản ứng hóa học. Lượng O2 cung cấp đủ cho sự
phát triển của vi khuẩn
4. Thông số công nghệ Thiết bị lên men bề sau
 Thông số pH 5-11 (pHopt = 6 – 8)
 Nhiệt độ 20-45oC (Topt = 25 -37oC) % vi khuẩn trong môi trường 3-10%
 Thời gian 12h – 120h (Topt: 24h-96h)
 Điêu kiện môi trường Vô khuẩn Tác nhân base, Có O2
V. Ly tâm
1. Mục đích:
 Làm sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm
 Khai thác thu nhận sản phẩm từ hỗn hợp bao gồm pha rắn và dịch lỏng
2. Biến đổi:
 Vật lý: thay đổi độ nhớt
 Hóa lí: có sự tách pha: pha lỏng và pha rắn
 Hóa học: hầu như không thay đổi gì về thành phần hóa học, tuy nhiên có tổn thất một
ít chất béo, vitamin, chất màu… theo cặn
3. Các yếu tố ảnh hưởng
 Nhiệt độ: nhiệt độ cao làm tăng độ nhớt, hiệu suất của quá trình giảm. Sản xuất
Tryptophan
 Độ nhớt: cao thì hiệu suất quá trình giảm
4. Thiết bị, nguyên tắc hoạt động: Dùng máy lắng ly tâm

