You are on page 1of 2

ĐỀ NGÀY 21 THÁNG 2

Bài 1

Đặt vật nhỏ khối lượng m lên mặt phẳng nghiêng của một chiếc nêm có khối lượng
M đang nằm yên trên một mặt sàn nằm ngang nhẵn. Biết rằng ma sát giữa M và sàn là
không đáng kể, gia tốc giữa m và M là a, mặt nghiêng của nêm hợp với sàn góc α, ban đầu
m cách sàn một khoảng h0

1. Tính gia tốc của m và M đối với sàn

2. Biết va chạm giữa m với sàn là tuyệt đối đàn hồi. Xác định độ cao cực đại mà m đạt
được sau va chạm và khoảng cách giữa 2 lần va chạm liên tiếp.

3. Tính hệ số ma sát giữa m và M

Bài 2

Trên mặt phẳng ngang có hai khối lập phương cạnh H,


cùng khối lượng M đặt cạnh nhau. Đặt nhẹ nhàng một quả cầu có
M R
bán kính R, khối lượng m = M lên trên vào khe nhỏ giữa hai khối
hộp.
M M
R
1. Hai khối hộp cách nhau một khoảng R, quả cầu đứng cân
bằng trên các khối hộp ngay sau khi đặt nhẹ lên khe hở. Tìm lực do các khối hộp tác dụng
lên quả cầu khi các vật đứng cân bằng. Biết hệ số ma sát tĩnh giữa hai khối hộp và mặt bàn
là k, tìm điều kiện của k để quả cầu đứng cân bằng trên 2 hộp ngay sau khi đặt lên.

2. Bỏ qua mọi ma sát và vận tốc ban đầu của quả cầu. Tìm vận tốc quả cầu ngay trước
khi va đập xuống mặt phẳng ngang.

Bài 3
Một trạm vũ trụ khối lượng M mang theo một phi thuyền khối lượng m, chuyển
động theo một quỹ đạo tròn xung quanh Trái Đất (TĐ), có bán kính bằng 1,25 bán kính R
1
của TĐ. Tại một thời điểm nào đó, phi thuyền được phóng về phía trước và chuyển động
theo một quỹ đạo elip, có điểm viễn điểm cách tâm TĐ một khoảng bằng 10R. Hãy xác
m
định tỷ số để phi thuyền khi quay trọn một vòng sẽ gặp lại trạm quỹ đạo.
M
Bài 4 P
1 2
Có 1g khí Heli (coi là khí lý tưởng đơn nguyên tử ) thực 2P0
hiện một chu trình1 – 2 – 3 – 4 – 1 được biểu diễn trên giản đồ
P - T như hình bên. Cho P0 = 105Pa; T0 = 300K P0
4 3

1. Tìm thể tích của khí ở trạng thái 4 T


0 T0 2T0
2. Hãy chỉ rõ chu trình này gồm các quá trình nào Vẽ lại
chu trình trên giản đồ P -V và V - T(cần ghi rõ các giá trị bằng số và chiều biến đổi của chu
trình)
3. Tính công mà khí thực hiện trên từng giai đoạn của chu trình
Bài 5:
Hãy xác định hệ số ma sát trượt giữa một thanh gỗ thẳng (hai đầu bào tròn, độ nhám
như nhau tại mọi điểm) với giấy.
Cho các dụng cụ sau: Một êke vuông góc; Thanh gỗ; Vài tờ giấy giống nhau có diện tích
đủ để làm thí nghiệm; Thước đo chiều dài có vạch chia đến mm, dẹt, thẳng, cứng và đủ
dài; Giá thí nghiệm; Bàn phẳng nằm ngang.
Biết tường và sàn nhà rất gồ ghề.

You might also like