You are on page 1of 6

 

Ước/Est.  
2005 2006 2007
2008

4.498,8 4.781,7 5.864,77 6.318,48


Tổng chi Total
A. Tổng chi cân đối
Ngân sách Nhà Expenditure of state
nước 4.352,0 4.589,0 5.547,40 5.897,69 budget balance
Trong đó:         Of which
I. Chi đầu tư phát Expenditure for
triển 3.088,6 3.209,0 2.122,92 3.812,02 growth investment
Trong đó: Chi đầu tư Of which: Capital
xây dựng cơ bản 2.612,1 2.393,2 1.953,02 3.705,44 expenditure
II. Chi thường xuyên 882,9 1.293,3 1.315,36 1.889,43 Current expenditure
1. Chi sự nghiệp kinh Expenditures for
tế 98,3 115,9 113,09 143,82 economic
Expenditures for
2. Chi sự nghiệp xã hội 320,4 810,1 737,51 1.273,47 social services
Trong đó:         Of which:
+ Khoa học công Scientific technology,
nghệ-môi trường 7,4 8,4 10,64 8,36 environment
+ Giáo dục, đào tạo 240 341,5 394,62 525,3 Education, training
+ Y tế 62,2 308,6 131,9 404,1 health
+ Văn hóa thông tin- Culture and
thể dục thể thao-phát information-gym,
thanh truyền hình 43,8 53,4 60,11 45,5 sport
+ Chi bảo đảm xã
hội 68,2 98,1 103,91 149,3 Social subside
3. Chi quản lý hành
chính, Đảng, Đoàn thể, Administrative
an ninh, quốc phòng 108,3 290,2 327,77 345,2 expenditure...
Others expenditure of
4. Chi khác ngân sách 46,4 99,8 136,99 126,4 budget
III. Chi bổ sung quỹ Expenditure of
dự trữ, dự phòng, nộp contribution to
Ngân sách trung central state budget,
ương 1 6 25 5,0 to lay in, provision...
B. Chi bằng nguồn
thu để lại quản lý qua
146,8 192,7 317,37 420,8
Ngân sách Nhà nước Remaining revenue

Created by AM Word2CHM
  2003 2004 2005 2006 Ước.2007  
Tổng chi 2 639,8 4 197,00 4 498,8 4 781,7 4 835,70 Total
A. Tổng chi cân đối Expenditure of sta
Ngân sách Nhà nước 2 502,5 4 039,00 4 352,0 4 589,0 4 637,60 budget balance
Trong đó:           Of which
Expenditure for
I. Chi đầu tư phát triển 1 875,8 3 010,00 3 088,6 3 209,0 2 508,90 growth investmen
Trong đó: Chi đầu tư xây Of which: Capital
dựng cơ bản 1 875,8 2 961,1 2 612,1 2 393,2 2 445,30 expenditure
II. Chi thường xuyên 624,1 643,2 882,9 1 293,3 1 519,30 Current expenditu
Expenditures for
1. Chi sự nghiệp kinh tế 72,7 89,2 98,3 115,9 122,9 economic
Expenditures for so
2. Chi sự nghiệp xã hội 321,2 327,7 320,4 810,1 433,9 services
Trong đó:           Of which:
+ Khoa học công Scientific technolog
nghệ-môi trường 10,1 5,1 7,4 8,4 9,6 environment
+ Giáo dục, đào tạo 176,4 185,4 240 341,5 375,6 Education, training
+ Y tế 64,8 59,2 62,2 308,6 310 health
+ Văn hóa thông tin-
thể dục thể thao-phát Culture and informa
thanh truyền hình 36,3 33,3 43,8 53,4 56,5 gym, sport
+ Chi bảo đảm xã hội 33,7 44,7 68,2 98,1 122,8 Social subside
3. Chi quản lý hành
chính, Đảng, Đoàn thể, Administrative
an ninh, quốc phòng 173,1 169,2 108,3 290,2 105 expenditure...
Others expenditure
4. Chi khác ngân sách 55,9 55,3 46,4 99,8 128,2 budget
Expenditure of
III. Chi bổ sung quỹ dự contribution to ce
trữ, dự phòng, nộp state budget, to la
Ngân sách trung ương 2,5 1 1 6 25 provision...
B. Chi bằng nguồn thu
để lại quản lý qua Ngân
sách Nhà nước 137,4 158 146,8 192,7 198,1 Remaining revenu
 
