You are on page 1of 62

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa, ngành công nghiệp của Việt Nam ta có những
cơ hội lớn để phát triển, để vươn tầm thế giới. Bên cạnh những cơ hội, những thách thức
luôn tồn tại, để duy trì và phát triển được, thì những doanh nghiệp phải thực hiện quản lý
hàng tồn kho một cách hiệu quả. Quản lý tốt hàng tồn kho tạo nên năng suất cao.

Quản lý tồn kho tác động dến vận hành, tiếp thị, tài chính. Quản lý tồn kho kém gây
cản trở hoạt động, làm tăng chi phí, dẫn đến công ty, doanh nghiệp không thu được lợi
nhuận như mục tiêu. Trong đó hoạch định nguyên vật tư là một sự thiết yếu, nó giúp công
ty, doanh nghiệp thực hiện được công tác lập kế hoạch hết sực chính xác và chặt ch đối
với từng loại vật tư, từng chi tiết và từng nguyên liệu. Ngoài ra, giúp cho công ty xây
dựng chính sách mua sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lí, xác định chính xác số lượng, chất
lượng mỗi loại nguyên vật liệu trong từng thời kỳ kế hoạch, xây dựng và quyết định
phương án mua sắm, bố trí kho tàng, đường vận chuyển và sự kết hợp vận chuyển tối ưu.
Vì vâ ̣y, kiểm soát hàng tồn kho là mô ̣t vấn đề hết sức quan trọng trong quản trị sản xuất.

Để hoàn thành đồ án này, nhóm chúng em xin đặc biệt cảm đến sự hỗ trợ của Thầy
Nguyễn Hồng Nguyên, Thầy Hồ Dương Đông và công ty cổ phần Cao su DRC Đà Nẵng.
Trong quá trình thực hiên, nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy
cô góp ý, cho chúng em những lời khuyên, những lời nhận xét, đánh giá để chúng em có
thể hoàn thành tốt hơn ở đồ án tiếp theo. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn.

HHD Team
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Quản lý hàng tồn kho là một công tác quan trọng giúp duy trì và phát triển đối với
những doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Cao su DRC nói riêng. Vì vậy, nghiên
cứu về quản lý hàng tồn kho cũng như hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là công việc
chính yếu.

Để sản xuất được một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi một số lượng các chi tiết, bộ phận và
nguyên vật liệu rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Hơn nữa, lượng nguyên vật
liệu cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau và thường xuyên thay đổi vì thế việc
hoạch định tốt nguồn vật tư sẽ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm. Do đó, nguyên vật liệu là yêu cầu cần thiết
của công ty để sản xuất các sản phẩm, cân bằng cung cầu và hơn hết nguyên vật liệu được
xem như là “hàng đệm” giữa mỗi mắc xích của mỗi chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, quản
lý tốt tồn kho nguyên vật liệu là vấn đề vô cùng thiết yếu.

Được biết Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng là một doanh nghiệp kinh doanh sản
xuất lớn, chủng loại đa dạng. Đồng thời, nhu cầu thị trường luôn có sự biến đổi. Nên, việc
hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là rất được chú trọng và là một bộ phận không thể
thiếu trong toàn thể công tác quản lý của doanh nghiệ để thúc đẩy quá trình sản xuất đạt
hiệu quả . Nhận thức được vấn đề quan trọng này, nhóm HHD xin quyết định chọn đề tài:
“HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO LỐP XE BIAS CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG”

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Với đề tài “Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho lốp xe bias của công ty cổ phần
cao su Đà Nẵng”. Nhóm mong muốn tổ chức tốt công tác hoạch định và kế hoạch cung
ứng nguyên vật liệu. Cung cấp một cách kịp thời, đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình
sản xuất. Tiết kiệm, ngăn ngừa lượng tiêu hao, mất mát, lãng phí nguyên vật liệu. Để thực
hiện được mục tiêu trên, nhóm đã thực hiện các phương pháp như sau:
- Dùng các mô hình dự báo để dự báo sản lượng lốp xe bias: Việc sử dụng mô
hình dự báo sẽ giúp cho doanh nghiệp định lượng được nhu cầu sản xuất của
công ty theo tháng, theo quý hoặc theo năm một cách gần nhất, để tránh tình
trạng sản xuất thừa hoặc thiếu sản phẩm. Từ đó, công ty sẽ đưa ra kế hoạch
nhập nguyên vật liệu một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất. Tránh tình trạng tồn
kho hoặc thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
- Dùng mô hình MRP để dự báo nguyên vật liệu: Sau khi dự báo được nhu cầu
sản lượng cần sản xuất. Thì việc sử dụng mô hình MRP sẽ giúp cho doanh
nghiệp có thể tính toán được số lượng nguyên vật liệu đủ để sản xuất được nhu
cầu sản lượng đã đề ra một cách nhanh chóng và chính xác. Biết được cần đặt
hàng vật liệu gì, số lượng bao nhiêu và thời gian đặt hàng khi nào.
- Xác định thời điểm tái đặt hàng: Việc xác định thời điểm tái đặt hàng giúp cho
doanh nghiệp hạn chế được tối đa chi phí lưu kho và thiệt hại do thiếu hàng,
đồng thời xác định được thời gian để đặt hàng một cách kịp thời và đúng lúc,
đáp ứng cho quá trình sản xuất được trôi chảy và nhịp nhàng.
- Xác định Safety stock: Nhờ vào việc xác định tồn kho an toàn sẽ giúp doanh
nghiệp tránh được việc mua rất nhiều hàng khi chưa cần thiết, giảm thiểu rủi ro
tồn kho do cung và cầu thay đổi.
- Xây dựng lại nhà kho và áp dụng những mô hình quản lý kho: Việc xây dựng
lại nhà kho phù hợp với kế hoạch đặt hàng của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh
nghiệp chọn được phương pháp đặt hàng tối ưu nhất đảm bảo tiến độ sản xuất
diễn ra một cách bình thường và ổn định. Đồng thời, việc áp dụng các mô hình
quản lý kho sẽ giúp cho việc kiểm soát, kiểm tra nguyên vật liệu một cách chặc
chẽ, biết được nguyên vật liệu nào đang thiếu hụt, nguyên vật liệu nào đã lưu
trữ lâu trong kho.
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối với sinh viên
Đề tài này đòi hỏi sinh viên phải áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất của những mô hình, ưu và nhược điểm của từng
loại. Thêm vào đó, giúp sinh viên nhận ra được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành.
Ngoài ra, còn giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với ngành học và công việc của mình sau
này.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Đề tài này là cơ hội giúp doanh nghiệp nhận ra vấn đề đang hiện hữu, đưa ra những
giải pháp có thể khắc phục liên quan đến những vấn đề tồn kho của doanh nghiệp.
Phương pháp MRP đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện được công tác lập kế hoạch hết
sức chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Giảm nhẹ các công việc tính toán hàng
ngày và cập nhập thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm
cần đáp ứng. Từ đó giúp doanh nghiệp có phương pháp quản lý hàng tồn kho đúng đắn,
tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất để tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
1.4. PHẠM VI THỰC HIỆN
Đề tài nghiên cứu có nội dung chủ yếu liên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho
nguyên vật liệu để sản xuất sản phầm săm lốp của công ty cổ phần Cao su DRC Đà Nẵng.
Nghiên cứu, đánh giá và tìm ra được mô hình quản lý hàng tồn kho nguyên vật liệu để sản
xuất sản phẩm xăm lốp của công ty cổ phần Cao su DRC Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

2.1.1. Khái niệm

Quản trị hàng tồn kho là một công tác quản trị nhằm:

- Đảm bảo cho hàng hóa đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra bị
gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh ứ đọng hàng hóa.
- Đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
- Đảm bảo giữ gìn hàng hóa và nguyên vật liệu về mặt giá trị và giá trị sử dụng,
góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa, gây tổn thất về tài sản.

2.1.2. Vai trò quản trị hàng tồn kho

Vai trò của quản trị hàng tồn kho là tối thiểu hóa chi phí tồn kho với các loại chi phí:

- Chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho,…


- Giúp đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng doanh số bán hàng,
tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

2.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

2.2.1. Khái niệm

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản
xuất. Nó mô tả các loại đối tượng được tác động vào để biến thành sản phẩm hoặc dịch
vụ.

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến,
dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh. Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi hình
thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất. Toàn bộ giá trị của
nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.

