You are on page 1of 2

BÀI TẬP NGÀY 19/2

Bài 1.

a. Một quả cầu nhỏ nằm ở chân nêm AOB vuông cân cố
định cạnh L (hình vẽ). Cần truyền cho quả cầu vận tốc v 0
bằng bao nhiêu hướng dọc mặt nêm để quả cầu rơi đúng
điểm B trên nêm. Bỏ qua mọi ma sát, coi mọi va chạm là
tuyệt đối đàn hồi.

b. Một hạt chuyển động chậm dần trên đường thẳng với gia tốc a mà độ lớn phụ thuộc
vận tốc theo quy luật a  10 v . Tại thời điểm ban đầu vận tốc của hạt bằng v0 . Tìm

quãng đường hạt đi được cho đến khi dừng lại và thời gian đi hết quãng đường ấy.

Bài 2.
Hai quả cầu A và B đặc đồng chất cùng bán kính được đặt chồng lên nhau. Quả
cầu A ở dưới có thể quay quanh 1 trục nằm ngang đi qua tâm, quả cầu B ban đầu nằm ở
đỉnh của quả cầu A sau đó lăn không trượt từ đỉnh quả cầu A xuống.
a. Chứng minh rằng quả cầu B bắt đầu trượt trên quả cầu A khi  hợp bởi đường nối hai
tâm của 2 quả cầu và đường thẳng đứng thỏa mãn: sin  =  (16cos  -10). Với  là hệ số
ma sát trượt giữa hai quả cầu.
b. Tính công của lực ma sát nghỉ tác dụng vào cả hệ 2 quả cầu và công của ma sát nghỉ
tác dụng riêng vào quả cầu dưới.
Bài 3.
Một nhà du hành đi trên con tàu vũ trụ
với khối lượng M=12tấn. Con tàu đi quanh Mặt C

Trăng theo quỹ đạo tròn ở độ cao h=100km. Để B A A

chuyển sang quỹ đạo hạ cánh, động cơ hoạt


động trong một thời gian ngắn. Vận tốc khí phụt
ra khỏi ống là u=104m/s. Bán kính của Mặt Trăng là Rt=1,7.103km, gia tốc trọng trường
trên bề mặt Mặt Trăng là g=1,7m/s2.
a. Hỏi phải tốn bao nhiêu nhiên liệu để động cơ hoạt động ở điểm A làm con tàu đáp
xuống Mặt Trằng ở điểm B.
b. Trong phương án thứ 2, ở điểm A con tàu nhận xung lượng hướng về tâm Mặt Trăng
và chuyển sang quỹ đạo tiếp tuyến với Mặt Trăng ở C (hình vẽ). Trường hợp này tốn bao
nhiêu nhiên liệu?
Bài 4.
Một động cơ thuận nghịch hoạt động theo chu P
trình như hình vẽ. Chất khí công tác là 1 mol khí lý
1 2
V 5 P0
tưởng đơn nguyên tử. Biết T1=T3=300K; 2  .
V1 2
0,4P0 3
1. Tìm nhiệt độ nhỏ nhất và lớn nhất của chu trình. Từ
0
đó, hãy tính hiệu suất cực đại theo chu trình carnot ứng V
V0 2,5V0
với 2 nhiệt độ đó.
2. Hãy tính nhiệt lượng mà khí nhận được trong tất cả
các phần của chu trình mà nhiệt độ tăng. Tính hiệu suất thực của chu trình.
3. Cho biết cứ mỗi chu trình động cơ nhận được Q  1kJ . Hãy tính phần công mà động cơ
thực đã không thực hiện được và hãy so sánh với động cơ hoạt động theo chu trình
carnot.

Bài 5
Cho dụng cụ thí nghiệm gồm:
- Bánh xe có trục quay, quả nặng hình trụ phù hợp.
- Thước thẳng dài phù hợp
- Dây treo dài 70 - 80 mm, thước cặp 0 - 15 cm, chính xác 0,1 mm
- Máy đo thời gian hiện số đa năng phù hợp
- Khung di động mang đầu cảm biến thu phát quang điện hồng ngoại
Hãy xác định lực ma sát ở ổ trục của bánh xe và momen quán tính của bánh xe
Yêu cầu:
- Nêu phương án xác định.
- Lập công thức cần thiết.
- Những lưu ý để hạn chế sai số.

You might also like