You are on page 1of 5

a) Hình thức sở hữu tài sản

1) Những điểm mới của BLDS 2015 so với 2005 về hình thức sở hữu tài sản
BLDS 2015 BLDS 2005
Ghi nhận 03 hình thức sở hữu: Sở hữu Ghi nhận 06 hình thức sở hữu: sở hữu
toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204), nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206) sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính
và sở hữu chung (từ Điều 207 đến trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của
Điều 220) tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp,

Sở hữu toàn dân    Sở hữu Nhà nước


Trên cơ sở sở hữu toàn dân, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể vai trò của
Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản công.Tài sản thuộc
hình thức sở hữu toàn dân (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được gọi là hình thức
sở hữu nhà nước) là một hình thức sở hữu đặc biệt, không thể coi là một dạng của
sở hữu riêng hoặc sở hữu chung, do đó, các quy định này tạo ra một chế độ pháp lý
riêng biệt đối với hình thức sở hữu này.
Sở hữu riêng Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập
thể
Việc gộp chung lại nhằm tạo sự ngắn gọn, tránh rườm rà, gây trở ngại cho việc
áp dụng pháp luật.
Sở hữu chung Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu
chung
nhằm tạo sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật.

-> Sự phân loại này phù hợp với nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó, khi xác định
hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là
chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.

2) Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
với bà Thẩm không? Đoạn nào của quyết định số 377 cho câu trả lời?
Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu
và bà Thẩm. Theo đoạn số 4 của phần xét thấy trong quyết định số 377 “Căn nhà số 150/6A Lý
Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm.”

3) Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng
của ông Lưu? Đoạn nào của quyết định số 377 cho câu trả lời?
Bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt là sở hữu chung của vợ chồng bà. Theo
phần nhận thấy trong quyết định số 377, “Còn bà Thẩm cho căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt
trên diện tích 101 m2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của
bà Xê”
4) Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông
Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho
câu trả lời?
Căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của ông Lưu. Theo đoạn của quyết định số 377 ở phần nhận
thấy, “Tuy căn nhà 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho …nhưng giữa ông
Lưu và bà Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên… bà Thẩm thừa
nhận căn nhà là do ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu.”

5) Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao?
Giải pháp của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là chưa hoàn toàn hợp lý.
Căn cứ theo Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật
này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Theo đó căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu và bà Thẩm.
Căn cứ theo khoản 2 điều 213 BLDS 2015: “Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản
chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.” và khoản
3 điều 213 BLDS 2015 “Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung”
Theo đó, ông Lưu và bà Thẩm có quyền ngang nhau đối với căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt

6) Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể di chúc
định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo khoản 3 điều 213 BLDS 2015 “Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” và khoản 2 điều 213 BLDS 2015: “Vợ chồng cùng nhau
tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung.”
Nếu căn nhà trên là tài sản chung, ông Lưu không thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này nếu
chưa có sự thỏa thuận giữa ông Lưu và bả Thẩm.

b) Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:


1) Đoạn nào của quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản
của ông Lưu cho bà Xê?
Đoạn ở phần xét thấy của quyết định số 377 “Việc ông Lưu lập văn bản đề là “Di chúc” ngày 27-
07-2002 là thể hiện ý chí của ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ, phù hợp vói
qui định của pháp luật.”

2) Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
Căn cứ theo điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa
kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Bà Thẩm làm vợ hợp pháp của ông Lưu, đồng thời không còn khả năng lao động, do đó, bà
Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông
Lưu.
Chị Hương là ngừoi đã thành niên và có khả năng lao động. Do đó, chị Hương không thuộc diện
được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đói với di sản của ông Lưu.
Bà Xê không là vợ hợp pháp của ông Lưu. Do đó, bà Xê không thuộc diện được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đói với di sản của ông Lưu.
3) Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không
phụ thuọc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của quyết
định cho câu trả lời?
Vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và không còn khả năng lao động
Theo phần xét thấy của quyết định số 377 “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông
Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo qui định tại điều 699 BLDS thì bà Thẩm
được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu.”

4) Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc đói với di sản của ông Lưu? Vì sao?
Bà Thẩm vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đói với di sản của
ông Lưu. Căn cứ theo điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa
kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu nên đã thỏa mãn khoản 1a điều luật trên mà không cần
phải có yếu tố còn hay không còn khả năng lao động.

5) Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẳm sẽ được hưởng khoản tiền
là bao nhiêu? Vì sao?
Bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là:
600*1/2*2/3 = 200 triệu đồng Căn cứ theo điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không
được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần
ba suất đó
6) Nếu bà Thẳm yêu cầu được chia di sản theo hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được
chấp nhận không?
Yêu cầu của bà Thẩm được chấp nhận. Bởi vì lúc đầu khi bà Thẩm và ông Lưu kết hôn tài sản
chung của vợ chồng là căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, diện tíhc 101 m2, thành phó Mỹ Tho.
Mặc dù sau năm 1975, ông Lưu dã vào miền Nam công tác và căn nhà được tạo lập bằng nguồn
thu của ông Lưu, tuy nhiên trước đó nó vẫn là tài sản chung của bà Thẩm và ông do đó bàThẩm
có quyền chia di sản bằng hiện vật là nhà và đất thuộc di sản trên.
7) Trong bản án số 2493, đoạn nào của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm, ông Nhật là
con của cụ Khánh?
Ở đoạn xét thấy của bán án số 2493, “cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938)
có 2 con là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tám sinh năm 1932. Cụ Khánh và
cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm 1973) có 01 con là Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930.”

8) Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
Người được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ di sản tranh chấp là ông Nhật.

9) Tại thời điểm cụ Khánh chết, Bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ
Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời
Bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụ Khánh. Đoạn của bán án: “Xét yêu cầu của ông
Tâm, bà Khótvề việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc do không
có khả năng của lao độngvì tại thời điểm mở thừa kếbà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm đã 68 tuổi lại
là thương binh 2/4 thấy tại điều 140, 145 bộ luạt lao động năm 1994 quy định độ tuổi lao động
của người Việt Nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.”

10) Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bán án cho câu trả lời.
Bà Khót, ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc. Đoạn của bản án: “ Bà Khót ó gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hang tháng còn
được hưởng chế độ chính sách của nhà nước theo diện người có công với cách mạng khoảng
400.000 đồng; còn ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo qui định thì ông bị suy gỉm khả năng
lao động là 62% nhưng ông đã được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hang tháng ông
lãnh hơn 2.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu
của bà Khót, ông Tâm về ngừoi được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc,
cụ thể mỗi người được hưởng là 400.000.000 đồng.”

11) Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lí.
Vì ông Tâm và bà Khót không thuộc trường hợp của điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế
không phụ thuộc vào di chúc. Thêm vào đó, ông Tâm và bà Khót có nhận được một khoản tiền
trợ cấp, do vậy việc Tòa án không xếp ông Tâm và bà Khót vào trường hợp ngừoi thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc.

12) Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động? Vì sao?
Hướng giải quyết trên sẽ khác nếu ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động.
Theo NQ số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không định
nghĩa nhưng đưa ra một số trường hợp được coi là “mất khả năng lao động”: “1.4. Trong trường
hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên
chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai
chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị
suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại.”

13) Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.
di chúc tặng cho tài sản.
Giống - Là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu, chuyển giao quyền sở hữu tài sản giữa
các chủ thể
- Đều thể hiện ý chí cá nhân
- Tặng cho BĐS và di chúc về hình thức đều phải được lập thành văn bản (kể
cả di chúc miệng cũng dược ngừoi làm chứng ghi chép lại bằng văn bản)
Khác Ý chí của người để lại di sản Sự thỏa mãn giữa các bên
Chuyển giao quyền sở hữu của Việc chuyển giao khi người tặng còn
người thừa kế sau khi người để lại di sống
sản chết

14) Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước khi
chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm
có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?
Nếu ông lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước khi chết, ông
Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm không được hưởng
một phần di sản của ông Lưu

You might also like