You are on page 1of 32

CHƯƠNG 02

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ


DÒNG TIỀN
NỘI DUNG

1 Tổng quan về BCTC

2 Các vấn đề về thuế

3 Dòng tiền của doanh nghiệp


Mục tiêu đối với sinh viên
❑ Hiểu được các thông tin được cung cấp trong
BCTC.
❑ Phân biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị
trường.
❑ Biết sự khác biệt giữa thuế suất trung bình
và thuế suất biên.
❑Phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập kế toán
và dòng tiền.
❑Biết cách tính toán dòng tiền của doanh
nghiệp.
1. TỔNG QUAN VỀ BCTC
BCTC là một hệ thống gồm các báo cáo
phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn, kết
quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của
một DN.
(1) Bảng cân đối kế toán
(2) Bảng báo cáo thu nhập
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(4) Thuyết minh báo cáo tài chính
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
▪ Là 1 là một bức ảnh chụp của nhân viên kế
toán về giá trị kế toán của 1 DN tại một thời
điểm cụ thể (ngày cuối cùng của kỳ hạch
toán).
▪ Được chia thành 2 phần: Bên trái/phía trên
là Tài sản; Bên phải/phía dưới là Nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu.
▪ Phương trình B/S:
Tổng tài sản ≡ Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
PRUPROCK CORPORATION
Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12 năm 2011 và 2012 (triệu $)
2011 2012
Tài sản ngắn hạn [A=(1)+(2)+(3)] 642 708
Tiền (1) 84 98
Khoản phải thu (2) 165 188
Hàng tồn kho (3) 398 422
Tài sản cố định [B] 2,731 2,880
Nhà xưởng và thiết bị 2,731 2,880
Tổng tài sản [A]+[B] 3,373 3,588
Nợ ngắn hạn (4) = (a) + (b) 543 540
Phải trả người bán (a) 312 344
Nợ ngắn hạn phải trả (vay) (b) 231 196
Nợ dài hạn (vay) (5) 531 457
Tổng nợ [C] = (4) + (5) 1,074 997
Vốn chủ sở hữu (Vốn CP) [D] = (6) + (7) 2,299 2,591
Cổ phần thường và thặng dư vốn (6) 500 550
Lợi nhuận giữ lại (7) 1,799 2,041
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu [C] + [D] 3,373 3,588
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
▪ B/S cho biết những tài sản mà công ty đang
sở hữu và cách thức tài trợ cho những tài sản
đó.
✓Tài sản trên B/S được sắp xếp theo thứ tự
thời gian cần thiết để công ty chuyển đổi
chúng thành tiền mặt (giảm dần). Cơ cấu tài
sản tùy thuộc vào bản chất hoạt động kinh
doanh của DN và cách thức ban quản trị
chọn để thực hiện đầu tư vào những TS đó.
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
✓Nợ phải trả và VCSH được trình bày theo
thứ tự thời gian hoàn trả (tăng dần) và phản
ánh các loại, tỷ lệ nguồn tài trợ. Cấu trúc
nguồn tài trợ sẽ phụ thuộc vào quyết định
lựa chọn cấu trúc vốn của ban quản trị.
▪ Khi phân tích B/S, cần chú ý đến 3 vấn đề:
✓ Tính thanh khoản
✓Nợ so với VCSH
✓Giá trị thị trường (MV) so với giá trị sổ sách (BV)
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
➢ Tính thanh khoản: Thanh khoản đề cập đến sự
dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi một TS thành
tiền (mà giá trị không bị mất đi đáng kể).
- TS ngắn hạn (lưu động) có tính thanh khoản nhất
bao gồm tiền và những TS có khả năng chuyển
thành tiền trong vòng 1 năm kể từ ngày lập B/S
như các khoản chứng khoán khả nhượng, khoản
phải thu và hàng tồn kho.
- TS dài hạn (cố định): Gồm TSCĐ hữu hình (nhà
xưởng, máy móc) hoặc vô hình (uy tín, thương
hiệu) → Là loại TS kém thanh khoản nhất.
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
