You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KHỞI NGHIỆP

Tên đề tài:
KINH TẾ NGẦM VÀ KHỞI NGHIỆP

GVHD : TS. VÕ TẤN PHONG


Danh sách nhóm 15: MSHV
1. Tống Ngọc Quang 192107137
2. Nguyễn Thị Chúc Linh 192107081
3. Châu Đỗ Hạnh Dung 192107028
4. Trần Trung Đức 192107023
5. Nguyễn Thị Anh Thơ 7701271048A
6. Huỳnh Huyền Ngân 192107103
Kinh Tế Ngầm Và Khởi Nghiệp

TP. HCM, tháng 10/2020

Trang 1
I. KINH TẾ NGẦM
1. Khái niệm kinh tế ngầm
- Kinh tế ngầm là một khu vực kinh tế nơi mà tất cả các hoạt động thương mại
được tiến hành mà không có sự kiểm soát, thống kê của cơ quan nhà nước
(thuế, luật) hoặc các quy định thương mại.
- Kinh tế ngầm thường không có giấy phép và không đóng thuế, giá trị giao
dịch không thể hiện trong sổ sách kế toán.
- Thành phần kinh tế ngầm gồm cả hoạt động kinh doanh hợp pháp và phi pháp,
giao dịch thường bằng tiền mặt nhưng không có hóa đơn, lâu nay không được
đưa vào sổ sách. Các giao dịch này được thực hiện không có sự kiểm soát của
nhà nước, nhằm trốn thuế hoặc tránh bị các cơ quan kiểm tra phát hiện.
- Nhưng kinh tế ngầm không đồng nghĩa với “chợ đen” (chủ yếu tiêu thụ hàng
hóa trộm cắp) và các hoạt động kinh doanh phi pháp khác (như buôn ma túy,
mại dâm, cờ bạc).
- Những hoạt động mua bán bất hợp pháp thì rõ ràng nằm trong Bộ phận Kinh
tế ngầm như buôn bán thuốc phiện, ma túy, mại dâm, hoạt động cờ bạc...
- Các hoạt động được xếp vào khu vực Kinh tế ngầm thì khác nhau ở các nước
khác nhau.
+ Những hoạt động như rửa tiền và buôn bán vũ khí ở một số nước được coi là
kinh tế ngầm, vì các nước này (như Mỹ) vẫn cho phép người dân được buôn
bán vũ khí. Nhưng ở Việt Nam, những hoạt động nói trên thường được hiểu là
những hoạt động phi pháp cần phải ngăn chặn và xử lý (vì Việt Nam không cho
phép buôn bán vũ khí). Những hoạt động chuyển tiền không theo quy định của
pháp luật cũng bị coi là phạm pháp, không nằm trong cấu trúc nền kinh tế.
+ Ở một số nước, rượu bị cấm mua bán, trong khi nhiều nước khác khuyến
khích các nhà máy bia hợp pháp, nhà máy chưng cất và hoạt động phân phối
rượu.
+ Ma túy là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng ở một số nước như
Uruquay, Canada,… và một số tiểu bang Mỹ (California, Delaware, Illinois,
Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, Mississippi, Nebraska, Nevada,

NHÓM 4 1
New Hampshire, New Jersey, New York, North Carolina, Ohio, và Rhode
Island) đã hợp pháp hóa việc bán và sử dụng cần sa.
- Các hoạt động Kinh tế ngầm diễn ra mạnh ở các nước đang phát triển - nơi mà
hệ thống thanh toán qua ngân hàng chưa được áp dụng một cách phổ biến.
2. Thành Phần Kinh Tế Ngầm
- Kinh tế ngầm phi pháp: buôn lậu, gian lận, trốn thuế, tín dụng đen, cá cược, mại
dâm, xã hội đen, lập công ty ma để buôn bán hóa đơn chiếm đoạt tiền hoàn thuế,