2.2.2. Vai trò của nguyên vật liệu


Con người sử dụng nguyên vật liệu vào trong quá trình sản xuất thông qua các đối
tượng và tư liệu lao động tác động vào để làm thay đổi kích thước, hình dáng và tính chất
của của nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu
sử dụng của con người. Không có nguyên vật liệu thì không có quá trình sản xuất để tạo
ra sản phẩm và nó chính là yếu tố đầu vào quan trọng nhất để quá trình sản xuất diễn ra.
Vì vậy, nguyên vật liệu chiếm một vai trò hết sức quan trọng tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm mục đích tạo sản phẩm chất lượng cao và đem lại lợi nhuận cho công
ty.

2.2.3. Vai trò của quản trị cung ứng nguyên vật liệu

Quản trị cung ứng nguyên vật liệu nhằm xác định nhu cầu và các chỉ tiêu dự trữ
nguyên vật liệu, tiến hành mua và vận chuyển nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng với
thời gian phù hợp yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo đầy đủ, đồng
bộ, kịp thời nhằm tạo sự liên tục cho quá trình sản xuất.

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là một nội dung cơ bản trong quản trị sản xuất
với sự hỗ trợ từ máy tính đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện công tác lập kế hoạch
hết sức chính xác, chặt chẽ và theo dõi các loại vật tư, nguyên vật liệu một cách nhanh
chóng, giảm nhẹ công việc tính toán, cung cấp đủ số lượng, kịp thời, đồng thời giảm nhân
lực so với thời kì tính toán truyền thống trước đây.

2.3. MÔ HÌNH MRP (MATERIAL REQUIREMENT PLANNING - MRP)

2.3.1. Khái niệm

MRP là một hệ thống thông tin dựa trên máy tính để chuyển các yêu cầu lịch trình
tổng thể cho sản phẩm cuối cùng thành các yêu cầu sản xuất trong từng giai đoạn khác
nhau với các bộ phận, cụm lắp ráp và nguyên vật liệu.

Vì vậy, MRP được thiết kế để trả lời các câu hỏi như: cần cái gì?, cần bao nhiêu? Và
khi nào cần? Sau khi hoàn thành ta thu được hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên
vật liệu, chi tiết, bộ phận với thời gian cụ thể nhằm cung ứng kịp thời cho sản xuất. Bên
cạnh đó, hệ thống này thường xuyên cập nhật những dữ liệu thay đổi bên ngoài nhằm phù
hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

Dữ liệu đầu vào và đầu ra của MRP:

- Dữ liệu đầu vào


 Kế hoạch tổng hợp
 Hóa đơn nguyên vật liệu
 Hồ sơ về vật tư tồn kho
- Dữ liệu đầu ra
 Loại linh kiện nào cần đặt hàng?
 Đặt bao nhiêu?
 Khi nào đặt?

2.3.2. Mục tiêu của MRP

- MRP xác định mức dự trữ hợp lí, giảm tồn kho nguyên vật liệu.
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng.
- Cung cấp nguyên vật liệu đúng thời điểm, giảm thời gian chờ .
- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo hiệu quả sản
xuất cao.
- Tạo sự thỏa mãn và tin tưởng cho khách hàng.

2.3.3. Xác định kích cỡ lô hàng Lot Sizing

Xác định kích cỡ lô hàng theo phương pháp “Cân bằng các linh kiện theo giai đoạn”
(Past Period Balancing PPB). Đây là một cách tiếp cận rất năng động nhằm cân bằng chi
phí đặt hàng với chi phí tồn trữ.

Phương pháp PPB sử dụng thông tin phụ để thay đổi kích cỡ lô hàng tới trong tương
lai, nó tìm sự cân bằng giữa chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ cho các nhu cầu đã biết.
Dùng phương pháp PPB người ta tính giá trị cân bằng PPV (Past Period Value) bằng
chi phí đặt hàng chia cho chi phí dự trữ.

Từ đó, PPB sẽ tối ưu khi nó bằng PPV.

2.3.4. Xác định lượng tồn kho an toàn (Safety stock – SS) và điểm tái đặt hàng
(ROP)

Ta xác định được lượng tồn kho an toàn dựa trên phân phối chuẩn và mực độ dịch
vụ.

Mức độ dịch vụ ở đây chính là xác suất không hết hàng trong thời gian chờ hàng
leadtime.

Đối với nhu cầu thay đổi, leadtime không đổi, ta có công thức:

R=d . L+ Z . δ d . √ L

Trong đó:

R: Reorder point

d: Nhu cầu hằng ngày trung bình

δ d: Độ lệch chuẩn của nhu cầu hằng ngày

L: Lead time

Z: Số độ lệch chuẩn tương ứng với mức độ dịch vụ

Z . δ d . √ L : Safety Stock

2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG

2.4.1. Bình quân di động đơn giản

Mức dự báo bằng mức cầu thực tế bình quân của một số ít các giai đoạn ngay trước
đó. Theo phương pháp này thì nhu cầu của các giai đoạn đều có trọng số như nhau.
Chúng ta dùng bình quân di động khi ta giả sử được là nhu cầu thi trường được giữ
ở mức khá đều đặn trong suốt thời gian khảo sát. Phương pháp bình quân di động là trung
bình hóa các số liệu trong thời gian gần đây và số trung bình này trở thành dự báo cho
giai đoạn tới. Để tìm bình quân di động bốn tháng, ta chỉ đơn giản cộng số nhu cầu trong
bốn tháng qua lại rồi chia cho bốn. Cứ mỗi tháng trôi qua cộng số liệu của tháng vừa mới
qua vào tổng số có sẵn, đồng thời bỏ đi các số liệu của tháng lấy sớm nhất. Xu hướng này
nhằm loại các số liệu ngắn hạn không theo quy luật ra khỏi dãy số liệu.

MA =
∑ Các nhu cầu ở n mọi giai đoạn trước đó
n

2.4.2. Bình quân di động có trọng số

Khi các số liệu theo một xu hướng nào đó thì ta dùng trọng số để nhấn mạnh vào các
giá trị gần nhất. Kỹ thuật này đáp ứng được các thay đổi, vì giai đoạn vừa mới qua được
mang trọng số lớn . Việc chọn trọng số bao nhiêu tùy thuộc vào kinh nghiệm và một ít
may rủi. Việc chọn trọng số cũng là tùy tiện vì không có công thức nào để xác định nó cả.
Nếu tháng hoặc giai đoạn cuối cùng được cho trọng số quá lớn thì dự báo sẽ phản ánh sự
thay đổi bất thường trong nhu cầu hoặc mô hình bán ra quá nhanh.

WBA=
∑ ( Trọng só cho giai đoạn n ) ( Nhu cầu trong giai đoạn n)
∑ T rọng số
Vì mô hình này cần dự đoán trọng số dựa vào kinh nghiệm, kinh nghiệm càng dày
đặc thì dự báo càng chính xác. Với việc không có kinh nghiệm trong phần này, nhóm
quyết định loại bỏ mô hình này

2.4.3. San bằng số mũ

Là phương pháp dễ sử dụng và nếu dùng máy tính thì hiệu năng càng cao. Mặc dù
kỹ thuật dựa vào bình quân di động nhưng nó cần rất ít số liệu phải giữ lại trong quá khứ.
San bằng số mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng điều
chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một tỉ lệ nào
đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự báo của giai
đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hằng só san bằng.

Ft = Ft -1 + α (At-1 – Ft-1)

Ft : Dự báo mới

Ft-1: Dự báo trước

α: Hằng số san bằng

At-1: Nhu cầu thực của giai đoạn trước

2.4.4. San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

Giống như bất kỳ kỹ thuật bình quân di động nào khác, kỹ thuật sang bằng số mũ
đơn giản không phản ánh được xu hướng. Để minh họa cho mô hình san bằng số mũ phức
tạp hơn, ta hãy đi khảo sát một mô hình có điều chỉnh xu hướng. Theo cách này ta vẫn
dùng mô hình san bằng số mũ đơn giản như trên để tính, sau đó mới điều chỉnh làm tăng
số liệu lên hoặc giảm số liệu xuống.

