You are on page 1of 130

LỜI CAM KẾT

Tên tác giả : Trần Anh Toàn

Học viên cao học : CH22Q11

Người hướng dẫn 1: TS. Lê Xuân Quang

Người hướng dẫn 2 : PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

Tên đề tài luận văn: "Nghiên cứu xác định khả năng chịu tải của môi

trường nước và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn tài

nguyên nước mặt LVS Vu Gia- Thu Bồn".

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư

liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ

quan nhà nước.Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên quan

nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn

rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Những nội

dung và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực, nếu vi phạm tôi xin

hoàn toàn chịu trách nhiệm.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................3
2.1 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
2.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................3
3.1 Cách tiếp cận .........................................................................................................3
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA LVS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ............................6
1.1 Tổng quan các phương pháp xác định khả năng chịu tải của LVS trên thế giới ..6
1.1.1 Các nghiên cứu tại Mỹ .......................................................................................6
1.1.2 Nghiên cứu tại Trung Quốc..............................................................................18
1.1.3 Nghiên cứu tại Úc ............................................................................................20
1.2 Tổng quan các phương pháp xác định khả năng chịu tải của LVS trong nước ..20
1.3 Nhận xét chương 1 ..............................................................................................35
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
LVS VU GIA-THU BỒN ........................................................................................37
2.1 Xác định các nguồn xả thải .................................................................................37
2.1.1 Hiện trạng môi trường của lưu vực ..................................................................37
2.1.2 Phân chia hệ thống khu sử dụng nước trong công nghiệp ...............................41
2.1.3. Phân chia hệ thống khu sử dụng nước trong sinh hoạt ...................................43
2.1.4. Phân chia hệ thống khu sử dụng nước cho chăn nuôi .....................................43
2.1.5. Phân chia hệ thống khu sử dụng nước cho thủy sản .......................................43
2.1.6. Dòng chảy hồi quy của các khu tưới ...............................................................43
2.2 Chất lượng môi trường nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ..........................43
2.2.1 Các điểm quan trắc và thông số quan trắc .......................................................44
2.2.2 Yêu cầu chất lượng môi trường nước theo các mục đích sử dụng...................62
2.2.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ...........................................................65
2.3 Nhận xét chung ...................................................................................................68
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI LVS VU GIA – THU BỒN
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM .............................71
3.1. Mạng lưới sông suối và cửa sông.......................................................................71
3.1.1. Mạng lưới sông ngòi .......................................................................................71
3.1.2. Cửa sông ..........................................................................................................73
3.2. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn ............................................................74
3.2.1 Tình hình tài liệu ..............................................................................................74
3.3 Mô hình thủy lực kiệt hệ thống sông ..................................................................78
3.3.1 Phương pháp tính toán .....................................................................................78
3.3.2. Sử dụng mô hình tính toán ..............................................................................80
3.3.3. Mô hình MIKE 11- Thủy lực dòng chảy ........................................................80
3.3.4. Mô hình MIKE 11 –Ecolab .............................................................................86
3.3.4.1. Giới thiệu mô hình .......................................................................................86
3.3.4.2 Hiệu chỉnh mô hình và kiểm định .................................................................88
3.4 Xác định lưu lượng kiệt ứng với tần suất 85 % ..................................................92
3.4.1 Trường hợp hiện tại ..........................................................................................92
3.4.2. Trường hợp dự báo đến 2020 ..........................................................................96
3.5 Xác định khả năng chịu tải ..................................................................................97
3.5.1 Công thức xác định khả năng chịu tải ..............................................................97
3.5.2 Xác định khả năng chịu tải trong trường hợp hiện tại .....................................99
3.5.3 Dự báo đến năm 2020 khả năng chịu tải của LVS Vu Gia - Thu Bồn ..........107
3.6. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên LVS Vu Gia- Thu
Bồn ..........................................................................................................................114
3.7. Nhận xét chương 3 ...........................................................................................117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................118
1.KẾT LUẬN ..........................................................................................................118
2.KIẾN NGHỊ .........................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................120
a. Tài liệu trong nước ..............................................................................................120
b. Tài liệu nước ngoài..............................................................................................121
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí hạ lưu của lưu vực sông Fox .............................................................9
Hình 1.2: Nở trầm tích ở hạ lưu vịnh Green sau 3 inches nước mưa trong tháng tư
năm 2011 .....................................................................................................................9
Hình 1.3: Hồ Tahoe ...................................................................................................10
Hình 1.4: Xả trung bình hàng ngày, tập trung các phân tử năm 1985 và 1986 ........13
Hình 1.5 - 1.6: Khả năng tiêp nhận BOD sông VCĐ năm 2009; 2020 ....................29
Hình 2.1:Cầu Rồng trên sông Hàn ............................................................................45
Hình 2.2: Cầu Nguyễn Văn Trỗi trên sông Hàn .......................................................46
Hình 2.3: Cầu Tuyên Sơn trên sông Hàn ..................................................................47
Hình 2.4: Sông Cẩm Lệ tại vị trí bến đò Su ..............................................................47
Hình 2.5:Cửa vào cống lấy nước cấp nhà máy nước Cầu Đỏ ...................................48
Hình 2.6: Sông Túy Loan xã Hòa Phan huyện Hòa Vang ........................................49
Hình 2.7: Sông Đò Toản tại phường Khuê Mỹ Quận Ngũ Hành Sơn ......................49
Hình 2.8: Đập Dâng An Trạch trên sông Yên tại xã Hòa Tiến .................................50
Hình 2.9: Cửa Đại tỉnh Quảng Nam..........................................................................51
Hình 2.10: Sông Thu Bồn xã Duy Châu huyện Duy Xuyên .....................................52
Hình 2.11: Sông Thu Bồn tại xã Đại Cường huyện Ái Nghĩa ..................................52
Hình 2.12: Sơ đồ vị trí quan trắc và lấy mẫu ............................................................62
Hình 2.13: Biểu đồ hàm lượng TSS và Coliform đợt 1 ngày 10/9/2013 ..................68
Hình 2.14: Biểu đồ hàm lượng TSS và Coliform đợt 2 ngày 21/4/2014 .................. 70
Hình 2.15: Biểu đồ DO, COD, BOD5 đợt 1 ngày 10/9/2013 ...................................70
Hình 3.1: Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn lưu vực Vu Gia - Thu Bồn...80
Hình 3.2: Sơ đồ tính toán thủy lực mạng sông Vu Gia – Thu Bồn ........................... 85

Hình 3.3: Đường quá trình đo tại các vị trí trên sông Vu Gia trong giai đoạn mô
phỏng 02/09/2013 đến 14/09/2013 ........................................................................... 90
Hình 3.4: Đường quá trình đo tại các vị trí trên sông Thu Bồn trong giai đoạn mô
phỏng 02/09/2013 đến 4/09/2013............................................................................. 90
Hình 3.5: So sánh giá trị DO giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu 10h
ngày 10/09/2013 ........................................................................................................ 90
Hình 3.6: So sánh giá trị BOD 5 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu
10h ngày 10/09/2013 ................................................................................................. 91
Hình 3.7: So sánh giá trị NH 4 + giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu 10h
ngày 10/09/2013 ........................................................................................................ 91
Hình 3.8: So sánh giá trị NO 3 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu 10h
ngày 10/09/2013 ........................................................................................................ 91
Hình 3.9: So sánh giá trị DO giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu 10h
ngày 21/04/2014 ........................................................................................................ 92
Hình 3.10: So sánh giá trị BOD 5 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu
10h ngày 21/04/2014 ................................................................................................. 92
Hình 3.11: So sánh giá trị NH 4 + giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu
10h ngày 21/04/2014 ................................................................................................. 93
Hình 3.12: So sánh giá trị NO 3 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy mẫu 10h
ngày 21/04/2014 ........................................................................................................ 93
Hình 3.13: Biều đồ khả năng tiếp nhận BOD của LVS ..........................................113
Hình 3.14: Biều đồ khả năng tiếp nhận COD của LVS ..........................................113
Hình 3.15: Biều đồ khả năng tiếp nhận NH4+ của LVS ........................................114

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Licit vực sông John Day 303 (d) Nguồn dữ liệu tại TMD: Phương pháp
DEQ (Department of Environmental Quality) ............................................................7
Bảng 1.2: Tổng tải trọng tối đa của lưu vực sông John Day: Phương pháp EPA
(Environmental Protection Agency) ...........................................................................8
Bảng 1.3: Hệ số biến đổi của tải trọng tức thời ........................................................14
Bảng 1.4: Độ không chính xác và sai lệch của bốn phương pháp tính tải trọng, từ
thử nghiệm Monte Carlo của 40 mẫu vẽ. 200 lần với sự thay thế từ bộ dữ liệu chất
lượng nước của 89 mẫu (1985) và 136 mẫu (1986) ..................................................17
Bảng 1.5: Tóm tắt các điểm đường cong kết quả hồi quy, cho 200 điểm hồi quy của
nhật ký Log Ci vs. Log Qi, với n = 40 ......................................................................18
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ..............................56
Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan môi trường trên LVS Vu Gia- Thu bồn ..................58
Bảng 2.3:Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ...................................62
Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng nước mặt sông Vu Gia – Thu Bồn đợt 1
tháng 9/2013 ..............................................................................................................66
Bảng 2.5: Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng nước mặt sông Vu Gia – Thu Bồn đợt 2
tháng 4/2014 ..............................................................................................................67
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái sông chính vùng nghiên cứu .....................................73
Bảng 3.2: Mạng lưới các trạm đo khí tượng thuỷ văn lưu vực Vu Gia - Thu Bồn ..76
Bảng 3.3: Thống kê các trạm thủy văn trong vùng ...................................................78
Bảng 3.4: Kết quả mực nước thực đo và tính toán mô phỏng .................................. 86
Bảng 3.5: Kết quả mực nước thực đo và tính toán kiểm định mô hình .................... 87
Bảng 3.6: Lưu lượng dòng chảy 9/2013 ...................................................................93
Bảng 3.7: Lưu lượng dòng chảy 4/2014 ...................................................................95
Bảng 3.8: Lưu lượng dòng chảy kiệt (85%) đến 2020 ..............................................97
Bảng 3.9: Kết quả tính khả năng tiếp nhận BOD 5 của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn (thời điểm 9/2013)....................................................................................100
Bảng 3.10: Kết quả tính khả năng tiếp nhận BOD 5 của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn (thời điểm 4/2014)....................................................................................101
Bảng 3.11:Kết quả tính khả năng tiếp nhận COD của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn (thời điểm 9/2013)....................................................................................102
Bảng 3.12: Kết quả tính khả năng tiếp nhận COD của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn (thời điểm 4/2014)....................................................................................103
Bảng 3.13: Kết quả tính khả năng tiếp nhận NH 4 + của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn (đợt 9/2013) ..............................................................................................103
Bảng 3.14: Kết quả tính khả năng tiếp nhận NH 4 + của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn (đợt 4/2014) ..............................................................................................104
Bảng 3.15: Kết quả tính khả năng tiếp nhận TSS của nguồn nước sông Vu Gia –Thu
Bồn (đợt 9/2013) .....................................................................................................105
Bảng 3.16: Kết quả tính khả năng tiếp nhận TSS của nguồn nước sông Vu Gia –Thu
Bồn (đợt 4/2014) .....................................................................................................106
Bảng 3.17: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận BOD 5 của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn ..........................................................................................................108
Bảng 3.18: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận COD của nguồn nước sông Vu Gia
–Thu Bồn .................................................................................................................108
Bảng3.19: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận NH 4 + của nguồn nước sông Vu Gia
–Thu Bồn .................................................................................................................110
Bảng 3.20: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận TSS của nguồn nước sông Vu Gia
–Thu Bồn .................................................................................................................111

CHỮ VIẾT TẮT

LVS Lưu vực sông

BOD 5 Lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh
hóa do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải nói

riêng) gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện

nhiệt độ là 20°C

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

COD Lượng oxy cần thiết để ô xy hóa các chất hữu cơ và vô cơ có

trong nước

DO Lượng ô xy hòa tan trong nước

NCN Nhu cầu nước

DCTT Dòng chảy tối thiếu

KNCT Khả năng chịu tải

TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Khả năng chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp nhận các lọai
chất thải tối đa mà vẫn đáp ứng các yêu cầu chất lượng cho những mục đích
sử dụng được quy định tại khu vực nghiên cứu (duy trì cân bằng sinh thái,
đảm bảo các mức chất lượng cho mục đích tưới tiêu, sinh họat).
Do đó việc tìm hiểu về khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của
lưu vực sông là rất cần thiết để có thể phát triển và bảo vệ môi trường lưu vực
sông. Hiện nay, phép phân tích khả năng chịu tải là một hướng tiếp cận mới
và đang phổ biến trên thế giới nhằm ngăn ngừa sự quá tải môi trường gây ra
bởi hoạt động của con người.
Cùng với sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện
đại hóa, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng đang bị tác động rất lớn. Chất lượng nước các con sông
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến khả năng tiếp nhận chất thải của
chúng cũng bị mất dần, vùng thượng lưu cũng như hạ lưu các con sông đã
chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp và công nghiệp…khi chất thải lớn hơn khả năng tự làm sạch
của sông sinh ra sức chịu tải của sông. Phương pháp xác định khả năng chịu
tải của lưu vực sông trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu khoa học trong
nước và thế giới vô cùng quan tâm.
Hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn
ở miền duyên hải Trung Bộ Việt Nam với tổng diện tích lưu vực 10.350 km2
nằm trên địa phận 3 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Kon Tum. Sông bắt nguồn
từ địa bàn tỉnh Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng đổ ra
biển Đông ở hai cửa biển là Cửa Đại và Cửa Hàn. Toàn bộ lưu vực nằm ở
2

sườn Đông Trường Sơn có tiềm năng lớn về đất đai, tài nguyên nước, thuỷ
năng và rừng.
Lưu vực nằm ở trung độ của đất nước, có Đà Nẵng là thành phố trực
thuộc Trung ương, là đầu mối quan trọng của vùng có mạng lưới giao thông
hàng không, đường sắt, đường bộ Bắc- Nam lên Tây Nguyên, sang Lào, có
cảng biển thuận tiện giao lưu quốc tế. Trong vùng có nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp như bán đảo Sơn Trà, Đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, có di sản văn
hoá thế giới như Hội An, Mỹ Sơn…Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, được Đảng và Nhà
Nước quan tâm, tập trung đầu tư cao nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình
phát triển kinh tế- xã hội. Các khu công nghiệp Liên Chiểu - Hoà Khánh - Đà
Nẵng - Điện Ngọc - Điện Nam đã và đang đi vào sử dụng và khai thác thu hút
đầu tư trong, ngoài nước là những thuận lợi và cơ hội rất lớn cho phát triển
nền kinh tế lưu vực.
Tuy nhiên, do những đặc thù chung của Miền Trung, điều kiện tự nhiên
của lưu vực Vu Gia - Thu Bồn cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh
tế- xã hội. Địa hình lưu vực khá phức tạp, phần lớn là núi cao, bị chia cắt
mạnh, độ dốc lớn, khó xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông thuỷ lợi.
Thời tiết khắc nghiệt, chất lượng thảm thực vật bị suy giảm, thiên tai bão lũ
luôn xảy ra và có xu hướng ngày càng ác liệt. Mưa lũ lớn gây xói mòn đất,
xói lở bờ và cắt dòng sông, gây úng ngập và lũ lụt nghiêm trọng, trong khi
mùa khô ít mưa gây khô hạn nặng.
Trong những năm gần đây, nhánh Quảng Huế nối giữa sông Vu Gia và
Thu Bồn liên tục bị sạt lở, đổi dòng nên phần lớn lượng nước từ Vu Gia đã
được chuyển sang sông Thu Bồn sẽ gây ngập lụt nghiêm trọng cho Hội An về
mùa lũ và thiếu nước cho vùng hạ lưu Vu Gia về mùa kiệt.
3

Ngoài ra, sau khi xây dựng hệ thống các hồ chứa lớn đặc biệt việc
chuyển nước của thủy điện Đakmi 4, đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho
hạ du. Nước chuyển nhiều hơn về phía Thu Bồn đã làm cho phía Vu Gia dòng
chảy kiệt suy giảm mạnh, mực nước giảm sút nghiêm trọng, mặn xâm nhập
cao, uy hiếp các nhà máy cấp nước chính cho TP. Đà Nẵng, hậu quả đến nông
nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp… là rất lớn.
Dòng chảy suy giảm còn làm ở hạ lưu đập thủy điện, ở hạ du của sông
Vu Gia- Thu Bồn còn là nguy cơ gây ra các ẩn họa về môi trường. Nước về
hạ du trở nên quá đục và đặc biệt tốc độ phát triển rất nhanh của các khu công
nghiệp ở Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ làm gia tăng mức độ xả thải. Trong khi,
các cơ quan ban ngành vẫn còn đang tranh cãi nhau về quy hoạch, về vận
hành của hệ thống thủy điện hợp lý… nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của vùng trong tương lai.
Vì vậy xác định khả năng chịu tải của LVS Vu Gia- Thu Bồn nhằm đề
xuất các giải pháp khai thác hiệu quả bền vững lưu vực sông trong tương lai
là rất cần thiết và cấp bách.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Xác định được khả năng chịu tải của LVS Vu Gia- Thu Bồn làm cơ sở
làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý khai thác hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn.
Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên lưu vực sông Vu
Gia – Thu Bồn
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cách tiếp cận
4

- Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu liên quan
đến đề tài luận văn.
- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể
đến chi tiết, đầy đủ và hệ thống.
- Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới mô hình hóa, các phương
pháp nghiên cứu tiên tiến trên thế giới và trong nước về xác định khả năng
chịu tải.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan, phân
tích thống kê các tài liệu.
- Phương pháp kế thừa: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kết quả
nghiên cứu trong và ngoài nước và kế thừa có chọn lọc của các kết quả này
thông qua các thư viện trong nước, mạng internet, các báo cáo khoa học, báo
cáo đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước và môi trường của các
cơ quan chuyên môn, định hướng phát triển kinh tế của vùng.
- Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành đi thực địa để tìm hiểu sự
biến động của các hệ sinh thái cũng như các ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động khác về kinh tế, xã hội bằng cách phỏng vấn, đo đạc bổ sung…
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Phân tích chất lượng
nước theo các chỉ số cơ bản để làm cơ sở xác định khả năng chịu tải của LVS
Vu Gia- Thu Bồn;
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia đa ngành để xem xét và
giải quyết bài toán dưới góc độ tổng hợp.
- Phương pháp mô hình hóa:Ứng dụng mô hình NAM; MIKE 11 trong
xác định mưa dòng chảy và lưu lượng kiệt của lưu vực sông Vu Gia- Thu
Bồn;
5

4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC


- Xác định được khả năng chịu tải của LVS Vu Gia Thu Bồn
- Đề xuất được được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên lưu vực sông
Vu Gia – Thu Bồn
6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA LVS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1 Tổng quan các phương pháp xác định khả năng chịu tải của LVS trên
thế giới
1.1.1 Các nghiên cứu tại Mỹ
Báo cáo chất lượng nước: “ Kế hoạch quản lý chất lượng nước và
tổng tải trọng tối đa hàng ngày của lưu vực sông John Day” (Nhóm tác giả:
Don Butcher, với sự hỗ trợ của Julia Crown, Kevin Brannan, KotoKishida
Phụ lục: Julia Crown (A & B), Don Butcher ( C ), Kevin Brannan(D & E),
Shannon Hubler (F)- Văn phòng Môi trường chất lượng nước của tiểu bang
Oregon, 811 SW 6th Avenue Portland, OR 97204 1-800-452-4011).
Văn phòng môi trường chất lượng nước đã làm việc tại các lưu vực
sông John Day ( Lưu vực sông Jonh Day thuộc quận Clatsop – Tây Bắc tiểu
bang Oregon của Mỹ) trong nhiều năm để đánh giá chất lượng nước ở các
sông, suối. Tại một số địa điểm và thời gian, nước ở đây không còn sạch cho
con người có thể bơi, uống hoặc cho sự sống còn của các loài cá. Vấn đề liên
quan bao gồm nhiệt độ cao và mức độ vi khuẩn, nồng độ oxy thấp, đời sống
thủy sinh bị suy yếu và quá nhiều hạt mịn trầm tích lòng suối.
Đã đưa ra phương pháp xác định khả năng chịu tải của LVS John Day
thuộc quận Clatsop - Tây Bắc tiểu bang Oregon của Mỹ theo công thức sau:
LC = WLA + LAh + LAbkgd + MOS + RC [1.1]
Trong đó:
LC= Khả năng chịu tải.
WLA= Phân bổ tải trọng chất thải.
LAh= Tải trọng phân bổ từ các nguồn không đáng kể của con người
LAbkgd= Tải trọng phân bổ từ nền tự nhiên
7

MOS= Biên an toàn


RC = Công suất dự trữ, cho sự tăng trưởng dân số hoặc tăng tải của
con người
Dữ liệu hỗ trợ có sẵn từ năm 1972 đến năm 2009. DEQ thực hiện giám
sát TMDL cụ thể từ năm 2002 đến năm 2006. DEQ phân tích dữ liệu này
trong thời gian 2004-2010.
Các nhà nghiên cứu đã dùng biện pháp lấy số liệu và phân tích các chỉ
tiêu về nhiệt độ, lượng Oxy hòa tan, mức độ vi khuẩn, trầm tích, tiêu chuẩn
sinh học của lưu vực sông, từ đó lập bảng số liệu tổng hợp theo phương pháp
DEQ và phương pháp EPA.
Bảng 1.1: Licit vực sông John Day 303 (d) Nguồn dữ liệu tại TMD: Phương
pháp DEQ (Department of Environmental Quality)

Tiêu Phụ lưu Bắc Phu lưu giữa Phụ lưu dưới Phụ lưu trên Phụ lưu giao Tổng
Thông chuẩn cắt
số
Miles Đoạn Miles Đoạn Miles Đoạn Miles Đoạn Miles Đoạn Miles Đoạn

Tiêu Thuyết
29.0 2 15.8 1 14.2 2 59.0 5
chuẩn minh
sinh
học Tống
29.0 2.0 15.8 1.0 14.2 2.0 59.0 5
phụ

E. Coll
- mùa 83.0 1 83.0 1

Fecal
Vi
Confor
khuẩn 83.0 1 83.0 1
m–
Mùa
Tổng
166.0 2 166.0 2
phụ

Nước
61.7 1 61.7 1
Oxy lạnh
hòa
tan
Tổng
61.7 1 61.7 1
phụ

Cá hồi 93.4 13 66.7 7 16.3 2 176.4 22


Nhiệt
độ Sinh
44.8 5 24.4 2 69.2 7
sản
8

Môi
trường
sống 81.6 6 40.6 1 8.6 1 130.8 8
nước
lạnh

Nuôi
362.3 27 100.3 15 290.2 15 341.2 31 61.7 1 1155.7 89
trồng

Khu
vực di 181.6 1 181.6 1

Tổng
582.1 51 232.0 25 290.2 15 366.1 34 243.3 2 1713.7 127
phụ

Tổng số Miles 611.1 232.0 306.0 380.3 471.0 2000.4

Tổng số đoạn 53 25 16 36 5 135

Bảng 1.2: Tổng tải trọng tối đa của lưu vực sông John Day: Phương pháp
EPA (Environmental Protection Agency)
Thông sổ Phu lưu Phụ lưu Phụ lưu Phu lưu Phụ lưu Tổng
Bắc giữa dưới trên giao cắt

Vi khuẩn 1 1
Oxy hòa tan 1 1
Nhiệt độ 46 23 15 34 2 120
Tổng số đoạn 46 23 15 34 4 122
Báo cáo chất lượng nước: “Sức chịu tải đa hàng ngày và kế hoạch quản lý
nguồn nước dựa trên việc phân tích chỉ số photpho và tổng chỉ số chất rắn lơ
lửng trong vùng hạ lưu lưu vực sông Fox và hạ lưu vịnh Green”.
Sông Mississippi là một con sông ở Bắc Mỹ. Sông có chiều dài là 6.275
km (3.900 dặm) từ hồ Itasca đến Vịnh Mexico, sông Mississippi được công
nhận là hệ thống sông dài thứ 3 trên thế giới. Sông Mississippi hợp lưu với
một loạt các phụ lưu như : Minnesota, Saint croix, cannon, lllinois... trong đó
sông Fox là một phụ lưu của sông lllinois.
9

Vịnh Green ( Green Bay) ở tiểu bang Wisconsin nước Mỹ.