→TS có tính thanh khoản càng cao thì khả
năng DN gặp khó khăn trong việc đáp ứng
các nghĩa vụ ngắn hạn càng ít. Do vậy, xác
suất mà 1 DN tránh được tình trạng kiệt quệ
tài chính có thể được gắn với khả năng thanh
khoản của DN.
→Tuy nhiên, các TS có thanh khoản càng cao
thì khả năng sinh lợi lại càng thấp → Khi
đầu tư vào TS thanh khoản cao, DN phải hy
sinh phải hy sinh cơ hội đầu tư vào những dự
án khác có khả năng sinh lợi cao hơn.
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
➢ Nợ so với VCSH:
- Nợ (khoản phải trả + nợ vay) là những nghĩa vụ
đòi hỏi công ty phải chi trả bằng tiền mặt trong
khoảng thời gian đã quy định. Nợ vay thường gắn
với các nghĩa vụ chi trả tiền mặt cố định, nếu DN
không thực hiện được nghĩa vụ này có thể dẫn đến
phá sản. Chủ nợ thường được ưu tiên thanh toán.
- VCSH là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải
trả. VCSH thông thường bao gồm vốn cổ phần,
thặng dư và lợi nhuận giữ lại.
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
➢ MV so với BV:
- BCTC ghi nhận tài sản theo giá gốc (giá trị ghi sổ,
giá trị sổ sách).
- MV là mức giá mà tại đó những người sẵn lòng
mua-bán sẽ thực hiện giao dịch tài sản.
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
▪ Ví dụ 1: M&M đã mua 1 máy mới cách đây 3
năm với giá $3.2 triệu. Máy đang được chào mua
với giá $1.8 triệu. Trên B/S, giá trị thuần của máy
này được ghi nhận $2.3 triệu, nợ ngắn hạn $2 triệu
và NWC = $1 triệu. Nếu toàn bộ tài sản ngắn hạn
của công ty được thanh lý ngay ở hiện tại thì công
ty có thể thu về $2.6 triệu tiền mặt.
a. Tính giá trị sổ sách tài sản của M&M.
b. Tính giá trị thị trường tài sản của M&M.
1.1 Bảng cân đối kế toán (B/S)
❖ Lưu ý về vốn luân chuyển ròng:
- Vốn luân chuyển ròng (NWC) là tài sản ngắn hạn
– nợ ngắn hạn.
- NWC > 0 khi TSNH > Nợ ngắn hạn. Điều này có
nghĩa là lượng tiền mặt sẵn có trong 12 tháng tới
sẽ cao hơn lượng tiền mặt mà DN chi trả.
- Việc đầu tư vào NWC còn được gọi là thay đổi
trong NWC.
- Đối với các DN đang tăng trưởng, NWC thường
mang giá trị dương.
1.2 Báo cáo thu nhập (IS/PL)
▪ IS đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh chủa
DN trong 1 thời kỳ cụ thể (quý, năm).
▪ Phương trình IS:
Doanh thu – Chi phí ≡ Thu nhập
▪ Khi phân tích IS, cần lưu ý đến:
✓Nguyên tắc (chuẩn mực) kế toán được áp dụng để
thiết lập BCTC (GAAP, IFRS).
✓Các hạng mục phi tiền mặt (khấu hao, chi phí
thuê, thuế được hoãn lại).
✓Thời gian và các chi phí
PRUFROCK CORPORATION
Báo Cáo Thu Nhập năm 2012 (triệu $)
Doanh thu (TR) 2,311
[-] Giá vốn hàng bán (COGS) 1,344
[=] TN trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) 967
[-] Khấu hao (Dep) 276
[=] Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 691
[-] Lãi vay đã trả (Int) 141
[=] Lợi nhuận trước thuế (EBT = EBIT - Int) 550
[-] Thuế (t=34%) [T=t x EBT] 187
[=] Lợi nhuận ròng/LN sau thuế (NI/EAT) 363
Cổ tức 121
Bổ sung lợi nhuận giữ lại 242
1. TỔNG QUAN VỀ BCTC
 Cơ quan thiết lập chuẩn mực BCTC phổ biến:
 Financial Accounting Standards Board (FASB) thuộc Mỹ
 International Accounting Standards Board (IASB) thuộc Anh.
 Chuẩn mực BCTC phổ biến:
 US GAAP (Generally Accepted Accounting Principles) do
FASB ban hành.
 IFRS (International Financial Reporting Standards) do IASB
ban hành.
 Cơ quan bắt buộc thi hành các chuẩn mực BCTC:
 Financial Services Authority - FSA (Anh)
 Securities and Exchange Commission – SEC (Mỹ)

