You are on page 1of 90

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
PREFACE.........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI.........................................................9
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................9
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................9
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................10
1.3.1. Đối với sinh viên...........................................................................................10
1.3.2. Đối với doanh nghiệp....................................................................................11
1.4. PHẠM VI THỰC HIỆN......................................................................................11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................12
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO....................12
2.1.1. Khái niệm.....................................................................................................12
2.1.2. Vai trò quản trị hàng tồn kho........................................................................12
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU - QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU12
2.2.1. Khái niệm.....................................................................................................12
2.2.2. Vai trò của nguyên vật liệu...........................................................................13
2.2.3. Vai trò của quản trị cung ứng nguyên vật liệu..............................................13
2.3. MÔ HÌNH MRP (MATERIAL REQUIREMENT PLANNING - MRP)............13
2.3.1. Khái niệm.....................................................................................................13
2.3.2. Mục tiêu của MRP........................................................................................14
2.3.3. Xác định kích cỡ lô hàng Lot Sizing.............................................................14
2.3.4. Xác định lượng tồn kho an toàn (Safety stock – SS) và điểm tái đặt hàng
(ROP)…..................................................................................................................... 15
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG..............................................15
2.4.1. Bình quân di động đơn giản..........................................................................15
2.4.2. Bình quân di động có trọng số......................................................................16
2.4.3. San bằng số mũ.............................................................................................16
2.4.4. San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng.......................................................16

1
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

2.4.5. Hồi quy tuyến tính........................................................................................17


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐÀ NẴNG........................................................................................................18
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.............................................................................18
3.2. SƠ LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG – DRC.........................18
3.2.1. Lịch sự phát triển..........................................................................................18
3.2.2. Tầm nhìn.......................................................................................................19
3.2.3. Sứ mệnh........................................................................................................19
3.2.4. Chiến lược phát triển....................................................................................19
3.2.5. Mục tiêu của công ty.....................................................................................19
3.2.6. Ngành nghề kinh doanh................................................................................20
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC...........................................................................................20
3.4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA LỐP XE BIAS.............................................24
3.5. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
ĐÀ NẴNG..................................................................................................................... 30
3.5.1. Các phương pháp công ty áp dụng hiện tại để quản trị tồn kho....................30
3.5.2. Lập kế hoạch đối với hàng tồn kho tại công ty.............................................30
3.5.3. Kiểm soát hàng tồn kho................................................................................35
3.5.4. Đánh giá công tác quản trị hàng tồn kho của công ty....................................35
3.5.5. Hàng tồn kho càng cao, chi phí thuê đất có thể tăng mạnh...........................39
CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU NGUYÊN
VẬT LIỆU.......................................................................................................................41
4.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO......................................................................41
4.1.1. Dự báo bằng mô hình bình quân dị động......................................................41
4.1.2. Dự báo bằng mô hình san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng....................43
4.1.3. Dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính......................................................45
4.1.4. Nhận xét........................................................................................................47
4.2. SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY THỜI GIAN DỰ BÁO CHO SẢN LƯỢNG
VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU NĂM 2021.........................................................................47
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU...............................49

2
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

5.1. ĐỊNH MỨC KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT LỐP XE BIAS.................................49


5.2. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỜ PHẦN MỀM MRP. . .50
5.2.1. Phân tích kết cấu sản phẩm...........................................................................50
5.2.2. Xác định tồn kho an toàn (Safety stock) và điểm tái đặt hàng (ROP)...........50
5.3. CÁC CHI PHÍ TỒN KHO...................................................................................51
5.3.1. Chi phí tồn trữ...............................................................................................51
5.3.2. Chi phí đặt hàng............................................................................................55
5.4. XÁC ĐỊNH KÍCH CƠ LÔ LOT SIZING............................................................56
5.5. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM.................................................................................57
CHƯƠNG 6: BỐ TRÍ LẠI MẶT BẰNG NHÀ KHO...................................................62
6.1. DÙNG MÔ HÌNH ABC ĐỂ PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU.....................62
6.1.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình ABC................................................................62
6.1.2. Áp dụng ABC để phân loại nguyên vật liệu ở công ty DRC.........................62
6.2. TÁI THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN...................................................63
6.2.1. Xe nâng có chạc............................................................................................63
6.2.2. Xe nâng tay thấp...........................................................................................66
6.2.3. Pallet sắt........................................................................................................67
6.2.4. Pallet gỗ........................................................................................................69
6.2.5. Kệ đựng cao su............................................................................................70
6.2.6. Kệ đựng cao lanh, lưu huỳnh, than...............................................................71
6.2.7. Kệ đựng thép.................................................................................................73
6.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ KHO.......................................................................73
6.3.1. Thực trạng nhà kho hiện tại..........................................................................73
6.3.2. Bố trí lại mặt bằng kho.................................................................................73
CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ KHO......................................................................................77
7.1. QUẢN LÝ KHO THEO MÔ HÌNH LIFO..........................................................77
7.1.1. Khái niệm.....................................................................................................77
7.1.2. Ưu và nhược điểm của mô hình LIFO..........................................................77
7.2. ỨNG DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA TRONG KHO.........78

3
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

7.2.1. Tổng quát về mã vạch...................................................................................78


7.2.2. Ứng dụng mã QR Code vào quản lý kho nguyên vật liệu của công ty..........79
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 86

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

4
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Hình 3.1: Hình ảnh tổng quan về công ty.........................................................................18


Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức..................................................................................................21
Hình 3.3: Quy trình sản xuất.............................................................................................24
Hình 3.4: Quy trình ép đùn...............................................................................................26
Hình 3.5: Máy tạo hình sản phẩm.....................................................................................28
Hình 3.6: Máy lưu hóa......................................................................................................29
Hình 3.7: Sơ đồ tổng tài sản và hàng tồn kho DRC..........................................................40
Hình 6.1: Xe nâng có chạc................................................................................................64
Hình 6.2: Xe nâng tay thấp...............................................................................................66
Hình 6.3: Pallet sắt............................................................................................................67
Hình 6.4: Pallet gỗ............................................................................................................68
Hình 6.5: Kệ đựng cao su.................................................................................................70
Hình 6.6: Kệ đựng cao lanh, lưu huỳnh............................................................................71
Hình 6.7: Kệ đựng thép.....................................................................................................72
Hình 7.1: Hình ảnh LIFO..................................................................................................77
Hình 7.2: Sơ đồ nhập kho nguyên vật liệu........................................................................84
Hình 7.3: Sơ đồ xuất kho nguyên vật liệu.........................................................................85

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU

5
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Bảng 3.1: Kế hoạch chi tiêu nguyên vật liệu của công ty Quý 3/2020 của sản phẩm lốp xe
Bias................................................................................................................................... 30
Bảng 3.2: Bảng định mức tồn kho nguyên vật liệu trong quý 3/2020 của lốp xe Bias......32
Bảng 3.3: Danh sách các nhà cung cấp của công ty năm 2019-2020................................34
Bảng 3.4: Tỷ trọng hàng tồn kho tại công ty năm 2018, 2019..........................................36
Bảng 3.5: Tình hình hàng tồn kho của công ty năm 2018, 2019.......................................37
Bảng 3.6: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2018, 2019............................38
Bảng 4.1: Dự báo bằng mô hình bình quân di động..........................................................41
Bảng 4.2: Dự báo bằng mô hình san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng........................43
Bảng 4.3: Dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính..........................................................45
Bảng 4.4: Nhu cầu sản lượng lốp xe năm 2021................................................................47
Bảng 4.5: Sản lượng lốp xe Bias theo quý........................................................................48
Bảng 5.1: Định mực khối lượng sản xuất lốp xe Bias.......................................................49
Bảng 5.2: Chi phí nhân công............................................................................................51
Bảng 5.3: Chi phí hư hỏng nguyên vật liệu.......................................................................51
Bảng 5.4: Chi phí khấu hao TSCĐ....................................................................................52
Bảng 5.5: Chi phí khấu hao tài sản cố định mới................................................................53
Bảng 5.6: Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2021...................................................................54
Bảng 5.7: Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện...............................................................55
Bảng 5.8: Chi phí tồn kho trong một quý..........................................................................55
Bảng 5.9: Chi phí đặt hàng...............................................................................................55
Bảng 5.10: Xác định kích cỡ lô hàng Lot Sizing...............................................................56
Bảng 5.11: Lịch đặt hàng nguyên vật liệu của Quý 1 và Quý 2.......................................58
Bảng 5.12: Lịch đặt hàng nguyên vật liệu của Quý 5 và Quý 4........................................60
Bảng 6.1: Mô hình ABC phân loại nguyên vật liệu..........................................................62
Bảng 6.2: Thông số kĩ thuật xe nâng có chạc....................................................................64
Bảng 6.3: Thông số kĩ thuật xe nâng tay thấp...................................................................66
Bảng 6.4: Thông số kĩ thuật pallet sắt...............................................................................67
Bảng 6.5: Thông số kĩ thuật pallet gỗ...............................................................................69
Bảng 6.6: Thông số kĩ thuật kệ đựng cao su.....................................................................70
Bảng 6.7: Thông số kĩ thuật kệ đựng cao lanh, lưu huỳnh................................................71
Bảng 6.8: Thông số kĩ thuật kệ đựng thép........................................................................73
Bảng 7.1: Bảng kí hiệu của nguyên vật liệu......................................................................79

6
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa, ngành công nghiệp của Việt Nam có những
cơ hội lớn để phát triển và vươn tầm thế giới. Bên cạnh những cơ hội, những thách thức
luôn tồn tại, để duy trì và phát triển thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tài chính,
marketing cũng như sản xuất. Trong đó, sản xuất là khâu trực tiếp tạo ra sản phẩm và ảnh
hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt khâu sản xuất, thì
việc quản lý tồn kho phải được thực hiện một cách chính xác và chặt chẽ. Hơn thế nữa,
hàng tồn kho là tiền vốn của doanh nghiệp đang bị đóng băng. Do đó, quản lý hàng tồn
kho hiệu quả là một trong những việc cần thiết mà doanh nghiệp phải quan tâm và chú ý.

Để sản xuất một sản phẩm thì đòi hỏi phải có một số lượng các chi tiết, bộ phận và
nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau. Bên cạnh đó, lượng nguyên vật
liệu cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau và thường xuyên thay đổi. Vì vậy, danh
sách các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp phải quản lý rất nhiều và phức tạp, đòi hỏi
phải cập nhật thường xuyên. Quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu góp phần quan trọng trong
việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, việc hoạch định nhu cầu
nguyên vật liệu hiệu quả giúp công ty dễ dàng đưa ra những phương án mua sắm, bố trí
kho bãi, thiết kế đường vận chuyển tối ưu. Để áp dụng những kiến thức đã học và làm rõ
được lợi ích của việc quản lý tồn kho trong thực tế, nhóm HHD đã chọn đề tài “Hoạch
định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe bias của CTCP cao su Đà Nẵng”

Để hoàn thành đồ án này, nhóm HHD xin đặc biệt cảm ơn đến sự hỗ trợ của Thầy
Nguyễn Hồng Nguyên, các Thầy Cô khoa Quản lý Dự án và Công ty Cổ phần Cao su Đà
Nẵng. Trong quá trình thực hiện, nhóm HHD không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
Thầy Cô cho nhóm những góp ý, lời khuyên và những lời nhận xét, đánh giá để nhóm có
thể hoàn thành tốt hơn ở đồ án tiếp theo. Một lần nữa, nhóm HHD xin trân trọng cảm ơn.

Nhóm HHD

7
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

PREFACE

Today, with the trend of globalization, Vietnam's industry has great opportunities to
develop and reach the world. Besides opportunities, challenges always exist, in order to
maintain and develop, enterprises must perform well in finance, marketing as well as
production. In which, production is the stage that directly creates products and affects the
revenue and profit of the business. In order to perform well in production, inventory
management must be done accurately and closely. Moreover, the inventory which is the
capital of the business is frozen. Therefore, effective inventory management is one of the
essential things that businesses must pay attention to.

To manufacture a product requires a very diverse number of components, parts and


materials, of many different types. Besides, the amount of raw materials needed to use at
different times and often change. Therefore, the list of raw materials that the business
must manage is numerous and complex, requiring frequent updates. Good management of
raw materials contributes significantly to reducing production costs and lowering product
costs. In addition, the effective planning of material demand helps the company easily
come up with the optimal options for purchasing, arranging warehouses, and designing
transportation routes. In order to apply the learned knowledge and clarify the benefits of
inventory management in practice, the HHD group chose the topic "Material
Requirements Planning for Bias Tires of Danang Rubber Joint Stock Company
(DRC) "

To complete this project, the HHD team would like to especially appreciate the
support of Mr. Nguyen Hong Nguyen, the Teachers of Project Management and Danang
Rubber Joint Stock Company. During the implementation process, the HHD team cannot
avoid mistakes. We hope teachers give us suggestions, advice and comments and
evaluation so that the group can complete better in the next project. Once again, HHD
group would like to thank them.