Tt = Tt -1 + β (Ft – Ft-1)

Tt: Hiệu chỉnh xu hướng của giai đoạn t

Tt-1: Hiệu chỉnh xu hướng của giai đoạn trước đó

β: Hằng số san bằng xu hướng

Ft: Dự báo san bằng số mũ đơn giản cho giai đoạn t

Ft-1: Dự báo cho giai đoạn trước đó

2.4.5. Hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính là một mô hình dự báo thiết lập mối quan hên giữa biến
phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập. Trong phần này, chúng ta chỉ xét đến một biến
độc lập duy nhất. Nếu số liệu là một chuỗi theo thời gian thì biến độc là giai đoạn thời
gian và biến phụ thuộc thông thường là doanh số bán ra hay bất kì chỉ tiêu nà khác mà ta
muốn dự báo.

Y = ax + b

n ∑ xy −∑ x ∑ y
Mô hình này có công thức: a= 2 2
n ∑ x −( ∑ x)

∑ x 2 ∑ y−∑ x ∑ xy
b= 2 2
n ∑ x −(∑ x)

Y: là biến phụ thuộc cần dự báo

a: độ dốc của đường xu hướng

b: tung độ góc

n: số lượng quan sát


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng – Danang Rubber Joint Stock
Company
- Địa chỉ: Lô G, đường Tạ Quang Bửu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà
Nẵng.
- Số điện thoại: 0236 3771 405
- Fax: 0236 3771 400
- Website: http://www.drc.com.
- Ngày thành lập: 30/04/1975
- Vốn điều lệ: 1.187.926.050.000 đồng

3.2. SƠ LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG – DRC

3.2.1. Lịch sự phát triển

- Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao su
Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 45 năm.
- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công: Ban giám đốc có
nhiều kinh nghiệm,năng động giúp Công ty phát triển liên tục nhiều năm . Đội ngũ
kỹ sư và cán bộ quản lý có tay nghề cao, sảng tạo, được cử đi tu nghiệp ở nước
ngoài về phục vụ lâu dài . Tập thể CBCNV đoàn kết nhất trí, tự tin và có trách
nhiệm với công việc.

3.2.2. Tầm nhìn

Khẳng định vị trí là nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam và không ngừng
phát triển vươn tầm quốc tế.

3.2.3. Sứ mệnh

- Không ngừng nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu DRC vươn lên tầm quốc tế.
- Tiên phong đóng góp vào sự phát triển trong ngành sản xuất săm lốp Việt Nam.
Luôn coi trọng lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

3.2.4. Chiến lược phát triển

Luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Kịp thời thay đổi nắm bắt xu
hướng phát triển của thế giới, chủ động tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển bền
vững. Đẩy mạnh xuất khẩu dòng sản phẩm lốp xe tải Radial toàn thép sang
những thị trường tiềm năng như Brazil, Ấn Độ,…
3.2.5. Mục tiêu của công ty
- Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng hệ thống phân phối săm, lốp,… trải rộng khắp trong
và ngoài nước.
- Phát triển, nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm có tính năng ưu việt hơn, phù hợp với
từng loại đối tượng khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe và
đầy tính cạnh tranh của thị trường cao su nói chung cũng như thị trường săm lốp nói
riêng.
- Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả đầu tư tối đa cho các cổ đông của công ty,
củng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác chiến lược và các khách
hàng tiềm năng.
- Không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới truyền thông, quảng bá thương hiệu mạnh
mẽ tạo nên một DRC vững mạnh, uy tín và mang đậm dấu ấn doanh nghiệp không
chỉ trên thị trường trong nước mà còn là ở quốc tế.

3.2.6. Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su.
- Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su
và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su.
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp.
- Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su.
- Khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán bộ công nhân viên công ty.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê.
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC


3.4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA LỐP XE BIAS

3.4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ

TANH BTP LUYỆN VẢI MÀNH

NHIỆT LUYỆN CÁN TRÁNG

ÉP ĐÙN MẶT LỐP CẮT VẢI

ÉP BỌC TANH DÁN ỐNG

THÀNH HÌNH

LƯU HÓA

KIỂM TRA

3.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ


Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất cũng như yêu cầu cho loại lốp được yêu cầu,
xưởng luyện cao su sẽ tiến hành luyện cao su để cung cấp cho nhà máy lốp Bias để sản
xuất loại lốp Bias.

Các loại vải cao su đặc trưng cho từng các bộ phận sẽ được đưa vào xưởng Ép đùn –
Cán tráng để tiến hành tạo ra các bộ phận của một chiếc lốp. Một chiếc lốp được cấu tạo
từ các bộ phận: Vải mành, mặt lốp (bao gồm: mặt chạy, hông lốp), gót lốp, tầng hoãng
xung, vòng tanh.

3.4.2.1. Quy trình ép đùn

Ép đùn mặt lốp là quá trình tạo ra mặt lốp bằng phương pháp đẩy ép hỗn hợp cao su
dưới áp suất qua đầu định hình. Quá trình này được thực hiện bằng máy ép trục vít, vật
liệu được ép liên tục qua đầu phun bằng vít quay với tốc độ xác định.

Cụ thể quá trình như sau:

- Cao su BTP được cấp vào dây chuyền qua 3 băng tải theo bộ phận: hông lốp, mặt
chạy, đế lốp đưa vào 3 máy đùn.
- Qua cửa nạp liệu cao su rơi vào rãnh vít, trục vít quay tải dần cao su về phía trước,
đồng thời lúc này cao su nhận được nhiệt cung cấp từ bên ngoài qua thành xylanh để
hóa dẻo cao su và đẩy cao su qua đầu đùn.
- Tại đầu đùn tổng nơi tiếp giáp 3 máy đùn có bộ ghép để gắn kết ba thành phần thành
một dải mặt lốp hoàn chỉnh dài vô tận và có hệ thống tiếp điểm an toàn, đó là ba loại
băng tải: băng tải đỡ (đỡ dải mặt lốp từ đầu đùn ra), băng tải co (làm mát và ổn định
mặt lốp, mặt lốp được co ngót), băng tải cân liên tục (kiếm soát quá trình, kiếm tra
trọng lượng, bề rộng mặt lốp).
- Tiếp theo, dải cao su mặt lốp được đưa qua hai trục cán để đè ép các bộ phận của
mặt lốp được dính chắc tốt hơn.
- Sau đó dải cao su được làm lạnh và đưa qua máy cắt xiên cắt thành các bán thành
phẩm (BTP).
3.4.2.2. Quy trình gia công vòng tanh
Vòng tanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với vành xe bằng kim loại. Vòng tanh được
làm bằng thép và được mạ môt lớp đồng thau nhằm gia tăng khả năng bám dính với cao
su được tốt hơn. Quy trình gia công vòng tanh như sau:

- Sợi thép tanh được đưa qua máy ép đùn cùng với cao su BTP với mục đích bọc cao
su vào sợi thép tanh.
- Sợi tanh bọc cao su được kéo qua bộ phận làm mát, đến bộ phận cấp bù rồi đến bộ
phận duy trì lực căng.
- Sau đó, sợi tanh được đi qua máy uốn tanh và máy quấn tanh. Tùy theo từng quy
cách lốp mà vòng tanh được quấn số tầng khác nhau. Sau khi máy đếm đủ số tầng
theo cài đặt thì dao cắt tự động chặt tanh.
- Vòng tanh được đưa qua bộ phận bọc cao su tam giác hoặc bọc cao su tròn tùy theo
loại lốp và được bọc một lớp vải sau cùng. BTP được làm dấu và lưu kho.
3.4.2.3. Quy trình cán tráng vải mành

Vải mành được tạo ra bởi hai dây chuyện hoạt động song song.

Dây chuyền 1: Dây chuyền cấp vải

- Vải được đưa lên bộ phận cấp vải sao cho dễ dàng xả cuộn và kéo vải.
- Vải được kéo qua bàn nối vải. Bàn nối vải dùng để nối các cuộn vải với nhau dài vô
hạn, để quá trình cán tráng diễn ra liên tục.
- Tiếp tục, vải được kéo qua bộ phận dàn bù để cấp vải cho máy cán tráng chạy liên
tục kể cả khi dừng cấp vải để nối hai cuộn vải lại với nhau. •
- Sau khi qua dàn bù, vải được định tâm (giữ vải vào đúng đường tâm của máy), và
dược đưa qua dàn sấy và kéo vải.
Dây chuyền 2: Cùng lúc đó sẽ tinh luyện cao su bán thành phẩm và xuất dải. Sau đó,
cao su và vải đồng thời được đưa vào máy cán tráng để thực hiện quá trình cán tráng cao
su lên vải. Tiếp đến, vải được làm mát và thu lại đưa qua bộ phận cắt vải.