Hình 1.1: Vị trí hạ lưu của Hình 1.2: Nở trầm tích ở hạ lưu vịnh Green sau
lưu vực sông Fox 3 inches nước mưa trong tháng tư năm 2011
Tháng 3 năm 2012, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (The United States
Environmental Protection Agency (EPA)) đã nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm chất
lượng nước của hạ lưu lưu vực sông Fox và hạ lưu vịnh Green. Sau một loạt các
nghiên cứu và phân tích sự liên kết của chỉ số phopho và trầm tích, điều kiện môi
trường... của hạ lưu lưu vực sông Fox và hạ lưu vịnh Green, nhóm nghiên cứu đã
đưa ra được công thức xác định sức chịu tải tối đa hàng ngày của lưu vực sông như
sau:

TMDL = ∑WLA +∑ LA + MOS [1.2]


Trong đó:
TMDL: Tổng tải trọng tối đa hàng ngày.
WLA: Phân bổ tải trọng chất thải
LA: Phân bổ tải.
MOS: Biên an toàn.
Công thức này được áp dụng rất hiệu quả trong qua trình nghiên cứu và
xác định khả năng chịu tải của các lưu vực sông.
10

“Phương pháp tính khả năng chịu tải của lưu vực hồ TAHOE ở
CALIFORNIA- NEVADA, Mỹ " ( Nhóm tác giả: Robert Coats, Fengjing Liu,
and Charles R. Goldman- Báo Hôi tài nguyên nước của Mỹ tháng 6/2012).

Hình 1.3: Hồ Tahoe

Hồ Tahoe là một hồ nước ngọt lớn ở Sierra Nevada của Hoa Kỳ - nằm
dọc theo biên giới giữa bang Califomia và Nevada, phía tây của thành phố
Carson. Độ cao bề mặt hồ: 1.897m. Diện tích: 496,2km2. Khối lượng:
11

150,7km3. Chiều dài: 35km.


Việc lấy mẫu của các dòng suối và ước tính tổng tải trọng của nitơ,
phốt pho, và phù sa lơ lửng đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực kiểm
soát các hiện tượng phú dưỡng của hồ Tahoe. Nhóm tác giả đã sử dụng
phương pháp MonteCarlo để kiểm tra độ chính xác và sự sai lệch của bốn
phương pháp tính tổng tải trọng cho thành nitrate-nitrogen, phosphorus phản
ứng hòa tan, hạt phốt pho, tổng số phốt pho và trầm tích lơ lửng trong một
nhánh lớn của hồ. Các phương pháp xét nghiệm đều là hai hình thức: ước tính
Ratio (tỷ lệ) của Beale, mẫu trọng lượng theo giai đoạn và tỷ lệ đường cong.
Lấy mẫu chuyên sâu năm 1985 (một năm khô) và 1986 (một năm ẩm ướt)
cung cấp cơ sở cho việc ước tính tải trọng từ phương pháp xử lý số liệu đo để
so sánh, ước tính dựa trên dữ liệu thực tế ở cường độ thấp hơn, đặc trưng của
chương trình giám sát hiện nay. Kết quả cho thấy: (1) phương pháp lấy mẫu
trọng lượng theo giai đoạn là vượt trội so với các phương pháp khác cho tất cả
các thành phần trong năm 1985; và (2) cho tổng phốt pho, hạt phốt pho, và
phù sa lơ lửng, các điểm đường cong đã cho kết quả tốt nhất trong năm 1986.
Thay đổi các chương trình lấy mẫu và phương pháp tính toán tải trọng hiện
nay là cần thiết để cải thiện độ chính xác và giảm thiểu sự thiên vị của các
ước tính tổng tải phốt pho trong dòng lưu vực. (Giới hạn chính: các hệ sinh
thái thuỷ sinh, phân tích thống kê; chất lượng nước; quản lý lưu vực sông; hồ
Tahoe, hiện tượng phú dưỡng; tính toán tải trọng).
Kể từ khi chính sách sử dụng đất và các chương trình kiểm soát chất
lượng nước trong lưu vực được thực thi nhằm mục đích chủ yếu trong việc
kiểm soát hoặc giảm tải trọng của nitơ và phốt pho đến hồ, điều quan trọng là
rất nhiều dưỡng nhánh được ước tính một cách chính xác (Reuter et al.,
1999).
Về mặt khái niệm, các tính toán tải trọng của hàng loạt phụ lưu đòi hỏi phải
12

đánh giá tách rời. Tải trọng trong một khoảng thời gian nhất định giữa và
được đưa ra theo công thức sau:

L= [1.3]

Trong đó:
L: Tổng tải trọng trong khoảng thời gian từ t a đến t b .
K: Đơn vị yếu tố chuyển đổi.
Q t : Xả tức thời tại thời điểm t.
C t : Nồng độ cô đặc tức thời tại thời điểm t.
Việc xả tức thời có thể được đo bằng các kỹ thuật đo chiều dòng tiêu
chuẩn tại thời điểm lấy mẫu, và liên tục (hoặc ít nhất là hàng ngày) dữ liệu xả
thường có sẵn. Vấn đề là nồng độ của hầu hết các thành phần không thể được
đo liên tục, nhưng đã được lấy mẫu và xác định bằng phương pháp hóa học.
Sử dụng 800 tập dữ liệu cho năm 1985 và 1200 tập cho năm 1986,
nhóm tác giả đã tính tổng tải trọng cho 02 năm nước bằng 4 phương pháp
khác nhau như sau: Phương pháp ước tính tỷ lệ của Beale (The Beale's Ratio
Estimator (BRE)), Phương pháp ước tính tỷ lệ các phân tầng của Beale (The
Stratified Beale’s Ratio Estimator (SBRE)), Phương pháp lấy mẫu trọng
lượng theo giai đoạn (The Period Weighted Sample Method), Phương pháp
đánh giá đường cong (The Raiting Curve Method).
13

Hình 4a Hình 4b

Hình 4a: Xả trung bình hàng ngày, tổng P, hạt


P, và trầm tích bị đình chỉ;

Hình 4b: Chỉ ra nitrate-N và phản ứng P hòa


tan. Các điểm - đại diện cho các mẫu chất
lượng nước thực tế (được sử dụng trong các thử
nghiệm Monte Carlo), và các dòng (lines) - đại
diện cho ước tính dữ liệu đã xử lý của nồng độ
trung bình hàng ngày.

Hình 1.4: Xả trung bình hàng ngày, tập trung các phân tử năm 1985 và
1986
14

Bảng 1.3: Hệ số biến đổi của tải trọng tức thời


%
Các thành phần
Năm 1985 Năm 1986
Ni-trát (N) 103 114

Hoat tính hòa tan P 82 176

Hạt P 119 409


Tổng P 86 379
Trầm tích 251 383
(Bộ dữ liệu được sử dụng trong thứ nghiệm Mote Carlo)

• Phương pháp ước tính tỷ lệ của Beale (The Beale 's Ratio Estimator (BRE)
Trong phương pháp này, nồng độ trung bình xả trọng được nhân với
tổng lưu lượng trong khoảng thời gian xác định, và kết quả điều chỉnh bằng
cách sử dụng một yếu tố kết hợp các tỉ số của hiệp phương sai của tải với lưu
lượng phương sai của xả. Các BRE đã được lựa chọn cho nghiên cứu này vì
nó đã được sử dụng thành công để ước tính tổng tải phốt pho trong các lĩnh
vực khác. Các phương trình được sử dụng từ Cohn (1995) là:

= . . [1.4]

Trong đó:
: Xả nước trung bình trong khoảng thời gian xác định
L : Tải trọng tức thời Q i . C i

[1.5]

= [1.6]
15

[1.7]

[1.8]
N= Số lượng mẫu trong khoảng thời gian xác định.
• Phương pháp ước tính tỷ lệ các phân tầng của Beale(The Stratified
Beale's Ratio Estimator (SBRE)
Nhóm tác giả đã phân tầng dữ liệu (một hậu) theo bốn phần tư xả trung
bình hàng ngày, tính toán tải trọng riêng biệt cho từng phần, và tổng kết các
kết quả.
• Phương pháp lấy mẫu trọng lượng theo giai đoạn (The Period Weighted
Sample Method).
Trong phương pháp này, nồng độ của một cặp hai mẫu kế tiếp trong
năm nước được tính trung bình và trung bình nhân với xả tích lũy giữa các lần
lấy mẫu. Xả được lấy từ các bản ghi của USGS xả trung bình hàng ngày, chia
cho ngày đó có một hoặc nhiều hơn các mẫu được lấy. Việc gia tăng kết quả
của tải được tóm tắt qua mỗi năm nước.
• Phương pháp đánh giá đường cong (The Rating Curve Method).
Nhật ký của nồng độ tức thời (logCi) đã bị thụt lùi so với nhật ký xả tức
thời (logQi). Đối với mỗi ngày trong năm nước, có nghĩa là dòng chảy ngày
đã được sử dụng để ước tính nồng độ trung bình hàng ngày, theo phương
trình:

C d =k.10a. .e2.65.MSE [1.9]


Trong đó:
Cd: nồng độ trung bình hàng ngày.
k: hệ số hiệu chỉnh đơn vị.
16

a: hằng số hồi quy.


b: hệ số hồi quy.
MSE: lỗi bình phương trung bình từ hồi quy của nhật ký Ci và nhật ký
Qi.
Điều này về cơ bản là phương pháp được sử dụng bởi các Nhóm nghiên
cứu Tahoe để tính tổng tải trọng cấu thành trong lưu vực suối, ngoại trừ việc
họ sử dụng hồi quy là log (QiCi) và log Qi. Các yếu tố e2.65.MSE là một yếu tố
điều chỉnh cho phép biển đổi sai lệch (Ferguson, 1986).
Sử dụng 200 tổng dự tải cho mỗi phương pháp, năm và kích thước
mẫu, nhóm tác giả đã tính toán, độ lệch chuẩn, các biểu thức sai lệch và thiếu
chính xác. Sai lệch cho một phương thức được định nghĩa là độ lệch của giá
trị trung bình của các ước tính tải từ các ước tính dữ liệu đã làm (theo phần
trăm của cái sau); không chính xác được định nghĩa là hệ số biến đổi của một
phương pháp (độ lệch chuẩn theo phần trăm của phương pháp giá trị trung
bình). Nhóm tác giả đã tính toán độ lệch chuẩn theo phần trăm của các ước
tính dữ liệu đã làm.
Một thống kê hữu ích để thể hiện cả sự sai lệch và thiếu chính xác của
ước lượng là gốc, có nghĩa là lỗi bình phương trung bình (RMSE), được định
nghĩa là:
RMSE= [1.10]
Trong đó:
B: độ lệch so với ước tính dữ liệu đã làm.
S:độ lệch chuẩn của mẫu (Dolan etal., 1981).
Thống kê này được tính toán cho tất cả các thành phần, phương pháp
và cỡ mẫu.
17

Bảng 1.4: Độ không chính xác và sai lệch của các phương pháp tính tải
trọng, từ thử nghiệm Monte Carlo của 40 mẫu vẽ. 200 lần với sự thay thế từ
bộ dữ liệu chất lượng nước của 89 mẫu (1985) và 136 mẫu (1986)

1985 1986
Mẫu Vẽ Sai Bình Vẽ độ Vẽ Sự sai Lỗi
vẽ độ theo lệch phương lệch theo lệch bình
lệch % theo trung chuẩn % của theo phương
chuẩn của % của bình % theo các % của trung
theo % các các của các % của ước các bình %
của giá ước ước ước giá trị tính ước của các
trị tính tính tính dữ trung dữ tính ước
trung dữ dữ liệu bình liệu dữ tính dữ
bình liệu liệu liệu liệu
Ni- trát
(N)
BRE 9.5 11.9 25.0 27.7 8.0 8.9 12.0 15.0
SBRE 8.8 9.9 11.3 15.4 8.6 10.2 18.3 20.9
PWS 4.3 4.2 -2.3 4.8 8.3 8.3 -0.6 8.3
RC 10.8 14.4 33.3 36.3 12.6 14.7 16.4 22.0
t tính
hòa tan
p
BRE 5.5 5.7 3.0 6.4 9.5 11.6 21.8 24.7
SBRE 5.1 5.4 4.6 7.0 7.7 9.2 19.3 21.4
PWS 5.1 52 1.3 5.3 5.5 5.7 3.0 6.5
RC 4.8 5.2 8.7 10.2 6.0 6.5 7.1 9.6
Hạt p

BRE 11.1 16.8 51.8 54.4 48.6 161 231 282


SBRE 10.5 13.8 31 2 34.1 47.2 132 178 222
PWS 14.1 15.1 7.3 16.8 48.9 56.2 14.9 58.1
RC 10.3 12.5 21.3 24.7 23.5 19.4 -17.6 26.2
Tổng p
BRE 7.2 8.6 20.4 22.1 43.6 138 216 256
18

SBRE 6.7 8.1 19.8 21.4 40.9 112 174 207


PWS 7.4 8.0 8.7 11.9 38.6 48.6 26.0 88.1
RC 6.8 8.3 21.5 23.0 22.8 24.2 7.5 25.6
Trầm
tích
BRE 30.0 74.3 150 168 43.4 149 244 286
SBRE 29.1 61.0 109 125 42.3 121 186 222
PWS 23.5 28.3 20.2 34.8 43.5 53.8 23.6 58.8
RC 21.4 33.3 55.3 64.6 22.8 22.2 -3.1 22.4

Bảng 1.5: Tóm tắt các điểm đường cong kết quả hồi quy, cho 200
điểm hồi quy của nhật ký Log Ci vs. Log Qi, với n = 40
1985 1986
Phần trăm
Trung Phần trăm hồi Trung
hồi quy
bình R2 quy đáng kể tại bình R2
đáng kể tại
Ni.trát (N) 0.33 98 0.14 66.5
Hoạt tính hòa tan (P) 0.05 15 0.03 8.5
Hạt P 0.52 100 0.58 100
Tổng P 0.03 3.5 0.25 91.5
Trầm tích 0.56 100 0.64 100

1.1.2 Nghiên cứu tại Trung Quốc


Một trong các công trình là nghiên cứu của Long Ánh Tiên (Long
Yingxian) và CTV, Viện Khoa học môi trường Nam Trung Hoa, về sức chịu
tải môi trường của vịnh Bột Hải dựa vào tính toán khả năng tiếp nhận của
vịnh biển đối với các tác nhân ô nhiễm điển hình: DIN (các nitơ vô cơ hòa
tan), COD (nhu cầu oxy hóa học) và dầu mờ. Từ kết quả xác định khả năng
chịu tải của vịnh Bột Hải (25% và 33% diện tích vùng xả thải sẽ quá mức
19

chịu tải DIN vào các năm 2015 và 2020) các tác giả đã vận dụng lập Kế
hoạch Kiểm soát Ô nhiễm trong ĐMC cho Quy hoạch phát triển kinh tế vùng
vịnh Bột Hải.(Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề trong nghiên círu đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông
Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2) - PGS. TS. Lê Trình.
Khi nghiên cứu đánh giá sức chịu tải của môi trường nuôi trồng các loài
Hai mảnh vỏ ở vịnh Sungo- Trung Quốc, người ta xác định khả năng chịu tải
theo 2 phương pháp phổ biến: tính toán theo cách truyền thống và tính toán
theo mô hình sinh thái.
Tính toán bằng phương pháp truyền thống theo Dame và Prins (1998)
là xác định giá trị CT (available particles), PT (doubling time) và RT
(residence time) ờ những giới hạn không gian khác nhau, từ 500- 15000m.
Trong đó, CT là khả năng lọc nước của loài Hai mảnh vỏ trong một đơn vị thể
tích nhất định, PT là khả năng phục hồi số lượng tế bào của thực vật phù du
và RT là khả năng tự làm sạch của nước. Sau đó, các tác giả so sánh và đưa ra
3 điều kiện: PT < CT (1); PT > CT (2); RT < CT (3) để lựa chọn được không
gian, thời gian thích hợp cho việc duy trì ổn định số lượng loài Hai mảnh vỏ.
Tính toán bằng mô hình sinh thái, đó là tách HST thành các mô hình
nhỏ hay kết hợp mô hình vật lý - sinh địa hoá, tất cả các mô hình này đều
được đánh giá dựa trên mối tương quan giữa sự biến động môi trường với các
quá trình sinh địa hoá và sinh lý học động-thực vật (e.g. Bacher 1989,
Jorgensen et al. 1991, Bacher et al. 1998, Hawkins et al. 2002; Duarte et al.
2003). Các mô hình này chia HST thành nhiều trạng thái khác nhau (sinh khối
quần thể hai mảnh vỏ, sinh khối tảo). Dòng vật chất và năng lượng giữa các
trạng thái này được định lượng dưới dạng năng lượng sinh học (chăn nuôi).
Để xác định tính đồng nhất theo không gian, HST phải được chia thành nhiều
phần nhỏ (đơn vị nhỏ). Kích thước của mỗi phần (box) sẽ quyết định bài toán
20

không gian của mô hình. Đặc biệt, đối với kích thước mỗi đơn vị trong mô
hình HST ven biển thường có phạm vi khoảng 100-1000m.
1.1.3 Nghiên cứu tại Úc
Tại Úc, một số phương pháp phân tích chức năng đã được xây dựng,
bao gồm Phương pháp đánh giá qua kênh chuyên gia, Phương pháp tiếp cận
qua kênh khoa học và Phương pháp luận điểm chuẩn. Các phương pháp này
thu thập và nghiên cứu tất cả các yếu tố của chế độ thủy văn và hệ thống sinh
thái bởi một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và sinh thái.
Họ sử dụng các số liệu sẵn có và số liệu mới thu thập để đưa ra ý kiến đánh
giá về các hậu quả sinh thái do sự biến đổi về lưu lượng và thời điểm của
dòng chảy gây ra [12]. Những phương pháp này được áp dụng cho lưu vực
sông Murra-Darling, là sông có dòng chảy bị kiểm soát bởi các đập, nhóm
chuyên gia đã xem xét con sông một cách trực tiếp ở các dòng chảy khác
nhau tương ứng với những lượng xả khác nhau. Ngoài ra, phương pháp tổng
hợp, bao gồm các cuộc họp, gặp gỡ công khai với các bên liên quan chính
trên lưu vực sông, cũng được áp dụng cho lưu vực sông này [12]
1.2 Tổng quan các phương pháp xác định khả năng chịu tải của LVS
trong nước
Đề tài “Nghiên cứu khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm do nước thải,
khả năng tự làm sạch của các sông Sài Gòn, Đồng nai, Nhà Bè. Xây dựng cơ
sở khoa học đề xuất các phương án quản lý nước thải và quản lý các sông lớn
tại Tp. HCM' (Viện Môi trường và Tài nguyên, 1995), nghiên cứu này đã
bước đầu tính toán được khả năng tiếp nhận nước thải (sức chịu tải của môi
trường nước) (chỉ qua 02 chỉ tiêu DO và BOD) của một số sông chính trên địa
bàn Tp. HCM. Nghiên cứu đã sử dụng một số mô hình tính toán lan truyền ô
nhiễm trên cơ sở phân tích các kịch bản phát triển trong vùng. Nghiên cứu
được thực hiện dựa trên lưu lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp
21

(KCN) thải ra sông Hậu (đoạn từ Vàm cống đến cầu cần Thơ) và các kịch bản
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đến năm 2020. Với lưu lượng hiện tại,
sông Hậu chỉ có khả năng tiếp nhận nguồn nước thải từ KCN Trà Nóc và
KCN Thốt Nốt đối với các thông số BOD, COD, tổng Nitơ (TN) và không
còn khả năng tiếp nhận nguồn nước thải đối với thông số TSS và tổng phốt
pho (TP). So với các kịch bản dự báo đến năm 2020 cho thấy, khi nước thải
được xử lý đạt QCVN 40:2017 - cột A thì trong các thông số được chọn
(BOD, COD, TN, TSS và TP), sông Hậu chỉ có khả năng tiếp nhận đối với
thông số TN.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tính toán, dự báo tổng tải lượng thải
từ các KCN dựa trên kịch bản thay đổi điều kiện biên và xác định khả năng
tiếp nhận nước thải của đoạn sông, làm cơ sở cho nghiên cứu khả năng chịu
tải của tuyến sông Hậu và phục vụ cho công tác quản lý môi trường của cơ
quan chuyên môn.
• Phạm vi nghiên cứu: Nước thải từ các KCN dọc sông Hậu (đoạn từ bến
phà Vàm Cổng đến cầu cần Thơ).
• Phương pháp thu thập tài liệu: thứ cấp, dựa trên các công trình nghiên
cứu, tổng hợp các tài liệu có liên quan.
• Phương pháp thống kê và tiếp cận: dựa trên nguyên tắc quản lý tích
hợp lưu vực sông.
• Phương pháp tính toán khả năng chịu tải:
Căn cứ Thông tư 02/2009/TT- BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ
TN&MT quy định đánh giả khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước,
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với chất ô nhiễm được tính
theo phương trình sau:
• Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Ltđ=(Q +Q t )*Ct£*86,4 [1.11]
22

Trong đó:
Ltđ (kg/ngày) - tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô
nhiễm
Q (m3/s) - lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh
giá trước khi tiếp nhận nước thải, (m3/s)
Qt (m3/s) - lưu lượng nước thải lớn nhất
C (mg/1) - giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được
quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để bảo đảm mục đích sử
dụng của nguồn nước
86,4 - hệ số chuyển đổi đơn vị từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).
• Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
L = Q * c * 86,4 [1.12]
Trong đó:
L (kg/ngày) - tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
Q (m3/s): Lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh
giá trước khi tiếp nhận nước thải
C (mg/1) - giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước
trước khi tiếp nhận nước thải
86,4 - hệ số chuyển đổi đơn vị từ (m3/ s)(mg/l) sang (kg/ngày)
• Tính toán và dự báo tổng tải lượng nguồn ô nhiễm do các KCN trên địa
bàn TP. Cần Thơ thải ra sông Hậu.
a. Cơ Sở tính toán và dự báo tổng tải lượng
Các kịch bản tính toán ô nhiễm trên sông Hậu đối với 5 thông số TSS,
BOD5, COD, N tổng, P tổng dựa trên hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, hiện
trạng xả thải và xử lý nước thải công nghiệp và định hướng quy hoạch phát
triển KT-XH đến năm 2020. Lưu lượng thải từ các KCN được tính dựa vào hệ
số phát thải, nồng độ chất ô nhiễm của thông số trong nước thải.
23

- Kịch bản 1: Nồng độ thải hiện tại giữ nguyên; Cơ sở mới xử lý đạt
QCVN 40:2011 (Cột B).
- Kịch bản 2: Cơ sở cũ xử lý đạt QCVN 40:2011 (Cột B); Cơ sở mới xử
lý đạt QCVN 40:2011 (Cột B).
- Kịch bản 3: Cơ sở cũ xử lý đạt QCVN 40:2011 (Cột A).: Cơ sở mới
xử lý đạt QCVN 40:2011 (Cột A).
b. Phương pháp tính toán
*Hiện tại: Tải lượng hiện tại (Ly. a) = Lưu lượng thải hiện tại (Qh . ta )
X Nồng độ thải hiện tại c )
v hiện tại.
* Kịch bản 1.
- Tổng Tải lượng (L)=Tải lượng hiện tại (Lh.. 1 )+Tải lượng dự kiến
- Tải lượng dự kiến (L ) = Lưu lượng dự kiến (Q dự kiến) X CQC (B)
- Lưu lượng dự kiến (Q dự kiến) = Diện tích lấp đầy (S) X Hệ số nước
thải
Trong đó:
- Diện tích lấp đầy (S): với giả thiết đến 2020, 100% KCN được lấp
đầy.
Hệ số nước thải: 32m3/ha (Quy định của Bộ Xây dựng, hệ số nước là
40m3/ha.
- Lượng nước thải bàng 80% lượng nước cấp
- CQC (B): Nồng độ thải theo QCVN 40:2011 (Cột B)
- Kịch bản 2: Tồng tải lượng thải (L) = Lưu lượng thải (Q) X cọc (B)
- Kịch bản 3: Tính như kịch bản 2, thay cọc (B) bằng cọc (A)
• Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Ltn = (Ltđ-L-Lt)*Fs [1.13]
Với Lt (kg/ngày) - khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của
24

nguồn nước; L tđ > L , L được xác định ở phần trên; F - hệ số an toàn.