HHD Team

8
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Quản lý hàng tồn kho là một công tác quan trọng giúp duy trì và phát triển đối với
những doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Cao su DRC nói riêng. Vì vậy, nghiên
cứu về quản lý hàng tồn kho cũng như hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là công việc
chính yếu.
Để sản xuất được một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi một số lượng các chi tiết, bộ phận và
nguyên vật liệu rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Hơn nữa, lượng nguyên vật
liệu cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau và thường xuyên thay đổi vì thế việc
hoạch định tốt nguồn vật tư sẽ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm. Do đó, nguyên vật liệu là yêu cầu cần thiết
của công ty để sản xuất các sản phẩm, cân bằng cung cầu và hơn hết nguyên vật liệu được
xem như là “hàng đệm” giữa mỗi mắc xích của mỗi chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, quản
lý tốt tồn kho nguyên vật liệu là vấn đề vô cùng thiết yếu.
Được biết Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng là một doanh nghiệp kinh doanh sản
xuất lớn, chủng loại đa dạng. Đồng thời, nhu cầu thị trường luôn có sự biến đổi. Nên, việc
hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là rất được chú trọng và là một bộ phận không thể
thiếu trong toàn thể công tác quản lý của doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình sản xuất đạt
hiệu quả. Nhận thức được vấn đề quan trọng này, nhóm HHD xin quyết định chọn đề tài:
“HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO LỐP XE BIAS CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG”

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Với đề tài “Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe bias của công ty cổ phần
cao su Đà Nẵng”. Nhóm mong muốn tổ chức tốt công tác hoạch định và kế hoạch cung
ứng nguyên vật liệu. Cung cấp một cách kịp thời, đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình
sản xuất. Tiết kiệm, ngăn ngừa lượng tiêu hao, mất mát, lãng phí nguyên vật liệu. Để thực
hiện được mục tiêu trên, nhóm đã thực hiện các phương pháp như sau:

9
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

- Dùng các mô hình dự báo để dự báo sản lượng lốp xe bias: Việc sử dụng mô hình
dự báo sẽ giúp cho doanh nghiệp định lượng được nhu cầu sản xuất của công ty
theo tháng, theo quý hoặc theo năm một cách gần nhất, để tránh tình trạng sản
xuất thừa hoặc thiếu sản phẩm. Từ đó, công ty sẽ đưa ra kế hoạch nhập nguyên
vật liệu một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất. Tránh tình trạng tồn kho hoặc thiếu
hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
- Dùng mô hình MRP để dự báo nguyên vật liệu: Sau khi dự báo được nhu cầu sản
lượng cần sản xuất. Thì việc sử dụng mô hình MRP sẽ giúp cho doanh nghiệp có
thể tính toán được số lượng nguyên vật liệu đủ để sản xuất được nhu cầu sản
lượng đã đề ra một cách nhanh chóng và chính xác. Biết được cần đặt hàng vật
liệu gì, số lượng bao nhiêu và thời gian đặt hàng khi nào.
- Xác định thời điểm tái đặt hàng: Việc xác định thời điểm tái đặt hàng giúp cho
doanh nghiệp hạn chế được tối đa chi phí lưu kho và thiệt hại do thiếu hàng, đồng
thời xác định được thời gian để đặt hàng một cách kịp thời và đúng lúc, đáp ứng
cho quá trình sản xuất được trôi chảy và nhịp nhàng.
- Xác định Safety stock: Nhờ vào việc xác định tồn kho an toàn sẽ giúp doanh
nghiệp tránh được việc mua rất nhiều hàng khi chưa cần thiết, giảm thiểu rủi ro
tồn kho do cung và cầu thay đổi.
- Xây dựng lại nhà kho và áp dụng những mô hình quản lý kho: Việc xây dựng lại
nhà kho phù hợp với kế hoạch đặt hàng của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh
nghiệp chọn được phương pháp đặt hàng tối ưu nhất đảm bảo tiến độ sản xuất
diễn ra một cách bình thường và ổn định. Đồng thời, việc áp dụng các mô hình
quản lý kho sẽ giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát nguyên vật liệu một cách chặc
chẽ, biết được nguyên vật liệu nào đang thiếu hụt, nguyên vật liệu nào đã lưu trữ
lâu trong kho.

10
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.3.1. Đối với sinh viên
Đề tài này đòi hòi sinh viên phải áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất của những mô hình, ưu và nhược điểm của từng
loại. Thêm vào đó, giúp sinh viên nhận ra được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.
Ngoài ra, còn giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với ngành học và công việc của mình sau
này.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Đề tài này là cơ hội giúp doanh nghiệp nhận ra vấn đề đang hiện hữu, đưa ra những
giải pháp có thể khắc phục liên quan đến những vấn đề tồn kho của doanh nghiệp.
Phương pháp MRP đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện được công tác lập kế hoạch hết
sức chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Giảm nhẹ các công việc tính toán hàng
ngày và cập nhập thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm
cần đáp ứng. Từ đó giúp doanh nghiệp có phương pháp quản lý hàng tồn kho đúng đắn,
tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất để tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

1.4. PHẠM VI THỰC HIỆN


Đề tài nghiên cứu có nội dung chủ yếu liên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho
nguyên vật liệu để sản xuất sản phầm xăm lốp của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng.
Nghiên cứu, đánh giá và tìm ra được mô hình quản lý hàng tồn kho nguyên vật liệu để sản
xuất sản phẩm xăm lốp của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng.

11
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
2.1.1. Khái niệm
Quản trị hàng tồn kho là quản lý quá trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho
của công ty. Chúng bao gồm quản lý nguyên liệu thô, linh kiện và hàng hóa thành phẩm,
cũng như nhập kho và xử lý các mặt hàng đó. Quản lý tồn kho là một công tác quản trị
nhằm:
- Đảm bảo cho hàng hóa đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra bị
gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh ứ đọng hàng hóa.
- Đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
- Đảm bảo giữ gìn hàng hóa và nguyên vật liệu về mặt giá trị và giá trị sử dụng,
góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa, gây tổn thất về tài sản.
2.1.2. Vai trò quản trị hàng tồn kho
Công tác quản trị hàng tồn kho hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp đưa ra
chính sách lưu trữ phù hợp. Giảm thiểu các rủi ro về hàng tồn kho. Từ đó giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm tại mọi thời điểm
và tăng năng lực cạnh tranh. Tóm lại, vai trò quan trọng của quản trị hàng tồn kho là:
- Loại bỏ các rủi ro tiềm tàng của hàng tồn kho như hàng bị ứ đọng, giảm chất
lượng, hết hạn do hàng tồn quá lâu.
- Giúp đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng doanh số bán hàng,
tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
- Tối thiểu hóa chi phí tồn kho với các chi phí: chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho,…

2.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU - QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
2.2.1. Khái niệm
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản
xuất. Nó mô tả các loại đối tượng được tác động vào để biến thành sản phẩm hoặc dịch

12
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

vụ. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến,
dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh. Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi hình
thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất. Toàn bộ giá trị của
nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.
2.2.2. Vai trò của nguyên vật liệu
Con người sử dụng nguyên vật liệu vào trong quá trình sản xuất thông qua các đối
tượng và tư liệu lao động tác động vào để làm thay đổi kích thước, hình dáng và tính chất
của của nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu
sử dụng của con người. Không có nguyên vật liệu thì không có quá trình sản xuất để tạo
ra sản phẩm và nó chính là yếu tố đầu vào quan trọng nhất để quá trình sản xuất diễn ra.
Vì vậy, nguyên vật liệu chiếm một vai trò hết sức quan trọng tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm mục đích tạo sản phẩm chất lượng cao và đem lại lợi nhuận cho công
ty.
2.2.3. Vai trò của quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Quản trị cung ứng nguyên vật liệu nhằm xác định nhu cầu và các chỉ tiêu dự trữ
nguyên vật liệu, tiến hành mua và vận chuyển nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng với
thời gian phù hợp yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo đầy đủ, đồng
bộ, kịp thời nhằm tạo sự liên tục cho quá trình sản xuất.
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là một nội dung cơ bản trong quản trị sản xuất
với sự hỗ trợ từ máy tính đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện công tác lập kế hoạch
hết sức chính xác, chặt chẽ và theo dõi các loại vật tư, nguyên vật liệu một cách nhanh
chóng, giảm nhẹ công việc tính toán, cung cấp đủ số lượng, kịp thời, đồng thời giảm nhân
lực so với thời kì tính toán truyền thống trước đây.

2.3. MÔ HÌNH MRP (MATERIAL REQUIREMENT PLANNING - MRP)


2.3.1. Khái niệm
MRP là một hệ thống thông tin dựa trên máy tính để chuyển các yêu cầu lịch trình
tổng thể cho sản phẩm cuối cùng thành các yêu cầu sản xuất trong từng giai đoạn khác
nhau với các bộ phận, cụm lắp ráp và nguyên vật liệu.

13
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Vì vậy, MRP được thiết kế để trả lời các câu hỏi như: cần cái gì?, cần bao nhiêu? Và
khi nào cần? Sau khi hoàn thành ta thu được hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên
vật liệu, chi tiết, bộ phận với thời gian cụ thể nhằm cung ứng kịp thời cho sản xuất. Bên
cạnh đó, hệ thống này thường xuyên cập nhật những dữ liệu thay đổi bên ngoài nhằm phù
hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
Dữ liệu đầu vào và đầu ra của MRP:
- Dữ liệu đầu vào
 Kế hoạch tổng hợp
 Hóa đơn nguyên vật liệu
 Hồ sơ về vật tư tồn kho
- Dữ liệu đầu ra
 Loại linh kiện nào cần đặt hàng?
 Đặt bao nhiêu?
 Khi nào đặt?
2.3.2. Mục tiêu của MRP
Nhờ sự mở rộng ứng dụng máy tính vào hoạt động quản lý sản xuất, phương pháp
MRP đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các công tác lập kế hoạch hết sức
chính xác, chặt chẽ và theo dõi các loại nguyên vật liệu nhanh chóng, thuận tiện hơn.
MRP hướng đến những mục tiêu sau:
- MRP xác định mức dự trữ hợp lí, giảm tồn kho nguyên vật liệu.
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng.
- Cung cấp nguyên vật liệu đúng thời điểm, giảm thời gian chờ .
- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo hiệu quả sản
xuất cao.
- Tạo sự thỏa mãn và tin tưởng cho khách hàng.

14
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

2.3.3. Xác định kích cỡ lô hàng Lot Sizing


Xác định kích cỡ lô hàng theo phương pháp “Cân bằng các linh kiện theo giai đoạn”
(Past Period Balancing PPB). Đây là một cách tiếp cận rất năng động nhằm cân bằng chi
phí đặt hàng với chi phí tồn trữ.
Phương pháp PPB sử dụng thông tin phụ để thay đổi kích cỡ lô hàng tới trong tương
lai, nó tìm sự cân bằng giữa chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ cho các nhu cầu đã biết.
Dùng phương pháp PPB người ta tính giá trị cân bằng PPV (Past Period Value) bằng
chi phí đặt hàng chia cho chi phí dự trữ.
Từ đó, PPB sẽ tối ưu khi nó bằng PPV.
2.3.4. Xác định lượng tồn kho an toàn (Safety stock – SS) và điểm tái đặt hàng (ROP)
Ta xác định được lượng tồn kho an toàn dựa trên phân phối chuẩn và mức độ dịch
vụ.
Mức độ dịch vụ ở đây chính là xác suất không hết hàng trong thời gian chờ hàng
leadtime.
Đối với nhu cầu thay đổi, leadtime không đổi, ta có công thức:
R=d . L+ Z . δ d . √ L
Trong đó:
R: Reorder point
d: Nhu cầu hằng ngày trung bình
δ d: Độ lệch chuẩn của nhu cầu hằng ngày
L: Lead time
Z: Số độ lệch chuẩn tương ứng với mức độ dịch vụ
Z . δ d . √ L : Safety Stock

2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG


2.4.1. Bình quân di động đơn giản
Mức dự báo bằng mức cầu thực tế bình quân của một số ít các giai đoạn ngay trước
đó. Theo phương pháp này thì nhu cầu của các giai đoạn đều có trọng số như nhau.

15
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Chúng ta dùng bình quân di động khi ta giả sử được là nhu cầu thị trường được giữ
ở mức khá đều đặn trong suốt thời gian khảo sát. Phương pháp bình quân di động là trung
bình hóa các số liệu trong thời gian gần đây và số trung bình này trở thành dự báo cho
giai đoạn tới. Để tìm bình quân di động bốn tháng, ta chỉ đơn giản cộng số nhu cầu trong
bốn tháng qua lại rồi chia cho bốn. Cứ mỗi tháng trôi qua cộng số liệu của tháng vừa mới
qua vào tổng số có sẵn, đồng thời bỏ đi các số liệu của tháng lấy sớm nhất. Xu hướng này
nhằm loại các số liệu ngắn hạn không theo quy luật ra khỏi dãy số liệu.

MA=
∑ Các nhu cầu ở n mọi giai đoạn trước đó
n
2.4.2. Bình quân di động có trọng số
Khi các số liệu theo một xu hướng nào đó thì ta dùng trọng số để nhấn mạnh vào các
giá trị gần nhất. Kỹ thuật này đáp ứng được các thay đổi, vì giai đoạn vừa mới qua được
mang trọng số lớn . Việc chọn trọng số bao nhiêu tùy thuộc vào kinh nghiệm và một ít
may rủi. Việc chọn trọng số cũng là tùy tiện vì không có công thức nào để xác định nó cả.
Nếu tháng hoặc giai đoạn cuối cùng được cho trọng số quá lớn thì dự báo sẽ phản ánh sự
thay đổi bất thường trong nhu cầu hoặc mô hình bán ra quá nhanh.

