You are on page 1of 7

Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

SCIPHY ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU VÀO LỚP 11


NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU VÀO LỚP 11 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Môn: VẬT LÝ Đề thi gồm 07 trang, 06 câu

Câu 1: Động học vật rắn


Trong bóng đã có một kỹ thuật sút bóng xoáy. Trong kỹ thuật này, cầu thủ sẽ thực
hiện một cú sút lệch tâm quả bóng. Sau khi sút quả bóng với một lực theo phương Oy,
bóng sẽ đi sệt trên mặt đất theo quỹ đạo bị lệch trên phương Ox như Hình 1a. Trong
bài toán sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật sút bóng này.

Xét một quả bóng đá có dạng là một vỏ cầu đống chất, bán kính R và khối lượng
m phân bố đều, được đặt nằm yên trên mặt sân nằm ngang. Chọn hệ trục Oxyz như
Hình 1b, gốc tọa độ O là tâm của quả bóng với các vectơ đơn vị ứng với các trục Ox, Oy
và Oz lần lượt là ⃗i, ⃗j và ⃗⃗
k. Một cầu thủ dùng chân sút bóng, cung cấp cho quả bóng một
xung lực ⃗Q
⃗⃗ = ⃗F⃗dt nằm trong mặt phẳng Oxy, song song với Oy. Khoảng cách giữa giá
⃗⃗⃗ và Oy là x. Trong đó, A là điểm tiếp xúc giữa bóng với mặt sân và F
của Q ⃗⃗ là lực sút.
1. Ngay sau khi sút bóng, xác định vận tốc tịnh tiến của tâm O (v
⃗⃗⃗⃗)
0 của quả bóng,

vận tốc góc (ω


⃗⃗⃗⃗⃗⃗)
0 của quả bóng theo m, R, x, Q và các vectơ đơn vị.

1|Page
Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

2. Xét phần tử diện tích vi phân dS (Hình 1c) trên bề mặt quả bóng có diện tích là
dS = R2 sin θ dθ dφ có vectơ bán kính là:
⃗R⃗ = R sin θ cos φ ⃗i + R sin θ sin φ ⃗j + R cos θ ⃗⃗
k
Viết biểu thức của vectơ vận tốc dài v
⃗⃗ của dS đối với tâm O của quả bóng theo m,
R, x, Q, θ, φ và các vectơ đơn vị.

3. Nếu chỉ xét chuyển động tịnh tiến của quả bóng trong không khí với vận tốc ⃗⃗⃗⃗
v0
thì coi như đối với tâm O của quả bóng, có dòng không khí chảy ổn định ngược lại với
vận tốc −v
⃗⃗⃗⃗.
0 Do ma sát giữa quả bóng và không khí nên khi quả bóng có thêm chuyển

động quay như ở ý 1 thì vận tốc của dòng khí sát bề mặt quả bóng tại dS đối vói tâm O
là vận tốc tổng hợp giữa −v
⃗⃗⃗⃗0 với vận tốc dài v
⃗⃗.
Chứng minh rằng vận tốc của dòng khí tại vị trí sát dS có biểu thức:
3xQ Q 3xQ
v⃗⃗⃗⃗k = − sin θ sin φ ⃗i + (− + sin θ cos φ) ⃗j
2mR m 2mR
4. Gọi dS’ là phần tử diện tích vi phân đối xứng với dS qua trục Oz, có diện tích dS’
= dS, ứng với vectơ bán kính là: ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗. Hãy
R′ = −R sin θ cos φ ⃗i − R sin θ sin φ ⃗j + R cos θ k

xây dưng biểu thức vận tốc dòng khí ⃗⃗⃗⃗


vk′ tại vị trí sát dS’.
5. Biết rằng phương trình định luật Bernoulli cho các dòng không khí chảy ổn
định sát bề mặt quả bóng ở cùng một độ cao z có dạng
1
p + ρv 2 = const,
2
trong đó:

2|Page
Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

p là áp suất tĩnh của lớp không khí tác dụng lên bề mặt quả bóng.
1 2
ρv là áp suất động với v là vận tốc chảy của dòng không khí và ρ là khối lượng
2
riêng của không khí.
Tính độ chênh lệch áp suất tĩnh của dòng khí tại vị trí dS’ so với dS, từ đó chứng
tỏ rằng quả bóng có quỹ đạo bị lệch ngược chiều Ox như Hình 1a.
Câu 2: Nhiệt học
Trong chu trình Carnot, một chất khí được nung nóng ở nhiệt độ không đổi TH và
được làm lạnh ở nhiệt độ không đổi TC . Hơn nữa, không có sự truyền nhiệt nào khác
xảy ra và tất cả các giai đoạn của chu trình đều thuận nghịch.
Phần 1:
Xét động cơ nhiệt sau đây có một mol khí lý tưởng đơn nguyên tử . Khí ban đầu ở
nhiệt độ T0 , áp suất p0 , thể tích V0 và trải qua bốn quá trình thuận nghịch.