Nếu giá trị Ltn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp
nhận đối với chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0
có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
• Dự báo tổng tải lượng thải nguồn ô nhiễm của các khu công nghiệp
theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Dựa vào các kịch bản, tải lượng ô nhiễm đối với 5 thông số chất lượng
nước (TSS, BOD5) COD, N tổng, P tổng) khá cao, đặc biệt khi nước thải
chưa được xử lý đạt QCVN (Bảng 2).
• Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của sông Hậu đối với các KCN
* KCN Thốt Nốt
Kết quả tính toán cho thấy, trong 5 thông số được chọn đánh giá thì
TSS và TP đều có giá trị Ltn âm (dao động lần lượt từ -43.431 đến -42.965
kg/ngày và -137 đến -98 kg/ngày). Chứng tỏ sông Hậu không còn khả năng
tiếp nhận đối với thông số TSS và TP, chỉ có khả năng tiếp nhận đối với các
thông số BOD, COD, TN từ nước thải KCN Thốt Nốt.
* KCN Trà Nóc
Khả năng tiếp nhận nước thải từ KCN Trà Nóc 1 và 2 cũng tương tự
KCN Thốt Nốt, trong đó TSS và TP đều có giá trị Lt âm (dao động từ -
15.953,5 đến -15.653,5 kg/ngày và từ -59,5 đến -47,5 kg/ngày), do đó sông
Hậu chỉ có khả năng tiếp nhận đối với thông số BOD, COD, TN và không còn
khả năng tiếp nhận đối với thông số TSS và TP từ nước thải của KCN Trà
Nóc 1 và 2.
* Các Khu công nghiệp ven sông Hậu
Trong 5 thông số được chọn đánh giá, sông Hậu chỉ có khả năng tiếp
nhận nước thải đối với TN có giá trị >0 tại thời điểm hiện tại (1.114,25
kg/ngày) và kịch bản 3 (540.5 kg/ ngày). Dự báo đến năm 2020 qua kịch bản
25

1 và 2, sông Hậu sẽ không thể tiếp nhận cả 5 thông số TSS, BOD, COD, TN,
TP. Chỉ trong điều kiện lý tưởng khi toàn bộ nước thải từ các KCN đều được
xử lý đạt QCVN 40:2011 -Cột A thì sông Hậu có khả năng tiếp nhận lại đối
với thông số TN. Riêng đối với các thông số còn lại, mặc dù khả năng tiếp
nhận có chuyển biến tích cực hơn qua các kịch bản nhưng khả năng chịu tải
của sông Hậu vẫn chưa đáp ứng.
Dự báo được tải lượng nước thải từ các KCN dọc sông Hậu làm cơ sở
đánh giá khả năng chịu tải của sông Hậu đối với các thông số như TSS, BOD,
COD, TN và TP đến năm 2020. ,
Sông Hậu chỉ có khả năng tiếp nhận nước thải từ KCN Trà Nóc và
KCN Thốt Nốt đối với thống số BOD, COD và TN và không còn khả năng
tiếp nhận nước thải đối với thông số TSS và TP.
Qua các kịch bản cho thấy sông Hậu không có khả năng tiếp nhận nước
thải đối với các thông số BOD, COD, Tổng N, Tổng P và TSS từ các KCN
trên toàn tuyến sông Hậu.
[2]Đề tài KHCN07-17 của GS.TS Lâm Minh Triết “Xây dựng một số
cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp chất lượng
nước lưu vực sông Đồng Nai” đã sử dụng các mô hình toán Qual 2E, Mike để
tính toán lan truyền các chất ô nhiễm trên các thủy vực trong lưu vực, trong
đó tính toán đến các kịch bản xả thải và dùng nước trên lưu vực đến năm
2010 và 2015; Đề tài Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai của
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam có nghiên cứu về diễn biến chất lượng
nước và môi trường trên toàn lưu vực trên cơ sở sử dụng mô hình MIKE.
Cơ sở lý thuyết về tải lượng ô nhiễm: Để quản lý TNN trên LVS cần
ước tính tổng tải lượng tối đa ngày (TMDLs) mà một đoạn sông còn khả năng
tiếp nhận, nhưng vẫn đáp ứng được quy chuẩn về chất lượng nước :
TIMDLs = ∑WLA + ∑LA + MOS [1.14] , với
26

TMDLs: Tổng tải lượng tối đa ngày;


WLA: Nguồn điểm;
LA: Nguồn diện;
MOS: Hệ số an toàn.
Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày
19/03/2009 Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
đối với chất ô nhiễm theo phương trình dưới đây:

Khả năng tiếp nhận = Tải lượng ô nhiễm tối - Tải lượng ô nhiễm
của nguồn nước đối đa của chất ô nhiễm sãn có trong nguồn
với chất On nước của chất ON

Tải lượng ô nhiễm nguồn nước của:


Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm: (1) Phương pháp tính toán
thủ công; (2) Phương pháp tính tải lượng các chất ô nhiễm theo các mốc thời
gian;(3) Phương pháp mô hình hóa chất lượng nước.
Phương pháp dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải:
Nguồn điểm: (1) Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt dự báo
đến năm 2020 theo công thức:
L i = C i x Q, [1.15] với:
L i : Tải lượng của thông số i (kg/ngày.đêm);
C i : Nồng độ trung bình của thông số i (kg/m3)
Q: Lưu lượng nước thải (m3/ngày.đêm) – tổng lưu lượng nước thải sinh
hoạt và dịch vụ tối đa, tính theo số dân (người), tiêu chuẩn dùng nước bình
quân (1/người/ngày đêm) lấy theo TCXDVN 33:2006, hệ số dùng nước lớn
nhất trong ngày (1,35), tỷ lệ dùng nước cho các dịch vụ khác (15%) và hệ số
hao hụt của nguồn nước sử dụng (0,85). Nồng độ của thông số i lấy theo hệ số
của WHO cho kịch bản 1-nước thải chưa xử lý (KB1) và theo QCVN
27

14:2008/BTNMT, cột B- xử lý đạt cột B (KB2), cột A- xử lý đạt cột A (KB3)


(2) Tải lượng chất ô nhiễm i trong nước thải công nghiệp được tính toán theo
công thức: Li = 0,8 X QCN-cấp x Ci, với: 0,8 là hệ số hạo hụt nguồn nước
cấp; Ci là nồng độ trung bình của thông số i được khảo sát thực tế; QCN-cấp
(m3/ngày) là lưu lượng nước cấp tối đa trên diện tích đất công nghiệp lấp đầy
(ha), và tiêu chuẩn cấp nước tối đa (45m3/ngày/ha) cho các CSSX nằm trong
K/CCN, hoặc theo lưu lượng nước cấp sinh hoạt và tỷ lệ cấp nước công
nghiệp so với nước cấp sinh hoạt (20%) cho các CSSX nằm ngoài K/CCN.
Đối với nguồn điện:
(1) Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: Dư lượng phân bón và hóa chất
BVTV đưa vào hệ thống sông rạch được tính bằng công thức: T = T 1 x K với
K: Hệ số rửa trôi, có giá trị từ 0,1 - 0,25; T 1: Tổng lượng chất ô nhiễm (phân
bón hoặc hóa chất BVTV); Dựa trên số liệu thống kê về chăn nuôi ở các địa
phương và vào hệ số của WHO để tính toán lưu lượng và tải lượng ô nhiễm
của các loại hình chăn nuôi ở từng địa phương; (2) Nước mưa chảy tràn: Theo
công thức: L i = K i * A i , với L i : Tải lượng chất ô nhiễm i (kg/ngày); K i : Hệ
số ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trên mặt đất (kg/km2/ngày).
Cơ sở lý thuyết về khả năng chịu tải của dòng sông:
Khả năng chịu tải của dòng sông: “Khả năng chịu tải của môi trường
là khả năng tiếp nhận lớn nhất tổng các nguồn thải mà vẫn nằm trong khả
năng tự làm sạch của môi trường” (Williams 1996).
Quá trình tự làm sạch của sông:
Khả năng tự làm sạch: Khả năng làm giảm nồng độ chất ô nhiễm đến
mức độ nào đó của nguồn nước, gọi là khả năng "tự làm sạch" (self
purification) của nguồn nước, thể hiện qua 2 quá trình: pha loãng lý học giữa
nước thải với nguồn nước và khoáng hoá các chất hữu cơ trong nước.
- Quá trình pha loãng giữa nước thải và nước sông: Quá trình pha
28

loãng; Xáo trộn hoàn toàn.


- Quá trình khoáng hóa các chất trong dòng sông: Quá trình chuyển
hoá chất bẩn trong nguồn nước: Quá trình oxi hoá sinh hoá chất hữu cơ; Quá
trình hoà tan oxi trong nước.
- Vai trò của thủy sinh vật trong quá trình tự làm sạch: Quá trình
quang hợp, hô hấp và lắng cặn; Hô hấp cặn đáy; Quá trình diệt khuẩn.
Ứng dụng mô hình MIKE 11 trong tính toán khá năng chịu tải của
dòng sông
Mô hình Mike 11 là mô hình tính toán khả năng chịu tải, dự báo chất
lượng nước khá toàn diện, áp dụng cho sông, hồ, kênh mương và trên lưu vực.
Mike 11 gồm 6 modul chính và nhiều modul phụ khác, trong đó 2 modul nổi
bật là modul HD (tính toán thuỷ lực - lan truyền) và modul WQ (chất lượng
nước).
Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI
Để đánh giá và dự báo chất lượng nước sông VCĐ, Luận án sử dụng
chỉ số chất lượng nước theo hướng dẫn tại quyết định số 879/QĐ- TCMT
ngày 01/07/2007 của Tổng cục Môi trường - Bộ TN & MT.
Phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước sồng VCĐ
Sử dụng mô hình MIKE11 với dữ liệu không gian gồm dữ liệu sơ đồ
hoá 18 nhánh sông và 260 nút mạng, sông rộng nhất 334m, sông hẹp nhất 11
m, sông sâu nhất -21,85m và sông nông nhất -2m; dữ liệu vị trí 8 biên lỏng;
Dữ liệu phi không gian gồm dữ liệu biên thủy lực; dữ liệu biên truyền chất;
dữ liệu về độ sâu, bề rộng các mặt cắt ngang của từng sông, rạch; dữ liệu
nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, nước chảy tràn và áp dụng
QCVN 08:2008, Cột A2 cho sông VCĐ để chọn nồng độ giới hạn so sánh và
đánh giá.
Kết quả tính toán tổng tải lượng ô nhiễm: gồm giá trị tải lượng ngày
29

tối đa từng tháng và tải lượng ngày tối đa nhỏ nhất, lớn nhất theo từng mùa,
tính cho BOD, COD, TSS, Nitrat, Tổng phốt pho ở năm 2009, 2015, năm
2020. Kịch bản 1 (xấu nhất) trình diễn điển hình cho BOD 5 trên các hình 1.5,
1.6.

Hình 1.5 - 1.6: Khả năng tiêp nhận BOD sông VCĐ năm 2009; 2020
Bàn luận: Theo hiện trạng 2009, sông VCĐ còn rất ít khả năng tiếp
nhận BOD, COD trong mùa khô, thể hiện BOD với giá trị trung bình 10
tấn/ngày và 15 tấn/ngày cho COD. Khi chuyển sang mùa mưa, khu vực hạ lưu
có khả năng tiếp nhận trên 75 tấn/ngày cho BOD và 145 tấn/ngày cho COD,
vào mùa lũ trên 150 tấn/ngày cho BOD và 300 tấn/ngày cho COD. Các chỉ
tiêu còn lại có tải lượng tối đa ngày tăng từ Bắc xuống Nam, cụ thể mùa khô
TSS có thể nhận 400 tấn/ngày, và mùa mưa 800 tấn/ngày; Tổng Phốt pho 5
tấn/ngày vào mùa khô và 8 tấn/ngày vào mùa mưa; Nitrat 120 tấn/ngày vào
mùa khô và 200 tấn/ngày vào mùa mưa. Vào năm 2015, 2020, khả năng chịu
tải có sự tương đồng về xu thế như năm 2009, với tải lượng tối đa ngày của
các thông số giảm không đáng kể. Cụ thể: trung bình BOD 30 - 140 tấn/ngày;
COD từ 40 - 200 tấn/ngày; TSS 400 - 800 tấn/ngày; Tổng P 4 - 8.5 tấn/ngày;
Nitrat 100 - 200 tấn/ngày.
(3) Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã bước đầu nghiên cứu
khả năng chịu tải của các thủy vực làm cơ sở quy hoạch phát triển nuôi trồng
thủy sản vùng ĐBSCL. Bước đầu, trong nghiên cứu này, đã tiếp cận một số
30

bước về nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học của các
thủy vực phục vụ quy hoạch phát triển bền vững thuỷ sản ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
(4) Đề tài: “Đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở
quy hoạch phát triển, bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ”- Mã số
KC08.28/06-10 đã sử dụng phương pháp xác định khả năng chịu tải của LVS
theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo thông tư số 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường
quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước như sau:
+ Tỉnh toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với
một chất ô nhiễm được tính theo công thức:
L tđ = (Q s + Q t ) * C tc * 86,4 [1.16]
Trong đó:
L tđ (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô
nhiễm đang xem xét;
Q s (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần
đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải, (m3/s)
Q t (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất,
C tc (mg/1) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được
quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để bảo đảm mục đích sử
dụng của nguồn nước đang đánh giá
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang
(kg/ngày).
+ Tính toán tải lượng của chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp
nhận
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất
31

ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:


L n = Q s * C s * 86,4 [1.17]
Trong đó:
L n (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận;
Q s (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần
đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải, được xác định theo hướng dẫn tại
điểm 3.1 Phụ lục 3;
C s (mg/1) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước
trước khi tiếp nhận nước thải, được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.1 Phụ
lục 3;
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang
(kg/ngày).
+ Tính toán tải lượng của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa
vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:
L t = Q t * C t * 86,4 [1.18]
Trong đó:
L t (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;
Q t (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất
C t (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải
+ Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất
ô nhiễm cụ thề từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
L tn = (L tđ - L n - L t ) * F s [1.19]
Trong đó:
L tn (kg/ngày) là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn
nước;
32

F s là hệ số an toàn
Nếu giá trị L tn > 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với
chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trị L tn < 0 có nghĩa là nguồn nước không còn
khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
L tn = L tđ - (L s + L t )= [(Q s + Q t )*C tc - (Q s *C s + Q t *C t )]*F s *86,4[1.20]
Trong đó:
L tn (kg/ngày): khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nguồn nước
Qs(m3/s): lưu lượng nước sông
Qt (m Vs): lưu lượng nguồn xả thải vào sông
C tc (mg/1): nồng độ chất ô nhiễm theo quy chuẩn Việt Nam về chất
lượng nước mặt QCVN08:2008/BTNMT loại A2- dùng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động
thực vật thủy sinh.
C s (mg/l): nồng độ chất ô nhiễm tại điểm khảo sát
Ct (mg/1): nồng độ chất ô nhiễm của nguồn thải
F s : Hệ số an toàn, có giá trị trong khoảng 0,3 < F s < 0,7.
86,4: là hệ số chuyển đồi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang
(kg/ngày).
Bài toán xác định lưu lượng nguồn xả thải (Qt) và nồng độ chất ô
nhiễm của nguồn thải (C t ) sau khi đã hòa trộn vào sông. Xem Q và C lần lượt
là lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm của sông và của nguồn thải sau pha
trộn.
Như vậy, sức chịu tải của hệ sinh thái sông Vàm cỏ đối với các chất ô
nhiễm dược xác định theo công thức sau:
L tn = Q * (C tc - C)*F S *86,4 [1.21]
Với: Q (m3/s): lưu lượng nước sông và nguồn thải sau khi hòa trộn
C (mg/1): nồng độ chất ô nhiễm trong sông và của nguồn thải sau khi
33

hòa trộn.
(5) Trần Lưu Khanh (Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng) đã tính
toán năng lực môi trường (EC- Environment capacity) và lượng phát thải các
chất dinh dưỡng (PL- Pollutant load) từ hoạt động nuôi cả lồng bè tại một sổ
thủy vực ven biến Hải Phòng - Quảng Ninh theo các công thức sau:
EC = (C max – C o ). (1+R). V
PL = V. C Lb
Trong đó: C max (mg/m3): nồng độ tối đa chất ô nhiễm cho phép đưa vào
sông theo tiêu chuẩn môi trường TCVN 5942- 1995, 5943- 1995
C o (mg/m3): Nồng độ chất ô nhiễm trung bình quan trắc tại thủy vực
nghiên cứu
C Lb : số lượng lồng bè trong thủy vực nghiên cứu
R- tỷ lệ trao đổi nước của thuỷ vực với thuỷ vực khác
V (m3)- thể tích của thuỷ vực
Từ đó tác giả xác định sức chịu tải môi trường nước đối với hoạt động
nuôi cá lồng bè (số ô lồng nuôi cá) (ECC- Environment Carrying Capacity)
như sau:
ECC= EC/PL
Có thể nói, nghiên cứu và lượng hóa sức chịu tải của các hệ sinh thái ở
Việt Nam hiện nay là tương đối mới mẽ. Vấn đề đặt ra là, sức chịu tải của hệ
sinh thái trong đó phải bao gồm sức chịu tải sinh học và sức chịu tải của môi
trường. Trong khi đó, cho đến nay chỉ thấy một vài đơn vị nghiên cứu về sức
chịu tải của môi trường, hầu như chưa ghi nhận được nghiên cứu về sức chịu
tải sinh học.
(6) Đề tài Luận án Tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Lâm:
“Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất
lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – Tỉnh Long An ”. Đề tài ứng dụng phần mềm
34

Mike 11 tính toán khả năng chịu tải và diễn biến chất lượng nước sông Vàm
Cỏ Đông với các điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu mà lâu nay chưa được
nghiên cứu tới. Bằng mô hình toán MIKE 11 và tính toán chỉ số chất lượng
nước WQI, Luận án đã đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sông và
diễn biến đến năm 2020 theo nhiều kịch bản xả thải khác nhau, từ đó xác định
được khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông đoạn nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu của đề tài luận án nhằm xây dựng và hình thành mô hình quản lý
và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông VCĐ với các giải pháp cơ sở khoa học và
khả năng liên quan đến tính thống nhất và tổng hợp trong quản lý, giải pháp
cơ chế chính sách phù hợp, giải pháp xử lý cấp bách các nguồn thải trên lưu
vực sông và các giải pháp có tính đột phá liên quan đến lựa chọn ngành nghề
cho phép đầu tư, di dời các cơ sở công nghiệp nhằm bảo đảm được khả năng
chịu tải của sông VCĐ. Về mặt thực tiễn luận án còn cung cấp một bức tranh
toàn diện về nguồn thải, dự báo tải lượng, sức chịu tải để cung cấp các căn cứ
khoa học cho các đề xuất nhằm sử dụng bền vững nguồn nước mặt sông Vàm
Cỏ Đông, đoạn qua Huyện Bến Lức. Các kết quả đóng góp rất cụ thể cho
công tác quản lý môi trường và tài nguyên nước Tỉnh Long An.
(7) Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày
phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn - đoạn từ Thủ Dầu Một
đến Nhà Bè " (PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng - Phân viện Khí tượng Thủy văn và
Môi trường phía Nam). Các nhà khoa học thuộc Phân viện Khí tượng Thủy
văn và Môi trường phía Nam đã xây dựng thành công mô hình toán và phần
mềm xác định tổng tải lượng thải tối đa ngày cho lưu vực sông. Mô hình gồm
hai modul chính là tính toán thủy lực và môi trường (bao gồm tính toán và dự
báo lan truyền ô nhiễm các yếu tố DO, BOD, COD, nitơ tồng, phốt pho tổng...
cũng như tổng tải lượng tối đa ngày của chúng). Phần mềm có các chức năng
hỗ trợ như vẽ đồ thị, GIS, nhập và truy xuất kết quả tự động. Mô hình đã được
35

xây dựng để xác định khả năng chịu tải chất lượng nước mặt với các bộ tiêu
chuẩn khác nhau. Người sử dụng chỉ việc khai báo các thông số của bộ tiêu
chuẩn đó, mô hình sẽ tự động tính toán dựa trên sự lựa chọn bộ tiêu chuẩn
môi trường của người khai thác. Việc lựa chọn bộ tiêu chuẩn có thể áp dụng
cho từng khu vực, nghĩa là mỗi vùng có thể sử dụng một bộ tiêu chuẩn riêng
để tính toán khả năng chịu tải. Đây là một đặc tính hết sức mềm dẻo của mô
hình.
(8) Khả năng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Hậu theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 (Phạm Thành Nhơn - Ban
Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ).Nghiên cứu được thực
hiện dựa trên lưu lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp (KCN)
thải ra sông Hậu (đoạn từ Vàm Cống đến cầu Cần Thơ) và các kịch bản phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đến năm 2020. Với lưu lượng hiện tại, sông
Hậu chỉ có khả năng tiếp nhận nguồn nước thải từ KCN Trà Nóc và KCN
Thốt Nốt đối với các thông số BOD, COD, Tồng Nitơ (TN) và không còn khả
năng tiếp nhận nguồn nước thải đối với thông số TSS và Tổng phốt pho (TP).
So với các kịch bản dự báo đến năm 2020 cho thấy, khi nước thải được xử lý
đạt QCVN 40:2017 - cột A thì trong các thông số được chọn (BOD, COD,
TN, TSS và TP), sông Hậu chỉ có khả năng tiếp nhận đối với thông số TN.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tính toán, dự báo tổng tải lượng thải từ các
KCN dựa trên kịch bản thay đổi điều kiện biên và xác định khả năng tiếp
nhận nước thải của đoạn sông, làm cơ sở cho nghiên cứu khả năng chịu tải
của tuyến sông Hậu và phục vụ cho công tác quản lý môi trường của cơ quan
chuyên môn.
1.3 Nhận xét chương 1
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy, vấn đề nghiên cứu các phương
pháp xác định khả năng chịu tải của lưu vực sông ở Việt Nam chỉ mới bắt
36

đầu. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước mới tiếp cận khái niệm hoặc một
số phương pháp đánh giá nhanh theo các chỉ số, đơn giản nhưng thông dụng
của thế giới. Các nghiên cứu cũng bước đầu tìm hiểu để tiến tới xây dựng các
phương pháp xác định khả năng chịu tải của lưu vực sông phù hợp với tình
hình số liệu, năng lực và điều kiện của các lưu vực sông ở Việt Nam.
Trong đề tài này, nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi giới hạn là hệ
thống sông Vu Gia – Thu Bồn, đây cũng là một phạm vi rất rộng lớn và mang
một ý nghĩa rất quan trọng của vùng duyên hải miền trung.
Qua việc phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có thể
thấy những tiêu chí, phương pháp nghiên cứu về xác định khả năng chịu tải của
lưu vực sông rất đa dạng trải dài trên các lục địa cũng như các miền khí hậu.
Việc áp dụng cứng nhắc một phương pháp nào vào điều kiện Việt Nam là rất
khó mà cần sự kết hợp của các phương pháp và tìm ra những đặc điểm phù hợp
nhất đối với điều kiện thực tế của sông Vu Gia – Thu Bồn.
Phương pháp xác định khả năng chịu tải được lựa chọn là phương pháp
phổ biến trên thế giới và trong nước đã và đang áp ứng để xác định khả năng
chịu tải cho một đoạn sông, cho cả lưu vực sông. Điều quan trong nhất, phương
pháp xác định khả năng chịu tải đã được hướng dẫn áp dụng trong thôn số
02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên Môi
trường về việc quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
37

CHƯƠNG 2
CỞ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA LVS
VU GIA-THU BỒN

2.1 Xác định các nguồn xả thải


2.1.1 Hiện trạng môi trường của lưu vực
2.1.1.1. Tài nguyên nước
Lượng mưa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn khá phong phú trung
bình khoảng 2700 mm nên có dòng chảy rất dồi dào. Lưu lượng bình quân
của toàn lưu vực 634 m3/s với tổng lượng W0 = 20.109 m3. Tuy nhiên sự
phân bố dòng chảy năm trên các sông rất chênh lệch nhau, nơi có moduyn có
thể gần gấp đôi nơi nhỏ. Thượng nguồn sông Thu Bồn tại Nông Sơn có mô
moduyn dòng chảy lên đến 76,7 l/s/km2. Trong khi đó trên sông Vu Gia tại
Thành Mỹ có moduyn dòng chảy 57,3 l/s/km2.
Vào mùa khô nguồn sinh thủy của các sông suối nhỏ, các sông bị ảnh
hưởng của thủy triều rất mạnh, mặn từ biển xâm nhập vào sâu trong nội địa,
mặt khác nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt đặc biệt là sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản lớn, ngày càng tăng cao nên hiện tượng thiếu nguồn nước
ngày càng trầm trọng thậm chí không đủ nguồn nước đảm bảo chất lượng cho
sinh hoạt.
Mạng lưới sông của tỉnh Quảng Nam là hạ lưu của hệ thống sông Vu
Gia – Thu Bồn. Tại hạ du các sông vừa là nguồn cung cấp nước nhưng đồng
thời vừa là sông tiếp nhận nước thải từ các hoạt động canh tác nông nghiệp,
chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, khai khoảng và nước thải đô thị. Đây là
nguyên nhân chính làm cho nước sông bị ô nhiễm làm ảnh hưởng tới môi
trường và sức khỏe của con người
38