2003 2004 2005 2006 Ước.2007
Tổng chi 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Total
A. Tổng chi cân đối
Ngân sách Nhà Expenditure of state
nước 94,80 96,24 96,74 95,97 95,90 budget balance
I. Chi đầu tư phát Expenditure for
triển 71,06 71,72 68,65 67,11 51,88 growth investment
Trong đó: Chi đầu tư Of which: Capital
xây dựng cơ bản 71,06 70,55 58,06 50,05 50,57 expenditure
II. Chi thường xuyên 23,64 15,33 19,63 27,05 31,42 Current expenditure
1. Chi sự nghiệp kinh Expenditures for
tế 2,75 2,13 2,19 2,42 2,54 economic
2. Chi sự nghiệp xã Expenditures for
hội 12,17 7,81 7,12 16,94 8,97 social services
Trong đó:           Of which:
+ Khoa học công Scientific technology,
nghệ-môi trường 0,38 0,12 0,16 0,18 0,20 environment
+ Giáo dục, đào
tạo 6,68 4,42 5,33 7,14 7,77 Education, training
+ Y tế 2,45 1,41 1,38 6,45 6,41 health
+ Văn hóa thông
tin-thể dục thể thao-
phát thanh truyền Culture and
hình 1,38 0,79 0,97 1,12 1,17 information-gym, sport
+ Chi bảo đảm xã
hội 1,28 1,07 1,52 2,05 2,54 Social subside
3. Chi quản lý hành
chính, Đảng, đoàn
thể, an ninh, quốc Administrative
phòng 6,56 4,03 2,41 6,07 2,17 expenditure...
4. Chi khác ngân Others expenditure of
sách 2,12 1,32 1,03 2,09 2,65 budget
III. Chi bổ sung quỹ Expenditure of
dự trữ, dự phòng, Contribution to
nộp Ngân sách central state budget,
trung ương 0,09 0,02 0,02 0,13 0,52 to lay in, provision...
B. Chi bằng nguồn
thu để lại quản lý
qua ngân sách Nhà
nước 5,20 3,76 3,26 4,03 4,10 Remaining revenue
 
SGTT.VN – Lễ hội pháo hoa quốc tế hoành tráng tại thành phố Đà Nẵng đã kết thúc. Phải nói rằng, một

trong những thành công của lễ hội này là ngân sách nhà nước đã không phải bỏ ra đồng nào nhờ sự hào

phóng của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố. Theo thông tin từ ban tổ chức, 50 tỉ

đồng tài trợ cho lễ hội chủ yếu đến từ các doanh nghiệp địa ốc. Nói vui, nếu có cuộc thi nữa cho các nhà

tài trợ thì các doanh nghiệp địa ốc sẽ đoạt cả giải vàng, bạc, đồng và thậm chí cả giải khuyến khích.

Sự áp đảo của các doanh nghiệp địa ốc cho thấy sự lên ngôi của ngành bất động sản trong bộ mặt kinh

tế của thành phố Đà Nẵng. Thị trường địa ốc Đà Nẵng có vẻ là thị trường ăn nên làm ra, những con số

thống kê ấn tượng những năm vừa qua cho thấy lượng nhà bán ra ở đây liên tục tăng lên và giá cả cũng

không ngừng leo thang. Khi đã ăn nên làm ra thì các doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng chi để nâng cao hình

ảnh và thanh thế của mình.

Tuy nhiên, sự khởi sắc của ngành bất động sản Đà Nẵng cũng mang lại lắm thách thức. Thống kê của

Savills có lẽ sẽ làm cho các nhà kinh tế, nhà làm chính sách và các nhà lãnh đạo lo ngại, đó là trên 80%

khách bất động sản đến từ Hà Nội và 13% đến từ TPHCM. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu % trong những

khách mua sẽ thực sự sống ở đây? Câu trả lời mà nhiều người có thể đoán được là không đến 10%. Điều

này có nghĩa là các khách mua ở đây chủ yếu là nhà đầu tư và khi lượng khách mua để đầu tư chiếm

đến 90% thì dù muốn dù không vẫn có thể gọi họ là những nhà đầu cơ; mà đã đầu cơ thì sớm hay muộn

sẽ có bong bóng. Khi bong bóng nổ, hậu quả sẽ khó lường, không chỉ cho nền kinh tế địa phương này

mà còn đối với cả nước.

Những diễn biến nóng sốt trên thị trường bất động sản Đà Nẵng không phải ngẫu nhiên mà có. Đây là

hệ quả của chính sách phát triển kinh tế của địa phương này. Ngay từ khi Đà Nẵng được công nhận là

thành phố trực thuộc trung ương, nhiều chính sách ưu đãi đã được áp dụng để đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế của địa phương. Một trong những chính sách rầm rộ và ấn tượng nhất là chính sách đầu tư

cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008, chi đầu tư phát triển mà chủ yếu là chi đầu tư cơ sở

hạ tầng chiếm tỷ trọng trên 50% chi tiêu ngân sách của Đà Nẵng.

