You are on page 1of 14

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/315694274

Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước các kênh rạch
trong khu vực nuôi trồng thủy sản huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Article · September 2012

CITATIONS READS

0 867

3 authors, including:

Van Khanh Triet Nguyen


Helmholtz-Zentrum Potsdam - Deutsches GeoForschungsZentrum GFZ
5 PUBLICATIONS   36 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thủy lợi vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản thành phố Cần Thơ View project

All content following this page was uploaded by Van Khanh Triet Nguyen on 29 March 2017.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước các kênh rạch
trong khu vực nuôi trồng thủy sản huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ
Phạm Đức Nghĩa, Nguyễn Văn Khánh Triết, Nguyễn Kim Duyệt – Viện Khoa học Thủy lợi miền
Nam

Tóm tắt
Việc phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá tra ở Huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ trong thời gian
gần đây mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, nguồn nước thải từ
các ao nuôi cá tra đã và đang góp phần làm suy giảm chất lượng nguồn nước trong khu vực. Chính
vì vậy, mục tiêu của bài báo này (i) đánh giá hiện trạng chất lượng nước các sông kênh trong vùng
và (ii) tính toán, đề xuất diện tích nuôi trồng thuỷ sản (cá tra) hợp lý theo các đoạn kênh rạch nhằm
đảm bảo nguồn nước các kênh không bị suy thoái. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong nghiên cứu
này nhóm thực hiện đã sử dụng mô hình thuỷ lực 1 chiều kết hợp với mô-đun tính toán chất lượng
nước MIKE11 ECOLab do viện DHI – Đan Mạch phát triển. Kết quả tính toán bằng mô hình cho
thấy hiện trạng chất lượng nước các sông kênh chính trong vùng nghiên cứu hầu hết đã vượt tiêu
chuẩn A2, một số khu vực vượt quá tiêu chuẩn B1 của Bộ TNMT (đánh giá theo tiêu chuẩn BOD5).
Nhóm nghiên cứu cũng đã tính toán xác định diện tích nuôi trồng thuỷ sản tối đa để nguồn nước
mặt các sông kênh trong vùng thoả mãn tiêu chuẩn B1 là ~500 ha, diện tích này sẽ phải giảm đi
40% (~290 ha) nếu muốn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước A2.

Abstract

Aquaculture development i.e. catfish farms at Vinh Thanh district, Can Tho in the last decades, had
major contribution to the livelihoods and economic development of the region. On the other side,
the untreated effluent from fish-ponds deteriorating the quality of surface waterways. This study
aims (i) to evaluate the surface water quality of the canals system in the region, (ii) to calculate the
assimilative capacity of the surface water bodies and (iii) to estimate the maximum area of fish-
farming to enable sustainable development. To achieve these goals, we develop a one dimension
hydrodynamic model using MIKE11 and integrate the water quality module ECOLab. Simulation
results indicate the majority of surface waterways at Vinh Thanh, the water quality do not meet the
Vietnamese National Standard A2, i.e. surface water is allowed for domestic uses. In some part of
the district, the water quality even falls below B1 standard, i.e. water can be used for irrigation. We
also find that the maximum aquaculture areas should be restricted to approximately 500 hectares to
obtain water quality of B1, or further reduced by 40% to 290 ha in order to reach A2 standard.