2.1.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt


Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được xem là lưu vực sông có tầm
quan trọng đặc biệt không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng mà còn đối với cả
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hạ lưu sông Vu Gia là sông Hàn chảy
qua giữa lòng thành phố Đà Nẵng, hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền
trung.
- Chất thải sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp:
Hoạt động của KCN Hòa Cầm là tiềm ẩn gây ô nhiễm nước sông Hàn
gần khu vực cầu Đỏ. KCN này hiện có 42 dự án đầu tư (tỷ lệ lấp đầy 16,5%),
tổng lượng nước thải toàn KCN khoảng 125 m3/ngày đêm, trong khi hạ tầng
cơ sở chưa hoàn thiện, chưa có hệ thống xử lý nước tập trung.
- Hạ nguồn số lượng cơ sở kinh doanh và dịch vụ quy mô nhỏ và trung
bình khá nhiều, nước thải chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhiều nơi thải thẳng
vào dòng sông qua các cống thải hoặc các kênh nhánh. Nước thải từ các cơ sở
y tế cũng góp phần làm ô nhiễm do chất hữu cơ, vi sinh vật...
Tại thành phố Đà Nẵng trung bình mỗi ngày có khoảng 2.330 m3/ngày
nước thải y tế (chỉ tính riêng 18 bệnh viện lớn) thải vào hệ thống thoát nước
đô thị, có 40% cơ sở có hệ thống xử lý, khả năng thu gom và xử lý nước thải
đô thị tại các trạm mới chỉ đạt 57%. Đặc biệt cuối nguồn (âu thuyền Thọ
Quang) là nơi giao thoa giữa sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. Hoạt động sản xuất
của 16 cơ sở chế biến thủy sản đang hoạt động trong KCN Dịch vụ thủy sản
Đà Nẵng, tổng lượng nước thải khoảng 1.700 m3/ngày đêm. KCN này được
hình thành từ năm 2002 nhưng đến tháng 10 năm 2010 hệ thống xử lý nước
thải tập trung mới đi vào vận hành chính thức.
Cảng cá Thọ Quang của Thành phố Đà Nẵng, diện tích nước mặt sử
dụng khoảng 50 ha, có sức chứa trung bình 1.000 tàu thuyền. Trung bình mỗi
ngày có 20 lượt tàu cá ra vào cảng, khoảng 400 hộ buôn bán tiểu thương tại
39

chợ đầu mối và có 40 lượt xe vận chuyển thủy sản trong ngày. Theo đó chất
thải phát sinh, nước thải và dầu thải tàu cá trực tiếp đổ vào khu vực âu thuyền
gây ô nhiễm nước sông, biến khu vực này trở thành điểm nóng môi trường.
- Chất thải từ hoạt động tàu thuyền:
Chất thải từ các tàu thuyền hoạt động trên sông Hàn, phía hạ nguồn
sông có khoảng 800 – 1.000 chiếc tàu thuyền neo đậu/đợt bão (đợt từ 5-7
ngày), chưa kể lưu lượng tàu thuyền hoạt động và cập cảng. Trong đó vấn đề
chất thải rắn, dầu thải, chất thải nguy hại đổ vào dòng sông nhưng vẫn chưa
được kiểm soát chặt chẽ.
- Các hoạt động khác
Tình trong khai thác vàng sa khoáng ở đầu nguồn và khai thác trái phép
cát sông vẫn còn xảy ra. Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hóa chất
trong nông nghiệp và chất thải của quá trình đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
dòng sông. Năm 2009, trên lưu vực sông Túy Loan có 1.160 ha lúa và trên
150 ha trồng rau các loại. Một mặt sử dụng nước mặt, mặt khác việc sử dụng
phân bón, thuốc BVTV cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước
mặt.
+ Ngoài ra còn có ảnh hưởng của phát triển thủy điện:
Trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn chủ yếu nằm ở thượng nguồn
thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam sẽ làm cho nguồn nước ở vùng hạ lưu bị ảnh
hưởng trong thời gian tới. Đến nay, quy hoạch phát triển thủy điện ở lưu vực
sông trên lưu vực sông với 62 dự án tổng công suất 2.000 MW, sản xuất gần 5
tỷ kWh/năm. Việc khai thác lợi thế của tự nhiên để phát triển thủy điện để
giải quyết nhu cầu điện hiện nay. Nhưng ảnh hưởng của tính nguyên vẹn của
dòng sông đã làm phản ứng ngoại lai tác động xấu tới môi trường: Tính đa
dạng sinh học do mất rừng tự nhiên, làm giảm điều tiết nước của rừng gây lũ
lớn hơn, làm giảm dòng chảy mùa khô và ảnh hưởng đến việc nhu cầu cấp
40

nước sinh hoạt cho hạ du.


Theo Quyết định số 528/QĐ-NLDK ngày 2/2/2005 của Bộ trưởng Bộ
công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc điều chỉnh quy hoạch bậc thủy
điện hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Gồm có 7 nhà máy lớn được xây
dựng, trong đó 6 nhà máy hoạt động theo nguyên tắc trả nước về sông cũ,
riêng nhà máy thủy điện ĐakMin 4 đã chuyển nước khỏi lưu vực sông Vu Gia
về Thu Bồn để phát điện. Khi thủy điện ĐakMin 4 đi vào hoạt động thì tình
hình thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia sẽ rất nghiêm trọng. Theo tính toán cân
bằng nước, tổng lượng nước sông Vu Gia mất đi do thủy điện ĐakMin 4 trong
9 tháng mùa khô gần 900 triệu m3 (36,4 m3/s), tức là bị thiếu hụt so với tự
nhiên trong 9 tháng mùa khô trung bình là 230 triệu m3. Cụ thể đợt hạn hán
năm 2008, nguyên nhân là do thủy điện A Vương chặn dòng tích nước vào hồ
chứa mùa khô, dẫn đến 6.000 ha lúa bị hạn nặng, nhà máy nước cầu Đỏ bị
nhiễm mặn.
Như vậy, việc phát triển nhanh chóng các dự án thủy điện ở đầu nguồn
sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy về mùa kiệt, làm suy thoái cạn kiệt nghiêm trọng
nguồn nước ở hạ lưu sông Vu Gia, làm cho xâm nhập mặn tiến sâu hơn và
tình trạng thiếu nước sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng. Đây là sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng mà chưa cân nhắc đánh giá đến những tác động
ngoại ứng của môi trường và chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển bền
vững.
2.1.1.3.Diễn biến ô nhiễm chất lượng nước sông
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường 5 năm (từ 2005 đến 2009) cho
thấy, chất lượng nước trên toàn hệ thống sông Hàn tại các vị trí quan trắc nhìn
chung là tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (Hg, Pb và
Fe) tại các điểm quan trắc trên sông Hàn, nồng độ các chất hữa cơ trong nước
thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Đối với chất dinh dưỡng, trừ thông số NO2-,
41

các chất dinh dưỡng còn lại trong nước (NH4+, NO3-, PO43-) đạt yêu cầu so
với quy định. Đặc biệt thủy ngân xuất hiện trên các điểm quan trắc vào năm
2005.
Như vậy về thời gian ô nhiễm nước trên hệ thống sông Hàn chủ yếu là:
ô nhiễm vi sinh vật tại tất cả các điểm quan trắc.
Về mặt không gian, hàm lượng trung bình NO2- và coliform cao hơn
tiêu chuẩn quy định và có xu hướng tăng hơn về phía hạ nguồn của hệ thống
sông Hàn.
Xét theo mùa, chất lượng môi trường cũng có sự khác biệt đáng lưu ý.
Hàm lượng SS trung bình của mùa mưa cao hơn mùa khô và có xu hướng
tăng theo thời gian. Hàm lượng NO2- giữa hai mùa có sự khác biệt lớn, mùa
khô hàm lượng có vượt tiêu chuẩn, nhưng mùa mưa thông số này đạt yêu cầu.
Mật độ phân bố coliform trong hai mùa cũng diễn biến theo tỷ lệ nghịch.
2.1.2 Phân chia hệ thống khu sử dụng nước trong công nghiệp
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng,
hiện tại trên lưu vực Vu Gia Thu Bồn có các khu, cụm công nghiệp sau:
+ Khu công nghiệp Đồng Trảng- Đại Lộc: 9 ha
+ Khu công nghiệp đồi Bông Giang- Đại Lộc: 40 ha
+ Khu công nghiệp thị trấn Ái Nghĩa: 15 ha
+ Khu CN-TTCN huyện Nam Giang: 1 ha
+ Khu công nghiệp An Hoà - Nông Sơn nằm ở phía Tây huyện Duy
Xuyên, gần mỏ than Nông Sơn, qui mô : 400 ha có khả năng phát triển công
nghiệp hoá chất
+ Khu chế biến nhựa, và nông sản thực phẩm Tiên Phước: 5,5 ha
+ Cụm CN-TTCN huyện Duy Xuyên: 14 ha
+ Cụm CN-TTCN huyện Hiệp Đức: 15 ha
+ Khu công nghiệp Hoà Khương. Nằm bên quốc lộ 14B thuộc xã Hoà
42

Khương, huyện Hoà Vang. Diện tích: 300 ha


Các khu và điểm công nghiệp dự kiến được phân bố gắn với cảng Liên
Chiểu, Tiên Sa, tuyển hành lang quốc lộ IA, quốc lộ 14B, phân bố ở vùng đồi
gò, vùng cát:
+ Khu công nghiệp Liên Chiểu: Tại phường Hoà Hiệp quận Liên
Chiểu. Diện tích: 373,5 ha. Ngành nghề thu hút: Luyện cán thép, xi măng vật
liệu xây dựng, hoá chất cao su, dịch vụ cảng biển kho tàng.
+ Khu công nghiệp Hoà Khánh: tại phường Hoà Khánh, Hoà Hiệp
Quận Liên Chiểu. Diện tích: 423.5 ha. Ngành nghề thu hút: Cơ khí lắp ráp,
hoá chất, nhựa, sản phẩm sau hoá dầu, sản xuất từ khoáng sản phi kim loại,
chế biến nông hải sản, bao bì, giấy.
+ Khu công nghiệp Đà Nẵng. Cách cảng Tiên Sa 1 Km về phía Nam,
tổng diện tích : 62,99 ha. Ngành nghề thu hút: May mặc, thiết bị điện tử , điện
lạnh, chế biến thực phẩm đồ uống, sản xuất bao bì, in ấn, hàng thủ công mỹ
nghệ, đồ nhựa.
+ Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc: Nằm ở vùng Đông huyện
Điện Bàn, có diện tích 420 ha.
+ Cụm cồng nghiệp Trảng Nhật: Nằm ở phía Tây Bắc huyện Điện Bàn
thuộc địa phận xã Điện Thắng và Điện Hoà, diện tích : 74 ha có điều kiện
hình thành khu công nghiệp nhẹ sinh thái ô nhiễm.
Ngoài ra còn có một số khu công nghiệp nhỏ khác :
+ Cụm công nghiệp Hoà Thọ: xã Hoà Thọ- Hoà ang: 80 ha
+ Cụm công nghiệp Góc Kha ( Hoà Khương): 40 ha
+ Cụm công nghiệp Thanh Khê 6: 5 ha.
+ Cụm công nghiệp Vũng Thùng- Sơn Trà: 30,6 ha
+ Cụm công nghiệp Đông Trà- Ngũ Hành Sơn: 14,5 ha
Việc sử dụng nước cấp cho công nghiệp trên toàn bộ lưu vực được chia
43

thành 7 nút với tổng nhu cầu sử dụng khoảng 12 triệu m3/năm.
2.1.3. Phân chia hệ thống khu sử dụng nước trong sinh hoạt
Sử dụng nước cấp cho sinh hoạt trên toàn lưu vực được phân chia thành
14 nút. Trên cơ sở này tính toán ra lượng nước hồi quy từ hệ thống nút cấp
nước cho sinh hoạt.
2.1.4. Phân chia hệ thống khu sử dụng nước cho chăn nuôi
Sử dụng nước cấp cho chăn nuôi trên toàn lưu vực được tính theo vùng
cân bằng. Trên cơ sở này tính toán ra lượng nước hồi quy từ hệ thống nút cấp
nước cho khu sử dụng.
2.1.5. Phân chia hệ thống khu sử dụng nước cho thủy sản
Sử dụng nước cấp cho thủy sản trên toàn lưu vực được tính theo vùng
cân bằng. Trên cơ sở này tính toán ra lượng nước hồi quy từ hệ thống nút cấp
nước cho thủy sản.
2.1.6. Dòng chảy hồi quy của các khu tưới
Sử dụng nước cấp cho tưới trên toàn lưu vực được tính theo vùng cân
bằng. Trên cơ sở này tính toán ra lượng nước hồi quy từ hệ thống nút cấp
nước tưới.
2.2 Chất lượng môi trường nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là 1 trong 9 lưu vực sông lớn của
nước ta, được xem là lưu vực sông có tầm quan trọng đặc biệt sau lưu vực
sông Hồng và sông Đồng Nai. Hệ thống sông chính và các sông nhánh là
nguồn cung cấp nước nhưng đồng thời vừa là sông tiếp nhận nước thải từ các
hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp,
khai khoáng và nước thải đô thị. Càng về phía hạ lưu nguồn phát thải từ các
hoạt động này trở nên dày đặc, cùng với dòng chảy vào các tháng mùa kiệt
trong những năm gần đây giảm đi rõ rệt là nguyên nhân chính làm nước sông
bị ô nhiễm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và sức khỏe của con người.
44

Trong những năm gần đây do tốc độ đầu tư phát triển kinh tế xã hội, mà chưa
có các biện pháp bảo vệ môi trường tương xứng đã dẫn tới phá vỡ cân bằng
cung - cầu nguồn nước ở hạ du và mức độ ô nhiễm ngày càng cao. Qua đó ta
cần phải đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước, hệ sinh thái thủy
sinh sông Vu Gia – Thu Bồn để đưa ra các kết quả mô phỏng các yếu tố tác
động làm biến đổi chất lượng môi trường nước của lưu vực và dự báo mức độ
ô nhiễm nước mặt sông Vu Gia – Thu Bồn.
2.2.1 Các điểm quan trắc và thông số quan trắc
2.2.1.1. Cơ sở lựa chọn các điểm quan trắc
Phương pháp khảo sát thực địa tổ chức đoàn đi thực địa đánh giá các vị
trí các điểm lựa chọn, đánh dấu trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000
Các điểm quan trắc nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Vu Gia là phần
diện tích còn lại của lưu vực sông Thu Bồn - Vu Gia, được tính từ cửa sông
Quảng Huế trên sông Thu Bồn và Ái Nghĩa trên sông Vu Gia đến cửa Hàn và
cửa Đại, bao gồm toàn bộ huyện Điện Bàn (trừ 3 xã ở hữu ngạn sông Thu
Bồn), thị xã Hội An, một số xã của huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc và
Hòa Vang. Diện tích vùng là 822 km2. Đây là vùng đồng bằng, địa hình tương
đối bằng phẳng
- Các điểm quan trắc môi trường nền là nơi thể hiện chất lượng nguồn
nước tự nhiên, ít chựu tác động ô nhiễm nhất.

- Các điểm quan trắc thể hiện chất lượng nguồn nước khống chế vùng xả
thải vào dòng chính.

- Để đưa ra kết quả lựa chọn các vị trí quan trắc:

Điểm số 1 tại cầu hàm Rồng: Trên sông Hàn tại thành phố Đà Nẵng –
cách cửa Hàn 3,75km về phía thượng lưu
45

Hình 2.1:Cầu Rồng trên sông Hàn


Sông Hàn là hạ lưu sông Vu Gia đổ ra biển tại của Hàn, tại vị trí số 1
lòng sông rộng 800 đến 1000 m, hai bên bờ dân cư đông đúc.
Nước sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, nhìn chung mực
nước trung bình tháng có xu hướng giảm dần từ đầu kỳ đến cuối kỳ mùa khô.
Mực nước trung bình tháng thấp nhất xảy ra chủ yếu vào tháng VII.
Mực nước trung bình mùa cạn năm 2005 và 2007 ở mức xấp xỉ thấp hơn
TBNN, nhưng các năm còn lại ở mức xấp xỉ cao hơn TBNN
Mức độ và phạm vi ảnh hưởng triều vào sông phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: độ lớn của thủy triều tại biển vùng ngoài cửa sông, địa hình đáy biển
ven bờ, độ dốc lòng sông, lượng nước từ thượng nguồn đổ về, gió, độ rộng
lòng sông, càng yếu dần và càng trở nên phức tạp hơn.
Là đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều, sự chênh lệch mực nước lớn
nhất và nhỏ nhất trong năm không lớn như ở thượng nguồn. Mực nước trong
sông luôn biến đổi từng giờ, trong ngày lại có lúc nước lên nước xuống, trong
tháng có những kỳ nước lớn nước nhỏ xen kẽ nhau và có quy luật.
Vào mùa cạn, nước từ thượng nguồn về ít, mực nước giao động trong
sông theo chu kỳ triều có dạng hình “sin” và thường khá ổn định, càng vào
sâu trong đất liền sự dao động này càng giảm dần.
46

Mùa lũ dòng chảy trong sông lớn, đỉnh triều và chân triều được nâng
cao hơn, khi có lũ thì sự ảnh hưởng của thủy triều sẽ giảm đi, biên độ dao
động mực nước triều giảm dần và mất hẳn khi lũ đạt đến một độ lớn nào đó.
Khi đó dòng chảy trên sông hoàn toàn là dòng chảy lũ, dạng của đường quá
trình mực nước không có dạng hình “sin”
Điểm 2 tại cầu Nguyễn Văn Trỗi : Trên sông Hàn nối Quận Hải Châu
và Quận Sơn Trà – cách điểm số 1 là 800 m về phía thượng lưu

Hình 2.2: Cầu Nguyễn Văn Trỗi trên sông Hàn


- Chế chế độ thủy văn thủy lực tại đây có tính chất giống như điểm số
1, lòng sông rộng 1,2 km có bãi bồi.
Điểm 3 tại cầu Tuyên Sơn trên sông Hàn cách ngã ba hợp lưu sông
Cẩm Lệ và sông Đò Tống gần 1km thành sông Hàn.
47

Hình 2.3: Cầu Tuyên Sơn trên sông Hàn

Điểm 4 tại sông Cẩm Lệ (đò su) – Cầu Hòa Xuân, phường Hòa Xuân
đoạn hạ lưu của sông Cẩm lệ nhập với sông Đò Toản thành điểm đầu của
sông Hàn

Hình 2.4: Sông Cẩm Lệ tại vị trí bến đò Su


Là đoạn sông mực nước ảnh hưởng của chu kỳ triều và thể hiện ngày
càng cạn kiệt trong những năm gần đây, mực nước thấp dần vừa thể hiện sự
cạn kiệt về dòng chảy, vừa thể hiện ảnh hưởng của triều kém.
48

Mực nước thấp nhất tập trung vào các tháng mùa cạn chủ yếu vào cuối
tháng VI, đầu tháng VII so với TBNN.
So với mực nước trung bình nhiều năm (TBNN), năm 2005 và 2008 có
mực nước thấp nhất năm ở mức xấp xỉ thấp hơn, các năm còn lại ở mức xấp
xỉ cao hơn TBNN
Lũ bắt đầu xuất hiện đầu tháng X và kết thúc vào đầu tháng XII. Tại
Cẩm lệ trên sông Hàn lũ cao nhất lên đến 3,98m trên mức báo động 3 là 2,28
m
Điểm 5 tại cầu Đỏ phường Hòa Thọ Tây quận Cẩm Lệ, vị trí phân
đoạn hạ lưu là sông Cẩm Lệ, thượng lưu là sông Cầu Đỏ
Đây là vị trí lấy nước thô cấp cho nhà máy nước thuộc xí nghiệp sản
xuất nước của công ty cấp nước Đà Nẵng. Dự kiến nhà máy được nâng cấp
công suất từ 50.000 m3/ngày đêm lên 240.000 m3/ngày đêm

Hình 2.5:Cửa vào cống lấy nước cấp nhà máy nước Cầu Đỏ
49

Điểm 6 trên sông Túy Loan: Tại vị trí thượng lưu sông Túy Loan

Hình 2.6: Sông Túy Loan xã Hòa Phan huyện Hòa Vang
Quan trắc môi trường xung quanh cho thấy hàng năm nước sông Túy
Loan trong hơn nước sông Yên. Nguyên nhân chính là do lưu vực sông Yên
thường diễn ra hiện trạng khai thác khoáng sản nhiều hơn lưu vực sông Túy
Loan.
Điểm 7 trên sông Đò Toản:

Hình 2.7: Sông Đò Toản tại phường Khuê Mỹ Quận Ngũ Hành Sơn
50

Vị trí hạ lưu của sông Đò Toản, lòng sông rộng độ dốc nhỏ gần ngã ba
nhập lưu với sông Yên thành sông Hàn.
Điểm 8 vị trí đập dâng An Trạch: Trên sông Yên hạ lưu sông Vu Gia

Hình 2.8: Đập Dâng An Trạch trên sông Yên tại xã Hòa Tiến
Đập dâng An Trạch là 1 trong 4 đập dâng thuộc hệ thống Thủy lợi An
Trạch được xây dựng mới để thay thế đập cũ do Pháp xây dựng đã hư hỏng
hoàn toàn, đi vào vận hành từ tháng 5 năm 1996 với nhiệm vụ và quy mô
công trình như sau:
Nhiệm vụ công trình: Kết hợp với các Đập Dâng trong hệ thống làm
nhiệm vụ phân phối lưu lượng mùa kiệt của các nhánh sông trong hệ thống
thủy lợi An Trạch một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn
nước đảm bảo tưới 9715 ha đất canh tác nông nghiệp trong vùng.
Nâng cao đầu nước cho các nhánh sông, đảm bảo cho 10 trạm bơm
điện trong hệ thống hoạt động có hiệu quả, tăng năng suất và giảm điện năng
tiêu thụ;
Tăng cường nguồn nước chống nhiễm mặn ở hạ lưu giảm thiểu tác
động xâm nhập mặn đến chất lượng nước sinh hoạt trong mùa kiệt, tiêu thoát
úng cho khu vực sản xuất và dân cư phía thượng lưu hệ thống.
51

Điểm 9 cửa Đại vị trí trạm đèn biển:

Hình 2.9: Cửa Đại tỉnh Quảng Nam


Chế độ nước sông ở vùng đồng bằng ven biển còn chịu ảnh hưởng của
thủy triều và nhiễm mặn từ nước biển xâm nhập vào trong sông, ngòi kênh
rạch nội đồng, nhất là vào mùa cạn.
Chế độ thủy triều vùng ven biển của lưu vực là dạng bán nhật triều
chiếm ưu thể, nhưng mỗi tháng đều xuất hiện một số ngày có chế độ nhật
triều và có xu thế tăng dần từ bắc vào nam.
Biên độ triều trung bình khoảng 0,8-1,2m, lớn nhất đến trên 1,6m.
Ranh giới triều tùy thuộc vào độ lớn của triều, lượng nước từ thượng
nguồn đổ về và đặc điểm địa hình, thủy lực lòng sông, cửa sông. Trên sông
Thu Bồn, ranh giới triều có thể tới 35km cách biển. Sông Vĩnh Điện chịu ảnh
hưởng triều từ cửa Hàn và cửa Đại xâm nhập vào.
Điểm 10 sông Thu Bồn tại vị trí cắt đường Quốc lộ 1 Thị trấn Vĩnh,
huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Cách điểm phân lưu từ sông Vu Gia sang
sông Vĩnh Diện 8km về phía hạ lưu
Điểm 11 sông Thu Bồn điểm cắt quốc lộ 610B xã duy Châu huyện
Duy Xuyên
52

Hình 2.10: Sông Thu Bồn xã Duy Châu huyện Duy Xuyên
Vị trí thuộc hạ lưu sông Thu Bồn có mạng lưới phân lưu, nhập lưu
phức tạp và cuối cùng chảy ra cửa Đại. Khi sông chảy về đồng bằng, chúng
nhận một lượng nước từ sông Vu Gia chảy qua sông Quảng Huế đổ vào ở
phía tả sông tại Giao Thủy. Hạ lưu Giao Thủy khoảng 16km có phân lưu sông
Vĩnh Điện dẫn từ sông Thu Bồn trả lại nước sông Vu Gia theo các nhánh và
hợp lưu tại sông Hàn rồi đổ nước ra biển qua cửa Hàn.
Điểm 12 sông Thu Bồn tại cầu Trang Điền trước điểm giao thủy ở xã
Đại Cường huyện Ái Nghĩa

Hình 2.11: Sông Thu Bồn tại xã Đại Cường huyện Ái Nghĩa
53

- Thượng nguồn sông Thu Bồn gọi là sông Tranh hay sông Tỉnh Gia,
bắt nguồn từ sườn đông nam của dãy Ngọc Linh với độ cao trên 2.000m.
Sông chảy theo hướng bắc - nam qua các huyện Bắc Trà My, Tiên Phước,
Hiệp Đức, Quế Sơn, đến Giao Thủy sông chảy qua vùng đồng bằng các huyện
Duy Xuyên, Điện Bàn và TX. Hội An. Chiều dài sông chính đến cửa Đại
(TX. Hội An) là 198km. Diện tích vùng thượng lưu (tính đến Giao Thủy -
cách Hội An 30km) là 3.825km2.
Điểm 13 sông Đò Toản tại xã Điện Ngọc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng
Nam
Vị trí thượng lưu sông Đò Toản tiếp nhận nguồn nước từ sông Thu Bồn
về sông Hàn, phục vụ tưới tiêu chính của huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Điểm 14 sông Yên tại xã Điện Hồng huyện Điện Bàn
Vị trí điểm đầu phân nhánh của sông Yên chảy vào huyện Điện Bàn và
đổ về sông Đò Toản.
Điểm 15 sông Vu Gia tại Ái Nghĩa xã Đại Cường (điểm đầu phân lưu)
huyện Đại Lộc
Lưu vực sông Vu Gia nằm bên tả sông Thu Bồn, thuộc địa phận các
huyện Hiên, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Hòa Vang. Sông gồm nhiều
nhánh hợp thành: sông Cái, sông Bung, sông Côn. Chiều dài tính từ thượng
nguồn sông Cái đến cửa Đà Nẵng dài 204km.
Diện tích phần thượng lưu (tính đến Ái Nghĩa) là 5.180km2.
2.2.1.2. Phương pháp thực hiện và kỹ thuật sử dụng
(1) Phương pháp khảo sát bổ sung: Sử dụng để thu thập thông tin, số
liệu tại hiện trường phục vụ cho đánh giá hiện trạng chất lượng nước và ô
nhiễm nguồn nước của sông.
-Lập các biểu mẫu phiếu điều tra, các công cụ dùng thu thập thông tin.
54

-Tổ chức các nhóm điều tra thu thập tài liệu, khảo sát ngoài hiện
trường, phỏng vấn người dân và chính quyền địa phương tại các vùng trọng
điểm về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
(2) Phương pháp lấy mẫu nước: Lấy mẫu nước tại các điểm quan trắc,
kết quả quan trắc chất lượng nước tại 15 vị trí đặc trưng 2 đợt (tháng 9 năm
2013 và tháng 4 năm 2014).
Thời điểm lấy kết quả đánh giá:

- Đợt 1 vào 10 giờ ngày 10 tháng 9 năm 2013. Kết quả bảng 2-4
(Trang 51);

- Đợt 2 vào 10 giờ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Kết quả bảng 2-5

( Trang 52);

Lý giải chọn thời gian, thời điểm lấy mẫu (tại sao lại lấy vào thời điểm
đó)
+ Khi đó nhu cầu dùng nước trên lưu vực là lớn nhất dẫn đến lưu lượng
nước trên khu vực là kiệt nhất.
+ Các khu vực xả thải như công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, chăn
nuôi, thủy sản hoạt động mạnh nhất dẫn đến Lưu vực sông chịu bất lợi nhất
về khả năng chịu tải của môi trường nước.