Mặt tích cực của những khoản chi tiêu này là bộ mặt đô thị nhanh chóng được hiện đại hoá, nhưng mặt

tiêu cực là dù cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể nhưng kinh tế không tăng trưởng tương xứng. Chi

tiêu công tăng trung bình 30%/năm và tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội cao hơn mức

trung bình cả nước trong khi kinh tế tăng trưởng vào khoảng 11%/năm cho thấy sự phụ thuộc vào đầu

tư công của tăng trưởng kinh tế ở Đà Nẵng. Điều này đặt ra một câu hỏi: liệu những hạ tầng mà Đà

Nẵng đang đầu tư có mang lại sự phát triển kinh tế như kỳ vọng hay đây chỉ là những khoản đầu tư

nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhất thời mà một trong những hệ luỵ của nó là những đợt nóng sốt bất động

sản liên tục ở Đà Nẵng?

Một đặc điểm quan trọng cần lưu ý là nguồn vốn đầu tư công chủ yếu được tài trợ từ nguồn thu tiền sử

dụng đất – trung bình giai đoạn 2003 – 2007 chiếm trên 50%, năm 2008 lên mức cao nhất là 70,86% –

trong khi quỹ đất vốn không nhiều của Đà Nẵng ngày càng cạn kiệt. Nói cách khác, chủ trương “biến

quỹ đất thành nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế – xã hội” của lãnh đạo Đà Nẵng đã

không mang lại hiệu quả cao khi mà thành phố đã sử dụng hầu hết nguồn vốn đất của mình để tài trợ

cho cơ sở hạ tầng nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo được cú hích phát triển kinh tế như mong đợi.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang lạm phát cao – mà một trong những nguyên nhân chính là tính
kém hiệu quả của hoạt động chi tiêu ngân sách – thì sự thiếu bền vững của cơ cấu ngân sách một
địa phương được xem là kiểu mẫu trong quá trình phát triển như thành phố Đà Nẵng đặt ra nhiều
câu hỏi và bài học về tính hiệu quả trong quản lý ngân sách ở các địa phương.

Nhìn rộng ra, có thể thấy cơ cấu ngân sách của thành phố Đà Nẵng không bền vững. Nguồn thu chủ yếu

của Đà Nẵng là từ thu tiền sử dụng đất, chiếm 42% ngân sách trong giai đoạn 2003 – 2007, các khoản

thu phân chia mà chủ yếu các loại thuế chỉ chiếm 17,8% mặc dù tỷ lệ giữ lại mà Quốc hội đang áp dụng

cho Đà Nẵng lên đến 90% (tỷ lệ này ở Hà Nội là 32% và TP.HCM 29%). Các khoản thuế có độ nổi cao và

bền vững như thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm 4,4% ngân sách và thuế thu nhập cá nhân chiếm

khoảng hơn 1% hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

của Đà Nẵng vốn gấp hai lần cả nước. Một nghịch lý nữa là khi bất động sản Đà Nẵng đang sốt, quỹ đất

đã sử dụng gần hết thì các khoản thu về thuế nhà đất và cho thuê đất chỉ chiếm 1% thu ngân sách.

Điều này cho thấy những lợi ích từ việc sử dụng đất không thuộc về Nhà nước (đại diện của người dân).

Cơ cấu nguồn thu ngân sách Đà Nẵng một lần nữa cho thấy rằng hoạt động kinh tế Đà Nẵng không

tương xứng với tiềm năng kinh tế và cơ sở hạ tầng mà Đà Nẵng đang có (xem biểu đồ Cơ cấu thu ngân

sách Đà Nẵng).
Về chi ngân sách, như đã nói ở trên, các khoản chi chủ yếu của Đà Nẵng là chi đầu tư cơ sở hạ tầng trên

50% ngân sách hàng năm. Trong khi đó, các khoản chi cho giáo dục đào tạo, y tế giai đoạn 2003 – 2007

gần như không đổi về giá trị và giảm một nửa về tỷ trọng. Điều này cho thấy những ưu tiên phát triển

của Đà Nẵng đang hướng đến các mục tiêu rất ngắn hạn.

Sau gần 15 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bộ mặt đô thị Đà Nẵng đang trở thành đô

thị kiểu mẫu của cả nước nhưng cơ cấu ngân sách của Đà Nẵng thì rõ ràng không thể nói là kiểu mẫu

mà các tỉnh, thành phố khác nên/cần noi theo. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang lạm phát cao –

mà một trong những nguyên nhân chính là tính kém hiệu quả của hoạt động chi tiêu ngân sách – thì sự

thiếu bền vững của cơ cấu ngân sách một địa phương được xem là kiểu mẫu trong quá trình phát triển

như thành phố Đà Nẵng đặt ra nhiều câu hỏi và bài học về tính hiệu quả trong quản lý ngân sách ở các

địa phương. Việc chống lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công không chỉ là trách nhiệm của các cơ

quan Trung ương mà trong nhiều trường hợp, nó là trách nhiệm lớn của chính quyền địa phương.

You might also like