3.4.2.4. Quy trình cắt vải và dán cao su


Quy trình cắt vải:
- Cuộn vải mành sau công đoạn cán tráng được đưa lên hệ thống cấp vải, tại đây vải
được di chuyển bằng con lăn và đưa vào hệ thống dàn bù. • Vải lót được tách ra và
được quấn vào trục vải lót có cài một bộ phận hãm khí nén để duy trì lực căng và
không bị xổ vải khi dừng máy.
- Vải mành được được đưa qua dàn bù và băng tải đưa vải mành đến dao cắt, dao cắt
sẽ cắt vải mành ra từng tấm có chiều dài và góc theo đúng bảng kế hoạch chất
lượng.
- Vải sau khi cắt được dán nối với nhau thành một cuộn đồng thời được định dài và
quấn vải lót chống dính.
Quy trình dán cao su lên vải:
- Vải đã được cắt và cao su BTP đồng thời được đưa vào băng tải dẫn qua trục cán.
- Vải đã dán cao su được băng tải đưa qua trục lăn đè để dán chặt cao su vào vải, sau
đó được băng tải đưa qua hệ thống làm mát.
- Vải BTP sau đó được đặt lên vải lót và được trục cuốn vải lót cuốn thành cuộn.
3.4.2.5. Quy trình dán ống

- Để thuận tiện cho quá trình thành hình và tăng năng suất sản xuất, vải sau khi cắt
được đưa qua quá trình dán ống vải thành ống hình tròn có chu vi đã cho tủy theo
quy cách.
- Kiểm tra cuộn vải
- Đưa các cuộn vải đã cắt lên giá phụ trợ lần lượt dán tầng thứ nhất với kích thước đã
vạch sẵn trên vải ở công đoạn cắt vải.
- Tiếp tục lấy cuộn thứ hai trên giá dán lên tầng thứ nhất, tùy thuộc vào từng quy cách
mà dán theo yêu cầu.
- Khi dán phải cho góc nhọn lớp vải thứ chẵn nằm phía bên trái, góc nhọn của lớp vải
thứ lẻ nằm phía bên phải, sau đó dùng cà bằng khí nén để cà 2 tấm vải dính sát với
nhau, dùng kim châm hết bột khí.
- Các lớp vải sau được dán tương tự. Sau đó treo ông vải lên giá theo quy định.
3.4.2.6. Thành hình

Quá trình thành hình là quá trình dán các bộ phận vòng tanh, các ống vải và mặt lốp
để chiết lốp bán thành phẩm. Các bộ phận được dán theo thứ tự. Trong quá trình thành
hình còn có các quá trình cà và châm bọt khí. Tiếp tục, lốp bán thành phẩm được đưa qua
máy phun chất chống dính vào bề mặt bên trong của lốp bán thành phẩm.

3.4.2.7. Lưu hóa

Lưu hóa là công đoạn cuối cùng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mà ở đó, dưới tác
dụng của nhiệt độ cao, áp lực, sẽ tạo ra các phản ứng hóa học để liên kết các phần tử có
mặt trong lốp BTP thành một khối thống nhất.

Phôi lốp được vận chuyển đến vị trí các máy lưu hóa, mỗi máy lưu hóa có thể thực
hiện lưu hóa 2 lốp xe cùng một lúc. Màng lưu hóa được sử dụng đến 3500 chu kỳ, sau đó
sẽ được thay để đảm bảo được chất lượng và an toàn cho máy lưu hóa cũng như lốp. Lốp
Phôi lốp sẽ được căng lên nhờ màng, được bơm căng bới khí dưới nhiệt độ hơi nóng
1980C – 2020C và áp lực 15 MPa. Quá trình chuẩn bị, lắp đặt cho việc lưu hóa được diễn
ra từ 8 đến 10 phút, sau đó máy sẽ đóng khuôn và mất trung bình 49 phút để hoàn tất lưu
hóa. Lốp sau khi lưu hóa sẽ được chuyển xuống băng chuyền và đợi 3 tiếng trước khi
được chuyển đến khu vực kiểm tra.

3.4.2.8. Kiểm tra

Quy trình kiểm tra rất kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng trước khi được xuất đi. Quá
trình kiểm tra được thực hiện qua 4 khu vực:

- Kiểm tra ngoại quang: Việc kiểm tra được tiến hành dựa theo sự nhìn nhận, đánh
giá, kiểm tra của công nhân tại khu vực. Lốp được lăn lên chuyền kiểm tra ngoại
quang và trải qua bước làm sạch lỗ khí. Sau khi được làm sạch, lốp sẽ được ăn đến
đầu kiểm tra ngoại quang. Công nhân kiểm tra có nhiệm vụ cho lốp quay và nhận
biết các khuyết tật, lỗi trên sản phẩm và đánh dấu theo ký hiệu, ghi chép lại trên nhật
ký sản xuất.
- Kiểm tra X Quang: Lốp sau khi được kiểm tra ngoại quang sẽ vào máy kiểm tra X
Quang. Công nhân ngồi ở phòng máy X Quang sẽ xác định các dị tật, lỗi của lốp
thông qua ảnh X Quang. Phát hiện lỗi tại đây rất kĩ, cho thấy được sự sắp xếp được
của các sợi thép trong lốp và bề mặt lốp.
- Kiểm tra bọt khí: Kiểm tra bằng phương pháp hóa học để xem xét chất lượng lốp.
Việc kiểm tra bọt khí được thực hiện trên mẫu: 30% tổng số lốp sản xuất trong ngày
nhằm đánh giá chất lượng tổng thể để ra được các quyết định điều chỉnh trong toàn
bộ quá trình sản xuất.
3.5. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
ĐÀ NẴNG

3.5.1. Các phương pháp công ty áp dụng hiện tại để quản trị tồn kho

- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Hàng tồn kho được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang được tập hợp theo chi phí nguyên liệu chính cho từng loại sản phẩm chưa
hoàn thành.
- Dự phòng giảm giá tồn kho được lập vào thời điểm cuối kỳ căn cứ theo số chênh
lệch giữ giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

3.5.2. Lập kế hoạch đối với hàng tồn kho tại công ty

3.5.2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ

Công ty đã tiến hành tập hợp các số liệu hàng hóa bán ra trong thực tế, lượng tồn
kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết. Đồng thời cùng việc quan sát động thái thị trường,
theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi
mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương
lai.
Kế hoạch chi tiêu nguyên vật liệu của công ty QIII/2020
Sản phẩm: Lốp Bias
Khối
lượng Đơn giá Thành tiền
TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng
theo định (đồng) (đồng)
tính
LỐP BIAS Sp 900.000
CAO SU SỐNG
- Cao su cốm
(svr3, SVR5,
1 Kg 0,2485 223.650 29.479 6.591.412.800
SVR10, SVR20).
- Cao su SBR1520,
SBR1712, BR40…
2 HÓA CHẤT Kg 0,0428 38.520 24.318 936.729.360
DẦU HÓA DẺO
3 Dầu hóa dẻo Kg 0,0152 13.680 7.260 99.316.800
Aromatic
CHẤT ĐỘN
4 Kg 0,3278 295.020 29.413 8.677.423.260
Cao lanh, Bột tal…
VẢI CÁC LOẠI
Vải mành (1260
D2/100 Hà Nội,
5 Kg 0,0322 28.980 26.623 771.534.540
1680 D2/88TQ,
1680D2/74TQ,
1680D2/74TQ…
THÉP TANH
Thép tanh 0,95
6 Kg 0,0654 58.860 10.475 616.558.500
Hàn Quốc, 0,95
Malaysia
PHỤ KIỆN
KHÁC
Keo dán cao su
Kemibond Ad-4,
keo chemlock, keo
7 dán su Kemibond Kg 0,0018 1.620 25.500 41.310.000
PR-10
Bao PE cán luyện
4*6, bao PE cán
luyện 4*7, bao PE
kín miệng…
8 NHIÊN LIỆU Lit 0,1774 159.660 10.554 1.685.051.640
Than N220, N330,
Khối
lượng Đơn giá Thành tiền
TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng
theo định (đồng) (đồng)
tính
N550, N660…

3.4.2.2. Xác định mức đặt hàng và thời điểm đặt hàng đối với nguyên vật liệu hàng
hóa

Sau khi dự báo nhu cầu tiêu thụ, công ty sẽ xây dựng mức tồn kho tối thiểu và tối
đa. Căn cứ vào định mức đặt hàng và thời điểm đặt hàng để đảm bảo tồn kho không vượt
quá định mức quy định.