-1-
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá tra phát triển rất nhanh
chóng trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ. Tổng sản lượng nuôi cá
hàng năm của toàn huyện Vĩnh Thạnh hơn 25.000 tấn[7].
Bên cạnh những lợi ích mang lại như trên, lượng nước thải rất lớn từ các ao nuôi cá
tra chưa qua xử lý thải ra môi trường vượt quá khả năng tải của hệ thống sông kênh
là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nguồn nước trong vùng nuôi cá tra và các
vùng lân cận.
Đối với nghề nuôi trồng thủy sản, chất lượng nước là một vấn đề quan trọng sống
còn. Nguồn nước cấp cần phải đạt tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ nuôi trồng
thủy sản, cụ thể là đáp ứng được Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt QCVN 08:2008 cột A2 [1]. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng nước
trong khu vực luôn trong tình trạng bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm dinh dưỡng như
đạm, phốt pho. Đặc biệt là tại các khu vực nuôi cá tra, chiếm chủ yếu diện tích nuôi
trồng trong vùng.
Thực tế cho thấy, nuôi cá tra theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến
môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong
nước và bùn đáy. Vì vậy, để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra trên địa bàn huyện
Vĩnh Thạnh, cần thiết phải có các giải pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi
thải vào hệ thống sông kênh, đồng thời cần quy hoạch diện tích nuôi trồng hợp lý
đảm bảo tải lượng ô nhiễm từ nuôi cá tra vào hệ thống sông kênh phù hợp với khả
năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông kênh trong khu vực.
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải
(thông qua chỉ tiêu BOD5) của hai kênh trục lớn Cái Sắn và Thắng Lợi 2, đây là hai
kênh tập trung nhiều diện tích nuôi cá tra. Nghiên cứu đã đề xuất diện tích nuôi cá
tra hợp lý dọc theo Cái Sắn và Thắng Lợi 2 trên cơ sở kết quả tính toán tải lượng ô
nhiễm tối đa từ nước thải nuôi cá tra có thể thải vào nguồn nước của hai kênh này
mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

2. Phương pháp tính toán


Sử dụng bộ mô hình tính toán thủy lực – chất lượng nước MIKE 11 ECOLab [2][3].
Mô đun sinh thái (ECOLab) trong mô hình MIKE 11 giải quyết khía cạnh chất
lượng nước trong sông/kênh tại những vùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dân
sinh, kinh tế v.v. Môđun này luôn đi kèm với mô đun tải – khuyếch tán (AD), điều
này có nghĩa là mô đun chất lượng nước giải quyết các quá trình biến đổi sinh học

-2-
của các hợp chất trong sông còn mô đun tải - khuyếch tán (AD) được dùng để mô
phỏng quá trình truyền tải khuyếch tán của các hợp chất đó.
Khả năng tiếp nhận nguồn nước thải tối đa của hệ thống kênh được xác định thông
qua trình tính toán thử dần bằng cách thay đổi tải lượng xả từ các ao nuôi cá tra dọc
theo kênh Cái Sắn và kênh Thắng Lợi 2 (kênh Cái Sắn được chia thành 4 đoạn và
kênh Thắng Lợi 2 được chia thành 2 đoạn theo ranh giới các xã) cho đến khi nồng
độ BOD5 trên tất cả các hệ thống sông kênh đạt tiêu chuẩn B11 (BOD5 <=15mg/l)
hoặc tiêu chuẩn A22 (BOD5 <=6mg/l) theo quy định của QCVN 08:2008/BTNMT.

3. Số liệu phục vụ cho tính toán

3.1. Số liệu tại các biên


Biên thượng lưu: bao gồm số liệu các biên lưu lượng chính (Kratie, PrekDam,
Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Dầu Tiếng và Trị An). Ngoài ra, còn có các nguồn lưu
lượng nhập lưu từ nước thải công nghiệp và sinh hoạt, lượng nước phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ... cũng được tính đến trong mô hình. Tổng
cộng có 1272 biên lưu lượng và các nguồn xả thải.
Biên hạ lưu: Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ thủy văn tại
vùng nghiên cứu đó là sự lan truyền các sóng thủy triều và các dòng vật chất từ biển
Đông thông qua sông Hậu, và biển Tây tới. Các ảnh hưởng này được tham số hóa
bằng giá trị mực nước, mặn, hàm lượng các chất... trên các biên thủy văn tại các cửa
sông Tiền, Hậu, Cái Lớn, Cái Bé, sông Kiên.... Các dữ liệu cần cho biên hạ lưu bao
gồm:
- Mực nước: Mực nước thực đo 9 trạm cửa sông ven biển Đông và biển Tây
như: Vũng Tàu, Vàm Kênh, Bình Đại, An Thuận, Bến Trại, Mỹ Thanh, Gành
Hào, sông Đốc, Rạch Giá
- Độ mặn: Được lấy từ số liệu độ mặn thực đo tại các trạm đo đạc thủy văn do
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thực hiện.
- Chất lượng nước: lấy căn cứ vào giá trị trung bình số liệu thực đo của một số
nghiên cứu đã thực hiện.