WBA=
∑ ( Trọng só cho giai đoạn n ) (Nhu cầu trong giai đoạn n)
∑ T rọng số
Vì mô hình này cần dự đoán trọng số dựa vào kinh nghiệm, kinh nghiệm càng dày
đặc thì dự báo càng chính xác. Với việc không có kinh nghiệm trong phần này, nhóm
quyết định loại bỏ mô hình này
2.4.3. San bằng số mũ
Là phương pháp dễ sử dụng và nếu dùng máy tính thì hiệu năng càng cao. Mặc dù
kỹ thuật dựa vào bình quân di động nhưng nó cần rất ít số liệu phải giữ lại trong quá khứ.
San bằng số mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng điều
chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một tỉ lệ nào
đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự báo của giai
đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hằng số san bằng.
Ft = Ft -1 + α (At-1 – Ft-1)

16
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Ft : Dự báo mới
Ft-1: Dự báo trước
α: Hằng số san bằng
At-1: Nhu cầu thực của giai đoạn trước
2.4.4. San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng
Giống như bất kỳ kỹ thuật bình quân di động nào khác, kỹ thuật sang bằng số mũ
đơn giản không phản ánh được xu hướng. Để minh họa cho mô hình san bằng số mũ phức
tạp hơn, ta hãy đi khảo sát một mô hình có điều chỉnh xu hướng. Theo cách này ta vẫn
dùng mô hình san bằng số mũ đơn giản như trên để tính, sau đó mới điều chỉnh làm tăng
số liệu lên hoặc giảm số liệu xuống.
Tt = Tt -1 + β (Ft – Ft-1)
Tt: Hiệu chỉnh xu hướng của giai đoạn t
Tt-1: Hiệu chỉnh xu hướng của giai đoạn trước đó
β: Hằng số san bằng xu hướng
Ft: Dự báo san bằng số mũ đơn giản cho giai đoạn t
Ft-1: Dự báo cho giai đoạn trước đó
2.4.5. Hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính là một mô hình dự báo thiết lập mối quan hệ giữa biến
phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập. Trong phần này, chúng ta chỉ xét đến một biến
độc lập duy nhất. Nếu số liệu là một chuỗi theo thời gian thì biến độc là giai đoạn thời
gian và biến phụ thuộc thông thường là doanh số bán ra hay bất kì chỉ tiêu nào khác mà ta
muốn dự báo.
Y = ax + b
n ∑ xy −∑ x ∑ y
Mô hình này có công thức: a=
n ∑ x 2−( ∑ x)2
∑ x 2 ∑ y−∑ x ∑ xy
b=
n ∑ x 2−(∑ x)2

Y: là biến phụ thuộc cần dự báo


a: độ dốc của đường xu hướng

17
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

b: tung độ góc

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ


PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY


Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ,
có tên quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 45 năm.

Hình 3.1: Hình ảnh tổng quan về công ty


- Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng – Danang Rubber Joint Stock
Company
- Địa chỉ: Lô G, đường Tạ Quang Bửu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà
Nẵng.
- Số điện thoại: 0236 3771 405
- Fax: 0236 3771 400
- Website: http://www.drc.com.
- Ngày thành lập: 30/04/1975
- Vốn điều lệ: 1.187.926.050.000 đồng

18
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

3.2. SƠ LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG – DRC


3.2.1. Lịch sự phát triển
- Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao su
Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 45 năm.
- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công: Ban giám đốc có
nhiều kinh nghiệm, năng động giúp Công ty phát triển liên tục nhiều năm. Đội ngũ
kỹ sư và cán bộ quản lý có tay nghề cao, sáng tạo, được cử đi tu nghiệp ở nước
ngoài về phục vụ lâu dài. Tập thể CBCNV đoàn kết nhất trí, tự tin và có trách
nhiệm với công việc.
3.2.2. Tầm nhìn
Khẳng định vị trí là nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam và không ngừng
phát triển vươn tầm quốc tế.
3.2.3. Sứ mệnh
- Không ngừng nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu DRC vươn lên tầm quốc
tế.
- Tiên phong đóng góp vào sự phát triển trong ngành sản xuất săm lốp Việt Nam.
Luôn coi trọng lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
3.2.4. Chiến lược phát triển
Luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Kịp thời thay đổi nắm bắt xu hướng
phát triển của thế giới, chủ động tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững. Đẩy mạnh
xuất khẩu dòng sản phẩm lốp xe tải Bias toàn thép sang những thị trường tiềm năng như
Brazil, Ấn Độ,…
3.2.5. Mục tiêu của công ty
- Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng hệ thống phân phối săm, lốp,… trải rộng khắp trong
và ngoài nước.
- Phát triển, nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm có tính năng ưu việt hơn, phù hợp với
từng loại đối tượng khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe và
đầy tính cạnh tranh của thị trường cao su nói chung cũng như thị trường săm lốp
nói riêng.

19
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

- Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả đầu tư tối đa cho các cổ đông của công ty,
củng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác chiến lược và các khách
hàng tiềm năng.
- Không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới truyền thông, quảng bá thương hiệu
mạnh mẽ tạo nên một DRC vững mạnh, uy tín và mang đậm dấu ấn doanh nghiệp
không chỉ trên thị trường trong nước mà còn là ở quốc tế.
3.2.6. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su.
- Sản xuất sản phẩm khác từ cao su. Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao
su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su.
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp.
- Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su.
- Khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán bộ công nhân viên công ty.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
đi thuê.
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

20
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức


21
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban


- Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo
Luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty.
- Hội đồng quản trị: có 5 thành viên
Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết
định. Hội đồng quản trị hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời kì
phù hợp với tình hình sản xuất của công ty.
- Ban giám đốc:
BGĐ gồm 4 thành viên, 1 tổng giám đốc và 3 phó giám đốc cho HĐQT bổ nhiệm. Là cơ
quan tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo
mục tiêu định hướng, kế hoạch mà HĐQT và Đại HĐCĐ đã thông qua.
- Phòng tổ chức:
 Xây dựng cơ cấu tổ chức.
 Tuyển dụng, bố trí, đề bạt khen thưởng, kỷ luật, thôi việc.
 Phụ trách công tác đào tạo và nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, chế độ bảo
hiểm xã hội.
 Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý lao động.
 Nắm bắt tình hình an ninh trật tự, xây dựng phương án và thực hiện nội quy bảo
vệ công ty.
- Phòng hành chính:
 Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và các loại con dấu của công ty.
 Nhận, phát hành, sao chụp, lưu trữ và hủy bỏ các văn bản tài liệu.
 Mua sắm, quản lý tài sản của văn phòng.
 Quản lý đất đai, nơi làm việc của công ty.
 Phụ trách công tác tổ chức tiếp đón khách của công ty, các cuộc họp của công ty.
- Phòng kế hoạch vật tư:

22
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

 Lập kế hoạch về vật tư, nguyên nhiên vật liệu theo kế hoạch sản xuất của công ty.
 Tổng hợp báo cáo các số liệu về sản xuất kinh doanh của công ty.
 Dự báo nhu cầu thị trường và lên kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ.
- Phòng bán hàng:
 Làm thủ tục và tiêu thụ hàng hóa, lập và thực hiện hợp đồng trong và ngoài nước.
 Theo dõi tồn kho và cấp phát hàng.
 Thu thập thông tin, quản lý và quan hệ với khách hàng.
 Xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing – Mix.
 Tiếp nhận, bảo quản và xuất hàng hóa theo chứng từ.
 Thực hiên phòng cháy chữa cháy, báo cáo tình trạng không bình thường của kho
thành phẩm.
- Phòng tài chính kế toán:
 Lập kế hoạch tài chính, theo dõi quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ
bản, tính toán, trích khấu hao và theo dõi tài sản cố định trong toàn công ty.
 Kế toán thanh toán, theo dõi các khoản vay, tiền gửi và quan hệ giao dịch với
ngân hàng kiêm kế toán thu chi tiền mặt.
 Kế toán vật liệu, theo dõi khách hàng, tổng hợp kiểm kê vật tư.
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật cơ năng và an toàn:
 Tham gia các dự án đầu tư và phát triển sản xuất, nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ
thuật, quản lý về kỹ thuật các máy móc thiết bị sản xuất.
 Phối hợp các đơn vị trong công ty xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao
động.
- Phòng kỹ thuật cao su:
 Theo dõi, quản lý toàn bộ các quy trình công nghệ, đơn pha chế, thiết kế thi công
phục vụ cho sản xuất.
 Ban hành các tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm cao su của công ty theo tiêu chuẩn
của xí nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực và quốc tế.

23
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

 Kiểm tra toàn bộ nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
 Nghiên cứu, ban hành đơn pha chế mới, quy trình sản xuất sản phẩm mới, đảm
bảo quá trình sản xuất ổn định về chất lượng và giá cả hợp lý.
 Thí nghiệm, kiểm tra định kỳ và thường xuyên các sản phẩm đầu ra. Kịp thời
thông báo kết quả để rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý sản xuất.
 Tổng hợp phân tích lượng nguyên vật liệu, sản phẩm.

24
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

3.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA LỐP XE BIAS

Hình 3.3: Quy trình sản xuất


Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất cũng như yêu cầu cho loại lốp được yêu cầu,
xưởng luyện cao su sẽ tiến hành luyện cao su để cung cấp cho nhà máy lốp Bias để sản
xuất loại lốp Bias.

Các loại vải cao su đặc trưng cho từng các bộ phận sẽ được đưa vào xưởng Ép đùn – Cán
tráng để tiến hành tạo ra các bộ phận của một chiếc lốp. Một chiếc lốp được cấu tạo từ các

25
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

bộ phận: Vải mành, mặt lốp (bao gồm: mặt chạy, hông lốp), gót lốp, tầng hoãng xung,
vòng tanh.

Quy trình ép đùn ( hình ảnh 3.4 thể hiện máy móc và quy trình ép đùn)
Ép đùn mặt lốp là quá trình tạo ra mặt lốp bằng phương pháp đẩy ép hỗn hợp cao su
dưới áp suất qua đầu định hình. Quá trình này được thực hiện bằng máy ép trục vít, vật
liệu được ép liên tục qua đầu phun bằng vít quay với tốc độ xác định.
Cụ thể quá trình như sau:
- Cao su BTP được cấp vào dây chuyền qua 3 băng tải theo bộ phận: hông lốp, mặt
chạy, đế lốp đưa vào 3 máy đùn.
- Qua cửa nạp liệu cao su rơi vào rãnh vít, trục vít quay tải dần cao su về phía
trước, đồng thời lúc này cao su nhận được nhiệt cung cấp từ bên ngoài qua thành
xylanh để hóa dẻo cao su và đẩy cao su qua đầu đùn.
- Tại đầu đùn tổng nơi tiếp giáp 3 máy đùn có bộ ghép để gắn kết ba thành phần
thành một dải mặt lốp hoàn chỉnh dài vô tận và có hệ thống tiếp điểm an toàn, đó
là ba loại băng tải: băng tải đỡ (đỡ dải mặt lốp từ đầu đùn ra), băng tải co (làm
mát và ổn định mặt lốp, mặt lốp được co ngót), băng tải cân liên tục (kiếm soát
quá trình, kiểm tra trọng lượng, bề rộng mặt lốp).
- Tiếp theo, dải cao su mặt lốp được đưa qua hai trục cán để đè ép các bộ phận của
mặt lốp được dính chắc tốt hơn.
- Sau đó dải cao su được làm lạnh và đưa qua máy cắt xiên cắt thành các bán thành
phẩm (BTP).

