You are on page 1of 9

Bài tập văn 9A,D:

Đề 1:
Phần I (3 điểm)
Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu,
nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết:
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt,
còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(Sách Ngữ Văn 9, tập một – NXB Giáo dục 2005, tr.199)
Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân
vật tôi lại có cảm xúc như vậy?
Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như
thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà?
Câu 3: Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9 và
ghi rõ tên tác giả.
Phần II (7 điểm)
Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan viên có câu: Con cá cầm đuốc
dẫn thơ về… Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu
hình ảnh tương tự.
Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9
và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong
thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy? Câu
thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát
của nhà thơ?
Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về
khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1:
Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự
giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương.
Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép
lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái.
Đề 2:

Câu 1:( 2,0 điểm)


Cho đoạn văn sau :
             “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng
như đến không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông
cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại ...”
                                                                          (SGK Ngữ văn 9, tập một )
a.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Đoạn văn viết về tâm trạng của ai?Tâm trạng đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c. Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên.
d. Dấu chấm lửng trong câu văn: “ Hay là chỉ lại ...” có tác dụng gì ?
Câu 2( 3,0 điểm)
Trong văn bản" Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ( Ngữ văn 7, tập 1), người
cha đã nhắc nhở con: " Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình
cảm thiêng liêng hơn cả."
Suy nghĩ của em về lời dạy trên.
Câu 3( 5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là sự hòa
hợp giữa thiên nhiên và con người lao động góp phần làm nên bức tranh đẹp về cuộc
sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa."
Hãy phân tích bài thơ làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 3:

Câu 1(2.5 điểm): Trong một bài thơ có câu:


“Không có kính không phải vì xe không có kính”
a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
b. Cho biết khổ thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác
bài thơ?
c. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối dùng với ý nghĩa như thế nào?
d. Viết đoạn văn diễn dịch từ 5đến 6 câu cảm nhận hình ảnh người lính
trong khổ thơ trên?
C©u 2( 2,5 ®iÓm): ViÕt bµi v¨n nghÞ luËn ( Kho¶ng 01 trang giÊy thi) tr×nh
bµy suy nghÜ cña em vÒ lßng dòng c¶m.
Câu 3(1điểm): Em hãy kể tên 4 tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn
THCS có nội dung viết về lòng yêu nước, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ dân tộc, có tên tác giả kèm theo

Câu 4( 4điểm): Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa
Pa”- Nguyễn Thành Long? Qua đó em có suy nghĩ gì về lí tương sống của tuổi
trẻ hôm nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đề 4:

Câu 1:( 2,0 điểm)


Cho đoạn văn:
… Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng
Giang.Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng theo sau có đến
năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng và nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình
chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
( SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b.Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn.
c.Trong đoạn văn, lời thoại của nhân vật được tác giả sử dụng cách dẫn nào?
d.Chi tiết kì ảo: Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng nói vọng vào: "…Đa
tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa"có ý nghĩa gì?
Câu 2( 3,0 điểm)
Từ việc theo dõi tin tức về tình hình biển Đông và những việc làm thiết thực của
nhân dân hướng về Trường Sa hãy viết bài nêu suy nghĩ của em về việc thể hiện lòng
yêu nước một cách đúng đắn.
Câu 3( 5,0 điểm)
Trình bày những cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ: Bài
thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

Đề 5:

Câu 1 (1 điểm):
Chép nguyên văn bốn câu thơ nói lên cảnh đoàn thuyền ra khơi
trong bài “Đoàn thuyền đánh cá ” và cho biết tác phẩm trích trong tập thơ
nào của thi sĩ Huy Cận ?

Câu 2 (1 điểm): Nêu ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh mặt trời trong hai câu
thơ :

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”…

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

Câu 3 (3 điểm):

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của
em về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Câu 4 (5 điểm):
Suy nghĩ của em về tình cha con sâu nặng trong chiến tranh qua
truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Đề 6:
Câu 1 (1 điểm):
a) Giải thích nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cho biết tác phẩm
được trích trong tập thơ nào của thi sĩ Phạm Tiến Duật.
b) Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Truyện Kiều.

Câu 2 (1 điểm):

Tìm và xác định tên thành phần biệt lập trong các câu sau :

a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho
nhục.

(Kim Lân, Làng)


b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của
người thanh niên.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 3 (3 điểm):

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về lòng yêu Tổ quốc.

Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau :
… “ Đồng chí !

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Trích Đồng chí – Chính Hữu – Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD


Đề 7:

Câu 1 (1 điểm):
Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Chiếc lược ngà bằng một đoạn văn
khoảng 10 dòng.
Câu 2 (1 điểm):

Tìm khởi ngữ trong các câu sau và viết lại thành câu không có khởi
ngữ :

a) “ Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa
xăm !””…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

b) “Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm”.


Câu 3 (3 điểm):

«  Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời là sống hữu ích, sống có
trách nhiệm, được tôn trọng, và biết yêu thương. Trên hết, điều thật sự có ý
nghĩa là : sống cho ai đó, vì cái gì đó, và tạo nên dấu ấn riêng của bạn trên thế
gian này. » - Leo C. Rosten

Từ câu nói trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ)
trình bày suy nghĩ của em về việc lựa chọn mục đích sống tốt đẹp cho
mình.

Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ :
… “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm


Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?... ”

(Trích Bếp lửa – Bằng Việt – Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD trang 143)

Đề 8:

Câu 1: (1,0 điểm)

a) Cho đoạn trích sau:

“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó
bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững
lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng
thương và hai tay buông xuống như bị gãy.”

- Đoạn trích trên đây được trích ra từ tác phẩm nào mà em đã được học
trong chương trình Ngữ văn 9.
- Kể tên một tác phẩm khác ở chương trình Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha,
vì chiến tranh xa cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh.
-. Câu truyện được kể theo ngôi thứ mấy? ai là người kể chuyện?
b) Đọc đoạn trích thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh

phòng buyn-đinh tối om kể chi người vô tình

vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc

đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình.


[…]
(“Ánh trăng” – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9,
tập 1, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 3,
2008, tr. 156)

Nghĩa của từ “tròn” (được in đậm) được dùng ở hai khổ trên có gì giống
nhau và khác nhau?
Câu 2: (1,0 điểm)

Xác định và nêu tên thành phần biệt lập có trong các ví dụ sau:

a) “Tôi kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…
dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười
một năm.”

(M. Go-rơ-ki – “Thời thơ ấu”)

Câu 3: (3,0 điểm)

“Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia
là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi
môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm
hồn mới tràn ngập vui sướng. […]”

(Trích “Hai biển hồ” trong “Qùa tặng của cuộc sống”)

Viết bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ
chia trong cuộc sống được gợi lên qua đoạn trích trên.
Câu 4: (5,0 điểm)
Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn – nhân vật
chính của truyện ngăn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) – đã để lại nhiều
ấn tượng cho các nhân vật khác trong tác phẩm.
Còn em, một người đọc tác phẩm, em có những suy nghĩ gì về nhân vật
này?

You might also like