3.2. Số liệu về các nguồn xả thải

1
Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng
nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
2
Nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo
tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2

-3-
Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trạm Quan trắc môi trường –
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ kết hợp với số liệu điều tra của các đề tài
dự án đã thực hiện khác [4],[5],[6], số liệu về các nguồn xả thải bao gồm (xem Bảng 1 đến

Bảng 5):
- Nước thải công nghiệp: nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đang
hoạt động trong vùng nghiên cứu;
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước thải từ sản xuất nông nghiệp và
- Nước thải từ các ao nuôi trồng thuỷ sản: Căn cứ vào số liệu đo đạc trong các
đợt đo đạc thủy văn - chất lượng nước năm 2010, và căn cứ vào kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện Khoa học thủy lợi
miền Nam thực hiện trong thời gian gần đây.
Ngoài các số liệu tại các biên và các nguồn xả thải như trên, để phục vụ cho việc
xây dựng, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình chất lượng nước MIKE 11 EcoLab,
nghiên cứu còn sử dụng số liệu khí tượng, thuỷ văn (mưa, bốc hơi), số liệu về địa
hình (mặt cắt hệ thống sông, kênh trong vùng), cũng như kết quả đo đạc thực tế vào
tháng 05 năm 2010.
Bảng 1: Lưu lượng nước thải của các KCN trên địa bàn Cần Thơ và Vĩnh Long

Stt Khu Diện tích (ha) qtc Q (m³/s) Vị trí Ghi chú
công nghiệp Quy Hiện (m³/ha/ng.đ) Quy Hiện
hoạch trạng hoạch trạng
I Tp Cần Thơ
1 Trà Nóc 1 135 135 36 0,06 0,06 P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy
2 Trà Nóc 2 165 161,7 36 0,07 0,07 P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy
3 Hưng Phú 1 262 16,85 36 0,11 0,01 P.Phú Thứ, Q.Cái Răng
4 Hưng Phú 2 212 16,85 36 0,09 0,01 P.Phú Thứ, Q.Cái Răng
5 Thốt Nốt 1 150 44,8 36 0,06 0,02 P.Thới Thuận, Q.Thốt Nốt
800- P.Thới Thuận, Q.Thốt Nốt Chưa xây
6 Thốt Nốt 2 1000 36 0,42 0,00 và X.Vĩnh Trinh, H.Vĩnh Thạnh dựng
Chưa xây
7 Ô Môn 256 36 0,11 0,00 P.Phước Thới, Q.Ô Môn dựng
II Vĩnh Long
1 Bình Minh 132 132 36 0,06 0,06 X.Mỹ Hòa, H.Bình Minh
Tổng cộng 507,2 0,96 0,21

-4-
Bảng 2: Lưu lượng nước thải sinh hoạt các Quận, Huyện thành phố Cần Thơ

Stt Loại Đơn Ninh Kiều Ô Môn Bình Thuỷ Cái Răng Thốt Nốt Vĩnh Thạnh Cờ Đỏ Phong Điền
vị Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q
lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s)
1 Dân số người 212.095 0,236 130.537 0,145 93.839 0,104 78.708 0,087 195.941 0,218 152.737 0,170 179.138 0,199 104.072 0,116
2 Heo con 5.835 0,002 18.617 0,006 14.103 0,005 6.650 0,002 28.971 0,010 36.411 0,013 39.635 0,014 17.064 0,006
3 Bò con 42 0,000 332 0,000 879 0,000 463 0,000 992 0,000 1.786 0,001 2.488 0,001 704 0,000
Tổng cộng 0,238 0,152 0,110 0,090 0,228 0,183 0,214 0,122
Nguồn: Dân số và số lượng giá súc được lấy theo Niên giám thống kê Tp Cần Thơ

