You are on page 1of 4

Ngày 17/12

Cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc tòa công lý+ HĐBA.

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Viên 1982.

 Tòa án công lý quốc tế( cơ quan xét xử- giải quyết tranh chấp chính yếu của Liên
hợp quốc):
 Trụ sở tại Lahay- Hà Lan.
 Đây là cơ quan tư pháp chính của LHQ xét xử theo thủ tục tố tụng tư
pháp.
 Quốc gia thành viên LHQ đương nhiên là thành viên quy chế tòa, trừ
trường hợp họ bảo lưu thẩm quyền tòa án.
 Các thành viên không thuộc LHQ nhưng chấp nhận quy chế tòa thì cũng
có thể giải quyết bằng tòa công lý quốc tế.
 Xét xử bằng 2 ngôn ngữ chính: Anh và Pháp.
 Áp dụng nguồn luật: khoản 1 điều 38- quy chế tòa án quốc tế.  chỉ
giải quyết các yếu tố pháp lý, không xem xét các yếu tố chính trị.
 Cơ cấu tổ chức:
o Thẩm phán: bao gồm 15 người(quốc tịch khác nhau)- điều 2, 3
quy chế tòa án công lý quốc tế được bầu bằng hai thủ tục độc
lập, đảm bảo sự đại diện các vùng địa lý trên thế giới- hệ thống
pháp luật chủ yếu trên thế giới. Thẩm phán sau khi được bầu phải
từ bỏ hết tất cả các chức vụ đang có(khách quan). 15 người này
sẽ bầu ra 1 chánh án, nhiệm kỳ 9 năm- cứ 3 năm thì bầu lại 1/3,
chánh án có nhiệm kỳ 3 năm. Điều 31- quy chế tòa án công
lý( ngoài các thẩm phán còn có thẩm phán Adhoc).  có thể số
lượng thẩm phán ít hơn- áp dụng theo thủ tục rút gọn.
o Ban thư ký:  chánh thư ký, phó chánh thư ký chịu trách nhiệm
về hành chính, ngoại giao, thủ tục tư pháp giúp việc cho thẩm
phán. Hưởng đầy đủ các quyền miễn trừ như các thành viên khác
của LHQ.
o Phụ thẩm: tùy từng trường hợp mới có không phải viên chức
cố định của tòa, viên chức chuyên môn giúp việc cho thẩm phán.
Tòa án mời và trưng cầu ý kiến những lĩnh vực chuyên môn nhất
định.
 Chức năng của TACLQT: giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia(sẽ
không xét xử các chủ thể khác không phải quốc gia), ngoài chức năng
xét xử còn có chức năng tư vấn pháp lý các vấn đề khác(do yêu cầu
tư vấn của HĐBA, ĐHĐ).
o Chức năng đưa ra tư vấn pháp lý:
 Chủ thể- điều kiện đưa ra kết luận tư vấn pháp lý: các cơ
quan của LHQ- đối với Đại hội đồng và HĐBA có thể yêu
cầu đưa ra yêu cầu tư vấn pháp lý trong bất kỳ vấn đề gì.-
các cơ quan chuyên môn của LHQ chỉ yêu cầu trong
lĩnh vực của mình và được sự đồng ý của đại hội đồng.
 Thủ tục gần giống như thủ tục xét xử.
 Phương thức chấp nhận thẩm quyền của tòa: phút 50
o Chấp nhận trước:ký điều ước or tuyên bố đơn phương tuyên bố
đơn phương phải cùng phạm vi hiệu lực.
o Chấp nhận sau khi phát sinh vụ việc cụ thể. Có hai cách: 1/
thỏa thuận thỉnh cầu gửi lên trên tòa án. 2/đơn phương chấp
nhận thẩm quyềngửi đơn kiện lên tòa, sau đó tòa gửi đơn kiện
cho bên kia- nếu bên kia chấp nhận thì tòa có thẩm quyền. Ví dụ:
vụ việc Columbia- Ecuador.
 Thủ tục tố tụng:
o Thủ tục xét xử chính bao gồm hai bước: thủ tục viết và thủ tục
nói.
o Thủ tục viết:
 Gửi đơn kiện: cùng gửi đơn kiện hoặc cùng gửi thỏa thuận
thỉnh cầu, ban thư ký tiếp nhận và thông báo lên hội đồng
thẩm phán gửi thông báo tới các quốc gia và áp dụng
các thủ tục tiền tố tụng(ví dụ: sao y bản chính đơn kiện và
gửi cho các bên- các nước thành viên).