10
Thiết bị: gồm một máy ly tâm nằm ngang có sức chứa lớn, quay khoảng 3000rpm, lực ly
tâm lớn làm cho các pha tách ra khỏi nhau nhờ vào tỉ trọng khác nhau của chúng (bã > dịch
lỏng). Khi máy hoạt động, nguyên được nạp theo ống 4 vào khoang trong của vít tải. Dưới tác
động của lực li tâm, nguyên được phân chia và các tiểu phần của pha rắn được lắng trên tường
của rôto. Chất lỏng trong chảy vào cửa rót, tràn qua ngưỡng rót và được tháo ra khỏi rôto.
Thông số:
Đường kính trong của roto: 325 mm
Số vòng quay của roto: 3500 vòng/phút
VI. Lọc
1. Mục đích
 Làm sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm
 Khai thác thu nhận sản phẩm từ hỗn hợp bao gồm pha rắn và dịch lỏng
 Tách bỏ sinh khối và 1 số chất có khối lượng phân tử lớn
2. Biến đổi
 Vật lý: Thay đổi độ nhớt, hệ số truyền nhiệt của dung dịch tăng
 Hóa lí: có sự tách pha
3. Các yếu tố ảnh hưởng:
p là động lực quá trình lọc. Khi p tăng tốc độ lọc tăng lên, nhưng phải có giới hạn. Nếu
quá pmax bã sẽ bị nén chặt, các ống mao quản bị thu hẹp lại, lúc đó tốc độ lọc tăng chậm hơn
so với sự tăng áp suất và đến mức có thể giảm đi, chất lỏng không chui qua được lớp lọc. Mặt
khác khi p tăng quá cao có thể làm rách vải lọc và phá vỡ lớp vật ngăn. Tùy theo phương pháp
lọc ta khống chế các giá trị p khác nhau.
4. Thiết bị, nguyên tắc hoạt động:
Sử dụng thiết bị siêu lọc với màng siêu lọc membrane tách được những phần tử có kích
thước: 1 – 100nm pH = 7.5
VII. Cô đặc chân không
1. Mục đích khai thác: nâng cao nồng độ chất khô các sản phẩm bằng phương pháp bay
hơi nước.
2. Biến đổi
 Vật lý: Nồng độ chất hòa tan tăng, độ ẩm giảm. Nhiệt độ, độ nhớt, khối lượng riêng
tăng. Thể tích, khối lượng giảm. Hệ số truyền nhiệt giảm
 Hóa lí: Keo tụ protit. Sự bốc hơi nước
 Sinh học: hạn chế hoạt động của vsv do nồng độ chất khô cao.
3. Thiết bị và thông số công nghệ
 Nhiệt độ cô đặc: không quá 60oC
 Áp suất cô đặc chân không: 0.09 -0.098 Mpa
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
11
Thiết bị gồm 3 phần cơ bản: buồng đốt ngoài, buồng bốc và thiết bị ngưng tụ.
Buồng đốt: Bên trong có nhiều ống được lắp đặt cạnh nhau tạo thành một chùm ống. Hai đầu
của chùm ống được cố định bởi 2 vỉ ống và toàn bộ chúng được bao bọc bởi một lớp vỏ áo.
Hơi nước được đưa vào bên trong lớp vỏ áo để gia nhiệt, còn chất lỏng được đưa vào khoảng
không gian giữa các ống. Chất lỏng được vào phần trên đỉnh buồng đốt và qua hệ thống phân
phối lỏng chúng sẽ được phân phối một cách đều đặn ở mặt trong của ống, chảy xuống tạo
thành một màng mỏng. Quá trình bốc hơi sẽ diễn ra tại đây nhờ nhiệt được cung cấp bởi hơi
nước. Hơi nước ngưng tụ và chảy xuống ở mặt ngoài của ống. Chất lỏng đã được cô đặc phần
lớn sẽ được tháo ra ở đáy buồng đốt, một phần bị hơi nước lôi cuốn đi qua buồng bốc.
Buồng bốc: Buồng bốc thường có đường kính lớn, là nơi phân ly hỗn hợp hơi và dung dịch
cô đặc. Hơi thứ được hút sang thiết bị ngưng tụ, tại đây có thể bố trí hệ thống thu hồi các chất
thơm dễ bay hơi. Sau khi tách hơi, phần chất lỏng này cũng được tháo ra cùng với phần lỏng
đã được cô đặc lấy ra ở buồng đốt rồi tiếp tục được xử lý tiếp ở quá trình sau. Còn hơi sẽ rời
khỏi bộ phận tách hơi tại đỉnh. Thiết bị ngưng tụ: Đưa nước vào tiếp xúc trực tiếp với dòng
hơi, có thiết bị hút chân không đối với những hơi không ngưng.
VIII. Sấy phun
Bản chất: là sự bốc hơi nước của sản phẩm bằng nhiệt, là quá trình khuyếch tán do chênh
lệch ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu, hay nói cách khác do chênh lệch áp suất hơi riêng phần ở
bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.
1. Mục đích:
 Chuẩn bị: tách bớt nước, giảm khối lượng sản phẩm vận chuyển
 Khai thác: tăng hàm lượng chất khô.
 Bảo quản: sấy đến lượng nước tối thiểu, vi sinh vật khó phát triển - bảo quản sản
phẩm được lâu. Sấy đến độ hoạt động của nước: aw= 0.25 – 0.35 vì đó là điểm bảo
quản tối ưu của các sản phẩm có tính sinh học khi không sử dụng lạnh.
 Hoàn thiện: bảo đảm màu sắc sản phẩm và độ sáng bóng, tăng độ bền sản phẩm
2. Biến đổi
 Vật lý: Có hiện tượng co thể tích, khối lượng riêng tăng lên – giảm khối lượng do
lượng nước bay hơi. Có sự biến đổi của nhiệt độ: tạo gradient nhiệt độ ở mặt ngoài và
mặt trong vật liệu
 Hóa lý:
 Khuếch tán ẩm: ẩm khuếch tán từ lớp ngoài vào trong vật liệu do dãn nở vì nhiệt.
 Hiện tượng chuyển pha từ lỏng sang hơi của ẩm, vật liệu chuyển từ dạng sệt sang bột
 Hóa học:
 Độ ẩm giảm, độ ẩm cuối dưới 16%.
 Biến đổi hóa học xảy ra 2 khuynh hướng: Tốc độ phản ứng hóa học tăng lên do nhiệt
độ vật liệu tăng như: phản ứng oxy hóa khử, phản ứng Maillard (phản ứng tạo màu
không enzyme của protein và đường khử hoặc tốc độ phản ứng hóa học chậm đi do
môi trường nước bị giảm dần: 1 số phản ứng thủy phân
3. Các yếu tố ảnh hưởng
 Bản chất vật liệu sấy, cấu trúc thành phần hóa học, đặc tính liên kết ẩm.
 Hình dáng vật liệu sấy, kích thước, chiều dày lớp vật liệu.
12
 Độ ẩm ban đầu, độ ẩm tới hạn của vật liệu.
 Tính chất của tác nhân sấy: khi sử dụng tác nhân sấy là không khí, tốc độ sấy phụ
thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ vận chuyển của không khí trong quá trình sấy.
 Cấu tạo máy sấy, phương thức, chế độ sấy.
4. Thiết bị và thông số công nghệ: Sử dụng đầu phun ly tâm
Nguyên lý hoạt động đầu phun ly tâm
Buồng hình trụ thấp. Không khí nóng được bơm vào theo phương tiếp tuyến với thiết bị tại
đỉnh của buồng sấy, tạo dòng chảy xoắn ốc. Nhập liệu được đưa vào buồng sấy thông qua cơ cấu
phun ly tâm. Bởi vì dòng chảy xoắn ốc gây ra bởi tác nhân sấy, những hạt có khuynh hướng đập
vào thành buồng sấy. Loại buồng này thích hợp cho thực phẩm không quá mẫn cảm với nhiệt độ
và dính.
Bơm cao áp sẽ đưa nguyên liệu vào đầu phun. Nguyên liệu từ đầu phun sẽ được phun vào
buồng sấy.
Đồng thời lúc đó không khí nóng từ caloriphe cũng được đưa vào buồng sấy. - Sản phẩm
Tryptophan bột sẽ được thu nhận ở đáy buồng sấy.
Những hạt bột chưa kịp lắng xuống dưới đáy buồng sấy, sẽ bị không khí thoát mang theo, đi
vào các cyclon.
Tại cyclon các bột sản phẩm sẽ được thu hồi ở dưới đáy của cyclon. - Không khí thoát sẽ đi
qua máy lọc khí (Filer/Bag collector) sau đó thoát ra ngoài. Việc tuần hoàn khí thải để tiết kiệm
trong trường hợp này là không thực tế vì quá trình thu hồi bột sẽ mất nhiệt rất nhiều.
Bột thu được sẽ được làm lạnh (thổi không khí lạnh, đã tách ẩm vào) để tránh hiện tượng
vón cục.
Thông số công nghệ
 Thời gian sấy: Rất ngắn, khoảng vài giây cho đến 10 giây
 Nhiệt độ không khí đầu vào của không khí: 120 - 130oC
 Tốc độ quay (đầu phun ly tâm): phụ thuộc vào bán kính của đĩa
 Tốc độ trung bình: 10.000 – 30.000 rpm
 Kích thước khe phun: phụ thuộc vào độ nhớt chất lỏng, kích thước hạt bột mong
muốn.
 Lưu lượng phun ra sẽ quyết định đến nhiệt độ sấy và độ ẩm của bột Muốn tạo ra bột
có kích thước hạt lớn ta dùng đầu phun có kích thước khe phun lớn, áp lực nhỏ Muốn
tạo ra bột có kích thước hạt nhỏ thì dùng đầu phun có kích thước khe phun nhỏ, áp
lực lớn.