Bảng 3: Lưu lượng nước thải sinh hoạt các xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh ở trong và lân cận khu vực nghiên cứu

Stt Loại Đơn Vĩnh Trinh Thạnh Mỹ Thạnh Quới Thạnh Tiến Thạnh An TT. Thạnh An Thạnh Thắng Thạnh Lợi
vị Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q Số Q
lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s) lượng (m³/s)
1 Dân số người 19.446 0,022 8.508 0.009 20.713 0,023 9.469 0,011 8.509 0,009 11.371 0,013 5.938 0,007 8.788 0,010
2 Heo con 3.091 0,001 880 0.000 3.447 0,001 2.884 0,001 2.628 0,001 4.379 0,002 6.745 0,002 12.787 0,004
3 Bò con 59 0,000 81 0.000 75 0,000 36 0,000 56 0,000 28 0,000 62 0,000 0 0,000
Tổng cộng 0,023 0.010 0,024 0,012 0,010 0,014 0,009 0,014
Nguồn: Dân số và số lượng giá súc được lấy theo Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh năm 2010

-5-
Bảng 4: Lưu lượng nước thải bình quân từ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã trong vùng
nghiên cứu năn 2010
Vụ sản xuất Lưu lượng nước thải bình quân từ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã trong vùng nghiên cứu năn 2010

X.Vĩnh Trinh X.Thạnh Mỹ X.Thạnh Quới X.Thạnh Tiến X.Thạnh An TT.Thạnh An X.Thạnh Thắng X.Thạnh Lợi

Đông Xuân 0,639 0,508 0,986 0,509 1,125 0,440 0,595 1,175

Hè Thu 0,617 0,508 0,986 0,512 1,125 0,440 0,595 1,174

Thu Đông 0,021 0,021 0,000 0,002 0,000 0,000 0,000 0,000

Bảng 5: Lưu lượng nước thải từ nuôi cá trên địa bàn các xã dọc theo kênh Cái Sắn

Diện tích đất thủy Đinh mức xả thải Lưu lượng


Stt Tên xã
sản (ha) (l/s/ha) (m³/s)
1 Xã Vĩnh Trinh 188,38 58,4 11,00
2 Xã Thạnh Mỹ 72,40 58,4 4,23
4 TT. Vĩnh Thạnh 18,13 58,4 1,06
3 Xã Thạnh Qưới 47,04 58,4 2,75
5 Xã Thạnh Tiến 4,13 58,4 0,24
6 Xã Thạnh An 16,49 58,4 0,96
7 TT.Thạnh An 9,64 58,4 0,56
8 Xã Thạnh Thắng 2,37 58,4 0,14
9 Xã Thạnh Lợi 0,4 58,4 0,02
Tổng cộng 20,96
Nguồn: Diện tích nuôi trồng thủy sản lấy theo Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh
năm 2010

4. Kết quả tính toán


Trên cơ sở mô hình chất lượng nước MIKE 11 EcoLab cho toàn Đồng bằng sông Cửu
Long và chi tiết hóa cho vùng nghiên cứu đã được hiệu chỉnh và kiểm định đạt độ tin
cậy đảm bảo cho việc xây dựng các kịch bản tính toán (Error! Reference source not
found.). Lần lượt thay đổi số liệu đầu vào là tải lượng xả thải từ các ao nuôi cá tra dọc
theo kênh Cái Sắn và kênh Thắng Lợi 2 đến khi chất lượng nước trên các kênh rạch
trong vùng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B1 hoặc A2. Kết quả lưu lượng xả
tối đa hay nói cách khác diện tích tối đa cho phép nuôi trồng thuỷ sản sẽ được xác định
(xem Error! Reference source not found. và Error! Reference source not found.).

