You are on page 1of 2

1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin và kinh tế tri thức đang phát triển rất mạnh mẽ.
Thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng 4.0. Yếu tố quyết định sự phát triển ổn định, phồn
thịnh và vững bền của một quốc gia chính là nguồn lực con người tiên tiến, chất lượng
cao.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục xác định: “Phát
triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
đầu”. Nghị quyết số 29–NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI cũng đề cập mục tiêu chiến lược: “đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.
Như vậy, mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tăng hiệu quả truyền đạt tri thức
và rèn luyện đạo đức học sinh. Theo chúng tôi, việc nghiên cứu vận dụng cặp phạm trù
cái chung, cái riêng vào dạy học hidrocacbon hóa học 11 nhằm phục vụ giảng dạy chính
là góp phần đổi mới công tác giáo dục.
Trên thực tế, hidrocacbon là một nội dung quan trọng của chương trình hóa học 11
(chiếm khoảng 30%). Nó hầu như luôn xuất hiện trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc
Gia. Phần lớn, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết các câu hỏi về hiđrocabon,
vì các nguyên nhân sau: Trong dạy và học phần này chưa chú ý đến cách hướng dẫn học
sinh hệ thống lại kiến thức và cách khai thác lý thuyết để giải quyết yêu cầu của bài tập.
Mặt khác, với đặc thù nghiên cứu những tri thức về các quy luật chung nhất của giới tự
nhiên, xã hội và tư duy, triết học đã xây dựng thế giới quan và phương pháp luận làm nền
tảng định hướng cho sự phát triển của nhiều khoa học khác, trong đó có dạy và học môn
hóa học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết về
việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung vào công tác giảng
dạy hiđrocacbon hóa học 11 ở trường phổ thông.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện tiểu luận với đề tài: “Vận
dụng cặp phạm trù cái chung, cái riêng trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học 11”.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các biện pháp sư phạm hiệu quả nhằm vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái
riêng và cái chung vào dạy học phần hiđrocacbon hóa học 11.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu các luận điểm về dạy học tích cực theo hướng vận dụng mối quan hệ
biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong các tài liệu lý luận dạy học, luận án tiến sĩ
giáo dục, …
Thân tích nội dung hiđrocacbon hóa học 11. Từ đó đề xuất các biện pháp sư phạm
khai thác cặp phạm trù cái riêng, cái chung trong dạy học hiđrocacbon hóa học 11 theo
quan điểm duy vật biện chứng, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.
4. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 25 trang, có 2 chương, có thực nghiệm sư phạm và mục lục.
1.1 Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
1.2 Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng....................................................
1.3 Một số kết luận về phương pháp luận

2.1 Thực trạng chất lượng học tập phần hiđrocacbon của học sinh qua các năm học
tại trường THPT Giai Xuân, thành phố Cần Thơ ................................................................
2.2 Thực trạng vận dụng cặp phạm trù cái chung, cái riêng trong dạy học tại trường
THPT Giai Xuân, thành phố Cần Thơ..................................................................................
2.3 Liên hệ cặp phạm trù cái chung và cái riêng trong hiđrocacbon hóa học 11.........

2.6 Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức phần hiđrocacbon.............................
2.7 Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa bài tập phần hiđrocacbon..................................
2.8 Hướng dẫn học sinh đặc biệt hóa một số bài tập phần hiđrocacbon.......................
2.9 Phát triển tư duy của học sinh thông qua quan hệ giữa cái chung và cái riêng
được vận dụng vào dạy học phần hiđrocacbon hóa học 11..................................................
2.10 Nghiên cứu cách giải mới, ngắn gọn, dễ áp dụng thay thế cách giải cũ lạc hậu
trong bài tập phần hiđrocacbon hóa học 11..........................................................................
2.11 Thực nghiệm sư phạm..........................................................................................
1. Ban tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017) Quan điểm về giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia sự
thật
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học (dùng cho học viên Cao học và
Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học), NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Marx – Lenin, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
5. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ nghĩa duy vật biện
chứng (hệ cao cấp lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Nguyễn Phú Lộc (2014), Phương pháp nghiên cứu trong giáo dục, NXB Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Sách giáo khoa hóa học 11, NXB Giáo dục Việt Nam

You might also like