+ Kỹ thuật nghiên cứu chất lượng nước lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn dựa trên tập thông tin của mạng lưới 15 điểm quan trắc đặc trưng gồm:
+ Lấy mẫu nước mặt trên các thủy trực chính, xác định các thông số
(DO, nhiệt độ, BOD 5 , COD, N-NH 4 , P-PO 4 , TSS, độ đục, tổng coliform,
pH…).). Kết quả phân tích phục vụ công việc đánh giá tổ hợp là một tập hợp
kết quả được xác định ở cùng một thời điểm phản ánh chất lượng nước theo
không gian và thời gian, (dùng phương pháp “tổ hợp” là phương pháp đánh
giá mang tính khách quan, với phương pháp này các chỉ tiêu đơn lẻ sẽ được
kết hợp lại để đưa ra một dự báo tốt nhất hiện nay.
55

+ Tần suất 6 tháng 1 lần trong thời gian 1 năm (Tùy theo yêu cầu tần
suất lấy theo dõi tối thiểu là 2 năm liên tiếp) trong mùa kiệt (vì mùa kiệt
lượng nước bị thiếu hụt do phải nhận nguồn thải vượt quá ngưỡng chịu tải,
không đủ khả năng tự làm sạch dẫn đến dòng chảy trở lên ô nhiễm)
+ Ứng với mỗi lần quan trắc trong 1 năm trong mùa kiệt có 1 tổ hợp về
chất lượng nước được đánh giá tương ứng. Tổng hợp nhiều lần quan trắc cho
trị số đánh giá trung bình là tin cậy và khách quan, kết quả sử dụng hữu ích
cho việc xác định khả năng chịu tải của dòng sông.
-Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6663-1:2011, TCVN 6663-6:2008,
ISO 19458 và tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
-Thiết bị đựng mẫu: Sử dụng các bình polyetylen, polypropylen,
polycacbonat và thủy tinh là thích hợp cho hầu hết các tình huống lấy mẫu.
Thiết bị sử dụng để lấy mẫu được rửa kỹ bằng nước sạch ngâm trong acid
HNO 3 5% trong vòng 24 giờ. Sau đó rửa sạch bằng nước và tráng lại bằng
nước cất 2 lần (tham khảo các quy trình phân tích tiêu chuẩn thích hợp về
hướng dẫn chi tiết chọn bình chứa mẫu và TCVN 5993 ISO 5667-3 về cách
làm sạch bình chứa mẫu.
- Tại mỗi vị trí quan trắc, lấy mẫu theo mặt cắt ngang lấy mẫu ở giữa
dòng và ở độ sâu 50 cm, can 2 lít.
- Các thông số đo hiện trường là các thông số thay đổi khi lấy mẫu, vận
chuyển, bảo quản như: pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhiệt độ, độ đục...
tiến hành đo ngay sau khi lấy mẫu.
(3) Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu: Mẫu nước sau khi lấy
được bảo quản và lưu giữ theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003).
Trong mọi trường hợp, bình chứa mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phân
tích được đậy kín và bảo vệ khỏi ánh sáng, sức nóng. Những mẫu không thể
56

phân tích trong ngày được ổn định và bảo quản theo TCVN. Để lưu giữ mẫu
trong thời gian ngắn (không quá 24 giờ) mẫu được làm lạnh 2 đến 50C.
Kỹ thuật bảo Thời gian
Loại bình Thích hợp cho
quản bảo quản
Amoni (NH 4 +); Tổng
chất rắn hòa tan (TDS);
Làm lạnh 20C đến tổng chất rắn lơ lửng
P(*) hoặc G(**) 24 giờ
50C (TSS); Nitrit (NO 2 -);
photphat (PO 4 3-); Nhu
cầu oxy hóa học (BOD).
Axit hóa đến
pH<2 bằng
Nhu cầu oxy hóa học
H 2 SO 4, làm lạnh P(*) hoặc G(**) 24 giờ
(COD)
20C đến 50C, giữ
nơi tối.
Ghi chú: (*) P loại bình chứa làm bằng chất dẻo (PE, PTFE, PVC, PET).
(**) G loại bình bằng thủy tinh.
(4) Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
TT Thông số Ký hiệu Số hiệu, tiêu Phương pháp phân tích
chuẩn
Đo trực tiếp bằng máy pH;
1 pH pH TCVN 6492:1999 khoảng đo 0-14, độ chính
xác ±0,01.
Đo trực tiếp bằng máy đo độ
APHA – 2130, đục Turb-350 IR; Khoảng đo
2 Độ đục Độ đục
B(1998) 0-1000 NTU; độ chính xác
±0,01
57

TT Thông số Ký hiệu Số hiệu, tiêu Phương pháp phân tích


chuẩn
Đo bằng nhiệt kế tại hiện
3 t0
trường
Xác định bằng phương pháp
khối lượng, lọc loại bỏ cặn
lơ lửng cho bay hơi hết
Tổng chất APHA 2540, C
4 TDS lượng nước có trong mẫu
rắn hòa tan (1998)
sau đó sấy khô đến khối
lượng không đổi ở nhiệt độ
1050C.
Sử dụng phương pháp trắc
5 Sắt tổng số Fe TS TCVN 6177:1996 phổ dùng thuốc thử 1,10 –
phenantrolin
Hàm lượng Đo trực tiếp bằng máy đo
6 oxy hòa DO máy oxi 340/set WTW
tan
Sử dụng phương pháp so
Nhu cầu màu đối với hai khoảng
7 oxy hóa COD APHA-5220 C/D nồng độ <50 mg/l và
học >50mg/l, chất oxi hóa sử
dụng là K 2 Cr 2 O 7 .
Nhu cầu Sử dụng phương pháp cấy và
TCVN 6001 –
8 oxy sinh BOD 5 pha loãng
1:2008
hóa
Dùng phương pháp trắc phổ
hấp thụ phân tử với thuốc
9 Nitrite N-NO 2 - TCVN 6178:1996
thử là Sulfanilamide và N-
(l-naphthyl) –
58

TT Thông số Ký hiệu Số hiệu, tiêu Phương pháp phân tích


chuẩn
ethylenediamine
dihydrochloride.
Dùng phương pháp trắc phổ
hấp thụ phân tử với thuốc
9 Amoni N-NH 4 + APHA 4500D-NH 3 thử Phenol Nitroprusside và
Natri – Hypoclorite (The
Indophenol Method)
Dùng phương pháp so màu
với hỗn hợp thuốc thử gồm:
H 2 SO 4 (NH 4 ) 2 M o O 4 acid
11 Phosphate PO 4 3- APHA 4500E-PO 4
ascorbic, Antimony
potassium tartrate (phương
pháp xanh Molipdate)
TCVN 6187- Sử dụng phương pháp nhiều
12 Coliforms Coliforms
2:1996 ống (số có xác suất cao nhất)
2.2.1.3 Các điểm và thông số quan trắc
Các điểm quan trắc chất lượng nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
được lấy tại 15 điểm dọc toàn tuyến, vị trí, toạ độ quan trắc được thống kê theo
bảng 2-2 sau:
Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan môi trường trên LVS Vu Gia- Thu bồn
Ký Nguồn Vị trí lấy mẫu Số
Đặc điểm nơi
hiệu nước Kinh độ Vĩ độ lượng
quan trắc
mẫu mặt o ’ ” o ’ ” mẫu
Sông Cầu Rồng tại
M1 Hàn, hạ TP Đà Nẵng 108 13 49 16 04 21 2
lưu
59

Ký Nguồn Vị trí lấy mẫu Số


Đặc điểm nơi
hiệu nước Kinh độ Vĩ độ lượng
quan trắc
mẫu mặt o ’ ” o ’ ” mẫu
sông
Vu Gia
Sông Cầu Nguyễn
Hàn, hạ Văn Trỗi, TP
M2 lưu Đà Nẵng 108 13 52 16 03 14 2
sông
Vu Gia
Sông Cầu Tuyên
Hàn, hạ Sơn, TP Đà
M3 lưu Nẵng 108 13 37 16 02 21 2
sông
Vu Gia
Sông Bến đò su, gần
M4 Cẩm cầu Hòa Xuân 108 13 34 16 0 35 2
Lệ
Sông Cách vị trí bể
Cẩm cấp nước thô
Lệ cho nhà máy
M5 108 1 35 16 0 0 2
nước Cầu Đỏ
khoảng 300m
về thượng lưu.
Sông Trung tâm
M6 Túy Huyện Hòa 108 8 31 15 58 35 2
Loan Vang. Cách cầu
60

Ký Nguồn Vị trí lấy mẫu Số


Đặc điểm nơi
hiệu nước Kinh độ Vĩ độ lượng
quan trắc
mẫu mặt o ’ ” o ’ ” mẫu
Túy Loan 50m
về thượng lưu.

Sông Phường Khuê


M7 Đò Mỹ, Q. Ngũ 108 14 31 16 1 18 2
Toản Hành Sơn
Nước Thượng lưu đập
sông dâng An Trạch.
M8 Yên Cách đập An 108 9 24 15 57 3 2
Trạch khoảng
200m
Hạ lưu Tại cửa Đại, vị
sông trí đèn biển
M9 108 23 48 15 53 20 2
Thu
Bồn
Sông Tại vị trí chân
M10 Thu cầu Câu Lâu cắt 108 16 46 15 52 23 2
Bồn Quốc lộ 1A
Sông Tại cầu Quảng
M11 Quảng Huế 108 6 52 15 51 37 2
Huế
Sông Tại Xã Tam
M12 Thu Hiệp 108 7 31 15 49 53 2
Bồn
61

Ký Nguồn Vị trí lấy mẫu Số


Đặc điểm nơi
hiệu nước Kinh độ Vĩ độ lượng
quan trắc
mẫu mặt o ’ ” o ’ ” mẫu
Sông Cách chân Cầu
Đò Tứ Câu 100m
Toản về Hạ lưu, xã
M13 Điện Ngọc, 108 15 14 15 54 40 2
huyện Điện
Bàn, tỉnh
Quảng Nam
Sông Xã Điện Hồng
M14 Yên huyện Điện 108 8 46 15 54 40 2
Bàn
Sông Tại trạm thủy
M15 Yên văn Ái Nghĩa 108 7 3 15 53 31 2
TT Đại Lộc
62

Hình 2.12: Sơ đồ vị trí quan trắc và lấy mẫu

2.2.2 Yêu cầu chất lượng môi trường nước theo các mục đích sử dụng
Bảng 2.3:Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
Giá trị giới hạn
Đơn
TT Thông số A B
vị
A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD 5 (200C) mg/l 4 6 15 25
6 Amoni (NH+ 4 ) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2
63

Giá trị giới hạn


Đơn
TT Thông số A B
vị
A1 A2 B1 B2
9 Nitrit (NO- 2 ) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
10 Nitrat (NO- 3 ) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Phosphat (PO 4 3-) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02
13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05
16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1
17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3
25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu
cơ µg/l 0,002 0,004 0,008 0,01
Aldrin + Dieldrin µg/l 0,01 0,012 0,014 0,02
Endrin µg/l 0,05 0,1 0,13 0,015
BHC µg/l 0,001 0,002 0,004 0,005
DDT µg/l 0,005 0,01 0,01 0,02
64

Giá trị giới hạn


Đơn
TT Thông số A B
vị
A1 A2 B1 B2
Endosunfan(Thiodan) µg/l 0,3 0,35 0,38 0,4
Lindan µg/l 0,01 0,02 0,02 0,03
Chlordane µg/l 0,01 0,02 0,02 0,05
Heptachlor
27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho
hữu cơ µg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
Paration µg/l 0,1 0,32 0,32 0,4
Malation
28 Hóa chất trừ cỏ
2,4D µg/l 100 200 450 500
2,4,5T µg/l 80 100 160 200
Paraquat µg/l 900 1200 1800 2000
29 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1
30 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0
31 E.coli MPN/ 20 50 100 200
100ml
32 Coliform MPN/ 2500 5000 7500 10000
100ml
(Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt của Bộ Tài Nguyên Môi Trường số 16/2008/QĐ-BTNMT)
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất
lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 và B2.
65

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ
xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng
như loại B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

2.2.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt


Kết quả quan trắc chất lượng nước tại 15 vị trí đặc trưng 2 đợt (tháng 9
năm 2013 và tháng 4 năm 2014).
Thời điểm lấy kết quả đánh giá:
+ Đợt 1 vào 10 giờ ngày 10 tháng 9 năm 2013. Kết quả bảng 2-4;
+ Đợt 2 vào 10 giờ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Kết quả bảng 2-5.
66

Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng nước mặt sông Vu Gia – Thu Bồn đợt 1 tháng 9/2013
Vị PH EC DO Nhiệt TSS COD BOD5 NH4 Độ NO3 NO2 Coliform PO 4 - Độ
trí độ mặn đục
0
- µs/cm mg/l C mg/l mg/l mg/l mg/l 0/00 mg/l mg/l MPN/100ml Mg/l NTU
M1 7,3 1671,0 5,77 28 105,38 21,6 12,06 1,29 1,00 1,20 0,07 400 1,16 18
M2 7,2 1758,0 7,25 27 166,34 36,0 14,5 1,06 1,02 1,53 0,10 470 1,05 45
M3 7,3 1141,0 5,60 28 166,80 26,4 14,78 0,78 0,70 1,02 0,02 1300 2,18 85
M4 7,2 130,7 5,88 28 246,00 69,6 16,15 0,45 0,08 1,59 0,04 230 1,65 41
M5 7,1 85,5 8,42 30 305,06 72,2 12,67 0,56 0,05 2,24 <0.01 280 0,42 55
M6 7,1 95,5 7,32 30 12,4 44 9,23 0,01 <0,1 3,5 <0,01 280 0,04 20
M7 7,2 81,7 6,62 30 312,98 40,8 10,59 0,78 0,05 0,02 <0.01 220 0,06 124
M8 7,2 81,7 9,80 30 12,98 20,8 14,38 0,10 0,01 2,35 0,01 320 0,4 124
M9 7,6 132 6,32 30 22 30,7 18,42 0,1 3 1,14 0,01 3320 0,5 14
M10 7,2 232 6,8 30 12 13,7 14,24 0,2 0,05 1,09 0,02 33000 1,8 14
M11 7,6 230 7,5 30 18,9 25 12,2 0,1 0 3,3 <0,01 38000 0,04 120
M12 7,6 132 8,55 30 18,9 30,7 17,26 0,1 0 1,76 0,01 12200 0,2 44
M13 7,8 223 6,74 30 32 85,6 18,04 0,1 0 1,86 0,01 8000 0,6 4,4
M14 7,8 223 5,5 30 22 25,6 13,8 0,1 0 1 0,01 3000 0,72 4,4
M15 7,6 132 7,25 30 52 18,88 15,01 0,1 0 2,14 0,01 13000 0,35 224
TC_ 5,5 ≥4 50 30 15 0,5 600 10 0,05 7500 0,3
B1(*) -9
Ghi chú: (*) TC_B1 – áp dụng tiêu chuẩn so sánh theo cột B1_ QCVN 08:2008/BTNMT để đánh giá chất
lượng nước mặt
67

Bảng 2.5: Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng nước mặt sông Vu Gia – Thu Bồn đợt 2 tháng 4/2014
Vị trí PH EC DO Nhiệ TSS COD BOD NH Độ NO 3 NO 2 - Coliform PO 4 - Độ
t độ 5 4 mặn -
đục
0
- µs/c mg/l C mg/l mg/l mg/l mg/l 0/00 mg/l mg/l MPN/ Mg/l NTU
m 100ml
M1 7,2 165 6,24 33 47,8 57,6 20,8 0,8 2 0,77 0,06 140000 0,77 21,27
M2 8 1755 6,4 33 27,8 35,5 12,8 1,5 1,3 2 0,02 450 0.5 72
M3 7,5 6,06 33 30,5 53,1 23,6 0,77 0,7 0,02 0,02 2200 0,38 71
M4 7,5 150 6,5 33 257 70 34,56 0,88 0,08 0,05 0,04 450 0,22 60
M5 7,3 98 7,68 33 30,8 26,6 12,2 0,54 0,08 0,05 0,03 450 0,48 179
M6 7,5 88 6,56 33 8,8 22,2 8,4 0,14 <0,1 4 780 0,07 17,36
M7 7,5 88,6 6,5 33 320,7 38,5 15,8 0,5 0,04 0,02 0,01 250 0,1 131
M8 7,5 87 6,72 33 15,9 17,7 6,4 0,1 0 0,5 0,01 780 0,5 131
M9 7,6 7,04 33 20,2 40,9 25,6 0,1 4 1,5 0,01 4700 0,5 11,76
M10 7,1 150 6,56 33 10,3 13,3 6,6 0,2 0,05 3,5 0,01 43000 1,11 13,37
M11 7,5 234 6,88 33 20,1 31 11,3 0,12 0 3,4 <0,01 54000 0,14 132
M12 7,8 150 7,5 33 22,7 20 8 0,1 0 3,7 <0,01 6000 0,22 68
M13 7,5 180 3,2 33 35,7 108,3 45,2 0,1 0 1,4 <0,01 6200 0,36 3,6
M14 7,5 180 3,2 33 15,7 18,3 15,2 0,1 0 1,4 <0,01 2200 0,42 3,6
M15 7,5 133 7,36 33 72,6 26,8 12,8 0 3,6 0,01 11000 0,25 2777
TC_B1(*)
5,5-9 ≥4 50 30 15 0,5 600 10 0,05 7500 0,3
Ghi chú: (*) TC_B1 – áp dụng tiêu chuẩn so sánh theo cột B1_ QCVN 08:2008/BTNMT để đánh giá chất
lượng nước mặt
68

2.3 Nhận xét chung


So sánh đánh giá từng chỉ tiêu chất lượng nước của 2 đợt quan trắc tại 15
điểm so với Quy chuẩn cho thấy nước sông Vu Gia – Thu Bồn đang bị ô
nhiễm. Cụ thể như sau:
+Các thông số vật lý
Các thông số pH, EC nằm trong giới hạn cho phép. Chỉ số thông số TSS
vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở các vị trí quan trắc trong 2 đợt/2 năm.
+ Các thông số sinh học
Hàm lượng coliform quan trắc được trong 2 đợt cho thấy số điểm năm 2014
bị ô nhiễm nhiều hơn so với năm 2013. Coliform là chỉ tiêu dùng để đánh
giá sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thải. Coliform vượt tiêu chuẩn cho
phép rất nhiều lần cho thấy nguồn nước của đoạn sông nghiên cứu đang bị ô
nhiễm sinh học rất rõ rệt. Điều này không những ảnh hưởng tới hệ sinh thái
thủy sinh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng dân cư
sống dọc hai bên sông.

Hình 2.13: Biểu đồ hàm lượng TSS và Coliform đợt 1 ngày 10/9/2013
69

Hình 2.14: Biểu đồ hàm lượng TSS và Coliform đợt 2 ngày 21/4/2014
+ Các thông số hóa học
-Các chất dinh dưỡng vô cơ: NO 3 -, NO 2 - của nước sông nhìn chung nằm
trong giới hạn cho phép. Trong 2 lần quan trắc 4 vị trí từ M1, M2, M3, M4
chỉ số NO 2 - vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
+Các thông số phản ánh ô nhiễm hữu cơ: DO, COD, BOD 5 ,
* Thông số DO: 2/15 điểm quan trắc có giá trị DO thấp hơn tiêu chuẩn cho
phép. Nồng độ DO thấp thể hiện nguồn nước đang bị nhiễm bẩn do lượng
oxy hòa tan trong nước đã được dùng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô
cơ bẩn trong nước. Hiện trạng nguồn nước tại vị trí này có màu đỏ đục bị ô
nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản.
*Thông số COD: 14/15 điểm quan trắc có giá trị COD vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ có trong
nước, COD càng cao chứng tỏ nước càng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ.
* Thông số BOD 5 : Giá trị BOD 5 của 2 đợt quan trắc tại 15 vị trí đều vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. BOD 5 là chỉ số dùng để đánh giá khả năng tự
làm sạch của nguồn nước. Vì vậy BOD 5 càng cao chứng tỏ nước ô nhiễm
càng nặng.
70

Hình 2.15: Biểu đồ DO, COD, BOD5 đợt 1 ngày 10/9/2013

Hình 2.16: Biểu đồ DO, COD, BOD 5 đợt 2 ngày 21/4/2014


Nhận xét: Số liệu quan trắc phản ánh nước sông bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm
trọng vì các chỉ số COD, BOD 5 đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
71

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI LVS VU GIA – THU
BỒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

3.1. Mạng lưới sông suối và cửa sông


3.1.1. Mạng lưới sông ngòi
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn được bắt nguồn từ vùng núi Ngọc
Lĩnh sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có độ dài của sông ngắn và độ
dốc lòng sông lớn. Hướng dốc chủ yếu của lưu vực sông này là Tây Nam -
Đông Bắc. Vùng núi lòng sông hẹp, bờ sông dốc đứng, sông có nhiều ghềnh
thác, độ uốn khúc từ 1 ÷ 2 lần. Phần giáp ranh giữa trung lưu và hạ lưu lòng
sông tương đối rộng và nông, có nhiều cồn bãi giữa dòng, về phía hạ lưu
lòng sông thường thay đổi, bờ sông thấp nên vào mùa lũ hàng năm nước tràn
vào đồng ruộng, làng mạc gây ngập lụt. Sông Vu Gia - Thu Bồn gồm 2
nhánh chính:
a. Sông Vu Gia
Sông Vu Gia gồm nhiều nhánh sông hợp thành, đáng kể là các sông
Đắk Mi (sông Cái), sông Bung, sông A Vương, sông Con. Sông Vu Gia có
chiều dài đến cửa ra tại Đà Nẵng là 204 km, đến Cẩm Lệ: 189 km, đến Ái
Nghĩa: 166 km. Diện tích lưu vực đến Ái Nghĩa là 5.180 km2.
Sông có các phụ lưu sau:
* Sông Cái (Đắk Mi): Bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2.000m ở
vùng biên giới Tây Nam tỉnh Quảng Nam, đầu nguồn thuộc tỉnh Kon Tum
(chiều dài sông nằm trên địa phận tỉnh Kon Tum khoảng 38km). Sông chảy
theo hướng từ Nam đến Bắc rồi chuyển sang hướng từ Tây Nam đến Đông
Bắc. Diện tích lưu vực sông Cái tính đến trạm thủy văn Thành Mỹ là
1.850km2, với chiều dài lòng sông chính là 129km.
* Sông Bung: bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây Bắc,
72

sông chảy theo hướng Tây Đông, với chiều dài 131 km có diện tích lưu vực
2.530 km2. Sông Bung có nhiều nhánh nhỏ nhưng đáng kể là sông A Vương
có diện tích F lv = 898 km2, chiều dài sông 84 km.
* Sông Con: Được bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Hiên,
diện tích lưu vực 627 km2, chiều dài sông 47 km với hướng chảy chính Bắc
Nam.
b. Sông Thu Bồn
Sông được bắt nguồn từ vùng biên giới 3 tỉnh Quảng Nam, Kon
Tum và Quảng Ngãi ở độ cao hơn 2.000m. Chảy theo hướng Nam - Bắc, về
Phước Hội sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, khi đến Giao Thuỷ
sông chảy theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển tại Cửa Đại. Diện tích lưu
vực từ thượng nguồn đến Nông Sơn: 3.150 km2, dài 126 km, diện tích lưu
vực tính đến Giao Thuỷ là 3.825 km2, dài 152 km.
Sông Thu Bồn gồm có nhiều sông suối, đáng kể là các sông sau:
Sông Tranh có diện tích lưu vực: 644 km2 với chiều dài 196 km;
Sông Khang có diện tích lưu vực 609 km2, chiều dài 57 km;
Sông Trường có diện tích lưu vực 446 km2, chiều dài 29 km.
Diện tích toàn bộ lưu vực Vu Gia- Thu Bồn tính từ thượng nguồn đến
cửa sông là 10.350 km2. Phần hạ lưu dòng chảy của 2 sông có sự trao đồi
với nhau là: Sông Quảng Huế dẫn một lượng nước từ sông Vu Gia sang sông
Thu Bồn. Cách Quảng Huế 16 km về phía hạ lưu, sông Vĩnh Điện lại dẫn 1
lượng nước sông Thu Bồn trả lại sông Vu Gia.
Có thể nói phần hạ lưu mạng lưới sông ngòi khá dày, ngoài sự trao đổi
dòng chảy của hai sông với nhau còn có sự bổ sung thêm bởi một số nhánh
sông khác. Phía sông Vu Gia có sông Tuý Loan , diện tích lưu vực: 309 km2,
dài 30 km. Sông Thu Bồn có nhánh sông Ly Ly, diện tích lưu vực: 275 km2,
73

chiều dài: 38 km.


Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái sông chính vùng nghiên cứu
Tên Tính Diện Chiều Chiều Độ Độ Đô Mật độ Hê số
Sông Đến tích dài dài cao cao dốc lưới uốn
lưu sông lưu nguồn bình bình sông khúc
vực (Km) vực sông quân quân km/km 2

(km2) (Km) (m) lưu lưu


vực vực
(m) (%)
Thu Biển 10.35 205 148 1.6 552 12,5 0,47 1,86
Bồn

Vu Thu 5.8 163 85 2 453 21,3 0,41 1,74


Gia Bồn

Bung Cái 3.53 131 74 1.3 816 37 0,31 2,02

Cái Thành 1.85 125 58 1.85 798 23,7 0,52 1,84


Mỹ

Con Vu 627 47 34 800 527 31 0,66 1,62


Gia

3.1.2. Cửa sông


Lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn có hai hệ thống cửa sông là cửa Hàn
(Đà Nẵng) và cửa Đại (Quảng Nam).
a. Cửa Hàn
Sông Vu Gia trước khi chảy qua Ái Nghĩa được phân ra 2 nhánh chính:
nhánh Quảng Huế chảy sang sông Thu Bồn, nhánh chính Vu Gia lại được
phân thành 2 nhánh một nhánh qua cầu Quá Giang đổ về sông Vĩnh Điện, một
nhánh qua cầu Đỏ rồi đổ ra sông Vĩnh Điện tại Phường Hoà Cường, Hoà
Xuân và chạy qua Thành phố Đà Nẵng, cuối cùng đổ ra biển tại cửa Hàn.
74

b. Cửa Đại
Sông Thu Bồn chảy theo hướng Nam - Bắc, về Phước Hội sông chảy
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc khi đến Giao Thuỷ sông chảy theo hướng
Tây - Đông và đổ ra biển tại Cửa Đại (Thị xã Hội An).
3.2. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn
3.2.1 Tình hình tài liệu
Trong lưu vực nghiên cứu có 3 trạm đo các yếu tố khí tượng: một
trạm đo đại diện cho vùng đồng bằng là trạm Đà Nẵng, hai trạm đại diện cho
vùng miền núi là trạm Trà My, Tam Kỳ và 19 trạm đo mưa khác.
Bảng 3.2: Mạng lưới các trạm đo khí tượng thuỷ văn lưu vực Vu Gia - Thu
Bồn
Vị trí Diện
Thời gian
Kinh Vĩ độ tích Yếu tố
Tên quan trắc
TT Tên trạm lưu quan
sông độ (số liệu
vực trắc
hiện có)
(km2)
1 Thành Mỹ Vu Gia 1.850 X 1980-
107050' 15046'
2011
2 Nông Sơn Thu Bồn 3.150 X 1980-
108003' 15042'
2011
3 Hội Khách Vu Gia X 1980-
107049' 15049'
2011
4 Ái Nghĩa Vu Gia X 1980-
108007' 15053'
2011
5 Giao Thuỷ Thu Bồn X 1980-
108001' 15048'
2011
6 Câu Lâu Thu Bồn X 1980-
108017' 15051'
2011
75

Vị trí Diện
Thời gian
Kinh Vĩ độ tích Yếu tố
Tên quan trắc
TT Tên trạm lưu quan
sông độ (số liệu
vực trắc
hiện có)
(km2)
7 Cẩm Lệ Vu Gia X 1980-
108002' 16000'
2011
8 Hội An Thu Bồn X 1980-
108020' 15052'
2011
9 Đà Nẵng X,T,U, 1980-
108011’ 16002’
Z,V 2011
10 Trà My 108013’ 15021’ X,T,U 1980-
Z,V 2011
11 Tiên Phước X 1980-
108018' 15029'
2011
12 Hiên X 1980-
107039' 15055'
2011
13 Sơn Tân X 1980-
108002' 15034'
2011
14 Quế Sơn X 1980-
108013' 15042'
2011
15 Khâm Đức X 1980-
107047' 15026'
2011
16 Tam Kỳ 108030’ 15033’ X,T,U 1980-
Z,V 2011
17 Tiên Sa X 1980-
108025’ 16010’
2009
76

Vị trí Diện
Thời gian
Kinh Vĩ độ tích Yếu tố
Tên quan trắc
TT Tên trạm lưu quan
sông độ (số liệu
vực trắc
hiện có)
(km2)
18 Bà Nà X 1980-
107059’ 16000’
1995
19 Thăng Bình X 1980-
108020’ 15045’
1996
20 Sơn Phước X 1980-
108003’ 16001’
1993
21 Đức Phú 108058’ 15048’ X 1980-
1988
22 Vĩnh Điện 108024’ 15089’ X 1980-
1988

Ghi chú: X - mưa, T - nhiệt độ, Z - bốc hơi, U - độ ẩm, V - tốc độ gió.
Tài liệu thủy văn được quan trắc trong và lân cận có các trạm đo dòng
chảy là Nông Sơn trên sông Thu Bồn, Thành Mỹ trên sông Vu Gia, còn lại là
các trạm đo mực nước: Hiệp Đức, Giao Thủy, Câu Lâu, Hội An (sông Thu
Bồn), Hội Khách, Ái Nghĩa, Cẩm Lệ (sông Vu Gia) và trạm triều Sơn Trà.
Bảng 3.3: Thống kê các trạm thủy văn trong vùng
T Trạm Flv Sông Yếu tố Vị trí trạm Liệt tài
T (km2) đo Kinh Vĩ độ liệu
độ
1 Thạnh 1850 Vu Q,H,D,X 107050 1504 1980-
Mỹ Gia ' 6' 2012
0 0
2 Nông 3150 Thu Q,H,D,X 108 03 15 4 1980-
Sơn Bồn ' 2' 2012
3 Hội An Thu X,H 0 0
108 20 15 5 1980-
Bồn ' 2' 2012
77

T Trạm Flv Sông Yếu tố Vị trí trạm Liệt tài


T (km2) đo Kinh Vĩ độ liệu
độ
4 Giao Thu X,H 108001 1504 1980-
Thuỷ Bồn ' 8' 2012
0 0
5 Câu Lâu Thu X,H 108 17 15 5 1980-
Bồn ' 1' 2012
6 Cẩm Lệ Vu X,H 0 0
108 02 16 0 1980-
Gia ' 0' 2012
7 Ái Nghĩa Vu X,H 0 0
108 07 15 5 1980-
Gia ' 3' 2012
8 Sơn Tân Thu X,H 0 0
108 02 15 3 1980-
Bồn ' 4' 2012
9 Hội Vu X,H 0 0
107 49 15 4 77-
Khách Gia ' 9' 89,96-12
10 Sơn Trà Biển X,H 0 0
108 13 16 0 1983-
' 6' 2012
Ghi chú: H: Mực nước Q: Lưu lượng D: Độ đục X: Lượng mưa
3.2.2 Nhận xét về tài liệu
Phần lớn các trạm đo có tài liệu quan trắc từ 1976 đến 2012, số rất ít
có tài liệu từ đầu thế kỷ 20 nhưng chỉ đo mưa là chủ yếu như trạm Đà Nẵng
còn các yếu tố khí tượng khác được phát triển dần theo năm tháng. Các trạm
đo lúc đầu đặt chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển. Sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng 5/1975, mạng lưới trạm đo được phát triển mạnh mẽ
nhưng chủ yếu ở huyện lỵ, thị trấn. Vùng núi và các nơi hẻo lánh chưa có
trạm đo, do đó cũng chưa nắm bắt được sự diễn biến của các hiện tượng tự
nhiên trong lĩnh vực khí tượng thủy văn theo không gian một cách chi tiết.
Trạm khí tượng Đà Nẵng tuy quan trắc đã lâu nhưng qua hai thời kỳ chống
Pháp và chống Mỹ nên cũng bị gián đoạn nhiều.
Các trạm đo trong vùng như Bà Nà, Thăng Bình, Sơn Phước, Đức Phú
và Vĩnh Điện bị gián đoạn nhiều nên các trạm này không đưa vào mô hình
tính toán.
78

Các trạm đo thuỷ văn từ sau năm 1975 mới tiến hành quan trắc, có vài
trạm quan trắc trong thời kỳ Mỹ Ngụy nhưng cũng bị gián đoạn, chế độ quan
trắc cũng không đảm bảo chất lượng nên khó sử dụng đoạn tài liệu này.
Qua phân tích tài liệu khí tượng thủy văn dài năm, trừ trạm Đà Nẵng
có trên 30 năm tài liệu, đoạn tài liệu từ 1976 đến 2012 giá trị chuẩn, không
sai khác nhiều.Vì vậy, sử dụng đoạn tài liệu này (1976-2012) của tất cả các
trạm quan trắc có thể đảm bảo được tính ổn định của giá trị chuẩn để đưa
vào tính toán.

Hình 3.1: Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn lưu vực Vu Gia - Thu
Bồn

3.3 Mô hình thủy lực kiệt hệ thống sông


3.3.1 Phương pháp tính toán
3.3.1.1 Dòng chảy sông thiên nhiên
Toàn bộ mạng tính toán thể hiện dòng chảy trên sông là dòng chảy
trong lòng dẫn thiên nhiên biến đổi chậm theo thời gian và không gian. Chế
79

độ dòng chảy này được mô tả bằng phương trình vi phân đạo hàm riêng
Saint-Venant.
Phương trình liên tục và phương trình động lượng:
Trong đó:

B + ∂

B: Chiều rộng mặt nước ở thời đoạn tính toán (m).


Z: Cao trình mực nước ờ thời đoạn tính toán (m).
t: Thời gian tính toán (giây).
Q: Lưu lượng dòng chảy qua mặt cắt (m3/s).
X: Không gian (dọc theo dòng chảy) (m).
β: Hệ số phân bố lưu tốc không đều trên mặt cắt.
W: Diện tích mặt cắt ướt (m2).
q: Lưu lượng ra nhập dọc theo đơn vị chiều dài (m2/s)
C: Hệ số Chezy C = 1/n . Ry
n: Hệ số nhám lòng dẫn.
R: Bán kính thuỷ lực.
Y: Hệ số Maninh.
3.3.1.2. Dòng chảy qua các công trình thủy lợi:
Dòng chảy qua công trình trên sông được tính toán theo các công thức
mô tả chế độ thuỷ lực phù hợp với trạng thái chảy tại thời điểm tính toán.
Trong chương trình coi đây là những đoạn sông đặc biệt, được biến đổi phù
hợp với dạng chung của hệ phương trình sai phân trong toàn mạng sông.
80

3.3.2. Sử dụng mô hình tính toán


Để tính toán thủy lực lũ, kiệt, mặn trên các hệ thống sông hiện nay có
nhiều mô hình tính toán:
- Mô hình VRSAP của cố giáo sư - tiến sỹ Nguyễn Như Khuê vẫn
được sử dụng tính toán thủy lực cho các mạng sông.
- Mô hình HEC-RAS là một hệ thống phần mềm tồng hợp, đây là mô
hình do quân đội Mỹ xây dựng và phát triển và cho phép sử dụng miễn phí.
Mô hình có khả năng tính toán thủy lực, bùn cát, chất lượng nước.
- Mô hình thủy lực MIKE11 của viện thủy lực Đan Mạch. Đây là mô
hình tiên tiến được chuyển giao cho viện Quy hoạch Thủy lợi.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình MIKE11 để tính
toán diễn biến dòng chảy kiệt.
3.3.3. Mô hình MIKE 11- Thủy lực dòng chảy
3.3.3.1. Giới thiệu mô hình
a. Giới thiệu
Mô hình MIKE11 do DHI Water and Environment (Đan Mạch) phát
triển, là phần mềm để mô phỏng dòng chảy, lưu lượng, chất lượng nước và
vận chuyển bùn cát ở các lưu vực sông, kênh tưới… MIKE11 là mô hình
động lực học một chiều, thân thiện với người sử dụng nhằm phân tích chi
tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho các sông và hệ thống kênh dẫn đơn
giản và phức tạp. Với môi trường đặc biệt thân thiện với người sử dụng, linh
hoạt và tốc độ tính toán cao, MIKE11 cung cấp một môi trường thiết kế hữu
hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước và
quy hoạch. Mô đun thủy động lực học (HD) là một phần trung tâm của của
hệ thống mô hình MIKE11 và tạo cơ sở cho hầu hết các mô đun khác bao
gồm:
81

+ Dự báo lũ và vận hành hồ chứa.


+ Các phương pháp mô phỏng kiểm soát lũ.
+ Vận hành hệ thống tưới và tiêu thoát bề mặt.
+ Thiết kế các hệ thống kênh dẫn.
+ Nghiên cứu sóng triều và dâng nước do mưa ở sông và cửa sông.
Đặc trưng cơ bản của hệ thống lập mô hình MIKE 11 là cấu trúc mô-
đun tổng hợp với nhiều loại mô-đun được thêm vào mỗi mô phỏng các hiện
tượng liên quan đến hệ thống sông. Ngoài các mô-đun HD đã mô tả ở trên,
MIKE bao gồm các mô-đun bổ sung đối với:
+ Thủy văn.
+ Tải khuyếch tán.
+ Các mô hình cho nhiều vấn đề về chất lượng nước.
+ Vận chuyển bùn cát có cố kết (có tính dính).
+ Vận chuyển bùn cát không có cố kết (không có tính dính).
b. Sơ đồ mạng sông
Hệ thống sông đưa vào mô hình thuỷ lực gồm :
+ Sông Vũ Gia: từ Thạnh Mỹ đến cửa Hàn, chiều dài: 77.465 m
+ Sông Thu Bồn: từ Nông Sơn đến cửa Đại, chiều dài: 65.598 m
+ Sông Quảng Huế: Từ sông VuGia đến sông Thu Bồn, chiều dài:
4.210 m
+ Sông Bàu Câu: Từ sông VuGia đến sông Vĩnh Điện, chiều dài:
15.060 m
+ Sông La Thọ: từ sông Bàu Câu đến sông Vĩnh Điện, chiều dài:
10.730 m
+ Sông Thanh Quýt: từ sông La Thọ đến sông Vĩnh Điện, chiều dài:
5.250 m
82

+ Sông Cô Cả: từ sông La Thọ đến sông Thu Bồn, chiều dài: 5.165 m
+ Sông Bà Rén: từ phân đến nhập lưu với sông Thu Bồn, chiều dài:
33.305 m
+ Sông Hội An: từ phân đến nhập lưu với sông Thu Bồn, chiều dài:
6.650 m
+ Sông Vĩnh Điện: từ sông Thu Bồn đến sông Vũ Gia, chiều dài:
24.430 m
c. Địa hình lòng sông
Qua nghiên cứu cụ thể các nguồn tài liệu cơ bản hiện có về khảo sát
đo đạc địa hình lòng dẫn hệ thống sông trong lưu vực sông Vu Gia - Thu
Bồn, chúng tôi đã thu thập và sử dụng tài liệu trắc dọc và ngang sông bao
gồm 12 sông với 140 mặt cắt ngang được khảo sát, đo đạc và hiệu chỉnh vào
năm 1997, cập nhật 2010, 2012 (địa hình Quảng Huế), theo cao độ Quốc
gia.
d. Biên tính toán của mô hình
Số liệu đầu vào cho mùa cạn là các số liệu biên phục vụ cho mô hình
tính toán thủy lực cạn,trong đó gồm có biên trên, biên dưới và các biên nhập
lưu khu giữa.
Biên trên là các đường quá trình lưu lượng tại trạm thủy văn Nông
Sơn, Thành Mỹ và các đường quá trình lưu lượng tại các nhánh nhập lưu
khu giữa ). Biên dưới là các đường quá trình mực nước tại Cửa Hàn và Cửa
Đại lấy theo triều Đà Nẵng, tại Cửa Lở lấy theo triều Quy Nhơn.
Các biên nhập lưu khu giữa gồm:
+ Sông Bung Flv= 2.530 km2, nhập vào sông Vu Gia tại vị trí 7.180
m
+ Sông Con Flv= 627 km2, nhập vào sông Vu Gia tại vị trí 19.780 m
83

+ Sông Bàu Lá Flv= 67 km2, nhập vào sông Vu Gia tại vị trí 49.120 m
+ Sông Tuý Loan Flv=309 km2, nhập vào sông Vu Gia tại vị trí
59.420 m
+ Sông Vĩnh Trinh Flv= 47 km2, nhập vào sông Bà Rén tại vị trí
6.900 m
+ Sông Trà Kiên Flv= 123 km2, nhập vào sông Bà Rén tại vị trí
15.615 m
+ Sông Ly Ly Flv= 279 km2, nhập vào sông Bà Rén tại vị trí 23.145 m
+ Sông Trung Phước nhập vào sông Thu Bồn tại vị trí 4.860 m
+ Khe Đá Mài nhập vào sông Thu Bồn tại vị trí 17.840 m

Hình 3.2: Sơ đồ tính toán thủy lực mạng sông Vu Gia – Thu Bồn
3.3.3.2 Kết quả kiểm định
a. Các trạm kiểm tra dọc sông
Mô phỏng thủy lực kiệt :
+ Hội Khách, Ái Nghĩa, Cẩm Lệ(trên sông Vu Gia).
+ Giao Thủy, Cầu Lâu, Hội An (trên sông Thu Bồn)
84

b. Tính toán hiệu chỉnh thủy lực


Để mô tả chế độ thuỷ lực trong mùa kiệt cho vùng hạ du sông Vu Gia
– Thu Bồn chọn thời kỳ từ 01/03/2008 – 31/03/2008 để tính toán mô phỏng,
đây là thời đoạn của một con triều trong thời kỳ thường bị kiệt nhất và có
nhu cầu nước nhiều trong năm của lưu vực, đồng thời có số liệu quan trắc
đầy đủ, đồng bộ nhất.
Kết quả tính toán mô phỏng và thực đo tại một số trạm thủy văn trên
sông VGTB như sau bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả mực nước thực đo và tính toán mô phỏng
Hmax (m) Nash
TT Vị Trí Sông
Thực đo Tính toán Sai số (%) (%)

1 Hội Khách Vu Gia 9,19 9,19 0,002 99

2 Ái Nghĩa Yên-Vu Gia 4,15 4,039 -267 95,6

3 Giao Thủy Thu Bồn 2,51 2,49 -0,04 90,8

4 Cẩm Lệ Vu Gia 0,38 0,358 -5,76 90,6

5 Câu Lâu Thu Bồn 0,5 0,43 -14,07 94,6

Trung bình 94,12

c. Tính toán kiểm định thủy lực


Để kiểm định mô hình thủy lực với bộ thông số đã có sau khi tính toán
mô phỏng trong mùa kiệt cho vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn, nghiên
cứu đã chọn thời kỳ kiệt có số liệu thực đo từ 01/03-31/03/2009 để tính toán
kiểm định.
Kết quả tính toán mô phỏng và thực đo tại một số trạm thủy văn trên
85

sông Vu Gia – Thu Bồn như sau:


Bảng 3.5: Kết quả mực nước thực đo và tính toán kiểm định mô hình
Hmax (m)
NASH
TT Vị Trí Sông Sai số
Thực đo Tính toán (%)
(%)

1 Hội Khách Vu Gia 12,01 13,36 0,2 86

2 Ái Nghĩa Yên-Vu Gia 3,33 3,331 0,043 99

3 Giao Thủy Thu Bồn 5,01 5,03 0,01 98

4 Cẩm Lệ Vu Gia 0,48 0,366 -24 74

5 Câu Lâu Thu Bồn 0,56 0,43 25 80.6

6 Hội An Thu Bồn 0,58 0,459 21 85

Trung bình 87,1

Kết quả mô phỏng kiệt thống sông Vu Gia – Thu Bồn từ 01/03-
31/03/2008và kiểm định kiệt từ 01/03-31/03/2009cho thấy:
Kết quả tính toán mô phỏng, kiểm định chế độ thuỷ lực kiệt tại tất cả
các nút kiểm tra có số liệu quan trắc ở các vị trí cho kết quả mực nước tính
toán và giá trị thực đo chênh nhau không đáng kể; đường quá trình diễn biến
mực nước trong thời kỳ kiệt năm 2008, kiểm định 2009 giữa quá trình tính
toán và quá trình thực đo tương đối bám sát nhau. Hiệu chỉnh hệ số NASH
trung bình đạt 94,12 % và kiểm định đạt 87,1 %.
Kết quả tính toán mô phỏng khá phù hợp với thực tế khảo sát, như
vậy bộ thông số sử dụng trong mô hình thuỷ lực đã phản ánh khá chính xác
86

chế độ thủy lực trong mùa kiệt của mạng sông Vu Gia Thu Bồn, đủ độ tin
cậy để tiến hành các tính toán thuỷ lực kiệt cho các phương án nghiên cứu
trên hệ thống sông.
3.3.4. Mô hình MIKE 11 –Ecolab
3.3.4.1. Giới thiệu mô hình
Ecolab là một phòng thí nghiệm số phục vụ cho mô phỏng sinh thái.
Nó là một công cụ mở và tổng hợp các mô hình sinh thái nước để mô phỏng
chất lượng nước, phú dưỡng, kim loại nặng và sinh thái. Modun này thường
hay sử dụng nhất cho mô phỏng chất lượng nước là một phần trong đánh giá
tác động môi trường cho các hoạt động của con người, tuy nhiên công cụ
này còn được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản để tối ưu hóa việc nuôi cá,
rong biển và động vật thân mềm. Một ứng dụng khác đó là dự báo online
chất lượng nước. Nhu cầu mô tả hệ sinh thái là nhu cầu lớn bởi vì các hệ
sinh thái thì đa dạng. Điểm mạnh của công cụ này là dễ điều chỉnh và dễ
thực hiện các mô tả toàn học của các hệ sinh thái vào trong các bộ giải thủy
động lực của DHI.
Mô tả chung phụ thuộc vào bản chất của vấn đề chất lượng nước được
xem xét, mô hình có thể được điều chỉnh theo các cấp chi tiết khác nhau. Sự
phức tạp của mô hình là từ phiên bản đơn giản nhất, mà bao gồm chỉ số duy
nhất BOD và DO, thông qua việc đưa vào các phản ứng lắng cặn/nước và
thêm vào của nitơ vô cơ (amoni và nitrat) đến các mức phức tạp nhất.
Người sử dụng để mô phỏng nhu cầu oxy trực tiếp do sự thoái hóa của
các chất hữu cơ lơ lửng và nhu cầu oxy trễ do sự thoái hóa của một phần các
chất hữu cơ đã lắng lại. Việc sử dụng một số các cấp mô hình, ví dụ như một
số cấp về mức độ chi tiết và tối đa hóa tính ứng dụng của mô hình. Vì thế,
mô hình có thể được áp dụng vừa cho các trường hợp đơn giản trong đó các
87

vấn đề lớn là mất oxy do thoái hóa của các chất hữu cơ, hay các vấn đề về
hiệu ứng dinh dưỡng, trong đó các thành phần BOD khác nhau cũng như các
hiệu ứng dinh dưỡng (ví dụ như các cấp amoni trong mối quan hệ với cá và
ấu trùng cá) phải được xem xét.
Mô hình hóa photpho có thể được đưa vào cả trong 6 cấp. Một modun
thêm vào cho thành phần vi khuẩn (COLI) có thể được kích hoạt lên tại tất
cả các cấp (xem Coliform). Các biến trạng thái, quá trình được đưa vào và
các vấn đề điển hình để để cập được đưa ra danh sách trong mỗi cấp mô
hình.
+Cấp độ 1: Bao gồm số liệu chất lượng nước các thông số BOD, DO,
nhiệt độ;
+Cấp độ 2: Bao gồm số liệu chất lượng nước các thông số BOD, DO,
nhiệt độ;
+Cấp độ 3: Bao gồm số liệu chất lượng nước các thông số BOD, nhiệt
độ, DO, NH 4 +, NO 3 -;
+Cấp độ 4: Bao gồm số liệu chất lượng nước các thông số BOD, nhiệt
độ, DO, NH 4 +, NO 3 -;
+Cấp độ 5: Bao gồm số liệu chất lượng nước các thông số nhiệt độ,
DO, BOD hòa tan, BOD lơ lửng, BOD trầm tích (bùn cát);
+Cấp độ 6: Bao gồm số liệu chất lượng nước các thông số nhiệt độ,
DO, BOD hòa tan, BOD lơ lửng, BOD trầm tích (bùn cát), NH 4 +, NO 3
Tuy nhiên mô đun Ecolab11 là một mô đun mở, bên cạnh các quá
trình chất lượng nước cùng với các quá trình mà mô hình cung cấp, người sử
dụng hoàn toàn có thể đưa thêm các thông số chất lượng nước khác cùng với
các phương trình diễn diến của các thông số đó trong nước.
Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn mô hình cấp 3 .
88