→ Ở Việt Nam?
2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ
▪ Khi thực hiện các quyết định tài chính, việc
phân biệt giữa thuế suất trung bình và thuế
suất biên khá là quan trọng.
✓ Thuế suất trung bình là giá trị trên hóa đơn
thuế chia cho tổng thu nhập chịu thuế hay
chính là phần trăm thu nhập phải nộp thuế.
✓ Thuế suất biên là mức thuế suất phải nộp
(tính theo %) nếu thu nhập chịu thuế tăng
thêm 1 đơn vị tiền tệ ($1).
2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ
▪ Bảng 2.3: Các mức thuế suất thuế TNDN
(US)nhập chịu thuế ($)
Thu Thuế suất
0 - 50,000 15%
50,001 - 75,000 25%
75,001 - 100,000 34%
100,001 - 335,000 39%
335,001 - 10,000,000 34%
10,000,001 - 15,000,000 35%
15,000,001 - 18,333,333 38%
18,333,334 + 35%
2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ
▪ Ví dụ 2: M&M có thu nhập chịu thuế $320,000.
Sử dụng thuế suất ở Bảng 2.3 để tính thuế thu
nhập của DN.
a. Tính thuế suất trung bình.
b. Thuế suất biên của M&M là bao nhiêu?
2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ
▪ Thuế suất biên thường là căn cứ phù hợp để
đưa ra các quyết định tài chính. Lý do là bất
cứ dòng tiền phát sinh nào sẽ bị đánh thuế ở
mức thuế suất biên hiện hành.
▪ Các quyết định TC thường liên quan đến
dòng tiền mới hoặc thay đổi các dòng tiền
hiện hữu, những mức thuế suất biên này sẽ
cho biết tác động biên của một quyết định
lên hóa đơn thuế của DN.
3. DÒNG TIỀN CỦA DN