26
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Hình 3.4: Quy trình ép đùn

Quy trình gia công vòng tanh


Vòng tanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với vành xe bằng kim loại. Vòng tanh được
làm bằng thép và được mạ một lớp đồng thau nhằm gia tăng khả năng bám dính với cao
su được tốt hơn. Quy trình gia công vòng tanh như sau:
- Sợi thép tanh được đưa qua máy ép đùn cùng với cao su BTP với mục đích bọc
cao su vào sợi thép tanh.
- Sợi tanh bọc cao su được kéo qua bộ phận làm mát, đến bộ phận cấp bù rồi đến
bộ phận duy trì lực căng.
- Sau đó, sợi tanh được đi qua máy uốn tanh và máy quấn tanh. Tùy theo từng quy
cách lốp mà vòng tanh được quấn số tầng khác nhau. Sau khi máy đếm đủ số tầng
theo cài đặt thì dao cắt tự động chặt tanh.
- Vòng tanh được đưa qua bộ phận bọc cao su tam giác hoặc bọc cao su tròn tùy
theo loại lốp và được bọc một lớp vải sau cùng. BTP được làm dấu và lưu kho.
Quy trình cán tráng vải mành
Vải mành được tạo ra bởi hai dây chuyền hoạt động song song.
Dây chuyền 1: Dây chuyền cấp vải
- Vải được đưa lên bộ phận cấp vải, sao cho dễ dàng xả cuộn và kéo vải.
- Vải được kéo qua bàn nối vải. Bàn nối vải dùng để nối các cuộn vải với nhau dài
vô hạn, để quá trình cán tráng diễn ra liên tục.
- Tiếp tục, vải được kéo qua bộ phận dàn bù để cấp vải cho máy cán tráng chạy

27
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

liên tục kể cả khi dừng cấp vải để nối hai cuộn vải lại với nhau.
- Sau khi qua dàn bù, vải được định tâm (giữ vải vào đúng đường tâm của máy),
và dược đưa qua dàn sấy và kéo vải.
Dây chuyền 2: Cùng lúc đó sẽ tinh luyện cao su bán thành phẩm và xuất dải. Sau đó,
cao su và vải đồng thời được đưa vào máy cán tráng để thực hiện quá trình cán tráng cao
su lên vải. Tiếp đến, vải được làm mát và thu lại đưa qua bộ phận cắt vải.
Quy trình cắt vải và dán cao su
Quy trình cắt vải:
- Cuộn vải mành sau công đoạn cán tráng được đưa lên hệ thống cấp vải, tại đây
vải được di chuyển bằng con lăn và đưa vào hệ thống dàn bù.
- Vải lót được tách ra và được quấn vào trục vải lót có cài một bộ phận hãm khí
nén để duy trì lực căng và không bị xổ vải khi dừng máy.
- Vải mành được được đưa qua dàn bù và băng tải đưa vải mành đến dao cắt, dao
cắt sẽ cắt vải mành ra từng tấm có chiều dài và góc theo đúng bảng kế hoạch chất
lượng.
- Vải sau khi cắt được dán nối với nhau thành một cuộn đồng thời được định dài và
quấn vải lót chống dính.
Quy trình dán cao su lên vải:
- Vải đã được cắt và cao su BTP đồng thời được đưa vào băng tải dẫn qua trục cán.
- Vải đã dán cao su được băng tải đưa qua trục lăn đè để dán chặt cao su vào vải,
sau đó được băng tải đưa qua hệ thống làm mát.
- Vải BTP sau đó được đặt lên vải lót và được trục cuốn vải lót cuốn thành cuộn.
Quy trình dán ống
- Để thuận tiện cho quá trình thành hình và tăng năng suất sản xuất, vải sau khi cắt
được đưa qua quá trình dán ống vải thành ống hình tròn có chu vi đã cho tùy theo
quy cách.
- Kiểm tra cuộn vải
- Đưa các cuộn vải đã cắt lên giá phụ trợ lần lượt dán tầng thứ nhất với kích thước
đã vạch sẵn trên vải ở công đoạn cắt vải.

28
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

- Tiếp tục lấy cuộn thứ hai trên giá dán lên tầng thứ nhất, tùy thuộc vào từng quy
cách mà dán theo yêu cầu.
- Khi dán phải cho góc nhọn lớp vải thứ chẵn nằm phía bên trái, góc nhọn của lớp
vải thứ lẻ nằm phía bên phải, sau đó dùng cà bằng khí nén để cà 2 tấm vải dính
sát với nhau, dùng kim châm hết bột khí.
- Các lớp vải sau được dán tương tự. Sau đó treo ống vải lên giá theo quy định.
Thành hình
Quá trình thành hình là quá trình dán các bộ phận vòng tanh, các ống vải và mặt lốp
để chiết lốp bán thành phẩm. Các bộ phận được dán theo thứ tự. Trong quá trình thành
hình còn có các quá trình cà và châm bọt khí. Tiếp tục, lốp bán thành phẩm được đưa qua
máy phun chất chống dính vào bề mặt bên trong của lốp bán thành phẩm. Như hình 3.5, ta
quan sát được máy tạo hình sản phẩm.

Hình 3.5: Máy tạo hình sản phẩm


Lưu hóa
Lưu hóa là công đoạn cuối cùng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mà ở đó, dưới tác
dụng của nhiệt độ cao, áp lực, sẽ tạo ra các phản ứng hóa học để liên kết các phần tử có
mặt trong lốp BTP thành một khối thống nhất.
Phôi lốp được vận chuyển đến vị trí các máy lưu hóa, mỗi máy lưu hóa có thể thực
hiện lưu hóa 2 lốp xe cùng một lúc. Màng lưu hóa được sử dụng đến 3500 chu kỳ, sau đó
sẽ được thay để đảm bảo được chất lượng và an toàn cho máy lưu hóa cũng như lốp. Phôi
lốp sẽ được căng lên nhờ màng, được bơm căng bởi khí dưới nhiệt độ hơi nóng 198 oC –

29
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

202oC và áp lực 15 MPa. Quá trình chuẩn bị, lắp đặt cho việc lưu hóa được diễn ra từ 8
đến 10 phút, sau đó máy sẽ đóng khuôn và mất trung bình 49 phút để hoàn tất lưu hóa.
Lốp sau khi lưu hóa sẽ được chuyển xuống băng chuyền và đợi 3 tiếng trước khi được
chuyển đến khu vực kiểm tra.

Kiểm tra
Quy trình kiểm tra rất kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng trước khi được xuất đi. Quá
trình kiểm tra được thực hiện qua 4 khu vực:
- Kiểm tra ngoại quang: Việc kiểm tra được tiến hành dựa theo sự nhìn nhận, đánh
giá, kiểm tra của công nhân tại khu vực. Lốp được lăn lên chuyền kiểm tra ngoại
quang và trải qua bước làm sạch lỗ khí. Sau khi được làm sạch, lốp sẽ được ăn
đến đầu kiểm tra ngoại quang. Công nhân kiểm tra có nhiệm vụ cho lốp quay và
nhận biết các khuyết tật, lỗi trên sản phẩm và đánh dấu theo ký hiệu, ghi chép lại
trên nhật ký sản xuất.
- Kiểm tra X Quang: Lốp sau khi được kiểm tra ngoại quang sẽ vào máy kiểm tra
X Quang. Công nhân ngồi ở phòng máy X Quang sẽ xác định các dị tật, lỗi của
lốp thông qua ảnh X Quang. Phát hiện lỗi tại đây rất kĩ, cho thấy được sự sắp xếp
được của các sợi thép trong lốp và bề mặt lốp.
- Kiểm tra bọt khí: Kiểm tra bằng phương pháp hóa học để xem xét chất lượng lốp.

30
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Việc kiểm tra bọt khí được thực hiện trên mẫu: 30% tổng số lốp sản xuất trong
ngày nhằm đánh giá chất lượng tổng thể để ra được các quyết định điều chỉnh
trong toàn bộ quá trình sản xuất.

3.5. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
ĐÀ NẴNG
3.5.1. Các phương pháp công ty áp dụng hiện tại để quản trị tồn kho
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Hàng tồn kho được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang được tập hợp theo chi phí nguyên liệu chính cho từng loại sản phẩm chưa
hoàn thành.
- Dự phòng giảm giá tồn kho được lập vào thời điểm cuối kỳ căn cứ theo số chênh
lệch giữ giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
3.5.2. Lập kế hoạch đối với hàng tồn kho tại công ty
3.5.2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ
Công ty đã tiến hành tập hợp các số liệu hàng hóa bán ra trong thực tế, lượng tồn
kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết. Đồng thời cùng việc quan sát động thái thị trường,
theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi
mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương
lai.

Bảng 3.1: Kế hoạch chi tiêu nguyên vật liệu của công ty Quý 3/2020 của sản phẩm lốp xe
Bias
Khối
lượng Đơn giá Thành tiền
TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng
theo định (đồng) (đồng)
tính
LỐP BIAS Sp 900.000
1 CAO SU SỐNG Kg 0,2485 223.650 29.479 6.591.412.800

31
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Khối
lượng Đơn giá Thành tiền
TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng
theo định (đồng) (đồng)
tính
- H41, B41, D41,
M41
HÓA CHẤT
2 Kg 0,0428 38.520 24.318 936.729.360
Lưu huỳnh
DẦU HÓA DẺO
3 Dầu hóa dẻo Kg 0,0152 13.680 7.260 99.316.800
Aromatic
CHẤT ĐỘN
4 Kg 0,3278 295.020 29.413 8.677.423.260
Cao lanh
VẢI CÁC LOẠI
5 Kg 0,0322 28.980 26.623 771.534.540
Vải mành
THÉP TANH
6 Thép tanh 0,95 Kg 0,0654 58.860 10.475 616.558.500
Hàn Quốc
PHỤ KIỆN
KHÁC
Keo dán cao su
Kemibond Ad-4,
keo chemlock, keo
7 dán su Kemibond Kg 0,0018 1.620 25.500 41.310.000
PR-10

Bao PE cán luyện


4*6, bao PE cán
luyện 4*7, bao PE
kín miệng…
NHIÊN LIỆU
8 Than N220, N330, Lit 0,1774 159.660 10.554 1.685.051.640
N550

32
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

3.5.2.2. Xác định mức đặt hàng và thời điểm đặt hàng đối với nguyên vật liệu hàng
hóa
Sau khi dự báo nhu cầu tiêu thụ, công ty sẽ xây dựng mức tồn kho tối thiểu và tối
đa. Căn cứ vào định mức đặt hàng và thời điểm đặt hàng để đảm bảo tồn kho không vượt
quá định mức quy định.
Thời điểm đặt hàng của công ty:
- Đối với trong nước: Vận chuyển, thủ tục dễ dàng nên thời gian đặt hàng ngắn. Do
vậy công ty quy định khi lượng tồn kho cuối quý này khoảng 15-25% nhu cầu
tiêu thụ theo kế hoạch của quý tiếp theo thì sẽ tiến hành đặt hàng hoặc sản xuất.
- Đối với hàng nhập khẩu: thời gian đặt hàng dài, thường công ty quy định tỷ lệ này
là 20-25%.
- Để tránh trường hợp tồn kho vượt mức cần thiết hoặc không đáp ứng nhu cầu,
công ty sử dụng mức tồn kho tối đa. Mức tối đa mà công ty cho phép là không
quá 30% nhu cầu tiêu thụ trong quý nhằm đảm bảo hàng hóa tiêu thụ trong kinh
doanh cũng như không bị ứ động vốn.
Từ đó, công ty xây dựng định mức tồn kho hàng hóa cho từng quý.

Bảng 3.2: Bảng định mức tồn kho nguyên vật liệu trong quý 3/2020 của lốp xe Bias
Khối lượng Mức tồn kho Mức tồn kho
TT Tên sản phẩm ĐVT
theo định tính tối thiểu tối đa
LỐP BIAS Sp 130.000 270.000
CAO SU SỐNG
1 Kg 0,2485 32.300 67.000
H41, B41, D41, M41
HÓA CHẤT
2 Kg 0,0428 5.560 11.560
Lưu huỳnh
DẦU HÓA DẺO
3 Dầu hóa dẻo Kg 0,0152 1.980 4.100
Aromatic

33
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Khối lượng Mức tồn kho Mức tồn kho


TT Tên sản phẩm ĐVT
theo định tính tối thiểu tối đa
CHẤT ĐỘN
4 Kg 0,3278 42.600 88.500
Cao lanh
VẢI CÁC LOẠI
5 Kg 0,0322 4.190 8.700
Vải mành
THÉP TANH
6 Thép tanh 0,95 Hàn Kg 0,0654 8.500 17.650
Quốc
PHỤ KIỆN KHÁC
Keo dán cao su
Kemibond Ad-4, keo
chemlock, keo dán su

7 Kemibond PR-10 Kg 0,0018 230 480

Bao PE cán luyện


4*6, bao PE cán
luyện 4*7, bao PE
kín miệng…
NHIÊN LIỆU
8 Than N220, N330, Lit 0,1774 23.060 47.890
N550

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Vật tư, Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng)

Lượng hàng tồn kho cuối quý III được xác định dựa vào báo cáo quý III/ 2020 của
phòng kế toán tài chính. Căn cứ vào lượng hàng tồn kho cuối quý, nhu cầu tiêu thụ trong
quý tiếp theo và định mức tồn kho trong quý để xác định mức đặt hành hợp lý.

34
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

3.5.2.3. Lựa chọn nhà cung cấp và đặt hàng


Bảng 3.3: Danh sách các nhà cung cấp của công ty năm 2019-2020

Nguyên liệu Nhà cung cấp

Chủ yếu lấy từ các doanh nghiệp trong


nước:
- Tập đoàn cao su Việt Nam
Cao su thiên nhiên
- Cao su Đăk Lăk
- Cao su Tây Ninh
- Cao su Campuchia

Được nhập từ các nước Thái Lan, Trung


Cao su tổng hợp
Quốc, Ấn độ, Nga, Đức, Anh Quốc…

Được lấy chủ yếu từ các nước Trung


Hóa chất
Quốc, Nga, Mỹ, Đức…

Chất độn Chủ yếu lấy từ trong nước.

Được nhập từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn


Than đen
Độ, Đức, Hàn Quốc…

Được nhập từ các nước Đài Loan, Trung


Vải mành
Quốc, Nhật…

Được nhập từ các nước Hàn Quốc, Ấn độ,


Thép tanh
Nhật, Hàn Quốc.

Dầu FO Lấy từ nhà cung cấp trong nước.