3.3.4.2 Hiệu chỉnh mô hình và kiểm định


- Hiệu chỉnh
Quá trình hiệu chỉnh được tính toán cho giai đoạn từ 02/09/2013 đến
14/09/2013:

Hình 3.3: Đường quá trình DO tại các vị trí trên sông Vu Gia trong giai
đoạn mô phỏng 02/09/2013 đến 14/09/2013

Hình 3.4: Đường quá trình DO tại các vị trí trên sông Thu Bồn trong giai
đoạn mô phỏng 02/09/2013 đến 14/09/2013
Trích dẫn các kết quả từ đường mô phỏng so sánh với số liệu thực đo
tại các điểm vào lúc 10 h ngày 10/09/2013
89

Hình 3.5: So sánh giá trị DO giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 10/09/2013

Hình 3.6: So sánh giá trị BOD 5 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 10/09/2013

Hình 3.7: So sánh giá trị NH 4 + giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 10/09/2013
90

Hình 3.8: So sánh giá trị NO 3 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 10/09/2013
- Kiểm định
Quá trình kiểm định được tính toán cho giai đoạn từ 10/04/2014 đến
22/04/2014:

Hình 3.9: So sánh giá trị DO giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 21/04/2014
91

Hình 3.10: So sánh giá trị BOD giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 21/04/2014

Hình 3.11: So sánh giá trị NH4 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 21/04/2014

Hình 3.12: So sánh giá trị NO 3 giữa mô phỏng và thực đo tại thời điểm lấy
mẫu 10 h ngày 21/04/2014
Nhận xét:
92

+ Mô hình chất lượng nước chạy khá ổn định với thời đoạn tính toán
là 12 ngày đối với các các phương án hiệu chỉnh và kiểm định.
+ Từ kết quả mô phỏng chất lượng nước bằng mô hình MIKE 11 cho
kết quả có xu hướng khớp với xu hướng thực đo và đúng với thực tế. Do vậy
hoàn toàn có thể sử dụng bộ thông số mô phỏng để phục vụ tính toán cho
các phương án.

3.4 Xác định lưu lượng kiệt ứng với tần suất 85 %
3.4.1 Trường hợp hiện tại
Kết quả tính toán dòng chảy kiệt ứng với tần suất 85% năm 2013 và
2014 như sau:
Bảng 3.6: Lưu lượng dòng chảy 9/2013

Lưu lưọng
Măt Đặc điểm nơi quan
Nguồn nước mặt dòng chảy
cắt trắc
(m3/s)
M1 Sông Hàn, hạ lưu sông Cầu Rồng tại TP Đà 174,65
Vu Gia Nang
M2 Sông Hàn, hạ lưu sông Cầu Nguyễn Văn Trỗi, 173,94
TP Đà
M3 Sông Hàn, hạ lưu sông Cầu Tuyên Som, TP Đà 172,8
Nang
M4 Sông Cẩm Lệ Bến đò su, gần cầu Hòa 93,62
Xuân
M5 Sông Cẩm Lệ Cách vị trí bể cấp nước 88,8
thô cho nhà máy nước
cầu Đỏ khoảng 300m về
thượng lưu.
M6 Sông Túy Loan Trung tâm Huyện Hòa 91,39
93

Lưu lưọng
Măt Đặc điểm nơi quan
Nguồn nước mặt dòng chảy
cắt trắc
(m3/s)
Vang. Cách cầu Túy
Loan 50m về thượng
lưu.
M7 Sông Đò Toản Phường Khuê Mỹ, Q. 78,99
Ngũ Hành Sơn
M8 Nước sông Yên Thượng lưu đập dâng 92,5
An Trạch. Cách đập An
Trạch khoảng 200m
M9 Hạ lưu sông Thu Bồn Tai cửa Đai, vi trí đèn 300,67
biển
M10 Sông Thu Bồn Tại vị trí chận cẩu Câu 257,62
Lâu cắt Quốc lộ 1A
MI 1 Sông Quảng Huế Tại cầu Quảng Huế 67,81
M12 Sông Thu Bồn Tại Xã Tam Hiệp 291,67
M13 Sông Đò Toản Cách chân cầu Tứ Câu 28,53
100 m về Hạ lưu, xã
Điện Ngọc, huyện Điện
Bàn, tình Quảng Nam
M14 Sông Yên Xã Điện Hồng huyện 90,29
Điện Bàn
M15 Sông Yên Tại trạm thủy văn Ái 151,54
Nghĩa TT Đại Lộc
94

Bảng 3.7: Lưu lượng dòng chảy 4/2014


Lưu lượng
Mặt
Nguồn nước mặt Đặc điểm nơi quan trắc dòng chảy
cắt
(m3/s)
M1 Sông Hàn, hạ lưu Cầu Rồng tại TP Đà Nang 27,83
sông Vu Gia
M2 Sông Hàn, hạ lưu Cầu Nguyễn Văn Trỗi, TP 28,5
sông Đà
M3 Sông Hàn, hạ lưu Cầu Tuyên Sorn, TP Đà 28,15
sông Nầng
M4 Sông Cẩm Lệ Bến đò su, gần cầu Hòa 27,49
Xuân
M5 Sông Cẩm Lệ Cách vị trí bể cấp nước 24,24
thô cho nhà máy nước cầu
Đỏ khoảng 300m về
thượng lưu.
M6 Sông Túy Loan Trung tâm Huyện Hòa 23,35
Vang. Cách cầu Túy Loan
50m về thượng lưu.
M7 Sông Đò Toàn Phường Khuê Mỹ, Q. Ngũ 3,14
Hành Sơn
M8 Nước sông Yên Thượng lưu đập dâng An 23,29
Trạch. Cách đập An Trạch
khoảng 200m
M9 Hạ lưu sông Thu Tai cửa Đai, vi trí đèn 189,49
Bồn biển
95

Lưu lượng
Mặt
Nguồn nước mặt Đặc điểm nơi quan trắc dòng chảy
cắt
(m3/s)
M10 Sông Thu Bồn Tại vị trí chận cầu Câu 141,23
Lâu cẳt Quốc lộ 1A
MI 1 Sông Quảng Huế Tại cầu Quảng Huế 22,12
M12 Sông Thu Bồn Tại Xã Tam Hiệp 156,36
M13 Sồng Đò Toản Cách chân cầu Tứ Câu A
100 m về Hạ lưu, xã Điện
Ngọc, huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam
M14 Sông Yên Xã Điện Hồng huyện 23,87
Điện Bàn
M15 Sông Yên Tại trạm thủy văn Ải 39,33
Nghĩa TT Đại Lộc

Tại thời điểm đo đạc vào tháng 4 năm 2014 là thời điểm kiệt nhất ứng
với tần suất 85% của lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn. Một số đoạn trên sông
Đò Toản lưu lượng xuống dưới 2 m3/s.
96

3.4.2. Trường hợp dự báo đến 2020


Bảng 3.8: Lưu lượng dòng chảy kiệt (85%) đến 2020
Lưu
lượng
Mặt
Nguồn nước mặt Đặc điếm nơi quan trắc dòng
cắt
chảy
(m3/s)
M1 Sông Hàn, hạ lưu sông Cầu Rồng tại TP Đà Nang 6,72
Vu Gia
M2 Sông Hàn, hạ lưu sông Cầu Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà 7,23
M3 Sông Hàn, hạ lưu sông Cẩu Tuyên Sơn, TP Đà Nang 6,32
M4 Sông Cẩm Lệ Bến đò su, gần cẩu Hòa Xuân 20,27
M5 Sông Cẩm Lệ Cách vị trí bể cấp nước thô 17,65
cho nhà máy nước cầu Đỏ
khoảng 300m về thượng lưu.
M6 Sông Túy Loan Trung tâm Huyện Hòa Vang. 19,28
Cách cầu Túy Loan 50m về
thượng lưu.
M7 Sông Đò Toản Phường Khuê Mỹ, Q. Ngũ -9,4
Hành Sơn
M8 Nước sông Yên Thượng lưu đập dâng An 19,54
Trạch. Cách đập An Trạch
khoảng 200m
M9 Hạ lưu sông Thu Bồn Tai cửa Đai, vi trí đèn biền 184,93
M10 Sông Thu Bồn Tại vị trí chận cầu Câu Lâu cắt 138,12
Quốc lộ 1A
MI 1 Sông Quảng Huế Tại cẩu Quảng Huế 21,53
97

Lưu
lượng
Mặt
Nguồn nước mặt Đặc điếm nơi quan trắc dòng
cắt
chảy
(m3/s)
M12 Sông Thu Bồn Tại Xã Tam Hiệp 156,17
M13 Sông Đò Toản Cách chân cầu Tứ Câu 100 m -4,86
về Hạ lưu, xã Điện Ngọc,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam
M14 Sông Yên Xã Điện Hồng huyện Điện 20,74
Bàn
M15 Sông Yên Tại trạm thủy văn Ải Nghĩa 37,61
TT Đại Lộc

Dự báo đên năm 2020, có hồ điều tiết thượng nguồn. Lưu lượng kiệt
ứng với tần suất 85% của lưu vực sông Vu gia Thu bồn. Tại mặt cắt M7 và
M13 qua Đò Toản có hiện tượng nước chảy ngược.
Lưu lượng kiệt ứng với tuần suất 85% gần trùng với lưu lượng tại thời
điểm 4/2014. Dự báo đến năm 2020; nhu cầu nước tăng cao, lưu lượng kiệt
có xu thế giảm so với hiện tại trong trường hợp có hồ điều tiết thường
nguồn.
3.5 Xác định khả năng chịu tải
3.5.1 Công thức xác định khả năng chịu tải
Xác định sức chịu tải của hệ sinh thái sông Vu gia- Thu Bồn chính
là xác định lượng chất ô nhiễm cao nhất nguồn nước có thể tiếp nhận mà
không ảnh hưởng đến cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái cũng như
không làm mất cân bằng sinh thái của hệ.
98

Ở đây đề tài áp dụng phương pháp tính khả năng tiếp nhận chất ô
nhiễm của nguồn nước theo Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT của Bộ
TNMT để tính toán khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của hệ thống sông Vu
gia- Thu Bồn .
L tn = L tđ - (L s + L t )= [(Q s + Q t )*C tc - (Q s *C s + Q t *C t )]*F s *86,4
Trong đó:
• L tn (kg/ngày): khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nguồn nước
• Q s (m3/s): lưu lượng nước sông
• Q t (m3/s): lưu lượng nguồn xả thải vào sông
• Ctc (mg/l): nồng độ chất ô nhiễm theo quy chuẩn Việt Nam về
chất lượng nước mặt QCVN08:2008/BTNMT loại B1- dùng cho mục đích
cấp nước nông nghiệp.
• C s (mg/l): nồng độ chất ô nhiễm tại điểm khảo sát
• C t (mg/l): nồng độ chất ô nhiễm của nguồn thải
• F s : Hệ số an toàn, có giá trị trong khoảng 0,3 < F s < 0,7.
• 86,4: là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l)
sang (kg/ngày).
Bài toán ở đây, chúng tôi xác định lưu lượng nguồn xả thải (Qt) và nồng
độ chất ô nhiễm của nguồn thải (Ct) sau khi đã hòa trộn vào sông. Vì vậy,
chúng tôi xem Q và C lần lượt là lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm của sông
và của nguồn thải sau pha trộn.
Như vậy, sức chịu tải của hệ sinh thái sông Vu Gia- Thu Bồn đối với
các chất ô nhiễm được xác định theo công thức sau:
L tn = Q * (C tc – C)*Fs *86,4
Với: Q (m3/s): lưu lượng nước sông và nguồn thải sau khi hòa trộn
99

C (mg/l): nồng độ chất ô nhiễm trong sông và của nguồn thải sau khi
hòa trộn.
3.5.2 Xác định khả năng chịu tải trong trường hợp hiện tại
3.5.2.1 Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –Thu Bồn đối với
BOD5
Bảng 3.9: Kết quả tính khả năng tiếp nhận BOD 5 của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (thời điểm 9/2013)
Mặt cắt Nồng độ Nồng độ Lưu lượng Hệ số an Khả năng
BOD 5 BOD 5 theo dòng chảy toàn F s tiếp nhận
trung bình QCVN (m3/s) (kg/ngày)
(mg/l) 8.2008 (mg/l)
MC1 12,06 15 174,65 0,4 17.745,09
MC2 14,5 15 173,94 0,4 3.005,71
MC3 14,78 15 172,80 0,4 1.313,86
MC4 16,15 15 93,62 0,4 -3.720,73
MC5 12,67 15 88,80 0,4 7.150,76
MC6 9,23 15 91,39 0,4 18.223,51
MC7 10,59 15 78,99 0,4 12.038,09
MC8 14,38 15 92,50 0,4 1.981,99
MC9 18,42 15 300,67 0,4 -35.537,45
MC10 14,24 15 257,62 0,4 6.766,64
MC11 12,2 15 67,81 0,4 6.562,31
MC12 17,26 15 291,67 0,4 -22.780,81
MC13 18,04 15 28,53 0,4 -2.997,08
MC14 13,8 15 90,29 0,4 3.744,67
MC15 15,01 15 151,54 0,4 -52,37
100

Kết quả tính toán BOD 5 đợt 9/2013 có 5/15 mặt cắt có chỉ số Ln<0
nghĩa là tại các đoạn sông này đã vượt mức khả năng tiếp nhận nguồn thải.
Các mặt cắt MC9 (-35.537,45); MC12 (-22.780,81) là 2 vị trí có mức độ ô
nhiễm cao; MC9 tại cửa Đại; MC12 tại Tam Hiệp hợp lưu Quảng Huế vào
Thu Bồn, sông Thu Bồn.
Bảng 3.10: Kết quả tính khả năng tiếp nhận BOD 5 của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (thời điểm 4/2014)
Mặt Nồng độ Nồng độ Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt BOD5 BOD5 theo dòng chảy an tiếp nhận
trung bình QCVN (m3/s) toàn (kg/ngày)
(mg/l) 08.2008 (mg/l) Fs
MC1 20,8 15 27,83 0,4 -5.579,38
MC2 12,8 15 28,50 0,4 2.166,55
MC3 23,6 15 28,15 0,4 -8.366,07
MC4 34,56 15 27,49 0,4 -18.581,28
MC5 12,2 15 24,24 0,4 2.345,23
MC6 8,4 15 23,35 0,4 5.325,15
MC7 15,8 15 3,14 0,4 -86,89
MC8 6,4 15 23,29 0,4 6.920,79
MC9 25,6 15 189,49 0,4 -69.416,99
MC10 6,6 15 141,23 0,4 40.999,68
MC11 11,3 15 22,12 0,4 2.828,22
MC12 8 15 156,36 0,4 37.826,09
MC13 45,2 15 1,90 0,4 -1.983,49
MC14 15,2 15 23,87 0,4 -164,98
MC15 12,8 15 39,33 0,4 2.990,43
101

Qua kết quả thể hiện ở bảng 3-5 cho thấy 6/15 mặt cắt đang xét trên
nhánh Vu Gia –Thu Bồn có giá trị L tn <0, nghĩa là đã vượt quá khả năng tiếp
nhận của nguồn nước. MC9 (-69.416,99) chỉ số lớn nhất, vị trí đèn biển,
sông Thu Bồn.
3.5.2.2 Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –Thu Bồn đối với
COD
Bảng 3.11:Kết quả tính khả năng tiếp nhận COD của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (thời điểm 9/2013)
Mặt Nồng độ Nồng độ COD Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt COD trung theo QCVN dòng chảy an tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) toàn F s (kg/ngày)
MC1 21,6 30 174,65 0,4 50.700,25
MC2 36 30 173,94 0,4 -36.068,47
MC3 26,4 30 172,80 0,4 21.499,53
MC4 69,6 30 93,62 0,4 -128.122,70
MC5 72,2 30 88,80 0,4 -129.511,62
MC6 44 30 91,39 0,4 -44.216,49
MC7 40,8 30 78,99 0,4 -29.481,03
MC8 20,8 30 92,50 0,4 29.410,22
MC9 30,7 30 300,67 0,4 -7.273,75
MC10 13,7 30 257,62 0,4 145.126,59
MC11 25 30 67,81 0,4 11.718,41
MC12 30,7 30 291,67 0,4 -7.056,00
MC13 85,6 30 28,53 0,4 -54.815,08
MC14 25,6 30 90,29 0,4 13.730,44
MC15 18,88 30 151,54 0,4 58.236,80
102

Thời điểm 9/2013, Kết quả thể hiện ở bảng 3-6 cho thấy, 8/15 mặt
cắt trên Vu Gia –Thu Bồn đang xét đã hết khả năng tiếp nhận nguồn gây ô
nhiễm đối với COD. Một số điểm còn vượt quá khả năng tiếp nhận chất ô
nhiễm rất nhiều như MC4 (-128.122,70), MC5(-129.511,62)
Các mặt cắt đang xét có giá trị L tn <0 này đều nằm trên đoạn sông Vu
Gia –Thu Bồn đi qua địa phận sông tập trung nhiều khu công nghiệp xả thải
vào nguồn nước.
Bảng 3.12: Kết quả tính khả năng tiếp nhận COD của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (thời điểm 4/2014)
Mặt Nồng độ Nồng độ COD Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt COD trung theo QCVN dòng chảy an toàn tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) Fs (kg/ngày)
MC1 57,6 30 27,83 0,4 -26.550,14
MC2 35,5 30 28,50 0,4 -5.416,38
MC3 53,1 30 28,15 0,4 -22.471,64
MC4 70 30 27,49 0,4 -37.998,52
MC5 26,6 30 24,24 0,4 2.847,78
MC6 22,2 30 23,35 0,4 6.293,36
MC7 38,5 30 3,14 0,4 -923,23
MC8 17,7 30 23,29 0,4 9.898,33
MC9 40,9 30 189,49 0,4 -71.381,62
MC10 13,3 30 141,23 0,4 81.511,27
MC11 31 30 22,12 0,4 -764,38
MC12 20 30 156,36 0,4 54.037,27
MC13 108,3 30 1,90 0,4 -5.142,62
MC14 18,3 30 23,87 0,4 9.651,27
MC15 26,8 30 39,33 0,4 4.349,72
103

Tại thời điểm 4/2014: Kết quả thể hiện ở bảng 3-7 cho thấy, 8/15 mặt
cắt trên Vu Gia –Thu Bồn đang xét đều đã hết khả năng tiếp nhận nguồn
gây ô nhiễm đối với COD. Một số điểm còn vượt quá khả năng tiếp nhận
chất ô nhiễm rất nhiều như MC9 -71.381,62)
Các mặt cắt đang xét có giá trị L tn <0 này đều nằm trên đoạn sông Vu
Gia –Thu Bồn đi qua địa phận sông tập trung nhiều khu công nghiệp xả thải
vào nguồn nước.
3.5.2.3 Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –Thu Bồn đối với
NH4+
Bảng 3.13: Kết quả tính khả năng tiếp nhận NH 4 + của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (đợt 9/2013)
Mặt cắt Nồng độ Nồng độ Lưu lượng Hệ số an Khả năng
+
NH 4 NH 4 +theo dòng chảy toàn F s tiếp nhận
trung bình QCVN (m3/s) (kg/ngày)
(mg/l) 08.2008
(mg/l)
MC1 1,29 0,5 174,65 0,4 -4.768,24
MC2 1,06 0,5 173,94 0,4 -3.366,39
MC3 0,78 0,5 172,80 0,4 -1.672,19
MC4 0,45 0,5 93,62 0,4 161,77
MC5 0,56 0,5 88,80 0,4 -184,14
MC6 0,01 0,5 91,39 0,4 1.547,58
MC7 0,78 0,5 78,99 0,4 -764,32
MC8 0,1 0,5 92,50 0,4 1.278,71
MC9 0,1 0,5 300,67 0,4 4.156,43
MC10 0,2 0,5 257,62 0,4 2.671,04
MC11 0,1 0,5 67,81 0,4 937,47
MC12 0,1 0,5 291,67 0,4 4.032,00
MC13 0,1 0,5 28,53 0,4 394,35
MC14 0,1 0,5 90,29 0,4 1.248,22
MC15 0,1 0,5 151,54 0,4 2.094,85
104

NH 4 + là một trong những chỉ tiêu dinh dưỡng thường dùng để đánh
giá chất lượng nước mặt. Với kết quả thể hiện ở bảng 3-8 cho thấy, 5/15 các
điểm đánh giá trên sông Vu Gia –Thu Bồn đều đã hết khả năng tiếp nhận đối
với NH 4 +.
Như vậy, qua kết quả đánh giá sức chịu tải hay khả năng tiếp nhận
chất ô nhiễm của nhánh sông Vu Gia –Thu Bồn có thể nhận thấy, đoạn sông
từ nhánh sông Yên tới hạ lưu đã và đang có xu hướng hết khả năng tiếp
nhận. Đây là khu vực tập trung nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy
dọc theo sông nên đã xả thải và tác động mạnh mẽ đến nguồn nước.
Bảng 3.14: Kết quả tính khả năng tiếp nhận NH 4 + của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (đợt 4/2014)
Mặt Nồng độ Nồng độ NH 4 + Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt NH 4 + trung theo QCVN dòng chảy an toàn tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) Fs (kg/ngày)
MC1 0,8 0,5 27,83 0,4 -288,59
MC2 1,5 0,5 28,50 0,4 -984,80
MC3 0,77 0,5 28,15 0,4 -262,66
MC4 0,88 0,5 27,49 0,4 -360,99
MC5 0,54 0,5 24,24 0,4 -33,50
MC6 0,14 0,5 23,35 0,4 290,46
MC7 0,5 0,5 3,14 0,4 0,00
MC8 0,1 0,5 23,29 0,4 321,90
MC9 0,1 0,5 189,49 0,4 2.619,51
MC10 0,2 0,5 141,23 0,4 1.464,27
MC11 0,12 0,5 22,12 0,4 290,47
MC12 0,1 0,5 156,36 0,4 2.161,49
MC13 0,1 0,5 1,90 0,4 26,27
MC14 0,1 0,5 23,87 0,4 329,96
MC15
105

Thời điểm khảo sát tháng 4 năm 2014 cho thấy 5/15 mặt cắt (từ MC1
đến MC5) đã hết khả năng tiếp nhận NH 4 +, các mặt cắt còn lại vẫn còn khả
năng tiếp nhận.
3.5.2.4 Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –Thu Bồn đối với TSS
Bảng 3.15: Kết quả tính khả năng tiếp nhận TSS của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (đợt 9/2013)
Mặt Nồng độ Nồng độ TSS Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt TSS trung theo QCVN dòng chảy an toàn tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) Fs (kg/ngày)
MC1 105,38 50 174,65 0,4 -334.259,48
MC2 166,34 50 173,94 0,4 -699.367,55
MC3 166,8 50 172,80 0,4 -697.540,22
MC4 246 50 93,62 0,4 -634.142,65
MC5 305,06 50 88,80 0,4 -782.778,04
MC6 12,4 50 91,39 0,4 118.752,86
MC7 312,98 50 78,99 0,4 -717.863,12
MC8 12,98 50 92,50 0,4 118.344,15
MC9 22 50 300,67 0,4 290.949,85
MC10 12 50 257,62 0,4 338.331,93
MC11 18,9 50 67,81 0,4 72.888,48
MC12 18,9 50 291,67 0,4 313.488,09
MC13 32 50 28,53 0,4 17.745,89
MC14 22 50 90,29 0,4 87.375,52
MC15 52 50 151,54 0,4 -10.474,25
Kết quả khảo sát đợt tháng 9 năm 2013 cho thấy, khả năng tiếp nhận
tổng chất rắn lư lửng TSS của LVS Vu Gia – Thu Bồn tại 8/15 vị trí khảo sát
106