- Kinh tế ngầm hợp lệ: buôn bán ngầm, buôn bán không có hóa đơn, chứng từ; kê
khoai doanh số thấp so với thực tế, điều chỉnh giá mua và bán thấp hơn thực tế;
bán hàng và dịch vụ không xuất hóa đơn, chứng từ; bán hàng không qua máy tính
tiền; dự trữ tiền vàng, đá quý trong dân; kiều hối từ nước ngoài về qua đường tự
chuyển; Các công việc tự làm (không thuê mướn nhân công) và được sự trợ giúp
của người thân, hàng xóm.…
3. Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm
- Các hoạt động bất hợp pháp (ma túy, cờ bạc, mại dâm, buôn người...) luôn phải
giao dịch ngầm, không để cảnh sát phát hiện;
- Trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, tính tự cung tự cấp và di sản của kế
hoạch hóa, tập trung, quan liêu;
- Tâm lý xã hội nhìn chung vẫn chưa thiện cảm với người giàu. Vì vậy thói quen
che giấu sự giàu có, che giấu thu nhập còn khá phổ biến;
- Sự giàu lên một cách nhanh chóng đều bị đánh giá chính thức hay không chính
thức là phi pháp, hoặc là do chiếm đoạt của công, hoặc do buôn lậu, trốn thuế;
- Ở Việt Nam, vấn đề là tại sao doanh nghiệp vẫn có xu hướng phi chính thức,
ngay cả những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và mã số
hải quan. Nói cách khác, cả các doanh nghiệp "chính thức" cũng cố giấu một
phần không nhỏ doanh thu và lợi nhuận. Các điều tra nghiên cứu gần đây của
Ngân hàng Thế giới cho thấy luật lệ quá nhiều, quá phức tạp, không rõ ràng,
được lý giải không thống nhất và nhất quán của các cơ quan nhà nước đã là

NHÓM 5 Trang 2
nguyên nhân trước hết của tình trạng ngầm khá phổ biến và ở quy mô lớn trong
hoạt động kinh doanh;
- Sự ngầm còn do thuế. Thuế suất các loại ở Việt Nam không cao hơn nhiều so
với nhiều nước khác, nhưng mức thuế thực tế phải nộp thì thường rất cao, và
người nộp thuế không dự tính được số thuế thực tế phải nộp. Trên thực tế, cơ
quan thuế quyết định các khoản chi, mức chi hợp lý, hợp lệ và cả giá tính thuế để
khấu trừ mức thu nhập chịu thuế. Trong không ít các trường hợp cơ quan thuế ấn
định mức thuế các loại phải nộp ngay từ đầu kỳ và cuối kỳ chỉ làm các thủ tục
giấy tờ "hợp thức hóa" số thuế đã nộp mà thôi.
4. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm
4.1. Ảnh hưởng tiêu cực
- Kinh tế ngầm có nhiều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như: không tính
thuế (ảnh hưởng đến nguồn thu của Chính phủ), không được tính vào Tổng GDP
(ảnh hưởng đến số liệu thống kê), ngoài ra đây là nơi diễn ra các hoạt động bất
hợp pháp (như ma tuý, mại dâm, buôn người) ảnh hưởng xấu đến kinh tế, văn
hóa, xã hội Quốc gia.
- Kinh tế ngầm sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để hoạch định
các chính sách vĩ mô hợp lý; hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản lý nhà
nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức hạn chế, thậm chí bị chệch hướng, vô hiệu
hóa.
- Kinh tế ngầm sẽ làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh tranh
cả ở tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc
tế để tận dụng hết được các cơ hội có được nhờ hội nhập, và rất dễ bị ra khỏi
dòng vận động của kinh tế quốc tế, trở thành "ngoại vi" của nó. Một nền kinh tế
như vậy có nguy cơ đẩy một quốc gia càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các
nước khác, kể cả các nước trong khu vực.
- Tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho
người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy.
- Tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư.

NHÓM 5 Trang 3
- Không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến khích đầu tư dài
hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực...
- Hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên
quan hệ gia đình, họ hàng, thân quen, không thể phát triển đến quy mô lớn để tận
dụng được lợi thế quy mô.
- Tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng
quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân.
- Người làm việc ở Khu vực kinh tế ngầm không được bảo hiểm y tế hoặc các
hình thức an sinh xã hội khác.
4.2. Ảnh hưởng tích cực
- Có đến hàng triệu người trên thế giới sống nhờ vào những công việc lặt vặt mà
các nhà Kinh tế học vẫn thường xếp vào dạng Kinh tế ngầm, hay còn gọi là phi
chính thức. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực ngầm này đang phát triển
mạnh.
- Tại Chợ Giời ở Hà Nội hay ở chỗ nào đó, chỉ cần bày ra vài sản phẩm hoặc dịch
vụ sửa chữa nào đó là có thể kiếm sống qua ngày. Hình ảnh này rất phổ biến ở
nhiều địa phương của Việt Nam. Nếu tính theo tiêu chuẩn chung, những người
buôn bán lặt vặt này có thu nhập rất thấp. Nhưng nếu không có nó, họ sẽ chẳng
có nguồn thu nhập nào cả.
- Khu vực Kinh tế ngầm sẽ thu nhận nhiều người và giúp họ có nguồn thu nhập.
- Kinh tế ngầm cho phép một Quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
5. Ví dụ về kinh tế ngầm
Ví dụ 1: Vấn đề bản quyền các phương tiện truyền thông
Ở khu vực Châu Á, nơi hiếm có thị hành luật bản quyền, các bản sao của phim,
âm nhạc, đĩa CD, phần mềm máy tính được bán với giá thấp hơn so với bản gốc
mà không hề bị kém về chất lượng. Việc mua được các bản sao này khá dễ dàng,
có khá nhiều cửa hàng bán và thậm chí cả trên đường phố.
Điều này cho thấy việc giữ bản quyền là rất khó bởi vì các hoạt động này được
phân phối và phổ biến rộng rãi; không có ông chủ lớn. Vấn đề phức tạp là nó phổ
biến rộng rãi nên khó thực hiện pháp luật về bản quyền.