Thời điểm đặt hàng của công ty:

- Đối với trong nước: Vận chuyển, thủ tục dễ dàng nên thời gian đặt hàng ngắn. Do
vậy công ty quy định khi lượng tồn kho cuối quý này khoảng 15-25% nhu cầu tiêu
thụ theo kế hoạch của quý tiếp theo thì sẽ tiến hành đặt hàng hoặc sản xuất.
- Đối với hàng nhập khẩu: thời gian đặt hàng dài, thường công ty quy định tỷ lệ này
là 20-25%.
- Để tránh trường hợp tồn kho vượt mức cần thiết hoặc không đáp ứng nhu cầu,
công ty sử dụng mức tồn kho tối đa. Mức tối đa mà công ty cho phép là không quá
30% nhu cầu tiêu thụ trong quý nhằm đảm bảo hàng hóa tiêu thụ trong kinh doanh
cũng như không bị ứ động vốn.

Từ đó, công ty xây dựng định mức tồn kho hàng hóa cho từng quý.
Bảng định mức tồn kho nguyên vật liệu trong quý III/2020
Sản phẩm: Lốp Bias
Khối lượng Mức tồn kho Mức tồn kho
TT Tên sản phẩm ĐVT
theo định tính tối thiểu tối đa
LỐP BIAS Sp 130.000 270.000
1 CAO SU SỐNG Kg 0,2485 32.300 67.000
- Cao su cốm (svr3,
SVR5, SVR10,
SVR20).
- Cao su SBR1520,
Khối lượng Mức tồn kho Mức tồn kho
TT Tên sản phẩm ĐVT
theo định tính tối thiểu tối đa
SBR1712, BR40…
2 HÓA CHẤT Kg 0,0428 5.560 11.560
DẦU HÓA DẺO
3 Dầu hóa dẻo Kg 0,0152 1.980 4.100
Aromatic
CHẤT ĐỘN
4 Kg 0,3278 42.600 88.500
Cao lanh, Bột tal…
VẢI CÁC LOẠI
Vải mành (1260
D2/100 Hà Nội, 1680
5 Kg 0,0322 4.190 8.700
D2/88TQ,
1680D2/74TQ,
1680D2/74TQ…
THÉP TANH
6 Thép tanh 0,95 Hàn Kg 0,0654 8.500 17.650
Quốc, 0,95 Malaysia
PHỤ KIỆN KHÁC
Keo dán cao su
Kemibond Ad-4, keo
chemlock, keo dán su
7 Kemibond PR-10 Kg 0,0018 230 480
Bao PE cán luyện
4*6, bao PE cán
luyện 4*7, bao PE
kín miệng…
NHIÊN LIỆU
Than N220, N330,
8 Lit 0,1774 23.060 47.890
N550, N660…

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Vật tư, Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng)

Lượng hàng tồn kho cuối quý III được xác định dựa vào báo cáo quý III/ 2020 của
phòng kế toán tài chính. Căn cứ vào lượng hàng tồn kho cuối quý, nhu cầu tiêu thụ trong
quý tiếp theo và định mức tồn kho trong quý để xác định mức đặt hành hợp lý.

3.4.2.3. Lựa chọn nhà cung cấp và đặt hàng


Danh sách các nhà cung cấp của công ty từ năm 2019-2020

Nguyên liệu Nhà cung cấp

Chủ yếu lấy từ các doanh nghiệp trong


nước:
- Tập đoàn cao su Việt Nam
Cao su thiên nhiên
- Cao su Đăk Lăk
- Cao su Tây Ninh
- Cao su Campuchi

Được nhập từ các nước Thái Lan, Trung


Cao su tổng hợp
Quốc, Ấn độ, Nga, Đức, Anh Quốc…

Được lấy chủ yếu từ các nước Trung


Hóa chất
Quốc, Nga, Mỹ, Đức…

Chất độn Chủ yếu lấy từ trong nước.

Được nhập từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn


Than đen
Độ, Đức, Hàn Quốc…

Được nhập từ các nước Đài Loan, Trung


Vải mành
Quốc, Nhật…

Được nhập từ các nước Hàn Quốc, Ấn độ,


Thép tanh
Nhật, Hàn Quốc.

Dầu FO Lấy từ nhà cung cấp trong nước.


(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng)

Vì nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nhà cung cấp và nhiều nơi khác nhau nên để
kiểm soát, bộ phận kỹ thuật sẽ gởi bản báo cáo nghiệm thu cho phong vật tư để tiến hành
đặt hàng, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa
từng kỳ.

3.4.3. Kiểm soát hàng tồn kho


Để tránh được những gián đoạn kinh doanh do hàng hóa không đủ đáp ứng đơn
hàng thì công ty cần xác định mức dự trữ tối thiểu. Mức duje trữ này phải đảm bảo đáp
ứng đủ nhu cầu trong những thời kỳ gặp sự cố như: ngưng sản xuất, khồn thể chạy hết
công suất, nguyên vật liệu bị thiếu…. Kế toán tại kho đều có số theo dõi nhập xuất tồn
kho hàng hóa. Cuối mỗi ngày, kế toán tại đây sẽ kiểm tra lại chứng từ và tiến hành ghi sổ.
Cuối kì, kế toán kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo nhập, xuất tồn kho cho toàn công ty.
Cuối mỗi quý tại cái kho sẽ tiến hành kiểm kê và gửi biên bản kiểm kê về phòng kế toán
tổng hợp của công ty, kế toán sẽ đối chiếu giữa báo cáo tồn kho và biên bản kiểm kê của
các kho.
3.4.4. Đánh giá công tác quản trị hàng tồn kho của công ty
3.4.4.1. Tỷ trọng hàng tồn kho

Tỷ trọng hàng tồn kho tại công ty năm 2018, 2019


(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

So sánh
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
Tuyệt đối TL%
1. Tổng HTK 821.503.540 712.406.624 -109.096.916 -13,28%
2. Tổng tài sản
1.213.155.481 1.044.042.990
ngắn hạn
3. Tổng tài sản 1.621.588.513 2.478.090.044
4. Tỷ trọng
HTK/Tổng TS 67,72% 68,24%
ngắn hạn
5. Tỷ trọng
HTK/Tổng tài 50,66% 28,75%
sản
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019)
Từ bảng trên, ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trogn tài sản ngắn hạn
cũng như trong tổng tài sản của công ty và tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn
hạn và trong tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm 2018 đến năm
2019. Riêng về giá hàng tồn kho cuối năm 2019 giảm hơn so với đầu kỳ 109 tỷ VNĐ,
Điều này cho thấy sức mua năm năm 2019 tăng hơn rất nhiều so với năm 2018, điều này
làm cho hàng tồn kho cuối năm 2019 giảm hơn nhiều so với năm 2018.

3.4.4.2. Tình hình biến động hàng tồn kho của công ty

Tình hình hàng tồn kho của công ty năm 2018, 2019
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019
Các chỉ tiêu
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
1. Hàng mua
đang đi 16.641.574 3,73% 79.335.719 9,66% 21.556.148 3.03%
đường
2. Nguyên
266.300.257 59,67% 294.110.505 35,80% 312.596.299 43,88%
vật liệu
3. Công cụ, 19.221
0,00% 30.259 0,00% 43.828 0,01%
dụng cụ
4. CP SXKD
18.906.707 4.24% 18.513.151 2,25% 22.253.750 3,12%
dở dang
5. Thành
144.125.631 32,29% 428.780.963 52,19% 354.952.310 49,82%
phần
6. Hàng hóa 319.494 0.07% 732.941 0,09% 1.004.285 0,14%
Tổng giá trị 446.312.887 100% 821.503.540 100% 712.406.624 100%
Chênh lệch năm 2018 với năm Chênh lệch năm 2019 với năm
Các chỉ tiêu 2017 2018
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. Hàng mua
đang đi 62.694.145 367,73% -57.779.571 -72,83%
đường
2. Nguyên
27.810.248 10,44% 18.485.794 6,29%
vật liệu
3. công cụ,
11.038 57,43% 13.569 44,84%
dụng cụ
4. CPSXKD
-393.556 -2,08% 3.740.599 20,21%
dở dang
5. Thành
284.655.332 197,51% -73.828.653 -17,22%
phần

Hàng tồn kho của công ty chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của công ty.