đã hết khả năng tiếp nhận. Một số mặt cắt MC1-MC5 và MC7 có chỉ số vượt
ngưỡng nhiều lần.
Bảng 3.16: Kết quả tính khả năng tiếp nhận TSS của nguồn nước sông Vu
Gia –Thu Bồn (đợt 4/2014)
Mặt Nồng độ Nồng độ TSS Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt TSS trung theo QCVN dòng chảy an toàn tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) Fs (kg/ngày)
MC1 47,8 50 27,83 0,4 2.116,32
MC2 27,8 50 28,50 0,4 21.862,48
MC3 30,5 50 28,15 0,4 18.969,57
-
257 50 27,49 0,4
MC4 196.642,36
MC5 30,8 50 24,24 0,4 16.081,58
MC6 8,8 50 23,35 0,4 33.241,86
MC7 320,7 50 3,14 0,4 -29.402,22
MC8 15,9 50 23,29 0,4 27.441,72
MC9 20,2 50 189,49 0,4 195.153,42
MC10 10,3 50 141,23 0,4 193.772,31
MC11 20,1 50 22,12 0,4 22.855,07
MC12 22,7 50 156,36 0,4 147.521,75
MC13 35,7 50 1,90 0,4 939,20
MC14 15,7 50 23,87 0,4 28.293,91
MC15 72,6 50 39,33 0,4 -30.719,90
Kết quả khả sát đợt tháng 4 năm 2014 cho thấy, khả năng tiếp nhận
tổng chất rắn lư lửng TSS của LVS Vu Gia – Thu Bồn tại 3/15 vị trí khảo sát
đã hết khả năng tiếp nhận.
107

3.5.3 Dự báo đến năm 2020 khả năng chịu tải của LVS Vu Gia - Thu Bồn
Giả sử lượng phát thải lượng phát thải hiện giữ nguyên, hay nói cách
khác lượng phát thải không đổi. (các chỉ số BOD 5 , COD, NH 4 +, TSS) hiện
tại bằng tương lai. Ta có thể xác định khả năng chịu tảu của lưu vực sông Vu
–Gia –Thu Bồn như sau:
3.5.3.1 Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –Thu Bồn đối với
BOD5
Bảng 3.17: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận BOD 5 của nguồn nước
sông Vu Gia –Thu Bồn
Nồng độ Hệ số
Nồng độ Lưu lượng Khả năng
Mặt BOD 5 theo an toàn
BOD 5 trung dòng chảy tiếp nhận
cắt QCVN Fs
bình (mg/l) (m3/s) (kg/ngày)
08.2008 (mg/l)
MC1 20,8 15 6,72 0,4 -1.347,17
MC2 12,8 15 7,23 0,4 549,34
MC3 23,6 15 6,32 0,4 -1.878,49
MC4 34,56 15 20,27 0,4 -13.702,55
MC5 12,2 15 17,65 0,4 1.707,59
MC6 8,4 15 19,28 0,4 4.397,81
MC7 15,8 15 -9,40 0,4 259,91
MC8 6,4 15 19,54 0,4 5.806,70
MC9 25,6 15 184,93 0,4 -67.745,00
MC10 6,6 15 138,12 0,4 40.097,87
MC11 11,3 15 21,53 0,4 2.752,93
MC12 8 15 156,17 0,4 37.780,84
MC13 45,2 15 -4,86 0,4 5.077,63
MC14 15,2 15 20,74 0,4 -143,39
MC15 12,8 15 37,61 0,4 2.859,94
108

Qua kết quả thể hiện ở bảng 3-12 cho thấy 5/15 mặt cắt đang xét trên
nhánh Vu Gia –Thu Bồn có giá trị L tn <0, nghĩa là đã vượt quá khả năng tiếp
nhận của nguồn nước. MC9 (-67.745,00) chỉ số lớn nhất, vị trí đèn biển,
sông Thu Bồn.
3.5.3.2 Dự báo Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –Thu Bồn đối
với COD
Bảng 3.18: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận COD của nguồn nước sông
Vu Gia –Thu Bồn
Mặt Nồng độ Nồng độ COD Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt COD trung theo QCVN dòng chảy an tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) toàn F s (kg/ngày)
MC1 57,6 30 6,72 0,4 -6.410,65
MC2 35,5 30 7,23 0,4 -1.373,34
MC3 53,1 30 6,32 0,4 -5.045,72
MC4 70 30 20,27 0,4 -28.021,58
MC5 26,6 30 17,65 0,4 2.073,50
MC6 22,2 30 19,28 0,4 5.197,41
MC7 38,5 30 -9,40 0,4 2.761,53
MC8 17,7 30 19,54 0,4 8.304,93
MC9 40,9 30 184,93 0,4 -69.662,32
MC10 13,3 30 138,12 0,4 79.718,38
MC11 31 30 21,53 0,4 -744,03
MC12 20 30 156,17 0,4 53.972,62
MC13 108,3 30 -4,86 0,4 13.164,86
MC14 18,3 30 20,74 0,4 8.388,27
MC15 26,8 30 37,61 0,4 4.159,91
109

Dự báo đến 2020 trường hợp có hồ điều tiết: Kết quả thể hiện ở bảng
3-13 cho thấy, 6/15 mặt cắt trên Vu Gia –Thu Bồn đang xét đều đã hết khả
năng tiếp nhận nguồn gây ô nhiễm đối với COD. Một số điểm còn vượt quá
khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm rất nhiều như MC9 (-69.662,32).
Các mặt cắt đang xét có giá trị L tn <0 này đều nằm trên đoạn sông Vu
Gia –Thu Bồn đi qua địa phận sông tập trung nhiều khu công nghiệp xả thải
vào nguồn nước.
110

3.5.3.3 Dự báo đến 2020 Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn đối với NH4+
Bảng 3.19: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận NH 4 + của nguồn nước
sông Vu Gia –Thu Bồn
Mặt Nồng độ Nồng độ NH 4 + Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt NH 4 + trung theo QCVN dòng chảy an toàn tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) Fs (kg/ngày)
MC1 0,8 0,5 6,72 0,4 -69,68
MC2 1,5 0,5 7,23 0,4 -249,70
MC3 0,77 0,5 6,32 0,4 -58,98
MC4 0,88 0,5 20,27 0,4 -266,21
MC5 0,54 0,5 17,65 0,4 -24,39
MC6 0,14 0,5 19,28 0,4 239,88
MC7 0,5 0,5 -9,40 0,4 0,00
MC8 0,1 0,5 19,54 0,4 270,08
MC9 0,1 0,5 184,93 0,4 2.556,42
MC10 0,2 0,5 138,12 0,4 1.432,07
MC11 0,12 0,5 21,53 0,4 282,73
MC12 0,1 0,5 156,17 0,4 2.158,90
MC13 0,1 0,5 -4,86 0,4 -67,25
MC14 0,1 0,5 20,74 0,4 286,78
MC15 0,1 0,5 37,61 0,4 519,99

Dự báo đến 2020, trong trường hợp có hồ điều tiết thượng nguồn, cho
thấy 6/15 mặt cắt (từ MC1 đến MC5) và MC13 đã hết khả năng tiếp nhận
NH 4 +, các mặt cắt còn lại vẫn còn khả năng tiếp nhận.
111

3.5.3.4 Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông Vu Gia –
Thu Bồn đối với TSS
Bảng3.20: Dự báo đến 2020 khả năng tiếp nhận TSS của nguồn nước sông
Vu Gia –Thu Bồn
Mặt Nồng độ Nồng độ TSS Lưu lượng Hệ số Khả năng
cắt TSS trung theo QCVN dòng chảy an toàn tiếp nhận
bình (mg/l) 08.2008 (mg/l) (m3/s) Fs (kg/ngày)
MC1 47,8 50 6,72 0,4 510,99
MC2 27,8 50 7,23 0,4 5.543,32
MC3 30,5 50 6,32 0,4 4.259,38
MC4 257 50 20,27 0,4 -145.011,68
MC5 30,8 50 17,65 0,4 11.709,16
MC6 8,8 50 19,28 0,4 27.453,01
MC7 320,7 50 -9,40 0,4 87.946,63
MC8 15,9 50 19,54 0,4 23.024,24
MC9 20,2 50 184,93 0,4 190.452,94
MC10 10,3 50 138,12 0,4 189.510,17
MC11 20,1 50 21,53 0,4 22.246,63
MC12 22,7 50 156,17 0,4 147.345,26
MC13 35,7 50 -4,86 0,4 -2.404,31
MC14 15,7 50 20,74 0,4 24.591,24
MC15 72,6 50 37,61 0,4 -29.379,34
Dự báo đến 2020, trường hợp có hồ điều tiết thượng nguồn, Kết quả
bảng 3-15 cho thấy có 3/15 mặt cắt đã hết khả năng tiếp nhận.
112

Nhận xét
Lưu lượng dòng chảy kiệt tuần suất 85% trong các trường hợp trong
giai đoạn hiện tại và dự báo đến năm 2020 lưu lượng của hầu hết các mặt cắt
có xu thế giảm.
Khả năng tiếp nhận BOD 5 ; COD; NH4+: dự báo đến năm 2020 không
chênh lệch nhiều so với hiện tại có hồ và không có hồ điều tiết. Tại các điểm
cửa sông ven biển, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nên các chỉ số BOD 5 ;
COD; NH 4 + vượt quá chỉ tiêu cho phép; hay nói cách khác, hết khả năng tiếp
nhận BOD; COD; NH 4 + tại các đoạn sông này (xem hình 3.13; hình 3.14 và
hình 3.15).

Hình 3.13: Biều đồ khả năng tiếp nhận BOD của LVS
113

Hình 3.14: Biều đồ khả năng tiếp nhận COD của LVS

Hình 3.15: Biều đồ khả năng tiếp nhận NH4+ của LVS
114

3.6. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên LVS Vu
Gia- Thu Bồn
a. Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Kết quả tính toán cân bằng nước chỉ ra các vùng thiếu hụt nguồn
nước trong các tháng mùa khô, lượng nước bị thiếu hụt cho từng tháng và
toàn vụ.
- Hiện trạng các công trình cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, công
nghiệp và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam và
Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030. Các tài liệu
quy hoạch thủy lợi cho lưu vực và vùng nam Trung bộ.
- Đề tài đề xuất một số giải pháp khoa học công nghệ và quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn.
- Giám sát việc vận hành các hồ chứa thượng lưu theo quy trình vận
hành liên hồ chứa đã được Chính phủ Ban hành, đểduy trì dòng chảy tối
thiếu trên dòng chính Vu Gia – Thu Bồn
Từ đặc điểm tự nhiên của lưu vực và các yếu tố tác động đến chất
lượng nguồn nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, có thể đưa ra một số giải
pháp bảo vệ trước mắt cũng như lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững hài
hòa lợi ích trên toàn bộ lưu vực dựa trên Luật tài nguyên nước. Nhóm giải
pháp được đề xuất bao gồm:
b. Nhóm các giải pháp thể chế, chính sách, pháp luật
Thứ nhất, đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban lưu vực
sông Vu Gia – Thu Bồn thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định tại
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 của Chính phủ. Luật hóa
việc quản lý lưu vực sông; quy định về ngưỡng giới hạn khai thác và xả
115

nước mặt kể cả dòng chảy tối thiểu tại vùng thượng lưu sông Vu Gia đối với
các công trình thủy lợi, thủy điện.
Thứ hai, đưa vai trò chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước
trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông thì cần phải xem xét sửa đổi, để luật Tài
nguyên nước ngày càng thích ứng, đi vào thực tế và mang lại hiệu quả.
Thứ ba, Thủ tướng chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch lưu vực sông
Vu Gia – Thu Bồn. Trong đó chú ý phân bổ lợi ích sử dụng nước cho các
ngành dùng nước, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND các tỉnh Quảng
Nam và thành phố Đà Nẵng đánh giá toàn bộ các hoạt động khai thác
khoáng sản trên địa bàn đưa ra mức độ ô nhiễm và hậu quả gây ra từ các
hoạt động này kiến nghị giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Thứ năm, đánh giá lợi ích kinh tế do thủy điện mang lại, lượng hóa
các chi phí môi trường bị mất đi do các tác động xấu tới rừng; hạn hán; lũ lụt
ở hạ du. Đề xuất giải pháp với Ủy ban lưu vực sông xây dựng chính sách
quản lý môi trường của lưu vực.
c. Nhóm giải pháp kỹ thuật, quản lý
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đầu tư xây dựng các hồ chứa
thủy lợi trên lưu vực để bổ sung nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở hạ du
sông Vu Gia – Thu Bồn. Đầu tư thiết bị ứng dụng công nghệ môi trường
trong việc giám sát lưu lượng nước xả về hạ du tại các nhà máy thủy điện và
chất lượng nước tại các vị trí đấu nối khu vực xả thải khu công nghiệp, dân
cư...ra môi trường nước mặt.
Thứ hai, thay đổi cách quản lý nhà nước về thủy điện: từ cơ chế nhà
nước quản lý đầu tư, vận hành sang cơ chế quản lý quy hoạch và điều tiết
(nhà nước tập trung vào quản lý quy hoạch và điều tiết; doanh nghiệp chịu
116

trách nhiệm vận hành theo điều tiết của nhà nước). Như vậy để đảm lợi ích
trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” phải có biện pháp chế tài
quy định cụ thể trách nhiệm của chủ dự án thủy điện với lợi ích của cộng
đồng.
Thứ ba, trong việc cấp phép xây dựng các dự án thủy điện phải có
đánh giá đầy đủ tác động của các công trình tới môi trường ở phía hạ lưu.
Thứ tư, trồng rừng tái tạo diện tích bị mất kết hợp bảo vệ rừng đầu
nguồn, đảm bảo nguồn sinh thủy, chống xói mòn đất và làm chậm khả năng
tập trung lũ về mùa mưa.
Thứ năm, kêu gọi nguồn đầu tư tài chính cho phát triển xanh và bảo vệ
môi trường của các tổ chức trong và ngoài nước. Triển khai nhận thức vai
trò nước, hỗ trợ khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên
nước một cách hợp lý, bền vững và hiệu quả.

Kiến nghị kiểm soát ô nhiễm nước:


1. Phương pháp quản lý bằng pháp lý:Dựa trên Luật Tài nguyên
nước, các tiêu chuẩn hiện hành xây dựng khung pháp lý rà soát bổ sung quy
chế phối hợp. Ban hành quy chế giám sát đối với doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn phải có trang thiết bị để kiểm soát ô nhiễm; quy chế giám sát ô
nhiễm của doanh nghiệp.
2. Phương pháp quản lý bằng kích thích kinh tế: Đưa ra mức phí tính
cho một đơn vị khối nước xả thải hoặc xây dựng thị trường mua bán cấp
phép xả thải, nhằm hạn chế giảm lượng nước thải ra môi trường.
3. Giáo dục cộng đồng tự nguyện quản lý ô nhiễm nguồn nước: Tuyên
truyền thuyết phục trách nhiệm giảm thiểu ô nhiễm như một việc làm tốt vì
môi trường. Trách nhiệm tự nguyện giảm thiểu ô nhiễm để tránh bị cưỡng
chế cho tương lai.
117

3.7. Nhận xét chương 3


Tổng hợp được tình hình tài liệu ( Mạng lưới sông suối và cửa sông, mạng
lưới quan trắc khí tượng thủy văn).
Qua kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn nước cho thấy các chỉ số
BOD 5 tại thời điểm khảo sát tháng 9 năm 2013 và tháng 4 năm 2014 cho
thấy lần lượt có 5/15 mặt cắt và 6/15 mặt cắt vượt quá khả năng tiếp nhận
của LVS. Chỉ số COD thì có tới 8/15 mặt cắt xét đều vượt quá, một số đoạn
sông cho chỉ số Ln>0, chứng tỏ còn khả năng tiếp nhận như tại chân cầu Câu
Lâu cắt Quốc lộ 1A trên sông Thu Bồn. Đối với chỉ số NH 4 + cho thấy phần
lớn các đoạn sông còn khả năng tiếp nhận. Đối với tổng chất rắn lơ lửng
(TSS) cho thấy đợt tháng 9/2013 có 8/15 mặt cắt được khảo sát không còn
khả năng tiếp nhận, đợt tháng 4 năm 2014 có 3/15 mặt cắt không còn khả
năng tiếp nhận.
Dự báo đến năm 2020: kết quả cho thấy 5/15 điểm không còn khả năng
tiếp nhận với BOD 5 ; 6/15 điểm không còn khả năng tiếp nhận COD; 6/15
mặt cắt (từ MC1 đến MC5) và MC13 đã hết khả năng tiếp nhận NH 4 +, 3/15
mặt cắt đã hết khả năng tiếp nhận TSS.
118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Phương pháp xác định khả năng chịu tải được lựa chọn là phương pháp
phổ biến trên thế giới và trong nước đã và đang áp ứng để xác định khả năng
chịu tải cho một đoạn sông, cho cả lưu vực sông. Điều quan trong nhất,
phương pháp xác định khả năng chịu tải đã được hướng dẫn áp dụng trong
thôn số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên
Môi trường về việc quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước.

Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn nước cho thấy các chỉ số
BOD 5 tại thời điểm khảo sát tháng 9 năm 2013 và tháng 4 năm 2014 cho
thấy lần lượt có 5/15 mặt cắt và 6/15 mặt cắt vượt quá khả năng tiếp nhận
của LVS. Chỉ số COD thì có tới 8/15 mặt cắt xét đều vượt quá, một số đoạn
sông cho chỉ số Ln>0, chứng tỏ còn khả năng tiếp nhận như tại chân cầu Câu
Lâu cắt Quốc lộ 1A trên sông Thu Bồn. Đối với chỉ số NH 4 + cho thấy phần
lớn các đoạn sông còn khả năng tiếp nhận. Đối với tổng chất rắn lơ lửng
(TSS) cho thấy đợt tháng 9/2013 có 8/15 mặt cắt được khảo sát không còn
khả năng tiếp nhận, đợt tháng 4 năm 2014 có 3/15 mặt cắt không còn khả
năng tiếp nhận.

Dự báo đến năm 2020: kết quả cho thấy 5/15 điểm không còn khả năng
tiếp nhận với BOD 5 ; 6/15 điểm không còn khả năng tiếp nhận COD; 6/15
mặt cắt (từ MC1 đến MC5) và MC13 đã hết khả năng tiếp nhận NH 4 +, 3/15
mặt cắt đã hết khả năng tiếp nhận TSS.

2. KIẾN NGHỊ
Cần giám sát chặt chẽ hơn nước công tác xả thải trên lưu vực sông, đặc
biệt là các khu công nghiệp, khu chế suất,…có các biện pháp chế tài đối với
các đơn vị xả thải vượt ngưỡng cho phép vào LVS.
119

Trong mùa kiệt cần vận hành các hồ chứa thượng nguồn để đảm bảo
lượng nước tối thiểu cho các hoạt động sản xuất, nhu cầu nước cho các
ngành kinh tế vùng hạ lưu.
Xây dựng chương trình giám sát, quản lý đánh giá chất lượng nước thường
xuyên để kiến nghị các giải pháp vận hành quản lý liên hồ chứa thượng
nguồn, để đảm bảo cho dòng sông trong và sạch./.
120

TÀI LIỆU THAM KHẢO


a. Tài liệu trong nước

[1]Tài liệu Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và
khuyến nghị (Phần 2) - PGS.TS. Lê Trình.
[2] Đề tài “Nghiên cứu khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm do nước thải,
khả năng tự làm sạch của các sông Sài Gòn, Đồng nai, Nhà Bè. Xây dựng cơ sở
khoa học đề xuất các phương án quản lý nước thải và quản lý các sông lớn tại Tp.
HCM” (Viện Môi trường và Tài nguyên, 1995).
[3] Đề tài KHCN07-17 của GS.TS Lâm Minh Triết “Xây dựng một số cơ sở
khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp chất lượng nước lưu
vực sông Đồng Nai”.
[4]Đề tài Đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở quy
hoạch phát triển, bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ”- Mã số KC08.28/06-
10
[5] Đề tài Luận án Tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Lâm: “Nghiên
cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước
sông Vàm Cỏ Đông – Tỉnh Long An”.
[6]Viện Khoa học Công nghệ& Quản lý môi trường , báo cáo tổng hợp đề
tài “Đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch phát
triển , bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ - KC 08.28/06-10 “ (2008-2011)
GS.TSKH Lê Huy Bá.
[7]Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.22/06 -
10: Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường của hệ thống sông Hồng – sông
Thái Bình và đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trường phù hợp với các
yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước. (2009-2011) PGS. TS. Nguyễn Văn
Hạnh.
[8]Viện Quy hoạch thủy lợi, Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Bộ; “ Nghiên cứu
cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất quy trình điều hành liên hồ chứa trên sông Vu
Gia – Thu Bồn đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ và an toàn vận hành hồ chứa” giai đoạn
2009-2012, Hà Nội, 2012. Chủ nhiệm: TS. Lê Viết Sơn.
[9]. Chiến lược quản lý bền vững tài nguyên và môi trường nước của lưu
vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2005).
[10] Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục
vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn - đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà
Bè” (PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường
phía Nam.
[11]Khả năng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Hậu theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 (Phạm Thành Nhơn - Ban Quản lý
các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ).
121

[12]. IUCN và Cục Quản lý tài nguyên nước (2007), Cẩm nang Dòng
chảy Môi trường, Hà Nội.

[13]. Báo cáo tổng kết Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp
tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước và dòng chảy môi trường, ứng
dụng cho lưu vực sông Ba và sông Trà Khúc do PSG.TS Nguyễn Văn Thắng –
Trường Đại học Thủy lợi làm chủ nhiện và thực hiện năm 2004 - 2006.

[14]. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH: Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ nhằm
xác định dòng chảy tối thiểu trên sông; Áp dụng thí điểm cho một hệ thống
sông do Ths. Nguyễn Văn Nghĩa, Trung tâm Thẩm định – Tư vấn tài nguyên
nước thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện năm 2010-2011.

[15]. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Dự án: Lập Quy trình vận hành liên hồ
chứa trên lưu vực sông Srêpôk do Trung tâm Thẩm định – Tư vấn tài nguyên
nước thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện năm 2010 - 2014.

[16]. Ngô Đình Tuấn (2008), Xác định nhu cầu sử dụng nước và dòng chảy
môi trường cho hệ sinh thái hạ du, Hà Nội.

[17]. Uỷ hội sông Mêkông Quốc tế (2006), Thủ tục duy trì dòng chảy trên
dòng chính, TP. Hồ Chí Minh.

[18]. Bộ TNMT (2015), Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực
sông Vu Gia- Thu Bồn trong mùa kiệt

[19]. Các báo cáo Thủy lực, Xâm nhập mặn, Chất lượng nước, Cân bằng
nước thuộc Đề tài

b. Tài liệu nước ngoài

[19]Báo cáo chất lượng nước tháng 11-2010: “Kế hoạch quản lý chất lượng
nước và tổng tải trọng tối đa hàng ngày của lưu vực sông John Day” (Nhóm tác
giả: DonButcher, với sự hỗ trợ củaJuliaCrown,KevinBrannan, KotoKishidaPhụ
lục: JuliaCrown (A & B), Don Butcher(C), KevinBrannan(D &E),
ShannonHubler(F) – Văn phòng Môi trường chất lượng nước của tiểu bang
Oregon, 811 SW 6th Avenue Portland, OR 97204 1-800-452-4011).
[20]Báo cáo chất lượng nước tháng 3-2012: “Sức chịu tải tối đa hàng ngày
và kế hoạch quản lý nguồn nước dựa trên việc phân tích chỉ số photpho và tổng
chỉ số chất rắn lơ lửng trong vùng hạ lưu lưu vực sông Fox và hạ lưu vịnh Green”
(Nhóm tác giả: The CADMUS.GROUP.INC).
122

[21] Báo Hội Tài nguyên nước của Mỹ tháng 6/2002: “Phương pháp tính
khả năng chịu tải của lưu vực hồ TAHOE ở CALIFORNIA-NEVADA, Mỹ” (Nhóm
tác giả: Robert Coats, Fengjing Liu, and Charles R. Goldman

You might also like