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng)

35
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Vì nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nhà cung cấp và nhiều nơi khác nhau nên để
kiểm soát, bộ phận kỹ thuật sẽ gởi bản báo cáo nghiệm thu cho phòng vật tư để tiến hành
đặt hàng, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa
từng kỳ.
3.5.3. Kiểm soát hàng tồn kho
Để tránh được những gián đoạn kinh doanh do hàng hóa không đủ đáp ứng đơn
hàng thì công ty cần xác định mức dự trữ tối thiểu. Mức dự trữ này phải đảm bảo đáp ứng
đủ nhu cầu trong những thời kỳ gặp sự cố như: ngưng sản xuất, không thể chạy hết công
suất, nguyên vật liệu bị thiếu…. Kế toán tại kho đều có số theo dõi nhập xuất tồn kho
hàng hóa. Cuối mỗi ngày, kế toán tại đây sẽ kiểm tra lại chứng từ và tiến hành ghi sổ.
Cuối kì, kế toán kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo nhập, xuất tồn kho cho toàn công ty.
Cuối mỗi quý tại cái kho sẽ tiến hành kiểm kê và gửi biên bản kiểm kê về phòng kế toán
tổng hợp của công ty, kế toán sẽ đối chiếu giữa báo cáo tồn kho và biên bản kiểm kê của
các kho.
3.5.4. Đánh giá công tác quản trị hàng tồn kho của công ty
3.5.4.1. Tỷ trọng hàng tồn kho

Bảng 3.4: Tỷ trọng hàng tồn kho tại công ty năm 2018, 2019
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

So sánh
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
Tuyệt đối TL%
1. Tổng HTK 821.503.540 712.406.624 -109.096.916 -13,28%
2. Tổng tài sản
1.213.155.481 1.044.042.990
ngắn hạn
3. Tổng tài sản 1.621.588.513 2.478.090.044
4. Tỷ trọng 67,72% 68,24%
HTK/Tổng TS

36
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

ngắn hạn
5. Tỷ trọng
HTK/Tổng tài 50,66% 28,75%
sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019)


Từ bảng trên, ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn
cũng như trong tổng tài sản của công ty và tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn
hạn và trong tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm 2018 đến năm
2019. Riêng về giá hàng tồn kho cuối năm 2019 giảm hơn so với đầu kỳ 109 tỷ VNĐ,
Điều này cho thấy sức mua năm 2019 tăng hơn rất nhiều so với năm 2018, điều này làm
cho hàng tồn kho cuối năm 2019 giảm hơn nhiều so với năm 2018.
3.5.4.2. Tình hình biến động hàng tồn kho của công ty

Bảng 3.5: Tình hình hàng tồn kho của công ty năm 2018, 2019
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019


Các chỉ tiêu
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
1. Hàng mua
đang đi 16.641.574 3,73% 79.335.719 9,66% 21.556.148 3.03%
đường
2. Nguyên
266.300.257 59,67% 294.110.505 35,80% 312.596.299 43,88%
vật liệu
3. Công cụ,
19.221 0,00% 30.259 0,00% 43.828 0,01%
dụng cụ

37
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019


Các chỉ tiêu
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
4. CP SXKD
18.906.707 4.24% 18.513.151 2,25% 22.253.750 3,12%
dở dang
5. Thành
144.125.631 32,29% 428.780.963 52,19% 354.952.310 49,82%
phần
6. Hàng hóa 319.494 0.07% 732.941 0,09% 1.004.285 0,14%
Tổng giá trị 446.312.887 100% 821.503.540 100% 712.406.624 100%
Chênh lệch năm 2018 với năm Chênh lệch năm 2019 với năm
Các chỉ tiêu 2017 2018
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. Hàng mua
đang đi 62.694.145 367,73% -57.779.571 -72,83%
đường
2. Nguyên
27.810.248 10,44% 18.485.794 6,29%
vật liệu
3. công cụ,
11.038 57,43% 13.569 44,84%
dụng cụ
4. CPSXKD
-393.556 -2,08% 3.740.599 20,21%
dở dang
5. Thành
284.655.332 197,51% -73.828.653 -17,22%
phần

Hàng tồn kho của công ty chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của công ty.

3.5.4.3. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho


Bảng 3.6: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2018, 2019
(Đơn vị tính: triệu đồng)

38
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Chênh lệch
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019
Tuyệt đối %
1. Giá vốn
Triệu đồng 2.220.806 2.190.919 -29,887 -1,3%
hàng bán
2. Giá trị
HTK bình Triệu đồng 633.908 766.955 133,047 21,0%
quân
3. Vòng
quay hàng Vòng 3.50 2.86 -0,65 -18,5%
tồn kho
4. Kỳ luân
Ngày 104.2 127.8 23,59 22,6%
chuyển HTK

Như vậy tình hình quản trị hàng tồn kho của công ty năm 2019 kém hơn năm 2018,
thể hiện qua tốc tộ chu chuyển của hàng tồn kho ngày càng chậm hơn. Nếu so với trung
bình ngành thì khâu quản trị hàng tồn kho của công ty chưa tốt.
3.5.5. Hàng tồn kho càng cao, chi phí thuê đất có thể tăng mạnh
Hàng tồn kho của cao su Đà Nẵng càng lúc càng tăng cao. Tính đến cuối năm 2019,
hàng tồn kho của công ty đạt 845,6 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm. Nửa đầu năm nay,
hàng tồn kho tăng lên 907 tỷ đồng, tăng 7,2%; trong đó nguyên liệu, vật liệu chiếm 367,5
tỷ đồng và thành phẩm chiếm 400 tỷ đồng. Hàng tồn kho công ty tăng do tích trữ nguyên
liệu trước xu hướng giảm giá cao su thiên nhiên. Trong 6 tháng đầu năm nay, SDN tiếp
tục gửi thông báo tăng giá thuê đất từ 4.830 đồng/m 2/năm lên 6.300 đồng/m2/năm (năm
2016) và lên 12.600 đồng/m2/năm (giai đoạn 2016-2020), phí hạ tầng mới là 8.000
đồng/m2/năm (giai đoạn 2016-2020). Tổng số tiền thanh toán về thuê đất và phí hạn tầng
chênh lệch là hơn 9 tỷ đồng đã bao gồm thuế VAT và lãi nộp chậm.

39
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Hình 3.7, thể hiện tổng tài sản và hàng tồn kho của công ty DRC. Ta thấy được,
hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng lên trong những năm gần Hiện nay, công ty
chưa có một nhà kho bố trí hàng tồn kho khoa học.

Tổng tài sản và hàng tồn kho của DRC


4500 35.00%

4000
30.00%
3500
25.00%
3000

2500 20.00%

2000 15.00%
1500
10.00%
1000
5.00%
500

0 0.00%
2016 2017 2018 T6/2019

Hàng tồn kho Tổng tài sản Tỷ trọng

Hình 3.7: Sơ đồ tổng tài sản và hàng tồn kho DRC

40
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU

4.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO


4.1.1. Dự báo bằng mô hình bình quân dị động
Bảng 4.7: Dự báo bằng mô hình bình quân di động

Thép
Chất Cao Lưu
Cao su Than HQ Pi Vải
hóa dẻo lanh huỳnh
Năm 95

B41 H41 M41 D41 N220 N330 N550

180250
4296200 1998700 1889500 1203800 1192500 1575000 16300 15500 13200
2017 0 1723000 411200

184500
4637200 2100000 1998500 1511200 1420000 1775000 17500 16700 15800
2018 0 1468900 398900

125070
4097200 1098200 1073200 1100000 1025000 1327000 14200 13200 11500
2019 0 1587000 408900

102020
4098500 977500 896300 852700 900000 1050000 13600 12500 10000
2020 0 1685000 407650

182375
DB 4466700 2049350 1944000 1357500 1306250 1675000 16900 16100 14500 1595950 405050
0
2019

41
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

154785
DB 4367200 1599100 1535850 1305600 1222500 1551000 15850 14950 13650 1527950 403900
0
2020

MÔ HÌNH BÌNH QUÂN DI ĐỘNG


5000000

4500000

4000000

3500000

3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
Cao su B41 cao su H41 Cao su M41 Cao su D41 Chất hóa Cao lanh Lưu huỳnh Than N220 Than N330 Than N550 Thép pi 95 Vải
dẻo HQ
Aromatic

2020 Dự báo 2020

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ, đường màu đỏ thể hiện sản lượng nguyên vật liệu thực tế của năm 2020 và đường màu xanh
thể hiện sản lượng nguyên vật liệu dự báo của năm 2020. Sản lượng nguyên vật liệu dùng mô hình dự báo bình quân di động

42
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

dự báo cho năm 2020 có chênh lệch lớn với sản lượng nguyên vật liệu thực tế. Cần chọn mô hình dự báo thích hợp hơn để
có số liệu chính xác hơn cho công ty.

4.1.2. Dự báo bằng mô hình san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng


Bảng 4.8: Dự báo bằng mô hình san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

Thép
Chất Cao Lưu
Cao su Than HQ Pi Vải
hóa dẻo lanh huỳnh
Năm 95

B41 H41 M41 D41 N220 N330 N550

172300
2017 4296200 1998700 1802500 1889500 1203800 1192500 1575000 16300 15500 13200 411200
0

146890
2018 4637200 2100000 1845000 1998500 1511200 1420000 1775000 17500 16700 15800 398900
0

158700
2019 4097200 1098200 1250700 1073200 1100000 1025000 1327000 14200 13200 11500 408900
0

168500
2020 4098500 977500 1020200 896300 852700 900000 1050000 13600 12500 10000 407650
0

43
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Dự
148536
báo 4171480 1578530 1540140 1512910 1073980 1012650 1299110 15560 14660 13000 394532
0
2020

Hệ số
giảm 0.1522 0.50529 0.66962 0.53593 0.10225 0.144364 0.435 0.2951 0.3294 0.1311 0.15532 0.72795
sốc

44
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

MÔ HÌNH SAN BẰNG SỐ MŨ


4500000

4000000

3500000

3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
Cao su B41 cao su H41 Cao su Cao su D41 Chất hóa Cao lanh Lưu huỳnh Than N220 Than N330 Than N550 Thép pi 95 Vải
M41 dẻo HQ
Aromatic

2020 Dự báo 2020

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ, đường màu đỏ thể hiện sản lượng nguyên vật liệu thực tế của năm 2020 và đường màu xanh
thể hiện sản lượng nguyên vật liệu dự báo của năm 2020. Cũng tương tự như mô hình dự báo bình quân di động, mô hình dự
báo san bằng số mũ dự báo cho sản lượng nguyên vật liệu năm 2020 có chênh lệch lớn với sản lượng nguyên vật liệu thực tế
của năm 2020.

45
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

4.1.3. Dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính


Bảng 4.9: Dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính

Thép
Chất Cao Lưu
Cao su Than HQ Pi Vải
hóa dẻo lanh huỳnh
Năm 95

B41 H41 M41 D41 N220 N330 N550

180250
4296200 1998700 1889500 1203800 1192500 1575000 16300 15500 13200 1723000 411200
2017 0

184500
4637200 2100000 1998500 1511200 1420000 1775000 17500 16700 15800 1468900 398900
2018 0

125070
4097200 1098200 1073200 1100000 1025000 1327000 14200 13200 11500 1587000 408900
2019 0

102020
4098500 977500 896300 852700 900000 1050000 13600 12500 10000 1685000 407650
2020 0

Dự 108093
4144533 831800 837433 1167867 1045000 1311000 13900 12833 11800 1456967 404033
báo 3
2020

46
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

MÔ HÌNH HỒI QUY THỜI GIAN


4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Cao su B41 cao su H41 Cao su M41 Cao su D41 Chất hóa Cao lanh Lưu huỳnh Than N220 Than N330 Than N550 Thép pi 95 Vải
dẻo HQ
Aromatic

2020 Dự báo 2020

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ, đường màu đỏ thể hiện sản lượng nguyên vật liệu thực tế của năm 2020 và đường màu xanh
thể hiện sản lượng nguyên vật liệu dự báo của năm 2020. Mô hình hồi quy theo thời gian dự báo cho sản lượng nguyên vật
liệu năm 2020 giao nhau với đường sản lượng nguyên vật liệu thực tế của năm 2020. Từ đó thấy được rằng mô hình dự báo
hồi quy thời gian có tính tối ưu hơn.

47
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

4.1.4. Nhận xét


Từ năm mô hình dự báo, nhóm xét dữ liệu đầu vào và lợi thế khi sử dụng các mô
hình và đã loại bỏ được hai mô hình. Sau đó, nhóm dùng số liệu của các năm đã qua, dự
báo cho năm 2020 và so sánh với kết quả thực thế của năm 2020. So với ba mô hình dự
báo, mô hình dự báo bằng hàm Forecasting dùng hàm hồi quy thời gian có số liệu gần
khớp với số liệu của năm 2020 thực tế. Nên nhóm quyết định chọn mô hình dự báo bằng
mô hình hồi quy tuyến tính để dự báo cho sản lượng lốp xe bias cho năm 2021.