NHÓM 5 Trang 4
Ví dụ 2: Kinh doanh sản phẩm homemade, hàng online
Cứ đến mùa Trung thu, các loại bánh Trung thu nhà làm (handmade) được bán
rộng rãi ngoài thị trường và bán online thông qua Facebook. Những năm gần đây
khi phong trào bánh Trung thu nhà làm lên hương, số lượng hàng bán ra rất lớn.
Tham khảo tại một cơ sở sản xuất bánh Trung thu nhà làm, mỗi ngày có thể bán
số lượng lên đến vài chục hộp, mỗi hộp giá từ 300.000 - 400.000 đồng. Mùa
Trung thu kéo dài từ đầu tháng 7 âm lịch đến rằm tháng 8 ước tính doanh thu lên
đến hàng trăm triệu nhưng những cơ sở sản xuất bánh nhà làm lại không phải nộp
thuế.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong khu vực kinh tế chưa được quan sát. Lướt trên các
trang Facebook có thể thấy việc mua bán thông qua mạng xã hội như nấm mọc
sau mưa, từ thực phẩm đến thuốc, máy móc.
Nhưng việc quản lý doanh thu dẫn đến thu thuế người kinh doanh qua mạng vẫn
là một bài toán khó. Nhất là gần đây người kinh doanh qua mạng đối phó bằng
cách không ghi địa chỉ kinh doanh, chỉ giao hàng thu tiền mặt hoặc giao hàng -
thu tiền qua bưu điện, hoặc nhờ các dịch vụ giao hàng, hoặc giao hàng - thu tiền.
II. KINH TẾ NGẦM VÀ KHỞI NGHIỆP
- Các nhà khởi nghiệp thường được nhìn nhận dưới góc độ tích cực là những
người đổi mới và kinh doanh chênh lệch giá những người nỗ lực làm tăng hiệu
quả hoặc mở rộng năng lực sản xuất (Holcombe, 1998).
- Baumol (1990) có quan điểm khác, các nhà khởi nghiệp phân bổ nỗ lực của họ
theo nhiều cách khác nhau: hiệu quả, không hiệu quả và hủy hoại các hoạt động
kinh doanh. Mặc dù các nhà khởi nghiệp vẫn khai thác các cơ hội tìm kiếm lợi
nhuận, phạm vị kết quả kinh tế là khác nhau giữa hiệu quả, bằng không và lỗ.

1. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng


- Quy mô của nền kinh tế ngầm có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với quá trình
khởi nghiệp hiệu quả (hoặc không hiệu quả)
- Tham nhũng là công cụ mạnh mẽ tác động lên quy mô của nền kinh tế ngầm