13
PHẦN 4: SẢN PHẨM
 Hình dạng: dạng bột tinh thể màu trắng
 Specific Rotation: -30.5° ~ -32.8°
 Chloride (Cl): 0.02% Max.
 Ammonium (NH4): 0.02% Max.
 Sulfate (SO4): 0.02% Max.
 Iron (Fe): 20ppm Max.
 Heavy Metals Pb: 10 ppm max
 As: 2 ppm max
 Cd: 1 ppm max
 Hg: 0.1 ppm max
 Arsenic (AS2O3): 1ppm Max.
 Các amion acids khác: chiếm tỉ lệ nhỏ sao cho phương pháp hùynh quang không nhận
biết được.
 Tổn thất trong quá trình sấy: 0.20% Max.
 Hàm lượng tro: 0.10% Max.

14
PHẦN 5. KẾT LUẬN
Tryptophan bổ sung từ dược phẩm là L-tryptophan, thường được mọi người sử dụng để cải
thiện tình trạng giấc ngủ, cải thiện cảm xúc và sức khỏe tâm thần cho những người mắc trầm
cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hoặc được sử dụng để làm giảm
nhẹ rối loạn cảm xúc cho những phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nặng. Tuy nhiên có
rất ít nghiên cứu chứng minh tác dụng từ việc bổ sung tryptophan từ dược phẩm cũng như kết
quả của những nghiên cứu hiện có còn gây tranh cãi.
Tryptophan là amino acid thiết yếu đầu tiên trong các thành phần thức ăn như bắp, thịt, bột
thịt, bột cá và nó được xem như là amino acid có hàm lượng hạn chế xếp thứ 4 trong chế độ dinh
dưỡng của heo dựa trên ngũ cốc. Vì thế, nhu cầu về Tryptophan thường hay bị bỏ quên vì chi phí
cho 1 đơn vị L_Tryptophan cao hơn so với các amino acid khác. Tuy nhiên, bổ sung Tryptophan
là yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng của heo. Tryptophan đóng vai trò là chìa khóa
trong việc điều chỉnh sự ngon miệng và lượng thức ăn tiêu thụ của heo bằng hoạt động tổng hợp
các tiền tố tạo nơ-ron dẫn truyền serotonin (5-HydroxyTryptamine - 5-HT).
Trong sản xuất Trytophan, các vi sinh vật thường dùng gồm có: Escherichia coli,
Corynebacterium glutamicum, Brevibacterium flavum, Brevibacterium lactofermentum,
Flavobacterium autothermophilium, Arthrobacter globiformis, Microbacterium ammoniaphilum,
Bacillus subtilis.
Thành phần môi trường nuôi cấy gồm có Glucose, (NH4)2SO4, K2HPO4, Fumaric acid,
Acetic acid, MnSO4.7H2O, D-biotin, Vitamine B1-HCl, L-tyrosine, DL-methionine, Soybean
protein acid hydrolysatesolution, MgSO4.7H2O.
Quy trình sản xuất:

15

You might also like