 Xét xử về mặt nội dụng- xem xét thời hạn nộp các bản bị
vong lục hoặc phản bị vong lục.
 Bản bị vong lục: việc đầu tiên các bên cần phải
làm- là hồ sơ các bên nêu lên quan điểm của các
bên về tranh chấp- lập luận- cơ sở- chứng cứ .v.v.
Gửi lên thư ký tòa, tòa sẽ sao y bản chính và gửi
cho phía bên kia tiến trình xét xử rất công khai.
 Phản bị vong lục: giai đoạn chuẩn bị hồ sơ thứ
hai đây là hồ sở phản đối lại các quan điểm trong
bản bị vong lục.
 Thông thường nghiên cứu hồ sơ tầm hai, ba năm sau đó
sẽ chuyển sang thủ tục nói.
o Thủ tục nói: tổ chức phiên tòa xét xử.
 Tòa sẽ rút lại những vấn đề chính, những vấn đề còn đang
tranh cãi.
 Phiên tranh tụng sẽ được điều khiển bởi hội đồng xét xử-
chánh án tòa.
 Sau khi tranh tụng tòa sẽ nghị án- có thể kéo dài rất lâu,
thẩm phán trình bày quan điểm- hướng giải quyết của
thẩm phán về tranh chấp đưa ra dự thảo phán quyết ý
kiến nào chiếm đa số sẽ là phán quyết, thẩm phán cũng có
thể đưa ra ý kiến riêng của mình.  bỏ phiếu kín theo
nguyên tắc đa số. Chánh án theo tập quán thì ko được bỏ
phiếu trắng.
 Phán quyết sẽ được công bố công khai sau đó sẽ gửi
cho các bên. Phán quyết có giá trị chung thẩm- không
kháng cáo, kháng nghị.  chỉ xem xét lại khi có tình tiết
mới- điều 61 hiến chương LHQ.
 Cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết rất nghiêm ngặt
nếu một bên không chịu thi hành phán quyết thì có thể yêu
cầu HĐBA đưa ra nghị quyết để buộc bên kia thực hiện
phán quyết- điều 94.2 hiến chương LHQ.
 Cơ chế giải quyết tranh chấp của HĐBA LHQ
o Chương VI Hiến chương LHQ.
o HĐBA không giải quyết mọi tranh chấp mà chỉ các tranh chấp trong điều
33.
o Thẩm quyền điều tra- yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình điều 34 chỉ các tranh chấp đe dọa hòa bình, an ninh thế giới
chỉ đứng ngoài quan sát các bên tranh chấp.
o Chương VI- VII Hiến chương LHQ. Điều 41, 42 sự can thiệp không
nhằm mục đích giải quyết tranh chấp, chỉ nhằm bảo vệ hòa bình.
o Ví dụ: HĐBA có thể đứng ra làm trung gian hòa giải- tranh chấp vùng
casmia.  đây là tranh chấp thông thường, ko phải tranh chấp đe đọa đến
hòa bình an nình thế giới.
o Tổng thư ký liên hợp quốc thành viên quan trọng nhất, tham gia vào tất
cả các cuộc họp.
 Cơ chế giải quyết tranh chấp theo công ước 1982 về luật biển.
o Chỉ giải quyết các tranh chấp trên biển, sử dụng tất cả các biện pháp ngoại
giao và biện pháp tư pháp.
o Phụ lục V, VI, VII, VIII.
o Khái quát tranh chấp về biển: là những bất đồng xung đột giữa các chủ
thể liên quan đến lợi ích gồm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán.-
 không phải tất cả các loại tranh chấp liên quan tới biển đều thuộc thẩm
quyền chỉ liên quan đến việc giải thích, áp dụng công ước. Ví dụ:
Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa tranh chấp về đường
lưỡi bò- phân định vùng biển, quyền đánh cá, bảo vệ môi trường tại
các vùng của hai hòn đảo thì có thể áp dụng công ước về luật biển để
giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên liên quan đến chủ quyền của hai hòn
đảo thì không hề quy định. (chỉ có các quy định xác định các vùng nội
thủy lãnh hải- điều 121.)

You might also like