NHÓM 5 Trang 5
2. Giới thiệu
- Làm thế nào để các nhà kinh doanh khởi nghiệp có thể hành xử trong môi
trường chính trị tham nhũng?
- Các thể chế là trung tâm trong giả thuyết của Baumol .
- Những nỗ lực khởi nghiệp như thế nào được phân luồng và phụ thuộc vào
khuôn khổ thể chế mà các nhà khởi nghiệp hoạt động.
- Thể chế là những “luật chơi” chính thức hoặc không chính thức chi phối hoạt
động của con người và xã hội. Quy tắc chính thức là những quy tắc được tìm
thấy trong hiến pháp và được hệ thống hóa trong các khuôn khổ chính trị và pháp
luật. Các quy tắc không chính thức bao gồm các chuẩn mực xã hội, phong tục,
không được hệ thống hóa và thực thi bởi pháp luật.
- Hoạt động kinh tế ngầm rất khó đo lường, các hoạt động kinh tế ngầm diễn ra
một cách có chủ ý nhằm trốn tránh sự phát hiện của nhân viên công vụ. Điều này
có nghĩa là tổng số hoạt động kinh tế ngầm là không thể quan sát được.
- Wiserman (1990) ước tính quy mô nền kinh tế ngầm của 50 bang của Mỹ từ
giai đoạn năm từ 1997 đến năm 2008. Cùng với dữ liệu kết án tham nhũng chính
thức từ bộ tư pháp Hoa kỳ để khám phá mối liên hệ nền kinh tế ngầm , tinh thần
khởi nghiệp và tham nhũng tại bang của Mỹ.
- Nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Đầu tiên, tác giả thiết lập mối liên hệ giữa quy mô nền kinh tế ngầm với các
doanh nhân khởi nghiệp khác nhau phân phối nỗ lực của họ.
+ Thứ hai, tác giả đề cập tới tính ưu việt của nền kinh tế ngầm mà qua đó tham
nhũng tác động đến kết quả khởi nghiệp.
- “Kinh tế ngầm” được coi là một kênh mà các nhà khởi nghiệp có thể lựa chọn
giữa việc tham gia ở khu vực chính thức hay không chính thức dựa trên sự thay
đổi của thể chế (thể chế ở đây chính là mức độ tham nhũng). Do đó, sự lựa chọn
chính thức hay không chính thức (được quyết định bởi quy mô nền kinh tế ngầm)
là một kênh qua đó tham nhũng tác động đến hoạt động kinh doanh chính thức.
Nếu đúng như vậy thì các dự đoán về tham nhũng cấp nhà nước sẽ đóng vai trò là
công cụ hợp lệ cho quy mô nền kinh tế ngầm trong các hoạt động khởi nghiệp.

NHÓM 5 Trang 6
3. Nhà khởi nghiệp, quan chức tham nhũng và nền kinh tế ngầm
- Các nhà khởi nghiệp chấp nhận các rủi ro bất thường trong việc đưa ra các ý
tưởng mới, sự sáng tạo và sản phẩm ra thị trường bên ngoài. Đối với một số nhà
khởi nghiệp, nền kinh tế ngầm cung cấp cơ hội để giảm thiểu các rủi ro đó. Ngoài
ra các nhà khởi nghiệp muốn chuyển sang nền kinh tế ngầm vì các cơ hội lợi
nhuận mà họ muốn khai thác liên quan đến hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp.
- Theo như nghiên cứu của Estrin và Mickiewicz đã tìm ra mối tương quan
nghịch giữa quy mô nền kinh tế ngầm và doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Schinider và Buehn (2012) đã xây dựng các ước tính nền kinh tế ngầm trong
các nước OECD, họ thấy rằng tự kinh doanh (liên quan đến sự khởi nghiệp) có
mối quan hệ tích cực và đáng kể đối với quy mô nền kinh tế ngầm. Kết quả này
không đáng ngạc nhiên bởi những người tự kinh doanh thường ít bị giám sát hơn
và thường có cơ hội tham gia vào nền kinh tế ngầm cao hơn
- Các nghiên cứu khác ghi nhận mối liên hệ giữa mức độ tham nhũng với nền
kinh tế ngầm, (ví dụ nghiên cứu của Goel và Saunoris, 2014…). Dự đoán của họ
là mối quan hệ này phụ thuộc vào cấp độ thu nhập. Thứ nhất hoạt động kinh tế
ngầm và tham nhũng đóng vai trò bổ sung cho những khu vực chính thức có thu
nhập thấp. Dễ nhận thấy ở những nơi có thu nhập thấp thường có mức độ tham
nhũng tương đối cao hơn. Hơn nữa ở những nơi này cũng chủ yếu là các doanh
nghiệp nhỏ, nhiều khả năng cũng bao gồm công ty lớn. Các quan chức tham
nhũng và những người tham gia nền kinh tế ngầm nhiều cơ hội củng cố hoạt
động của nhau trong các điều kiện như vậy.
- Ngoài ra hoạt động kinh tế ngầm và tham nhũng đóng vai trò thay thế ở những
nơi có hoạt động kinh doanh chính thức có thu nhập cao. Ví dụ các công ty hối lộ
các quan chức để đổi lấy các hợp đồng công trình công cộng có giá trị lớn. Nói
cách khác, trong nền kinh tế chính thức có thu nhập cao, những người tham gia
nền kinh tế ngầm có nhiều khả năng tham gia vào giao dịch không chính thức để
đảm bảo đặc quyền tham gia vào hoạt động kinh tế chính thức.

NHÓM 5 Trang 7
- Trong một nghiên cứu của Mitchel và Campell (2009) nhận thấy rằng kinh
doanh mạo hiểm nhỏ ở Hoa Kỳ là do một phần tham nhũng gây ra. Điều này
nhằm tránh phát hiện ra hoạt động của nền kinh tế ngầm.

NHÓM 5 Trang 8

You might also like