You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN

TỈNH ĐỒNG NAI THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT 2019
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 20 / 09 / 2019
(Đề thi này gồm 02 trang, có 04 câu)

Câu 1 (5 điểm). Một thanh AB mảnh, khối lượng M, chiều dài L và có mật độ phân bố O
 x
khối lượng theo chiều dài được xác định bởi:  =  0 1 +  . Trong đó  0 là một hằng số
 L 
dương chưa biết và x là khoảng cách từ đầu O của thanh tới điểm đang xét. Biết thanh có
thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng, không ma sát quanh trục nằm ngang đi qua O như
hình 1 và gia tốc trọng trường tại nơi đang khảo sát là g.
a) Tính chu kỳ dao động nhỏ của thanh.
b) Người ta đưa thanh lên đến vị trí nằm ngang rồi thả nhẹ. Xác định độ lớn lực nén Hình 1
của thanh lên trục quay khi nó hợp với phương đứng một góc α.

Câu 2 (5 điểm). Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện một chu trình như hình 2. Trong chu
trình này 1 – 2 và 3 – 4 là các quá trình đẳng tích, 2 – 3 và 4 – 1 là các P
quá trình mà đồ thị của chúng có thể đặt trùng khít với nhau, trong đó 1,5p1 2

2 – 3 là quá trình đoạn nhiệt. 3


p1 1
1. Cho rằng 2 – 3 là quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch. Chứng
minh rằng, trong chu trình này nhiệt độ T2 ứng với trạng thái 2 là lớn 4
nhất và nhiệt độ T4 ứng với trạng thái 4 là nhỏ nhất và tìm tỉ số T2 : T4 . V
V1 1,5V1
2. Tìm hiệu suất của chu trình đã cho.
Hình 2
Câu 3. (5 điểm) Một sợi dây điện môi, thẳng, một đầu hữu hạn còn đầu kia vô hạn và có mật độ điện
tích dài là λ > 0 được đặt trong không khí.
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm M cách sợi dây một đoạn L như hình 3a.
b. Gắn vuông góc sợi dây nói trên vào một đầu của thanh
điện môi không nhiễm điện, cố định, mỏng, cứng có chiều dài 2L. 2L

Luồn vào thanh một hạt cườm nhỏ có điện tích Q > 0 và khối  

lượng m. Ban đầu hạt cườm được giữ cố định ở trung điểm của
M Q
L
thanh như hình 3b. Thả hạt cườm tự do. Tính tốc độ của hạt cườm
Hình 3a Hình 3b
lúc nó thoát khỏi thanh. Biết hệ số ma sát giữa thanh và hạt cườm
bằng μ < 1 và bỏ qua tác dụng của trọng lực.

Câu 4 (5 điểm). Cho một vành kim loại mỏng có dạng vành tròn bán kính d đặt trong mặt phẳng nằm
ngang, tâm O của vành và vành được nối với nhau qua điện trở R. Một thanh dẫn, một đầu nối với vật
m, đầu còn lại nối với O, thanh có thể quay quanh tâm O của vành và vật trượt trên vành. Hệ được đặt
tại nơi có một từ trường B có phương thẳng đứng như hình vẽ. Biết độ lớn của cảm ứng từ tại một
x
điểm cách O đoạn x được tính bởi: B = B0 . Cho thanh quay đều với tốc độ B
d m
góc ω. Các giá trị d, R, ω, B0, gia tốc trọng trường g xem như đã biết. R 
1. Tính suất điện động cảm ứng trong thanh. d
O
2. Bỏ qua mọi ma sát, độ tự cảm của mạch điện, điện trở của thanh, của
vành kim loại, của dây nối và nơi tiếp xúc. Tìm lực F có phương nằm ngang, luôn vuông góc với thanh
và đặt tại trung điểm của thanh để duy trì chuyển động quay này.

HẾT

• Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


• Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

You might also like