4.2. SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY THỜI GIAN DỰ BÁO CHO SẢN LƯỢNG
VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU NĂM 2021
Bảng 4.10: Nhu cầu sản lượng lốp xe năm 2021

Năm Sản lượng

2015 1525598

2016 1647458

2017 882544

2018 781048

2019 664788

2020 625896

2021 266420

Bảng 4.11: Sản lượng lốp xe Bias theo quý

Tên sản phẩm Sản lượng lốp xe (cái) vào năm 2021 theo quý

48
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Lốp xe Bias 65400 64780 66440 69800

Sau khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để dự báo, thì ta được số liệu như bảng
4.4. Sản lượng của năm 2021 được dự báo thấp hơn những năm trước. Tiếp tục sử dụng
mô hình dự báo, ta được sô liệu như bảng 4.5. Dựa vào số liệu trên, nhóm đã hoạch định
nhu cầu nguyên vật liệu cho từng quý.

49
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU

5.1. ĐỊNH MỨC KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT LỐP XE BIAS


Bảng 5.12: Định mực khối lượng sản xuất lốp xe Bias

STT Tên nguyên vật liệu Định mức (kg/lốp)

1 Cao su B41 14.63

2 Cao su H41 3.70

3 Cao su M41 3.60

4 Cao su D41 3.48

5 Chất hóa dẻo 3.09

6 Cao lanh 3.37

7 Lưu huỳnh 3.92

8 Than N220 0.06

9 Than N330 0.04

10 Than N550 0.04

11 Thép Hàn Quốc 6.50

12 Vải 1.55

Từ số liệu xin được ở công ty, nhóm đã ước tính những sản lượng quan trọng để sản
xuất lốp xe. Một lốp xe ước tính nặng khoảng 44kg và định mức của nguyên vật liệu được
tính như sau:

50
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

- Cao su B41 chiếm 33.25%


- Cao su H41 chiếm 8.41%
- Cao su M41 chiếm 8.18%
- Cao su D41 chiếm 7.91%
- Chất hóa dẻo chiếm 7.02%
- Cao lanh chiếm 7.66%
- Lưu huỳnh chiếm 8.91%
- Than N220 chiếm 0.14%
- Than N330 chiếm 0.155%
- Than N550 chiếm 0.115%
- Thép Hàn Quốc chiếm 14.77%
- Vải chiếm 3.52%

5.2. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỜ PHẦN MỀM MRP
5.2.1. Phân tích kết cấu sản phẩm
Cây kết cấu sản phẩm được bổ sung ở phần phụ lục 2.
5.2.2. Xác định tồn kho an toàn (Safety stock) và điểm tái đặt hàng (ROP)
Dùng phần mềm POM QM V5 để xác định tồn kho an toàn và điểm tái đặt hàng dựa
trên phân phối chuẩn và tỷ lệ nhu cầu được đáp ứng.
Những dữ liệu đầu vào bao gồm:
- Monthly Demand: nhu cầu sản xuất trong quý
- Demand Std Dev: độ lệch chuẩn nhu cầu (sigma-m). Độ lệch chuẩn nhu cầu được
tính dựa trên 11 tháng trước đó và nhu cầu của tháng đang xét.
- Service level %: tỷ lệ % nhu cầu cần được đáp ứng (tỷ lệ không hết hàng trong thời
gian lead time).
- Lead time std dev (sigma L): độ lệch chuẩn của thời gian chờ.

51
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

5.3. CÁC CHI PHÍ TỒN KHO


5.3.1. Chi phí tồn trữ
5.3.1.1. Chi phí nhân công
Bảng 5.13: Chi phí nhân công

Tiền lương Tiền lương + thưởng


STT Chức vụ Số lượng tháng/người cả năm/ người
(triệu đồng) (triệu đồng)
1 Quản đốc 2 15 390
2 Nhân viên kho 8 9 936
Tổng cộng 1326

Nhân viên được trả 12 tháng lương và được thưởng tháng lương thứ 13.
5.3.1.2. Chi phí hư hỏng nguyên vật liệu
Bảng 5.14: Chi phí hư hỏng nguyên vật liệu

STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

1 Cao su B41 22

2 Cao su H41 6

3 Cao su M41 5

4 Cao su D41 5

5 Chất hóa dẻo 0.8

6 Cao lanh 2.7

7 Lưu huỳnh 2.7

8 Than N220 0.2

52
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

9 Than N330 0.15

10 Than N550 0.15

11 Thép Hàn Quốc 2.1

12 Vải 1.2

Tổng 48

5.3.1.3. Các chi phí khấu hao tài sản cố định cũ


Bảng 5.15: Chi phí khấu hao TSCĐ

Số lượng Nguyên giá Thời gian Giai đoạn


STT Tên TSCĐ
(trệu đồng) khấu hao khấu hao

1 Xe nâng có chạc 3 345 10 năm 2015-2025

2 Xe nâng tay thấp 2 3.5 10 năm 2015-2025

3 Xe cẩu nhỏ 1 450 10 năm 2015-2025

4 Pallet gỗ 35 0.12 10 năm 2015-2025

5 Pallet sắt 569 0.24 10 năm 2015-2025

Kệ đựng cao lanh, lưu 86


6 0.8 10 năm 2015-2025
huỳnh

7 Kho 300 10 năm 2015-2025

53
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Tổng 1701.56

5.3.1.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định mới


Bảng 5.16: Chi phí khấu hao tài sản cố định mới

Số lượng Nguyên giá Thời gian Giai đoạn


STT Tên TSCĐ
(trệu đồng) khấu hao khấu hao

1 Xe nâng có chạc 3 345 10 năm 2021-2031

2 Xe nâng tay thấp 2 3.5 10 năm 2021-2031

3 Pallet gỗ 1027 0.12 10 năm 2021-2031

4 Pallet sắt 40 0.24 10 năm 2021-2031

5 Kệ đựng cao su, vải 140 1.5 10 năm 2021-2031

Kệ đựng chất dẻo, cao 22


6 0.8 10 năm 2021-2031
lanh, lưu huỳnh

7 Kệ đựng thép 5 2.4 10 năm 2021-2031

8 Kho 300 10 năm 2026-2036

Tổng 1714.44

Bảng 5.17: Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2021

STT Tên TSCĐ Số tiền khấu hao (triệu đồng)

1 Xe nâng có chạc 207

54
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

STT Tên TSCĐ Số tiền khấu hao (triệu đồng)

2 Xe nâng tay thấp 1.4

3 Xe cẩu nhỏ 45

4 Pallet gỗ 12.68

5 Pallet sắt 14.62

6 Kệ đựng cao su, vải 21

Kệ đựng chất dẻo, cao lanh, lưu


7 8.64
huỳnh

8 Kệ đựng thép 1.2

9 Kho 60

Tổng 371.60

Tính khấu hao tài sản cố định bằng mô hình khấu hao theo tổng thứ tự năm ( SYD –
Sum Of Years Digits Depreciation)

Công thức: Dx= P.dx


Trong đó: Dx: mức khấu hao ở năm x
P: Nguyên giá TSCĐ
n−x +1
d x=
dx: Suất khấu hao ở năm x. Công thức: n( n+1)
2

5.3.1.5. Các chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện


Bảng 5.18: Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện

STT Tên chi phí Thành tiền (triệu đồng)


1 Chi phí năng lượng thiết bị điện 60
2 Chi phí năng lượng cho phương tiện 30
Tổng cộng 90

55
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

5.3.1.6. Chi phí tồn kho trong một quý


Bảng 5.19: Chi phí tồn kho trong một quý

STT Tên chi phí Thành tiền (triệu đồng)


1 Chi phí nhân công 306
2 Chi phí hư hỏng nguyên vật liệu 48
3 Chi phí khấu hao 92.9
Các chi phí sử dụng thiết bị, phương
4 22.5
tiện
Tổng cộng 469.40

5.3.2. Chi phí đặt hàng


Bảng 5.20: Chi phí đặt hàng

STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

1 Cao su B41 32

2 Cao su H41 30

3 Cao su M41 29

4 Cao su D41 27

5 Chất hóa dẻo 1

6 Cao lanh 3

7 Lưu huỳnh 3

8 Than N220 0.5

9 Than N330 0.5

56
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

10 Than N550 0.5

11 Thép Hàn Quốc 10

12 Vải 10

Tổng 146.5

Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập đơn hàng. Bao gồm chi phí
tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng, các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận
chuyển hàng đến kho.

5.4. XÁC ĐỊNH KÍCH CỠ LÔ LOT SIZING


Bảng 5.21: Xác định kích cỡ lô hàng Lot Sizing
Chi phí đặt hàng Lot
STT Tên NVL Đơn vị tính
(triệu đồng) sizing

1 Cao su B41 32 970 Tấm

2 Cao su H41 30 355 Tấm

3 Cao su M41 29 242 Tấm

4 Cao su D41 27 243 Tấm

5 Chất hóa dẻo 1 1059 Thùng

6 Cao lanh 1 181 Bao

7 Lưu huỳnh 3 2779 Bao

8 10 95 Bao
Than N220

57
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Chi phí đặt hàng Lot


STT Tên NVL Đơn vị tính
(triệu đồng) sizing

9 Than N330 10 64 Bao

10 Than N550 10 56 Bao

11 Thép Hàn Quốc 3 175 Cây

12 Vải 1 105 Cuộn

5.5. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM

58
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Bảng 5.22: Lịch đặt hàng nguyên vật liệu của Quý 1 và Quý 2

ST Tên Tháng 9/2020 Tháng 10/2020 Tháng 12/2021 Tháng 1/2021


Đ.vị
T NVL T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4
Cao
1 su Lô 970 974
B41
Cao
2 su Lô 255 254
H41
Cao
3 su Lô 242 242
M41
Cao
4 su Lô 243 240
D41
Cao
5 Bao 1059 1174
lanh
Lưu
6 Bao 2779 2759
huỳnh
Thép
7 Hàn Bó 175 172
Quốc

59
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

8 Vải Cuộn 105 105


Chất
9 hóa Thùng 1059 1060
dẻo
Than
10 Bao 95 91
N220
Than
11 Bao 64 63
N330
Than
12 Bao 56 56
N550

Bảng 5.23: Lịch đặt hàng nguyên vật liệu của Quý 5 và Quý 4
ST Tên Đ.vị Tháng 3/2020 Tháng 4/2020 Tháng 6/2021 Tháng 7/2021

60
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

T NVL T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4
Cao
1 su Lô 967 960
B41
Cao
2 su Lô 257 261
H41
Cao
3 su Lô 242 242
M41
Cao
4 su Lô 246 251
D41
Cao
5 Bao 1188 1202
lanh
Lưu
6 Bao 2798 2836
huỳnh
Thép
7 Hàn Bó 179 185
Quốc
8 Vải Cuộn 106 107
9 Chất Thùng 1059 1057
hóa
61
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

dẻo
Than
10 Bao 98 104
N220
Than
11 Bao 65 64
N330
Than
12 Bao 57 59
N550

62
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

CHƯƠNG 6: BỐ TRÍ LẠI MẶT BẰNG NHÀ KHO

6.1. DÙNG MÔ HÌNH ABC ĐỂ PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU


6.1.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình ABC
- Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng nhằm xác định mức độ quan trọng
của hàng hóa tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị
nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau.
- Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto – 20% hàng hóa đem
lại 80% doanh số. Hoặc nói cách khác: chỉ cần kiểm soát chặt chẽ 20% danh điểm
hàng hóa này thì có thể kiểm soát 80% toàn bộ hệ thống.
- Hàng hóa được khuyến cáo chia thành 3 thể loại:
 A là hàng có giá trị, đem lại 80% chỉ tiêu bán hàng.
 B là hàng trung gian, đem lại 15% chỉ tiêu bán hàng.
 C là hàng ít giá trị, chỉ đem lại 5% chỉ tiêu bán hàng.

6.1.2. Áp dụng ABC để phân loại nguyên vật liệu ở công ty DRC
Bảng 6.24: Mô hình ABC phân loại nguyên vật liệu

Tên nguyên Đơn Tổng giá trị % giá % tích


STT Nhu cầu Loại
vật liệu giá hàng quý trị lũy

1 Cao su B41 3975268 55540 55838250000 47.71 47.71 A

2 Cao su H41 1040628 55000 13991730000 12.37 60.08 A

3 Cao su M41 990227 48000 11882740000 10.27 70.35 A

4 Cao su D41 239280 45000 10767600000 9.66 80.01 A

5 Chất hóa 847516 7260 1541770000 1.33 81.34 C

63
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Tên nguyên Đơn Tổng giá trị % giá % tích


STT Nhu cầu Loại
vật liệu giá hàng quý trị lũy

dẻo

6 Cao lanh 944800 29413 6823816000 6.01 87.35 B

7 Lưu huỳnh 1111440 24318 6616928000 5.84 93.19 B

8 Than N220 18880 10554 44590650 0.04 93.23 C

9 Than N330 12660 10554 33245100 0.03 93.26 C

10 Than N550 11280 10554 28495800 0.03 93.29 C

11 Thép HQ 1892660 10475 4682849000 4.28 97.57 C

12 Vải 421490 26623 2770789000 2.43 100 C

Tổng 12260460 462733600000

Sau khi dùng mô hình ABC để phân loại nguyên vật liệu, nhóm sẽ dựa trên cơ sở đó
để bố trị lại mặt bằng nhà kho.