4.4.4.3. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2011, 2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chênh lệch
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019
Tuyệt đối %
1. Giá vốn
Triệu đồng 2.220.806 2.190.919 -29,887 -1,3%
hàng bán
2. Giá trị Triệu đồng 633.908 766.955 133,047 21,0%
HTK bình
Chênh lệch
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019
Tuyệt đối %
quân
3. Vòng
quay hàng Vòng 3.50 2.86 -0,65 -18,5%
tồn kho
4. Kỳ luân
Ngày 104.2 127.8 23,59 22,6%
chuyển HTK

Như vậy hình hình quản trị hàng tồn kho của công ty năm 2019 kém hơn năm 2018,
thể hiện qua tốc tộ chu chuyển của hàng tồn kho ngày càng chậm hơn. Nếu so với trung
bình ngành thì khâu quản trị hàng tồn kho của công ty chưa tốt.

3.4.5. Hàng tồn kho càng cao, chi phí thuê đất có thể tăng mạnh

Hàng tồn kho của cao su Đà Nẵng càng lúc càng tăng cao. Tính đến cuối năm 2019,
hàng tồn kho của công ty đạt 845,6 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm. Nửa đầu năm nay,
hàng tồn kho tăng lên 907 tỷ đồng, tăng 7,2%; trong đó nguyên liệu, vật liệu chiếm 367,5
tỷ đồng và thành phẩm chiếm 400 tỷ đồng. Hàng tồn kho công ty tăng do tích trữ nguyên
liệu trước xu hướng giảm giá cao su thiên nhiên

Trong 6 tháng đầu năm nay, SDN tiếp tục gửi thông báo tăng giá thuê đất từ 4.830
đồng/m2/năm lên 6.300 đồng/m2/năm (năm 2016) và lên 12.600 đồng/m2/năm (giai đoạn
2016-2020), phí hạ tầng mới là 8.000 đồng/m2/năm (giai đoạn 2016-2020). Tổng số tiền
thanh toan về thuê đất và phí hạn tầng chênh lệch là hơn 9 tỷ đồng đã bao gồm thuế VAT
và lãi nộp chậm.
Hiện nay, công ty chưa có một nhà kho bố trí hang tồn kho khoa học. Đa số các vật
liệu, sản phẩm được chất ngoài bãi đất trống thuê.

CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU NGUYÊN


VẬT LIỆU

4.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO

4.1.1. Dự báo bằng mô hình bình quân dị động


MÔ HÌNH BÌNH QUÂN DI ĐỘNG
5000000
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Cao su cao su Cao su Cao su Chất hóa Cao lanh Lưu Than Than Than Thép pi Vải
B41 H41 M41 D41 dẻo huỳnh N220 N330 N550 95 HQ
Aromatic

2020 Dự báo 2020

4.1.2. Dự báo bằng mô hình san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng


MÔ HÌNH SAN BẰNG SỐ MŨ
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Cao su cao su Cao su Cao su Chất hóa Cao lanh Lưu Than Than Than Thép pi Vải
B41 H41 M41 D41 dẻo huỳnh N220 N330 N550 95 HQ
Aromatic

2020 Dự báo 2020

4.1.3. Dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính


MÔ HÌNH HỒI QUY THỜI GIAN
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Cao su cao su Cao su Cao su Chất hóa Cao lanh Lưu Than Than Than Thép pi Vải
B41 H41 M41 D41 dẻo huỳnh N220 N330 N550 95 HQ
Aromatic

2020 Dự báo 2020

4.1.4. Nhận xét

So với 3 mô hình dự báo, mô hình dự báo bằng hàm Forecasting dùng hàm hồi quy
thời gian có số liệu gần khớp với số liệu của năm 2020 thực tế. Nên nhóm quyết định
chọn mô hình dự báo bằng mô hình hồi quy tuyến tính để dự báo cho sản lượng lốp và
nguyên vật liệu cho năm 2021.

4.2. SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY THỜI GIAN DỰ BÁO CHO SẢN LƯỢNG
VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU NĂM 2021

4.2.1. Nhu cầu sản lượng lốp xe năm 2021

Năm Sản lượng


2015 1525598

2016 1647458

2017 882544

2018 781048

2019 664788

2020 625896

2021 266420

Sản lượng lốp xe (cái) vào năm 2021 theo quý


Tên sản phẩm
Quý I Quý II Quý III Quý IV

Lốp xe Bias 65400 64780 66440 69800


4.2.2. Nhu cầu sản lượng nguyên vật liệu của lốp xe năm 2021

Sao su Chất Than


Cao Lưu Thép Pi
Quí hóa Vải
B41 H41 M41 D41 lanh huỳnh N220 N330 N550 95 HQ
dẻo

102462 21317 26250


1 244370 255040 224070 225000 3400 3120 2500 425000 104750
0 0 0

20883 24890
2 998700 228800 235900 205550 213000 2250 2500 1900 255800 88700
0 0

111500 22350 27050


3 255500 260450 230730 235000 4050 4340 3300 547500 115500
0 0 0

20720 26810
4 960180 248830 268850 235950 227000 3900 2540 2300 385800 98700
0 0

Cao su Chất Than


Cao Lưu Thép Pi
Quí hóa Vải
B41 H41 M41 D41 lanh huỳnh N220 N330 N550 95 HQ
dẻo

100537 21236 27210


1 254395 247557 239280 232000 4225 3150 2700 447050 104075
0 5 0

21204 27594
2 997668 258403 247557 245362 234800 4555 3160 2780 464460 104940
1 0

21171 27978
3 989966 262411 247557 251444 237600 4885 3170 2860 481870 105805
7 0
21139 28362
4 982264 266419 247557 257526 240400 5215 3180 2940 499280 106670
3 0
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU

5.1. ĐỊNH MỨC KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT LỐP XE BIAS

STT Tên nguyên vật liệu Định mức (kg/lốp)

1 Cao su B41 14.63

2 Cao su H41 3.70

3 Cao su M41 3.60

4 Cao su D41 3.48

5 Chất hóa dẻo 3.09

6 Cao lanh 3.37

7 Lưu huỳnh 3.92

8 Than N220 0.06

9 Than N330 0.04

10 Than N550 0.04


11 Thép Hàn Quốc 6.50

12 Vải 1.55

5.2. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỜ PHẦN MỀM MRP

5.2.1. Phân tích kết cấu sản phẩm

Cây kết cấu sản phẩm được bổ sung ở phần phụ lục.

5.2.2. Xác định tồn kho an toàn (Safety stock) và điểm tái đặt hàng (ROP)

Dùng phần mềm POM QM V5 để xác định tồn kho an toàn và điểm tái đặt hàng dựa trên phân phối chuẩn và tỷ lệ nhu
cầu được đáp ứng.

Những dữ liệu đầu vào bao gồm:

- Monthly Demand: nhu cầu sản xuất trong tháng 12/2019


- Demand Std Dev: độ lệch chuẩn nhu cầu (sigma-m). Độ lệch chuẩn nhu cầu được tính dựa trên 11 tháng trước đó và
nhu cầu của tháng đang xét.
- Service level %: tỷ lệ % nhu cầu cần được đáp ứng (tỷ lệ không hết hàng trong thời gian lead time).
- Lead time std dev (sigma L): độ lệch chuẩn của thời gian chờ. Vì thời gian chờ là cố định nên sigma L bằng 0.
5.3. CÁC CHI PHÍ TỒN KHO

5.3.1. Chi phí tồn kho

5.3.1.1. Chi phí nhân công

Tiền lương + thưởng cả năm/


Tiền lương tháng/người
STT Chức vụ Số lượng người
(triệu đồng)
(triệu đồng)
1 Quản đốc 2 15 390
2 Nhân viên kho 8 9 936
Tổng cộng 1326

5.3.1.2. Chi phí hư hỏng nguyên vật liệu

STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

1 Cao su B41 22

2 Cao su H41 6

3 Cao su M41 5

4 Cao su D41 5
STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

5 Chất hóa dẻo 0.8

6 Cao lanh 2.7

7 Lưu huỳnh 2.7

8 Than N220 0.2

9 Than N330 0.15

10 Than N550 0.15

11 Thép Hàn Quốc 2.1

12 Vải 1.2

Tổng 48

5.3.1.3. Các chi phí khấu hao

STT Tên TSCĐ Nguyên giá Thời gian khấu hao Giai đoạn khấu hao
(trệu đồng)

