You are on page 1of 7

Ôn tập công pháp quốc tế.

BÀI 1: KHÁI LUẬN CHUNG LUẬT QUỐC TẾ.

- Phần này trong đề thi tốt nghiệp rất hay hỏi.


- Khái niệm luật quốc tế: chỉ cần nhớ “nó là hệ thống như thế nào đây là một hệ
thống, nếu thi dùng từ “ngành luật” là sai? Sự thỏa thuận không phải do một
nước nào đó áp đặt một nước khác phải tuân theo, khi có vi phạm thì cưỡng chế
trên cơ sở thỏa thuận? nội dung điều chỉnh về gì?  quan hệ chính trị là quan hệ
chủ yếu, đây là quan hệ nền tảng cho tất cả các quan hệ khác”
o Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ
thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế
với nhau trong mọi lĩnh vực đời sống quốc tế và được đảm bảo thực hiện
bỏi chính các chủ thể đó.
- Đặc trưng của luật quốc tế: phần này dùng để so sánh với luật quốc gia(trong
bài giảng chị Trang đã có trình bày)- có 4 đặc trưng lớn:
o Trình tự xây dựng ra LQT như thế nào?
o Đối tượng điều chỉnh: đây là mối quan hệ giữa các quốc gia nhưng phải từ
cấp chính phủ trở lên.
o Chủ thể LQT: 4 chủ thể(quốc gia điều 1 công ước Montevideo, tổ chức
quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết,
chủ thể đặc biệt).
 đặc điểm chủ thể LQT(tham gia một cách độc lập, có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của LQT hưởng quyền một cách
chủ động, phải gánh vác trách nhiệm pháp lý ), ví dụ: cá nhân có
quyền con người nhưng ko là chủ thể luật quốc tế, bởi cá nhân ko
được hưởng quyển này một cách chủ động.
 phải đọc chi tiết từng chủ thể có đặc điểm như thế nào.
o Biện pháp đảm bảo thi hành: nguyên tắc là dựa vào sự tự nguyện của các
chủ thể có thể bị cưỡng chế tập thể hoặc cá thể(cưỡng chế cá thể là
cưỡng chế của chủ thể bị vi phạm với chủ thể vi phạm- gọi là trả đũa, nếu
như chủ thể bị vi phạm ở thế yếu thì áp dụng cưỡng chế tập thể).
- Các chủ thể luật quốc tế: buộc phải xem kỹ.
o Quốc gia: chủ thể chủ yếu(điều 1- MONTEVIDEO). Chú ý điểm d điều 1:
“quyền năng chủ thể” là khả năng tham gia một cách độc lập về mặt ý
chí, không bị giới hạn bất kỳ lĩnh vực nào. Ví dụ: độc lập lựa chọn quốc
gia khác ký kết điều ước quốc tế.
 Nhận định: câu nhân định có thể ra về phần so sánh giữa quyền năng
chủ thể của Quốc gia với Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
 Nhận định: tổ chức phi chính phủ là chủ thể sai. TCPCP chỉ hoạt
động trong lĩnh vực nhất định.
 NĐ: Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể hạn chế đúng,
quyền năng trong phạm vi các quốc gia thành viên giao cho nó.
o Tổ chức quốc tế liên chính phủ: thành viên chủ yếu là các quốc gia- thứ yếu
có thể là các chủ thể khác( cũng phải là chủ thể của LQT), thực thể liên kết
chủ yếu giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền, có quyền năng chủ thể
riêng biệt nghĩa là không thể thiết lập quan hệ với mọi đối tác, chỉ có thể
thiết lập trong phạm vi các thành viên cho phép, thông thường bị giới hạn
bởi quy chế của tổ chức đọc lại giáo trình. So sánh với tổ chức phi chính
phủ thành viên là các hãng hàng không.
o Dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết( chủ yếu xuất hiện trong và sau
chiến tranh thế giới thứ II) hiện nay không có nên sẽ ít hỏi thi. Sự tồn tại
của chủ thể này là do sự công nhân của một quốc gia, tùy vào ý chí chính trị
của mỗi quốc gia không ra thi.
 NĐ: Tất cả các dân tộc đều là chủ thể LQT sai, dùng khái niệm
“dân tộc giành quyền tự quyết” để giải thích. Điều kiện: đang bị độ
hộ, tồn tại trong thực tế cuộc đấu tranh, có cơ quan lãnh đạo.
o Chủ thể đặc biệt chủ thể bị giới hạn quyền năng. Ví dụ: tòa thánh
Vaticang, lưu ý: Đài Loan Việt Nam không công nhân là một quốc gia.
- Không ra thi phần các nguyên tắc cơ bản, công nhận quốc gia của LQT.