6.2. TÁI THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN


6.2.1. Xe nâng có chạc
Loại xe: Noblift EPS0415.

64
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Hình 6.8: Xe nâng có chạc


Bảng 6.25: Thông số kĩ thuật xe nâng có chạc

Chiều dài mặt bàn nâng 1070 mm

Chiều rộng bậc ghế 600 mm

Công suất ắc quy Bình acquy

Nâng cao nhất 5500 mm

Tải trọng 3500 kg

Số chỗ ngồi 1 người

Mỗi lô cao su có khối lượng 1024kg, mỗi xe nâng có chạc vận chuyển một lần được
lô cao su từ kho nguyên vật liệu đến kho sản xuất trong thời gian 10 phút, xe nâng có chạc
này cũng vừa vâ ̣n chuyển cao su vào nhâ ̣p trong kho, một quý sẽ nhâ ̣p cao su vào kho một

65
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

lần, mỗi lần nhập trung bình 993817 kg cao su B41, 260407 kg cao su H41, 247557 kg
cao su M41, 248403 kg cao su D41. Vâ ̣n chuyển một lô vào nhâ ̣p kho mất 6 phút.
Mỗi bao lưu huỳnh nặng 100kg, mỗi xe nâng có chạc vận chuyển 1 lần được 5 bao
từ kho nguyên vật liệu đến kho sản xuất trong thời gian 12 phút và cũng đồng thời vận
chuyển lưu huỳnh và than nhập kho. Vận chuyển 1 lần nhập kho mất 5 phút.
Mỗi bao cao lanh nặng 200kg, mỗi xe nâng có chạc vận chuyển 1 lần được 5 bao từ
kho nguyên vật liệu đến kho sản xuất trong thời gian 12 phút và cũng đồng thời vận
chuyển cao lanh vào nhập kho. Vận chuyển 1 lần nhập kho mất 5 phút.
Mỗi cuộn vải có khối lượng 1000kg, mỗi xe nâng có chạc vận chuyển 1 lần được 1
cuộn vải từ kho nguyên vật liệu đến kho sản xuất trong thời gian 6 phút, xe nâng có chạc
này cũng vừa vâ ̣n chuyển giấy vào nhâ ̣p trong kho, 1 quí sẽ nhâ ̣p giấy vào kho 1 lần, mỗi
lần nhâ ̣p 105 cuộn. Vâ ̣n chuyển 1 cuô ̣n vào nhâ ̣p kho mất 8 phút.
Mỗi bó thép có khối lượng 2701kg, mỗi xe nâng có chạc vận chuyển 1 lần được 1 bó
thép từ kho nguyên vật liệu đến kho sản xuất trong thời gian 7 phút, xe nâng có chạc này
cũng vừa vâ ̣n chuyển giấy vào nhâ ̣p trong kho, 1 quí sẽ nhâ ̣p giấy vào kho 1 lần, mỗi lần
nhâ ̣p 175 bó. Vâ ̣n chuyển 1 cuô ̣n vào nhâ ̣p kho mất 8 phút.
Mỗi thùng dầu có khối lượng 200kg, mỗi xe nâng có chạc vận chuyển 1 lần được 4
thùng từ kho nguyên vật liệu đến kho sản xuất trong thời gian 5 phút, xe nâng có chạc này
cũng vừa vâ ̣n chuyển dầu vào nhâ ̣p trong kho, 1 quí sẽ nhâ ̣p dầu vào kho 1 lần, mỗi lần
nhâ ̣p 1059 thùng. Vâ ̣n chuyển 1 cuô ̣n vào nhâ ̣p kho mất 5 phút.
Từ đó, ta cần 6 xe nâng có chạc. Hai xe được dùng cho vận chuyển cao su, một xe
cho lưu huỳnh, một xe cho cao lanh, một xe cho dầu và một xe cho vải và thép.

66
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

6.2.2. Xe nâng tay thấp


Loại xe: Ichimens XT540-1150-2T

Hình 6.9: Xe nâng tay thấp

Bảng 6.26: Thông số kĩ thuật xe nâng tay thấp

Tải trọng 2 tấn

Chiều dài càng 1150 mm

Khoảng cách giữa hai càng 234 mm

Chiều rộng toàn xe 540 mm

Chất liệu bánh xe PU/Nilon

Kích thước bánh lớn 180 mm

Kích thước bánh nhỏ 80 mm

Xe nâng tay thấp là dòng xe chuyên dùng cho pallet, giúp cho việc vận chuyển than
dễ dàng hơn. Mỗi lần vận chuyển cần 10 phút, vâ ̣n chuyển liên tục trong quá trình sản
xuất. Mô ̣t xe nâng tay thấp khác sử dụng lúc vâ ̣n chuyển hàng nhâ ̣p vào kho.

67
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Từ đó, ta cần có 4 xe nâng tay thấp.


6.2.3. Pallet sắt

Hình 6.10: Pallet sắt


Bảng 6.27: Thông số kĩ thuật pallet sắt

Vật liệu Thép loại 1

Tải trọng 500 - 3500kg/pallet

Thép mạ kẽm, mạ kẽm nhúng nóng hoặc


Xử lý bề mặt
sơn tĩnh điện

Đặc tính chiều xúc Xúc 2 chiều

Kích thước 1200x1200 mm

- Dựa vào số liệu cao su nhâ ̣p kho và chi phí cơ hô ̣i ta thấy:

Số lô Cao su B41 trong kho là 970 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng
tối đa 3 lô. Vì vậy, ta cần có 324 pallet sắt.
Số lô Cao su H41 trong kho là 255 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng
tối đa 3 lô. Vì vậy, ta cần có 85 pallet sắt.

68
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Số lô Cao su M41 trong kho là 242 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng
tối đa 3 lô. Vì vậy, ta cần có 80 pallet sắt.
Số lô Cao su D41 trong kho là 243 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng
tối đa 3 lô. Vì vậy, ta cần có 80 pallet sắt.
Số cuộn vải mành trong kho là 105 cuộn, mỗi cuộn nặng 1000kg nên mỗi palet sắt
đựng tối đa 3 cuộn. Vì vậy, ta cần 35 pallet.
Trên 2 xe nâng tay thấp cần có 2 pallet sắt để xếp nguyên liê ̣u lên trong quá trình
vận chuyển.
Những nguyên vật liệu không đạt chất lượng được đưa vào khu vực nguyên vật liệu
hỏng, ta cần 5 pallet sắt để đựng số lượng cuộn giấy này và dự trữ đề phòng có cái nào bị
hư hỏng để thay thế kịp thời.
Từ đó, ta cần 627 pallet sắt.

Hình 6.11: Pallet gỗ

6.2.4. Pallet gỗ
Bảng 6.28: Thông số kĩ thuật pallet gỗ

Kích thước 1000x1000 mm

Tải trọng 1000kg

69
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Chất liệu Gỗ

- Dựa vào số liệu dầu hóa dẻo Aromatic nhâ ̣p kho và chi phí cơ hô ̣i ta thấy:

Chất dẻo Aromatic trong kho có 1059 thùng, mỗi thùng nặng 200kg nên mỗi pallet
đựng tối đa 4 thùng. Vì vậy, cần 265 pallet.
Cao lanh trong kho có 1181 bao, mỗi bao nặng 200kg nên mỗi pallet đựng tối ta 5
bao. Vì vậy, cần 237 pallet.
Lưu huỳnh trong kho có 2779 bao, mỗi bao nặng 100kg nên mỗi pallet đựng tối đa 5
bao. Vì vậy, cần 555 pallet.
Những nguyên vật liệu không đạt chất lượng được đưa vào khu vực nguyên vật liệu
hỏng, ta cần 5 pallet gỗ để đựng số lượng cuộn giấy này và dự trữ đề phòng có cái nào bị
hư hỏng để thay thế kịp thời.
Từ đó, ta cần có 1057 pallet gỗ.
6.2.5. Kệ đựng cao su

Hình 6.12: Kệ đựng cao su

70
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Bảng 6.29: Thông số kĩ thuật kệ đựng cao su

Kích thước 3000x1200x5000 mmx4 tầng

Thanh chân trụ V30x50 mm

Thép cán nóng, theo tiêu chuẩn Nhật Bản


Vật liệu
(JIS G3101)

Sơn phủ Sơn tĩnh điện bột, theo tiêu chuẩn châu Âu

Sức chứa mỗi tầng 7000kg

- Dựa vào số liệu nhập kho và chi phí cơ hội ta thấy:


Cao su B41 trong kho là 970 lô, mỗi lô nặng 3072kg. Mỗi tầng của kệ chứa được 2
lô, mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy, cần 41 kệ sắt.
Cao su H41 trong kho có 255 lô, mỗi lô nặng 3072kg. Mỗi tầng của kệ chứa 2 lô,
mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần 32 kệ sắt.
Cao su M41 trong kho có 242 lô, mỗi lô nặng 3072kg. Mỗi tầng của kệ chứa 2 lô,
mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần 31 kệ sắt.
Cao su D41 trong kho có 243 lô, mỗi lô nặng 3072kg. Mỗi tầng của kệ chứa 2 lô,
mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần 31 kệ sắt.
Vải mành có trong kho 105 cuộn, mỗi cuộn nặng 1000kg. Mỗi tầng của kệ chứa 6
cuộn, mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần 5 kệ sắt.
Từ đó, ta cần có 140 kệ sắt.

71
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

6.2.6. Kệ đựng cao lanh, lưu huỳnh, than

Hình 6.13: Kệ đựng cao lanh, lưu huỳnh

Bảng 6.30: Thông số kĩ thuật kệ đựng cao lanh, lưu huỳnh

Kích thước 1600x600x40000 mm x 6 tầng

Tấm mặt thép Cuốn cạnh dày 30 mm

Thanh chân trụ V40x80 mm

Thép cán nóng, theo tiêu chuẩn Nhật Bản


Vật liệu
(JIS G3101)

Sơn phủ Sơn tĩnh điện bột, theo tiêu chuẩn châu Âu

Sức chứa mỗi tầng 1200kg

Cao lanh trong kho là 1181 bao, mỗi lô nặng 200kg. Mỗi tầng của kệ chứa được 5
bao, mỗi kệ sắt có 6 tầng. Vì vậy, cần 40 kệ sắt.

72
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Lưu huỳnh trong kho là 2778 bao, mỗi bao nặng 100kg. Mỗi tầng của kệ chứa 5 bao.
Vì vậy cần 46 kệ sắt.

Than N220 có 95 bao, mỗi bao nặng 50kg. Mỗi tầng 5 bao. Vì vậy cần 4 kệ sắt.

Than N330 có 64 bao, mỗi bao nặng 50kg. Mỗi tầng 5 bao. Vì vậy cần 3 kệ sắt.

Than N282 có 56 bao, mỗi bao nặng 50kg. Mỗi tầng 5 bao. Vì vậy cần 2 kệ sắt.

Dầu hóa dẻo Aromatic 1059 thùng, mỗi thùng nặng 200kg. Mỗi tầng 8 thùng. Vì vậy
cần 22 kệ sắt.

Từ đó, ta cần 117 kệ sắt.

Hình 6.14: Kệ đựng thép

6.2.7. Kệ đựng thép


Bảng 6.31: Thông số kĩ thuật kệ đựng thép

Kích thước 12000x1500x5000 mmx6 tầng

Tấm mặt thép Cuốn cạnh dày 50 mm

Thanh chân trụ V80x100 mm

Vật liệu Thép cán nóng, theo tiêu chuẩn Nhật Bản

73
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

(JIS G3101)

Sơn phủ Sơn tĩnh điện bột, theo tiêu chuẩn châu Âu

Sức chứa mỗi tầng 1000-6000kg

Thép có 175 bó, với 200 cây/1 bó. Mỗi tầng kệ chứa được 1 bó, khối lượng 1 bó là
2701kg. Như vậy, ta cần 5 kệ sắt tay đỡ. Ví dụ minh họa, hình 6.7

6.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ KHO


6.3.1. Thực trạng nhà kho hiện tại
Công ty hiện tại có một nhà kho chứa cao su, cao lanh và lưu huỳnh. Một nhà kho chứa
dầu và than. Một nhà kho chứa thép và vải. Cuối cùng là một nhà kho phế phẩm. Các khu
vực này lộn xộn và nằm cách xa nhau nên sẽ ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển cho sản
xuất. Đồng thời, các khu như cao su và than chưa được phân loại rõ ràng gây mất thời
gian và khó khăn cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu. Công ty chưa có kệ, cho nên với một
lượng nguyên vật liệu lớn sẽ chiếm không gian nhà kho rất lớn.
6.3.2. Bố trí lại mặt bằng kho
6.3.2.1. Mục đích của bố trí lại mặt bằng kho
- Bố trí lại mặt bằng nhà kho là công việc rất quan trọng trong việc bảo quản
nguyên vật liệu và dòng dịch chuyển nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất giúp
nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
- Mục đích của bố trí lại mặt bằng nhà kho:
 Tránh sự tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu trong kho
 Giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu
 Giảm nguy hiểm đối với con người
 Sử dụng đầy đủ và hiệu quả không gian nhà kho
 Đảm bảo sự lịnh hoạt
 Đảm bảo sự thuận tiện cho quan sát kiểm tra
- Mặt bằng nhà kho được phân thành các khu vực như sau:
 Nhà kho chính: Khu vực chưa lưu huỳnh, cao lanh và cao su.