4.1. Trường hợp 1: đạt tiêu chuẩn B1

-6-
A
k. Cái Sắn

k. Thắng Lợi 2

Hình 1: Nồng độ BOD5 lớn nhất trên các kênh rạch trong vùng nghiên cứu
[mg/l] Time Series Concentration Concentration
15.0 K.CAISAN 7533.90 BOD

14.0 User Marks


QCVN_A1: 4 mg/l
13.0 QCVN_A2: 6 mg/l
QCVN_B1: 15 mg/l
12.0 QCVN_B2: 25 mg/l
11.0

10.0

9.0

8.0

7.0

6.0

5.0

4.0
31-3-2005 5-4-2005 10-4-2005 15-4-2005 20-4-2005 25-4-2005 30-4-2005

Hình 2: Nồng độ BOD5 trên kênh Cái Sắn đoạn gần sông Hậu (vị trí A)
[mg/l] Time Series Concentration Concentration
VT_KTHLOI2 5725.00 BOD
14.0
User Marks
QCVN_A1: 4 mg/l
12.0 QCVN_A2: 6 mg/l
QCVN_B1: 15 mg/l
QCVN_B2: 25 mg/l
10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.0
2-4-2005 4-4-2005 6-4-2005 8-4-2005 10-4-2005 12-4-2005 14-4-2005 16-4-2005 18-4-2005 20-4-2005 22-4-2005 24-4-2005 26-4-2005 28-4-2005 30-4-2005

Hình 3: Nồng độ BOD5 trên kênh Thắng Lợi 2 gần đoạn giao với kênh T4 (vị trí B)

-7-
Bảng 6: Diện tích nuôi trồng cá tra tối đa dọc kênh Cái Sắn và kênh Thắng Lợi 2 để chất lượng
nước vùng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn B1
Tải lượng Nồng độ BOD5
Khoảng cách xả thải tối Hệ số tiêu nước thải tiêu Diện tích
Stt Tên kênh Xã đa chuẩn*
đến sông Hậu
(mg/s) (l/s/ha) (mg/l) (ha)
(1) (2) (3) (4)=(1)/(2)/(3)
1 Cái Sắn km 1,5– km 9,0 Vĩnh Trinh 242.752 58,4 30 139
km 9,0 – km
2 Cái Sắn
15,0
Thạnh Mỹ 114.348 58,4 30 65
Thạnh Quới,
km 15,0 – km
3 Cái Sắn
19,25
TT Vĩnh 153.340 58,4 30 88
Thạnh
Thạnh Tiến,
km 19,25 – km
4 Cái Sắn
26,5
Thạnh An, 123.310 58,4 30 70
TT. Thạnh An
5 Thắng Lợi 2 km 0 – km 7,0 Vĩnh Trinh 132.970 58,4 30 76
km 7,0 – km
6 Thắng Lợi 2 12,5
Thạnh Mỹ 103.793 58,4 30 59
Tổng 497
* Theo thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá
tra thâm canh đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Với việc thay đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản dọc theo kênh Cái Sắn và Thắng Lợi 2
đến giá trị trong Bảng 6 thì nồng độ BOD5 trên hệ thống kênh rạch vùng nghiên cứu
đều đạt được mục tiêu đã đề ra: thỏa mãn tiêu chuẩn B1 theo QCVN
08:2008/BTNMT. Tổng diện tích nuôi trồng tối đa cho phép lúc này xấp xỉ 500 ha.
Ngoài ra, nước thải từ các ao nuôi cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định
trong thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn trước khi thải ra môi trường.

-8-
BOD5 (mg/l)
Nong do BOD5 lon nhat doc kenh Cai San Maximum
10.0 20.0

5.0 15.0

Kenh ranh An Giang

Kenh Bon Tong

Ranh An Giang
0.0 10.0
Song Hau

Kenh G
Kenh H

Kenh E
Kenh F
-5.0 5.0

K.CAISAN 0 - 5000
-10.0 0.0
0.0 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0
[m]
0.7

13.2

14.0

14.5

14.6

14.8

14.9

14.9

14.7

14.4

14.6

14.7

14.6

14.8

14.5

12.4
BODmax

Hình 4: Nồng độ BOD5 lớn nhất dọc theo kênh Cái Sắn

Nong do BOD5 lon nhat doc kenh Thang Loi Maximum BOD5 (mg/l)
2.0 20.0
1.5
1.0 15.0
0.5

