You are on page 1of 2

TÂY TIẾN

Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia
hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến. Chính những trải về chiến tranh, cuộc sống
người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang
Dũng. Trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách thơ phóng
khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947 khi
Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới, Tây
Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ, nỗi nhớ,
tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động
chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

VIỆT BẮC

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí
chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng,
nhà thơ Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, đã sáng
tác bài thơ “Việt Bắc. Bài thơ qua đối đáp của hai nhân vật mình – ta cùng với phong cách trữ
tình chính trị đã trở thành một bài ca không bao giờ quên về những năm tháng kháng Pháp gian
khổ, hào hùng mà nghĩa tình son sắt, thuỷ chung. Tất cả những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc
sắc của Việt Bắc đã được ngòi bút Tố Hữu tập trung thể hiện tinh tế qua đoạn thơ…

ĐẤT NƯỚC

Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thời chống Mĩ
với phong cách thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính trị và còn là thế hệ
thanh niên trẻ tích cực tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Chính vì vậy, những
áng thơ của ông, đặc biệt là “Đất Nước” trích từ bản trường ca “Mặt đường khát vọng” luôn cháy
bỏng tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ là đứa con tinh thần, là khát vọng chất chứa của ông,
viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ hướng về cuộc kháng chiến chung của dân tộc.

SÓNG

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh
danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu
trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Sóng là bài thơ được làm năm 1967 nhân
chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Sóng là
bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của
cuộc sống và có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy
bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm dường như đã khắc họa vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa
trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, là con người có vốn hiểu biết sâu rộng trên
nhiều hình vực và là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều
được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí, lối hành văn hướng
nội súc tích, mê đắm và tài hoa. Trong đó, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được tác giả viết tại
Huế vào năm 1981, in trong tập sách cùng tên là một trong những bài bút kí xuất sắc nhất của
Hoàng Phủ Ngọc Tường (dẫn dắt vào đề tài của bài)

TUYỂN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước
Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc
với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của
Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm
xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.

ĐÀN GHI TA CỦA LORCA

Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, ông nổi bật với phong cách
thơ ca giàu chiêm nghiệm cùng lối tư duy siêu thực tượng trưng. Đàn ghi ta của Lorca là một
trong những bài thơ kết tinh thành công nhất tài năng cùng phong cách sáng tác của Thanh Thảo.
Bài thơ là tiếng nói mến mộ, đồng cảm với tài năng, con người đồng thời bộc lộ nỗi xót xa với số
phận ngắn ngủi, bi thảm của người nghệ sĩ, chiến sĩ được coi là con “chim họa mi”, người khởi
xướng cho những phong trào đấu tranh vì dân chủ của đất nước Tây Ban Nha -Lorca.

You might also like