1 Xe nâng có chạc 200 10 năm 2015-2025

2 Xe nâng tay thấp 20 10 năm 2015-2025

3 Xe cẩu nhỏ 450 10 năm 2015-2025

4 Pallet gỗ 4.5 10 năm 2015-2025

5 Pallet sắt 25.2 10 năm 2015-2025

6 Kệ 10 10 năm 2015-2025

7 Kho 300 10 năm 2015-2025

Tổng 1009.7 10 năm 2015-2025

Số tiền khấu hao trong năm 2021


STT Tên TSCĐ Số tiền khấu hao tiền (triệu đồng)

1 Xe nâng có chạc 14.55


2 Xe nâng tay thấp 1.45
3 Xe cẩu nhỏ 32.73
4 Pallet gỗ 0.33
5 Pallet sắt 1.83
6 Kệ 0.72
7 Kho 21.82
Tổng 73.43

5.3.1.4. Các chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện

STT Tên chi phí Thành tiền (triệu đồng)


1 Chi phí năng lượng 60
2 Chi phí nâng cấp nhà kho 317.1
Tổng cộng 377.1
3.3.2. Chi phí tồn kho trong 1 quý

STT Chi phí tồn kho Thành tiền (triệu đồng)

1 Chi phí nhân công 306

2 Chi phí hư hỏng nguyên vật liệu 48

3 Các chi phí khấu hao 18.34

4 Các chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện 94.3

Tổng 466.64

5.3.2. Chi phí đặt hàng


STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

1 Cao su B41 32

2 Cao su H41 30

3 Cao su M41 29

4 Cao su D41 27

5 Chất hóa dẻo 1

6 Cao lanh 3

7 Lưu huỳnh 3

8 Than N220 0.5

9 Than N330 0.5

10 Than N550 0.5

11 Thép Hàn Quốc 10


STT Tên nguyên vật liệu Thành tiền (triệu đồng)

12 Vải 10

Tổng 146.5

Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập đơn hàng. Bao gồm chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy
trình đặt hàng, các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho.

5.4. XÁC ĐỊNH KÍCH CƠ LÔ LOT SIZING

Chi phí đặt hàng (triệu Lot


STT Tên NVL Đơn vị tính
đồng) sizing

1 Cao su B41 32 970 Lô

2 Cao su H41 30 355 Lô

3 Cao su M41 29 242 Lô

4 Cao su D41 27 243 Lô

5 Chất hóa dẻo 1 1059 Thùng

6 Cao lanh 1 1181 Bao


Chi phí đặt hàng (triệu Lot
STT Tên NVL Đơn vị tính
đồng) sizing

7 Lưu huỳnh 3 2779 Bao

8 Than N220 10 95 Bao

9 Than N330 10 64 Bao

10 Than N550 10 56 Bao

11 Thép Hàn Quốc 3 175 Bó

12 Vải 1 105 Cuộn


Tên Tháng 9/2020 Tháng 10/2020 Tháng 12/2021 Tháng 1/2021
STT Đ.vị
NVL T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4
Cao su
1 Lô 970 974
B41
Cao su
2 Lô 255 254
H41
Cao su
3 Lô 242 242
M41
Cao su
4 Lô 243 240
D41
Cao
5 Bao 1059 1174
lanh
Lưu
6 Bao 2779 2759
huỳnh
Thép
7 Hàn Bó 175 172
Quốc
8 Vải Cuộn 105 105
Chất
9 hóa Thùng 1059 1060
dẻo
Than
10 Bao 95 91
N220
Than
11 Bao 64 63
N330
Than
12 Bao 56 56
N550

STT Tên Đ.vị Tháng 3/2020 Tháng 4/2020 Tháng 6/2021 Tháng 7/2021
NVL T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4
Cao su
1 Lô 967 960
B41
Cao su
2 Lô 257 261
H41
Cao su
3 Lô 242 242
M41
Cao su
4 Lô 246 251
D41
Cao
5 Bao 1188 1202
lanh
Lưu
6 Bao 2798 2836
huỳnh
Thép
7 Hàn Bó 179 185
Quốc
8 Vải Cuộn 106 107
Chất
9 hóa Thùng 1059 1057
dẻo
Than
10 Bao 98 104
N220
Than
11 Bao 65 64
N330
Than
12 Bao 57 59
N550
- Chi phí lưu kho của nguyên vật liệu được tính theo tháng, dựa vào số kệ và số pallet mà
công ty nhập về để chứa đựng sản phẩm. Trong đó:

Pallet sắt, P1: 240.000 đồng/tấm.

Kệ cao su, vải mành, P2: 1.500.000 đồng/kệ.

Pallet gỗ, P3: 120.000 đồng/tấm.

Kệ cao lanh, lưu huỳnh, than, P4 : 800.000 đồng/kệ.

Kệ đựng thép, P5: 2.400.000 đồng/kệ.

Số lượng pallet sắt, Q1.

Số lượng kệ cao su, vải mành, Q 2.

Số lượng pallet gỗ, Q3.

Số lượng kệ cao lanh, lưu huỳnh, than, Q 4 .

Số lượng kệ thép, Q 5.

Số lô Cao su B41 trong kho là 970 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng tối đa
3 lô. Vì vậy, ta cần có 324 pallet sắt và mỗi tầng của kệ chứa được 2 lô, mỗi kệ sắt có 4
tầng. Vì vậy, cần có 324 pallet sắt và 41 kệ sắt.

Số lô Cao su H41 trong kho là 255 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng tối đa
3 lô và mỗi tầng của kệ chứa 2 lô, mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần có 85 pallet sắt và 32
kệ sắt.

Số lô Cao su M41 trong kho là 242 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng tối đa
3 lô và mỗi tầng của kệ chứa 2 lô, mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần có 80 pallet sắt và 31
kệ sắt.
Số lô Cao su D41 trong kho là 243 lô, mỗi lô nặng 3072kg nên mỗi pallet sắt đựng tối đa
3 lô và mỗi tầng của kệ chứa 2 lô, mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần 80 pallet sắt và 31 kệ
sắt.
Số cuộn vải mành trong kho là 105 cuộn, mỗi cuộn nặng 1000kg nên mỗi palet sắt đựng
tối đa 3 cuộn và mỗi tầng của kệ chứa 6 cuộn, mỗi kệ sắt có 4 tầng. Vì vậy cần 35 pallet
sắt và 5 kệ sắt.

P1 ×Q 1 + P2 × Q2
Chi phí lưu kho=
12

Chất dẻo Aromatic trong kho có 1059 thùng, mỗi thùng nặng 200kg nên mỗi pallet đựng
tối đa 4 thùng và mỗi tầng của kệ chứa 8 thùng. Vì vậy cần cần 265 pallet gỗ và 22 kệ sắt.
Cao lanh trong kho có 1181 bao, mỗi bao nặng 200kg nên mỗi pallet đựng tối ta 5 bao và
mỗi tầng của kệ chứa được 5 bao, mỗi kệ sắt có 6 tầng. Vì vậy, cần 237 pallet gỗ và 40 kệ
sắt.

Lưu huỳnh trong kho có 2779 bao, mỗi bao nặng 100kg nên mỗi pallet đựng tối đa 5 bao
và mỗi tầng của kệ chứa 5 bao. Vì vậy cần cần 555 pallet và 46 kệ sắt.

P3 ×Q 3 + P4 × Q 4
Chi phí lưu kho=
12

Thép có 175 bó với 200 cây/1 bó. Mỗi tầng kệ chứa được 1 bó, khối lượng 1 bó là
2701kg. Như vậy, ta cần 5 kệ sắt tay đỡ.

P5 ×Q 5
Chi phí lưu kho=
12

5.5. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MRP

CHƯƠNG 6: BỐ TRÍ LẠI MẶT BẰNG NHÀ KHO

6.1. DÙNG MÔ HÌNH ABC ĐỂ PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU


6.1.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình ABC

- Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng nhằm xác định mức độ quan trọng
của hàng hóa tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị
nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau.
- Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto – 20% hàng hóa đem
lại 80% doanh số. Hoặc nói cách khác: chỉ cần kiểm soát chặt chẽ 20% danh điểm
hàng hóa này thì có thể kiểm soát 80% toàn bộ hệ thống.
- Hàng hóa được khuyến cáo chia thành 3 thể loại:
 A là hàng có giá trị, đem lại 80% chỉ tiêu bán hàng.
 B là hàng trung gian, đem lại 15% chỉ tiêu bán hàng.
 C là hàng ít giá trị, chỉ đem lại 5% chỉ tiêu bán hàng.