Kenh Bon Tong


0.0 10.0
-0.5
Kenh KH1

Kenh T1

Kenh T3

Kenh T4

Kenh T5

Kenh T8
-1.0 5.0
-1.5
VT_KTHLOI2 0 - 2300
-2.0 0.0
0.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0
[m]
12.9

14.3

14.4

14.7

14.6

14.6

14.7

14.7

15.0

14.9

14.8

14.8

14.8

14.8

14.9

14.8

14.4
BODmax_V0

Hình 5: Nồng độ BOD5 lớn nhất dọc theo kênh Thắng Lợi 2

-9-
Trường hợp 2: đạt tiêu chuẩn A2
[mg/l] Time Series Concentration Concentration
8.0 K.CAISAN 7533.90 BOD

User Marks
7.0 QCVN_A1: 4 mg/l
QCVN_A2: 6 mg/l
6.0 QCVN_B1: 15 mg/l
QCVN_B2: 25 mg/l

5.0

4.0

3.0

2.0

1.0

0.0
2-4-2005 4-4-2005 6-4-2005 8-4-2005 10-4-2005 12-4-2005 14-4-2005 16-4-2005 18-4-2005 20-4-2005 22-4-2005 24-4-2005 26-4-2005 28-4-2005 30-4-2005

Hình 6: Nồng độ BOD5 trên kênh Cái Sắn đoạn gần sông Hậu (vị trí A)
[mg/l] Time Series Concentration Concentration
8.0 VT_KTHLOI2 5725.00 BOD

User Marks
7.0 QCVN_A1: 4 mg/l
QCVN_A2: 6 mg/l
6.0 QCVN_B1: 15 mg/l
QCVN_B2: 25 mg/l

5.0

4.0

3.0

2.0

1.0

0.0
2-4-2005 4-4-2005 6-4-2005 8-4-2005 10-4-2005 12-4-2005 14-4-2005 16-4-2005 18-4-2005 20-4-2005 22-4-2005 24-4-2005 26-4-2005 28-4-2005 30-4-2005

Hình 7: Nồng độ BOD5 trên kênh Thắng Lợi 2 gần đoạn giao với kênh T4 (vị trí B)

-10-
[meter] Do_sau Maximum BOD [mg/l] BOD5_max
7.0
4.0
6.0
2.0
5.0
Song Hau 0.0
4.0

Ranh An Giang
K. Bon Tong
-2.0
3.0

Kenh G

Kenh C
Kenh E
-4.0
2.0
-6.0
1.0
-8.0 K.CAISAN 0 - 5000
0.0
0.0 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0
[m]
0.6

5.1

5.5

5.6

5.7

5.7

5.7

5.7

5.5

5.6

5.7

5.7

5.9

5.9

5.9

5.3

4.8
BOD5_Max

Hình 8: Nồng độ BOD5 lớn nhất dọc theo kênh Cái Sắn

[meter] Do_sau Maximum BOD [mg/l] BOD5_Max


4.0 7.0

3.0 6.0
K. Thang Loi

K. Bon Tong
Kenh T8

Kenh T9
2.0 Kenh T4 5.0

Kenh T5

Kenh T7
1.0 4.0

0.0 3.0

-1.0 2.0

-2.0 1.0
VT_KTHLOI2
-3.0 0.0
0.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0
[m]
5.3

5.6

5.6

5.6

5.8

5.9

5.9

5.8

6.0

5.9

5.8

5.7

5.8

5.7

5.7

5.7

5.4
BOD5_Max

Hình 9: Nồng độ BOD5 lớn nhất dọc theo kênh Thắng Lợi 2

-11-
Bảng 7: Diện tích nuôi trồng cá tra tối đa trên kênh Cái Sắn và kênh Thắng Lợi 2
để chất lượng nước vùng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn A2
Tải lượng Nồng độ BOD5
Khoảng cách xả thải tối Hệ số tiêu nước thải tiêu Diện tích
Stt Tên kênh Xã đa chuẩn*
đến sông Hậu
(mg/s) (l/s/ha) (mg/l) (ha)
(1) (2) (3) (4)=(1)/(2)/(3)