Hình 2a
• Khí bị giãn nở ở áp suất không đổi cho đến khi nhiệt độ của nó tăng lên
(1 + β)T0 .
• Khí giãn nở ở nhiệt độ không đổi cho đến khi áp suất của nó giảm xuống p0 /α.
• Khí co lại ở áp suất không đổi cho đến khi nhiệt độ của nó giảm xuống T0 .
• Khí co lại ở nhiệt độ không đổi cho đến khi áp suất của nó tăng trở lại p0 .
1. Những quá trình nào cần nhiệt để truyền cho khí? Đối với mỗi quá trình như
vậy, hãy tính tổng nhiệt lượng truyền vào theo p0 , V0 , α và β.

3|Page
Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

2. Trong những điều kiện nào của α và β để hiệu suất của động cơ nhiệt này đạt
tới chu trình Carnot hoạt động ở cùng nhiệt độ tối đa và tối thiểu?
3. Tìm hiệu suất của động cơ nhiệt này theo α và β.
Phần 2:
Bây giờ hãy xem xét một động cơ nhiệt được chế tạo xung quanh quá trình đóng
băng và tan chảy của nước, xảy ra ở một nhiệt độ nhiệt độ phụ thuộc vào áp suất TC (p).
Ban đầu, thể tích V nước bị nén bên dưới một piston, sao cho nó chịu một áp suất tổng
cộng p1 , và nước ở nhiệt đóng băng, với nhiệt độ TC (p1 ). Động cơ sau đó trải qua bốn
bước thuận nghịch.

Hình 2b
• Một vật nặng được đặt từ từ lên piston, nâng tổng áp suất lên p2 .
• Nước được làm lạnh đến nhiệt độ TC (p2 ) và đông đặc.
• Vật nặng được lấy ra khỏi piston từ từ, giảm áp suất trở lại p1 .
• Nước đá được nung nóng trở lại nhiệt độ TC (p1 ) và tan chảy.
Giả sử rằng nước và băng không thể nén được, có mật độ khối lượng là ρw và ρi .
1. Xác định công thực hiện bởi động cơ này là bao nhiêu, tính theo p1 , p2 , V và mật
độ khối lượng.
2. Giả sử ẩn nhiệt trên một đơn vị khối lượng L để làm tan băng là lớn, do đó sự
đóng băng và tan chảy về cơ bản chiếm toàn bộ quá trình truyền nhiệt trong chu trình.
Xác định hiệu suất của động cơ, tính theo p1 , p2 , L và mật độ khối lượng.
3. Vì chúng ta giả định rằng tất cả sự truyền nhiệt xảy ra trong quá trình nóng
chảy hoặc đông đặc nên chu trình này có cùng hiệu suất như chu trình Carnot. Trong

4|Page
Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

giới hạn mà p1 và p2 rất gần nhau, hãy xác định biểu thức của dTC /dp theo Tc , L và mật
độ khối lượng.
Câu 3: Điện – Từ
1. Xét một vật liệu có hệ số từ thẩm μ = 1, độ dẫn điện σ. Cho dòng điện I chạy
qua một đoạn dây dẫn làm bằng vật liệu này, bán kính a, chiều dài l biết l ≫ a. Hãy tính:
a) Tốc độ thất thoát năng lượng dưới dạng nhiệt trên một đơn vị thể tích của dây
dẫn P và từ trường tại một điểm bất kỳ trên đoạn dây B(r).
b) Ta đưa một dòng điện xoay chiều I = I0 cos ωt vào dây dẫn. Hãy tìm tốc độ thất
thoát năng lượng dưới dạng nhiệt trên một đơn vị thể tích của dây dẫn P(t) và từ
trường tại một điểm bất kỳ B(r, t) theo thời gian.
2. Cho mạch điện như hình 3, các phần tử trong
mạch điện đều là lí tưởng. E1 = 6V, E2 = 9V, R1 =
R 2 = 4Ω, R 3 = 20Ω, L = 2mH, C = 120μF. Đ1 , Đ2 là các
điôt. R là một hộp điện trở có thể đặt được giá trị. Ban
đầu tụ không tích điện, các khóa K1 , K 2 , K 3 , K 4 đều ngắt
(ở trạng thái cách điện). Khảo sát mạch điện trong các
Hình 3
trường hợp sau:
a) K 2 ngắt; K 3 , K 4 đóng; R = 10Ω. Ở một thời điểm nào đó, đóng K1 . Xác định
cường độ dòng điện chạy qua khóa K1 ngay sau khi vừa đóng K1 .
b) K 2 , K 4 ngắt; K 3 đóng; R = 40Ω. Đóng K1 một thời gian dài để mạch ổn định sau
đó ngắt K1 . Xác định hiệu điện thế UAB giữa hai đầu điện trở R ngay khi vừa ngắt K1 .
c) K 3 , K 4 ngắt. Xác định giá trị R để sau khi đóng đồng thời K1 và K 2 , công suất
tỏa nhiệt trên điện trở R là cực đại. Tính công suất cực đại đó.
d) K1 ngắt; K 3 , K 4 đóng; R = 30Ω. Đóng K 2 tại thời điểm t = 0. Xác định độ lớn
điện tích trên một bản tụ theo thời gian t.