3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính

3.2 Dòng tiền dưới góc độ tài chính

3.3 Quản lý dòng tiền


3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
▪ Trong tài chính, GTDN phụ thuộc vào khả năng
DN tạo ra dòng tiền (CF) dưới góc độ tài chính.
▪ CF mà tài sản DN tạo ra, CF(A); sẽ bằng CF mà
DN chi trả cho chủ nợ, CF(B); và chủ sở hữu DN,
CF(S).
CF(A) ≡ CF(B) + CF(S)
Hoặc
CF(A) = OCF – Capex – ∆NWC
3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
✓ OCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
- Nếu không có thuế:
OCF = NI + Khấu hao
- Nếu có thuế:
OCF = EBIT + Khấu hao – Thuế
✓ Capex: Chi tiêu vốn ròng
Capex = Giá trị TSCĐ(cuối kỳ - đầu kỳ)+Khấu hao
✓ ∆NWC: thay đổi vốn luân chuyển ròng
∆NWC = NWC cuối kỳ - NWC đầu kỳ
3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
▪ Tổng CF ra của DN có thể được chia thành Cf chi
trả cho chủ nợ, CF(B) và dòng tiền thuộc về các
cổ đông, CF(S)
CF(B) = Lãi vay đã trả - Vay mới ròng
Với: Vay mới ròng = Nợ dài hạn (cuối kỳ - đầu kỳ)
CF(S) = Cổ tức đã trả - Huy động VCP mới ròng
Với: Huy động VCP mới ròng = Giá trị cổ phiếu
phát hành mới – Giá trị cổ phiếu được mua lại.
3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
▪ Ví dụ 3: M&M có thông tin tài chính như sau:
Doanh thu 250,000
Chi phí hoạt động 165,000
Chi phí khác 8,000
Chi phí khấu hao 25,000
Chi phí lãi vay 12,000
Thuế suất trung bình 34%
Cổ tức 9,500
Giá trị vốn cổ phần phát hành mới 6,400
Thanh toán nợ dài hạn ròng 4,600
a. Tính OCF.
b. Tính CF(A).
c. Nếu trong năm tài sản cố định thuần tăng thêm $18,000
thì mức đòi hỏi đầu tư vào vốn luân chuyển ròng tương
ứng là bao nhiêu?
3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
❑ Tóm lại:
1. OCF đo lường dòng tiền tạo ra từ HĐKD, không
tính đến chi tiêu vốn hay nhu cầu VLC. OCF
thường dương, DN có thể gặp rắc rối nếu không
tạo ra đủ tiền để trang trải các chi phí hoạt động.
2. CF(A) bao gồm điều chỉnh cho cả chi tiêu vốn và
bổ sung VLC. CFA thường âm. Khi DN có tốc độ
tăng trưởng cao thì chi tiêu cho HTK và TSCĐ có
thể nhiều hơn dòng tiền hoạt động tạo ra. CF(A)
còn được gọi là dòng tiền tự do (FCF) hoặc dòng
tiền có thể phân phối.
3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
❑ Tóm lại:
3. LN ròng (NI) không phải là dòng tiền.
4. NI và OCF có thể có sự chênh lệch vì: Lãi vay và
khấu hao là chi phí được khấu trừ trước khi tính
thuế thu nhập nên khi tính NI hai chi phí này
được trừ ra. Tuy nhiên, do khấu hao không phải là
dòng tiền mặt thực chi (chi phí phi tiền mặt) và
chi phí lãi vay là chi phí phát sinh từ hoạt động
tài trợ, không phải là chi phí hoạt động nên khi
tính OCF thì được điều chỉnh cộng trở lại.
3.1 Dòng tiền dưới góc độ tài chính
 Ví dụ 4: Trong năm 2017, M&M đạt doanh thu
$450,000. Giá vốn hàng bán; chi phí quản lý và bán
hàng; chi phí khấu hao lần lượt là $320.000; 85.000;
110.000. Ngoài ra, công ty chịu chi phí lãi vay
$35.000 và thuế suất thuế TNDN 25%. Giả sử bỏ
qua các khoản thuế từ bút toán chuyển lỗ về năm
trước hoặc năm sau.
a. Tính lợi nhuận ròng năm 2017 của M&M
b. Dòng tiền hoạt động của MM trong năm là bao
nhiêu?
c. Vì sao kết quả trong câu a và b có sự chênh lệch lớn?
3.2 Dòng tiền dưới góc độ kế toán
▪ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp giải thích thay
đổi tiền mặt dưới góc độ kế toán.
▪ Các bước xác định thay đổi tiền mặt:
(1) Xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
(2) Điều chỉnh cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư
(mua-bán tài sản cố định).
(3) Điều chỉnh cho dòng tiền từ hoạt động tài trợ
(chi trả ròng cho chủ nợ (ko tính lãi vay) và chi
trả cho cổ đông được thực hiện trong năm).
3.3 Quản lý dòng tiền
▪ Các chuẩn mực kế toán cho phép nhiều quyết
định mang tính chủ quan của kế toán viên, liên
quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng, có thể được
thực hiện → Thu nhập có thể bị thao túng.
▪ Lý do khiến phân tích dòng tiền trở nên phổ biến
vì rất khó để có thể thao túng hoặc chỉnh sửa
dòng tiền.
▪ Tổng dòng tiền ít phụ thuộc vào chủ quan của kế
toán viên, tuy nhiên các thành phần cơ bản vẫn có
thể bị “quản lý”. Ví dụ, chuyển dòng tiền từ hoạt
động đầu tư sang dòng tiền từ HĐKD có thể làm
cho HĐKD của DN có vẻ ổn định hơn.
thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like