BÀI 2: NGUỒN LQT

- Không giới hạn học hết.


- Các văn bản quan trọng: công ước Viên 1969, Luật ĐƯQT 2016, quy chế tòa án
quốc tế( khoản 1 điều 38).
- Tổng quan một số kiến thức cần nắm:
o Nguồn LQT có 2 loại: nguồn cơ bản(điều ước quốc tế, tập quán quốc tế);
nguồn bổ trợ(án lệ, học thuyết pháp lý)
 Nhận định: ĐƯQT, TQQT, án lệ, học thuyết pháp lý là nguồn cơ bản
của luật quốc tế sai.
o Điều ước quốc tế:
 Điều kiện có hiệu lực của điều ước.
 NĐ: điều ước quốc tế không thể ràng buộc hiệu lực với quốc
gia thứ 3 sai, phải nhớ 3 trường hợp sau(1/quốc gia không
phải thành viên nhưng chấp nhận hiệu lực của ĐƯQT. 2/ràng
buộc quyền với quốc gia thứ ba. VD: công ước biển 1982 có
quy định về những nước không có biển. 3/ràng buộc với
nghĩa vụ quốc gia thứ ba- điều ước nhằm bảo vệ hòa bình an
ninh thế giới thì bặt buộc ràng buộc nước thứ ba)
 Đơn phương chấm dứt hiệu lực của điều ước: hay hỏi thuật
ngữ tiếng La tinh “Rebus Sie Stantibus- hoàn cảnh thay đổi
một cách cơ bản” có quyền chấm dứt hiệu lực của điều ước
khi “hoàn cảnh thay đổi một cách cơ bản”, hòa cảnh thay đổi
một cách cơ bản chỉ duy nhất trong một trường hợp đó là ở
quốc gia đó có sự thay đổi chính quyền một cách không hợp
pháp(đảo chính).
 Bảo lưu điều ước quốc tế.
 nhận định: bảo lưu có thể áp dụng cho mọi loại điều ước
sai, chỉ áp dụng đối với điều ước đa phương.
 Không áp dụng với các trường hợp điều ước cấm bảo lưu.
 Bị giới hạn bảo lưu.
 Bảo lưu điều ước đi trái với nội dung điều ước không được
bảo lưu.
 Câu tự luận: chứng minh bảo lưu không phải là một quyền
tuyệt đối.
 Thực hiện điều ước: Hay hỏi
 Thực hiện bằng hai cách: áp dụng trực tiếp; áp dụng gián
tiếp nội luật hóa.
 Điều 6 luật điều ước quốc tế 2016 áp dụng cả trực tiếp lẫn
gián tiếp.
 Quy trình ký kết điều ước:
 So sánh giữa phê chuẩn và phê duyệt: bản chất là giống nhau,
khác nhau: phê chuẩn là loại điều ước tối quan trọng; phê
duyệt là điều ước mức độ quan trọng thấp hơn. Cơ quan có
thẩm quyền phê chuẩn cao nhất là quốc hội, phê duyệt có thể
do chính phủ…phần này nằm trong mục 5,6 chương II luật
điều ước quốc tế 2016.
 NĐ: sau khi điều ước quốc tế thông qua thì điều ước quốc tế
có hiệu lực sai, mỗi giai đoạn có giá trị pháp lý khác nhau.
 NĐ: ký tắt, ký tượng trưng, ký chính thức- tất cả các điều ước
phải có 3 chữ ký sai.
 Thủ tục đăng ký, công bố điều ước: ít ra.
o Tập quán quốc tế: phải nhớ.
 Định nghĩa trong giáo trình.
 Phân biệt với tập quán thông thường? TQQT khi áp dụng thì tin chắc
việc áp dụng là đúng.
 Điều kiện tập quán trở thành nguồn: xuất phát từ định nghĩa, ngoài
ra có điều kiện thứ 3 phải phù hợp với các nguyên tắc của luật
quốc tế.
 Con đường hình thành tập quán quốc tế: tập quán mà cả thể giới đều
biết và thực hiện thì cũng có thể hình thành TQQT, hình thành từ
một điều ước quốc tế- ví dụ như một điều ước Montevideo chưa có
hiệu lực, trong quá trình giải thích một điều ước sẽ hình thành một
tập quán.
 Câu hỏi hay ra thi: so sánh các loại nguồn về mặt hiệu lực?  điều
ước và tập quán quốc tế đều có hiệu lực ngang bằng nhau. Thông
thường áp dụng điều ước hơn bởi vì có nhiều ưu điểm hơn.