5|Page
Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

Câu 4: Động lực học vật rắn


Có hai đĩa đồng đồng chất có cùng khối lượng m, bán kính đĩa 1
1 là 2R và đĩa 2 là R. Tại tâm của hai đĩa có hai trục quay A và B có A
kích thước rất nhỏ cùng nằm ngang và vuông góc với hai mặt đĩa.
Trục quay A cố định, trục quay B có thể di chuyển tự do. Hai trục ⃗g⃗

quay nối với nhau bằng một thanh cứng rất nhẹ để giữ cho đĩa 2 2
B
không rơi và giữ cho hai vành đĩa một khoảng hở rất nhỏ không
tiếp xúc nhau. Hình 4
Khối lượng các trục quay không đáng kể và khi các đĩa chuyển động luôn bỏ qua
ma sát ở hai trục quay.
Ban đầu khi hệ đứng yên, AB thẳng đứng và đĩa 2 nằm bên dưới thì tác dụng lên
đầu B thanh cứng một xung lực ⃗X⃗ theo phương ngang dọc theo mặt đĩa 2.
1. Tìm giá trị cực tiểu của X để trục B đĩa 2 quay được một vòng quanh đĩa 1. Xét
bài toán trong hai trường hợp:
a) Đĩa 1 được giữ cố định.
b) Đĩa 1 gắn chặt với thanh cứng và dễ dàng quay quanh trục A.
2. Khi giá trị X nhỏ thì thanh AB chỉ thực hiện dao động bé. Tìm chu kì dao động
bé của đầu B thanh cứng trong hai trường hợp:
a) Đĩa 1 gắn chặt với thanh cứng và dễ dàng quay quanh trục A. Tính biên độ dao
động bé của đầu B.
b) Đĩa 1 cố định và đĩa 2 lăn không trượt trên vành đĩa 1 (khi cho hai đĩa luôn tiếp
xúc nhau).
Câu 5: Quang học
Phần 1:
Chứng minh công thức khúc xạ ánh sáng, lưỡng chất phẳng, lưỡng chất cầu thông
qua nguyên lý Fermat.
Phần 2: Thấu kính Luneburg

6|Page
Bước cùng thế hệ trẻ trên con đường chinh phục niềm đam mê Vật Lý

Thấu kính Luneburg tiêu chuẩn là một khối


cầu trong suốt bán kính R làm bằng vật liệu có chiết
suất thay đổi theo bán kính r (khoảng cách từ tâm
O
khối cầu đến điểm đang xét, r ≤ R) theo biểu thức: ∆ i0
R
r 2
n (r ) = √ 2 − ( )
R

Khối cầu đặt cố định trong không khí, tâm tại O. Cho
Hình 5
tốc độ ánh sáng trong chân không là c.
1. Chiếu một tia sáng đơn sắc đến quả cầu với góc tới i0 như hình 5, trục ∆ trùng
với phương pháp tuyến tại điểm tới. Biết rằng tia sáng đi trong khối cầu trong suốt sẽ
thỏa mãn điều kiện tích n(r).r. sin i là hằng số, trong đó i là góc tới của tia sáng đến mặt
cầu bán kính r.
a) Xác định khoảng cách gần nhất của tia sáng đi trong khối cầu với tâm O.
b) Tìm vị trí mà tia sáng ló ra khỏi khối cầu và góc giữa phương của tia sáng sau
khi đi ra khỏi khối cầu và trục ∆.
2. Xét một nguồn sáng điểm đơn sắc S bất kì nằm sát trên vỏ cầu của thấu kính
Luneburg.
a) Xác định vị trí ảnh của S.
b) Một photon xuất phát từ S đi qua tâm O và ló ra tại điểm P trên vỏ khối cầu.
̂ và thời gian photon chuyển động bên trong khối cầu.
Tính góc SOP
c) Một photon xuất phát từ S và ló ra tại điểm Q trên vỏ khối cầu sao cho góc
̂ = 120o , tìm thời gian photon chuyển động bên trong khối cầu.
SOQ

7|Page

You might also like