6.1.2. Áp dụng ABC để phân loại nguyên vật liệu ở công ty DRC

ST Tên nguyên Đơn Tổng giá trị % giá % tích


Nhu cầu Loại
T vật liệu giá hàng quý trị lũy

1 Cao su B41 3975268 55540 55838250000 47.71 47.71 A

2 Cao su H41 1040628 55000 13991730000 12.37 60.08 A

3 Cao su M41 990227 48000 11882740000 10.27 70.35 A

4 Cao su D41 239280 45000 10767600000 9.66 80.01 A

Chất hóa
5 847516 7260 1541770000 1.33 81.34 C
dẻo

6 Cao lanh 944800 29413 6823816000 6.01 87.35 B

7 Lưu huỳnh 1111440 24318 6616928000 5.84 93.19 B


ST Tên nguyên Đơn Tổng giá trị % giá % tích
Nhu cầu Loại
T vật liệu giá hàng quý trị lũy

8 Than N220 18880 10554 44590650 0.04 93.23 C

9 Than N330 12660 10554 33245100 0.03 93.26 C

10 Than N550 11280 10554 28495800 0.03 93.29 C

11 Thép HQ 1892660 10475 4682849000 4.28 97.57 C

12 Vải 421490 26623 2770789000 2.43 100 C

1226046 46273360000
Tổng
0 0

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ KHO

7.1. QUẢN LÝ KHO THEO MÔ HÌNH LIFO

7.1.1. Khái niệm

LIFO là viết tắt của “Last-in-first-out” là một phương pháp xuất nhập kho trong đó
hàng hóa nhập vào kho gần nhất sẽ được ưu tiên xuất kho trước và do đó các hàng hóa
mới được sử dụng trước, được ưu tiên hơn hàng hóa cũ.
- Đối tượng sử dụng mô hình LIFO
 Áp dụng với các hàng hóa, thiết bị không mất giá theo thời gian: Than, dầu
mỏ, vật liệu,… giá cả của chúng biến đổi theo cung cầu của thị trường.
 Các hàng hóa không biến đổi về mặt số lượng, chất lượng khi lưu trữ theo thời
gian.

7.1.2. Ưu và nhược điểm của mô hình LIFO

7.1.2.1. Ưu điểm

- Tiết kiệm được không gian lưu trữ, và thời gian xoay lô.
- Có thể điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với giá thành sản phẩm gần đây
nhất. Có lợi về doanh thu, lợi nhuận.
- Ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá thị trường đối với mặt hàng sản xuất vì
chi phí sản xuất được tính ở mức mới nhất nên giảm rủi ro lỗ.

7.1.2.2. Nhược điểm

- Hàng tồn kho bị tích trữ lâu năm.


- Thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong điều kiện lạm phát.
- Hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Việc đánh giá
giảm này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm thấp hơn so với thực tế
hàng tồn kho.
7.2. ỨNG DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA TRONG KHO
7.2.1. Tổng quát về mã vạch
7.2.1.1. Khái niệm
Mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa
trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể
hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Mã QR Code là chữ viết tắt của
Quick Response Code (mã phản hồi nhanh) hay còn gọi là mã vạch ma trận, là dạng mã
vạch 2 chiều (2D) thê hệ mới có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại
thông minh. Do vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào (gắn) cho một mã duy nhất để
phân biệt sản phẩm.
7.2.1.2. Công dụng của mã vạch
Công dụng của mã vạch trong tồn kho là:
- Sử dụng mã vạch cho phép xác định nhanh chóng số lượng hàng hóa trong kho.
Mỗi lần có một sản phẩm bán ra, nó sẽ được tự động trừ ra khỏi số hàng hóa hiện
có.
- Mã vạch có thể nhận dạng tự động nhằm thay thế ghi chép bằng tay nên tiết kiệm
thời gian, giảm lực lượng lao động dẫn đến năng suất cao hơn gấp nhiều lần.
- Trợ giúp quyết định việc nhập hàng.
- Giảm được 90% thiệt hại do hàng tồn quá lâu, hàng bị giảm giá.

7.2.1.3. Quy trình sử dụng mã vạch


- Quy trình sử dụng: Để sử dụng mã vạch và lưu thông sản phẩm hàng hóa trên thị
trường thì doanh nghiệp cần:
 Một chiếc máy in nhãn.
 Một máy quét QR Code.

Sử dụng công nghệ in mã vạch rất đơn giản, chi phí bỏ ra ít mà có thể quản lý và
kiểm soát hàng hóa một cách dễ dàng.

- Chi phí bỏ ra:


 Chi phí mua máy quét mã vạch: 1,850,000VNĐ
 Chi phí mua máy in: 2,300,000VNĐ

7.2.2. Ứng dụng mã QR Code vào quản lý kho nguyên vật liệu của công ty

7.2.2.1. Cách thiết kế mã QR Code

Mã vạch được in theo dạng KXDDMMYYYY

Trong đó:

K: Khu vực loại sản phẩm

X: Kí hiệu nguyên vật liệu

DD: Ngày nhập nguyên vật liệu

MM: Tháng nhập nguyên vật liệu

YYYY: Năm nhập nguyên vật liệu

Kí hiệu của nguyên vật liệu

STT Tên nguyên vật liệu Ký hiệu

1 Cao su B41 CSB41

2 Cao su H41 CSH41

3 Cao su M41 CSM41


4 Cao su D41 CSD41

5 Cao lanh CL

6 Lưu huỳnh LH

7 Thép Hàn Quốc TH

8 Vải V

9 Chất hóa dẻo HD

10 Than N220 TN220

11 Than N330 TN330

12 Than N550 TN550

Tạo mã quét QR cho các nguyên vật liệu


Tên Nhập
Khu Số
STT nguyên Ký hiệu UPC QR code
vực Ngày Tháng Năm lượng
vật liệu

Cao su
1 A CSB41 28 12 2020 ACSB4128122020
B41

Cao su
2 A CSH41 28 12
H41

Cao su ACSH412812202 ACSM410101202


3 A CSM41 28 2020
M41 0 0

Cao su
4 A CSD41 28 12 2020 ACSD4128122020
D41
5 Cao lanh B CL 14 12 2020 BCL14122020

6 Lưu huỳnh B LH 28 12 2020 BLH28122020

Thép Hàn
7 C TH 28 12 2020 CTH28122020
Quốc

8 Vải C V 28 12 2020 CV28122020

Chất hóa
9 C HD 14 12 2020 CHD14122020
dẻo
10 Than N220 C TN220 28 12 2020 CTN22028122020

11 Than N330 C TN330 28 12 2020 CTN33028122020

12 Than N550 C TN550 28 12 2020 CTN55028122020


7.2.2.2. Quản lý tồn kho bằng mã QR

a. Quá trình nhập nguyên vật liệu trong nhà kho bằng mã QR

Sau khi đặt đơn hàng từ nhà cung cấp thì quản lý kho sẽ chuẩn bị hồ sơ trước khi hàng hóa nhập kho. Các nguyên vật
liệu sau khi vận chuyển đến sẽ được kiểm tra cả số lượng và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì làm các
công đoạn tiếp theo. Sản phẩm nào không đạt chuẩn sẽ tra lại nhà cung cấp.
Các nguyên vật liệu đạt chuẩn sau đó được dán tem mã vạch của công ty và nhân viên quản lý kho sử dụng phần mềm
xuất nhập hàng để kiểm soát số lượng hàng nhập kho bằng cách tít vào mã số vừa dán trên mỗi nguyên vật liệu và số lượng
này sẽ được lưu tự động và hệ thống.
Sau đó, nguyên vật liệu được đem đi nhập kho.
b. Quá trình xuất nguyên vật liệu trong nhà kho bằng mã QR
Nguyên vật liệu chuẩn bị xuất kho đem đi sản
xuất sẽ được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng trong nhà kho

Khi qua cửa nhà kho, người quản lý kho sẽ dùng dùng máy quét tít và mã vạch có sẵn ở các nguyên vật liệu. Khi đó, hệ
thống sẽ tự động trừ số lượng nguyên vật liệu vừa mới xuất kho cũng như tự động cập nhật lai lượng nguyên vật liệu còn lại
trong kho nhằm kiểm soát một cách tối ưu nhất.

You might also like