BÀI 3: DÂN CƯ.

- Bảo hộ công dân: định nghĩa theo giáo trình.


O Nhận định: nhà nước bảo hộ cho công dân bất kỳ đâu sai, chỉ ở nước
ngoài.
O Nhận định: nhà nước chỉ bảo hộ khi công dân có sự vi phạm sai, không
vi phạm cũng bảo hộ.
O Nhận định: nhà nước chỉ bảo hộ cho công dân của mình ở nước ngoài
sai, thông lệ quốc tế có trường hợp người được bảo hộ cư trú chính trị-
người đến một nước và được cho phép cứ trú chính trị sau đó di chuyển đến
nước khác, thì nước cho cư trú chính trị phải bảo hộ.
O NĐ: bảo hộ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của quốc gia đúng, mối quan
hệ giữa nhà nước và công dân thì là nghiã vụ, mối quan hệ giữa nhà nước
với nhà nước là quyền.
O Điều kiện bảo hộ: 1/ phải mang quốc tịch quốc gia bảo hộ. 2/chỉ bảo hộ các
trường hợp cần bảo hộ. 3/đã tự mình nhưng không thể khắc phục hoàn
cảnh.
O Cơ quan có thẩm quyển bảo hộ: rất rộng- mọi cơ quan. NĐ: thẩm quyển
bảo hộ thuộc cơ quan đại diện ngoại giao sai, mọi cơ quan cả trong và
ngoài nước.
O Biện pháp bảo hộ: rất đa dạng đọc giáo trình.
O Câu hỏi: nhà nước có thể áp dụng mọi biện pháp để bảo hộ công dân ở
nước ngoài phải tiến hành trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật nước
sở tại.
- Cư trú chính trị:
O Định nghĩa: giáo trình.
O Đặc điểm: giáo trình.
O Lưu ý: việc cho cư trú chính trị hay không là quyền của mỗi quốc gia.
O Trường hợp các quốc gia không được phép cho cư trú chính trị: phạm tội
hình sự thông thường, phạm các tội ác quốc tế…
O Bài tập tình huống: công dân H bị cáo buộc ám sát , một số đoàn luật sư
sang bảo hộ với H có được hay không? nếu muốn thì điều kiện phải như
thế nào?.

BÀI 4: LÃNH THỔ- BIÊN GIỚI QUỐC GIA.

- Chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối hoạt động quản lý khai thác chỉ cho quốc gia,
không chia sẽ quyền của mình cho các quốc gia khác, muốn hoạt động phải xin
phép.
- Chủ quyền hoàn toàn đầy đủ quốc gia vẫn có chủ quyền hoàn toàn bình thường
nhưng chấp nhận cho các quốc gia khác có chủ quyền ở đây. VD: vùng lãnh hải
cho phép tàu thuyền đi qua không gây hại- không cần xin phép. Vùng nước biên
giới- chủ quyền hoàn toàn đầy đủ, tất cả các vấn đề về quản lý sử dụng thì các bên
phải thỏa thuận. NĐ: tính chất chủ quyền của vùng nước biên giới và vùng nước
lãnh hải là giống nhau đều thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ sai, trên thực tế
cách thức thực hiện là khác nhau; đối với vùng nước lãnh hải chỉ chia sẻ một
quyền duy nhất đó là quyền “đi qua không gây hại”- việc quản lý là do quốc gia;
đối với vùng nước biên giới thì chia sẻ toàn bộ với nước làng giềng- quản lý dựa
trên cơ sở thỏa thuận với nước láng giềng.
- Vùng lãnh thổ quốc gia:
O Vùng đất
O Vùng nước: giáo trình
 Nội thủy.
 Lãnh hải ranh giới phía ngoài lãnh hải là biên giới trên biển của
quốc gia(đúng).
 Vùng nước nội địa.
 Vùng nước biên giới.
O Vùng trời: khoảng không gian bao trùm phía trên vùng trời phía trên lãnh
hải trở vào trong mới là lãnh thổ của quốc gia. Câu hỏi: các quốc gia xác
định độ cao vùng trời là bao nhiêu không có căn cứ xác định, bất cứ 1 số
đô chi tiết nào đều sai hết.
O Vùng lòng đất
O Lưu ý: lãnh thổ quốc gia di động đây chỉ là tên gọi, được hưởng các quy
chế như lãnh thổ quốc gia- ví dụ như máy bay, tàu biển. Phương tiện đặc
biệt “tàu quân sự” có thể được hưởng quy chế ở bất kỳ đâu- ví dụ: quyền
bất khả xâm phạm.
- Biên giới quốc gia:
O Nhận định: đường biên giới quốc gia là đường phân định lãnh thổ quốc gia
này với quốc gia khác sai, còn phân định lãnh thổ quốc gia với lãnh thổ
quốc tế- phân định lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền của quốc gia.
O Câu hỏi: so sánh biên giới trên bộ với biên giới trên biển?
O Câu hỏi: so sánh quy trình xác định biên giới trên bộ và trên biển?
 Trên bộ qua 3 bước: hoạch định, phân giới, cắm mốc.
 Trên biển có 2 trường hợp: 1/ có liên quan đến quốc gia khác. 2/
không liên quan đến quốc gia khác.  xem giáo trình.
 Tiêu chí so sánh: cơ sở pháp lý( trên bộ ko có LQT quy định, trên bộ
thì có Cư biển 1982), quy trình xác định, tính thỏa thuận( trên bộ
luôn luôn phải thỏa thuận).
O Thay đổi, xác lập lãnh thổ, quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.
(243)
 Nguyên tắc: quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của
quốc gia.
 Thay đổi lãnh thổ phù hợp: cơ sở thay đổi mọi sự thay đổi dựa
trên quyền dân tộc tự quyết. NĐ: sự thay đổi lãnh thổ quốc gia dựa
vào quyết định của người đứng đầu nhà nước sai.
 Nguyên tắc xác lập lãnh thổ quốc gia:
 Nguyên tắc chiếm hữu thực sự(nguyên tắc này chủ yếu xác
định các vùng lãnh thổ đang tranh chấp, ví dụ: quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa): 1/ việc xác lập lãnh thổ phải do nhà
nước tiến hành. 2/ phải được tiến hành một cách hòa bình trên
vùng lãnh thổ vô chủ. 3/ việc chiếm hữu phải diễn ra một
cách công khai và thực sự. 4/ thực hiện chủ quyền 1 cách liên
tục.
 Nhận định: VN có biên giới trên biển với Trung Quốc,
Campuchia đúng.
 Lưu ý: hai quốc gia đối diện nhau thì không phải nước nào
đối diện cũng có biên giới trên biển tùy thuộc vào độ rộng
vùng biển, vùng này hẹp không thể cho các bên tuyên bố tối
đa 12 hải lý. NĐ: các quốc gia nằm đối diện nhau thì luôn có
đường biên giới trên biển là đường trung tuyến sai.
- Cách thức xác định từng vùng biển.
O Phân biệt đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng điều 6 7 công
ước biển 1982.
O Nhận định: một quốc gia chỉ có một đường cơ sở dọc theo bờ biển sai, có
thể có nhiều đường cơ sở- đường cơ sở cho bờ biển, đường cơ sở cho đảo.
O Lãnh Hải: điều 3 công ước biển 1982.
O Tiếp giáp lãnh hải:
O Đặc quyền kinh tế: có sự chồng lấn với vùng tiếp giáp lãnh hải, điều 33-
công ước biển.
O Nhận định: chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ
sở sai.
O NĐ: quy chế pháp lý của từng vùng biển???
O “Quyền đi qua không gây hại: điều 17 công ước biển 1982”.
O “quyền tài phán của quốc gia”: điều 27 công ước biển 1982 lưu ý hành
trình của tàu khi di chuyển.
O Lưu ý tình huống: trong trường hợp hành vi vi phạm hình sự trước khi vào
lãnh hải và đi vào lãnh hải là để vào trong nội thủy luật không quy định,
nên tùy vào mỗi quốc gia. Cách thức xử lý thông thường là dẫn độ.

BÀI 5: TRANH CHẤP QUỐC TẾ- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ.
(XEM LẠI GIÁO TRÌNH).

- Hai phần quan trọng cần xem- có bài tập về giải quyết tranh chấp.
O Bản chất của tranh chấp quốc tế.
o Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

You might also like