74
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

 Nhà kho chứa than và dầu hóa dẻo Aromatic


 Nhà kho chứa thép và vải

6.3.2.2. Thiết kế lại mặt bằng nhà kho


Với tổng diện tích toàn bộ là 3125.6 m2
Đối với khu vực cao su B41
Diện tích khu vực cao su B41: 24,6x16 = 393,6 m2
Khoảng cách pallet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m
Có 40 kệ đựng sao su B41 xếp thành 4 hàng kép, mỗi hàng kép 10 kệ (5 kệ/1 hàng đơn,
được xếp kề nhau). Mỗi pallet có diện tích: 1.2x1.2 = 1.44 m2
Khoảng cách đường đi: 3m.
Chiều rộng khoang đựng cao su B41: 3x5+1,2x2x4 = 24,6m
Chiều dài khoang đựng cao su B41: 0,5x2+3x5 = 16m
Đối với khu vực cao su H41
Diện tích khu vực cao su H41: 21,6x16 = 345,6 m2
Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m
Có 32 kệ đựng cao su H41 xếp thành 3 hàng kép (có 2 hàng 10 kệ và một hàng 12 kệ).
Khoảng cách đường đi: 3m
Chiều rộng khoang đựng cao su H41: 3x4+1,2x2x3 = 19,2m
Chiều dài khoang đựng cao su H41: 0,5x2+3x5 = 16m
Đối với khu vực cao su M41
Diện tích khu vực cao su M41: 21,6x16= 345,6 m2
Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m
Có 31 kệ đựng cao su M41 xếp thành 3 hàng kép (có 2 hàng 10 kệ và một hàng 11 kệ).
Khoảng cách đường đi là: 3m
Chiều rộng khoang đựng cao su M41: 3x4+1,2x2x4 = 21,6m
Chiều dài khoang đựng cao su M41: 0,5x2+3x5 = 16m
Đối với khu vực cao su D41
Diện tích khu vực cao su D41: 21,6x16 = 345,6 m2

75
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m


Có 32 kệ đựng cao su D41 xếp thành 3 hàng kép (có 2 hàng 10 kệ và một hàng 12 kệ).
Khoảng cách đường đi: 3m
Chiều rộng khoang đựng cao su D41: 3x4+1,2x2x4 = 21,6m
Chiều dài khoang đựng cao su D41: 0,5x2+3x5 = 16m
Đối với khu vực cao lanh
Diện tích khu vực cao lanh: 24,6x16 = 393,6 m2
Khoảng cách giữ các pallet ngoài đến lề khoang: 0,5m
Có 40 kệ đựng cao lanh xếp thành 4 hàng kép.
Khoảng cách đường đi giữa các kệ: 3m
Chiều rộng khoang đựng cao lanh: 3x5+1,2x2x4 = 24,6m
Chiều dài khoang đựng cao lanh: 0,5x2+3x5 = 16m
Đối với khu vực lưu huỳnh
Diện tích khu vực lưu huỳnh: 30x16 = 480 m2
Khoảng cách giữ các pallet ngoài đến lề khoang: 0,5m
Có 46 kệ đựng cao lanh xếp thành 5 hàng kép.
Khoảng cách đường đi giữa các kệ: 3m
Chiều dài khoang đựng lưu huỳnh: 3x6+1,2x2x5 = 30m
Chiều rộng khoang đựng lưu huỳnh: 0,5x2+3x5 = 16m
Đối với khu vực dầu hóa dẻo Aromatic
Diện tích khu vực dầu hóa dẻo Aromatic: 13.8x21 = 289,8
Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m
Có 22 kệ đựng dầu hóa dẻo Aromatic xếp thành 2 hàng kép (có 1 hàng 10 kệ và một hàng
12 kệ). Khoảng cách đường đi: 3m
Chiều rộng khoang đựng dầu: 3x3+1,2x2x2 = 13.8m
Chiều dài khoang đựng dầu: 3x2+3x5 = 21m
Đối với khu vực vải
Diện tích khu vực vải: 6,2x16 = 99,2m2
Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m

76
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Có 5 kệ đựng vải xếp thành 1 hàng đơn.


Khoảng cách đường đi: 3m
Chiều rộng khoang đựng vải: 2,5x2+1,2 = 6,2m
Chiều dài khoang đựng vải: 0,5x2+3x5= 16m
Đối với khu vực than
Diện tích khu vực than: 15,6x21 = 327,6m2
Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 0,5m
Có 4 kệ đựng than N220 xếp thành 1 hàng đơn.
Có 3 kệ đựng than N330 xếp thành 1 hàng đơn
Có 2 kệ đựng than N550 xếp thành 1 hàng đơn
Khoảng cách đường đi: 3m
Chiều rộng khoang đựng than: 3x4+1,2x3 = 15,6m
Chiều dài khoang đựng than: 3x2+3x5 = 21m
Đối với khu vực thép
Diện tích khu vực thép: 7,5x14 = 105m2
Khoảng cách palllet ngoài cùng đến lề khoang: 1m
Có 1 kệ đựng vải xếp thành 1 hàng đơn.
Khoảng cách đường đi: 5m
Chiều rộng khoang đựng thép: 3x2+1,5 = 7,5m
Chiều dài khoang đựng thép: 1x2+12 = 14m

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ KHO

7.1. QUẢN LÝ KHO THEO MÔ HÌNH LIFO


7.1.1. Khái niệm
LIFO là viết tắt của “Last-in-first-out” là một phương pháp xuất nhập kho trong đó
hàng hóa nhập vào kho gần nhất sẽ được ưu tiên xuất kho trước và do đó các hàng hóa
mới được sử dụng trước, được ưu tiên hơn hàng hóa cũ.

77
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Hình 7.15: Hình ảnh LIFO


- Đối tượng sử dụng mô hình LIFO
 Áp dụng với các hàng hóa, thiết bị không mất giá theo thời gian: Than, dầu
mỏ, vật liệu,… giá cả của chúng biến đổi theo cung cầu của thị trường.
 Các hàng hóa không biến đổi về mặt số lượng, chất lượng khi lưu trữ theo thời
gian.
7.1.2. Ưu và nhược điểm của mô hình LIFO
7.1.2.1. Ưu điểm
- Tiết kiệm được không gian lưu trữ và thời gian xoay lô.
- Có thể điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với giá thành sản phẩm gần đây
nhất. Có lợi về doanh thu, lợi nhuận.
- Ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá thị trường đối với mặt hàng sản xuất vì
chi phí sản xuất được tính ở mức mới nhất nên giảm rủi ro lỗ.

7.1.2.2. Nhược điểm


- Hàng tồn kho bị tích trữ lâu năm.
- Thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong điều kiện lạm phát.
- Hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Việc đánh giá
giảm này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm thấp hơn so với thực tế
hàng tồn kho.

78
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

7.2. ỨNG DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA TRONG KHO
7.2.1. Tổng quát về mã vạch
7.2.1.1. Khái niệm
Mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa
trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể
hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Mã QR Code là chữ viết tắt của
Quick Response Code (mã phản hồi nhanh) hay còn gọi là mã vạch ma trận, là dạng mã
vạch 2 chiều (2D) thế hệ mới có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại
thông minh. Do vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào (gắn) cho một mã duy nhất để
phân biệt sản phẩm.
7.2.1.2. Công dụng của mã vạch
Công dụng của mã vạch trong tồn kho là:
- Sử dụng mã vạch cho phép xác định nhanh chóng số lượng hàng hóa trong kho.
Mỗi lần có một sản phẩm bán ra, nó sẽ được tự động trừ ra khỏi số hàng hóa hiện
có.
- Mã vạch có thể nhận dạng tự động nhằm thay thế ghi chép bằng tay nên tiết kiệm
thời gian, giảm lực lượng lao động dẫn đến năng suất cao hơn gấp nhiều lần.
- Trợ giúp quyết định việc nhập hàng.
- Giảm được 90% thiệt hại do hàng tồn quá lâu, hàng bị giảm giá.
7.2.1.3. Quy trình sử dụng mã vạch
- Quy trình sử dụng: Để sử dụng mã vạch và lưu thông sản phẩm hàng hóa trên thị
trường thì doanh nghiệp cần:
 Một chiếc máy in nhãn.
 Một máy quét QR Code.
Sử dụng công nghệ in mã vạch rất đơn giản, chi phí bỏ ra ít mà có thể quản lý và
kiểm soát hàng hóa một cách dễ dàng.
- Chi phí bỏ ra:
 Chi phí mua máy quét mã vạch: 1,850,000VNĐ

79
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

 Chi phí mua máy in: 2,300,000VNĐ

7.2.2. Ứng dụng mã QR Code vào quản lý kho nguyên vật liệu của công ty
7.2.2.1. Cách thiết kế mã QR Code
Bảng 7.32: Bảng kí hiệu của nguyên vật liệu

STT Tên nguyên vật liệu Ký hiệu

1 Cao su B41 CSB41

2 Cao su H41 CSH41

3 Cao su M41 CSM41

4 Cao su D41 CSD41

5 Cao lanh CL

6 Lưu huỳnh LH

7 Thép Hàn Quốc TH

8 Vải V

9 Chất hóa dẻo HD

10 Than N220 TN220

11 Than N330 TN330

12 Than N550 TN550

Tạo mã quét QR cho các nguyên vật liệu


Mã vạch được in theo dạng KXDDMMYYYY

80
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Trong đó:
K: Khu vực loại sản phẩm
X: Kí hiệu nguyên vật liệu
DD: Ngày nhập nguyên vật liệu
MM: Tháng nhập nguyên vật liệu
YYYY: Năm nhập nguyên vật liệu

81
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Tên Nhập
Khu Số
STT nguyên Ký hiệu UPC QR code
vực Ngày Tháng Năm lượng
vật liệu

Cao su
1 A CSB41 28 12 2020 ACSB4128122020
B41

Cao su
2 A CSH41 28 12 ACSH4128122020
H41

Cao su
3 A CSM41 28 2020 ACSM4101012020
M41

Cao su
4 A CSD41 28 12 2020 ACSD4128122020
D41

82
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

5 Cao lanh B CL 21 12 2020 BCL21122020

6 Lưu huỳnh B LH 28 12 2020 BLH28122020

Thép Hàn
7 C TH 28 12 2020 CTH28122020
Quốc

8 Vải C V 28 12 2020 CV28122020

Chất hóa
9 C HD 21 12 2020 CHD21122020
dẻo

83
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Than
10 C TN220 28 12 2020 CTN22028122020
N220

Than
11 C TN330 28 12 2020 CTN33028122020
N330

Than
12 C TN550 28 12 2020 CTN55028122020
N550

84
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

7.2.2.2. Quản lý tồn kho bằng mã QR


a. Quá trình nhập nguyên vật liệu trong nhà kho bằng mã QR

Hình 7.16: Sơ đồ nhập kho nguyên vật liệu


Như
hình 7.2, ta thấy được quy trình nhập nguyên vật liệu vào kho. Sau khi đặt đơn hàng từ
nhà cung cấp thì quản lý kho sẽ chuẩn bị hồ sơ trước khi hàng hóa nhập kho. Các nguyên
vật liệu sau khi vận chuyển đến sẽ được kiểm tra cả số lượng và chất lượng sản phẩm. Sản
phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì làm các công đoạn tiếp theo. Sản phẩm nào không đạt chuẩn
sẽ tra lại nhà cung cấp.
Các nguyên vật liệu đạt chuẩn sau đó được dán tem mã vạch của công ty và nhân
viên quản lý kho sử dụng phần mềm xuất nhập hàng để kiểm soát số lượng hàng nhập kho
bằng cách tít vào mã số vừa dán trên mỗi nguyên vật liệu và số lượng này sẽ được lưu tự
động và hệ thống.
Sau đó, nguyên vật liệu được đem đi nhập kho.
b. Quá trình xuất nguyên vật liệu trong nhà kho bằng mã QR
Như hình 7.3, ta thấy được quy trình xuất nguyên vật liệu trong nhà kho. Nguyên vật
liệu chuẩn bị xuất kho đem đi sản xuất sẽ được vận chuyển bằng phương tiện chuyên
dùng trong nhà kho.
Khi qua cửa nhà kho, người quản lý kho sẽ dùng dùng máy quét tít vào mã vạch có
sẵn ở các nguyên vật liệu. Khi đó, hệ thống sẽ tự động trừ số lượng nguyên vật liệu vừa

85
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

mới xuất kho cũng như tự động cập nhật lai lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho nhằm
kiểm soát một cách tối ưu nhất.

Hình 7.17: Sơ đồ xuất kho nguyên vật liệu


86
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

PHỤ LỤC

87
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Phụ lục 1: Kết quả ROP và Safety Stock của các nguyên vật liệu

88
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

89
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe Bias của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Phụ lục 2: Cây cấu trúc nguyên vật liệu (BOM – Bill Of Material)

Phụ lục 3: Bảng nguyên vật liệu được dự báo nhờ phần mềm MRP

Phụ lục 4: Mặt bằng nhà kho

90
GVHD: Th.S Nguyễn Hồng Nguyên SVTH: HHD

You might also like