58,4 30 90
158.247
1 Cái Sắn km 1,5– km 9,0 Vĩnh Trinh

km 9,0 – km 58,4 30 47
81.997
2 Cái Sắn 15,0 Thạnh Mỹ
Thạnh Quới,
km 15,0 – km TT Vĩnh 88.365 58,4 30 50
3 Cái Sắn 19,25 Thạnh
Thạnh Tiến,
km 19,25 – km Thạnh An, 45.980 58,4 30 26
4 Cái Sắn 26,5 TT. Thạnh An
75.124 58,4 30 43
5 Thắng Lợi 2 km 0 – km 7,0 Vĩnh Trinh
km 7,0 – km 58.640 58,4 30 33
6 Thắng Lợi 2 12,5 Thạnh Mỹ
Tổng 290
* Theo thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá
tra thâm canh đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với trường hợp muốn chất lượng nước trên các sông kênh khu vực nghiên cứu đạt
tiêu chuẩn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt (BOD5 <=6mg/l) thì tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản tối đa cho phép trên toàn Huyện sẽ chỉ còn 290 ha, xấp xỉ ½ tổng
diện tích cho phép ứng với trường hợp BOD5 <=15 mg/l (xem Bảng 7)

5. Kết luận và kiến nghị


Chất lượng nước hiện trạng trên các sông kênh lân cận kênh Cái Sắn và kênh Thắng
Lợi 2 nằm trong địa bàn khu vực nghiên cứu hầu hết vượt tiêu chuẩn loại A2 (BOD5 >
6,0 mg/l) theo quy định của QCVN 08 : 2008/BTNMT, thậm chí một số khu vực vượt
quá tiêu chuẩn B1 (BOD5>15 mg/l) – không đáp ứng tiêu chuẩn nước sử dụng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do dọc theo
hai bên kênh tập trung nhiều dân cư sinh sống, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
được xả trực tiếp vào kênh. Ngoài ra, dọc theo kênh Cái Sắn thuộc địa bàn các xã Vĩnh
Trinh, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới ... là nơi tập trung nhiều ao nuôi cá tra, với tải lượng

12
chất thải rất lớn vượt quá khả năng tải của nguồn tiếp nhận góp phần làm giảm chất
lượng nước của kênh.
Vì vậy, để cải thiện chất lượng nước các kênh rạch trong vùng nghiên cứu, trong tương
lai cần quy hoạch diện tích nuôi cá tra tối đa dọc theo kênh Cái Sắn và kênh Thắng Lợi
2 ở mức 497 ha nếu muốn chất lượng nước trên hệ thống kênh/rạch đạt tiêu chuẩn B1
và 290 ha nếu muốn đạt tiêu chuẩn A2. Ngoài ra, cần có các biện pháp xử lý nước thải
nuôi cá tra trước khi thải vào sông kênh rạch đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
2. DHI, DHI Water & Environment, 2000. MIKE 11 - A Modelling System for
Rivers and Channels - User Guide.
3. DHI, DHI Water & Environment, 2003. ECOLAB MIKE 11 – Water Quality.
4. Mai Văn Cương và nnk, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, 2008. Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền
vững vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL.
5. Phạm Xuân Phương, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, 2007. Quy hoạch
Thủy lợi thành phố Cần Thơ.
6. Tăng Đức Thắng và nnk, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, 2009. Một số
kết quả tính toán lan truyền chất thải trên hệ thống sông ngòi, kênh rạch vùng
nuôi cá tra ở ĐBSCL.
7. Ủy ban nhân dân Huyện Vĩnh Thạnh, 2010. Niên giám thống kê Huyện Vĩnh
Thạnh năm 2010, Cần Thơ.

13

View publication stats

You might also like